Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.87 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN DIỆU MY

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Quy

Phản biện 1: …………………………….
Phản biện 2: …………………………….

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia


Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số:… - Đường……… - Quận……………… - TP…………
Thời gian: vào hồi 9h30 ngày 01 tháng 04 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để
chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Ngân sách
nhà nước huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015
đã đóng góp vai trị tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã
hội của cả nước nói chung và của huyện Quảng Điền nói riêng. Trong
những năm qua, hoạt động quản lý ngân sách đã góp phần phát huy
được thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển,
giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự.
Việc cân đối ngân sách nhà nước của huyện luôn đạt ở mức cao tuy
nhiên công tác quản lý ngân sách huyện cịn một số bất cập như tính
cơng khai minh bạch trong công tác quản lý ngân sách nhà nước chưa
cao, nguồn thu ngân sách không ổn định, việc phát triển và nuôi dưỡng
nguồn thu chưa xứng với tiềm năng, thu ngân sách hàng năm không đủ
chi trong khi tiềm lực thu ngân sách của huyện vẫn còn nhiều khả năng
thu đạt hoặc vượt chỉ tiêu ngân sách mà tỉnh giao nhưng cho đến nay
tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn phải trợ cấp một phần ngân sách để cân đối
thu chi của huyện. Vì vậy, vấn đề tăng cường quản lý ngân sách huyện

trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đây chính là lý do tơi chọn
đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý ngân sách cấp huyện là
một vấn đề quan trọng luôn được quan tâm nghiên cứu nên đã có nhiều
tác giả nghiên cứu đề tài này ở nhiều địa điểm khác nhau.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NSNN, ngân sách cấp huyện
và quản lý ngân sách cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý ngân sách nhà nước
tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
trong thời gian từ nay đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1


Nghiên cứu các vấn đề lý luận và cơ chế, chính sách, luật pháp cũng
như thực trạng về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 - 2015. Các kiến nghị và giải pháp đề
xuất hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp huyện thời kỳ ổn định
ngân sách 2016-2020 và những năm ngân sách tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, thống kê học và so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý ngân sách Nhà nước, đưa
ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN tại huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại huyện Quảng
Điền, tham chiếu những vấn đề lý luận và thực tiễn ở các địa phương
khác. Từ đó, đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý NSNN tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu
cầu đổi mới tài chính công.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học về ngân sách nhà nước cấp huyện và
quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách
nhà nước ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Lý luận ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước
Luật NSNN năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2


1.1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước

Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam
NSTW

N
S
N
N

NS
CẤP
TỈNH

NS

NS
HUYỆN

TỈNH

NS CẤP
HUYỆN

NS CẤP


1.1.1.3. Đặc điểm ngân sách nhà nước
- Các hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh
tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những
luật lệ nhất định.
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi

ích chung, lợi ích cơng cộng.
- NSNN là một bản dự toán thu chi.
- NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia.
- NSNN ln gắn liền với tính giai cấp.
1.1.1.4. Chức năng của ngân sách Nhà nước
- Chức năng phân phối.
- Chức năng giám đốc quá trình huy động các khoản thu và thực hiện
các khoản chi.
1.1.1.5. Vai trò của ngân sách nhà nước
- NSNN là cơng cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước.
- NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, thức đẩy quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2. Ngân sách cấp huyện và đặc điểm của ngân sách cấp
huyện
1.1.2.1 Khái niệm về ngân sách cấp huyện
3


Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành
bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó
phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính,
nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện.
1.1.2.2. Đặc điểm của ngân sách cấp huyện
Thứ nhất, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính
quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định cho các huyện nguồn thu
được phân chia giữa các cấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ
sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp huyện.
Thứ hai, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức kinh tế

huyện được thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí
cho ngân sách huyện và ngược lại ngân sách huyện cũng phải chi trực
tiếp, gián tiếp cho tổ chức này.
Thứ ba, quan hệ giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trong
huyện được thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí uỷ quyền,
chuyển giao cho ngân sách huyện thực hiện.
Thứ tư, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với các tổ chức cá nhân
trong và ngồi nước.
Thứ năm, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với tổ chức Đảng và
các tổ chức chính trị xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ
ngân sách.
1.1.3 Vai trò của ngân sách cấp huyện
- Ngân sách huyện bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an
ninh trật tự cấp huyện, là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế
- Ngân sách huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường,
đảm bảo cơng bằng xã hội, gìn giữ mơi trường
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước cấp huyện
Quản lý ngân sách huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ
của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của
huyện đã dự toán bởi Uỷ ban Nhân dân huyện giao và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp
trên giao và Hội đồng nhân dân huyện đề ra.
1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện
Đó là phân cấp nguồn thu; phân cấp nhiệm vụ chi; phân cấp thẩm
quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến quản lý ngân sách cho
4



mỗi cấp ngân sách (thẩm quyền quyết định chế độ, chính sách thu - chi;
quyết định các đơn giá, định mức chi; quyết định các biện pháp cân đối,
điều hòa ngân sách).
1.2.2.1. Nguồn thu ngân sách cấp huyện
Các khoản thu 100%
a) Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản
xuất kinh doanh ngoài quốc doanh.
b) Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn
phường.
c) Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc
cấp huyện quản lý.
d) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản
lý.
đ) Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
cho cấp huyện theo quy định của pháp luật.
g) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước cho ngân sách huyện.
h) Thu từ xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thu từ các
hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái phép luật theo phân cấp
của tỉnh.
i) Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
k) Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
l) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân
sách cấp tỉnh và ngân sách huyện và ngân sách xã, thị trấn.
a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
b) Thuế nhà đất.
c) Tiền sử dụng đất.
d) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp
tỉnh và ngân sách Trung Ương, do tỉnh quy định trong phạm vi tỉnh

