Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CÁCH đọc HIỂU tác PHẨM VĂNHỌC VIỆT NAM HIỆN đại từ 1945 đến 1975 dưới DẠNG THƠ và văn XUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.82 KB, 32 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN:
CÁCH ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN
HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN 1975
DƯỚI DẠNG THƠ VÀ VĂN XUÔI

MỤC LỤC

STT
1

NỘI DUNG
Lời giới thiệu

TRANG
3

2

Tên sáng kiến

4

3

Tác giả sáng kiến

4


4

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

4

5

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

4

6

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

4

7

Mô tả bản chất sáng kiến

4

A.Phần nội dung

4

B.Phần khả năng áp dụng được của sáng
kiến


27

1


C.Phần kết luận

28

8

Những thông tin được bảo mật

29

9

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

29

10

Đánh giá lợi ích thu được

29

11


Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp dụng sáng kiến

30

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tác phẩm văn chương bao giờ cũng là sản phẩm tinh thần của một thời
đại, mang dấu ấn của hồn cảnh văn hóa xã hội mà nó ra đời, thời đại nào văn
học nấy đã trở thành một quy luật quan trọng của quá trình văn học. Để hiểu các
tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975 khơng thể khơng tìm hiểu hồn cảnh phát
triển của nó.
Giai đoạn văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 diễn ra
trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đây là ba mươi năm của cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc vơ cùng ác liệt. Chiến tranh là hồn cảnh khơng bình thường
của đất nước. Hồn cảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến tồn bộ đời sống vật chất,
tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Trong chiến tranh vấn đề
hàng đầu được đặt ra là lợi ích của cộng đồng, là vận mệnh chính trị của dân tộchướng tới độc lập tự do. Cũng trong chiến tranh cần phải nêu cao tinh thần chịu
đựng gian khổ hi sinh. Văn chương vì thế hạn chế nói đến chuyện hưởng thụ,
riêng tư, chuyện hạnh phúc cá nhân, văn học thiên về hướng ngoại: hướng về

2


quần chúng cách mạng, hướng về những người anh hùng để ngợi ca, hướng về
kẻ địch để thể hiện lòng căm thù, lên án cái ác, cái xấu… Do đó văn học tất yếu,
mang khuynh hướng sử thi. Đề tài các tác phẩm văn học thường là đề tài sử thi
gắn với những vấn đề liên quan đến vận mệnh của cộng đồng. Nhân vật sử thi là
những con người đại diện cho cộng đồng, kết tinh các phẩm chất cao quý của
cộng động, số phận gắn bó với cộng đồng, sống chết vì

cộng đồng. Nhà văn ca ngợi con người với thái độ sùng kính, lời lẽ trang
nghiêm, ngơn từ tráng lệ.
Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của văn học nghệ thuật là
phục vụ chính trị, tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Lòng yêu nước được đề cao. Hi
sinh cho tổ quốc là tự nguyện, là niềm vui, ngày ra trận con người không mang
nỗi buồn chia ly. Con người tràn ngập niềm tin ở chiến thắng, ở tương lai xã hội
chủ nghĩa. Đó cũng là cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn cách mạng trong văn học
1945-1975.
Trong chiến tranh lực lượng đóng vai trị quyết định là cơng nơng binh vì thế
văn học phải hướng về đại chúng. Văn học hướng về đại chúng nên phải phản
ánh một cách sâu sắc đời sống của quần chúng nhân dân, từ nỗi đau khổ, bất
hạnh của những người lao động nghèo khổ bị áp bức trong xã hội cũ đến niềm
vui, niềm hạnh phúc của họ trong chế độ mới, thấy cả con đường đến với cách
mạng, phẩm chất anh hùng, Giai đoạn văn học này cũng đã khắc họa tất cả vẻ
đẹp của người lao động…, hình thức văn học thường ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu
phù hợp với đối tượng tiếp nhận…
Như vậy, hoàn cảnh đặc biệt của đất nước trong giai đoạn 1945-1975 đã chi
phối đặc điểm của văn học. Hiểu bối cảnh phát triển trên của văn học chúng ta
sẽ có cơ sở để khám phá, lí giải giá trị của từng tác phẩm cụ thể trong giai đoạn
1945-1975. Tuy nhiên để hiểu và cảm được những tác phẩm văn học giai đoạn
này không phải dễ, nhất là dạng đề Đọc - Hiểu văn bản. Chính vì thế, tơi đã viết
ra sáng kiến này để nhằm giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung tác
phẩm văn học dưới dạng thơ và văn xuôi, giúp các em làm dạng đề đọc hiểu đạt
hiệu quả cao hơn.

