Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.09 KB, 1 trang )
Vì sao bầu trời xanh mà không tím
Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị tán xạ đi nhiều hơn
tia sáng đỏ. Nhưng sự tán xạ này cũng mạnh không kém ở các tia tím, vậy tại sao bầu trời không
phải là màu tím!
Câu trả lời, được giải thích đầy đủ đó là do mắt của người quan sát.
Ánh sáng trắng được tạo thành từ tất cả các màu đơn sắc. Các nhà vật lý cho rằng khi ánh sáng
mặt trời đi vào bầu khí quyển trái đất, gặp phải các phân tử nhỏ nitơ và ôxy trên bầu trời, nó bị
tán xạ, hoặc khúc xạ. Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các
tia sóng dài (đỏ và vàng).Và chính những tia tán xạ này đi tới mắt chúng tạ Vì thế, khi chúng ta
nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những ánh sáng bước sóng bị tán xạ nhiều
nhất, thường là cuối dải màu xanh.
Vào thế kỷ 19, nhà vật lý John William Strutt (nổi tiếng với tước vị Huân tước Rayleigh) đã viết
phương trình biểu diễn sự tán xạ trên bầu trời. Và gần đây, Raymond Lee từ Học viện hải quân Mỹ
tiến hành đo ánh sáng trên bầu trời vào giữa trưa. Cả phương trình và phép đo đạc đều cho thấy
cường độ của ánh sáng tím tới mắt ta cũng nhiều không kém gì ánh sáng xanh dương.
"Cách lý giải truyền thống về bầu trời xanh là ánh sáng mặt trời bị tán xạ - các bước sóng ngắn
hơn thì tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài. Song thực tế, một nửa lời giải thích thường bị bỏ qua:
đó là bằng cách nào mắt chúng ta nhận được phổ này", Glenn Smith, một giáo sư cơ khí tại Viện
Công nghệ Georgia nhận xét. Smith đã viết một bài báo để giải thích trên số mới đây của tạp chí
American Journal of Physics, kết hợp vật lý ánh sáng với hệ thống thị giác của mắt người.
Mắt người nhìn được màu sắc là nhờ vào 3 loại tế bào hình nón, que và hình trụ trên võng mạc.
Mỗi loại cảm nhận tương ứng với một loại ánh sáng có bước sóng khác nhau: dài, vừa và ngắn.
"Bạn sẽ cần cả ba loại tế bào này mới nhìn màu chính xác được", Smith giải thích.
Khi một bước sóng ánh sáng đi đến mắt, tế bào hình nón sẽ gửi một tín hiệu tới não. Nếu là ánh
sáng xanh dương với các gợn sóng ngắn, tế bào nón sẽ phát tín hiệu để não nhìn ra màu xanh.
Nếu là sóng đỏ với các bước sóng dài, não sẽ nhìn thấy màu "đỏ".
Tuy nhiên cả ba loại tế bào trên đều nhạy cảm trên một khoảng rộng, có chỗ chồng chập lên
nhau, điều đó có nghĩa là hai phổ khác nhau có thể gây ra cùng một phản ứng ở một nhóm các tế
bào nón. Chẳng hạn nếu một sóng đỏ và sóng xanh lục đi vào mắt cùng lúc, các tế bào nón khác
nhau sẽ gửi một tín hiệu mà não dịch ra là màu vàng.
Smith đã chỉ ra rằng, màu cầu vồng đa sắc của bầu trời khi đi vào mắt người sẽ được cảm nhận