Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 và định hướng trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.9 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA
TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 VÀ ĐỊNH HƢỚNG
TRONG THỜI GIAN TỚI

Ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN TRIỀU TUẤN ANH

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA
TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 VÀ ĐỊNH HƢỚNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
Ngành: Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Nguyễn Triều Tuấn Anh


Ngƣời hƣớng dẫn: TS Bùi Duy Linh

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu
khí giữa Việt nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 và định hướng
trong thời gian tới” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và
nghiêm túc của cá nhân tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Nguyễn Triều Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Bùi Duy Linh, người đã định
hướng cũng như giúp đỡ tơi trong suốt q trình từ bước chọn đề tài đến khi hồn
thành bài luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sau đại học trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội đã tâm huyết giảng dạy và bổ sung kiến thức trong quá trình
hồn thành khố học thạc sĩ tại trường.
Do cịn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian thực

hiện, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Vì vậy, tơi mong
muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cơ để tơi hồn thiện khả năng
nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Nguyễn Triều Tuấn Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ HỢP TÁC
QUỐC TẾ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA .........................................................6
1.1. Khái niệm hợp tác .........................................................................................6
1.2. Các hình thức hợp tác ...................................................................................7
1.2.1. Hợp tác theo hình thức trực tiếp, gián tiếp ...........................................7
1.2.2. Hợp tác theo cấp độ ................................................................................8
1.2.3. Hợp tác theo mục đích............................................................................9

1.3. Hợp tác quốc tế ............................................................................................10
1.4. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực ............................................................11
1.4.1. Lĩnh vực quân sự ..................................................................................11
1.4.2. Lĩnh vực giáo dục .................................................................................12
1.4.3. Lĩnh vực kinh tế ....................................................................................12
1.4.4. Lĩnh vực dầu khí...................................................................................13
1.5. Hợp tác quốc tế Việt Nam và Liên bang Nga ...........................................14
1.5.1. Khái quát mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga.............14
1.5.2. Các lĩnh vực hợp tác .............................................................................15
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................22
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ GIỮA
VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 ...............23
2.1. Các lĩnh vực trong hoạt động hợp tác dầu khí giai đoạn 2015 - 2019 ....23
2.1.1. Chính sách ............................................................................................23
2.1.2. Đầu tư....................................................................................................28


2.2. Thực trạng hoạt động dầu khí trong giai đoạn 2015 – 2019 ...................29
2.2.1. Tình hình hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro trong giai
đoạn 2015 - 2019 ..............................................................................................29
2.2.2. Hoạt động hợp tác dầu khí của một số tập đồn dầu khí của Liên
bang Nga tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 ...............................................34
2.2.3. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí vào Liên bang Nga từ Việt Nam ........43
2.2.4. Kim ngạch nhập nhẩu dầu khí vào Việt Nam từ Liên bang Nga ......45
2.2.5. Sản lượng xuất khẩu dầu khí vào Liên bang Nga từ Việt Nam.........46
2.2.6. Sản lượng nhập khẩu dầu khí vào Việt Nam từ Liên bang Nga .......48
2.3. Đánh giá hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam –
Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 .....................................................50
2.3.1. Thành cơng ...........................................................................................50
2.3.2. Hạn chế, khó khăn ...............................................................................54

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................57
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC DẦU KHÍ GIỮA HAI
NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................58
3.1. Định hƣớng chung phát triển hợp tác dầu khí giữa hai nƣớc ................58
3.1.1. Định hướng phát triển hợp tác dầu khí giữa Liên bang Nga và
Việt Nam ...........................................................................................................58
3.1.2. Định hướng phát triển hợp tác dầu khí giữa hai nước tại
Việt Nam ...........................................................................................................60
3.2. Ý kiến đề xuất khắc phục những hạn chế và khó khăn ...........................60
3.2.1. Đối với nhà nước ..................................................................................61
3.2.2. Đối với doanh nghiệp ...........................................................................64
3.2.3. Ý kiến khác............................................................................................68
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................70
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ đƣợc viết tắt

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á


2

CNG

Khí thiên nhiên nén

3

EAEU

Liên minh kinh tế Á - Âu

4

FTA

Hiệp định thương mại tự do

5

JDC

Cơng ty Khoan Nhật Bản

6

KNOC

Tập đồn Dầu khí Hàn Quốc


7

LNG

Khí thiên nhiên hố lỏng

8

MW

Megawatt

9

NGV

Nhiên liệu khí thiên nhiên

10

ONGC

Tập đồn Dầu khí Ấn Độ

11

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ


12

PLD

Phong Lan Dại

13

PVEP

Tổng cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí Việt Nam

14

PVGas

Tổng Cơng ty khí Việt Nam

15

PVN

Tập đồn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam)

16

PTTEP

Cơng ty Dầu khí Thái Lan


17

USD

Đơ la Mỹ

18

VRJ

Cơng ty Dầu khí Việt - Nga - Nhật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lƣợng khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro ...............30
Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Vietsovpetro .........................32
Bảng 2.3: Các dự án chủ chốt mà Tập đoàn Gazprom đang tham gia tại
Việt Nam...................................................................................................................35
Bảng 2.4: Các dự án chủ chốt mà Tập đoàn Rosneft đang tham gia tại
Việt Nam...................................................................................................................38
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí vào Liên bang Nga từ Việt Nam .......43
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu dầu khí vào Việt Nam từ Liên bang Nga ......45
Bảng 2.7: Sản lƣợng xuất khẩu dầu khí vào Liên bang Nga từ Việt Nam ........47
Bảng 2.8: Sản lƣợng nhập khẩu dầu khí vào Việt Nam từ Liên bang Nga .......48


