Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.41 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG KIÊN CƯỜNG

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Chuyênngành:

Luật Kinh tế

Mã ngành:

60.38.0107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS LÊ VŨ NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các Ngân
hàng thương mại thực trạng và hoàn thiện pháp luật” là kết quả cơng trình nghiên
cứu của tác giả, khơng sao chép của bất kỳ ai. Những trích dẫn, số liệu trong Luận văn
này được trích từ các nguồn tin cậy và được chú thích đầy đủ.
Tác giả



Đặng Kiên Cường


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Tên thuật ngữ

Viết tắt

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

NHNN

– Luật Ngân hàng Nhà nước:

Luật NHNN

– Luật các tổ chức tín dụng:

Luật các TCTD

– Tổ chức tín dụng:

TCTD

– Ngân hàng thương mại cổ phần:

NH TMCP


– Ngân hàng thương mại:

NHTM

– Công ty Quản lý và khai thác tài sản (thuộc
các NHTM):

AMC

– Công ty Quản lý tài sản thuộc NHNN Việt Nam:

VAMC

– Bộ luật dân sự:

BLDS

– Bộ luật hình sự:

BLHS

– Đồng Việt Nam:

VNĐ

– Dự phịng rủi ro:

DPRR

– Non – performing loan (nợ xấu):


NPL


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn ................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................ 7
1.1

Lý luận chung về nợ xấu .................................................................................... 7

1.1.1 Khái niệm nợ xấu ............................................................................................ 7
1.1.2 Phân loại nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng .................................................. 9
1.1.2.1. Phân loại nợ xấu ....................................................................................... 9
1.1.2.2. Tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng.........................................................11
1.1.3 Ngun nhân phát sinh nợ xấu ...................................................................... 11
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan .........................................................................11
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan .............................................................................14
1.1.4 Tác động của nợ xấu...................................................................................... 25

1.1.4.1 Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế Việt Nam ................................25
1.1.4.2 Tác động của nợ xấu đối với ngành ngân hàng .......................................26
1.2

Tổng quan về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ........... 28


1.2.1 Khái niệm về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ........... 28
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại và đối với nền kinh tế........................................................................... 29
1.2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu đối với hoạt động của ngân
hàng thương mại Việt Nam ..................................................................................29
1.2.2.2 Vai trò và ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu đối với nền kinh tế Việt Nam .30
1.2.3 Các hình thức xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ......... 31
1.2.3.1 Xử lý nợ xấu thông qua việc cấn trừ tài sản bảo đảm để thu hồi nợ .......31
1.2.3.2 Xử lý nợ theo thỏa thuận ..........................................................................32
1.2.3.3 Xử lý nợ xấu thông qua thủ tục khởi kiện, xử lý tranh chấp tại Tịa.......32
1.2.3.4 Xử lý nợ xấu thơng qua việc trích lập dự phịng rủi ro............................33
1.2.3.5 Xử lý nợ xấu thơng qua hình thức bán nợ ................................................33
1.2.3.6 Xử lý nợ xấu thông qua biện pháp cơ cấu lại nợ .....................................34
1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xử lý nợ xấu tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................ 35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN .............................. 38
2.1 Tình hình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 38
2.2 Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ....... 45
2.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về phân loại nợ ....................................... 45
2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật về các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ
xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................... 52

2.2.2.1 Quy định pháp luật về hạn chế trong hoạt động ngân hàng, giới hạn cấp
tín dụng..................................................................................................................52

2.2.2.2 Các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn ................................................... 58
2.2.2.3 Các quy định về cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh bất động sản .........61

2.2.2.4 Các bất cập pháp lý phổ biến hiện nay khi áp dụng các biện pháp ngăn
ngừa và xử lý nợ xấu.............................................................................................63


2.2.3 Thực trạng quy định về quản lý nhà nước trong xử lý nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam ..................................................................................... 69
2.3 Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam .............................................................................................................. 75
2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .............................................................................................. 75
2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................... 76
2.3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại ............................................................................................. 78
2.3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phân loại nợ ...................... 78
2.3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp ngăn ngừa và
xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................... 79
2.3.3.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động xử
lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề cấp thiết và
quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức tài chính – tín dụng nói chung và hệ thống
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói riêng đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam như
hiện nay.
Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với ngành Ngân hàng Việt Nam
chính là những giải pháp quyết liệt và đồng bộ nhằm kéo giảm nợ xấu, xử lý hiệu quả
các khoản nợ xấu trong tồn hệ thống ngân hàng góp phần giảm thiểu rủi ro, làm trong
sạch hệ thống, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tăng
trưởng kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Mặc dù hiện nay các cơ quan lập pháp, các cơ quan nhà nước quản lý ngành đã
nỗ lực rất nhiều trong vấn đề ban hành các văn bản pháp lý, hình thành các khung pháp
lý cũng như đưa ra các mơ hình tổ chức xử lý nợ nhằm hỗ trợ, giải quyết công tác xử lý
nợ xấu. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng và thực hiện công tác xử lý nợ xấu nhận thấy
các văn bản pháp lý, khung pháp lý và mơ hình tổ chức xử lý nợ nêu trên vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, chồng chéo làm cản trở, chậm đi cơng tác xử lý nợ, ảnh hưởng khơng
ít đến sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế - xã hội của
nước ta.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá khung pháp lý về nợ xấu, xử
lý nợ xấu cũng như các mơ hình tổ chức xử lý nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết vì vậy tác giả đã chọn đề tài
“Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại - thực trạng và kiến nghị
hoàn thiện” để làm luận văn với hy vọng đóng góp một phần kiến thức thực tiễn chọn