3


2. Tên sáng kiến: Cách đọc hiểu tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại từ 1945
đến 1975 dưới dạng thơ và văn xuôi

3. Tác giả sáng kiến: ……………
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:……………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ………….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy; Kiểm tra; Đánh giá
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể: ………………….
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: …………..
7. Mô tả bản chất sáng kiến:
A. PHẦN NỘI DUNG
I. Đọc - hiểu các thể loại văn bản: Văn bản truyện.
Truyện là một trong những thể loại quan trọng của văn học, chiếm vị trí khá
lớn trong chương trình Ngữ văn THPT, trong các đề thi THPT Quốc gia, do đó
việc cung cấp cho HS cách tiếp cận để đọc hiểu truyện là việc làm cần thiết.
1. Đặc trưng truyện
Hầu hết các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 đều thuộc thể loại
truyện ngắn. Đây là những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện, thể
hiện nét riêng trong cách nắm bắt cuộc sống, hướng tới khắc họa một hiện
tượng, phát hiện nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
con người. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện
của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi… Để tiếp cận giá trị của các truyện ngắn
trong chương trình, học sinh cần hiểu được một số đặc trưng cơ bản sau của
truyện ngắn.
1.1. Nhân vật
- Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhân vật ít được khắc họa tỉ mỉ, toàn diện,
đầy đặn . Nhân vật trong truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội,
ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

4


- Truyện ngắn hiện đại thường chú ý diễn biến nội tâm, tính cách đậm nét; tâm

lí phù hợp với cá tính, lứa tuổi, giới tính…Truyện ngắn thường miêu tả tâm lí
nhân vật qua bút pháp ngoại hiện (miêu tả qua hành vi, biểu hiện bên ngoài, qua
đối thoại). Bút pháp trực tiếp (diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật bằng trần thuật
theo điểm nhìn của nhân vật, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm…).
- Qua nhân vật nhà văn thường thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan niệm
về cuộc đời.
1.2. Cốt truyện
- Cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật.
- Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời
sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định, nói như
nhà văn Nguyễn Kiên: “Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc,
một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống”.
- Cốt truyện đóng vai trị quan trọng trong truyện ngắn. Một truyện ngắn hay
phải có một cốt truyện kì lạ, hay nói cách khác : “Nghệ thuật truyện ngắn đồng
nghĩa với nghệ thuật sáng tạo cốt truyện” (Gớt).
1.3.Tình huống truyện
- Tình huống truyện là hồn cảnh chứa xung đột được nhà văn tạo lập để triển
khai cốt truyện. Tình huống truyện xét đến cùng là những sự kiện đặc biệt của
đời sống trong đó chứa đựng những diễn biến, mâu thuẫn được nhà văn triệt để
khai thác làm bật lên ý đồ nghệ thuật của mình. Trong truyện ngắn, tình huống là
“cái tình thế xảy ra truyện” để diễn tả “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống
hiện ra rất đậm đặc”, là cái khoảnh khắc “chứa đựng cả một đời người”
(Nguyễn Minh Châu).
- Các loại tình huống: tình huống hành động (hướng tới hành động có tính chất
bước ngoặt của nhân vật); tình huống tâm lí (chủ yếu tác động đến tâm tư, tình
cảm nhân vật hơn là đẩy họ vào tình thế phải lựa chọn hay quyết định những
hành động thích ứng); tình huống nhận thức (mang đến nhận thức cho nhân vật,
chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí của nhân vật).

5



- Tình huống truyện là cơ sở để cốt truyện phát triển một cách tự nhiên, hợp lí;
góp phần thể hiện tư tưởng, tính cách của nhân vật, thể hiện chủ đề của tác
phẩm.
1.4. Kết cấu
- Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm, thể hiện ở phần mở đầu, kết thúc; sự lựa
chọn, sắp xếp các chi tiết đời sống, sắp xếp các chương đoạn…
- Trong truyện ngắn phần mở đầu và kết thúc đóng vai trị quan trọng Theo
tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận (Sêkhôp). Sức
mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối (Nhà văn Nga
Phuôcmanôp) . Để cho độ mở của đoạn kết được rộng, tạo nên độ tin cậy và
quyền chủ động của người đọc theo lí thuyết đồng sáng tạo, trong truyện ngắn
hiện đại thường có một khoảng trống tự do ở cuối truyện. Lối kết thúc mở còn
tạo ra sự bất ngờ làm cho câu truyện vì thế ám ảnh và có dư ba.
1.5. Chi tiết
- Chi tiết là những tiểu tiết của tác phẩm, có thể là về phong cảnh, mơi trường,
chân dung, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói…
- Chi tiết nghệ thuật đóng vai trị quan trọng trong truyện ngắn yếu tố có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn (Lí luận
văn học). Khơng chỉ mang giá trị tạo hình, chi tiết cịn mang sức khái qt lớn tơ
đậm tính cách nhân vật, thể hiện điểm nhìn, nghệ thuật kể chuyện của tác giả…
tạo ra những tầng nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Chi tiết cô đúc là bởi đây là những
yếu tố nhỏ trong tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm
xúc. Những chi tiết đặc sắc, độc đáo thường làm nên những truyện ngắn có giá
trị, hấp dẫn. Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.
- Để có được những chi tiết nghệ thuật hay nhà văn phải có sự tìm tịi, sáng
tạo, phải có vốn sống thực tế phong phú.
1.6. Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật
*Điểm nhìn:


6


- Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngơn, trình bày, miêu tả phù hợp với
cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận,
đánh giá (bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện
vật lí, tâm lí, văn hóa…)
- Các loại điểm nhìn: điểm nhìn của người trần thuật (điểm nhìn bên ngồi)
và của nhân vật (theo cá tính, địa vị tâm lí nhân vật); điểm nhìn khơng gian- thời
gian (là vị trí của chủ thể trong không gian và thời gian, thể hiện ở phương
hướng nhìn, khoảng cách nhìn, đặc điểm của khách thể được nhìn).
*Giọng điệu trần thuật:
- Giọng kể (hay chính là giọng điệu) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng,
đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần,
thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu trong tác
phẩm có giá trị đa dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo.
- Giọng kể (giọng điệu) quan trọng trong tác phẩm văn học vì phản ánh lập
trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, là một biểu hiện
của phong cách nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu
trong tác phẩm là giọng riêng của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ
thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện
1.7. Ngôn ngữ
- Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngơn ngữ. “ Ngơn
ngữ truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ
hiểu, ngôn ngữ truyện ngắn là thứ ngơn ngữ cơ đọng. Chính thứ ngơn ngữ này
truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc
điệu” (Nhà văn Liên Xô, Vôrônin).
- Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngơn ngữ văn xi vì đặc trưng

phản ánh cuộc sống theo phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca, vì
địi hỏi ngắn gọn, do u cầu của thể loại.

7


2. Cách dạy đọc - hiểu văn bản truyện
2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác là cơ sở để cảm nhận các tầng
lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Mỗi tác phẩm truyện trong giai đoạn văn học 1945 -1975 gắn liền với bối cảnh
xã hội mà nó ra đời. Hoàn cảnh xã hội ấy chi phối giá trị của các tác phẩm, là cơ
sở để đánh giá, lí giải đặc điểm của tác phẩm…
+ “Vợ chồng A Phủ” được ra đời sau chuyến đi thực tế tám tháng của nhà văn
Tơ Hồi cùng bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc. Chuyến đi đó đã để lại những ấn
tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà văn. Tơ Hồi viết truyện ngắn là để
trả món nợ ân tình cho Tây Bắc “ Đất nước và con người miền Tây đã để
thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”. Do đó đối tượng được phản ánh trong tác
phẩm chính là con người, là thiên nhiên của mảnh đất Tây Bắc. Đó là người lao
động miền núi với số phận bi thảm và sức sống ngoan cường, với khát vọng tự
do tiềm tàng; đó là thiên nhiên thơ mộng và những phong tục tập quán mang
đậm chất Tây Bắc…Đồng thời tác phẩm cũng mang chủ đề phổ biến của văn
học 1945-1975: khẳng định sự đổi đời của của nhân dân nhờ cách mạng, sự đổi
đời từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ, từ chỗ mê muội đến chỗ được
giải phóng về tư tưởng, tâm hồn.
+“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được viết vào đầu năm 1965, ở khu
căn cứ ở chiến trường miền Trung Trung Bộ, trong khơng khí sơi sục của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là thời điểm sau khi Mĩ ồ ạt đổ quân vào
miền Nam nước ta và đánh phá ác liệt miền Bắc, cuộc kháng chiến của dân tộc
ta đang bước vào giai đoạn mới, chống lại cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc

Mĩ, từ đó ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm khái quát về chân lí lịch sử, về con
đường giải phóng của nhân dân trong thời đại cách mạng. Mặt khác đây cũng là
tác phẩm của giai đoạn 1945 -1975 nên rất tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn (ở các phương diện từ đề tài, chủ đề hình tượng nhân vật,
thiên nhiên, nghệ thuật trần thuật).

8


2.2. Hướng dẫn đọc văn bản truyện
- HS cần đọc trước văn bản ở nhà.
+ Các tác phẩm trong chương trình đều thuộc thể loại truyện ngắn song so với
thời lượng chương trình trên lớp, khả năng để HS đọc tồn bộ là khó. Thực tế
học sinh thường khơng nắm được cốt truyện, không nhớ các chi tiết, các sự kiện
quan trọng diễn ra trong câu truyện do tình trạng khơng đọc tác phẩm, từ đó
khơng hiểu được giá trị của tác phẩm. Do đó cần yêu cầu HS đọc văn bản trước
khi bài dạy diễn ra, ở nhà.
+ Giáo viên kiểm tra việc đọc của học sinh ở nhà qua phần tóm tắt cốt truyện ở
trên lớp, hoặc kể về các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
- Việc đọc ở trên lớp: GV vẫn cần cho học sinh đọc, tuy nhiên chỉ nên đọc điểm
từng đoạn tùy thuộc vào hướng khai thác tác phẩm.Ví dụ khi đọc truyện “Vợ
chồng A Phủ” của Tơ Hồi, GV có thể u cầu HS đọc đoạn mở đầu tác phẩm
khi đi vào tìm hiểu hình tượng nhân vật Mị, nhấn mạnh cách giới thiệu nhân vật
của tác giả, hoặc đọc đoạn về cảnh đêm tình mùa xuân để HS thấy được diễn
biến tâm trạng của nhân vật Mị. Còn với truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân, có thể
cho HS đọc đoạn về cảnh trong buổi sáng hơm sau ở gia đình bà cụ Tứ để thấy
rõ hơn khát vọng hạnh phúc, niềm hi vọng vào sự đổi thay cuộc sống của Tràng,
người vợ nhặt, bà cụ Tứ khi bên bờ vực thẳm của cái chết.
2.3. Đọc hiểu văn bản truyện dựa trên đặc trưng thể loại truyện
- Ở phần trên tôi đã nêu những đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Khi hướng

