Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phương pháp đọc hiểu bài thơ “tràng giang” và “đây thôn vĩ dạ” theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.49 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
1. Lời giới thiệu
2. Tên sáng kiến: Phương pháp đọc hiểu “Tràng giang” và “Đây thôn Vĩ

2
5
5

Dạ” theo đặc trưng thể loại
3. Tác giả sáng kiến
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Chương I: Những vấn đề chung
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
Chương II; Đọc hiểu “Tràng Giang” và “Đây thôn Vĩ Dạ” theo đặc trưng

5
5
6
6
6
6
6
10
10


thể loại.
A. Đọc hiểu bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
I. Đọc hiểu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề
II. Đọc hiểu tâm trang, tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình
III. Đọc hiểu những đặc sắc về nghệ thuật
B. Đọc hiểu bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
I. Đọc hiểu hồn cảnh ra đời của bài thơ
II. Đọc hiểu tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình
III. Đọc hiểu những đặc sắc về nghệ thuật
Chương III: Giáo án thực nghiệm
Tiết 85-86: Đọc văn: Đây Thôn Vĩ Dạ
7.2: Khả năng áp dụng sáng kiến
8.Những thông tin cần được bảo mật
9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có được do áp dụng sáng

10
11
12
18
23
23
25
31
34
34
47
47
47

48

kiến theo ý kiến của tác giả
10.2. Đánh giá của tổ chức:
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu.
Thư mục tham khảo

10

48
49
49
50

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.Lời giới thiệu
Chín mươi năm đã trơi qua kể từ ngày Thơ mới ra đời, tạo nên một bước
ngoặt trong lịch sử thơ ca Việt Nam, trải qua bao thăng trầm, xong cùng với thời
gian nó đã được trả về đúng với giá trị đích thực. Dịng Thơ mới xuất hiện trên
văn đàn mang đến một nguồn sống dạt dào, mới mẻ, thanh tân từ nội dung cho
đến nghệ thuật thể hiện. Đánh giá về Thơ mới Vương Trí Nhàn cho rằng “ Ảnh
hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm vi tồn xã hội...Phải nói Thơ mới đã in

2



dấu của nó vào cả thế kỷ” cịn Lê Đình Kỵ thì khẳng định “ Thơ mới là cả một
bước phát triển quan trọng, xét về một mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng
trong tiến trình của thơ ca Việt Nam, đưa thơ ca cổ điển Việt Nam đạt đến hiện
đại”. Sự xuất hiện của Thơ Mới gắn liền với sự ra đời của phong trào Thơ mới
1932 – 1945. Trào lưu văn hóa này ra đời phản ánh những đòi hỏi nhất định của
lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp
người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự
xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng, tình cảm mới, những thị hiếu
thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn hóa Đơng-Tây là nguyên nhân chính dẫn
đến sự ra đời của phong trào Thơ Mới 1932 – 1945. Nổi bật trong phong trào
Thơ mới phải kể đến Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn
Nhược Pháp, Nguyễn Bính… và khơng thể không kể đến Huy Cận, Hàn Mặc Tử
- một trong số ít những nhà thơ có sự sáng tạo độc đáo, dồi dào và mãnh liệt vào
bậc nhất của phong trào Thơ mới.
Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của phong trào Thơ mới, Huy Cận là
một trong những thi sĩ có cơng đưa phong trào này lên tới đỉnh cao. Ở độ chín
nhất, phong cách thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố cổ
điển, nhất là cổ điển Đường thi với yếu tố thơ mới. Cụ thể là hòa hợp trong mối
“sầu vạn kỉ” của Huy Cận cả nỗi sầu vũ trụ và nỗi sầu thế nhân từng chan chứa
trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể thời thơ mới. Nỗi
niềm ấy thường chung đúc vào hình ảnh điển hình nhất của cái tơi trong Lửa
thiêng: kẻ lữ thứ bơ vơ trong không gian vô cùng vô tận, trôi dạt trong thời gian
vô thủy vô chung. Đồng thời là sự hòa hợp giữa hệ thống thi pháp của Thơ
Đường với những thi pháp của thơ tượng trưng Pháp. Vì những lẽ đó mà bước
vào mỗi thi phẩm của Huy Cận ta đều thấy bàng bạc một phong vị Đường thi.
Giai đoạn 1930- 1945, văn học công khai tuy được phép lưu hành nhưng
chịu sự kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Tinh thần yêu nước khó bộc
bạch trực diện. Những nghệ sĩ chân chính thường phải bày tỏ tấc lịng với nước
non kín đáo, bóng gió. Ở “Tràng Giang” Huy Cận đã kín đáo gửi lịng u nước

vào nỗi buồn và niềm thiết tha trước thiên nhiên tạo vật. Đó là nỗi buồn sầu của
3


một người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền(nỗi buồn sơng núi)
đã hịa lẫn với nỗi bơ vơ trước tạo vật vô biên hoang vắng. Đây không chỉ là nỗi
buồn của một cá thể mà còn là nỗi buồn bơ vơ của một thế hệ. Đồng thời thiết
tha với thiên nhiên tạo vật cũng là thiết tha với giang sơn tổ quốc mình. Đối với
học sinh điều này khó nhận ra vì nó khơng thể hiện qua ngôn từ cụ thể nào, mà
khuất lấp sau cảm giác bơ vơ và thái độ tha thiết. Hơn nữa những đặc sắc về
nghệ thuật của bài thơ cũng là một khía cạnh tương đối khó lĩnh hội đối với học
sinh.
Cùng chịu ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng trưng siêu thực Pháp,
trong rất nhiều sáng tác của Hàn Mặc Tử người ta không phân biệt được giữa hư
và thực, giữa cái hữu hình và vơ hình, giữa nội tâm và ngoại giới, giữa chủ thể
và khách thể… Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi logic bình thường trong tư duy và
ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Thơ Hàn Mặc Tử có
một diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn. Tuy nhiên, đằng sau thế giới hình
ảnh phức tạp ấy vẫn hiện rõ một tâm hồn chứa chan lòng yêu sống, tha thiết và
đau đáu hướng về cuộc đời và “Đây Thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ như thế. Mặc
dù là một thi phẩm rất hay và độc đáo, thể hiện được cơ bản những đặc điểm thơ
Hàn Mặc Tử nhưng nó chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như vẫn
cịn có những cách tiếp cận chưa thỏa đáng của cả thầy và trò khi học tác phẩm
này như: Chỉ xem tác phẩm như một bài thơ tả cảnh xứ Huế hoặc tiếp cận tác
phẩm như một bài thơ tình thuần túy-Tình yêu đơn phương của thi sĩ với Hồng
Cúc.
Vì vậy khi tiếp cận tác phẩm cần bám sát văn bản và hình tượng, kết hợp
với hồn cảnh ra đời để cảm nhận đúng bức tranh phong cảnh và tâm cảnh, tình
yêu và tình quê, tình đời và tình người mà Hàn Mặc Tử gửi gắm. Hơn nữa bài
thơ có những đặc điểm nghệ thuật hết sức độc đáo, thể hiện rõ đặc trưng thi