2


lọc được vào cơ sở lý luận và hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động xử lý nợ xấu
tại các ngân hàng thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Xử lý nợ xấu là một hoạt động nghiệp vụ xuất hiện đã từ lâu trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp luật về xử lý nợ xấu thì thật sự cịn mới mẽ và ít
các văn bản qui phạm pháp luật quy định chuyên biệt, đầy đủ, hồn thiện và mang tính
áp dụng thực tiễn cao bởi vì khung pháp lý cho vấn đề này cịn sơ sài và không đáng
kể.
Vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu cũng được đề cập trong nhiều giáo trình, bài viết,
bài báo về luật học, tài chính và kinh tế học của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu
ngành, các nhà báo chuyên ngành như:
-

Bài viết “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”
của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Hiệu trưởng Trường đào tạo nhân lực
VietinBank đăng trên Tạp chí Tài chính số 11-2012. Bài viết này, tác giả chỉ tập
trung lý giải các nguyên nhân gây ra sự sai lệch về các con số nợ xấu trong hệ
thống các ngân hàng tại Việt Nam đồng thời đề xuất một số cơ chế xử lý nợ xấu
thông qua VAMC, công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) nhưng chưa đề cập
đến một số thực trạng phổ biến và cấp bách trong thực tế xảy ra tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam cũng như chưa đề cập đến các cơ chế xử lý nợ thuận
lợi, nhanh chóng có thể áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay nếu chỉ cần bổ sung các cơ chế, các hành lang pháp lý cụ thể.

-

Bài viết “Lựa chọn mơ hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Kim Oanh – Viện chiến lược Ngân hàng - NHNN Việt Nam đăng trên Tạp chí
Tài chính số 11-2012. Bài viết này, tác giả khái quát sơ lược về tình hình nợ xấu

tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp xử
lý nợ ở mức độ quản lý vĩ mô mà chưa bàn luận, đề cập nhiều đến các giải pháp


3

giúp ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu thuận lợi, nhanh chóng hơn theo thực
tiễn và các bất cập, vướng mắc mà các ngân hàng phải đối mặt, xử lý hàng ngày.
-

Bài báo của nhà báo Tiêu Phong (2015), “Lại tranh cãi về tỷ lệ nợ xấu”, đăng
trên báo Thanh niên số 306, phát hành ngày 02/11/2015, trang 6.
Bên cạnh các bài viết, bài báo của những chuyên gia đầu ngành về nợ xấu, xử lý

nợ xấu, một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật học và Quản trị kinh doanh được
thực hiện xoay quanh đề tài nợ xấu, xử lý nợ xấu như sau:
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2012 “Giải pháp phòng ngừa và xử lý
nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” của
tác giả Lê Thị Hoài Diễm, trường Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2012, “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị
Thu Hương, Đại học Luật TP.HCM.
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2012 “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ
xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Gia Lai” của học
viên Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế năm 2010, “Pháp luật về
hoạt động mua bán nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam và thực tiễn áp
dụng” của tác giả Nguyễn Thị Bích Mai, Trường Đại học Luật Tp.HCM.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các luận văn, giáo trình và các bài viết, bài báo nêu
trên nhận thấy, các tác giả chỉ tập trung phân tích, nghiên cứu về các vấn đề mang tính

khái quát quy định của pháp luật, lý thuyết về nợ xấu, các biện pháp, hoạt động phổ
biến trong công tác xử lý nợ xấu, khái niệm, đặc điểm của hoạt động mua bán nợ hoặc
luận bàn về vấn đề nợ xấu ở góc độ kinh tế học mà chưa đi sâu vào khai thác một cách
chi tiết các thực trạng, bất cập, vướng mắc, xung đột của các quy định pháp luật đã và
đang thực sự xảy ra hàng ngày trong thực tiễn xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương


