Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng của người dân tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.24 KB, 70 trang )

-1-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THANH HIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VÀNG MIẾNG
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014


-2-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THANH HIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VÀNG MIẾNG
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 60.31.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG


TP.HỒ CHÍ MINH – 2014


-3-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị
đồng bản tệ chưa ổn định thì nhiều người dân xem vàng là một công cụ hữu
hiệu để đầu tư, dự trữ, làm phương tiện thanh toán hay làm đơn vị tính tốn
đối với tài sản có giá trị. Ở Việt Nam, nhu cầu vàng của người dân vẫn tăng
mạnh và luôn đứng ở mức cao so với các nước trên thế giới. Theo thống kê
của Hội đồng vàng thế giới (WGC), năm 2011 nhu cầu vàng của Việt Nam
đứng thứ 8 trên toàn thế giới, kết quả báo cáo của ngân hàng Standard
Chartered vào tháng 6/2013 nhu cầu vàng của Việt Nam đứng thứ tư ở Châu
Á. Tại kỳ họp Quốc hội ngày 13/11/2012, phát biểu của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nêu: “Tổng khối lượng vàng được cất
giữ trong người dân hiện nay là rất lớn, đây không phải là một con số cố
định, nó dao động trong khoảng từ 250 đến 400 tấn, tùy vào từng thời kỳ”.
Khi nhu cầu vàng trong người dân tăng cao, tài sản vàng vật chất được
cất giữ trong dân với khối lượng lớn nhưng không được tái đầu tư sử dụng sẽ
làm giảm vốn đầu tư của xã hội, gián tiếp đặt gánh nặng lên ngân sách nhà
nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế. Xu hướng nắm giữ vàng của người
dân gây ra nhiều thách thức cho Chính phủ vì niềm tin đặt vào vàng và USD
cao hơn so với tiền đồng đã làm suy yếu vai trò của đồng nội tệ và dẫn đến
những rủi ro đối với hệ thống kinh tế. Vì vậy một bài tốn quản lý vĩ mơ được
đặt ra là nếu Chính phủ huy động được nguồn lực dự trữ trong dân này và sử
dụng hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mơ.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp để khuyến
khích người dân thay vì tự cất giữ vàng vật chất nên chuyển nguồn vốn này

vào đầu tư kinh doanh sản xuất. Vấn đề này đã trở thành đề tài nóng bỏng,
được nhiều người dân, nhiều cơ quan hữu quan quan tâm.


-4-

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề về lý luận, cũng như
phân tích mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế về cầu vàng miếng của người
dân trở nên rất cần thiết. Với mong muốn làm sáng tỏ hơn về các nhân tố tác
động đến cầu vàng miếng của người dân trong khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh, qua đó góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho cơ
quan quản lý, cho các công ty kinh doanh vàng, cho các tổ chức nghiên cứu
thị trường vàng miếng và làm cơ sở gợi ý giải pháp khai thác và sử dụng hiệu
quả nguồn lực vàng trong người dân, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Phân tích các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng của người dân tại
Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu phân tích những biến động và các nhân tố tác động
đến thị trường vàng, tiêu biểu là các nghiên cứu sau:
Nguyễn Hữu Định (1995), “Chiến lược kinh doanh vàng tại Thành phố
Hồ Chí Minh”, phân tích đánh giá về thị trường vàng Việt Nam qua các thời
kỳ, đề xuất hệ thống các giải pháp đổi mới và đưa ra chiến lược phát triển
hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm
trọng điểm.
Võ Thị Thùy Vân (2003), “Giá vàng Thành phố Hồ Chí Minh-Những
biến động và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng”, nghiên cứu về cơ sở lý
luận những biến động của giá vàng Thành phố Hồ Chí Minh, các nhân tố hình
thành và tác động đến giá vàng. Kết quả nghiên cứu khẳng định các nhân tố
đầu tư và đầu cơ, giá dầu hoả và tỷ giá USD, chính sách của Nhà nước và
những biến động về tình hình kinh tế chính trị của quốc gia có tác động đến

giá vàng và nhu cầu vàng.
Đinh Thị Ngọc Mai (2010), “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường
vàng và phát triển hoạt động đầu tư vàng tại Việt Nam”, nghiên cứu tổng
quan về thị trường giao dịch vàng, tình hình biến động giá vàng tại Việt Nam


-5-

trong thời gian qua. Nghiên cứu cho rằng: Nhu cầu về đầu tư và đầu cơ, tỷ lệ
lạm phát, giá dầu, tỷ giá đô la Mỹ so với đồng Việt Nam, chính sách quản lý
thị trường vàng, thị trường chứng khốn, tình hình kinh tế xã hội có tác động
đến cầu vàng.
Hồng Cơng Gia Khánh (2013), “Tiến trình cải cách thị trường vàng
tại Việt Nam”, đã chỉ ra rằng chính giải pháp độc quyền vàng miếng của Ngân
hàng Nhà nước đã có những tác động đến thị trường vàng miếng và đề xuất
các giải pháp để tiếp tục cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa.
Thái Thị Hạnh Nhi (2011), “Mơ hình dự báo giá vàng Việt Nam”,
nghiên cứu về cơ sở lý thuyết về sự hình thành của giá vàng, biến động giá
vàng và các nhân tố tác động, xây dựng mơ hình dự báo và kiểm định các
nhân tố tác động đến giá vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá dầu nhìn
chung có mối quan hệ đồng biến với giá vàng, chính sách quản lý thị trường
vàng và kỳ vọng của nhà đầu tư có tác động đến cầu vàng.
Trần Thị Thùy Dung (2012), “Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn
2009-2011”, nghiên cứu sử dụng lý thuyết cung cầu và lý thuyết độc quyền.
Kết quả nghiên cứu: Những bất ổn kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản, tỷ giá USD, chính sách quản lý thị trường vàng, tỷ lệ
lạm phát tăng thúc đẩy sự gia tăng cầu vàng trên thị trường.
Phạm Thị Huyền Trang (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
vàng trong nền kinh tế Việt Nam”, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về thị trường vàng. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng

trong nền kinh tế Việt Nam như: biến động giá vàng thế giới, biến động cungcầu về vàng, chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng, quy định về việc xuất
nhập khẩu vàng, tỷ giá USD/VND, tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trần Thị Nga (2013), “Vì sao giá vàng trong nước chênh lệch lớn so với
thế giới”, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa giá vàng trong
nước và thế giới, một phần không nhỏ do tâm lý tích trữ vàng của người dân.