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài “Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang
Nga trong giai đoạn 2015 - 2019 và định hướng trong thời gian tới” được thực hiện
từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và phân tích hoạt động hợp tác
giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn mới kể từ khi Việt Nam ký kết
thành công Hiệp định Thương mại tự do với liên minh kinh tế Á - Âu từ năm 2015.
Kể từ đó đến nay, giai đoạn mới được mở ra trong quan hệ hợp tác giữa hai nước
trở nên toàn diện hơn trong thời kỳ hội nhập mới. Qua đó, đưa ra những đánh giá về
thành tự và khó khăn cịn gặp phải, đồng thời đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm
định hướng phát triển hợp tác quốc tế giữa hai nước trong thời gian tới.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa những phương
pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống,
phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phường pháp phân tích tác
động bên cạnh những kiến thức, lý luận và thông tin thực tế kết hợp với các sách
báo, số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích thực trạng.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể đưa ra cái nhìn
tổng quát nhất về thực trạng hợp tác quốc tế giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí,
qua đó, đưa ra những ý kiến đóng góp chung cho sự phát triển hợp tác đa lĩnh vực
giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, Liên bang Xô Viết là một trong những quốc gia đầu tiên trên
thế giới công nhận và đặt mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30 tháng
1 năm 1950, sự kiện này đã đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt, tốt đẹp
giữa hai nước sau này. Đây cũng là tiền đề để Việt Nam và Liên bang Nga ký kết
hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị năm 1994. Sau đó, hai
nước đã nâng cấp lên thành Đối tác chiến lược năm 2001, và tiếp tục trở thành Đối
tác chiến lược toàn diện vào năm 2012, đây là khuôn khổ quan hệ cao nhất của Việt
Nam. Năm 2015, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định Thương

mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, trong đó, Liên bang Nga là thành viên chủ
chốt. Năm 2020, đánh dấu mốc 70 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa Liên bang
Nga và Việt Nam.
Liên bang Nga là một trong những nước xác lập nhiều cơ chế hợp tác với Việt
Nam trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh tế khơng ngừng phát triển,
theo số liệu cung cấp của Tổng cục Hải quan trong năm 2019, kim ngạch thương
mại song phương đạt 3,8 tỷ USD và hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD trong năm
2020. Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước
ASEAN và đứng thứ sáu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi chiếm tỷ trọng
0,75% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga với các nước trên thế giới.
Trong thời gian này, cả hai nước tiếp tục mở rộng và triển khai các dự án đầu tư có
quy mơ tại cả Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó phải kể đến các dự án hợp tác
dầu khí giữa hai nước.
Sau khi Liên doanh Vietsovpetro hoạt động thành cơng kể từ khi hai nước
chính thức hợp tác trong lĩnh vực dầu khi từ năm 1981 đến nay, đã có rất nhiều Tập
đồn dầu khí lớn của Liên bang Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft tham
gia hoạt động khai thác và chế biến dầu khí tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, hiện
nay, Việt Nam cũng đang ngày càng tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác khai
thác dầu khí tại các khu tự trị của Liên bang Nga, đóng góp một vai trị khơng nhỏ
trong thành công của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây.


2

Tính đến thời điểm hiện tại, dầu khí chính là lĩnh vực hợp tác truyền thống
chiến lược và hiệu quả nhất, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam
cũng như Liên bang Nga khi hàng năm đều đạt doanh thu trên 1 tỷ USD, hoàn thành
các chỉ tiêu đề ra về doanh thu, lợi nhuận và sản lượng, hướng đến chỉ tiêu doanh
thu năm 2020 ở mức cao hơn nữa.
Việc phân tích và đánh giá hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt

Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 định hướng phát triển quan hệ
hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam là rất quan trọng và cần
thiết. Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu và phân tích hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga
trong lĩnh vực dầu khí trong giai đoạn 2015 - 2019 gần đây. Giai đoạn này đánh dấu
những biến chuyển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước khi năm 2015, Việt
Nam đã chính thức ký kết thành cơng Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh
kinh tế Á – Âu bao gồm các nước Đông Âu, trong đó, Liên bang Nga là thành viên
chủ chốt. Hiệp định này mở ra cơ hội đầu tư và hợp tác tồn diện hơn nữa trong lĩnh
vực dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời kỳ hội nhập mới. Qua đó,
đưa ra những đánh giá về những thành tựu đạt được và khó khăn mắc phải, đồng
thời có những kiến nghị đề xuất nhằm định hướng phát triển quan hệ hợp tác hiệu
quả hơn trong thời gian tới.
Về nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Cơ sở hình thành quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực
dầu khí từ năm 2015 đến năm 2019.


3

Thứ ba: Đánh giá về những thành tựu và khó khăn trong quá trình hợp tác, đưa
ra những định hướng tiếp theo để duy trì cũng như phát triển mối quan hệ hợp tác
trở nên toàn diện và hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt
Nam và Liên bang Nga.

Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019.
Năm 2015 đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Liên bang Nga khi Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương ý kết hiệp định Thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, trong đó,
Liên bang Nga là thành viên chủ chốt. Đó chính là cơ sở hình thành mối quan hệ
hợp tác chiến lược giữa hai nước, mang tính bước ngoặt trong sự phát triển ngành
dầu khí tại Việt Nam. Khơng chỉ gia tăng sản lượng, doanh thu mà còn mở rộng
thêm nhiều hoạt động khai thác liên quan như khí hóa lỏng, sản xuất nhiên liệu
động cơ… Năm 2020 đánh dấu mốc lịch sử 70 năm hình thành quan hệ ngoại giao
giữa hai nước và 38 năm thành lập Liên doanh dầu khí Vietsovpetro.
Với những hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức về lĩnh vực dầu khí, do
đó, nội dung chính trong luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về một số hoạt động hợp
tác giữa các Tập đồn dầu khí hai nước, trao đổi thương mại dầu khí giữa Việt Nam
và Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong bài luận văn bằng cách đặt mối
quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong hoàn cảnh mới với những tác động
từ những yếu tố nội tại trong mối quan hệ hai nước và cả những yếu tố bên ngoài.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn là sự kết hợp giữa
những phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp lịch sử, phương pháp
hệ thống, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phường pháp
phân tích tác động bên cạnh những kiến thức, lý luận và thông tin thực tế kết hợp
với các sách báo, số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích thực trạng. Do tính chất
liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế


4

nói riêng nên những phương pháp nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng
trong bài luận văn một cách linh hoạt và logic.

Bên cạnh đó, tập trung phân tích lịch sử, mối quan hệ hợp tác quốc tế, tác
động, hoạt động hợp tác để tạo ra hướng đi thống nhất và hợp lý để giải quyết
những vấn đề được đặt ra trong đề tài này. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá,
phương hướng phát triển hoạt động hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn sau khi hồn thành sẽ mang đến cái nhìn tổng quan nhất về quan hệ
hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực dầu khí. Đồng thời,
đưa ra những đánh giá về thành tựu đạt được cũng như khó khăn trong hoạt động
hợp tác dầu khí giữa hai nước. Qua đó, đưa ra những định hướng tiếp theo để duy
trì và phát triển mối quan hệ hợp tác trở nên toàn diện và hiệu quả hơn trong thời
gian tới.
Hướng đóng góp của luận văn như sau:
Một là, phân tích mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt
Nam và Liên bang Nga.
Hai là, trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác
về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Ba là, trở thành nguồn tài liệu sử dụng trong giảng dạy và học tập về quan hệ
hợp tác quốc tế.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu bài
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế Việt nam –
Liên bang Nga. Chương này tập trung chủ yếu vào 2 nội dung chính: Tổng quan về
hợp tác quốc tế và cơ sở hình thành hợp tác quốc tế Việt Nam – Liên bang Nga.
Chƣơng 2: Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam - Liên
bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019. Chương này phân tích và trình bày 2 nội
dung chính: Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang


5


Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như
những khó khăn gặp phải.
Chƣơng 3: Định hướng phát triển hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Nội dung chính của chương này là đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy
những giá trị truyền thống đã đạt được và khắc phục những khó khăn cịn tồn đọng
nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác trở nên toàn diện và hiệu quả hơn trong thời
gian tới trong lĩnh vực dầu khí.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ HỢP TÁC
QUỐC TẾ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA
1.1. Khái niệm hợp tác
Dựa trên thực tế và các nghiên cứu, đã có một số khái niệm về hợp tác được
đưa ra bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau.
Cụ thể, trong nghiên cứu “Hợp tác đạt được dưới chế độ vơ chính phủ: Chiến
lược và Tổ chức” đã nhắc đến khái niệm về sự hợp tác. Trong đó, sự hợp tác diễn ra
trong bối cảnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau khi các chủ
thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong
muốn của những người khác. Sự hợp tác không đồng nghĩa với sự hài hòa. Sự hài
hòa đòi hỏi sự đồng nhất hồn tồn của các lợi ích (Axelrod & Keohane, 1985).
Theo Từ điển tiếng Việt, hợp tác là “cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong
một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung” (Viện ngơn ngữ
học, 2010).
Với quan điểm của các tác giả nghiên cứu khoa học “Lý thuyết hợp tác quốc tế
và thể chế quốc tế” thì hợp tác khơng chỉ xảy ra giữa các cá nhân mà còn giữa các
thực thể tập thể, bao gồm các cơng ty, đảng chính trị, tổ chức dân tộc, nhóm khủng
bố và quốc gia (Dai, Snidal & Sampson, 2010).