được phân cấp.
e) Các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí
trước bạ nhà đất; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu
vào mặt hàng
1.2.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
*Nhiệm vụ chi của ngân sách huyện
Chi thường xuyên về:

5


a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, Y tế thực hiện theo
phân cấp của tỉnh.
b) Các hoạt động sự nghiệp văn hố, thơng tin, thể dục thể thao, xã
hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
c) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thơng, sự nghiệp thị chính, các
sự nghiệp kinh tế khác, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
d) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp huyện.
e) Hoạt động của cơ quan cấp huyện của ĐCS Việt Nam.
g) Hoạt động của cơ quan cấp huyện, của Mặt Trận Tổ Quốc Việt
nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến Binh
Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Nông Dân Việt Nam.
h) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp huyện theo
quy định của pháp luật.
i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
theo phân cấp của tỉnh, thành phố.
- Chi đầu tư xây dựng các trường phổ thơng quốc lập, các cơng trình

phúc lợi cơng cộng, điện chiếu sáng cấp thốt nước, giao thơng nội thị,
an tồn giao thơng vệ sinh đơ thị.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
- Hội đồng nhân dân huyện
- Uỷ ban nhân dân huyện
- Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện
1.2.4. Ngun tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện:
- Nguyên tắc công khai, dân chủ
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
- Nguyên tắc cân đối thu - chi ngân sách
1.2.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.5.1. Lập dự toán ngân sách cấp huyện
1.2.5.2. Chấp hành ngân sách huyện
1.2.5.3. Kế toán và Quyết toán ngân sách.
1.2.5.4. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện

6


1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách
cấp huyện
* Nhân tố khách quan: Nhân tốc giá cả, các nhân tố về văn hố,

chính trị, xã hội
* Nhân tố chủ quan: Bao gồm các nội dung xuất phát từ bản thân
đơn vị quản lý. Đó là trình độ chun mơn, thái độ hành vi, ý thức chấp
hành, kiểm tra giám sát....trong công tác quản lý ngân sách địa phương.

1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số địa phương trong
nước và bài học kinh nghiệm
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số địa phương trong
nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hiện đại hóa cơng tác thu ngân sách nhà nước và tổ chức phối hợp
thu giữa các cơ quan trên địa bàn .
- Việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu điện tử và thực hiện phối
hợp thu NSNN qua ngân hàng đã mang lại cho các cơ quan thu nhiều
hiệu quả thiết thực
1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- Thể hóa hơn các quy định, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch,
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ
quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
- Đối với con người: Đây là cách thức tác động vào nhận thức tình
cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, nhiệt tình lao động của
các cán bộ cơng nhân viên.
- Đối với lập dự tốn: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm
bảo an ninh quốc phòng, ổn định xã hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2012-2015
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác
quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Điền
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
7



Huyện Quảng Điền cách thành phố Huế khoảng 10-15km. Phía
Đơng và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện
Phong Điền, phía Bắc và Đơng-Bắc giáp biển Đơng.
Với tổng diện tích là 163,0 km2 ( năm 2013), địa hình huyện Quảng
Điền phân thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ;
vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Khí hậu có một mùa
mưa lệch pha so vớ hai miền Nam-Bắc.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Quảng Điền có thị trấn Sịa và 10 xã. Dân số là 84.450 người (theo
niên giám thống kê năm 2013) với mật độ dân số: 518,1 người/km2.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần
và đúng hướng.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện
Quảng Điền 5 năm qua là những tiền đề thuận lợi cho hoạt động của
ngân sách cấp huyện. Tuy nhiên, những yếu tố điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của huyện cũng ảnh hưởng bất lợi đến quản lý ngân sách
trên địa bàn, đó là:
- Thứ nhất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, tốc
độ tăng trưởng kinh tế còn thiếu vững chắc, tích lũy nội bộ cịn thấp,
chưa tạo được bước phát triển đột phá từ các chương trình trọng điểm.
- Thứ hai, thu ngân sách từ kinh tế địa phương khơng có nguồn thu
lớn, ổn định; nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu từ hỗ trợ của
NSTW; tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ quy mơ cịn nhỏ, phát triển chưa
bền vững.
- Thứ ba, hạ tầng sản xuất, nhất là hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông chưa
đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
- Thứ tư, mật độ dân số cao, hơn 90% ở khu vực nông thôn và chủ

yếu làm nông nghiệp nhưng diện tích canh tác nơng nghiệp bình qn
đầu người thấp. Vị trí địa lý của huyện khơng thuận lợi để thu hút đầu
tư quy mô lớn để tạo sự đột phá về sản xuất, thu ngân sách, giải quyết
việc làm.
2.1.3 Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý NSNN tại huyện
Quảng Điền
2.1.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện
2.1.3.1.1. Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Điền: là cơ
quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch.
8