-6-

Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế về thị trường vàng và các nhân tố tác
động đến nhu cầu vàng, có các cơng trình tiêu biểu sau:
Dr.Ira Bapna and Prof. Vishal Sood and Dr.Navindra Kumar Totala and
Prof.Harmender Singh Saluja (2012), “Dynamics of Macroeconomic
Variables Affecting Price Innovation in Gold: A Relationship Analysis”, đăng
trên tạp chí Pacific Business Review International- số 5 (7/2012), kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố về văn hố, thói quen, sự ổn định của nền
kinh tế có tác động đến giá vàng và nhu cầu vàng của ngươi dân.
Jaana Lisette Lutter (2008), “Consumer behaviour during investment
gold purchase in comparison to other investment instruments”, kết quả
nghiên cứu: hành vi của người tiêu dùng trong quyết định mua vàng so với
đầu tư khác chịu tác động mạnh bởi nhân tố tuổi tác, văn hố, thói quen.
Kulkanya

Napompech

and

Amonsri

Tanpipat


and

Nidpa

Ueatrakunkamol (2010), “Factors Influencing Gold Consumption for Savings
and Investments by People in the Bangkok Metropolitan Area”, nghiên cứu về
các nhân tố vĩ mô và môi trường marketing tác động đến đầu tư và tiết kiệm
vàng của người dân khu vực Bangkok-Thái Lan. Kết quả nghiên cứu: Các
nhân tố vĩ mơ, nhân tố chính trị, văn hoá xã hội tác động đến nhu cầu đầu tư
và tiết kiệm vàng của người dân.
Howard N. Haugom (1990), “Supply and demand for gold”, phân tích
các nhân tố tác động đến thị trường vàng vật chất. Kết quả chỉ ra rằng: giá
vàng tăng trong lịch sử và nhân tố ổn định về chính trị có tác động mạnh đến
nhu cầu vàng của người dân.
Martha Starr & Ky Tran (2007), “Determinants of the physical demand
for gold: Evidence from panel data”, thông qua tổng hợp dữ liệu bảng, kết
quả phân tích cho thấy: nhân tố về giá vàng, văn hố xã hội (đặc biệt là ở
những nước đang phát triển), những lợi ích về kinh tế tác động đến nhu cầu
vàng để trích trữ phịng ngừa rủi ro.


-7-

Mr.P.Arulmurugan and Dr.K.Balanagaguruthan and Ms.Mirudhubashini
(2010), “A Study on Investment Behavior of Professors Towards Gold with
Special Reference to Tamilnadu State”, nghiên cứu cho rằng hành vi đầu tư
vàng có liên quan đến đặc điểm gia đình như tuổi tác, giới tính, tình trạng hơn
nhân, lối sống, thu nhập gia đình hàng tháng, giai đoạn gia đình, chu kỳ sống
và các nhân tố khác nhau như mức độ an tồn, tính thanh khoản, giá trị truyền

thống, công cụ đầu tư, rủi ro và lợi ích liên quan đến vàng.
Để bàn về giải pháp huy động nguồn lực vàng trong dân, đã có nhiều
cuộc hội thảo tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tác giả tóm lược các giải pháp
mà các chuyên gia kinh tế đưa ra như sau:
Nguyễn Thành Long (2012): Quản lý thị trường vàng theo cơ chế vận
hành của thị trường, gắn với tính thực tiễn thị trường. Thừa nhận tài sản vàng
của người dân, người dân được sở hữu vàng và xem vàng như một phần tài
sản thiết yếu để bảo đảm cuộc sống.
Võ Trí Thành (2013): Muốn huy động nguồn lực vàng trong dân cần có
những giải pháp tổng thể như vai trò của Ngân hàng Nhà nước; nền kinh tế vĩ
mơ phải giám sát dịng tiền và vàng mang tính cạnh tranh lành mạnh, liên
thơng với thị trường quốc tế.
Hoàng Huy Hà (2013): Lập sàn giao dịch vàng quốc gia là giải pháp phù
hợp để tổ chức lại hoạt động thị trường vàng Việt Nam và huy đông nguồn
lực vàng trong dân. Thành lập sở giao dịch vàng quốc gia sẽ tạo ra một mặt
bằng thị trường, đảm bảo thị trường được vận hành một cách an tồn, minh
bạch, có kiểm sốt, hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã
hội từ đó huy động được nguồn lực vàng đang cịn tích trữ trong dân.
Nguyễn Thế Hùng (2013): Để huy động vàng trong dân, phải đảm bảo
nhân tố vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế. Nền kinh tế phải ổn định, lạm phát
cần được kiềm chế một cách hiệu quả, hạn chế tâm lý tích trữ vàng làm nơi
trú ẩn; phải đảm bảo thanh khoản tốt của chứng chỉ huy động vàng; quy trình


-8-

phải đơn giản, thuận tiện nhưng chặt chẽ; đảm bảo chứng chỉ vàng có thể cầm
cố, thế chấp, cho vay, chuyển nhượng; về lâu dài có thể chứng khốn hóa.
Hồng Công Gia Khánh (2013): cần tiếp tục cải cách thị trường vàng
theo hướng tự do hóa.