Trong công ước Liên hợp Quốc về chống sa mạc hố, thì hợp tác được diễn ra
giữa các thực thể hướng tới mục tiêu chung thể hiện thông qua sự phân công lao
động được hai bên thống nhất. Ở cấp quốc gia, điều này có nghĩa là tham gia dưới
sự lãnh đạo của chính phủ với các bên liên quan và các đối tác bên ngoài trong việc
phát triển, thực hiện và giám sát chiến lược phát triển của chính quốc gia đó (Liên
hợp Quốc, 2013).
Khái niệm mới nhất, trong Từ điển kinh doanh, về hợp tác được đưa ra là sự tự
nguyện thỏa thuận, trong đó, hai hoặc nhiều thực thể tham gia vào một cuộc trao đổi
có lợi thay vì cạnh tranh. Hợp tác có thể xảy ra khi tài nguyên phù hợp cho cả hai
bên tồn tại hoặc được tạo ra bởi sự tương tác giữa họ (WebFinance, Inc., 2020).
Qua sự tham khảo về một số khái niệm khác nhau về hợp tác, có thể thấy,
trong suốt chiều dài lịch sử của con người, vai trò đặc biệt của hợp tác xuất hiện


7

trong mọi vấn đề cuộc sống xã hội, dù muốn hay không, mỗi cá nhân, tổ chức hay
quốc gia vẫn không ngừng hợp tác với nhau để chinh phục những mục đích chung,
phục vụ cho lợi ích phát triển của bản thân hay toàn xã hội. Mong muốn hợp tác của
mỗi chủ thể đều dựa trên những nhận định về lợi ích, việc lợi ích tương đồng nhiều
hay ít sẽ quyết định đến hành vi hợp tác có xảy ra hay khơng. Khi lợi ích tương
đồng thì giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hợp tác cùng nhau hơn khi lợi ích cách biệt
nhau. Tuy nhiên, ngày nay, khi xuất hiện nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức, thì
một vấn đề khác liên quan đến lợi ích cũng tác động tới quyết định hợp tác của các
quốc gia, đó là những nhận thức về lợi phần tương đối và lợi phần tuyệt đối. Các
nhà hiện thực coi lợi phần tương đối, tức lợi ích mà mình thu được so với lợi ích mà
người khác thu được nếu hai bên cùng hợp tác, quan trọng hơn, và do đó các quốc
gia chỉ nên hợp tác nếu thu được nhiều lợi ích hơn so với các quốc gia khác.
Sự hợp tác được hình thành trên ba yếu tố quan trọng: tự nguyện, cùng chung
hành động và cùng đạt lợi ích lớn hơn. Điều này không chỉ cần thiết giữa các cá

nhân đơn thuần, mà còn cả giữa các quốc gia với nhau. Trong q trình tồn cầu
hố và tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, sự liên kết hợp tác giữa các quốc gia
càng đóng một vai trị quan trọng hơn bao giờ hết, những tiến bộ vượt trội về khoa
học và công nghệ, nông nghiệp và công nghiệp, giao thông vận tải và truyền thông
sẽ không thể thực hiện nếu thiếu đi sự hợp tác. Nhờ có thành tựu kỹ thuật công nghệ
hiện đại, con người ngày nay đã có thể vượt qua những rào cản về không gian và
thời gian để hợp tác với nhau trên đa phương diện để ngày một phát triển hơn.
1.2.

Các hình thức hợp tác

1.2.1. Hợp tác theo hình thức trực tiếp, gián tiếp
Hình thức hợp tác hiện nay tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng theo
quan điểm của Maclver và Page (1962) thì được chia thành hai loại chính như sau:
Hợp tác trực tiếp là một hình thức gồm tất cả các hoạt động mà các cá nhân, tổ
chức cùng làm một việc như nhau. Mặc dù những hoạt động này hồn tồn có thể
làm riêng biệt nhưng khi hợp tác lại dựa trên sự tự nguyện vì lợi ích chung hướng
đến sự gia tăng về sản lượng và giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với làm việc đơn
phương. Ví dụ, hình thức hợp tác trực tiếp được thể hiện qua việc Việt Nam gửi các


8

kiện hàng viện trợ gồm các trang thiết bị y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ, bộ kit xét
nghiệm nhanh bệnh Covid-19 cho các quốc gia bị quá tải vì tình hình dịch bệnh như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm
2020 vừa qua. Đây là hành động dựa trên tinh thần tự nguyện và cùng chung mục
đích đẩy lùi dịch bệnh trên toàn thế giới.
Hợp tác gián tiếp là một hình thức gồm một chuỗi các hoạt động, nhiệm vụ
khơng giống nhau nhưng có liên quan trực tiếp đến lợi ích chung cuối cùng. Sự hợp

tác này dựa trên nguyên tắc phân cơng lao động. Trong đó, vai trị và chức năng của
chủ thể là khác nhau nhưng cùng thực hiện trong một chuỗi hành động vì mục tiêu
chung đạt được. Ví dụ, hình thức hợp tác gián tiếp được thể hiện qua việc một chiếc
điện thoại di động đến tay người dùng cuối bao gồm một chuỗi các hoạt động hợp
tác gián tiếp bắt đầu từ công đoạn lắp ráp, hình thành nên chiếc điện thoại từ xưởng
sản xuất đến kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiếp đến, sản phẩm sẽ được phân phối
đến các nhà bán lẻ, sau cùng, các nhà bán lẻ sẽ tiếp thị sản phẩm đến đúng người
tiêu dùng có nhu cầu sở hữu sản phẩm.
Trong thời đại theo xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, việc chun mơn
hóa các kỹ năng và chức năng được yêu cầu nhiều hơn đã khiến sự hợp tác gián tiếp
đang nhanh chóng thay thế hợp tác trực tiếp bởi lợi ích giữa các bên đạt được lớn
hơn rất nhiều lần.
1.2.2. Hợp tác theo cấp độ
Theo quan điểm của Green (n.d) thì hợp tác nên được phân loại thành ba hạng
mục chính:
Hợp tác sơ cấp là kiểu hợp tác dễ nhận thấy trong các nhóm nhỏ như gia đình.
Ở cấp độ này, lợi ích giữa cá nhân và tổ chức có sự đồng nhất. Việc đạt được các lợi
ích của nhóm này bao gồm việc thực hiện các quyền lợi của cá nhân.
Hợp tác thứ cấp là kiểu hợp tác thường được thấy ở nhóm cấp cao hơn như
trong Chính phủ, khu cơng nghiệp, cơng đồn hay nhà thờ, v..v. Ví dụ, trong mỗi
ngành nghề, mỗi cá nhân, mỗi nhóm người sẽ hợp tác với nhau để đạt được lợi ích
về tiền lương, lợi nhuận, sự thăng tiến hay trong trường hợp đặc biệt thì đó cịn là sự