4

mại Việt Nam do các quy định pháp lý, các văn bản qui phạm pháp luật không rõ ràng,
bất cập, thiếu tính thực tiễn hiện đang được áp dụng trong cơng tác xử lý nợ xấu gây ra.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những bất cập, thiếu sót, vướng
mắc của pháp luật về xử lý nợ xấu trong thực tiễn áp dụng tại các ngân hàng thương
mại do sự chồng chéo, cản trở của các quy định pháp lý, các văn bản qui phạm pháp
luật về nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện nay gây ra để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị
hồn thiện.
Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận pháp lý
của nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu theo các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản
của ngành, các giáo trình, bài viết, bài báo để phân tích, làm rõ và đưa ra quan điểm
của tác giả đối với vấn đề nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay tại các ngân hàng
thương mại.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về nợ xấu, khái niệm nợ xấu, phân loại
nhóm nợ, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, các tác động và ảnh hưởng của nợ xấu đối với
tình hình của các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, nhiệm vụ, vai trò, ảnh hưởng của các cơ quan xử lý nợ trong các
NHTM, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng thuộc NHNN Việt Nam
(VAMC).

Thứ ba, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu, phương thức, nội dung và kết quả đạt
được của các cơ quan xử lý nợ thuộc các NHTM, VAMC.
Thứ tư, phân tích các hạn chế, bất cập của pháp luật về xử lý nợ xấu tại các
NHTM, VAMC từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện, tăng cường công tác xử lý


5

nợ tại các NHTM một cách hiệu quả hơn, góp phần cải thiện tình hình tài chính tại các
TCTD Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn “Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam –
thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu những quy định
về nợ xấu và xử lý nợ xấu được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật
các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định, văn bản của Chính phủ, Thơng tư, chỉ thị, các
quy định, văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nợ xấu và xử lý
nợ xấu đồng thời so sánh đối chiếu với các quy định có liên quan trong Bộ luật dân sự
2005, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014, Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung
2011, Luật Công chứng 2006, Luật thi hành án dân sự 2008, các văn bản hướng dẫn và
các văn bản qui phạm pháp luật khác nhằm làm rõ các vướng mắc, chồng chéo, bất cập
giữa các văn bản luật trong quá trình tác nghiệp của hoạt động xử lý nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về nợ xấu và xử lý nợ
xấu, phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện các
quy định pháp luật về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: dựa trên nền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin đồng thời áp dụng các biện pháp
phân tích, so sánh, đối chiếu, khảo sát rút ra kết luận thơng qua số liệu, tình huống, hồ
sơ thực tế trong quá trình tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại của tác giả.

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn:
Ý nghĩa khoa học: đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát các cơ sở lý luận về nợ
xấu và xử lý nợ xấu, phân tích thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu, đưa ra những kiến


6

nghị hồn thiện nhằm góp phần đóng góp cho các cơ sở lý luận cho pháp luật ngân
hàng nói chung và pháp luật về xử lý nợ xấu nói riêng.
Giá trị thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và thực tế công tác,
những kiến nghị, đề xuất của tác giả thơng qua luận văn này có thể dùng để làm cơ sở
cho các cơ quan lập pháp, các cơ quan nhà nước nghiên cứu xem xét và áp dụng trong
q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về xử lý nợ nói chung và xử lý nợ xấu nói
riêng đồng thời làm tài liệu tham khảo bổ ích mang tính thực tiễn cho các sinh viên đại
học, học viên sau đại học.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 2 chương:
Chương I: Lý luận chung về nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1

Lý luận chung về nợ xấu

1.1.1 Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing
loan”, “doubtful debt”, thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có
thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.
Điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài
sản. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau:
Nhóm chuyên gia tư vấn về tài chính của Liên Hợp Quốc định nghĩa:“Một
khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các
khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả
theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có
lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ; hoặc
các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm
trả theo thỏa thuận. Như vậy, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố trên” 1.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng mặc dù không đưa ra định nghĩa cụ thể về
nợ xấu nhưng dựa trên thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, Ủy
ban này xác định việc khoản nợ bị coi là khơng có khả năng hồn trả khi một trong hai
hoặc cả hai điều kiện sau đây xảy ra: (1) ngân hàng thấy người vay khơng có khả năng
trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa hành động gì để cố gắng thu hồi ví dụ như giải
chấp chứng khốn (nếu đang nắm giữ); (2) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày2
Xem: Lê Xuân Nghĩa (2006), “Tìm chuẩn mực trong xếp hạng nợ xấu”, tại: />aspx?ID=3749, truy cập ngày 09/10/2006.
1

Xem: Đinh Thị Thanh Vân (2012), “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt
Nam và thơng lệ quốc tế”, Tạp chí ngân hàng, số 19, tháng 10/2012, trang 6.
2



8

(Basel Committee on Banking Supervision, 2002). Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ
bao gồm toàn bộ các khoản vay đã quá hạn trên 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay
khơng trả được nợ.
Trong Hướng dẫn tính tốn bộ chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia
(Financial soundness Indicators = FSIs), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra định
nghĩa về nợ xấu như sau: “….một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh
toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc
hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hỗn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh
toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy
người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đủ (người vay phá sản)”3.
Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) tại Thơng tư số
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD (sau đâygọi tắt là Thông tư 02/2013/TTNHNN), “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 54. Trong đó nợ nhóm 3
(nợ dưới chuẩn) là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ
gốc và lãi; Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và
nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ được coi là khơng cịn khả năng
thu hồi, mất vốn.

