Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG DÂN SỐ TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. BÙI XUÂN HỒI

HÀ NỘI - 2015




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3
3.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
6.1. Phương pháp so sánh đối chứng ........................................................................ 4
6.2. Phương pháp điều tra thực nghiệm.................................................................... 5
6.3. Phương pháp phân tích chi tiết, xử lý số liệu .................................................... 5
7. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ CHẤT LƢỢNG
DÂN SỐ .............................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm về chất lƣợng .................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về chất lượng ................................................................................. 6
1.1.2. Vai trò của Chất lượng.................................................................................... 7
1.2. Dân số và khái niệm về chất lƣợng dân ............................................................. 8
1.2.1. Các khái niệm và phân loại dân số ................................................................. 8
1.2.2. Khái niệm về Chất lượng Dân số .................................................................. 11

1.2.3. Vai trò của Chất lượng dân số ...................................................................... 13
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dân số ...................................................... 13
1.3. Các phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu về chất lƣợng dân số ........................... 15


1.3.1. Quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử ...................... 15
1.3.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống .................................................................... 15
1.3.3. Lý thuyết “Nguồn vốn con người” ................................................................ 16
1.4. Dân số đầu đời và đánh giá chất lƣợng dân số đầu đời ................................... 17
1.4.1. Khái niệm về dân số đầu đời và chất lượng dân số giai đoạn đầu đời ................... 17
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số giai đoạn đầu đời ......................... 18
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số đầu đời ................................. 24
1.4.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời ................ 27
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu thu thập phục vụ phân tích ..................... 29
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
1.5.2. Dữ liệu phục vụ phân tích ............................................................................. 29
Kết luận chƣơng 1 và nhiệm vụ chƣơng 2 .............................................................. 30
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DÂN SỐ GIAI
ĐOẠN ĐẦU ĐỜI CỦA TỈNH NGHỆ AN ....................................................... 31
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An ...................................... 31
2.1.1.Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên ................................................................... 31
2.1.2. Tình hình kinh tế ............................................................................................ 32
2.2. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 33
2.3. Thực trạng dân số tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay .............................. 34
2.3.1. Quy mô và mật độ dân số .............................................................................. 34
2.3.2. Mức sinh từ năm 2010 đến 2014 ................................................................... 35
2.3.3. Tỷ lệ sinh con thứ 3+ .................................................................................... 36
2.3.4. Chất lượng dân số ......................................................................................... 36
2.3.5. Cơ cấu dân số ................................................................................................ 37
2.4. Phân tích thực trạng chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời .............................. 38

2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời ..................... 53
Tiểu kết chƣơng 2 và nhiệm vụ chƣơng 3 ......................................................... 69
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
DÂN SỐ GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI TỈNH NGHỆ AN ........................................ 71
3.1. Các quan điểm chính về nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời ........ 71
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2014 - 2020 ........................................................................ 72


3.2.1. Giải pháp về hồn thiện chính sách liên quan ....................................... 72
3.2.2. Giải pháp về hoạt động truyền thông giáo dục ............................................. 76
3.2.3. Giải pháp về y tế............................................................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 86
1. Kết luận ......................................................................................................... 86
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... .87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 90
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1:
Sơ đồ 2:
Sơ đồ 3:
Biểu đồ 1:
Biểu đồ 2:
Biểu đồ 3.

Chu trình cụ thể của việc sàng lọc trƣớc sinh .................................. 10
Chu trình nâng cao chất lƣợng dân số theo từng giai đoạn................. 18
Lợi ích của dịch vụ sàng lọc, chẩn đốn trƣớc sinh ......................... 28

Tỷ suất tử vong trẻ dƣới 1 tuổi và 5 tuổi ........................................ 44
Tỷ lệ nhập học của trẻ từ 3 – 5 tuổi ................................................. 50
Tỷ lệ xã phƣờng phù hợp với trẻ em…………………..………..…52


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:

Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu ................................... 33
Nghề nghiệp của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn .................................. 34
Dân số và mật độ dân số tỉnh Nghệ An qua các năm ..................... 35
Tỷ lệ phụ nữ đƣợc khám thai và chăm sóc sau sinh ....................... 40
Tình hình chăm sóc trong thời kỳ thai nghén ................................. 41
Nơi sinh con của các bà mẹ ........................................................... 42
Kết quả sàng lọc trƣớc sinh của các bà mẹ mang thai .................... 42
Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dƣới 2.500g .......................................... 43
Kết quả sàng lọc sơ sinh từ năm 2012 - 2014 ................................. 45

Tình hình trẻ bị khuyết tật, dị tật của tỉnh Nghệ An ....................... 46
Tình hình suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi của tỉnh Nghệ An .... 48
Số trẻ đi học tƣơng quan với tuổi của con theo thứ tự sinh ............ 51
Kiến thức về nguy cơ dẫn đến bệnh, tật ở thai nhi ......................... 59
Kiến thức về nguy cơ đối với trẻ sơ sinh ........................................ 60