dẫn HS đọc hiểu văn bản truyện, tôi cũng hướng vào các phương diện quan
trọng của truyện ngắn đã nêu.
- Nhân vật: Đóng vai trị quan trọng trong tác phẩm. Khi tìm hiểu nhân vật cần
chú ý:
+ Đặc điểm của nhân vật thể hiện chủ đề của tác phẩm: chú ý số phận, phẩm
chất tính cách nhân vật : Ví dụ nhân vật là những con người thuộc tầng lớp nạn
nhân xã hội cũ, số phận bi thảm của dưới ách áp bức của thực dân, chúa đất như
Mị, A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”; thân phận cùng cực vì nạn đói 1945 như

9


trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, nhân vật có số phận gắn bó với cộng đồng như
nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu”,nhân vật thể hiện phẩm chất của người lao
động như có sức sống tiềm tàng, có khát vọng tự do (Mị, A Phủ trong “Vợ
chồng A Phủ”), giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai
(nhân vật trong “Vợ nhặt”); yêu nước, căm thù giặc, trung thành với Đảng, với
cách mạng, gan góc dũng cảm nhưng cũng giàu tình nghĩa (các nhân vật trong
“Rừng xà nu” hoặc “Những đứa con trong gia đình”).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: việc xây dựng nhân vật thể hiện tài năng và
phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong “Vợ chồng A Phủ”, hai nhân vật Mị
và A Phủ đều mang những nét tính cách của người dân miền núi bị áp bức song
được khắc họa khác nhau: nhân vật Mị chủ yếu được miêu tả ở sức sống nội
tâm thơng qua diễn biến tâm lí tinh tế phức tạp (nhất là hai tình huống trong đêm
tình mùa xuân và đêm Mị cắt dây trói cứu A Phủ), cịn nhân vật A Phủ tính cách
lại được thể hiện thơng qua hành động và những biểu hiện bên ngồi.
+“Những đứa con trong gia đình”: Các nhân vật vừa mang những nét chung
để tạo nên dịng sơng truyền thống song mỗi nhân vật lại là một khúc sông,
mang một tâm lí, một nét tính cách riêng được diễn tả chính xác, tinh tế. Thế
giới nhân vật đậm chất Nam Bộ (từ tính cách đến ngơn ngữ của nhân vật).

- Tình huống truyện: để phân tích tình huống truyện cần tóm tắt tình huống,
phân tích diễn biến của tình huống hoặc tính chất của tình huống, rút ra ý nghĩa
của tình huống
+ “Vợ chồng A Phủ”,tình huống độc đáo, vừa gây sự bất ngờ, ngạc nhiên, tị mị
cho người đọc. Tình huống có ý nghĩa phản ánh hiện thực ,vừa thể hiện tư tưởng
nhân đạo của tác phẩm.
- Chi tiết trong truyện: Như trên đã nói, chi tiết rất phong phú, đa dạng. Chi tiết
trong tác phẩm thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn, hiểu sâu chi tiết cũng là
hiểu được ý nghĩa của tác phẩm.
+ “Vợ chồng A Phủ”, với chi tiết (hình ảnh) tiếng sáo trong đêm tình mùa
xuân , xuất hiện nhiều lần, biểu hiện khác nhau, thể hiện vẻ đẹp của không gian
Tây Bắc và diễn biến tâm lí nhân vật Mị.

10


+ “Rừng xà nu”: Chi tiết bàn tay Tnú, thể hiện cuộc đời, số phận và tính cách
của Tnú (biểu hiện của chi tiết, ý nghĩa của chi tiết).
+ “Những đứa con trong gia đình”: Chi tiết trong đoạn chị em Việt mang bàn
thờ má sang gửi chú Năm, khi Việt nghe tiếng chân chị, thấy thương chị, hiểu rõ
lòng mình, thấy mối thù giặc Mĩ ở trên vai chứa đựng ý nghĩa sâu xa, vừa là
hành động cụ thể, vừa có yếu tố tâm linh ,vừa thể hiện tâm lí nhân vật: Yêu
thương, trĩu nặng căm thù.
- Nghệ thuật trần thuật:
+Ví dụ truyện “Vợ chồng A Phủ” vẫn tuân theo lối trần thuật sự kiện theo trình
tự thời gian nhưng vẫn có đan xen hồi ức tự nhiên, pha trộn quá khứ và hiện tại,
các tình tiết được dẫn dắt khéo léo làm mạch truyện hấp dẫn mà không bị
rối.Giọng điệu trữ tình, hấp dẫn, lơi cuốn. Cịn “ Những đứa con trong gia
đình”, lại được trần thuật theo dòng ý thức của nhân vật (truyện được kể theo
dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại ở