9

uy tín và quyền lực. Ở cấp độ này, đã có sự chênh lệch về lợi ích giữa các cá nhân
nhưng họ vẫn có mục đích chung, lý tưởng chung với nhau để hướng đến.
Hợp tác siêu cấp là sự tương tác giữa các tổ chức, nhóm lớn và nhỏ khác nhau
trong tình huống cụ thể. Sự hợp tác này hồn tồn mong manh và lỏng lẻo, thiếu

tính bền vững và chỉ vì một mục đích chung ngắn hạn. Sau đó, mối liên kết hợp tác
này sẽ tự tan vỡ sau khi các bên đã đạt được mục đích chung. Ví dụ, hai đảng chính
trị có ý thức hệ khác nhau có thể hợp nhất lại để đánh bại đảng đối thủ của họ trong
một cuộc bầu cử cụ thể.
Theo từng cấp độ hợp tác là tương ứng với sự phát triển mối quan hệ của mỗi
con người. Trước hết, bản thân mỗi chủ thể cần đảm nhiệm tốt sự hợp tác với các
thành viên trong gia đình để có một hậu phương vững chắc, cuộc sống hạnh phúc
hơn. Tiếp đến, trong mơi trường làm việc, cần có sự liên kết hợp tác chặt chẽ với
các đồng nghiệp, cấp trên để đạt hiệu suất công việc cao hơn, đem lại thu nhập tốt
hơn. Dù ở cấp độ hợp tác nào thì bản thân chủ thể cũng cần phải hiểu rõ vai trị của
mình trong mối quan hệ hợp tác đó để đạt được lợi ích tối ưu.
1.2.3. Hợp tác theo mục đích
Dựa trên quan điểm của Ogburn và Nimikoff (n.d), hợp tác còn được chia
thành ba loại khác nhau dựa trên mục đích của việc hợp tác diễn ra:
Hợp tác vì mục đích chung xảy ra khi những người này có chung mục tiêu
hướng đến. Ví dụ, họ cùng có một đam mê tín ngưỡng, hoặc cùng chung một hệ văn
hóa.
Hợp tác thân ái xảy ra khi con người có mưu cầu của sự hạnh phúc và sự hài
lòng trong cuộc sống. Có thể dễ dàng nhận thấy sự hợp tác diễn ra trong cuộc sống
thường nhật như ca múa nhạc, ca hát, hẹn hò, lễ hội…
Hợp tác cứu trợ là hình thức hợp tác phổ biến trong xã hội lồi người. Sự hợp
tác này xảy ra khi có những người sẵn sàng làm những công việc cứu giúp cho
những nạn nhân của sự đói nghèo, lũ lụt, thiên tai hay dịch bệnh xảy ra.
Hợp tác theo mục đích dựa trên sự tương tác giữa con người với nhau trong xã
hội. Những người có cùng chung mục đích thường dễ dàng hiểu nhau hơn trong quá
trình hợp tác và thường mang lại những hiệu quả tốt hơn.


10


1.3. Hợp tác quốc tế
Dựa trên bài viết “Điều luật của Liên hợp quốc”, từ năm 1945, hợp tác quốc tế
là sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới trong giải quyết các vấn đề quốc tế có
tính chất kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc đạo đức, khuyến khích tơn trọng quyền con
người và các quyền tự do cơ bản mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ
hoặc tơn giáo (Kelsen, 2000).
Một cách nhìn khác về hợp tác quốc tế được đưa ra trong Từ điển bách khoa
quốc tế về Khoa học xã hội và hành vi, hợp tác quốc tế thường bị coi là đi ngược lại
với nguyễn tắc cốt lõi mà trật tự thế giới hiện tại dựa vào như không can thiệp các
vấn đề nội bộ và quyền hoạch định chính sách của mỗi quốc gia (Smelser & Baltes,
2001).
Trong bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, định nghĩa hợp tác quốc tế là
sự phối hợp hịa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các mục đích
chung (Hồng Khắc Nam, 2006, tr. 11).
Hợp tác quốc tế, theo Từ điển tiếng Việt, được định nghĩa là sự hợp tác nhằm
mục đích chung giữa các nước trên thế giới trong quan hệ với nhau. Có thể hiểu đây
là hành vi thực hiện bởi các chủ thể quốc tế cùng nhau thực hiện để đáp ứng lợi ích
hay nguyện vọng lẫn nhau, khơng mang tính chống đối (Viện ngơn ngữ học, 2010).
Trong nghiên cứu “Hợp tác quốc tế trong nửa đầu thế kỷ XX” cho rằng, hợp
tác quốc tế là sự địi hỏi sự tương tác liên tục, có tổ chức và hợp tác giữa các nhóm
người ở các quốc gia khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là bất kỳ kết nối xuyên
biên giới nào (Gorman, 2017).
Cuốn “Cẩm nang nghiên cứu về hợp tác quốc tế” có đưa ra khái niệm về hợp
tác quốc tế là chế độ tương tác phổ biến giữa hai hoặc nhiều quốc gia dựa trên việc
chia sẻ kết quả nghiên cứu, sản xuất, thương mại, bảo vệ đầu tư và bí quyết cơng
nghiệp (Erokhin, Gao & Zhang, 2018).
Tựu chung lại, hợp tác quốc tế là một một trong những mối quan hệ cơ bản
trong quan hệ quốc tế, là một hiện tượng xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Nó
tồn tại song hành bất chấp thế giới đầy những xung đột và chiến tranh. Mục đích
chính của hợp tác quốc tế hướng đến hịa bình và phát triển bền vững giữa các quốc