pháp thơ Hàn Mạc Tử. Tuy nhiên với học sinh đây là phần rất khó tiếp nhận.
Thông qua bài viết này, người viết mong muốn mang đến một cách thức
phù hợp nhất để tìm hiểu tác phẩm đó là “ Phương pháp đọc - hiểu văn bản theo
đặc trưng thể loại”. Đây còn là nguyên tắc của bộ mơn Ngữ văn ở chương trình
4


phổ thông. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong q trình thực hiện tơi
nhận thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn các phương pháp trước đây
được vận dụng, nó được thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận
của học sinh. Cho nên phương pháp dạy học văn theo đặc trưng thể loại là một
hướng đi đang được áp dụng rộng rãi và thu được những kết quả khả quan, giúp
người học hiểu sâu sắc hơn về giá trị cũng như ý nghĩa của tác phẩm.
2. Tên sáng kiến: Phương pháp đọc hiểu bài thơ “Tràng Giang” và “Đây
thôn Vĩ Dạ” theo đặc trưng thể loại.
3.Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: …………
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: …………….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Giảng dạy môn ngữ văn lớp 11
Vấn đề dạy học văn theo đặc trưng thể loại được đưa ra không đơn thuần
là một đơn vị kiến thức mà quan trọng hơn “Chủ yếu đó còn là vấn đề phương
pháp” (Vấn đề giảng dạy văn học theo đặc trưng thể loại của Trần Thanh Đạm).
Đối với Thơ mới và hai tác giả Huy Cận, Hàn Mặc Tử đã có rất nhiều những
cơng trình nghiên cứu như: “Phong cách thơ Huy Cận qua Lửa Thiêng” của
Nguyễn Thị Kim Ứng - NXB văn học- 2013. “Thi nhân Việt Nam” của Hoài
Thanh- Hoài Chân-NXB văn học 1999. “Vũ trụ thơ” của Đặng Tiến. “Hàn Mạc
Tử thơ và đời” của Lữ Hữu Nguyên (NXB VH 1999), “ Hàn Mặc Tử một cá
tính sáng tạo độc đáo” của Bích Hà < NXB hội nhà văn 2006>…
Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu này thường ở mức độ khái quát

hoặc trên một quy mô lớn chứ chưa đi vào cụ thể, chưa được ứng dụng thực tiễn
trong việc dạy học văn ở nhà trường phổ thơng. Vì vậy, với bài viết này, người
viết mong muốn mang đến cho thầy cô thêm một hướng tiếp cận để giảng cho
học sinh hiểu cụ thể về bài thơ Tràng Giang và Đây Thôn Vĩ Dạ trong chương
trình ngữ văn lớp 11.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 2 năm
2019
5


7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Cơ sở lí luận.
1.1.Vấn đề thể loại trong q trình tiếp nhận văn học.
Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ văn học “Thể loại là dạng thức của tác
phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát
triển lịch sử của văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm,
về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả về tính chất của mối
quan hệ của nhà văn đối với hiện tượng đời sống ấy”.
Các thể loại văn học “Là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một
giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó được biến đổi và được thay
thế” (D.Li-kha-chốp). Vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến
thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng. Thể loại là
một phạm trù mang tính lịch sử, nó vừa có tính ổn định lại vừa vận động biến
đổi, chịu sự tác động của nhiều yếu tố cá nhân nghệ sĩ và thời đại. Nó phản ảnh
những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học và các thể loại
văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó
mà thể loại văn học luôn luôn vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định.
So với khái niệm “loại” thì khái niệm “thể” nhỏ hơn về phạm vi bao trùm,

có số lượng và biến động nhiều hơn loại. “Thể” được hiểu là hình thức tổ chức
ngơn ngữ trong tác phẩm. Xét về quy mô loại rộng hơn thể, mỗi loại bao gồm
một số thể. Vấn đề phân chia thể loại văn học đã được đề cập tới từ thời xa xưa.
Sự phân chia thể loại văn học: Ở mỗi quốc gia và ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau các nhà nghiên cứu có cách phân chia khác nhau dựa trên một cơ sở
nhất định nào đó. Ở Phương Tây ngay từ thời Hy Lạp cổ đại trong cuốn “Nghệ
thuật thi ca” Aritxtot đã phân chia văn học gồm có ba thể loại chính là: Tự sự,
trữ tình, kịch. Ơng coi có là ba phương thức mơ phỏng.
Vai trị: Thể loại văn học thuộc phạm trù lí luận văn học, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động dạy và học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Mỗi
6