2.1.3.1.2. Hội đồng nhân dân huyện Quảng Điền: thực hiện chức
năng quyết định dự toán phân bổ ngân sách trên cơ sở đề nghị của
UBND huyện đồng thời giám sát việc thực hiện dự tốn đó.
2.1.3.1.3. Kho bạc nhà nước huyện Quảng Điền: thực hiện Kiểm
soát thu chi NSNN là q trình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm sốt
các khoản thu chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và
định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên
tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.
2.1.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Quảng
Điền
Nguồn thu ngân sách huyện
Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%: Thuế môn
bài; Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện....
Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản
- Chi thường xuyên: Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế, chi an ninh

quốc phòng,...
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Quảng
Điền
2.2.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách
a) Phương pháp lập dự toán ngân sách huyện
Dự toán thu ngân sách huyện giao theo từng chỉ tiêu cụ thể; dự toán
chi ngân sách huyện giao chỉ tiêu chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên. Trong chỉ tiêu chi thường xuyên chỉ giao cụ thể đối với các sự
nghiệp bắt buộc theo mức trung ương giao và tỉnh giao bao gồm: chi sự
nghiệp giáo dục; sự nghiệp đào tạo; sự nghiệp môi trường và chi đảm
bảo xã hội. Các chỉ tiêu chi khác do huyện Quảng Điền quyết định phù
hợp với tình hình thực tế địa phương.
b) Quy trình lập dự tốn ngân sách
- Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán (thực hiện xong trước ngày 30/6 năm
báo cáo)
- Bước 2: Lập, tổng hợp dự tốn, thơng qua thường trực HĐND và
thảo luận với Phịng Tài chính - Kế hoạch (thực hiện xong trước ngày
15/7 năm báo cáo)
- Bước 3: Quyết định và giao dự toán (thực hiện trước ngày 31/12 năm báo
cáo):
- Bước 4: Điều chỉnh dự tốn (nếu có)
9


- Bước 5: Cơng khai dự tốn
2.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp huyện
a) Phân bổ dự toán
b) Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp huyện
- Phương thức tổ chức quản lý các khoản thu ngân sách huyện trên
địa bàn huyện Quảng Điền:

Việc tổ chức quản lý số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: UBND
huyện Quảng Điền căn cứ vào số bổ sung mà ngân sách cấp trên đã thơng
báo chính thức khi giao nhiệm vụ năm kế hoạch. Căn cứ vào dự toán số
cấp bổ sung cho từng huyện và khả năng cân đối của ngân sách huyện,
Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện thơng báo số bổ sung hàng tháng cho
huyện chủ động điều hành ngân sách. Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện
phải cấp ngay khi huyện yêu cầu và cấp đủ số đã thơng báo trong phạm vi
tháng đó.
- Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện
Quảng Điền giai đoạn 2012-2015:
Biểu đồ 2.2: Tình hình NSNN huyện Quảng Điền giai đoạn
2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2012-2015 của huyện
Quảng Điền là 1.394.942 triệu đồng đồng, bình quân 348.735,5 triệu
đồng/năm. Chi tiết các năm như sau:
- Năm 2012 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 281.542 triệu
đồng, tăng 9% so với năm 2011;
- Năm 2013 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 368.438 triệu
đồng, tăng 31% so với năm 2012.
10


- Năm 2014 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 353.896 triệu
đồng, giảm 3,9% so với năm 2013.
- Năm 2015 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 391.066 triệu
đồng, tăng 10,5% so với năm 2014.
Biểu đồ 2.3: Thu ngân sách huyện Quảng Điền giai đoạn
2012-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Xét về cơ cấu thu ngân sách cấp huyện chưa bền vững bởi cịn phụ
thuộc nhiều các khoản thu khơng thường xuyên và thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên. Cơ cấu thu ngân sách cấp huyện Quảng Điền giai đoạn
2012-2015: thu không thường xuyên chiếm 0,8% tổng thu ngân sách và
thu bổ sung (bao gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu)
chiếm 88,1% tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền, trong khi đó các
khoản thu thường xuyên (bao gồm thu thường xuyên cố định và thu điều
tiết để chi thường xuyên) chỉ chiếm tỷ trọng 11,1% tổng thu ngân sách,
điều này cho thấy những mặt còn hạn chế trong khả năng khai thác các
nguồn thu mang tính thường xuyên, ổn định tại huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
* Thu thường xuyên ngân sách cấp huyện
Thu thường xuyên ngân sách cấp xã huyện những khoản thu mang
tính chất ổn định cao và có vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách
huyện. Khoản thu này bao gồm các khoản như: thu từ khu vực ngoài
Quốc doanh (hộ cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân..), thu hoạt
động sự nghiệp...
Tổng thu thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Quảng Điền
(2012-2015) của tỉnh Thừa Thiên Huế là 154.049 triệu đồng, bình quân
ngân sách là 38.512,25 triệu đồng/năm/huyện. Tốc độ tăng thu giữa các
11