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CSSKSS
CTMTQG
CLDS
CLCS
DS-KHHGĐ
DS-SKSS
DTBS
KHHGĐ
SDD
SKSS/ KHHGĐ
SKTD
SLTS
SLSS
TE
TT-GD
PLDS
VTN & TN


Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia
Chất lƣợng dân số
Chất lƣợng cuộc sống
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Dân số - Sức khỏe sinh sản
Dị tật bẩm sinh
Kế hoạch hóa gia đình
Suy dinh dƣỡng
Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình
Sức khỏe tình dục
Sàng lọc trƣớc sinh
Sàng lọc sơ sinh
Trẻ em
Truyền thông – Giáo dục
Pháp lệnh dân số
Vị thành niên và thanh niên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dân số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2020" là cơng trình nghiên cứu riêng của
cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực và rõ ràng.
Nghệ An, ngày 20 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Thành



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý
trƣờng Đại học Bách khoa đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập cũng
nhƣ thực hiện Luận văn. Kiến thức mà các thầy cô truyền đạt sẽ là hành trang giúp
tôi vững bƣớc hơn trên con đƣờng đời sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Xn Hồi đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Nhờ có sự hƣớng
dẫn của Thầy mà tơi đã hồn thành đƣợc Luận văn của mình và tích luỹ đƣợc
nhiều kiến thức quý báu trong môi trƣờng tôi đang công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã động viên tôi rất nhiều
trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Cuối cùng xin chúc Q thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc
và thành đạt trong cuộc sống ./.
Nghệ An, ngày 20 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Trung Thành


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Dân số là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định với sự phát triển
của đất nƣớc. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế, chất
lƣợng dân số và chất lƣợng nguồn lực đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân
số và Phát triển ở Cairo đã đề cập đến CLDS. Nhiều nƣớc đang phát triển ở khu
vực Châu Á nhƣ Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia... đã đƣa CLDS, chất lƣợng
cuộc sống vào các chƣơng trình DS-KHHGĐ. Một trong những Chƣơng trình

DS-KHHGĐ đã đƣợc các chuyên gia thuộc tổ chức Hành động thế giới đánh giá
(từ năm 1997) là một trong 5 chƣơng trình thành cơng nhất thế giới là Chƣơng
trình ở Đài Loan. Chƣơng trình này đã xây dựng và ban hành Luật, chính sách,
các chƣơng trình nhằm nâng cao CLDS Đài Loan với những hoạt động rất cụ thể
theo cách tiếp cận vòng đời (hay chu kỳ cuộc sống).
Ở Việt Nam, công tác dân số luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, coi
đó là bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, là một trong
những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của quốc gia, là yếu tố cơ bản để nâng
cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình và của toàn xã hội.
Trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X, trong
cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) và văn kiện đại hội lần thứ XI (2011) đã thể hiện rất
rõ quan điểm của Đảng về công tác Dân số - KHHGĐ trong thời gian mới. Thể
chế về mặt Nhà nƣớc Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc Dân số Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 với
quan điểm: "Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung
nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế
của cơ cấu "dân số vàng", chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm sốt
tỷ số giới tính khi sinh".
Trải qua hơn 50 năm, công tác Dân số - KHHGĐ nƣớc ta đã đạt những
thành tựu quan trọng: Tỷ lệ tăng dân số của nƣớc ta đã giảm từ 1,28% năm 2001
xuống còn 1,05% năm 2010, vƣợt mục tiêu đề ra 1,14% vào năm 2010; tổng tỷ
suất sinh từ 2,28 con giảm xuống 2,09 con năm 2006 (đạt mức sinh thay thế sớm
1


hơn 10 năm so với mục tiêu của Nghị quyết trung ƣơng 4 Khóa VII) và 2,0 con
năm 2010. Quy mô dân số đạt 86,9 triệu ngƣời năm 2010, thấp hơn so với mục
tiêu Chiến lƣợc đề ra là dƣới 89 triệu ngƣời. Trong vòng 20 năm qua, nƣớc ta
tránh sinh đƣợc 20,8 triệu ngƣời. Đây là thành tựu, thắng lợi to lớn của chƣơng
trình Dân số - KHHGĐ góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc, góp phần tăng