tác phẩm văn học đều trọn vẹn về nội dung và hồn chỉnh về hình thức. Nó có
thể có dung lượng, nội dung, hình thức…khác nhau. Song chúng cùng thuộc một
loại thể nhất định. Khơng có một tác phẩm văn học nào lại khơng thuộc vào một
thể loại nào đó. Vì vậy người đọc tiếp nhận tác phẩm văn chương dựa trên tiêu
chí thể loại là một hướng tiếp cận mới, khoa học, hiệu quả. Thể loại với những
đặc trưng của nó có vai trị quan trọng đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
Bởi lẽ nhà văn sáng tác theo thể loại thì cả người dạy và người học đều có thể
cảm thụ theo loại thể. Phương thức nhà văn sử dụng để tái hiện hiện thực đời
sống sẽ quy định phương thức cảm thụ của người đọc theo hướng mà nhà văn đã
định ra. Từ đó nó có quy định phương hướng giảng dạy tác phẩm văn chương
trong nhà trường. Bạn đọc muốn đi sâu tìm hiểu tác phẩm cần phải đi trên con
đường mà nhà văn đã đi. Song để đi được trên con đường ấy, người đọc cần phải
hiểu lý thuyết về tác phẩm, trong đó lý thuyết về thể loại là vấn đề cốt yếu. Nó là
chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa khám phá tác phẩm văn chương hiện thực.
1.2. Lí thuyết đọc- hiểu tác phẩm.
Khái niệm: Theo từ điển Tiếng việt: “Đọc là phát ra thành lời những điều
đã được viết ra theo đúng trình tự, là tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu

bằng cách nhìn vào tập hợp kí hiệu đó. Đọc là hiểu thấu bằng cách nhìn vào biểu
hiện bên ngồi” (tr.418).
Đọc là một q trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp cận ý nghĩa kí hiệu ngôn
ngữ được in hay được viết. Đọc là hoạt động đặc trưng của con người để tiếp
nhận thông tin và truyền thơng tin; là một hoạt động mang tính văn hóa, phản
ánh đời sống và chất lượng. Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại - một con đường
tiếp nhận tác phẩm văn học.
Vai trò: Đọc là con đường duy nhất để tiếp nhận tác phẩm văn học. Song
bạn đọc không chỉ dừng lại ở lớp vỏ ngôn từ mà phải tìm ra tầng ý nghĩa sau câu
chữ. Qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ mà người nghệ sĩ muốn gửi
gắm. Thực tế cho thấy trong qua trình đọc khơng phải ai cũng có thể tiếp nhận
tác phẩm văn học đúng như ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì đọc khơng dừng
lại ở biết mà cịn phải hiểu. Do đó người đọc cần phải tìm ra cách đọc hữu hiệu
7


nhất, con đường ngắn nhất để tìm hiểu tác phẩm văn chương. Phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả
cao, phù hợp với quan điểm dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo
của người học.
1.3. Đặc trưng thể loại trữ tình.
Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ Văn học “Trữ tình là một trong ba
phương thức thể hiện đời sống bên cạnh loại tự sự và kịch”. Trữ tình là loại tác
phẩm phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa
là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan
của mình đối với thế giới và nhân sinh. Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc
cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực. Tương ứng với nó là phương thức phản
ánh hiện thực bằng cách bộc lộ cảm xúc.
Đặc trưng: Loại trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con
người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… được
trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể

biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả
biến cố, sự kiện nào.
Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó
cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa thực tại khách quan bởi vì mọi cảm
xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì,
tâm trạng trước vấn đề gì… Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện
trong tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật,
hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động.
Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ khêu gợi những tình cảm
sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng hết
sức cơ đọng, súc tích.
Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Đó
là những nỗi niềm chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ ln ln nâng
mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người,
một thế hệ và cả những chân lí phổ biến… Người ta thường nói đến từ chân trời
8


của cái “tôi” đến chân trời của cái “ta”, “Từ chân trời của một người đến chân
trời của tất cả” cũng trên ý nghĩa này.
Trong tác phẩm trữ tình có nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm
trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm
sự, cảm xúc, suy nghĩ của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm
hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình khơng phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả
mà chính là những cảm xúc, ý nghĩa, tình cảm, tâm trạng, suy tư … về lẽ sống
và con người được thể hiện trong tác phẩm. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện
với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư… của chính bản thân nhà thơ.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình khơng phải là hiện thân của tác
giả. Do tính chất tiêu biểu, khái qt của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể
tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật

điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ
tình nhập vai.
Lời văn trong tác phẩm trữ tình địi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ,
những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù hợp
với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn
bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều
người khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình
là giàu nhạc tính. Nhạc tính này, do đặc điểm ngơn ngữ của từng dân tộc. Do đó
khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản giáo viên cần nắm vững các đặc
trưng theo thể loại của văn bản đó.
2. Cơ sở thực tiễn.
M.Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học”, dạy văn không chỉ dạy kiến
thức, kĩ năng mà còn tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, thái độ của
người học, qua đó nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân cách của họ. Bộ mơn ngữ
văn có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên thực tế cho
thấy hiện nay môn Ngữ văn chưa được đặt đúng vị trí. Học sinh chán học văn,
học với tâm lí ép buộc, thụ động do đó hiểu lơ mơ về tác phẩm… và làm ra
những bài văn dở khóc dở cười, sai cả những kiến thức cơ bản. Nguyên nhân là
9


do đâu? Chúng ta khơng thể đổ lỗi hồn tồn về phía học sinh. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là do cách dạy của giáo viên quá giáo điều,
cứng nhắc, chưa biết phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo từ phía người
học; khiến cho học sinh không biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để tiếp nhận tác
phẩm văn học.
Vì vậy mà việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng để tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn với người học. Các nhà nghiên
cứu đã tìm ra phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả nhất định đó là “Đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại”. Những tri thức về đặc trưng thể
loại sẽ là công cụ đắc lực để giúp học sinh khám phá, tìm tịi, tự chiếm lĩnh tri

thức về tác phẩm văn học trong nước cũng như nước ngoài.
CHƯƠNG 2: ĐỌC HIỂU “TRÀNG GIANG” VÀ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
A. Đọc hiểu tác phẩm Tràng Giang – Huy Cận.
I. Đọc hiểu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề.
1.Hoàn cảnh sáng tác.
Huy Cận là một nhà thơ sinh ra và lớn lên trong thời kì Pháp thuộc, vì vậy
thơ ơng vừa mang hướng cổ xưa của thơ Đường, cũng chịu nhiều ảnh hưởng của
văn học Pháp. Được sáng tác vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 khi Huy
Cận vừa tròn 20 tuổi, bài thơ “Tràng giang” mang đậm phong vị thơ Đường và
được đánh giá là tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất cho hồn thơ Huy Cận.
Huy Cận từng viết: “Tơi có thú vui thường vào chủ nhật hằng tuần đi lên
vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh sông Hồng và hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp
gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi cảm
hứng mà cịn mang cảm xúc chung về những dịng sơng khác của q hương”.
Đứng trước dịng sơng Hồng mênh mang – con sông đầy vị phù sa mà đất mẹ đã
bồi tụ nên, tình yêu nước, yêu quê hương cùng những tâm sự sâu thẳm trong
lòng tác giả như được con sông khơi lên và bộc lộ tất cả qua bài thơ “Tràng
giang”.