Xem: Tài liệu hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (FSIs) , IMF xuất bản, đoạn
4.84 và 4.85
3

Xem: khoản 8, 9, Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

trong hoạt động của TCTD.
4


9

1.1.2 Phân loại nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng
1.1.2.1. Phân loại nợ xấu
Việc phân loại nợ xấu một cách hợp lý, khoa học và đúng quy định sẽ giúp
ngân hàng có được một bức tranh hiện thực, đầy đủ và rõ nét về thực trạng nợ xấu của
ngân hàng để từ đó đề ra được những phương thức xử lý nợ xấu một cách hiệu quả,
trích lập DPRR phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Phân loại nợ xấu là việc NHTM phân các khoản vay vào các nhóm nợ phù hợp,
đúng quy định, căn cứ vào các tiêu chí nhất định nhằm ban hành các chính sách quản
lý rủi ro phù hợp, biện pháp xử lý nợ hợp lý đối với từng nhóm nợ đã phân loại, chuẩn
bị kế hoạch trích lập DPRR đối với từng khoản vay cụ thể.
Đối với NHNN, việc phân loại và thống kê số liệu nhóm nợ của các ngân hàng
thương mại, TCTD là hết sức cần thiết trong cơng tác ban hành chính sách tiền tệ
nhằm điều hành nền kinh tế vĩ mơ, giải quyết bài tốn phá băng nợ xấu, đánh tan “cục
máu đông” nguy hiểm đối với sức khỏe của nền tài chính quốc gia.
Pháp luật hiện hành cung cấp hai phương thức phân loại nợ xấu gồm phân loại
theo định tính và định lượng. Theo Điều 10, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của
Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi theo hướng
nâng cao tiêu chuẩn phân loại nợ, mở rộng đối tượng trích lập dự phịng, quy định cụ
thể, chi tiết và chặt chẽ hơn đối với các điều kiện, tiêu chí để xếp nhóm nợ nhằm thể
hiện được một bức tranh tồn cảnh, thực tế, rõ nét về tình hình chất lượng tín dụng, nợ
xấu của các TCTD tại Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết
liệt công tác xử lý nợ và tái cơ cấu mạnh mẽ các tổ chức tín dụng yếu kém theo nghị
quyết của Bộ Chính Trị, Chính phủ.

Khi áp dụng phân loại nhóm nợ, xếp nhóm nợ theo Thơng tư 02/2013/TTNHNN, tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD sẽ tăng, nhóm nợ sẽ nhảy do đó sẽ dẫn đến tình
trạng nhiều TCTD, Chi nhánh, Phịng Giao dịch ngân hàng khơng thể tăng trưởng tín


10

dụng do tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đã vượt tỷ lệ cho phép. Các TCTD, Chi nhánh, PGD
ngân hàng buộc phải tập trung đẩy mạnh công tác xử lý nợ nếu muốn phát triển trở lại.
Việc phân loại nhóm nợ theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN được thực hiện theo
phương pháp định tính và định lượng. Theo phương pháp định tính thì nợ được phân
nhóm như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm I) – bao gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi nợ
gốc và lãi khi đến hạn.
Nợ cần chú ý (nợ nhóm II) – bao gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm III) – bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn
thất một phần nợ gốc và lãi.
Nợ nghi ngờ (nợ nhóm IV) – bao gồm những khoản nợ có khả năng tổn thất cao.
Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm V) – là những khoản nợ khơng cịn khả năng
thu hồi, có khả năng mất vốn.
Theo phương pháp định lượng thì việc phân loại nợ theo Thơng tư 02/2013/TTNHNN được phân nhóm như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm I) – bao gồm các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn
dưới 10 ngày.
Nợ cần chú ý (nợ nhóm II) – bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90
ngày, nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu.
Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm III) – bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày
đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, miễn hoặc giảm lãi.
Nợ nghi ngờ (nợ nhóm IV) – bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến
360 ngày, nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90

ngày, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.
Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm V) – bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày, nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày


11

trở lên, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn, nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
1.1.2.2. Tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng
Theo Điều 12 Thơng tư 02/2013/TT-NHNN về mức trích lập dự phịng thì tỷ lệ
trích lập dự phịng/ tổng dư nợ đối với mỗi nhóm nợ xấu là khác nhau. Mức trích lập
được ghi nhận là tỷ lệ giữa số dư có của tài khoản dự phịng rủi ro tín dụng chia cho
tổng dư nợ cuối kỳ.
Đối với nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3): tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng 20%
Đối với nợ nghi ngờ (nhóm 4): tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng 50%
Đối với nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng
100%.
Ngồi mức trích lập dự phịng riêng này, Điều 13 Thơng tư 02/2013/TT-NHNN
cịn ghi nhận một mức trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 4.
1.1.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thị trường như bất động sản tăng trưởng đột
biến trong những năm 2005 – 2008 dẫn đến lạm phát gia tăng, giá thành cao trong khi
sức mua thấp, hàng tồn kho nhiều dẫn đến ứ đọng nguồn vốn chính là những ngun
nhân chính làm phát sinh nợ xấu. Ngồi yếu tố khó khăn chung của mơi trường kinh tế,
sự yếu kém về năng lực quản trị rủi ro trong khi lại vội vã tăng trưởng tín dụng nóng
của các NHTM trong quá khứ chính là nguyên nhân bổ trợ làm tắt nghẽn dòng vốn của
nền kinh tế, làm phát sinh cục máu đơng của thị trường tài chính dẫn đến việc cản
đường phát triển của đất nước trong những năm qua đồng thời đe dọa sự an toàn của hệ

thống tài chính quốc gia.
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Vào thời điểm năm 2009 nhằm ngăn ngừa tình trạng bong bóng bất động sản có


12

nguy cơ đổ vỡ và tiến hành kiểm sốt tình hình nợ xấu của các TCTD, Chính phủ đã
đột ngột cắt giảm đầu tư công đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, vật liệu xây dựng,
xây dựng dân dụng.
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế nguồn cung vốn vào thị trường bất động sản, kiềm
hãm lạm phát gia tăng, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN5 ngày 1/3/2011
về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện chỉ thị của NHNN, các
NHTM tiến hành thực hiện các biện pháp hạn chế cho vay phi sản xuất dẫn đến tình
trạng nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản có năng lực tài chính yếu kém) đang vay với lãi suất cao nhưng bị hạn chế
cấp tín dụng, dự án đình trệ dẫn đến việc phá sản hàng loạt, phát sinh nợ xấu tăng
nhanh.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (National Financial
Supervisory Commission - NFSC) năm 2013, 06 nhóm ngành có tỷ lệ nợ xấu cao là:
cơng nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô; vận
tải kho bãi; hoạt động kinh doanh bất động sản (tỷ lệ ngành này cao gấp từ 2 – 4 lần so
với toàn thị trường)6. Điều này đã khiến cho hàng tồn kho tăng cao, tình trạng nợ đọng
chưa được cải thiện dẫn đến sự phá sản, giải thể hoặc ngừng họat động của 60.737
doanh nghiệp (theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê) 7, con số này cao hơn
nhiều so với 54.261 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 20128. Sự đình

Xem: Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 01/03/2011 về việc thực hiện
giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

5

Xem: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2014), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2013, điểm (ii),
mục 1.4, trang 51.
6

Xem: Phương Linh (2013), “Hơn 60.700 doanh nghiệp đóng cửa năm 2013” ,tại:
/ tin-tuc/doanh-nghiep/hon-60-700-doanh-nghiep-dong-cua-nam-2013-2927567.html, truy cập ngày 23/12/2013.
7

Xem: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2013), Báo cáo tổng quan thị trường tài chinh 2012, phần báo cáo
giám sát khu vực phi tài chính, trang 15.
8


13

trệ của khu vực doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng nguy
cơ nợ xấu đối với ngân hàng
Sự biến động q nhanh và khó dự đốn của thị trường thế giới trong khi trình
độ, kinh nghiệm xử lý tình huống của Việt Nam cịn thấp là một trong những nguyên
nhân gây nên nợ xấu. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp,
dầu thô, gia công, dịch vụ… là các ngành nghề nhạy cảm với rủi ro thời tiết, thiên tai,
biến cố thiên nhiên do đó khi có biến đổi của mơi trường, tác động của thị trường thế
giới sẽ ảnh hưởng ngay đến nền kinh tế đất nước, gây nên tình trạng trì trệ trong sản
xuất, lưu thơng hàng hóa, tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thiếu vốn, chậm trả gốc và
lãi dẫn đến nợ xấu tăng nhanh.
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của NHNN chưa được tích
cực và đi vào chiều sâu, chưa mang lại hiệu quả rõ nét theo yêu cầu công việc. Kế
hoạch và phương pháp thanh tra chưa khoa học, chưa phù hợp tình hình thực tiễn, cịn