GDP bình quân đầu ngƣời 140USD/ngƣời (1992) lên 1.540 USD/ngƣời (2012).
Mức sinh giảm 30,1% (79) xuống còn 16,9% (2012). Tỷ trọng dân số trong độ
tuổi lao động (15-64) tăng 51,3 (79) lên 66% (2009). Việt Nam đang có "cơ cấu
dân số vàng" đây là cơ hội vàng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ suất chết trẻ
em dƣới 1 tuổi (IMR) ngày càng giảm: IMR giảm từ 44,4‰ (1990) xuống còn
15,4‰ (2012); Tỷ số tử vong mẹ (MMR) đã giảm từ 233/100.000 trẻ đẻ sống
(1990) xuống còn 68/100.000 trẻ đẻ sống (2010). Sau 50 năm (1960-2010), tuổi
thọ ngƣời Việt Nam tăng thêm 33 tuổi (từ 40 lên 73 tuổi) trong khi thế giới chỉ
tăng thêm 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi). Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn
cịn nhiều khó khăn thách thức về thể chất, trí tuệ và tinh thần ngƣời Việt Nam.
Cụ thể nhƣ về thể chất, ngƣời Việt Nam còn nhiều hạn chế về tầm vóc thể lực,
đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu
vực; tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng giảm nhiều nhƣng vẫn còn cao; tỷ lệ khuyết tật
chiếm 7.8% tổng dân số, ngƣời cao tuổi Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao
nhƣng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh thấp xếp thứ 124/193 trên thế giới. Hiện
nay chỉ số phát triển con ngƣời của Việt Nam tiếp tục tăng về mặt giá trị nhƣng
thứ hạng so với các nƣớc không thay đổi, xếp thứ 108/174 (2000), 133/194
(2010) và 127/185 (2012)1.
Cũng nhƣ các tỉnh trong nƣớc, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Nghệ An
trong hơn 50 năm qua cũng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng nhƣ trong
việc giảm sinh, nâng cao tuổi thọ... góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phƣơng, nhƣng bên cạnh đó cơng tác dân số Nghệ An cũng đang
phải đối mặt với nhiều thách thức cả về quy mô, cơ cấu, phân bố dân cƣ và đặc
biệt là trong việc nâng cao chất lƣợng dân số. Nhƣ chúng ta đã biết chính chất
lƣợng dân số thấp sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực, cản trở khả
năng tiếp thu khoa học và công nghệ, ảnh hƣởng xấu đến việc nâng cao năng
suất lao động và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo hiện
1

Tài liệu Tổng cục Dân số - KHHGĐ năm 2012- Việt Nam 90 triệu ngƣời.


2


nay. Chất lƣợng dân số thấp còn thách thức tới sự phát triển bền vững của đất
nƣớc trong cả hiện tại lẫn tƣơng lai. Mà hiện nay thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/7/2013 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển
tỉnh Nghệ An đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá
trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp; là trung tâm về tài chính, thƣơng mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hố, thể thao, cơng nghiệp cơng nghệ
cao của vùng Bắc Trung Bộ thì việc phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan
trọng hơn.
Vì vậy để có một bức tranh cụ thể về chất lƣợng dân số cũng nhƣ những
yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dân số hiện nay của tỉnh Nghệ An, từ đó đƣa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dân số của tỉnh tôi lựa chọn đề tài
"Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số tỉnh Nghệ An giai đoạn

2014 - 2020".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời
của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, những yếu tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng dân số giai đoạn đầu đời, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn
2014 – 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời của tỉnh Nghệ
An trong những năm vừa qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời
của tỉnh Nghệ An

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn
đầu đời của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2014 – 2020.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn 2014 – 2020.
3.2. Khách thể nghiên cứu
3


Bà mẹ có con từ 0 – 5 tuổi; cán bộ y tế, cán bộ dân số - KHHGĐ; cán bộ
phụ trách công tác trẻ em.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong phạm vi cho phép, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu thực trạng, các yếu tố và giải pháp nhằm nâng cao CLDS ở giai đoạn đầu
đời của tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến tháng 12/2014 đối với dữ liệu
quá khứ và các đề xuất cho giai đoạn 2015 - 2020
- Phạm vi về không gian: Đề tài tổ chức nghiên cứu thực tế tại 03 đơn vị
trong toàn tỉnh đó là huyện Con Cng, Quỳnh Lƣu và thành phố Vinh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chất lƣợng dân số nói chung và chất lƣợng dân số ở giai đoạn
đầu đời của tỉnh Nghệ An hiện nay nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến chất lƣợng dân số ở giai đoạn đầu đời
của tỉnh Nghệ An? Nguyên nhân do đâu?
- Các giải pháp nào là quan trọng để nâng cao chất lƣợng dân số ở giai
đoạn đầu đời của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2014 – 2020.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- CLDS nói chung và CLDS ở giai đoạn đầu đời của tỉnh Nghệ An hiện
nay còn thấp, thể hiện qua một số chỉ báo nhƣ tỷ lệ trẻ sinh ra bị khuyết tật, dị

tật bẩm sinh cao, tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cao...
- Các yếu tố nhƣ nhận thức/hiểu biết của ngƣời dân về việc nâng cao
CLDS từ giai đoạn đầu đời còn hạn chế, nên việc tham gia các chƣơng trình
nhằm nâng cao CLDS cịn thấp; bên cạnh đó các yếu tố nhƣ chính sách xã hội,
kinh tế là các yếu tố quan trọng tác động đến việc nâng cao CLDS ở giai đoạn
đầu đời của tỉnh Nghệ An hiện nay.
- Các cấp, các ngành cần tiến hành đồng bộ các giải pháp liên quan đến
chính sách: đầu tƣ kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cơ sở vật chất cho
các cơ sở cung cấp dịch vụ…sẽ đẩy mạnh đƣợc CLDS từ giai đoạn đầu đời
nhằm nâng cao CLDS, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn tới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp so sánh đối chứng
Phƣơng pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu trong luận văn đƣa ra, mỗi
chỉ tiêu phản ánh một mục tiêu khác nhau của cơ quan quản lý chuyên môn chỉ
4