10


2.Ý nghĩa nhan đề.
“Tràng giang”- nhan đề chỉ gồm hai chữ nhưng mang bao nhiêu ý nghĩa.
“Tràng” (trường) là dài, “giang” là sông. Hai từ ghép lại với ý nghĩa sơng dài,
cũng mang ẩn ý về nỗi lịng tác giả buồn đến mênh mang. Với nhan đề này, ta
thấy được chất thơ Đường đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến Huy Cận. Viết về con
sông Hồng và mang cảm xúc chung về những con sông quê hương khác, Huy
Cận khơng chỉ muốn miêu tả một dịng sơng với bóng hình chân thực của nó

nữa, nhà thơ đã phóng bút tạo nên một dịng sơng đầy những cảm xúc của lịng
người.
Vốn mang trong mình sự cơ đơn, xa nhà, xa q, Huy Cận càng nhìn sơng
Hồng rộng lớn và mênh mơng thì càng sầu não. Chàng trai trẻ nhớ về miền Hà
Tĩnh quê mình, lại thấy sao kiếp người nhỏ bé, chênh vênh. Gió thu nhẹ thổi làm
cho tâm hồn thi sĩ càng thêm buồn. Nhìn về phía dịng sơng – nơi chợ chiều
vắng vẻ, hoang sơ, nơi nước mênh mang chẳng có một bóng con đị chở khách,
Huy Cận nhớ nhà. Một nỗi sầu mà ai xa quê cũng từng gặp, nhưng đâu chỉ có
thế. Với nhan đề bài thơ, người ta còn liên tưởng đến một chàng trai đau khổ khi
nhìn cảnh đau thương mà thực dân Pháp đã gây nên, muốn đứng lên, muốn đấu
tranh cho dân tộc nhưng chẳng thấy một ngã rẽ nào mà cuối con đường có ánh
sáng. Những muộn phiền về gia đình, quê hương , những tình yêu thân thuộc đối
với đất nước, dân tộc,… nhưng sóng nước cứ mênh mang giống như kiếp người
vơ định, lịng tác giả như chán chường hơn.

11


Từ nơi sông Hồng rộng và dài cùng cảm xúc của Huy Cận đã tạo nên
nhan đề “Tràng giang” đậm phong vị thơ Đường, bộc lộ được tâm sự của nhà
thơ trước nỗi nhớ khôn nguôi, tạo nên mạch thơ xuyên suốt cho hồn thơ Huy
Cận trong thời kì đầu của phong trào Thơ mới.
II. Đọc hiểu tâm trạng và tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
1. Một “cái tôi” cô đơn trước không gian rộng lớn.

Không gian được trải ra từ mặt sơng lên đến chót vót đỉnh trời, không gian
được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm hồn con người. Ấy là một
thế giới vừa được nhìn bằng sự chiêm nghiệm cổ điển, vừa được cảm nhận bằng
tâm thế cô đơn của một cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho thơ mới. Có lẽ vì thế
chăng mà Tràng Giang hiện ra như một bức tranh tạo vật trường cửu, lớn lao,

vừa hoang sơ vừa cổ kính, trong đó thi sĩ hiện lên như một lữ thứ đơn độc lạc
loài?
Trước hết, Tràng Giang là một không gian mênh mông vô biên.
Ngay cái tên bài thơ đã như một cửa ngõ mở vào vơ biên rồi. Tràng
Giang gợi ra hình ảnh một con sông chảy mênh mang giữa trời đất. Và câu đề
từ, tuy vẫn cịn nằm ngồi văn bản, nhưng nó đã như một bức rèm môi giới ta
với vô tận mà người đọc cần vén lên, như một hành lang mở thông vào vô biên
mà người đọc cần bước theo: “Bâng khng trời rộng nhớ sơng dài”.
Dầu sao, những hình ảnh sống động của một thế giới có thể cảm nhận hoàn
toàn trực quan chỉ thực sự mở ra với những câu đầu:

12


“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xi mái nước song song”.
Có lẽ chất thơ của sơng nước đã nhập vào những câu thế này để phô bày vẻ
đẹp của nó. Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ hai tả những dịng trơi, những luồng
nước trên mặt sơng. Nếu câu thứ nhất gợi được những vịng sóng đang loang ra,
luồng nước cứ song song, rong ruổi mãi về cuối trời. Không gian vừa mở ra bề
rộng, vừa vươn theo chiều dài. Đúng là nó có thấp thống âm hưởng hai câu thơ
cũng tả sông nước trong bài Đăng cao nổi tiếng của Đỗ Phủ:
“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai.”
(Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc,
Dịng sơng dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi)
Cũng là đối xứng, nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi, cịn Huy Cận- có cải
biên, chỉ dùng tương xứng thôi. Cũng dùng những từ láy nguyên để gợi tả, trong
khi tác giả Đăng cao đặt ở giữa câu, thì tác giả Tràng Giang lại đẩy xuống cuối
câu. Nhờ thế hai từ láy nguyên điệp điệp và song song tạo ra được dư ba. Nghĩa