11

gia trên thế giới. Cho đến thời đại hiện nay, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế
thì hợp tác quốc tế hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong tăng cường tính cạnh tranh
và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế đã tạo nên một mạng
lưới kết nối các nước với nhau, xóa nhịa mọi biên giới, khoảng cách địa lý. Trong
thời đại hiện nay, việc hợp tác giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn, liên tục hơn
thông qua các chính sách tự do hóa thương mại, hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại
giữa các nước trong cùng khối, cùng khu vực hay trên toàn thế giới.
1.4. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực
1.4.1. Lĩnh vực quân sự
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự là sự hợp tác giữa hai hay nhiều quốc
gia chỉ giới hạn trong phạm vi và đối tượng là lĩnh vực quân sự. Ngày nay, trong
thời bình hiện tại, việc hợp tác quân sự giữa các nước trên thế giới vẫn đang diễn ra
thường xuyên và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Sự hợp tác này được nâng tầm lên hợp
tác quốc phòng giữa các quốc gia lẫn nhau, đây là hoạt động nhằm đảm bảo sự an
toàn và tồn vong của một quốc gia dân tộc.
Trên thế giới, tiêu biểu cho hợp tác quân sự phải kể đến Hoa Kỳ và Hàn Quốc
hàng năm vẫn diễn ra các cuộc tập trận chung lớn nhỏ trên phạm vi đất liền và ngoài
khơi vùng biển của Hàn Quốc nhằm củng cố năng lực quốc phịng cũng như duy trì
trật tự hồ bình trên bán đảo Triều Tiên.
Còn đối với Trung Quốc và Liên bang Nga thì đưa ra mơ hình hợp tác qn sự
mới là “Trung Quốc, Nga +”. Mơ hình này không phải là kiểu liên minh quân sự
giữa các nước phương Tây với nhau, cũng không phải là thể hiện uy hiếp quân sự
với nước thứ ba, mà là một mơ hình hợp tác qn sự đa phương hồn tồn mới với
trung tâm là hai nước Trung Quốc và Liên bang Nga.
Hiện nay, Việt Nam đang hợp tác quốc phòng với rất nhiều quốc gia trong và
ngoài khu vực như Nhật, Hoa Kỳ hay Liên bang Nga. Việc hợp tác quân sự với

Nhật Bản được thể hiện trong hợp tác chuyển giao cơng nghệ đóng tàu qn sự. Về
phía Hoa Kỳ, trong những năm gần đây, đã hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển Việt
Nam những chiếc xuồng tuần tra và thoả thuận cung cấp máy bay không người lái
cho phía Việt Nam. Mục đích của những hợp tác quân sự song phương này nhằm


12

đảm bảo an ninh khu vực, cũng như duy trì hịa bình trên đất liền và các quần đảo
trên biển Đông, tạo tiền đề vững chắc để tập trung phát triển kinh tế – xã hội.
Có thể thấy, hợp tác quân sự có tầm quan trọng hàng đầu trong thời đại hiện
nay giữa các quốc gia với nhau trong việc đảm bảo nền hồ bình quốc gia nói riêng
và thế giới nói chung. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ mục đích duy trì sự sinh
tồn của một quốc gia trước nguy cơ xâm lược từ các thế lực thù địch bên ngồi và
tạo nên sự hịa bình, thịnh trị cho dân tộc của mình.
1.4.2. Lĩnh vực giáo dục
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm này còn được biết đến dưới
cái tên đào tạo hợp tác quốc tế. Đây là hình thức liên kết đào tạo giữa nhiều nước và
vùng lãnh thổ với nhau. Mục đích của việc hợp tác này nhằm phối hợp, trao đổi
giáo dục đào tạo để thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng trong lĩnh vực giáo dục
giữa các quốc gia hiện nay. Hoạt động này chủ yếu đang diễn ra trong lĩnh vực đào
tạo đại học và sau đại học.
Tại Việt Nam, hầu hết các trường đại học lớn trên cả nước đều liên kết đào tạo
hợp tác quốc tế với các trường đại học nổi tiếng của các quốc gia trên thế giới.
Trong đó có trường Đại học Ngoại Thương, hiện nay nhà trường đang đối tác tin
cậy với 16 trường Đại học trên thế giới như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu,
Canada, Úc, New Zealand, Đài Loan... với mục tiêu đào tạo ra thế hệ sinh viên có
nền tảng kiến thức, kỹ năng vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và hội
nhập quốc tế. Ngành học chủ yếu tập trung vào khối kinh tế – thương mại vì đây
cũng chính là ngành học “trọng tâm” của trường Ngoại Thương.