chậm do đó chưa kịp thời phát hiện trước các sai phạm có thể xảy ra nhằm ngăn ngừa,
hạn chế tối đa các hậu quả đáng tiếc, khả năng kiểm soát thị trường và quản trị rủi ro
của từng ngân hàng cịn kém chính điều này xảy ra trước đây đã làm cho công tác
thanh tra, giám sát ngân hàng kém hiệu quả gây nên những hệ lụy cho đến ngày hôm
nay.
Tại Singapore, cơ quan quản lý tiền tệ là một tổ chức quản lý Nhà nước về mặt
tài chính cao nhất, có thẩm quyền điều hành lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm. Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore hoạt động như Ngân hàng Trung ương
được ủy quyền hoạt động như một ngân hàng và cơ quan đại diện tài chính của Chính
phủ, có trách nhiệm thúc đẩy ổn định tiền tệ, tín dụng và chính sách tỷ giá có lợi cho
nền kinh tế Quốc gia. Cơ quan quản lý tiền tệ giám sát trên cơ sở các quy định về rủi
ro đối với các định chế tài chính, bao gồm việc cấp phép cho các tổ chức tài chính
cung cấp dịch vụ, thiết lập các quy định và chuẩn mực, giám sát hệ thống tài chính để
phát hiện các vấn đề mới phát sinh, hướng dẫn và hỗ trợ các hoạt động quản lý của các
tổ chức tài chính, cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân theo luật pháp


14

Singapore. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore chính là một thiết chế Nhà nước thực
hiện nhiệm vụ đảm bảo tính an tồn và lành mạnh của hệ thống tài chính, tạo niềm tin
cơng chúng đối với hệ thống tài chính9.
So sánh với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý tiền tệ
Singapore thì nhận thấy mơ hình giám sát tài chính của Việt Nam với 03 cơ quan
chuyên môn: Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Cục bảo hiểm,
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thực hiện chức năng giám sát lĩnh vực ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm. Với mơ hình 03 cơ quan nêu trên cùng thực hiện chức năng
giám sát là khá cồng kềnh, tách biệt, không thống nhất do đó hiệu quả giám sát, thanh
tra giảm đi rõ rệt đồng thời việc khơng có quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ
quan có liên quan sẽ làm cho công tác phối hợp thực hiện không hiệu quả. Bên cạnh

đó, cần tách bạch rõ chức năng quản lý về mặt Nhà nước với chức năng giám sát,
tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi cịi” như hiện nay.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Trong hầu hết các sự kiện pháp lý xảy ra, yếu tố con người luôn được xem là
nguyên nhân chủ quan của mọi sự vụ. Đối với vấn đề nợ xấu, yếu tố con người mà cụ
thể là khách hàng vay vốn và cán bộ, nhân viên các NHTM chính là nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân sâu sa dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM ngày càng tăng, điển
hình một số nguyên nhân cụ thể như sau:
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Hiện nay hầu hết các khoản vay cá nhân quá hạn, nhảy nhóm nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại có phần lớn nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng cố tình
khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Ngân hàng, tạo dựng “niềm tin ảo” cho Ngân
hàng trong quá trình thẩm định cấp tín dụng nhằm mục đích lừa đảo hoặc chiếm dụng
Xem: Đoàn Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm (2013), “Lựa chọn mơ hình giám sát ngân hàng- kinh nghiệm các
nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và Hội nhập số 10-2013, trang 29.
9


15

vốn gây ảnh hưởng cho hoạt động của ngân hàng, đơn cử như trường hợp: khách hàng
Nguyễn Văn A ngụ tại Quận Tân Phú làm nghề kinh doanh nhà trọ với hơn 60 phịng
trọ cho th (giá th trung bình 1,2 triệu đồng/tháng), vợ là giáo viên cấp 3. Với
nguồn thu nhập ổn định như nêu trên đồng thời có tài sản bảo đảm, tháng 8 năm 2014,
Ông A được Chi nhánh Eximbank Bình Phú cấp tín dụng 2,4 tỷ đồng với mục đích
vay mua nhà, thế chấp bằng chính ngôi nhà mua. Tuy nhiên, ngay từ kỳ hạn đầu tiên
thanh tốn gốc, lãi vay của hợp đồng tín dụng, Ông A đã không thực hiện nghĩa vụ của
khách hàng vay vốn dẫn đến quá hạn, chuyển nhóm nợ.
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã cam kết, thỏa thuận với Ngân
hàng dẫn đến một lượng lớn vốn vay đã được doanh nghiệp đầu tư vào các ngành

nghề, dự án khơng phải là lĩnh vực kinh doanh chính của mình như: bất động sản,
chứng khốn, tài chính – ngân hàng, vv..... Khi thị trường kinh tế trong nước và thế
giới biến động, doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với sự thay đổi, hạn chế về mặt
chuyên môn và kinh nghiệm xử lý đối với các tình huống phức tạp dẫn đến thua lỗ,
làm thất thoát vốn vay của ngân hàng thậm chí doanh nghiệp bị phá sản.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hoạt động với
nguồn vốn vay cho hoạt động kinh doanh khá cao so với vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ
tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cao điều này dẫn đến khả năng doanh nghiệp gặp khó
khăn trong việc trả nợ hoặc có khả năng phá sản, đặc biệt khi thị trường lãi suất cho
vay ở mức cao điều này không những tác động nhiều đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất) 10 của
các NHTM, TCTD và Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi mà cịn để lại những khoản
nợ quá hạn, nợ xấu cho các NHTM, TCTD.
Cơng tác kế tốn, kiểm tốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa được
quan tâm đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, chưa thực sự nghiêm túc và trung thực trong