tiêu đó. So sánh chỉ tiêu thực hiện đƣợc và kế hoạch của đề án, chƣơng trình đề
ra. Để có thể đối chứng kết luận những chỉ tiêu đó có đạt hay không đạt theo chỉ
tiêu kế hoạch đề ra.
6.2. Phương pháp điều tra thực nghiệm
Tác giả sẽ tiến hành điều tra thực nghiệm tại 03 địa bàn đã đƣợc chọn để
tiến hành điều tra nghiên cứu. Trong quá trình điều tra thực nghiệm, tác giả sẽ sử
dụng các phƣơng pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ trả lời theo bảng
hỏi đƣợc thiết kế sẵn. Mẫu nghiên cứu: Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả
tiến hành khảo sát 300 phiếu.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Nghiên cứu tiến hành 10 phỏng
vấn sâu bao gồm: Các gia đình có con từ 0 – 5 tuổi; đại diện Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh; Sở Y tế; Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ cấp huyện, cấp xã; cơ

sở y tế…
6.3. Phương pháp phân tích chi tiết, xử lý số liệu
Dựa trên các số liệu thu thập đƣợc và việc so sánh cùng với các chỉ tiêu
đề ra để phân tích các hoạt động đã triển khai có hiệu quả hay không hiệu quả,
ảnh hƣởng bởi các yếu tố nào để từ đó đƣa ra kết luận phù hợp với nội dung đề
tài nghiên cứu.
7. Kết cấu luận văn
Phần Mở đầu
Phần Nội dung chính
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng và chất lƣợng dân số
Chƣơng 2. Phân tích thực trạng chất lƣợng dân số giai đoạn đầu đời của
tỉnh Nghệ An
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dân số giai đoạn
đầu đời của tỉnh Nghệ An

5


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG
VÀ CHẤT LƢỢNG DÂN SỐ GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI
1.1. Khái niệm về chất lƣợng
1.1.1. Khái niệm về chất lượng
Chất lƣợng là một khái niệm quá quen thuộc với loài ngƣời ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lƣợng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy
theo đối tƣợng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Ngƣời sản xuất
coi chất lƣợng là điều họ làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng
đặt ra, để đƣợc khách hàng chấp nhận. Chất lƣợng đƣợc so sánh với chất lƣợng
của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con ngƣời và nền
văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lƣợng và đảm bảo

chất lƣợng cũng khác nhau.
Nói nhƣ vậy khơng phải chất lƣợng là một khái niệm quá trừu tƣợng đến
mức ngƣời ta không thể đi đến một cách diễn giải tƣơng đối thống nhất, mặc dù
sẽ cịn ln thay đổi.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lƣợng:
Theo triết học duy vật biện chứng: “Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ
tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu
cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự
vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác”.2
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: "Chất lượng là tổng thể những tính chất,
những thuộc tính cơ bản của sự vật.. làm cho sự vật này phân biệt với sự vật
khác".3
Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong DIS 9000:2000, đã
đƣa ra định nghĩa sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một
sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
các bên có liên quan".

Giáo trình "Triết học Mác - Lê nin" (Dùng trong các trƣờng đại học, cao đẳng); NXB Chính trị Quốc gia. Tr
122.
3
Từ điển Tiếng Việt Phổ thông; NXB Viện Ngôn ngữ học, năm - 2011
2

6


Từ các định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm
chất lƣợng:
1/ Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý
do nào đó mà khơng đƣợc nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lƣợng

kém, cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
2/ Do chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lƣợng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian,
điều kiện sử dụng.
3/ Khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng, ta phải xét và chỉ xét đến
mọi đặc tính của đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên quan.
4/ Nhu cầu có thể đƣợc cơng bố rõ ràng dƣới dạng các qui định, tiêu
chuẩn nhƣng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, ngƣời sử dụng
chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện đƣợc trong chúng trong quá
trình sử dụng.
5/ Chất lƣợng khơng phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lƣợng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
1.1.2. Vai trị của Chất lượng
Khái niệm Chất lƣợng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa
khác nhau vì vậy tùy theo đối tƣợng sử dụng thì từ “chất lƣợng” có ý nghĩa khác
nhau và vai trị của Chất lƣợng cũng sẽ khác nhau. Nhƣ đối với hoạt động kinh
doanh hiện nay trong môi trƣờng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh
tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trị quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E Porte (Mỹ) thì khả năng cạnh
tranh của mỗi doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua hai chiến lƣợc cơ bản là
phân biệt hóa sản phẩm (chất lƣợng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lƣợng sản
phẩm trở thành một trong những chiến lƣợc quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Quan tâm đến chất lƣợng, quản lý chất lƣợng chính là một trong những
phƣơng thức tiếp cận và tìm cách đạt đƣợc những thắng lợi trong sự cạnh tranh
gay gắt trên thƣơng trƣờng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong công tác DS-KHHGĐ, những năm 60 của thế kỷ trƣớc, chính sách
cơng tác DS-KHHGĐ đƣợc quan tâm chủ yếu là công tác giảm sinh với chủ
7



