Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ
PHỊNG NGỪA RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính Ngân Hàng

LÊ THỊ HỊA

Hà Nội - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ
PHỊNG NGỪA RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Lê Thị Hòa
Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Duy Liên



Hà Nội - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Em là Lê Thị Hòa, học viên cao học khóa 25 của Trường Đại Học Ngoại
Thương, ngành Tài Chính Ngân Hàng, mã số 8340201 với đề tài luận văn thạc sĩ:
“Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để
phịng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”, xin cam
đoan:
-

Luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu độc lập của em, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Duy Liên.

-

Các số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập thông qua việc khảo
sát do em thực hiện, các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ những nguồn
đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Lê Thị Hòa


ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường Đại học Ngoại Thương, các thầy cô và cán bộ Khoa Sau đại học, các giảng
viên chuyên ngành Khoa Tài Chính – Ngân Hàng, Trường Đại học Ngoại Thương
Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích và tận tình giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian học Cao học khóa 25 (2018-2020) tại Trường Đại học Ngoại
Thương.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Phạm Duy Liên, đã hướng dẫn, giảng giải tận
tình, giúp tác giả hiểu sâu sắc hơn và có cái nhìn xác đáng hơn về đề tài “Các nhân
tố tác động đến quyết định sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa
rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”. Thầy giáo đã dành cho tác
giả những ý kiến đóng góp quý báu và động viên trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành bản luận văn Thạc sỹ này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bạn, các cán bộ thuộc một số Ngân
hàng TMCP của Việt Nam, các các bộ thuộc công ty XNK Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát phục vụ cho
việc nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Bài luận văn được hồn thiện khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót,
tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .......................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ......................................................... vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG
QUẢN TRỊ RỦI RO..................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận chung về công cụ tài chính phái sinh ....................................8
1.1.1. Cơng cụ tài chính phái sinh ....................................................................8
1.1.2. Sự cần thiết phát triển cơng cụ tài chính phái sinh.............................16
1.2. Quản trị rủi ro ..............................................................................................17
1.3. Việc sử dụng cơng cụ phái sinh trong phịng vệ rủi ro tài chính .............18
1.4. Tình hình sử dụng các cơng cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tại các
doanh nghiệp trên thế giới .................................................................................20
1.4.1 Quy mô thị trường công cụ phái sinh thế giới ......................................20
1.4.2 Tình hình sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh của một số nước .......22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO
QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA ........................................................................................30
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua .................................30
2.2. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp XNK
Việt Nam ..............................................................................................................35
2.2.1. Đối với rủi ro tỷ giá................................................................................35
2.2.2. Đối với rủi ro lãi suất ............................................................................37
2.2.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa ............................................................38
2.3. Thực trạng sử dụng các cơng cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các
doanh nghiệp XNK VN thời gian qua ...............................................................39
2.3.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phái sinh tại Việt Nam .............39


iv
2.3.2. Kênh giao dịch của thị trường phái sinh tại Việt Nam........................42
2.3.3. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các

DN XNK Việt Nam thời gian qua ...................................................................46
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XNK VIỆT NAM ..........................................................53
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................53
3.2. Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................55
3.3. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................62
3.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu .....................................................................62
3.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .......................64
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................69
3.3.4 Phân tích tương quan.............................................................................72
3.3.5 Phân tích hồi quy....................................................................................73
3.3.6 Kết luận ...................................................................................................76
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG CĨ KẾT QUẢ CÁC
CƠNG CỤ PHÁI SINH VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC DOANH NGHIỆP
XNK VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI .....................................................................78
4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp XNK Việt
Nam thời gian tới ................................................................................................78
4.2. Các giải pháp nhằm sử dụng có kết quả các công cụ phái sinh vào quản
trị rủi ro ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam thời gian tới ............................79
4.2.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước ......................................................79
4.2.2. Về phía doanh nghiệp ...........................................................................82
4.2.3. Về phía nhà cung cấp dịch vụ ...............................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC ................................................................................................................. ix