Khoản 2, 3, Điều 9 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới
hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
10


16

việc ghi nhận các số liệu kế toán – kiểm tốn (thậm chí có doanh nghiệp thực hiện hệ
thống kế tốn hai sổ) do đó sổ sách kế tốn của doanh nghiệp cung cấp cho phía
NHTM, các TCTD chỉ mang tính hình thức, tham khảo. Khi cán bộ tín dụng dựa vào
số liệu sổ sách kế toán do doanh nghiệp cung cấp để lập báo cáo phân tích, tờ trình đề
xuất cho vay sẽ thiếu tính chính xác, chưa góp phần nâng cao tính cơng khai, minh
bạch trong các báo cáo tín dụng của ngân hàng dẫn đến thiếu xót trong việc phê duyệt
và quyết định cho vay tạo điều kiện cho nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó,

báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam khơng qua kiểm tốn
độc lập đồng thời chuẩn mực kế toán của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Financial Reporting Standards – IFRS) có sự khác biệt chưa có quy định
cho phép định giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo.
Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là
công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và chưa
phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế11.
Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tốn hàng năm của các doanh nghiệp chưa được
chú trọng về chất lượng, số liệu và tính chính xác đã gây nhiều khó khăn cho các ngân
hàng. Vì vậy, dựa vào các số liệu của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính để
cấp tín dụng đã dẫn đến việc một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã có khả năng
thu hồi vốn trước hạn. Tại Hoa Kỳ, cơ quan Dun & Bradstreet là cơ quan về báo cáo
tín dụng được biết đến nhiều nhất, cơ quan này thu thập thông tin về tài liệu doanh
nghiệp trong nước và Canada, cung cấp thông tin trên cơ sở trả phí. Thơng tin và các
mức tín dụng ở mỗi doanh nghiệp được xuất bản trong các sách tham khảo của khu
vực. Thông tin chi tiết hơn về các doanh nghiệp tư nhân được cung cấp dưới hình thức
các báo cáo tín dụng. Các ngân hàng thương mại cũng có thể kiểm tra thông qua
những doanh nghiệp cung cấp và khách hàng của các doanh nghiệp đó12.
Xem: Võ Văn Nhị, Lê Hoàng Phúc (2011), “Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển”, Tạp chí kiểm tốn số 12/2011.
11

Xem: Lê Văn Tề (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản lao động, trang 124

12


17

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Việc tăng trưởng tín dụng với tốc độ nhanh chóng cộng với sự lỏng lẻo trong
q trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong thời gian
thịnh vượng của thị trường bất động sản từ năm 2006 đến năm 2010 đã để lại nhiều
hậu quả nặng nề cho ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam những năm sau này khi
bong bóng giá của thị trường bất động sản vỡ tan do sự yếu kém trong công tác quản
lý của các cơ quan hành chính Nhà nước và sự thiếu quan tâm, hỗ trợ của các ngảnh,
các cấp trong việc giúp thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh, ổn định.Theo
Báo cáo tình hình ngành ngân hàng giai đoạn 2000 – 2010 của Cơng ty Chứng khốn
Vietcombank13 tín dụng tăng 32% trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010,
đặc biệt giai đoạn 2008 – 2011 (giai đoạn cao trào của thị trường bất động sản), tốc độ
tăng trưởng tín dụng bình qn tồn ngành đạt 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ
xấu lại ở mức 51%14 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tồn ngành tính đến thời điểm tháng
06/2011 khoảng 3,1% và lên đến 10% vào tháng 06/2012.
Khả năng phân tích tín dụng, kinh nghiệm, kiến thức và năng lực dự báo trước
tình hình của thị trường là một trong những hạn chế lớn của cán bộ làm cơng tác tín
dụng trong ngành ngân hàng và là một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra các
khoản nợ xấu, nợ quá hạn cho hệ thống các NHTM. Thông thường, các NHTM quyết
định cho vay căn cứ trên tờ trình, báo cáo phân tích tín dụng do cán bộ tín dụng, cán
bộ thẩm định lập, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn, lưu chuyển tồn kho vv…
của chủ thể vay vốn trong đó sự phân tích tín dụng thể hiện trên các tờ trình và báo
cáo của cán bộ tín dụng được xem là cơ sở đề xuất cho vay được hội đồng tín dụng
xem xét nhiều nhất. Tuy nhiên, khả năng phân tích và dự đốn tình hình của cán bộ tín
Xem: Qch Thùy Linh (2011), “Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam tháng 09/2011”, tại: s.
com.vn /vn/Communication/GetReport?reportId=1614, truy cập ngày 02/10/2011.
13

Xem: Châu Đình Linh (2015), “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ năm 2010 đến tháng
08/2015”, tại: truy cập ngày 04/09/2015.
14