Qua các nghiên cứu nêu trên, các tác giả sử dụng nhiều lý thuyết kinh tế
như lý thuyết cung cầu, lý thuyết độc quyền, lý thuyết hành vi người tiêu
dùng, lý thuyết nhu cầu của Maslow.v.v… để phân tích về thị trường vàng,
phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu vàng, đưa ra những giải pháp để
định hướng và quản lý thị trường vàng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên
cứu trên và trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng lý
thuyết cung cầu để phân tích các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng của
người dân khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả trong luận văn là phân tích và nhận diện
các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng của người dân tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thống kê mô tả từ các số liệu khảo sát nhằm nhận biết các nhân tố tác
động đến cầu vàng miếng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thống kê, sử dụng các kết quả phân tích thống kê từ các
mẫu khảo sát để đưa ra các hàm ý chính sách quản lý thị trường vàng miếng,
tác động đến cầu vàng miếng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến cầu vàng miếng của
người dân Thành phố Hồ Chí Minh: giá vàng, thu nhập, giá cả hàng hoá thay


-9-

thế, kỳ vọng, tâm lý, nguồn cung vàng thông qua các chính sách quản lý thị
trường vàng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp được thực hiện thu thập dựa trên các
bảng khảo sát trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2014 và số liệu thứ
cấp thống kê từ năm 2010 đến nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cầu vàng miếng.
- Nhận diện các nhân tố và mức độ tác động lên cầu vàng miếng của
cộng đồng dân cư.
- Là tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý, công ty kinh doanh vàng và
các tổ chức nghiên cứu thị trường vàng miếng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày 3 chương:
Chương 1. Các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng
Chương 2. Thực trạng cầu vàng miếng của người dân TP. Hồ Chí Minh
Chương 3. Đề xuất giải pháp huy động vàng miếng trong người dân
TP.Hồ Chí Minh


- 10 -

Chương 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VÀNG MIẾNG
1.1. Thị trường vàng miếng
1.1.1. Vàng miếng
Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột
vàng nguyên chất 100% có màu đen, có màu hồng ngọc hay màu tía khi được
cắt nhuyễn. Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng có màu
đậm, thường tía, được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong
khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ, tạo ra ánh sáng
xanh khi hấp thụ.
Đơn vị đo lường của vàng: Trên thị trường thế giới, vàng thường được

đo lường bằng đơn vị Troy ounce (ozt)1. Một Troy ounce (hay thường gọi là
một ounce) = 31,1034768grams = 0,83 lượng = 20pennyweights (North
American

jewelery

trade)

= 120carats

=

155,52metric

carats

(diamonds/precious stones); 3,75ounces = 10tolas (Indian sub-continent).
Đơn vị yết giá thị trường vàng thế giới thường là USD/ounce.
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo
đơn vị là lượng (cây hay lạng) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50grams =
10 chỉ vàng = 10 đồng cân = 1,20556 troy ounces; Một tấn vàng (Metric
Ton) = 32.150 troy ounces; Một Kilogam vàng (kilo) = 32,15troy ounces =
26,455 lượng. Đơn vị yết giá thị trường vàng trong nước là VND/lượng.
Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (Karat). Một
Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với
24K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng
trong mẫu xấp xỉ 75%. Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh
vàng dưới dạng các bánh, thỏi, nhẫn, dây chuyền, vòng, lắc với hàm lượng

1


Đơn vị Troy là đơn vị đo có từ thời Trung cổ, tên của nó gắn liền với nơi nó đựoc biết đến lần đầu Troyes nước Pháp


- 11 -

vàng chủ yếu là 99,999% hay 99,99%, 99,9%, 99% hay 98%. Vàng dùng
trong ngành trang sức thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
Cơng thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính
VND/lượng:
Giá vàng quy đổi
(VND/lượng)

=

Giá vàng thế giới (USD/Oz) *
1.20556 * Tỷ giá USD/VND

Nếu tính chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và phí gia cơng, thì cơng
thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VNĐ/lượng
là: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = (Giá vàng thế giới (USD/Oz) + phí vận
chuyển) * 1.20556 * (1 + Thuế nhập khẩu) * Tỷ giá + phí gia công.
Trong kinh tế, vàng được xem là một loại hàng hố được giao dịch trên
thị trường. Vàng cịn được gọi là tài sản có tính thanh khoản cao, được chấp
nhận như một loại tiền đặc biệt tại tất cả các nước trên thế giới.
Theo Thông tư 05/2013/TT-NHNN ngày 08/3/2013 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số
chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân
hàng Nhà nước tổ chức sản xuất.

1.1.2. Vai trò, chức năng của vàng miếng
Vàng nguyên liệu nói chung có vai trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực
như: công nghiệp, y tế, ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, làm đồ
trang sức, trang trí mỹ thuật. Riêng vàng miếng có những vai trị và chức năng
đặc trưng sau:
Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng miếng hay vàng vật chất được coi là
một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức năng của đồng tiền là: làm thước đo giá
trị, phương tiện lưu thơng, phương tiện thanh tốn, phương tiện cất trữ và tiền
tệ quốc tế [1, tr295-299]. Hiện nay, mặc dù vàng miếng bị tước đi khả năng
làm đơn vị tiền tệ, nhưng vàng miếng vẫn còn nhiều chức năng rất quan trọng,