v


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

CCPS

: Công cụ phái sinh

CMKT

: Chuẩn mực kế tốn

CNNHNN

: Chi nhánh ngân hàng nước ngồi

DN

: Doanh nghiệp

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

: Ngân hàng Thương Mại

TCTD

: Tổ chức tín dụng


TTCK

: Thị trường chứng khốn

XNK

: Xuất nhập khẩu


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Danh Mục Bảng
Bảng 1.1. Doanh số giao dịch hàng ngày của công cụ phái sinh trên thị trường ngoại
hối và công cụ phái sinh lãi suất trên thị trường OTC ..............................................28
Bảng 2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2019 ......................................30
Bảng 2.2. Các công cụ phái sinh đang được áp dụng tại các NH TMCP Việt Nam46
Bảng 2.3. Mức ký quỹ giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa tại Sở giao
dịch Hàng hóa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/01/2020 ........................................49
Bảng 2.4. Các rủi ro về giá trong ngành dầu khí và chiến lược quản trị rủi ro.........50
Bảng 3. 1 Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ................................63
Bảng 3.2 Số năm thành lập của doanh nghiệp ..........................................................63
Bảng 3.3 Tỷ lệ sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh của doanh nghiệp ....................64
Bảng 3.4 Các loại công cụ tài chính phái sinh được sử dụng trong các doanh nghiệp
khảo sát ......................................................................................................................64
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo chính sách và pháp luật ..........65
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo các yếu tố về kinh tế ...............66
Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo mức độ quan tâm của doanh
nghiệp ........................................................................................................................66
Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo chính sách và chương trình quản

trị rủi ro của doanh nghiệp ........................................................................................67
Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo quyết định sử dụng cơng cụ tài
chính phái sinh của doanh nghiệp .............................................................................67
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo chính sách và pháp luật (sau
khi loại bỏ biến CS5).................................................................................................68
Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo mức độ quan tâm của doanh
nghiệp (sau khi loại bỏ biến QT3).............................................................................69
Bảng 3.12 Bảng kết quả ma trận xoay (Rotated Component Matrix): .....................71
Bảng 3.13. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình .........................72
Bảng 3.14. Model Summary .....................................................................................73
Bảng 3.15 Kiểm định ANOVA .................................................................................74
Bảng 3.16 Hệ số mơ hình hồi quy mẫu .....................................................................74


vii
Danh Mục Biểu Đồ
Biểu đồ 2.1 Một số mặt hàng xuất khẩu chính năm 2019 .........................................32
Biểu đồ 2.2 Một số mặt hang nhập khẩu kim ngạch tăng giảm chủ yếu năm 2019 33
Biểu đồ 2.3 Một số mặt hàng nhập khẩu chính năm 2019 ........................................34
Biểu đồ 3.1. Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................55
Danh Mục Sơ Đồ
Sơ đồ 3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ 2012, tr.16) ..............54


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong bài luận văn này, tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp
XNK Việt Nam qua việc xây dựng mơ hình và xử lý dữ liệu bằng SPSS. Trên cơ sở