18

dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam không đạt đến mức có thể dự báo chính xác về
khả năng trả nợ của khách hàng vay, các yếu tố có khả năng phát sinh làm ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay của khách hàng (ví dụ như: biến động của thị trường, tình
hình kinh tế trong và ngồi nước, nhu cầu của thị trường đối với ngành, nghề mà
khách hàng vay vốn đang đầu tư, sản xuất, kinh doanh vv…). Điều này dẫn đến khả
năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi khoản vay đã được thực hiện dẫn
đến việc khách hàng không trả nợ đúng hạn, vi phạm nghĩa vụ vay vốn và phát sinh nợ
quá hạn, nợ xấu.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các TCTD, ngân hàng và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường ngân
hàng giai đoạn 2000 – 2010 đặc biệt trong những năm 2005 – 2008, Ngân hàng nhà
nước đã thực hiện chủ trương cho chuyển đổi một loạt 13 ngân hàng thương mại cổ
phần nông thôn lên đô thị15. Ngay sau khi được chấp thuận cho chuyển đổi, dưới áp
lực tăng vốn nhanh chóng kèm theo các chỉ tiêu tăng trưởng liên quan như: tổng tài
sản, nguồn vốn huy động, tổng dư nợ vv… các NHTM đã tiến hành cho vay một cách
ào ạt, dễ dàng trong khi các hành lang pháp lý, quy định pháp luật, quy trình, quy chế
kiểm sốt nội bộ, quản lý rủi ro hoạt động của các NHTM rất hạn chế dẫn đến việc
thiếu kiểm soát chặt chẽ cả về đối tượng cho vay, lĩnh vực vay, mục đích sử dụng vốn
vay đặc biệt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nguồn vốn sau cho vay của các NHTM rất
yếu và không được quan tâm đúng mức dẫn đến không kịp thời nắm sát tình hình tài
chính của khách hàng, khơng tư vấn cho khách hàng khi gặp khó khăn về tài chính, có
những giải pháp tham mưu với lãnh đạo ngân hàng nhằm tháo gỡ các khó khăn kịp
thời cho khách hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng dẫn đến phát sinh hàng loạt các
khoản nợ xấu sau giai đoạn 2011 đến nay.
Việc các ngân hàng cố tình vi phạm nghiêm trọng các quy định về hạn chế cho

Xem: Hoàng Vũ (2015), “Nợ xấu cao do mở hàng loạt ngân hàng?”, tại: truy cập ngày 05/08/2015.

15


19

vay theo luật các tổ chức tín dụng, quy định của NHNN về cấp tín dụng cho cổ đơng
lớn và người có liên quan, đầu tư tài chính, sở hữu cổ phần, cổ đông lớn chi phối là
một trong các nguyên nhân sâu xa góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM tăng
cao dẫn đến kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. Cụ thể trong năm 2014, qua thanh tra
NHNN đã phát hiện số tiền sai phạm (tính theo dư nợ của các khoản tín dụng có sai
phạm) về vi phạm quy chế cho vay, vi pham các tỷ lệ cấp tín dụng là 89.420 tỷ đồng;
sai phạm về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay vượt tài sản bảo đảm...) là 39.727 tỷ
đồng16
Việc các ngân hàng thiếu quan tâm, hạn chế trong công tác kiểm sốt, kiểm
tốn nội bộ, khơng tn thủ các quy định của NHNN trong giai đoạn trước 2011 đã
dẫn đến hàng loạt vi phạm nghiêm trọng các quy định về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ,
trích lập dự phịng rủi ro để che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh...,
cụ thể như trong năm 2014, qua thanh tra NHNN đã phát hiện: số tiền sai phạm (tính
theo dư nợ của các khoản tín dụng có sai phạm) về phân loại sai nhóm nợ là 32.174 tỷ
đồng; sai phạm về trích dự phịng rủi ro, gia hạn nợ chưa đúng quy định là 5.361 tỷ
đồng17 đây chính là nguyên nhân thời gian trước 2011 các ngân hàng luôn báo cáo lợi
nhuận “khủng” vào mỗi dịp cuối năm mà cố tình phớt lờ các quy định về phân loại
nhóm nợ, trích lập dự phịng rủi ro, che đậy nợ xấu thực tế để tỷ lệ nợ xấu ngày càng
tăng lên một cách âm thầm và bùng phát một cách dữ dội trong khoản thời gian sau
2011.
Việc thẩm tra, tuyển dụng, bố trí các cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp, trình độ
chun mơn nghiệp vụ làm cơng tác tín dụng của các NHTM đã làm phát sinh tình
trạng tham ơ, móc ngoặt, làm khống hồ sơ vay vốn, xử lý hồ sơ vay vốn thiếu minh
Xem: NHNN (2015), Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Tài liệu triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2015 do

NHNN phát hành, trang 2.
16

Xem: NHNN (2015), Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Tài liệu triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2015 do
NHNN phát hành, trang 2.
17


×