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các tiến bộ
trong giảng dạy và đào tạo nhằm phát triển hơn nguồn nhân lực tương lai. Qua đó,
khơng ngừng cố gắng nâng cao, thiết kế và cập nhật các chương trình học theo
những xu hướng giáo dục hiện đại, nâng cao chất lượng lao động tri thức, hướng tới
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
1.4.3. Lĩnh vực kinh tế
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế là một phạm trù hẹp hơn của sự hợp tác
khi phạm vi đối tượng và mục đích chính chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Sự hình thành


13

mơ hình hợp tác kinh tế khi mới xuất hiện cịn mới chỉ ở hình thức tự phát mà thiếu
đi sự nhất quán, thống nhất cũng như bài bản để thực hiện. Ngun nhân dẫn đến sự
hình thành mơ hình này bắt nguồn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế có trình độ quản
lý hạn chế cũng như chịu nhiều thiệt thòi, bất lợi trong sản xuất kinh doanh cạnh
tranh. Nhờ có sự hợp tác kinh tế này mà các chủ thể kinh tế có thể duy trì sự tồn tại
của mình, duy trì việc làm, lợi nhuận để tăng gia sản xuất dựa trên sự tự nguyện,
phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên sức mạnh của một tập thể, giải quyết được
các vấn đề trong quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và gia tăng
lợi ích lên gấp nhiều lần so với hoạt động riêng lẻ.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập tồn cầu, hợp tác kinh tế đang đóng một vai
trò thiết yếu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các quốc gia liên kết hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế thông qua trao đổi thương mại song phương hay các dự án
đầu tư, vốn đầu tư viện trợ… Đối với Việt Nam, theo thông kê từ Tổng cục Thống
kê năm 2019, Hàn Quốc hiện là nước dẫn đầu về tổng số vốn đầu tư luỹ kế vào Việt
Nam ở mức 67,71 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư). Kim ngạch thương mại
giữa hai nước trong cùng năm 2019 cũng đạt mức 72 tỷ USD và hướng tới mục tiêu
100 tỷ USD vào năm 2020.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế giữa các quốc gia đem lại giá trị rất lớn,

đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế chung giữa hai hay nhiều nước. Việc tăng
cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia hiện nay đang là xu thế chung của toàn thế
giới. Điều này mang lại những tác động thay đổi cả một nền kinh tế của những quốc
gia khác nếu không muốn biệt lập và thụt lùi so với sự phát triển của toàn thế giới.
Ngoài ra, sự hợp tác này còn giải quyết rất nhiều các vấn đề khác trong xã hội như
việc làm, tiền lương, trao đổi hàng hóa.
1.4.4. Lĩnh vực dầu khí
Hợp tác lĩnh vực dầu khí là sự hợp tác trong phạm vi và đối tượng là hoạt
động dầu khí. Trong đó, hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật
dầu khí 1993 như sau: "Hoạt động dầu khí" là hoạt động tìm kiếm thăm dị, phát
triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt
động này.


14

Như vậy, theo quy định tại Luật dầu khí 1993 thì hoạt động dầu khí bao gồm:
- Tìm kiếm thăm dị;
- Phát triển mỏ;
- Khai thác dầu khí;
- Và các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trên.
Do đó, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí là sự hợp tác giữa hai
hay nhiều quốc gia với nhau. Đây là một trong những lĩnh vực hợp tác chủ chốt
giữa các quốc gia trên thế giới với mục đích chung là phát triển tìm kiếm thăm dị,
khai thác dầu khí, và các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trên bao
gồm hình thức đầu tư cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ, cơng cuộc thăm dị, triển
khai khai thác dầu khí tại các mỏ dầu trên phạm vi lãnh thổ các nước sở hữu nhằm
gia tăng sản lượng khai thác, doanh thu và lợi nhuận cho các bên tham gia, hay trao
đổi thương mại dầu khí giữa các nước cũng như đóng góp vào việc điều chỉnh giá
dầu trong nước và quốc tế.

1.5.

Hợp tác quốc tế Việt Nam và Liên bang Nga

1.5.1. Khái quát mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga
Trong lịch sử hình thành các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, phải nhắc
đến thời điểm bước ngoặt mang tính lịch sử khi Việt Nam và Liên bang Xơ Viết
thiết lập ngoại giao chính thức năm 1950, đây chính là quốc gia đầu tiên trên thế
giới công nhận và đặt mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam (30/01/1950). Theo
dòng lịch sử quan hệ thương mại và kinh tế của hai nước qua các thời kỳ khác nhau
có thể được phân biệt: từ sự thịnh vượng nhất của họ trong thời Liên bang Xô Viết,
khi Liên Xơ đã hỗ trợ tồn diện cho Việt Nam, cho đến cuộc khủng hoảng sâu sắc
và đình trệ trong thập niên 90 và sau đó, nối lại một nền tảng chính trị, pháp lý và
cơ sở kinh tế mới.
Vào năm 1994, Việt Nam và Liên bang Nga chính thức ký kết hiệp ước về
những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, nhằm kế thừa cũng như duy trì mối
quan hệ hợp tác lâu dài sau khi nhà nước Xơ Viết tan rã (1991). Sau đó, hai nước đã
nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược năm 2001, và tiếp tục trở thành Đối tác
chiến lược tồn diện của nhau vào năm 2012, đây là khn khổ quan hệ cao nhất