năm khơng ổn định, bên cạnh đó có năm thu thường xuyên tại huyện
còn bị giảm, cụ thể:
Năm 2013 so với năm 2012 tăng 15,7%; Năm 2014 so với năm
2013 giảm 0,7%; Năm 2015 so với năm 2014 tăng 11,2%;
Tình hình thu thường xun tại huyện có biến động như vậy là do

nguyên nhân khách quan: những năm 2013, 2014 là những năm bị
khủng hoảng kinh tế của cả nước cũng như của toàn cầu tác động, các
xã, thị trấn trong huyện Quảng Điền đã xây dựng phương án bán đất để
xây dựng hạ tầng nhưng thị trường bất động sản năm 2014 bị đóng băng
dẫn đến các khoản thu điều tiết như thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng
đất phi nơng nghiệp (thuế nhà đất); lệ phí trước bạ khơng thực hiện
được như dự tốn đầu năm. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế dẫn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn
gặp nhiều bất lợi dẫn đến thu thuế GTGT + thuế TNDN trên địa bàn bị
suy giảm. Trong thu thường xuyên ngân sách huyện gồm:
- Thu thường xuyên cố định tại huyện: là các khoản thu phát sinh
thường xuyên hàng năm, do chính quyền huyện Quảng Điền tổ chức thu
và ngân sách cấp huyện hưởng 100%. Tổng thu cố định tại huyện 4 năm
(2012-2015) là 132.205 triệu đồng, chiếm 85,8% trong tổng thu thường
xuyên, so với giai đoạn 2008-2011 đã giảm 9%. Sở dĩ có tình trạng này
là do trong giai đoạn hiện nay, huyện Quảng Điền vẫn đang tiếp tục quy
hoạch đầu tư theo hướng phát triển nông thôn đa ngành nghề, các khu
tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, làng nghề truyền thống.
Chính vì thế, nguồn thu từ kinh tế không cao.
Trong thu thường xuyên cố định tại huyện gồm: thu từ khu vực
ngoài quốc doanh thu cấp quyền sử dụng đất, thu từ hoạt động kinh tế
và sự nghiệp, thu khác ngân sách và thu cố định tại xã.
Thu điều tiết ngân sách huyện để chi thường xuyên:
Trong cơ cấu các khoản thu điều tiết cho huyện Quảng Điền, có một
số khoản thu tương đối ổn định và ngày càng có vai trị quan trọng là
khoản thu từ thu phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân. Có thể thấy
tổng số thu 4 năm từ thu phí trước bạ và thu nhập cá nhân là 16.850
triệu đồng, chiếm 11% trong tổng thu thường xuyên.
* Thu không thường xuyên: bao gồm các khoản thu như thu đóng góp
tự nguyện của nhân dân, học phí trường cơng lập, quỹ an ninh quốc phịng;

Tổng thu khơng thường xuyên ngân sách huyện Quảng Điền giai
đoạn (2012-2015) là 11.389 triệu đồng, chiếm 0,82% trong tổng thu
ngân sách huyện Quảng Điền, bình quân 2.847,25 triệu
12


đồng/huyện/năm. So với giai đoạn 2008-2011 là 1.654 triệu
đồng/huyện/năm, tăng 58,1%.
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
Biểu đồ 2.6: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên của ngân sách huyện Quảng Điền
chiếm 88,1% tổng thu ngân sách toàn huyện. Thu bổ sung ngân sách
cấp trên cho ngân sách huyện Quảng Điền trong 4 năm 2012-2015 là
1.229.504 triệu đồng. Trong đó: thu bổ sung cân đối là 588.218 triệu
đồng, bằng 42,3% tổng thu ngân sách huyện và chiếm 47,8% tổng thu
bổ sung từ ngân sách cấp trên, so với giai đoạn 2008-2011 là 282.655
triệu đồng, tăng 208%.
- Số thu bổ sung cân đối ngân sách : tăng dần qua các năm do tốc độ
tăng chi thường xuyên của ngân sách huyện lớn hơn tốc độ tăng thu nội
địa cân đối ngân sách. Thực tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế những năm qua việc xác định chỉ tiêu trợ cấp cân đối ngân sách
huyện trên cơ sở giao mức tổng chi thường xuyên tối thiểu, các chỉ tiêu
thu huyện hưởng 100% và hưởng theo tỷ lệ điều tiết để chi thường
xuyên
- Thu bổ sung có mục tiêu: chủ yếu là các khoản chi cho con người
như: Chi cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, hưu xã;
chế độ đối với người tham gia lực lượng công an xã, dân quân tự vệ,
Ngoài ra, trong những năm qua huyện Quảng Điền đã cấp bổ sung

có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho 10 xã thực hiện xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2015 để các xã thực hiện xây dựng trụ sở, trường
học, trạm y tế, đường giao thông, thủy lợi nội đồng.
13


c) Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện
* Phương pháp cấp phát các khoản chi ngân sách trên địa bàn huyện
Quảng Điền đối với chi thường xuyên và chi đầu tư phát triền.
* Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện
Quảng Điền giai đoạn (2012-2015):
Tổng chi ngân sách huyện Quảng Điền trong 4 năm (2012-2015) là
1.314.004 triệu đồng, bình quân 328.501 triệu đồng/huyện/năm. Tổng
chi ngân sách cấp huyện năm 2015 là 386.573 triệu đồng, tăng 45,7%
so với năm 2012.
Biểu đồ 2.7: Chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền
giai đoạn 2012 -2015
Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhìn chung, chi ngân sách tại huyện Quảng Điền đã đáp ứng các
nhu cầu cơ bản trong việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà
nước, các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương; đã đảm bảo
được cho chi hoạt động của cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể, chi
phục vụ chính sách xã hội, phát triển kinh tế, các sự nghiệp giáo dục, y
tế, văn hố quốc phịng an ninh. Ngồi ra còn tập trung cho chi đầu tư
phát triển xây dựng cơ bản hạ tầng như: đường giao thông, trường học,
trạm y tế và các cơng trình phúc lợi, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và xây dựng bộ mặt nông thôn mới.
* Chi đầu tư phát triển:
Trong 4 năm từ 2012 đến 2015, tổng chi đầu tư phát triển của ngân

sách huyện Quảng Điền là 298.805 triệu đồng, chiếm 22,7% trong tổng
chi ngân sách huyện Quảng Điền, bình qn 74.701 triệu
đồng/huyện/năm. Trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản là 248.816

14


triệu đồng, là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 83,2% trong chi
đầu tư phát triển.
Nội dung chủ yếu của chi đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện trong
vòng 4 năm qua bao gồm: đầu tư xây dựng trụ sở xã, đường giao thông,
xây dựng trường học, xây dựng trạm y tế, các cơng trình phúc lợi khác
như nghĩa trang liệt sĩ, cơng trình nước sạch, xử lý rác thải.
* Chi thường xuyên:
Chi thường xuyên bao gồm: chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế; chi sự
nghiệp giáo dục; đào tạo; mơi trường; y tế; văn hóa thơng tin; phát
thanh; thể dục thể thao; chi bảo đảm xã hội; chi quản lý hành chính; chi
an ninh và chi quốc phòng.
Tổng chi thường xuyên 4 năm là 1.005.635 triệu đồng, chiếm 77,5%
trong tổng chi ngân sách huyện Quảng Điền, bình quân 251.408 triệu
đồng/huyện/năm. Năm 2015 chi thường xuyên là 288.928 triệu đồng,
tăng 36,3% so với năm 2012.
Bảng 2.11: Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách huyện Quảng Điền
trong giai đoạn 2012-2015
Chi thường
4
Năm
Năm
Năm
Năm

STT
xuyên
năm
2012
2013
2014
2015
Chi Quốc phòng 1
An ninh
0,5%
0,7%
0,5%
0,4%
0,5%
Chi bổ sung ngân
2
sách xã
14,3% 13,2% 15,9% 14%
14,1%
3
Sự nghiệp văn xã
66,9% 68,8% 68,9% 66,7% 64,2%
Sự nghiệp khoa
4
học công nghệ
0,2 % 0,1%
0,1%
0,1%
0,1%
5

Sự nghiệp kinh tế
6,9%
6,9%
4,5%
7,4%
8,5%
Sự nghiệp mơi
trường và thực
6
hiện đề án xử lý
rác thải
0,6%
0,6%
0,6%
0,7%
0,7%
Chi QLNN, Đảng,
7
Đồn thể
9,7%
8,7%
8,6%
10,3% 11%
8
Chi khác
0,9%
1,1%
0,9%
0,4%
0,9%

(Nguồn: Phịng Tài Chính – Kế hoạch)
Qua việc phân tích bảng số liệu trên, ta thấy:
15


Chi sự nghiệp văn xã: chi sự nghiệp văn xã chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện Quảng Điền, trong 4 năm từ
2012 đến 2015 tổng chi cho sự nghiệp văn xã: 673.155 triệu đồng, chiếm
66,9% trong tổng chi thường xuyên.
Nhìn chung, ngân sách địa phương đã bố trí tương đối hợp lý các
khoản chi thường xuyên, chi ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo
chi cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế trên địa bàn, thực hiện các
chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố
trí kinh phí chi hành chính hợp lý và phù hợp với khả năng ngân sách.
Mặc dù việc phân định nhiệm vụ chi đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là đã
tăng quyền tự chủ cho cấp huyện trong việc phân cấp nhiệm vụ chi ở
địa phương mình. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế về phân định
nhiệm vụ chi như sau:
Nguồn thu của địa phương không đảm bảo nhu cầu chi của địa phương.
Trên thực tế khơng có căn cứ mang tính khoa học để xác định
ranh giới nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền.Việc phân định không
rõ ràng được thể hiện trong Luật ngân sách nhà nước khi phân định
nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền.
Ngân sách xã ln ở tình trạng eo hẹp, khơng đáp ứng nhu cầu
chi tiêu. Phần lớn ngân sách xã là dành để chi lương, sinh hoạt phí, phụ
cấp; chỉ cịn lại một phần khơng lớn chi cho các hoạt động của xã.
Việc phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản đối với cấp huyện và
cấp xã được xác định theo mức vốn là chưa hợp lý, cần phải phân cấp
theo hạng mục cơng trình. Vì vậy, khơng nên chỉ căn cứ vào tổng mức
vốn đầu tư để tiến hành phân cấp.

