Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY NHỰA HƯNG THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.66 KB, 16 trang )

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở
CÔNG TY NHỰA HƯNG THUẬN.
1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty.
Kiểm tra, theo dõi và giám sát thường xuyên các hoạt động của Công
ty về thu, chi, thu nhập, tính toán lãi lỗ lên kế hoạch tiền lương... là vấn đề
hết sức quan trọng gắn liền với sự ra đời và phát triển của bất cứ loại hình
Doanh nghiệp nào.
Việc tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán
phù hợp với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp sẽ giúp cho việc xử lý thông tin
về kinh tế tài chính của đơn vị, cho ra những thông tin đã được xử lý có ý nghĩa
lớn đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý.
Công ty Nhựa Hưng Thuận tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập
trung. Theo lại hình này toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại
phòng kế toán ở đơn vị. ở các đơn vị phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán
riêng, mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu (thu
thập, kiểm tra, xử lý chứng từ) và gửi về phòng kế toán Trung tâm.
Tại phòng kế toán trung tâm sẽ tiến hành xử lý các chứng từ của các đơn
vị phụ thuộc gửi về, để ghi sổ, tính toán và lập báo cáo kế toán toàn đơn vị.
Ưu điểm của mô hình này: đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất
công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kế toán, dễ dàng phân
công công tác, kiểm tra, xử lý, cung cấp thông tin kịp thời...
Do quy mô vừa, tổ chức hoạt động ở địa bàn tập trung nên việc áp dụng
mô hình kế toán tập trung này là hoàn toàn hợp lý.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng kế toán của
Công ty:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định: là
người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán, giám sát mọi số liệu trên
sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành các quy định kế toán do
Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng tài chính kế toán
phụ trách chung và có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc
do nhân viên kế toán thựuc hiện, đồng thời thực hiện kế toán tổng hợp xác định


kết quả kinh doanh của Công ty thay mặt Công ty giao dịch với các Công ty
khác về tài chính, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty với Nhà
nước và cấp trên.
Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định.
Kế toán trưởng là người tham mưu, trợ giúp giám đốc về mặt chuyên
môn, tham mưu cho giám đốc về tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc,
cấp trên, cơ quan tài chính, luật pháp về các thông tin kinh tế cung cấp. Chịu
trách nhiệm đảm bảo cân đối và huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh ở Công ty.
- Kế toán chi phí giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí cho từng đối
tượng, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiêu thụ và công nợ: thực hiện việc ghi chép, theo dõi tình
hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và theo dõi
công nợ của khách hàng.
- Kế toán thanh toán: ghi chép và theo dõi việc thu chi tiền mặt của
Công ty, quan hệ với Ngân hàng, kiểm tra chứng từ trước khi nhập xuất quỹ.
- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, căn cứ chứng từ hợp pháp hợp lệ để tiến
hành nhập xuất quỹ tiền mặt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Nhựa Hưng Thuận
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ
Kế toán NVL kiêm kế toán chi phí và giá thành
Kế toán tiêu thụ và công nợ
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ



1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức: “Nhật ký chứng từ” để hạch

toán kế toán. Nhật ký chứng từ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự
thời gian và quan hệ đối ứng với các tài khoản của nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán
ghi trên nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên nợ và bên có của tất cả các tài
khoản kế toán mà đơn vị sử dụng. Trình tự ghi sổ kế toán được tiến hành như
sau:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Đồng thời tiến hành phân loại
chứng từ và ghi vào các bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc để lập các bảng phân bổ, căn cứ
vào các bảng kê và sổ chi tiết để ghi vào các nhật ký chứng từ tương ứng. Sau
đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất cùng với các bảng phân bổ để lập nhật ký
chứng từ số 7.
- Trước khi vào sổ cái kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu lại ghi chép ở
các nhật ký chứng từ, sau đó ghi vào bảng cân đối các tài khoản theo thứ tự từ
nhật ký chứng từ số 1 đến nhật ký chứng từ số 10. Từ đây, lấy số liệu ghi vào
bảng đối chiếu số phát sinh và sổ cái các tài khoản.
- Cuối quý kế toán tổng hợp các báo cáo theo đúng quy định và gửi cho
các cơ quan quản lý.
Để đảm bảo cho việc ghi chép của kế toán tổng hợp khớp với số liệu ghi
chép của kế toán chi tiết, trước khi lập báo cáo kế toán, kế toán tổng hợp thường
đối chiếu số dư trên các bảng kê, sổ chi tiết và nhật ký chứng từ liên quan với số
dư trên sổ cái.

Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong Công ty
Số cái các TK 621, 622, 627, 154….
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ 1,2,3
Bảng kê 4,5,6
Nhật ký chứng từ số 7

Sổ kế toán chi tiết TK621, 622,627,154…

Ký hiệu:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối
Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên
thực tế vận dụng. Nó là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá các số liệu
kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác.
Sổ kế toán có nhiều loại do yêu cầu quản lý, mỗi hình thức sổ khác nhau
về:
- Chức năng ghi chép của sổ
- Hình thức và nội dung kết cấu
- Phương pháp hạch toán và chỉ tiêu thông tin trên sổ kế toán
- Cơ sở số liệu ghi chép vào sổ kế toán.
1.2.2 Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa hệ thống tài khoản kế toán với việc xây
dựng hệ thống sổ kế toán.
- Kết cấu và nội dung ghi chép trên từng loại sổ (sổ nhật ký, sổ cái, sổ
tổng hợp, sổ chi tiết) phài phù hợp với năng lực, trình độ tổ chức, quản lý nói
chung và kế toán nói riêng.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và
tiện lợi cho việc kiểm tra.
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức
theo một trong các hình thức sổ nhất định (nhật ký - sổ cái, nhật ký chung,
chứng từ, chứng từ - ghi sổ hay nhật ký chứng từ)
Sổ quyển phải được đánh số trang và đóng dấu giáp lai giữa hai trang liền
nhau. Cuối sổ phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.
- Bắt đầu một niên độ kế toán phải mở sổ kế toán mới. Cuối kỳ hoặc cuối
niên độ kế toán phải tiến hành khóa sổ kế toán. Trong trường hợp cần thiết như:

kiểm kê tài sản, kiểm toán, giải thể, sát nhập…. kế toán cũng phải tiến hành
cộng sổ, tính số phát sinh, tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản.
- Việc ghi chép trên sổ kế toán phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, phải ghi
bằng mực tốt, không phai. Số liệu phản ánh trên sổ phải liên tục có hệ thống
không được để cách dòng hoặc viết xen kẽ hay chồng lên nhau. Không được tẩy
xoá, làm nhoè, làm mất sổ đã ghi. Nếu có sai sót phải chữa sổ theo phương pháp
thích hợp.
1.2.3. Sổ kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Theo chế độ kế toán hiện hành thì hiện nay đang áp dụng 4 hình thức
sổ kế toán cho các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đó là: nhật ký
sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở 01 hệ thống sổ kế toán chính thức
theo một trong 4 hình thức trên. Tùy theo hình thức sổ kế toán áp dụng mà
doanh nghiệp phải mở những mẫu sổ gì và ghi chép như thế nào.
1.2.4. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ:
* Đặc điểm:
- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có
của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản đối ứng nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
(theo tài khoản).
* Sổ sách:
Hình thức nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chứng từ.
- Bảng kê.
- Bảng phân bổ.
- Sổ cái.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

*Trình tự ghi sổ.

×