chiến trường). Cách trần thuật làm cho tác phẩm có màu sắc trữ tình, tự nhiên,
sống động, có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật, diễn biến câu
chuyện trở nên linh hoạt khơng phụ thuộc vào thời gian tự nhiên, có thể thay đổi
không gian…
- Ngôn ngữ:
+“Vợ chồng A Phủ”: Ngôn ngữ sinh động, vừa giản dị, vừa phong phú. Lối văn
giàu tính tạo hình, vận dụng cách nói của người dân miền núi.
“Những đứa con trong gia đình”: Ngơn ngữ sống động, gợi cảm, giàu màu sắc
Nam Bộ
2.4. Luyện tập phần đọc hiểu văn bản truyện
* Cơ sở xây dựng bài tâp đọc hiểu văn bản truyện
- Đặc trưng truyện là cơ sở quan trọng để xây dựng câu hỏi đọc- hiểu văn bản
thuộc thể này. Chẳng hạn có thể ra những câu hỏi về: Hình tượng nhân vật (tâm
trạng, tính cách, vẻ đẹp…), chi tiết (nhận biết, nêu ý nghĩa…), điểm nhìn trần

11


thuật (nêu điểm nhìn, hiệu quả…), giọng điệu trần thuật (nhận xét, so sánh…)
….
- Căn cứ vào 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận
dụng cao.
* Một số bài tập luyện tập
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở
nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay
ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây,
trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm
giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống
thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu

sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự
sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ,
ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là
phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.
( Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo: Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học
2013)
Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp trong đoạn văn
bản trên.
Câu 2. Nhà văn đã kể gì về nhân vật “chị” trong đoạn trích ?
Câu 3. Anh/ chị hiểu gì về cuộc sống và con người thời đó qua câu văn: “Ở đây,
trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm
giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống
thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu
sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng”.
Câu 4. “Ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt
yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”.
Quan điểm của anh/chị về câu nói của nhà văn Nguyễn Khải?

12


Gợi ý trả lời:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp là: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2:
+ “Chị” có 2 quê hương: Hưng Yên và Hồng Cúm
+ “Chị” từng có quá khứ bất hạnh, khổ đau và đã tìm được hạnh phúc trong hiện
tại.
Câu 3:
+ Cuộc sống thời hậu chiến: gian khổ, thiếu thốn

+ Con người vẫn biết vươn lên, vượt qua những khó khăn gian khổ để tìm được
niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu 4: Có thể, thể hiện thái độ bằng gợi ý sau:
- Câu nói khẳng định: Trong cuộc sống con người cần có ý chí, nghị lực để vượt
qua gian khổ, hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên.
- Thái độ sống sẽ giúp mỗi người vượt qua hồn cảnh của mình, phê phán lối
sống bi quan, tuyệt vọng, không biết vươn lên.
Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng
ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày
trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ cịn có tình nghĩa giữa hắn với người đàn
bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ
ấy, nó ơm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa như có bàn tay vuốt nhẹ trên
sống lưng.
- Sắp đến chưa?
Người đàn bà chợt hỏi.
- Sắp.
- Nhà có ai khơng?
- Có một mình tơi mấy u.
Thị tủm tỉm cười:
- Đã một mình lại cịn mấy u. Bé lắm đấy!
13


Hắn bật cười
-À nhỉ!
Câu chuyện xem chừng đã thân thân. Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ
một lát, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:
- Dầu tối thắp đây này.
- Sang nhỉ.

- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thơi chả cần.
- Hoang nó vừa vừa chứ.
Hắn chậc lưỡi:
- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sảng sủa một tí chứ…”
(Trích: “Vợ nhặt”- Kim Lân)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2. Tâm trạng của nhân vật “Tràng” được diễn tả trong đoạn trích như thế
nào?
Câu 3. Từ tâm trạng của nhân vật “Tràng”, anh/ chị hiểu về phẩm chất của
người nông dân trong nạn đói năm 1945?
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân qua đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Diễn tả tâm trạng của nhân vật Tràng khi dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
và cuộc đối thoại giữa họ.
Câu 2. Tâm trạng của Tràng
- Quên đi hồn cảnh sống tăm tối, bất hạnh.
- Chìm đắm trong niềm sung sướng, cảm động vì lần đầu tiên được đón nhận
hạnh phúc gia đình.
Câu 3. Qua tâm trạng Tràng thấy được vẻ đẹp của người nông dân: Bên bờ vực
thẳm của cái chết, giữa nạn đói khủng khiếp 1945, con người vẫn khao khát
hạnh phúc, hướng tới tương lai, sự sống.
Câu 4. Nhận xét về đặc sắc truyện ngắn Kim Lân qua đoạn trích:
- Kể chuyện thơng qua đối thoại, đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tâm lí của
nhân vật.

14


- Miêu tả tâm lí tinh tế
- Ngơn ngữ giản dị, mộc mạc, gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng.

Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị
vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không
bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào, A Sử cho Mị
đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái
cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.
Huống chi A Sử với Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có
nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại
nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ
bay ngoài đường:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
(Tô Hồi, “Vợ chồng A Phủ”)
Câu 1. Xác định điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn trên. Cách tổ chức điểm
nhìn trần thuật của nhà văn ở đây có gì đặc sắc?
Câu 2. Ở phần trên của tác phẩm, nhà văn có viết: “Lần lần, mấy năm qua, mấy
năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng khơng cịn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón
tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình
cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…”
Theo anh/chị, tại sao đến đây nhân vật Mị lại có ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
Câu 3. Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa như thế nào trong
việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi
trong xã hội phong kiến xưa?

15



Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Xác định điểm nhìn trần thuật:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ 3: “Rượu đã tan lúc nào. Người về,
người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi
sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước
vào buồng”.
+ Điểm nhìn của nhân vật Mị: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị,
khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
- Đặc sắc: Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện đến nhân vật,
từ ngoài vào trong giúp nhà văn thâm nhập, khám phá chiều sâu nội tâm nhân
vật, cho người đọc thấy được sự linh hoạt, biến hóa trong nghệ thuật trần thuật
của nhà văn, cũng như cảm nhận được tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm sâu xa của
người viết.
Câu 2:
- Sống trong nhà thống lí Pá Tra, bị bóc lột về sức lao động, bị đầu độc, áp chế
về tinh thần, cô Mị một thời trẻ trung, yêu đời là thế, giờ chỉ cịn như cái xác khơ
héo, tàn tạ, mất hết ý thức về sự sống. Nhà văn viết: “Mị cũng không cịn tưởng
đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
- Nhưng giờ đây, ý thức sự sống trở về : “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn
đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với
Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”, Mị lại muốn được chết,
cái chết của một con người còn hơn sống kiếp nô lệ tủi nhục.
Câu 3:
- Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích ngầm khẳng định: Thực tại kiếp
sống nô lệ khiến Mị buồn tủi muốn chết nhưng sâu trong ý thức người phụ nữ ấy
vẫn là niềm khát sống, khát yêu mãnh liệt. Tiếng sáo là tiếng gọi thiết tha của sự


16


sống ngồi kia hay chính là sự lên tiếng của khát vọng tiềm tàng mà mãnh liệt
ấy.
Câu 4:
Cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa:
- Thấu hiểu, sẻ chia với thân phận khổ đau, bi kịch của người phụ nữ.
- Trân trọng những khát vọng đẹp đẽ, chính đáng của người phụ nữ.
Bài tập 4:
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi
ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc
nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh
con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây khơng cây nào khơng bị thương. Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ
vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi
dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sơi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà
nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi
tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế.
Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ
trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vơ số hạt bụi vàng từ nhựa
cây bay ra, thơm mỡ màng”.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu nêu sau:
Câu 1. Nêu tên 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đã gợi ra bức tranh thiên nhiên
thế nào?
Câu 3. Hình tượng xà nu trong đoạn trích gợi những liên tưởng gì về số phận và

vẻ đẹp của con người Tây Nguyên?
Câu 4. Anh/ chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ?
Gợi ý trả lời:
17


Câu 1. Gọi tên được 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: So
sánh, Nhân hóa, ẩn dụ.
Câu 2. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó đã gợi ra bức tranh thiên nhiên
Tây Nguyên hùng vĩ, tráng lệ (màu sắc, âm thanh, hương thơm, ánh sáng…)
Câu 3. Hình tượng xà nu trong đoạn trích gợi liên tưởng đến số phận, phẩm chất
của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ: chịu những đau thương
khi kẻ thù đến, sức sống mãnh liệt, khát vọng hướng về ánh sáng của Đảng và
cách mạng, đoàn kết…
Câu 4. Học sinh nêu được một số những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ, ví dụ như: Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên trung với
cách mạng, đoàn kết, lạc quan…
II. Đọc - hiểu văn bản thơ
1. Cách làm câu hỏi đọc hiểu văn bản thơ cách mạng Việt Nam 1945 - 1975
(theo đặc trưng thể loại và văn học sử)
- Khi tiến hành thiết lập hệ thống câu hỏi và giúp học sinh ôn tập dạng câu hỏi
đọc hiểu phần thơ ca cách mạng 1945 -1975 chúng ta cần dựa vào hai trục
chính: Đặc trưng thơ trữ tình và Văn học sử thơ cách mạng Việt Nam. Khi ấy hệ
thống câu hỏi và cách làm mới thực sự trúng vấn đề.
- Vấn đề chính ở văn bản thơ: Vấn đề cụ thể, có thể hỏi, hướng giải quyết,nội
dung trữ tình, vẻ đẹp của nhân vật trữ tình…
+ Thể hiện tâm trạng, tình cảm gì ?
+ Đặt tên cho văn bản
+ Thông điệp qua văn bản ?

+ Chỉ ra những lớp nghĩa khác nhau của văn bản?
+ Thể hiện tâm trạng, tình cảm gì?
=> Lưu ý: gọi tên bằng những từ khố chính xác nhất có thể dùng một loạt
những từ mang ý nghĩa tương đương, có thể trích những từ ngữ thể hiện rõ:
- Thơng điệp qua văn bản ? => tìm ra hàm ý của văn bản.