- 12 -

với tính chất ưu việt và được cơng nhận rộng rãi, vàng miếng đã trở thành một
vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ.
Đối với Chính phủ, vàng miếng được coi là một tài sản quan trọng của
Ngân hàng Trung ương, lý do không chỉ vì vàng miếng là một tài sản dự trữ
mà vàng miếng còn là tài sản đảm bảo. Điều này có nghĩa là khơng giống như
một loại tiền tệ, giá trị của vàng miếng khơng bị ảnh hưởng bởi chính sách
kinh tế của nhà nước và không bị mất giá khi lạm phát. Hiện nay mức dự trữ
vàng miếng của tồn thế giới lên đến 160 nghìn tấn2. Các quốc gia, ngân hàng
và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư
của mình để bảo tồn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại.
Đối với các nhà đầu tư, vàng miếng là tài sản để đa dạng hóa danh mục
đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro một cách hữu hiệu. Do vàng miếng có mối
tương quan nghịch với những tài sản rủi ro cao như cổ phiếu, khi thị trường
cổ phiếu đi xuống giá vàng tăng. Vàng miếng cũng có mối quan hệ với những
tài sản ít rủi ro hơn như trái phiếu, tín phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó vàng
miếng cịn được xem là cơng cụ chống lại lạm phát và sự giảm giá đồng tiền.

Nguyên nhân là do vàng miếng là một loại tiền tệ đặc biệt và những nhân tố
ảnh hưởng đến giá vàng không giống với những nhân tố ảnh hưởng đến
những tài sản khác.
Đối với nhiều người dân Việt Nam, vàng miếng là một kênh đầu tư hấp
dẫn, là “đồng tiền” tiết kiệm, là tài sản trú ẩn an toàn khi lạm phát, khủng
hoảng hay có các bất ổn kinh tế chính trị. Khi lạm phát xảy ra làm cho tiền tệ
mất giá liên tục thì người dân khơng muốn giữ tiền giấy, thay vào đó là tìm
mua các loại hàng hóa hữu hình như vàng miếng, bất động sản hay các đồng
ngoại tệ.

2

Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC) năm 2012


- 13 -

1.1.3. Thị trường vàng
Thị trường vàng nói chung trên thế giới là một thị trường đặc biệt, rộng
lớn và có lịch sử phát triển lâu đời. Mọi nhà đầu tư ở những nơi khác nhau
đều có thể tham gia và giữ mối quan hệ với nhau thông qua điện thoại, máy vi
tính, telex và fax. Chính sự rộng lớn và mức độ hoàn thiện đã tạo nên thị
trường có tính thanh khoản rất cao, giao dịch 24 giờ mỗi ngày, có mối quan
hệ chặt chẽ với những thị trường khác như thị trường chứng khoán, thị trường
ngoại tệ, bất động sản…và chịu tác động bởi tình hình kinh tế của các cường
quốc, đặc biệt là Mỹ và các nước Châu Âu.
1.1.3.1. Những chủ thể tham gia trên thị trường vàng
Ngân hàng Trung ương các nước: vàng là cấu thành quan trọng của dự
trữ ngoại hối ở các ngân hàng trung ương. Thơng thường ngân hàng này đóng
vai trị là người mua hơn là người bán, xu hướng trong những năm gần đây là

tăng lượng dự trữ ngoại tệ bằng vàng. Trên thị trường vàng đây là những chủ
thể lớn nhất, chủ thể này lập ra những quy tắc điều chỉnh. Họ có tác động lớn
đến thị trường thơng qua lượng vàng dự trữ.
Ngân hàng thương mại: Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
Á Đông, lượng vàng dự trữ trong dân là rất lớn. Để nguồn vốn này phát huy
hiệu quả đúng mức các Ngân hàng thương mại đang tích cực huy động chúng.
Đồng thời Ngân hàng thương mại lại tham gia trên thị trường vàng nhằm tìm
đầu ra cho nguồn vốn họ đã huy động được. Bên cạnh đó khi khách hàng có
nhu cầu, Ngân hàng thương mại có thể là người cung cấp dịch vụ đáp ứng cho
khách hàng. Như vậy Ngân hàng thương mại tham gia thị trường vàng nhằm
hai mục đích, một là cung cấp dịch vụ cho khách hàng; hai là kinh doanh cho
chính mình, tức mua bán vàng kiếm lãi khi giá vàng thay đổi.
Nhà đầu tư tổ chức và cá nhân: nhà đầu tư trên thị trường vàng có thể là
những nhà đầu tư nhỏ lẻ, kinh doanh kiếm lời trên chênh lệch giá, hoặc những
công ty khai thác vàng, cơng ty chế tác vàng, họ có thể tham gia cả thị trường


- 14 -

vàng vật chất và tham gia thị trường vàng phi vật chất để thực hiện những
chiến lược bảo vệ; Ngồi ra trên thị trường cịn có quỹ đầu tư tham gia như
Quỹ đầu tư ủy thác vàng (SPDR thuộc ETFs – exchange traded funds) hiện
nay đang là quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới.
Đại lý (Dealers): có thể là Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức đứng
ra nhận tất cả các vị thế của nhà đầu tư và chính họ sẽ thực hiện giao dịch với
vị thế tổng với những đại lý khác.
Nhà môi giới (Brokers): Ngày nay ngồi hình thức mua bán trực tiếp, với
sự phát triển của thị trường đã phát triển thêm hình thức giao dịch gián tiếp
thông qua các nhà môi giới vàng. Những nhà môi giới là người trung gian
giúp các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch. Nhà môi giới thu thập hầu hết các