trƣơng “sinh đẻ có hƣớng dẫn” để đạt mức sinh thay thế nên chỉ tập trung vào
tránh thai mà không quan tâm đến các mặt khác của sức khỏe sinh sản. Các vấn
đề sức khỏe sinh sản khác nhƣ các tai biến do thai sản, nhiễm khuẩn đƣờng sinh
sản ở phụ nữ, phá thai và các hậu quả, các tác dụng phụ của biện pháp tránh thai
(do khơng có đủ biện pháp để lựa chọn và thông tin về theo dõi và điều trị; giai
đoạn đầu chúng ta chủ yếu vận động sử dụng các biện pháp đặt dụng cụ tử cung
và triệt sản), các ung thƣ có thể phịng ngừa đƣợc thuộc bộ máy sinh sản, cũng
nhƣ các vấn đề của nhóm tuổi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong quan điểm
của Bruce và Jain cho rằng “chất lƣợng là cách mà cá nhân và khách hàng đƣợc
hệ thống cung cấp dịch vụ đối xử”. Việc cung cấp sự lựa chọn biện pháp sẽ làm
tăng hiệu quả của KHHGĐ và tăng tỷ lệ sử dụng tránh thai. Jain cũng ghi nhận
rằng quan tâm đến nhu cầu và sở thích cá nhân khi chỉ định một biện pháp tránh
thai nào đó sẽ làm tăng việc tiếp tục sử dụng. Ông cũng khuyên rằng một năm ít
ngƣời chấp nhận tránh thai đƣợc chăm sóc tốt sẽ là chiến lƣợc tốt hơn so với
việc nhiều ngƣời sử dụng mà chƣơng trình không đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ.
Họ khẳng định rằng chất lƣợng chăm sóc là yếu tố cốt yếu đảm bảo tính bền
vững và thành cơng của chƣơng trình, các mục tiêu cần phải đƣợc duy trì vì
chúng liên quan đến chất lƣợng dịch vụ mà khách hàng nhận đƣợc và lợi ích
khách hàng. Việc nhận ra đƣợc vai trị quan trọng của chất lƣợng chăm sóc và
chất lƣợng dịch vụ KHHGĐ trong công tác Dân số - KHHGĐ đã mang lại thành
công cho công tác DS-KHHGĐ của nƣớc ta trong 50 năm qua.4
Nhƣ vậy ta thấy, vai trò của “chất lƣợng” khơng chỉ trong một ngành,
nghề nào đó mà có vai trị quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, quyết
định đến sự thành bại của một chƣơng trình cũng nhƣ một doanh nghiệp, một
đất nƣớc.
1.2. Dân số và khái niệm về chất lƣợng dân số
1.2.1. Các khái niệm và phân loại dân số
a. Quy mô dân số

Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phƣơng, một nƣớc, hay
một châu lục...) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó.
4

TS. Vũ Quý Nhân và TS. Lynellyn D.Long,"Chất lƣợng chăm sóc, giới và sức khỏe sinh sản" , The Population
Conmell, Hà Nội 1998 –tr48.

8


Quy mơ dân số có thể chia ra quy mơ dân số thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ,
một thời điểm nào đó) và quy mơ dân số trung bình của một thời kỳ. [22]
b. Khái niệm cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm
theo một hay nhiều tiêu thức. Có rất nhiều loại cơ cấu dân số nhƣ: Cơ cấu dân số
theo tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, trình độ chun mơn,
nghề nghiệp, mức sống, thành thị nông thôn…
+ Cơ cấu tuổi của dân số: Tuổi là khoảng thời gian đƣợc tính từ lúc một
ngƣời đƣợc sinh ra đến thời điểm thống kê.
Tỷ trọng dân số có ba nhóm tuổi cơ bản:
1/ Tỷ trọng dân số dƣới 15 tuổi trong tổng số dân
2/ Tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi trong tổng số dân
3/ Tỷ trọng ngƣời già trên 60+ tuổi trong tổng số dân
+ Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng
thành hai nhóm nam và nữ. Để đo biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính, ngƣời
ta dùng các thƣớc đo sau:
Tỷ số giới tính
Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam với bộ
phận dân số nữ. Có hai cách biễu diễn thƣờng biểu thị bằng số nam giới trên 100 nữ.