18


- Chỉ ra những lớp nghĩa khác nhau của văn bản => làm như trên (chú ý tới
nghĩa cụ thể, và nghĩa tượng trưng)
a. Thể thơ, kết cấu:
- Chỉ ra thể thơ và ý nghĩa.
+ Kết cấu có gì đặc biệt ? Ý nghĩa ?
+ Nêu biểu hiện và ý nghĩa.
b. Ngơn từ, hình ảnh, hình tượng:
- Chỉ ra ý nghĩa, đặc điểm của từ ngữ, hình ảnh …
+ Lựa chọn từ ngữ (chép lại đúng với nguyên bản, so sánh với từ ngữ khác)
+ Việc sử dụng các biện pháp tu từ (từ vựng và cú pháp)
+ Sử dụng trường từ vựng, ý nghĩa
+ Ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh … => ghi lại từ ngữ hình ảnh, nêu đặc điểm, tính
chất, nêu ý nghĩa
+ Các biện pháp tu từ
=> Lưu ý: chỉ ra biểu hiện của các biện pháp tu từ ; nói tới ý nghĩa (trong thể
hiện nội dung, trong nghệ thuật diễn đạt, thể hiện phong cách tác giả)
+ Lựa chọn từ ngữ => lưu ý: Đưa ra ý kiến lựa chọn ,chỉ ra hạn chế của từ được
lựa chọn so với từ gốc của văn bản.
c. Nhịp điệu, vần điệu, âm điệu, giọng điệu:
- Cách ngắt nhịp, ý nghĩa
- Cách phối thanh, ý nghĩa

- Gọi tên giọng điệu, các yếu tố tạo nên giọng điệu, ý nghĩa
(Chú ý tới việc thể hiện nội dung và nghệ thuật diễn đạt trong cụ thể đoạn trích.
Tránh trả lời chung chung)
d. Bút pháp, thủ pháp :
- Bút pháp lãng mạn, bút pháp hiện thực.
- Thủ pháp đối lập, tương phản …
- Gọi tên, nêu biểu hiện
19


- Ý nghĩa:
e. Các khái niệm lí luận, làm văn và văn học sử có liên quan:
- Chỉ ra phong cách nhà thơ trong văn bản
- Màu sắc sử thi, tính dân tộc, phương thức biểu đạt…
(Lưu ý: Phương thức biểu đạt chính )
2. Một số bài tập luyện tập
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các u cầu ở dưới:
“Có những ngã ba nối những dịng sơng lớn của một đại châu, sóng dựng
trùng trùng
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đơ to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dịng văn minh lớn, đơng,tây, kim,
cổ…
Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết ( trong sách địa dư, trên bản đồ)
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
Xong rồi, con có thể quên
Nhưng con chớ quên ngã ba Đồng Lộc”.
(Huy Cận, Ngã ba Đồng Lộc, 1971)

Câu 1: Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì?
Câu 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác dụng của nó trong việc biểu lộ
cảm xúc?
Câu 3: Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật
của nó.
Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua lời khun “Chớ quên ngã ba
Đồng Lộc”?
Gợi ý trả lời:

20


Câu 1: Đoạn thơ là lời của người cha - thế hệ đi trước nói với người con thế hệ
đi sau. Đó là lời khuyên đừng quên những người đã ngã xuống để bảo vệ độc lập
dân tộc, đừng quên lịch sử hào hùng của dân tộc.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Điều đó phù hợp với dòng tâm tư
khi miên man, dàn trải, khi cô nén, ngưng lại trong sự xúc động. Thể thơ tự do
khiến cho lời của người cha nói với con trở nên tự nhiên, chân thực tựa như lời
nói hàng ngày.
Câu 3: Phép so sánh “ Như những mạch máu khổng lồ”. Phép ẩn dụ: “ Hạt
hồng cầu đỏ chói”.
- Các phép tu từ làm cho đoạn thơ vừa trừu tượng, vừa cụ thể, vừa sống động,
vừa bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt của tác giả.
Câu 4: Học sinh tự do bộc lộ cảm xúc nhưng cảm xúc phải chân thành, phù hợp
với nội dung đoạn thơ, với thời đại ngày nay. Chủ đề chính là phải ln ân nghĩa
thủy chung, tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc.
Bài tập 2: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sơng Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sơng Đuống trơi đi
Một dịng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngơ khoai biêng biếc
Đứng bên này sơng sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay!”
( Hồng Cầm, Bên kia sơng Đuống)
Câu 1: Đoạn thơ trên đã cho anh/ chị hình dung như thế nào về tồn cảnh sơng
Đuống khi nhìn từ “ bên này”?
Câu 2: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được nhà thơ sử dụng trong
đoạn văn bản trên.
21


Câu 3: Anh/ chị hiểu gì về tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trong đoạn văn bản
trên?
Câu 4: Theo anh chị, trong thời điểm hiện tại, ngoài nỗi nhớ thì tình u q
hương
đất nước cịn được biểu hiện ở những khía cạnh nào nữa?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Tồn cảnh sông Đuống như hiện lên trước mắt với một khơng gian thống đạt,
ngút ngàn. Có hình ảnh dịng sơng, cát trắng, bãi mía, bờ dâu…bao phủ một màu
xanh dịu nhẹ, sáng tươi: màu biếc của ngô khoai, màu xanh của bờ dâu, ánh
sáng lấp lánh của dịng sơng trơi, của cát trắng phẳng lì.
- Hình dung trước mắt là một miền quê thanh bình, trú phú với những cảnh vật
thân thuộc, bình dị nhưng rất đỗi thơ mộng, trữ tình. Sơng Đuống nằm nghiêng
nghiêng trong suốt những năm kháng chiến như một sinh thể có hồn, vừa duyên
dáng nhưng cũng đầy ưu tư, chất chứa bao tâm trạng.