2.2.3. Quyết tốn ngân sách huyện
* Trình tự khóa sổ, lập báo cáo quyết tốn ngân sách huyện năm:
- Thời gian khoá sổ hết ngày 31/12; thời gian chỉnh lý quyết toán ngân
sách huyện hết ngày 31/01 năm sau.
- Tiền gửi ngân sách còn dư (kết dư ngân sách cấp xã) được phép
chuyển năm sau (hạch toán thu ngân sách huyện năm sau) để chi tiếp,
thủ tục để Kho bạc Nhà nước xử lý kết dư ngân sách là Nghị quyết phê
chuẩn Quyết toán của HĐND huyện và Công văn của UBND huyện gửi
Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Trình tự lập báo cáo quyết tốn ngân sách hàng năm:
+ Cộng số liệu trên các loại sổ kế toán;
+ Lập bảng tổng hợp chi tiết;
+ Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán;
16


+ Lập báo cáo tổng quyết toán theo quy định báo cáo UBND huyện
trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.
*Thực trạng cơng tác quyết tốn ngân sách huyện:
- Việc phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân huyện cịn mang
tính hình thức, phê chuẩn những cái đã có sẵn, do Uỷ ban nhân dân
huyện báo cáo, chưa quan tâm đến nguyên nhân tăng, giảm của từng chỉ
tiêu thu, chi so với dự tốn.
- Cơng tác thẩm định quyết toán của cấp trên cũng chưa được quan
tâm đúng mức, mới chỉ quan tâm ở mức độ xem xét tổng thu, tổng chi
so với số Kho bạc nhà nước xác nhận, việc hạch toán ghi chép sổ sách,
sự hợp lệ, hợp lý của chứng từ chi ngân sách, việc sử dụng nguồn bổ
sung từ ngân sách cấp trên, chưa quan tâm đến việc quản lý, điều hành
ngân sách theo dự toán được Hội đồng nhân dân huyện quyết định.
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý

ngân sách huyện
Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách huyện đã được chú trọng,
tăng cường. So với các năm trước, công tác thanh tra, kiểm tra ngân
sách huyện đã được chính quyền các cấp quan tâm và chú trọng nhiều
hơn. Cụ thể hàng năm huyện Quảng Điền đã được cơ quan tài chính cấp
trên tổ chức thẩm tra báo cáo tài chính; cứ trong 2 năm, Sở Tài chính
phối hợp với các phịng, ban chun mơn của tỉnh tiến hành kiểm tra
được 100% toàn huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Qua kiểm tra đã đánh giá những kết quả đạt được, phát hiện những tồn
tại và sai phạm trong quản lý điều hành ngân sách để uốn nắn, chấn chỉnh
và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền. Huyện Quảng Điền được kiểm tra,
thanh tra đã nâng cao ý thức chấp hành chế độ chính sách; các quy trình
quản lý rõ ràng minh bạch hơn và đoàn kết nội bộ được củng cố tốt hơn.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Quảng Điền
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Nâng cao được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền
các cấp đối với tầm quan trọng và vai trò của ngân sách cấp huyện trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh trật tự; đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện đã có
những chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, ý thức trách nhiệm,
phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành, phát triển
ngân sách huyện.

17


Thứ hai, Quy trình quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân
sách từng bước được thực hiện và ngày càng được nâng cao chất lượng
quản lý, điều hành ngân sách huyện:

Thứ ba, Tổ chức quản lý khai thác nguồn thu ngân sách huyện có
hiệu quả hơn so với giai đoạn trước.
Thứ tư, Chi ngân sách huyện đã cơ bản đã hình thành được cơ cấu chi
hàng năm một cách hợp lý.
Với sự nỗ lực của cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Quảng Điền và
sự đóng góp lớn lao của nhân dân về sức người, sức của đã góp phần
thúc đẩy đời sống kinh tế và tinh thần của nhân dân, bộ mặt huyện
Quảng Điền đã được đổi mới như sau:
Kết quả về kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt cao
(12,8%), sản lượng lương thực đạt 53.232,6 tấn, thu ngân sách đạt
45.000 triệu đồng. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt kế hoạch
được giao.
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Quảng Điền tăng trưởng theo chiều
hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt
11,0%; ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt bình qn 9,9%; ngành Nơng Lâm - Thủy sản tăng 6,7% và các nganh Dịch vụ tăng 18,5%.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại
Thứ nhất, mặc dù thu ngân sách huyện đã có nhiều tiến bộ, song
chưa đồng đều, quản lý chưa chặt chẽ, còn để thất thu, nợ đọng nhiều,
có những khoản thu chưa đúng quy định. Dù tốc độ tăng thu bình quân
4 năm là 17%/năm, nhưng số thu tăng tuyệt đối đạt thấp, cơ cấu thu
thường xuyên đạt thấp chỉ chiếm 11% tổng số thu.
Thứ hai, Chi ngân sách huyện vẫn còn những tồn tại chưa được xử lý.
Thứ ba, Vẫn còn những tồn tại trong quản lý, điều hành ngân sách huyện.
Thứ tư, Về kế toán, quyết toán thu ngân sách huyện
- Các khoản thu dành cho đầu tư XDCB chưa được mở Tài khoản tại
kho bạc để theo dõi việc quản lý
- Các khoản kinh phí cuối năm chưa kịp sử dụng chưa được hướng
dẫn để đưa vào mục chi chuyển nguồn, cịn để ở mục kết dư ngân sách.