Tỷ số giới tính cho biết cứ 100 nữ tƣơng ứng có bao nhiêu nam. [22]
c. Sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh
- Khái niệm Sàng lọc: Là việc sử dụng các biện pháp thăm dị đơn giản,
dễ áp dụng, có độ chính xác tƣơng đối cao để phát hiện các cá thể trong một
cộng đồng nhất định có nguy cơ hoặc sẽ mắc một bệnh lý nào đó.
Sàng lọc trƣớc sinh đƣợc tiến hành trong thời gian mang thai
Sàng lọc sơ sinh đƣợc tiến hành ngay trong những ngày đầu sau khi sinh.
* Khái niệm chẩn đoán trước sinh: Là việc sử dụng các biện pháp thăm
dò đặc hiệu đƣợc tiến hành trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định
những trƣờng hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc. Hiện nay sàng
lọc, chẩn đoán trƣớc sinh thực hiện trong 3 giai đoạn của thai kỳ.
1. Sàng lọc, chẩn đoán trƣớc sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2. Sàng lọc chẩn đoán trƣớc sinh trong 3 tháng giữa kỳ.
3. Sàng lọc chẩn đoán trong 3 tháng cuối kỳ.

9


Sơ đồ 1: Chu trình cụ thể của việc sàng lọc trƣớc sinh

* Khái niệm chẩn đoán sơ sinh: Là việc sử dụng các biện pháp thăm dò,
xét nghiệm đặc hiệu đối với trẻ ngay trong những ngày đầu sau khi sinh để chẩn
đoán xác định những trƣờng hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc.
Phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hoá và di truyền trong thời
kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của đứa trẻ thƣờng chƣa bộc lộ rõ ràng rất khó
phát hiện và chẩn đốn, điển hình nhƣ bệnh thiểu năng giáp bẩm sinh hay suy
giáp trạng (Myxoedeme) thƣờng khơng chẩn đốn đúng. Đến khi các dấu hiệu
lâm sàng và xét nghiệm đã đƣợc chứng minh, đấy là giai đoạn muộn, khơng cịn
khả năng hồi phục hồn tồn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần
kinh trung ƣơng, trí tuệ và tinh thần của trẻ. 5


Quyết định 573/QĐ-BYT ngày 11/2/2010 Quy định v/v Ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đốn trƣớc sinh và
sơ sinh
5

10


* Khuyết tật; bệnh, tật bẩm sinh: là bệnh hoặc tật của trẻ sơ sinh xuất hiện
ngay từ khi đứa trẻ ra đời (có thể di truyền hoặc khơng phải do di truyền). Theo
tổ chức Y tế thế giới, dị tật bẩm sinh là những bất thƣờng về cấu trúc, chức năng
hoặc sinh hóa có từ khi mới sinh ra dù chúng có đƣợc phát hiện ở thời điểm đó
hay khơng. Theo định nghĩa đó, có nhiều dị tật bẩm sinh đƣợc phát hiện ngay từ
trong bào thai bằng phƣơng pháp chẩn đoán trƣớc sinh hoặc phát hiện ngay từ
lúc mới sinh ra bằng những quan sát lâm sàng có những bất thƣờng về hình thái:
sứt mơi, hở hàm ếch, khơng có hậu mơn, đầu to… cũng có những dị tật bẩm sinh
đƣợc phát hiện muộn hơn: phình to đại tràng bẩm sinh, bị tật thận tiết niệu, tim
bẩm sinh…Cho dù chúng đƣợc phát hiện sớm hay muộn đều có nguyên nhân từ
trƣớc khi sinh gây ra.
1.2.2. Khái niệm về Chất lượng Dân số
CLDS là một trong những hệ thống các khái niệm trung tâm của hệ thống
các tri thức về dân số. Khái niệm này hàm chứa một hệ thống các đặc trƣng của
dân số và một phần quan trọng nhất của dân cƣ là dân số trong độ tuổi lao động.
Đó chính là các đặc trƣng về trình độ học vấn của dân cƣ, cơ cấu nghề nghiệp,
cơ cấu xã hội của dân cƣ, tính cơ động, tình trạng sức khoẻ và các đặc trƣng
khác. Mỗi một cấp độ phát triển sức sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ tƣơng ứng
với chất lƣợng dân cƣ nhất định. Sự thay đổi chất lƣợng dân cƣ có thể đƣợc xem
nhƣ là sự phát triển mang tính quy luật của dân số.
Theo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin bản chất và nội dung của CLDS xuất phát
từ các quá trình và quan hệ xã hội, đƣợc hình thành thơng qua q trình chăm

sóc, ni dƣỡng, giáo dục và đào tạo. [27;56].
Nhƣ vậy, CLDS đƣợc phản ánh thông qua các thuộc tính cụ thể liên quan
đến tình trạng thể lực, trí lực, trình độ giáo dục, trình độ khoa học kỹ thuật, cơ
cấu và kỹ năng nghề nghiệp, xã hội và tính năng động của dân cƣ.
Khái niệm chất lƣợng dân số ở Việt Nam:
Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam (1995), “Chất lƣợng” là phạm trù
triết học biểu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định
tƣơng đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác. Vậy “CLDS phải đƣợc