lệnh đặt mua và lệnh đặt bán từ các nhà đầu tư khác nhau, trên cơ sở đó cung
cấp giá đặt mua và giá đặt bán một cách nhanh, rộng khắp. Do vậy giao dịch
thông qua nhà môi giới giúp giảm thời gian và chi phí tìm kiếm, nhưng phải
trả phí mơi giới khiến cho chênh lệch giá mua và giá bán thu hẹp lại.
1.1.3.2. Sản phẩm trên thị trường vàng
Trên thị trường vàng vật chất, việc đầu tư bằng cách mua bán các loại
vàng như: Vàng thanh (Bars); Vàng thỏi (Bullion); Vàng miếng; Vàng xu
(Bullion coins) – là một dạng tiền tệ được chính thức chấp nhận thanh tốn
mà giá trị của nó phụ thuộc vào hàm lượng vàng để đúc ra nó hơn là do sự
hiếm có hay là do giá trị danh nghĩa của nó; Tiền đúc (Numismatic gold) – là
loại tiền xu có giá trị do tính hiếm có, trạng thái và vẻ đẹp của nó hơn là do
giá trị thực của hàm lượng vàng trong đó; ...
Gold accounts: Là những sản phẩm do các ngân hàng phát hành; bao
gồm hai loại: Account-allocated là một loại tài khoản mà trong đó kim loại
quý (ở đây có thể là vàng) theo luật đương nhiên được chỉ định là của anh ta,
anh ta trở thành một chủ nợ có bảo đảm của ngân hàng nắm giữ (tài khoản);
Account-unallocated là một loại tài khoản mà trong đó vàng của khách hàng


- 15 -

không được chỉ định rõ ràng, được bảo mật và đây là loại tài khoản rẻ hơn
loại tài khoản chỉ định về phí lưu trữ. Tuy nhiên, khách hàng phải chịu một
rủi ro chuyển đổi cao hơn, vì anh ta là một chủ nợ khơng có bảo đảm.
Chứng chỉ vàng (Gold certificates) là một phương thức sở hữu vàng mà
khơng cần phải cất giữ nó. Chứng chỉ vàng được phát hành bởi những ngân
hàng và họ xác nhận sở hữu cá nhân của người sở hữu chứng chỉ trong khi
ngân hàng nắm giữ vàng nhân danh khách hàng đó. Vì vậy, khách hàng có
những tiện ích là cất trữ an toàn và lợi tức bảo đảm cá nhân, cũng như có
thêm khả năng thanh khoản trong những trường hợp như là có thể bán hay

chuyển đổi người nắm giữ đơn giản chỉ bằng cách gọi điện cho người trông
coi tại ngân hàng.
Gold exchange traded funds (gold ETFs) là những quỹ đầu tư vàng
chuyên nghiệp, chứng chỉ quỹ được giao dịch giống như những cổ phiếu trên
những thị trường cổ phiếu lớn bao gồm London, New York và Sydney.
Ngoài ra trên thị trường vàng loại sản phẩm rất phổ biến là các hợp đồng
phái sinh như forwards, futures, Options:
Hợp đồng kỳ hạn (forwards): Là những hợp đồng mua bán vàng được ký
kết thực hiện vào một ngày trong tương lai tại mức giá thỏa thuận ngày hôm
nay. Những hợp đồng này nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá.
Hợp đồng tương lai (futures): Cũng giống những hợp đồng forwards,
nhưng hợp đồng futures có sự tham gia của một bên là sở giao dịch hàng hóa
và có thể tất tốn hợp đồng trước hạn.
Hợp đồng quyền chọn (options): là quyền được mua hoặc bán một lượng
vàng trong tương lai tại mức giá thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Nếu phân theo quyền có hai loại: chọn mua và chọn bán. Nếu phân theo thời
hạn thực hiện: có quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ.
1.1.3.3. Nguồn cung và cầu vàng
Nguồn cung vàng là tất cả khối lượng vàng đã được khai thác trên thế
giới vì lượng vàng đã được khai thác và sử dụng không mất đi mà luôn được


- 16 -

quay vòng và tái sử dụng. Nguồn cung bổ sung vàng trên thế giới bao gồm
nguồn cung từ các mỏ sản xuất vàng và vàng được tái chế hàng năm. Tuy
nhiên, nguồn cung bổ sung này qua các năm rất hạn chế, chiếm khoảng 1,7%
lượng vàng hiện có trên thế giới. Mặt khác, nguồn cung vàng trong ngắn hạn
về cơ bản là khơng đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi và đưa
vào thị trường nhanh được. Tình hình khai thác vàng thực tế hiện nay chỉ còn

khoảng 100.000 tấn vàng trong trữ lượng vàng đã được phát hiện của thế giới
có thể được khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Mặt khác,
sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu hàng năm khoảng 2.500 tấn. Như vậy,
trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vịng 4 thập niên tới đây.
Nguồn cầu vàng là nhu cầu về vàng chủ yếu để làm trang sức, đầu tư và
ứng dụng trong cơng nghiệp. Trong đó, nhu cầu vàng về đầu tư và đầu cơ
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu vàng thế giới; nhu cầu vàng trang sức và
công nghiệp không đáng kể so với tổng khối lượng cầu vàng. Những năm gần
đây, biến động nguồn cầu vàng trên thế giới có chịu ảnh hưởng của diễn biến
thỏa thuận nâng trần nợ công Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ cơng tại châu Âu.
Bên cạnh đó thị trường vàng cịn chịu tác động bởi sự biến động giá dầu và
các nhân tố phi kinh tế khác.
Về tình hình tiêu thụ vàng, ước tính khoảng 45% lượng vàng khai thác
xong được làm trang sức và khoảng 40% dùng để đúc thành đồng xu cũng
như vàng miếng cho các ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư mua đi bán
lại. Phần còn lại được dùng cho nhiều mục đích khác như sản xuất công
nghiệp, y tế.v.v... Ấn Độ là nước tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới, chiếm
khoảng 25% nguồn cung toàn cầu. Nhìn chung nguồn cung trên thị trường
vàng ít co giãn trong khi lượng cầu ngày càng tăng mạnh là ngun nhân
khiến cho giá vàng ln có xu hướng tăng trong dài hạn.
1.1.3.4. Những thị trường vàng chính trên thế giới