là lời thơ đã ngừng mà ý hướng và âm hưởng vẫn còn vang vọng như dội vào vơ
biên.
Suốt dọc bài thơ, Huy Cận cịn dày công khắc họa vẻ mênh mông vô biên
bằng biết bao chi tiết giàu tính nghệ thuật nữa. Vừa dùng cái lớn lao để gợi sự
mênh mông, vừa dùng cái hữu hạn để gợi sự vô cùng. Ấy là hàng trăm ngả sông,
bao cồn đất, bao bờ xanh, bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc, ấy là một cành
củi khơ, một bóng chim nhỏ,… Nhưng có lẽ bức tranh vô biên của Tràng Giang
đạt đến tận cùng là ở hai câu này:
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sơng dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Câu trên diễn tả sự vơ biên về cả chiều rộng và chiều dài. Có một khoảng
không gian đang giãn nở ra trong cụm từ: “Nắng xuống, trời lên”. Hai động từ
ngược hướng lên và xuống đem lại một cảm giác rất rõ rệt. Nắng xuống đến đâu,
trời lên đến đó. Và nó được hồn tất bởi cụm từ “sâu chót vót”. Có cái gì như
13


phi lý! Có lẽ khơng chịu được vẻ phi lý mà có nhiều người đã cố tình in và viết
thành “sầu chót vót” để dễ hình dung hơn. Tiếc rằng, “sâu” mới là sự xuất thần
của hồn thơ. Đây không phải là sự lạ hóa ngơn từ. Nếu có, thì là sự lạ hóa trong
cách nhìn, trong cảm giác. Ánh mắt tác giả không dừng lại ở đỉnh trời một cách
thường tình để nhận biết về chiều cao, mà nó như xuyên vào đáy vũ trụ để cảm
nhận về chiều sâu. Song, dầu sao, đây vẫn là chiều sâu của một cái nhìn ngước
lên. Cho nên, mới là “sâu chót vót”. Chót vót vốn là từ láy độc quyền của chiều
cao, bỗng phát huy một hiệu quả khơng ngờ. Nó cịn gợi sắc thái chưa hồn tất.
Dường như cái nhìn của thi sĩ vươn tới đâu thì trời sẽ sâu tới đó, mỗi lúc một
chót vót hơn. Vừa tương xứng vừa hô ứng với câu trên, câu thứ hai mở ra bát
ngát, tít tắp. Câu thơ được viết giản dị, không chữ nào lạ, ngỡ như chỉ là sự sắp
xếp các chiều kích của Tràng Giang, thế thơi! Vậy mà thấy “động”. Các trạng
thái “tĩnh”, các tính từ dường như “cựa quậy” địi động từ hóa. Trong áp lực của

cái nhìn xa hút, có cảm giác “sơng dài” (ra) trời rộng (thêm) bến cơ liêu (đi)
vậy!
Thật lạ là, khơng có chữ nào lạ hóa, mà vẫn mới lạ. Thế mới biết, cái lạ chân
chính trong nghệ thuật chỉ có thể bắt nguồn từ cái mới lạ của cảm xúc.
2. Một cõi quạnh hiu hoang vắng và nỗi niềm của tác giả.

Là một người thuộc lớp Tây học, nhưng tâm hồn tác giả Lửa thiêng lại
thấm đẫm Đường thi, nên không gian Tràng Giang cứ lãng đãng thơ Đường.
Thơ cổ Trung Hoa thật tinh diệu trong việc diễn tả cái trạng thái tĩnh của thế
giới. có lẽ triết học nơi đây đã quan niệm tĩnh là gốc của động, tĩnh là cội nguồn
14


của thế giới? Cùng với nó, tĩnh tại và thanh vắng cũng trở thành một tiêu chuẩn
mỹ học phổ biến của cái đẹp trong thiên nhiên và nghệ thuật về thiên nhiên. Tái
tạo cái tĩnh vắng mênh mông trong nghệ thuật được xem là tái tạo hư không.
Huy Cận cũng tái tạo như thế, nhưng thi sĩ muốn đi xa hơn. Cái thanh vắng của
thơ xưa được cảm nhận bằng sự an nhiên tự tại. Còn sự trống vắng của Tràng
giang lại là một thế giới quạnh hiu, cơ hồ tuyệt đối hoang vắng. Đối diện với
không gian vô biên, trống trải, cái tơi ấy đi tìm kiếm sự cảm thơng của đồng
loại. Nhưng con người hồn tồn vắng bóng.
Đúng ra, con người có thống hiện ra trong hình bóng chiếc thuyền ở đầu
bài thơ. Một chiếc thuyền “xuôi mái”, thụ động bng trơi trên dịng nước ln
lạc. Và nó cũng chỉ hiện ra thống chốc, rồi sau đó nép mình vào bờ bãi nào mà
mất hút trên sóng nước, trả lại không gian cho sự ngự trị của muôn ngả sơng,
nghìn luồng sóng:
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khơ lạc mấy dịng.”
Khát thèm âm thanh của cuộc sống người, thi sĩ lắng nghe, không dám mơ
đến thứ âm thanh náo động vui tươi, chỉ mong gặp thứ âm thanh xoàng xĩnh

nhất, buồn chán nhất của cuộc sống người, thế mà cũng khơng có:
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”
Chữ “đâu” có người hiểu theo nghiã phủ định (đâu có). Thực ra trong văn
cảnh này chỉ có thể hiểu theo nghĩa nơi chốn (đâu đó): Nghe vẳng lại từ một
làng xa nào ở đâu đó tiếng “vãn chợ chiều” xào xạc. Một âm thanh gợi buồn bởi
không có gì buồn bằng cảnh chợ chiều, cảnh tan chợ. Âm thanh này còn làm cho
cảnh vật càng thêm vắng lặng: có vắng lặng lắm mới nghe được tiếng “vãn chợ
chiều” ở một làng xa… Rồi cả những phương tiện giao lưu gợi sự có mặt của
con người cũng khơng hề có:
“Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật.”
Và sự phủ định cuối cùng: “Không khói hồng hơn…”. Vậy là ở đây
khơng cịn là cái thanh vắng của “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén – Ngày
15