- Kinh phí kết dư cuối năm thường không được xác định rõ kết dư từ
nguồn nào, sẽ được sử dụng cho từng mục đích là bao nhiêu,
Thứ năm, Về tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách huyện:

18


- Sự phối hợp giữa các đơn vị tham mưu lập dự tốn cấp tỉnh có khi
chưa kịp thời.
- Chính quyền ở một số xã chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức bộ máy tài
chính ngân sách cấp xã, chức năng nhiệm vụ của Ban Tài chính xã với nhiệm
vụ quyền hạn của Chủ tịch xã dẫn đến việc phân công, phân nhiệm trong
quản lý điều hành ngân sách chưa được rõ ràng, nên hiệu quả chưa cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
+ Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Vai trò quản lý nhà nước của các cấp các ngành trong
cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa thường xun liên tục, chưa phát hiện
kịp thời những sai sót, sai phạm để uốn nắn, xử lý.
Thứ hai, Chưa nhận thức thấu đáo các quy định của nhà nước về quản lý
đất đai, quản lý tài chính ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ ba, chưa có biện pháp xử lý rõ ràng đối với người phê duyệt dự
án đầu tư khi chưa có nguồn vốn, biện pháp xử lý đối với chủ đầu tư,
nhà thầu thi công trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư chậm trễ.
Thứ tư, Sự phối kết hợp giữa các cấp và ngành trong chỉ đạo, điều
hành ngân sách huyện chưa thật chặt chẽ nên khó khăn vướng mắc chưa
được tháo gỡ kịp thời.
Thứ năm, Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ
quản lý tài chính ngân sách huyện và cấp xã nói riêng trong những năm
vừa qua đã được tăng cường và củng cố.
+ Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, Hệ thống văn bản hướng dẫn các cáp ban hành chậm nên
gây lúng túng trong thực hiện.
Thứ hai, Trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền
còn thấp; tiềm năng phát triển kinh tế không cao đã làm cho khả năng
thu ngân sách của địa phương nói chung cịn hạn chế, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi ngân sách huyện.
Thứ ba, do những ảnh hưởng từ tư duy quản lý nên hoạt động của bộ
máy hành chính huyện cịn khá trì trệ; vẫn còn những biểu hiện tuỳ tiện
trong quản lý thu chi ngân sách làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý
ngân sách ở địa phương.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn nhà nước cịn nhiều
mặt bất cập.

19


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Định hướng và mục tiêu nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách
nhà nước tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Quan điểm cơ bản hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước
cấp huyện
Thứ nhất, Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp huyện phải dựa
trên đường lối của Đảng và Nhà nước về cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới thể hiện trong Nghị quyết Trung
ương lần thứ 7 khố X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định
số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Thứ hai, Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách huyện phải đáp ứng
được các yêu cầu của lộ trình cải cách tài chính cơng của Chính phủ giai
đoạn 2010-2020.
Thứ ba, Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách phải dựa trên những
nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản theo quy định của Luật NSNN.
Thứ tư, Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện phải
đảm bảo việc huy động tối đa các nguồn lực; khai thác hợp lý, có
hiệu quả sức dân để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội xây dựng
nông thôn mới.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý ngân sách huyện
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của chính quyền
các cấp trong tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nguồn thu ngân
sách huyện.
- Gắn việc hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách huyện với việc xây
dựng đồng bộ thể chế tài chính vĩ mơ phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách huyện đảm bảo khai thác triệt để
các nguồn thu hiện có, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, tính chủ
động, sáng tạo ở địa phương để phát triển nguồn thu một cách bền vững.
- Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế, chính sách
quản lý tài chính hiện hành.
- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất
về thể chế của NSNN.
20