- 17 -

Những thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại
hàng hóa như dầu (dầu thô, xăng, dầu cặn), nông sản (đường, cà phê, cacao),
các kim loại quý (vàng, bạc copper, aluminum) và các kim loại khác (nhôm,
kẽm, thiếc, uranium…) được gọi là sàn giao dịch hàng hóa. Trên thế giới thị
trường vàng Luân Đơn và Sàn giao dịch hàng hóa New York là hai thị trường

vàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới, tại Châu Á có Sàn giao dịch hàng hóa
Tokyo và Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ là đại diện tiêu biểu tại
Trung Đông.
Thị trường vàng London (London Bullion Market – LBM): là một thị
trường lâu đời nhất trên thế giới, ra đời từ cuối thế kỷ 17. Là thị trường phi
tập trung, diễn ra hầu hết những giao dịch bán buôn vàng vật chất trên thế
giới. Trên thị trường, Hiệp hội thị trường vàng London "London Bullion
Market Association" (LBMA) đại diện cho lợi ích của những chủ thể tham
gia. Hầu hết những thành viên đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia
và những nhà chế tác vàng. Chính vì vậy giá vàng trên thị trường London
được những thị trường khác lấy làm giá vàng thế giới để tham khảo.
Sở giao dịch hàng hóa New York (New York Mercantile Exchange NYMEX): được thành lập bởi sự sát nhập của 2 sàn giao dịch: NYMEX giao
dịch hydrocarbons, platinum, điện, palladium và COMEX (vàng, bạc,
aluminum). COMEX được thành lập vào năm 1933 thông qua sự liên kết của
bốn sở giao dịch nhỏ hơn (the National Metal Exchange, the Rubber
Exchange of New York, the National Raw Silk Exchange, và the New York
Hide Exchange) và chịu sự điều hành của Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ
quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. Sàn giao dịch COMEX là sàn giao dịch
vàng tương lai và quyền chọn với các hợp đồng lớn lên tới hàng tỷ đô la.
Sàn giao dịch hàng hoá Tokyo (The Tokyo Commodity ExchangeTOCOM): bắt đầu giao dịch vàng từ năm 1982. Trên sàn giao dịch những hợp
đồng giao sau và quyền chọn về kim loại q, dầu, cao su, nhơm. Chi phí giao


- 18 -

dịch theo mức thỏa thuận. TOCOM là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động
theo Luật Sở giao dịch năm 1950 (Commodity Exchange Law 1950).
Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ (Dubai Gold & Commodities
Exchange-DGCX): bắt đầu hoạt động vào tháng 11/2005, thời điểm thành lập
khá muộn so với thế giới song nó vẫn là một sàn giao dịch các hợp đồng phái

sinh hàng hóa đầu tiên tại Trung Đơng. Với thói quen sử dụng vàng trang sức
của người dân, thị trường vàng Ấn độ nhanh chóng phát triển và giữ vai trị
quan trọng đối với Ấn Độ cả khu vực Trung Đông. Thị trường này diễn ra
khoảng 20% những giao dịch vàng vật chất trên thế giới. Loại vàng được giao
dịch trên thị trường này tuân theo những quy định của thị trường Luân Đôn.
Đơn vị yết giá trên Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ là USD/oz.
Các hình thức giao dịch vàng hiện nay trên thế giới: Nghiệp vụ mua bán
giao ngay (Spot),

Mua bán kỳ hạn (Forward), Nghiệp vụ quyền chọn

(Option), Tín dụng vàng, Mua bán trực tiếp – môi giới, Mua bán trạng thái,
Chứng chỉ vàng, Kinh doanh phối hợp, Kinh doanh vàng trên tài khoản.
1.2. Các nhân tố tác động đến cầu vàng miếng theo lý thuyết cầu
1.2.1. Nhu cầu vàng miếng
Lịch sử cho thấy rõ rằng vàng đã luôn luôn được sử dụng như một loại
tiền tệ đặc biệt, bởi vì nó thu hút được sự tin tưởng nhiều hơn đáng kể so với
những tài sản khác. Đối với chính phủ, hàng năm Ngân hàng Trung ương các
nước thường mua một lượng lớn để dự trữ, năm 2009 Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc mua vào 450 tấn vàng, Ấn Độ mua 200 tấn, Nga mua 71 tấn.
Hiện nay, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về dự trữ vàng thế giới với 8.133 tấn chiếm
78,9% dự trữ ngoại hối quốc gia, tiếp đó là Đức (3.412 tấn, 71,5%), Ý
(2.702,6 tấn, 66,5%), Pháp (2.987 tấn, 72%)3.

3

Nguồn: />

- 19 -


Biểu đồ: 1.1. Nhu cầu vàng thế giới từ năm 2001 - 2010

Ở nước ta, trước các áp lực mất giá của đồng tiền, đặc biệt là sự leo
thang của lạm phát hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007, Ngân hàng
Trung ương đã điều chỉnh dự trữ ngoại hối quốc gia, chuyển qua mua ròng
vàng. Song song đó, động thái cất trữ vàng của của người dân cũng tăng
mạnh. Ngoài áp lực mất giá của các đồng nội tệ, sự bùng phát cất trữ vàng
khu vực tư nhân còn gắn liền với việc vàng và các sản phẩm đầu tư vàng trở
thành các công cụ đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế. Trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính tồn cầu từ q 3 năm 2010, vàng lại trở lại đóng vai trị là
vịnh tránh bão an toàn, nhiều nhà đầu tư cũng như người dân đã coi vàng là
kênh đầu tư ít rủi ro nhất.