vắng xem hoa bợ cây” (Nguyễn Trãi), “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà
Huyện Thanh Quan), hay “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” (Nguyễn
Khuyến) nữa. Tràng giang hiện ra như một thế giới hoang sơ. Có lẽ từ thuở khai
thiên lập địa đến giờ vẫn thế. Thi sĩ như một kẻ lữ thứ lạc vào giữa một hoang
đảo. Trơ trọi, cô đơn đến tuyệt đối. Và nỗi nhớ nhà dâng lên như một tiếng gọi
tự nhiên. Đứng trước cảnh này, hơn nghìn năm trước Thơi Hiệu cũng chạnh lòng
nhớ quê:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
(Q hương khuất bóng hồng hơn
Trên sơng khói sóng cho buồn lịng ai?)
(Tản Đà dịch)
Có lẽ đó chỉ là nỗi hồi hương của lịng sầu xứ. Và nó cần có khói sơng để
làm dun cớ. Nỗi nhớ của Huy Cận là thường trực, có cần đến thứ khói nào để

làm duyên cớ đâu! Nhớ nhà là để vượt thốt, để trốn chạy nỗi cơ đơn cố hữu mà
thơi:
“Lịng q dợn dợn vời con nước,
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.”
Dịng sơng chảy mênh mang giữa trời đất đến đây như bỗng dội lên những
tiếng sóng khác: tiếng sóng của lịng q! Hay chính lịng q cũng đang xao
xuyến dâng lên thành một tràng giang của tâm hồn mà nhập vào tràng giang của
trời đất?

16


Đứng trước những dịng sơng lớn, ta có cảm tưởng như đang đối diện với
sự trường tồn, trường cửu. Nghìn năm trước khi chưa có ta, nó vẫn chảy thế này.
Nghìn năm sau, khi ta biến khỏi mặt đất này, nó vẫn chảy thế kia. Tràng giang
vẫn dửng dưng khơng thèm biết đến sự có mặt của con người. Sự lặng lẽ của
tràng giang là miên viễn. Đứng bên dòng sông lớn, hãy lắng nghe nhịp triều
miên viễn mênh mang. Nó là nhịp của vĩnh hằng, nhịp của vũ trụ, Và, tơi muốn
nói đến một đặc sắc khó thấy hơn của Tràng giang nói riêng và Lửa thiêng nói
chung: hình như Huy Cận đã nghe thấy và đã chuyển được nhịp chảy trôi miên
viễn ấy vào trong âm hưởng của bài thơ. Huy Cận đã thể hiện điều đó bằng thứ
âm vang lạ lùng của chữ nghĩa. Mà chủ yếu là nhờ sự âm vang của các yếu tố
lặp và trùng điệp. Hãy chú ý đến những từ láy, nhất là láy nguyên. Đâu phải
ngẫu nhiên thi phẩm có mật độ từ láy nguyên dày đến vậy: điệp điệp, song song,
lớp lớp, dợn dợn,…ẩn hiện trong tồn bài. Chúng khơng chỉ gợi được dáng nét –
dáng nét đường bệ, mà còn gợi được nhịp chuyển động - chuyển động triền
miên. Rồi, những câu tương xứng như trùng lặp, nối tiếp nhau, đuổi nhau khơng
ngừng nghỉ: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp // Con thuyền xuôi mái nước
song song”, “Nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót – Sơng dài/ trời rộng/ bến cơ
liêu”. Trong đó, các vế câu vừa tách rời, vừa kết nối liên tiếp như một chuỗi dài

cũng đã góp phần tạo ra nhịp điệu chảy trơi, rong ruổi, miên man. Rồi rải rác các
vế chỗ này nối, chỗ kia tiếp: “hàng nối hàng”, “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”,

17


… Hàng nối hàng, bờ tiếp bờ, tất cả phụ họa, hô ứng lẫn nhau cứ song song,
điệp điệp, cứ nối tiếp, nối tiếp không cùng…, khi hiện thành câu chữ, khi chìm
trong âm vang. Tất cả những yếu tố ấy như những bè khác nhau, kết lại với nhau
tạo nên một âm hưởng cứ ngầm chảy đây đó trong bài thơ: âm hưởng trơi xi
bất tận. Phải chăng đó là cái nhịp chảy trơi âm thầm vè phía hư vơ khơng thể
cưỡng được của cõi thế này? Có thể nói đây là thứ âm hưởng vừa nằm trong vừa
nằm ngồi ngơn ngữ, nó vừa thuộc về ý thức vừa thuộc về vô thức của người
làm thơ. Tôi cho đây là một trong những chỗ vi diệu nhất của thi phẩm này. Nó
khiến cho ta có được một cảm tưởng thật rõ rệt: cái mặt bằng chữ nghĩa của cả
bài thơ cũng như đang chuyển động xi dịng. Dịng tràng giang khơng chỉ
chảy trong khơng gian, mà cịn chảy trong thời gian… Từ thuở khai thiên lập
địa, sông chảy miết qua các thời đại mà về đây! Phải chăng đây là tứ thơ đầy mơ
hồ và hư ảo của không gian Tràng giang?
III. Đọc hiểu những đặc sắc về nghệ thuật của “Tràng giang”
Có thể coi nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang” là ở sự kết
hợp hài hoà hai phẩm chất màu sắc cổ điển và chất hiện đại.
1. Màu sắc cổ điển trong “Tràng giang”
Màu sắc cổ điển đậm đà, in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ độc đáo của một
bài thơ mới.
- Cổ điển ở nhan đề Tràng giang :
Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. Tràng (một âm đọc khác của
trường) gọi sự cổ kính, giang là tên chung để chỉ các dịng sơng. Hai chữ này
gọi một khơng gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ
câu thơ nổi tiếng của Lí Bạch : “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu’’ (Hoàng

Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng).
- Cổ điển ở đề từ : “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

18


Trời rộng gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ, sông dài tạo ấn tượng về
cái vô cùng của không gian. Trời rộng và sông dài mở ra không gian ba chiều
gọi cảm giác rợn ngợp của con người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất
tận của trời đất. Tâm trạng này từng được diễn tả một cách sâu sắc trong những
vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang :
“Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ.”
(Người trước không thấy ai
Người sau thì chưa tới
Ngẫm trời đất thật vơ cùng
Một mình xót xa mà rơi lệ.)
- Cổ điển ở tứ thơ sóng đôi : Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng
khơng gian sóng đơi.
Có dịng “Tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một khơng
gian hữu hình và (cũng có) dịng “tràng giang” tâm hồn như một khơng gian vơ
hình trong tâm tưởng. Đầy vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.
Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách là dịng sơng thiên nhiên có thể thấy một
điều đặc biệt : khổ thơ nào cũng có thơng điệp về nước. Thơng điệp trực tiếp là :
nước, con nước, dịng,… Thơng điệp gián tiếp là : sóng gọn, cồn nhỏ, bèo dạt,
bờ xanh, bãi vàng,…