11


biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số”, tổng hợp lại đó có thể là các
thuộc tính về thể lực, trí lực, năng lực xã hội và tính năng động xã hội... (6)
Theo mục 6, Điều 3, Pháp lệnh Dân số của Việt Nam: “Chất lượng dân số
là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của tồn bộ dân
số”. Trong trình bày dƣới đây sẽ vận dụng định nghĩa này để xác định hệ CLDS.
Dƣới đây sẽ chi tiết hóa những cấu thành cơ bản của CLDS [18].
Các đặc trưng của Chất lượng Dân số
Theo khái niệm của Pháp lệnh Dân số của Việt Nam: “Chất lượng dân số
gồm các thành phần thể chất, trí tuệ và tinh thần của tồn bộ xã hội”. Nghị
quyết của Bộ Chính trị số 47 – NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và KHHGĐ trong mục tiêu 2 có nói
“Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu
nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”.
Nhƣ vậy, Pháp lệnh dân số khi đề cập đến chất lƣợng dân số có nói đến 3
đặc trƣng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cịn nghị quyết của Bộ Chính trị có nói
đến đặc trƣng về cơ cấu của dân số.
CLDS: Chất lƣợng dân số là một khái niệm mang tính tổng hợp và khá

phức tạp. Nó hàm chứa hệ thống các biểu hiện đặc trƣng của dân số. Đó chính là
các yếu tố thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu dân số, sức khỏe sinh sản. Sự phát
triển của lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ tƣơng ứng với chất lƣợng dân số nhất định.
Thể chất: gồm các yếu tố khác nhau, liên quan đến cơ thể con ngƣời,
trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo
léo … dinh dƣỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (nhƣ tật
nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc da cam…) của ngƣời dân.
Trí tuệ: Gồm các yếu tố liên quan đến việc mức độ tiếp nhận các tác động
từ bên ngoài. Trong q trình xã hội hóa cá nhân, con ngƣời tiếp thu kiến thức từ
xã hội và thể hiện bằng trình độ văn hóa, thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình
quân đi học/đầu ngƣời, tỷ lệ ngƣời đƣợc đào tạo về chun mơn kỹ thuật có
bằng cấp, trình độ khoa hoc kỹ thuật, tay nghề cũng nhƣ thẩm mỹ…

TS. Nguyễn Hữu Dũng. CLDS và các giai pháp nâng cao CLDS ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, Kỷ yếu Hội thảo khoa học CLDS và Các dịch vụ xã hội cơ bản, sđd.
6

12


Tinh thần thể hiện qua mức độ tiếp cận các phƣơng tiện thông tin truyền
thông và tham gia các hoạt động văn hóa, thơng tin, vui chơi, giải trí, các phong
trào cộng đồng xã hội…
Cơ cấu dân số có thể đề cập các mặt của cơ cấu theo giới tính (nam, nữ),
cơ cấu theo độ tuổi (chia 3 nhóm: dƣới 15, 15-60 và trên 60 tuổi). Đây là hai cơ
cấu quan trọng trong nghiên cứu dân số.
1.2.3. Vai trò của Chất lượng dân số
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát
triển kinh tế nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - cơng nghệ, con ngƣời
… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính

chất quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ
trƣớc đến nay. Một nƣớc cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc
kỹ thuật hiện đại nhƣng khơng có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng
khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn.
Trong thời đại ngày nay, con ngƣời đƣợc coi là một ''tài nguyên đặc biệt'',
một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con ngƣời, phát
triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát
triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con ngƣời là yếu tố bảo đảm chắc chắn
nhất cho sự phồn vinh, thịnh vƣợng của mọi quốc gia. Đầu tƣ cho con ngƣời là
đầu tƣ có tính chiến lƣợc, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển
CLDS
quan tâm
CLDS thấp đã cản
trở khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ, ảnh hƣởng xấu đến việc nâng cao
năng suất lao động và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo
hiện nay. CLDS
CLDS
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dân số
Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng dân số bao gồm 17 tiêu chí chia thành 5
nhóm phản ánh 5 thành tố:

13


(i) Thể chất và sức khoẻ: Thể hiện năng lực về sức mạnh thể chất của một
cộng đồng, trong đó có từng cá thể; một dân số có chất lƣợng cao phải là cộng
đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về sức mạnh thể chất với 4 tiêu chí
“Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh”, “Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng
(chiều cao theo tuổi)”, “Tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các
loại vắc xin”, “Tỷ lệ ngƣời tàn tật”;