- 20 -

Biểu đồ 1.2 Nhu cầu vàng của Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2007 (Tấn)

Nguồn: World Gold Council

Biểu đồ 1.3 Nhu cầu vàng của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011 (Tấn)

Nguồn: LBMA, Thomson Reuters GFMS, World Gold Council

Theo số liệu thực tế thống kê, cầu vàng nói chung của Việt Nam và cầu
vàng miếng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ln tăng theo thời gian.
Bảng 1.1 . Nhu cầu vàng của Việt Nam từ năm 2009- 2013
Năm
Tổng cầu vàng (tấn)
Cầu vàng nữ trang (tấn)

Cầu vàng miếng (tấn)

2009
73,3
13
60,3

2010
81,4
14,4
67

2011
100,3
13
87,3

2012
76,8
12
64,8

2013
92,3
11,9
80,3

Nguồn: World Gold Council



- 21 -

Đăc biệt, từ tháng 3/2013 đến nay, nhu cầu vàng miếng tăng rất cao, tính
từ 28/3/2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 76 lần đấu thầu vàng
miếng, hầu như số lượng vàng đưa ra mỗi đợt đấu thầu đều được mua hết và
tổng số vàng đã bán ra hơn 1.820.000 lượng
Bảng 1.2. Thống kê số lần NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng
Lần
đấu
thầu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Ngày
đấu
thầu
28/3/2013
4/4/2013
5/4/2013
9/4/2013
10/4/2013
12/4/2013
16/4/2013
17/4/2013
18/4/2013
23/4/2013
24/4/2013
26/4/2013
3/5/2013

7/5/2013
9/5/2013
10/5/2013
14/5/2013
16/5/2013
17/5/2013
21/5/2013
23/5/2013
24/5/2013
28/5/2013
30/5/2013
31/5/2013
4/6/2013
6/6/2013
7/6/2013
11/6/2013
13/6/2013
14/6/2013
18/6/2013
20/6/2013

Giá
mỗi
lượng
4,381
43,23
43,22
43,25
43,31
42,97

38,92
40,8
40,6
41,97
42,1
42,9
41,97
41,57
41,65
41,45
41,33
50,00
40,83
40,65
40,50
40,76
40,83
40,86
41,16
40,05
40,9
40,88
40,66
40,63
40,44
40,10
39,47

Số
lượng

bán
2,000
25,700
25,700
25,600
39,200
40,000
25,700
39,700
39,800
26,000
25,600
25,900
25,700
25,900
19,600
23,500
14,500
18,500
8,000
26,000
26,000
26,000
25,800
25,900
26,000
25,800
26,000
25,700
25,900

25,900
25,700
25,900
26,000

Lần
đấu
thầu
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71

Ngày
đấu
thầu
3/7/2013
5/7/2013
9/7/2013
11/7/2013
12/7/2013
16/7/2013
22/7/2013
24/7/2013
26/7/2013
30/7/2013
1/8/2013
6/8/2013
8/8/2013
13/8/2013
16/8/2013

20/8/2013
23/8/2013
28/8/2013
30/8/2013
12/9/2013
17/9/2013
19/9/2013
25/9/2013
27/9/2013
4/10/2013
11/10/2013
16/10/2013
18/10/2013
25/10/2013
1/11/2013
8/11/2013
15/11/2013
28/11/2013

Giá
mỗi
lượng
37,30
38,08
37,70
37,73
37,70
37,31
37,95
38,72

38,45
38,08
37,64
37,31
37,28
37,83
38,10
38,00
37,81
38,25
38,48
38,00
37,39
37,92
37,43
37,39
37,42
37,29
37,18
39,22
37,32
36,99
36,67
36,46
36,23

Số
lượng
bán
39,900

40,000
40,000
26,000
24,700
26,000
25,900
25,900
26,000
26,000
26,000
25,800
25,700
25,700
25,800
25,500
25,900
19,700
19,700
19,900
19,900
19,700
19,800
14,600
14,800
15,000
14,500
14,800
11,300
14,800
14,800

14,600
14,900


- 22 34
35
36
37
38

21/6/2013
38,57
25,800
72
28/11/2013 36,23
25/6/2013
38,63
26,000
73
7/12/2013
35,24
27/6/2013
36,71
26,000
74
13/12/2013 35,42
28/6/2013
35,50
40,000
75

20/12/2013 34,93
2/7/2013
37,07
40,000
76
31/12/2013 34,65
Tổng số lượng vàng đã bán được 1,820,000 (lượng)

14,900
14,800
15,000
14,700
20,000

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.2.2. Giá vàng
Giá cả của bản thân hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về hàng
hóa đó, đối với một hàng hố thơng thường và trong điều kiện các nhân tố
khác khơng đổi, khi giá của hàng hố tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó
giảm xuống và ngược lại [1, tr39]. Giống như các hàng hoá cao cấp khác,
vàng miếng là một loại hàng hoá đặc biệt, khi giá vàng thay đổi thì cầu vàng
miếng sẽ thay đổi rất lớn, hệ số co giãn lớn.
Theo thống kê của Hội đồng vàng, giá vàng thế giới và giá vàng Việt
Nam luôn tăng trong suốt chiều dài lịch sử. Giá vàng thế giới từ năm 2001
liên tục tăng và tăng mạnh kể từ cuối năm 2005. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế
và chịu tác động chi phối của sự leo thang giá vàng thế giới, thị trường vàng
trong nước cũng lập nhiều kỷ lục mới, giá vàng liên tục tăng, mức giá cao
nhất vào tháng 10/2012 là 47,3 triệu đồng/lượng. Từ năm 2012 đến nay giá
vàng có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng 1.3. Giá vàng Việt Nam từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2014