trình bày lý thuyết về cơng cụ tài chính phái sinh và quản trị rủi ro, tác giả phân tích
quy mơ thị trường cơng cụ phái sinh trên thế giới nói chung và tình hình sử dụng
cơng cụ tài chính phái sinh để quản trị rủi ro tại Việt Nam nói riêng.
Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng cơng cụ
tài chính phái sinh thơng qua số liệu thực tế khảo sát tại các DN XNK trong bối
cảnh XNK của Việt Nam giai đoạn 2000-2019. Các nhân tố được nghiên cứu bao
gồm: Chính sách và pháp luật, các yếu tố về kinh tế, mức độ quan tâm của doanh
nghiệp và chính sách và chương trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố này đều có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
cơng cụ tài chính của DN XNK và nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là chính sách
và chương trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà XNK có quyết định xác đáng
hơn trong quản trị rủi ro đặc biệt là sử dụng công cụ phái sinh – công cụ đặc biệt
hiệu quả trong việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro đồng thời cũng có định hướng
phát triển quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Đồng thời giúp các ngân hàng thương
mại, sở giao dịch có giải pháp phát triển và cung cấp sản phẩm phái sinh hiệu quả
nhất cho doanh nghiệp, hơn thế nữa, chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có định
hướng thúc đẩy và giám sát được thị trường phái sinh.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập tồn cầu và thị trường tài chính diễn biến ngày càng
phức tạp, quản trị rủi ro tài chính trở thành vấn đề rất quan tâm của tất cả các thành
viên tham gia vào hoạt động kinh tế và cả trong giới nghiên cứu khoa học ở Việt
Nam. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nói riêng, mơi trường kinh doanh có những diễn biến khơn
lường, khiến doanh nghiệp phải thường xuyên đối mặt với rủi ro. Tuy nhiên việc

nhận thức tầm quan trọng và tập trung đầu tư vào quản trị rủi ro vẫn còn hạn chế
trong doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
lường trước các mức độ rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt
động và rủi ro thanh khoản và chưa có các cơng cụ đầy đủ để đo lường cũng như
phịng ngừa rủi ro đó. Thực tế cũng có nhiều cơng cụ và biện pháp phịng ngừa rủi
ro trên, mỗi cơng cụ có những mục đích nhất định, trong đó cơng cụ tài chính phái
sinh là một cơng cụ được sử dụng hiệu quả để quản trị rủi ro.
Hiện nay các sản phẩm tài chính phái sinh đang phát triển mạnh mẽ và được
sử dụng rộng khắp ở các thị trường tài chính lớn của thế giới, việc thực hiện quản trị
rủi ro tài chính và kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh sẽ
giúp cho DN có một cơng cụ phịng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả.
Trong điều kiện thị trường phái sinh Việt Nam đang từng bước được xây
dựng và hoàn thiện cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và nhận được sự
quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngồi nước thì việc sử dụng cơng cụ tài chính
nào giúp phịng ngừa rủi ro hiệu quả nhất cũng như nhân tố nào ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng cơng cụ tài chính đó để phịng ngừa rủi ro vẫn ln là bài tốn
đang được quan tâm. Có nhiều bài viết/bài báo phân tích về thị trường phái sinh
cũng như thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam hiện nay, tuy
nhiên việc nghiên cứu nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng cơng cụ tài
chính phái sinh vẫn chưa được thực hiện.


2
Do đó, em xin chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam” để làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan (2016), “Quản trị rủi ro tài chính
trong các doanh nghiệp Việt Nam”, đề tài đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi
được gửi đến 362 doanh nghiệp theo mẫu đã chọn (gồm 189 doanh nghiệp niêm yết

trên HOSE và 173 doanh nghiệp niêm yết trên HNX) qua đường bưu điện, một số
doanh nghiệp được gửi qua email. Nghiên cứu này thiết kế bảng hỏi tham khảo từ
Báo cáo khảo sát về Quản trị rủi ro của Ernst & Young (E&Y) và Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước năm 2012-2013. Đồng thời hướng tới đối tượng khảo sát là giám
đốc tài chính, trưởng phịng tài chính, kế tốn trưởng, trưởng phòng quản trị rủi ro
của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. Kết quả thu về 100 phiếu khảo sát: về
công tác nhận diện, đo lường và kiểm sốt rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề tài phản ánh thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thơng qua quy trình gồm:
nhận diện, đo lường và kiểm sốt rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, các khía cạnh về
thơng tin và truyền thơng liên quan tới rủi ro, mức độ tham gia của hội đồng quản
trị và bộ phận kiểm soát nội bộ cũng được đề cập trong nghiên cứu. Nghiên cứu cho
thấy, công tác quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam có những
chuyển biến tích cực, tuy nhiên mới thể hiện ở bề rộng, chưa đi vào chiều sâu. Cơng
tác quản trị rủi ro tài chính ở các doanh nghiệp còn yếu ở khâu đo lường và đánh giá
tác động của rủi ro tài chính.
Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thảo (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam”, nghiên cứu được thực hiện thông qua
các khảo sát được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khốn, nhân viên cơng ty chứng khốn, bao gồm là 226 người, nhận
được phản hồi đầy đủ là 221 người (tỷ lệ 97,78%). Trong đó, nhà đầu tư có tìm hiểu