15

của Việt Nam. Năm 2015, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ký kết hiệp định
Thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á – Âu, trong đó, Liên bang Nga là thành
viên chủ chốt. Năm 2020, đánh dấu mốc 70 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa
Liên bang Nga và Việt Nam.
1.5.2. Các lĩnh vực hợp tác
Hiện nay, Liên bang Nga là nước hợp tác toàn diện nhất với Việt Nam đa dạng
tất cả các lĩnh vực, tiêu biểu phải kể đến một số lĩnh vực hợp tác như kinh tế, quốc

phòng, du lịch và dầu khí.
1.5.2.1. Hợp tác kinh tế
Trong những năm gần đây hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh
vực kinh tế tiếp tục phát triển khá năng động.
Tính đến thời điểm năm 2019, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương đạt mức 4 tỷ USD, giảm 10% so với
năm 2018 (giá trị 6,1 tỷ USD). Tuy nhiên, hai nước vẫn đặt mục tiêu thương mại
hướng đến 10 tỷ USD trong những năm tới nhằm phát huy tối đa những tiềm năng
hợp tác mà hai nước đang có.
Hiện nay, hợp tác đầu tư tiếp tục được mở rộng tại cả Việt Nam và Liên bang
Nga trên các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải… Theo số
liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam, Liên bang Nga hiện có 123 dự
án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngồi lĩnh vực dầu khí với tổng số vốn khoảng 1
tỷ USD, xếp thứ 22 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi Việt Nam có 20 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn gần 3 tỷ USD.
Ngồi lĩnh vực dầu khí, thì một số dự án đầu tư nổi bật như Trung tâm đa chức năng
Hà Nội - Moskva; các dự án xây dựng tổ hợp cơng nơng nghiệp về chăn ni bị sữa
và chế biến sản phẩm sữa sử dụng công nghệ cao tại Moskva và Kaluga của Tập
đoàn TH True Milk.
Hợp tác kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai
nước trong những năm trở lại đây. Đây là lĩnh vực chủ chốt, quan trọng mà cả Việt
Nam và Liên bang Nga đang nỗ lực thực hiện để tương xứng với tiềm năng mà hai
nước đang năm giữ trong tương lai tới.


16

1.5.2.2. Hợp tác quốc phòng
Hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là một trong những
lĩnh vực hợp tác gắn bó truyền thống và là một trụ cột rất quan trọng trong quan hệ

hai nước tiếp tục được mở rộng. Nhằm đảm bảo tình hình hồ bình trên khu vực
biển Đơng và khu vực Đơng Nam Á.
Hợp tác quốc phòng giữa hai bên hiện tập trung chủ yếu vào kỹ thuật quân sự
như chuyển giao vũ khí, trang bị, cơng nghệ; hợp tác hải qn; đào tạo cán bộ; đấu
tranh chống khủng bố, buôn bán ma túy, tội phạm xuyên quốc gia. Liên bang Nga là
quốc gia cung cấp chính về vũ khí và trang bị kỹ thuật cho Việt Nam, đồng thời hợp
tác với Việt Nam trong việc bảo trì, hiện đại hóa vũ khí quân sự. Theo kênh thông
tin của Bộ Nội vụ Liên bang Nga, hàng năm, nước này tiếp nhận hàng nghìn lưu
học sinh Việt Nam sang đào tạo các ngành cho lĩnh vực quốc phịng.
Có thể nói, hợp tác quốc phịng với Liên bang Nga là chìa khố để Việt Nam
thực hiện hiện đại hoá quân sự trong nước, tăng cường sức mạnh nội tại của quốc
gia. Đồng thời, giữ vững vị thế độc lập chủ quyền cũng như đảm bảo tình hình hồ
bình trong khu vực.
1.5.2.3. Hợp tác du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam,
thì Việt Nam tiếp tục là điểm du lịch yêu thích của người dân Nga, với hơn 600.000
lượt khách Nga tới thăm Việt Nam năm 2018 và gần 800.000 lượt du khách đến
trong năm 2019, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số các quốc gia có cơng dân du lịch đến Việt Nam nhiều nhất thì Liên
bang Nga đứng đầu tại khu vực châu Âu và xếp thứ sáu trên thế giới, sau Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc). Ngược lại, theo số
liệu thống kê chưa được kiểm chứng thì có hàng chục nghìn người Việt Nam chọn
Liên bang Nga du lịch trong hai năm trở lại đây.
Sự tăng trưởng trong những lượt du khách đến với Việt Nam từ Liên bang Nga
và ngược lại, đã cho thấy sự giao lưu con người giữa hai nước không ngừng được
tăng cường, gắn bó bền chặt, tiếp tục giữ vững và phát huy tình hữu nghị bền chặt
giữa hai nước trong thời đại mới hiện nay.



×