Câu 2:
Đoạn thơ sử dụng khá nhiều những biện pháp nghệ thuật, thí sinh cần nêu được
2 trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc sau đây:
- Hệ thống từ láy: “Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biếng biếc, xót xa”,
kết hợp với nghệ thuật nhân hóa: sơng Đuống như một con người “ nằm
nghiêng nghiêng”.
- Câu hỏi tu từ : “sao nhớ tiếc?, sao xót xa..”, kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi
cảm giác: “xót xa như rụng bàn tay”. Nỗi đau trong tâm can khi biết tin quê
hương bị giặc chiếm đóng đã cụ thể hóa và chuyển thành nỗi đau thể xác, khiến
nhà thơ xót xa, nhức nhối như rụng rời, mất đi một phần cơ thể.
Câu 3:
- Với nỗi buồn chất chứa khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm đóng, nhà thơ
khao khát được giãi bày, sẻ chia, đồng cảm. Hình tượng “ em” - người con gái
Kinh Bắc trong tưởng tưởng đã hiện lên như cùng nhà thơ ngược dịng thời gian
về với kí ức để sống lại ngày xưa bên kia sông Đuống một thủa yên bình.

22


- Tiếng lịng náo nức, bồi hồi của chính nhà thơ khi sống lại với những kỉ niệm
đã lắng sâu trong kí ức về một q hương thanh bình, trú phú và thơ mộng. Từ
đó, thể hiện niềm yêu thương nhung nhớ, tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của quê
hương mình.
- Đi cùng với nỗi nhớ là cảm giác nuối tiếc đến nghẹn ngào, da diết khi chứng
kiến hiện thực đau thương “ Đứng bên này sông sao nhớ tiếc”. Cảm giác “ bên
này” thật gần mà không thể làm gì được, cảnh vật trìu mến, thân thương của
làng quê đã rơi vào tay giặc.
- Nỗi đau đớn, xót xa như dâng lên, cắt cứa vào da thịt. Nỗi đau mất quê cứ
nhức nhối, quặn thắt trong trái tim khiến nhà thơ như cảm thấy mất đi một phần
máu thịt. “Sao xót xa như rụng bàn tay ?”.

Câu 4: Trong thời điểm hiện tại, khi đất nước hòa bình, phát triển và hội nhâp,
tình yêu quê hương đất nước khơng chỉ biểu hiện ở nỗi nhớ mà cịn:
- Tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa
- Ý thức tơn tạo, bảo vệ, làm giàu có những vẻ đẹp vốn có
- Dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn
- Quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc nếu bị đe dọa, xâm lược
Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Ba năm rồi gửi lại quê hương
23


Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mịn chân bên cối gạo canh khuya
Chúng tơi đi
Nắng mưa sờn mép ba lơ
Tháng năm bạn cùng thơn xóm
Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn cơ thơn nữ cuối nương dâu…”
( Nhớ - Hồng Nguyên )
Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Phác họa hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được
thể hiện trong đoạn thơ?
Câu 3: Hai câu thơ “Ít nhiều người vợ trẻ /Mòn chân bên cối gạo canh khuya”
thể hiện tâm sự gì của người lính?
Câu 4: Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh chi tiết thơ của tác giả trong đoạn
trích?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2: Hình ảnh người lính chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ:
- Hoàn cảnh xuất thân: ra đi từ những miền quê nghèo trên mọi miền đất nước.
- Trình độ văn hóa, qn sự cịn hạn chế (chưa biết chữ, súng bắn chưa quen,
quân sự mươi bài).

24


- Đời sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn (Áo vải chân không/ Nắng mưa sờn
mép ba lô/ tháng năm bạn cùng thơn xóm…)
- Tinh thần: có ý chí chiến đấu, giàu nhiệt tình cách mạng, lạc quan tin tưởng ở
tương lai (lột sắt đường tàu/ Rèn thêm dao kiếm/ Lòng vẫn cười vui kháng

chiến…)
Câu 3: Hai câu thơ đặc tả sự lặng thầm, chịu thương chịu khó của người vợ trẻ
nơi quê nhà. Qua đó lời thơ thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và tình cảm yêu
thương gắn bó sâu sắc của người lính với hậu phương, gia đình.
Câu 4: Hình ảnh chi tiết thơ mộc mạc, giàu chất sống; thể hiện khuynh hướng
thẩm mĩ mới của thơ ca kháng chiến: khám phá và thể hiện vẻ đẹp, chất thơ
trong cái bình thường, giản dị của đời sống chiến đấu.
Bài tập 4:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”.
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2. Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ trên?
Câu 3. Ý nghĩa của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”

25



×