3.1.3. Mục tiêu hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp huyện
- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm khai thác tốt
nhất tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên sẵn có.
- Tập trung huy động mọi nguồn lực từ NSNN, doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân và cộng đồng để phát triển ngân sách huyện nhằm đáp
ứng tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội.
- Thực hiện tốt phân cấp quản lý và công tác phối hợp, cộng đồng
trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ quan trong quản lý ngân
sách huyện, nhất là chính quyền cấp huyện với cấp xã, cơ quan thuế, tài
chính, Kho bạc Nhà nước và UBND huyện. Thực hiện đúng quy trình
quản lý thu chi ngân sách.
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách ở huyện
chuẩn hố, vừa có nghiệp vụ quản lý nhà nước, vừa có nghiệp vụ
chun mơn và trình độ tin học đáp ứng u cầu hiện đại hoá quản lý và
kế toán ngân sách theo chương trình cải cách quản lý của Chính phủ và
Bộ Tài chính.
3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý ngân sách trên địa bàn huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Đẩy mạnh cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân
sách huyện nhằm tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của chính
quyền huyện
3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong ngành
Tài chính và chính quyền cơ sở để thực hiện tốt cơng tác Ủy nhiệm thu.
3.2.1.3. Hồn thiện cơ chế thực hiện dân chủ, công khai trong công
tác quản lý ngân sách huyện.
3.2.2. Nhóm giải pháp chun mơn
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng cơng tác lập dự tốn ngân sách huyện
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác chấp hành và thực hiện dự
tốn ngân sách huyện
- Cơng tác chấp hành và thực hiện dự tốn thu ngân sách huyện
- Cơng tác chấp hành và thực hiện dự toán chi ngân sách huyện
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng cơng tác quyết tốn ngân sách huyện
3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện thực hiện

3.2.3.1. Cần có các chính sách đầu tư phát triển nguồn thu ngân
sách huyện lâu dài, bền vững; cùng với việc huy động và quản lý các
nguồn vốn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2016-2020.
21


3.2.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
3.2.3.3. Cần có cơ chế xử lý nợ ngân sách huyện cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương
3.2.3.4. Cần có chính sách để củng cố tăng cường bộ máy tổ chức và
cán bộ quản lý tài chính ngân sách huyện:
Đối với cấp tỉnh: Cần phải tăng cường bố trí cán bộ đảm bảo cả về
số lượng và trình độ chun mơn thuộc biên chế Phịng Quản lý Ngân
sách cấp huyện, hoặc bộ phận quản lý ngân sách cấp huyện thuộc
Phịng Tổng hợp Ngân sách Sở Tài chính.
Ở cấp huyện: Phịng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan có trách nhiệm
hướng dẫn các UBND xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo
chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính
3.2.3.5. Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho ngân sách huyện để đầu
tư các cơng trình nhằm khuyến khích, phát triển nguồn thu như hỗ trợ
xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ nông thơn:
- Cần rà sốt, bổ sung lại quy hoạch chợ để đảm bảo mục tiêu.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ
- Xóa bỏ tính lồng ghép ngân sách, thực hiện ngân sách từng cấp độc lập.
- Ban hành các văn bản về quản lý NSNN kịp thời làm cơ sở pháp lý
cho các cấp các ngành triển khai thực hiện. Nhất là thời điểm từ năm
2017 khi Luật Ngân sách năm 2015 có hiệu lực.
- Phân bổ, bố trí vốn xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng nơng thơn.

- Hồn thiện hệ thống căn cứ định mức trong lập và phân bổ ngân sách.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Để ngân sách huyện thực sự là một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong
hệ thống ngân sách nhà nước, trước hết Bộ Tài chính và các Bộ, ngành
liên quan cần tham mưu cho Chính phủ ban hành cơ chế điều hành ngân
sách theo hướng:
- Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm ban
hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện việc quản lý NSNN theo Luật
Ngân sách năm 2015 (có hiệu lực từ năm tài chính 2017).
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ tăng
cường đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương, nhất là
những địa phương khó khắn nhằm tạo động lực cho việc phát triển kinh tế.
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế

22


- Một là, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
và Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thu
chi ngân sách.
- Hai là, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho huyện nhằm phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế
phát triển. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng cần ưu tiên đầu tư cho huyện
khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra bởi trên địa bàn huyện Quảng
Điền hằng nằm đều bị ảnh hưởng rất lớn từ bão, lũ lụt...Trong điều kiện
ngân sách huyện không đủ khả năng, cần có nguồn vốn đầu tư của cấp
trên để khắc phục hậu quả.
- Ba là, thành lập một hệ thống thông tin phản hồi việc quản lý chi
ngân sách nhằm khắc phục được những hạn chế để tiếp tục hoàn thiện
và đạt được những mục tiêu quản lý chi ngân sách.

KẾT LUẬN
Ngân sách cấp huyện là công cụ của cấp uỷ, chính quyền cơ sở để
thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
nông thôn và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; công tác
quản lý ngân sách cấp huyện là một nội dung quan trọng trong quản lý
ngân sách nhà nước. Do vậy, việc quản lý ngân sách cấp huyện phải
thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN, phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện về mặt nhận thức
lý luận, thực tiễn cũng như tìm ra những giải pháp để góp phần hồn
thiện cơng tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung cơ bản
sau:
1. Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài như: đã làm rõ khái niệm của ngân sách cấp huyện và
đặc điểm của ngân sách cấp huyện; phân tích vai trò của ngân sách cấp
huyện trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam; đồng thời
làm rõ khái niệm quản lý ngân sách cấp huyện; phân cấp quản lý ngân
sách cấp huyện; tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện; các
nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách cấp huyện; phân tích nội dung
quản lý ngân sách cấp huyện cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm
quản lý ngân sách cấp huyện của một số nước trên thế giới và một số
23


×