Thời gian

04/09

10/09

04/10

10/10

04/11

10/11

Giá vàng
(triệu đồng/lượng)

19.700

23.850

26.500

36.000

37.670

43.000

Thời gian


04/12

10/12

04/13

10/13

04/14

Giá vàng
(triệu đồng/lượng)

42.700

47.300

43.450

37.330

35.800
Nguồn: SJC


- 23 -

Biểu đồ 1.4 Giá vàng thế giới từ 4/2009 đến 4/2014


Nguồn: www.kitco.com
Biểu đồ 1.5 Giá vàng Việt Nam từ 4/2009 đến 4/2014
Giá vàng Việt Nam từ 4/2009 đến 4/2014
Giá vàng (triệu đồng/lượng)
5 0 .0 0 0
4 0 .0 0 0
3 0 .0 0 0
2 0 .0 0 0
1 0 .0 0 0
0 .0 0 0
0 4 /0 9 1 0 /0 9 0 4 /1 0 1 0 /1 0 0 4 /1 1 1 0 /1 1 0 4 /1 2 1 0 /1 2 0 4 /1 3 1 0 /1 3 0 4 /1 4

Nguồn: SJC
Đối với một hàng hố thơng thường thì giá bán trên thị trường có mối
liên quan chặt chẽ với giá thành của hàng hố đó. Nhưng giá vàng miếng trên
thị trường lại không phụ thuộc vào giá khai thác hay phương thức chế tạo ra
nó mà ln biến động liên tục khơng theo một cơng thức chung nào và khó
tính tốn chính xác giá trong tương lai. Sự tăng giá vàng sẽ gây tác động tâm


- 24 -

lý tới hành vi tiêu dùng, dẫn tới việc tích trữ vàng để đảm bảo an tồn đồng
vốn của người dân và thậm chí đầu cơ vàng của một số tổ chức, cá nhân, gây
rối loạn thị trường, thiệt hại cho người dân tham gia đầu tư theo tâm lý đám
đông và tốc độ tăng giá vàng cao hơn so với tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá của
đồng USD làm cho nhu cầu đầu tư vào vàng tăng [11].
Sự chênh lệch giá vàng miếng tại Việt Nam so với thế giới luôn ở mức
cao và mức tăng giá vàng trong nước lớn hơn đáng kể so với mức tăng giá
vàng trên thế giới. Mức tăng giá vàng đỉnh điểm trong nước là 44%, so với

mức tăng giá vàng nhiều nhất là ở thị trường London PM Fix là 29% 4vào
năm 2009, nếu cộng cả 9% mất giá của VND so với USD trong cùng kỳ, thì
mức độ tăng giá vàng trong nước vẫn cao hơn nhiều so với thế giới.
Xu hướng tăng giá vàng trong nước mạnh mẽ hơn nhiều so với xu hướng
tăng giá vàng thế giới nói chung và các nước hấp thụ vàng lớn trên thế giới
nói riêng. Theo WGC, mức độ giao động giá vàng thế giới năm 2010 là
16,1%, của Trung quốc là 15,8% và Ấn độ là 16,8%. Tính tốn mức độ giao
động của giá vàng trong nước năm 20105 cho thấy, mức độ giao động giá
vàng trong nước là 11,8%, thấp hơn nhiều so với các mức giao động trên.
Điều này cho thấy sự ổn định hơn của xu hướng đi lên đối với giá vàng trong
nước. Chính nhân tố này cũng góp phần làm tăng nhu cầu đầu tư vào vàng
miếng trong giới đầu tư và người dân.
1.2.3. Thu nhập của người tiêu dùng
Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu
của bất kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh
toán và chi tiêu của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng
lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đối với hàng hóa thơng thường, khi thu nhập của người tiêu dùng

4

Nguồn: />
5

Nguồn: Sài gịn giải phóng online: giá bán vàng SJC tại Hà Nội.


- 25 -

tăng lên thì cầu về hàng hóa thơng thường tăng lên, cầu về hàng hóa thứ cấp

giảm và ngược lại.
Xét nhu cầu vàng miếng của người dân trong điều kiện thu nhập tăng
lên, vàng miếng không phải là hàng hoá tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống,
đây là hàng hố đặc biệt, có đặc điểm như một loại tài sản để dành. Chính vì
vậy khi thu nhập tăng lên, nhu cầu vàng miếng của người dân tăng lên nhằm
tích luỹ tài sản của mình.
Thu nhập của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều
hằng năm, năm 2002 thu nhập bình quân 01 nhân khẩu/tháng là 904,1 VNĐ,
đến năm 2010 đạt được là 2.737,0 VNĐ, trong vịng 08 năm thu nhập bình
qn đầu người của người dân trên địa bàn thành phố tăng khoảng 1.832,9
VNĐ, tăng bình quân khoảng 229,1 VNĐ/người/năm. (Số liệu Cục thống kê
TP.Hồ Chí Minh)
Bảng 1.4. Thu nhập bình qn đầu người TP. Hồ Chí Minh
Năm

2006

2008

2010

2011

1.480

2.192

2.581

2.737


2012 2013

Thu nhập bình
qn/người/tháng (triệu
VNĐ)
Nguồn: Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh
Theo lý thuyết cầu thị trường, vàng miếng là hàng hố đặc biệt, mang
tính chất của một loại hàng hoá cao cấp nên thu nhập của người dân tăng lên
thì cầu về vàng miếng cũng sẽ tăng. Hành vi đầu tư vàng vật chất có liên quan
đến đặc điểm gia đình như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, lối sống, và
thu nhập hàng tháng của các thành viên trong gia đình [29].
1.2.4. Thị hiếu
Rất khó để xác định và tính tốn thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng
vì thị hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Thị hiếu người


×