(ii) Trí tuệ, học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề: Thể hiện
năng lực về trí tuệ, thơng qua trình độ học vấn cũng nhƣ tay nghề trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế-xã hội; một dân số có chất
lƣợng cao phải là cộng đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về trí tuệ, học
vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề với 2 tiêu chí “Tỷ lệ học sinh đi
học đúng độ tuổi phổ thông”, “Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế
quốc dân đã qua đào tạo”;
(iii) Tinh thần, đời sống văn hoá và gắn kết cộng đồng: Thể hiện năng lực
về lối sống, văn hoá, quan hệ và cách ứng xử trong cộng đồng, đó là cộng đồng
gồm các thành viên có đầy đủ năng lực về tinh thần, văn hố, có khả năng gắn
kết và sự đồn kết chặt chẽ với 4 tiêu chí “Tỷ lệ hộ dân cƣ đạt chuẩn văn hoá”,
“Số lƣợt ngƣời đƣợc phục vụ trong thƣ viện tính trên 1.000 dân”, “Tỷ lệ hộ dân
cƣ có sử dụng tivi”, “Số ngƣời có sử dụng Internet tính trên 100 dân”;
(iv) Các đặc trưng nhân khẩu học: Phản ánh các đặc trƣng nhân khẩu học
nhƣ mức sinh, tử; tốc độ sinh; cơ cấu dân số, nhất là các cơ cấu về giới tính, độ
tuổi, khu vực địa lý...; một dân số có chất lƣợng cao phải là cộng đồng có cơ cấu
hợp lý về đầy đủ các khía cạnh để đảm bảo cho q trình phát triển dân số cũng
nhƣ kinh tế-xã hội đƣợc bền vững với 3 tiêu chí “Tổng tỷ suất sinh (TFR)”, “Tỷ
số giới tính của trẻ em mới sinh”, “Tỷ lệ dân số thành thị”;
(v) Đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản: Phản ánh khía cạnh
hiệu quả hoạt động của dân số: một dân số có chất lƣợng cao phải là cộng đồng
hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả cao trong các hoạt động kinh tế-xã hội cũng
nhƣ có tăng trƣởng kinh tế hợp lý với 4 tiêu chí “Thu nhập bình qn đầu ngƣời
một tháng”, “Tỷ lệ nghèo”, “Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch”, “Tỷ lệ hộ
dân cƣ dùng hố xí hợp vệ sinh”7.
PGS-TS Phạm Đại Đồng, Bài viêt "Xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá chất lƣợng dân số" - Đại học Kinh tế
Quốc dân
7

14



1.3. Các phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu về chất lƣợng dân số
1.3.1. Quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phƣơng pháp luận để lý giải các sự kiện đƣợc
nghiên cứu và đƣợc ứng dụng trong phân tích đề tài nghiên cứu.
Thứ nhất, q trình nghiên cứu khơng chỉ dừng lại ở việc mơ tả các hiện
tƣợng bên ngồi mà cịn hƣớng tới nhận thức đƣợc bản chất bên trong của nó.
Cụ thể, đánh giá thực trạng CLDS giai đoạn đầu đời của tỉnh Nghệ An và các
yếu tố ảnh hƣởng đến CLDS giai đoạn đầu đời sẽ giúp cho các nhà hoạch định
chính sách, những ngƣời làm cơng tác dân số có cái nhìn tổng quan về các vấn
đề đang nổi cộm có tác động sâu sắc tới CLDS để có những giải pháp hữu hiệu
và xây dựng các mơ hình, hoạt động hỗ trợ có hiệu quả. Cụ thể là các mơ hình
hoạt động nhằm nâng cao CLDS từ giai đoạn đầu đời nhƣ mục tiêu đề tài đặt ra.
Thứ hai, các nghiên cứu, đánh giá phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi
xã hội cụ thể, với nhu cầu thực tế của mỗi nhóm đối tƣợng. Xã hội ln biến đổi,
bởi vậy cần thƣờng xun phải có các đánh giá nghiên cứu cập nhật cho phù hợp
với tình hình mới. Việc nghiên cứu và thƣờng xuyên cập nhật để tăng cƣờng
những mặt mạnh của các yếu tố tích cực và giảm thiểu những mặt tồn tại để xây
dựng mơ hình hỗ trợ phù hợp là việc cần phải đƣợc tiến hành một cách liên tục,
nghiêm túc và có sự đầu tƣ.
Nhƣ vậy, đề tài nghiên cứu này cần phải đƣợc tiến hành trên nhiều
phƣơng diện, dựa trên quan điểm Mácxit, khi nghiên cứu tác động thực trạng và
các yếu tố tác động đến CLDS giai đoạn đầu đời cần phải đặt trong mối liên hệ,
tác động nhiều chiều. Các đề xuất, kiến nghị để nâng cao CLDS giai đoạn đầu
đời phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tiến hành đồng bộ của nhiều ban ngành và
chịu nhiều chi phối của các nhân tố khách nhƣ kinh tế xã hội, cơ chế quản lý...
1.3.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Hệ thống có thể đƣợc hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tƣơng

tác để thực hiện một mục tiêu xác định.
Một hệ thống đƣợc đặc trƣng bởi những đặc điểm sau:

15


×