19



Tiếp cận “tràng giang” với tư cách là dịng sơng cảm xúc trong tâm hồn
lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa : cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vơ
hạn (buồn điệp điệp) ; gió đầy tử khí (đìu hiu). Gợi nhớ đến câu : “Bến Phì gió
thổi đìu hiu mấy gị” (Chinh phụ ngâm); Bến sơng cơ đơn, vắng vẻ (bến cô liêu),
nước vội nỗi buồn trải khắp không gian (sầu trăm ngả).
- Cổ điển ở nghệ thuật đối:
Màu sắc cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của
Đường thi nhưng khá linh hoạt và phóng túng. Chẳng hạn : “Sóng gạn tràng
giang buồn điệp điệp” đối với “Con thuyền xuôi mái nước song song” ; “Nắng
xuống” đối với “trời lên” ; “Sơng dài” đối với “trời rộng”,…
Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một
cách triệt để bằng hai hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là
những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp người : thuyền, củi,
bến, bèo, cánh chim,… và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi
liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ : sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi
bạc,…
- Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính (10 lần/16 dịng thơ, cách
ngắt nhịp truyền thống: 3/4. Hệ thống từ láy trải khắp bài thơ : tràng giang, điệp
điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mơng, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường thi với rất nhiều
hình ảnh và chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thơi
Hiệu trong bài Hồng Hạc Lâu : “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sơng
khói sóng cho buồn lịng ai – Tản Đà dịch). Điểm khác biệt ở hai tác giả là : Nỗi
nhớ nhà của Thơi Hiệu được gợi từ hình ảnh “khói sóng” cịn nỗi nhớ của Huy
Cận khơng cần tác động của ngoại giới (Khơng khói hồng hơn) vì đã là một
yếu tố nội tâm thường trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phô

20



diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ
hiện đại.
2. Màu sắc hiện đại trong “Tràng giang”
Dù bài thơ “Tràng giang” có in đậm màu sắc cổ điển trên một số phương
diện như đã phân tích thì hiện đại vẫn là nét chính của thi phẩm này. Bởi cảm
hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của “cái tôi” cô đơn
trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua cách diễn đạt cô đọng và hàm
súc. Tâm trạng của một “cái tôi” lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả
thực vừa phá vỡ quy tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ
tình mới.
Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nỗi buồn đó được thể hiện đa dạng với
nhiều cung bậc và hết sức tinh tế. Ngay trong khổ thơ đầu, nỗi sầu muộn đã
thấm vào cái nhìn cảnh vật. Tuy thuyền và nước song song nhưng thuyền về
ngược hướng với nước lại gợi liên tưởng về một sự ngổn ngang trăm mối trong
lịng. Và hình ảnh gây ấn tượng chính là hình ảnh củi trong câu “Củi một cành
khơ lạc mấy dịng”. Theo lời thổ lộ của chính tác giả, trong bản thảo, ơng đã băn
khoăn nhiều, cân nhắc rất kĩ trước khi chọn hình ảnh này. Quả nhiên, chi tiết
giàu chất thực đó mang đến cho câu thơ một màu sắc hiện đại. Hình ảnh củi
không chỉ tạo một ấn tượng mới mẻ mà còn gọi những liên tưởng và suy ngẫm
về kiếp người lam lũ, tủi cực, lênh đênh…
Mạch cảm xúc trong khổ thơ tiếp theo diễn tả nỗi ám ảnh về cái hờ hững,
mất liên lạc giữa con người và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con
người trước cái thế giới hoang vắng với hình ảnh bóng cây lơ thơ trên nhũng cù
lao nhỏ trơ trọi và ngọn gió hiu hắt buồn như thổi về từ nghìn năm trước. Cảm
giác trống trải trước một không gian hoang sơ, vắng lặng càng được tồ đậm khi
tác giả sử dụng nghệ thuật diễn tả cái động để làm nổi bật cái tĩnh :
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”


21


Câu thơ này từng gợi ra hai cách hiểu. Một, âm thanh vẳng tới mơ hồ như
có như khơng của phiên chợ vãn ở làng xa khiến nhân vật trữ tình thấm thìa hơn
nỗi cơ đơn trước một khơng gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối. Hai, đây chỉ là một
ý nghĩ bất chợt, gần như một ảo giác do những mong mỏi thầm kín trong thẳm
sâu hồn người vào khi chiều xế trong thời điểm tâm hồn rơi vào một nỗi cơ đơn
mang tính mn thuở.
Nhưng câu thơ “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” mới thực sự gây ấn
tượng mạnh bởi cách sử dụng nghệ thuật tiểu đối, bởi lối dùng từ mới mẻ, táo
bạo (sâu chót vót thay cho cách diễn đạt thơng thường cao chót vót) vừa mở ra
chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của
“cái tôi” trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước
một vũ trụ vô biên.
Nếu câu thơ vừa phân tích chủ yếu gợi ấn tượng rợn ngợp bởi nỗi cô đơn
do chiều cao vô cùng của bầu trời đem lại thì câu thơ tiếp theo sử dụng nhịp
2/2/3 cùng hàm ý nhấn mạnh vào các tính từ miêu tả không gian: sông dài/ trời
rộng/ bến cô liêu… nghe tựa như một tiếng thở dài đầy bâng khuâng và sầu
muộn của “cái tôi” trước tạo vật hững hờ. Nỗi sầu muộn đó sẽ cịn tiếp tục gây
ám ảnh trong khổ thơ tiếp theo khi “cái tôi” trữ tình đối diện với một thiên nhiên
gần như ngoảnh mặt làm ngơ với bao nỗi niềm cần chia sẻ của con người:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đị ngang.
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Trong khổ thơ có những câu hỏi khơng thể có câu trả lời. Những câu hỏi
như để khơi sâu thêm nỗi buồn, cảm giác hẫng hụt và đặc biệt là tình cảnh bơ vơ

22



của’“cái tơi” trước một thế giới khơng cịn là nơi nương tựa quen thuộc như
mn nghìn năm trước nữa.
Trong khổ thơ cịn có sự diễn đạt mang tính tăng cấp nhấn vào các ngơn
từ mang tính phủ định khiến người đọc nảy sinh những liên tưởng và so sánh.
Từ ‘‘khách vắng teo” của Nguyễn Khuyến qua “Đã vắng ngưòi sang những
chuyến đị” của Xn Diệu cho đến hàng loạt ‘‘khơng đị”, “khơng cầu”, “lặng
lẽ” của Huy Cận là cả một hành trình “càng đi sâu càng thấy lạnh” (Hồi
Thanh) của con ngưịi khi bước vàó thế giới hiện đại.
Khổ thơ cuối diễn tả một sự đối lập cao độ giữa con ngưịi với vũ trụ. Cái
mênh mơng của khơng gian : “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tương phản gay
gắt với hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”. Rõ ràng, khơng cịn
là cánh chim mang tính nghệ thuật thuần tuý duy mĩ như trong Đường thi
“Chiếc cị bay với ráng pha – Sơng xanh cùng với trời xa một màu” (Vương
Bột) hay cảnh “Bạch lộ song song phi hạ điền” (Đơi cị trắng song song bay
xuống cánh đồng – Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông) nữa. Cánh chim
ở đây chứa đựng “cái tôi” rợn ngợp trước hồng hơn, gọi ám ảnh về cái hữu hạn
của kiếp ngưịi trước cái vơ hạn của tạo hố.
Nhu cầu tìm về một hình ảnh thân thương, quen thuộc sưởi ấm lịng người trong
bối cảnh nỗi cơ đơn đang ngập tràn tâm trạng như sắp dìm “cái tơi” trữ tình vào
một nỗi buồn vừa mang tính mn thuở vừa chưa từng trải qua bao giờ sẽ là một
tất yếu. Đấy là lí do vì sao bài thơ kết thúc bởi hai câu :
“Lịng q dợn dợn vời con nước,
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà”
Vừa như chịu ảnh hưởng từ hai câu thơ của nổi tiếng của Thôi Hiệu :
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị-Yên ba giang thượng sử nhân sầu” vừa như
muốn đối lập với người xưa bằng lối bộc lộ cảm xúc trực tiếp theo phong cách
của con người thời hiện đại.
23



B. Đọc hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử.
I. Đọc hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Hồng Cúc ( 1913 – 1989)

Thời cịn làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử thường lui tới
chỗ Hoàng Tùng Ngâm. Ngâm người Huế, vào Quy Nhơn làm việc, sống chung
với người bác ruột là viên chức cao cấp ở Sở Địa Chánh. Tiếng là sống chung,
nhưng thực ra Ngâm ở riêng một túp lều tranh cạnh nhà người bác. Nhờ vậy mà
bạn bè Ngâm tự do tụ họp.
Mỗi khi đến, Hàn thường thấy thấp thoáng ở nhà bên một thiếu nữ cốt
cách đoan trang. Hỏi ra thì biết đó là Hồng Thị Kim Cúc, ái nữ của ông bác
Ngâm. Tử lặng lẽ theo dõi nàng. Nàng không đẹp, nhưng mặn mà duyên dáng,
24


lại rất thùy mị dịu dàng. Sự hiện diện xa gần của nàng tạo nên một vầng thực ảo
mơ hồ đã làm rung động chàng trai giàu mơ mộng. Tử đem lòng yêu người con
gái ấy, và thầm gọi nàng bằng cái tên rất thơ - Hoàng Cúc.
Theo cách của Trương Chi, Hàn Mặc Tử kín dáo bộc bạch nỗi lịng thiết
tha của mình với người con gái họ Hồng trong mấy vần thơ:
Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa
Sương điểm trăng lồng bóng thướt tha
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
(Hoa Cúc)
Đó là một thứ tình trong sáng, ủ mãi thành một chất men nồng say muốn
tràn ra khỏi lòng người, mãnh liệt mà không đường đột. Cùng với nhiều biến cố

khác trong đời, mối tình với Hồng Cúc đã ghi dấu bước trưởng thành của Hàn
Mặc Tử. Tập “Gái quê” Hàn Mặc Tử định đề tặng Hoàng Cúc ở trang đầu, nghĩ
lại, sợ khơng tiện, lại thơi.
Hồng Cúc rời Quy Nhơn, Hồng Tùng Ngâm người em thúc bá của nàng
vẫn còn làm công chức ở Quy Nhơn. Hàn Mặc Tử, dù vẫn thường gặp Ngâm,
song khơng hỏi về Hồng Cúc. Mối tình đầu chàng cất kỹ trong lịng, khơng một
lần gợi lại.
Cho đến mùa hè năm 1939, Hàn Mặc Tử nhận được thư Hoàng Cúc nhờ
Hoàng Tùng Ngâm chuyển lại. Trong thư, nàng gửi một phiến phong cảnh in
hình một cơ gái Huế chèo đị trên sơng, dưới một nhánh trúc la đà với mấy lời
thăm hỏi sức khỏe của nhà thơ và lời mời “Ra chơi thơn Vĩ”. Chỉ có vậy thôi,
nhưng Hàn Mặc Tử vô cùng xúc động. Cái thủa ban đầu lưu luyến chợt sống lại
trong lòng nhà thơ bất hạnh, vâng, lúc ấy Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh ngặt nghèo.
Trái tim chàng lại rung lên bao buồn thương nhớ tiếc, nhưng trí óc tỉnh táo giúp
chàng nhận ra đây có thể chỉ là sự chạnh lịng của người thiếu nữ nhân hậu ấy
trước hoàn cảnh bi đát của mình. Tuy vậy, nhà thơ vẫn biết ơn nàng. Để tạ lịng
cố nhân, chàng soạn bài “Đây thơn Vĩ Dạ” nhờ Hoàng Tùng Ngâm gửi tặng lại
Hoàng Cúc.
25


×