3
các công cụ phái sinh là 87% và phương tiện sử dụng để tìm hiểu về cơng cụ
100% là mạng internet. Số lượng đối tượng khảo sát có nhu cầu tự đào tạo, tham
gia các khóa học về các cơng cụ phái sinh và TTCK phái sinh là 78%. Số cịn lại
22% là chưa có nhu cầu. Xem xét các nghiên cứu đã được thực hiện, đối với các
nhân tố ảnh hưởng đến TTCK phái sinh, bài viết đề xuất mơ hình gồm 5 nhóm

nhân tố, trong đó, các nhóm nhân tố trong giả thiết từ H1 đến H5 là biến độc lập
và 1 nhóm nhân tố H6 là biến phụ thuộc. Kết quả phân tích 5 yếu tố tác động đến
phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam gồm: thể chế, chính
sách pháp luật, yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ. Nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân
tố đã ảnh hưởng đến hình thành và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam nhưng
mức độ tác động của từng nhân tố là có sự khác nhau. Trong đó, nhân tố chính
sách pháp lý có ảnh hưởng cao nhất với hệ số hồi quy là 0,291, kế đến là nhân tố
kinh tế có hệ số hồi quy là 0,205, cuối cùng là nhân tố cơng nghệ có hệ số hồi
quy là 0,105. Trên cơ sở kết quả phân tích, một số gợi ý được đề xuất hỗ trợ thị
trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đầu
tư.
Sinkey và Carter (SC, 1994), kiểm tra các hoạt động phòng ngừa rủi ro và
phái sinh trong 1991 của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ. Họ xây dựng dựa
trên các thông số kỹ thuật của mơ hình NSS. Phân tích rất phức tạp bởi sự tồn tại
của bảo hiểm FDIC chống lại rủi ro và bởi nhiều vai trò của các ngân hàng trong
thị trường phái sinh (tức là, đại lý, trung gian tài chính phục vụ khách hàng và
nội bộ quản lý rủi ro). Sinkey và Carter giải thích kết quả của họ thường phù hợp
với NSS. Họ không phân biệt giữa các dẫn xuất FX và IR.
Cheon, Duchac và Goldberg (CDG, 1997) và Guay (1996) phân tích mối
liên quan giữa những thay đổi trong các biện pháp rủi ro và thay đổi trong việc
sử dụng các công cụ phái sinh. Rủi ro là biến phụ thuộc trong phương trình hồi
quy. CDG phân tích sự liên kết giữa những thay đổi trong phương sai của lợi
nhuận thị trường chứng khoán và thay đổi mức độ sử dụng công cụ phái sinh,
mẫu nghiên cứu là 247 các công ty đa quốc gia. Guay (1996) xem xét mối liên hệ


4
giữa việc áp dụng các công cụ phái sinh ban đầu và những thay đổi trong các
cơng ty có nguy cơ rủi ro phát sinh đối với một mẫu của 257 cơng ty.
Nghiên cứu (Berkman, 2002) nhằm mục đích làm rõ mối quan hệ giữa việc

sử dụng các công cụ tài chính phái sinh dụng cụ và đặc điểm của các công ty
công nghiệp và công ty khai thác tại Úc cho mẫu 158 các công ty (106 công ty
công nghiệp và 52 công ty khai thác) bằng cách nghiên cứu báo cáo tài chính của
họ vào năm 1995. Nghiên cứu này đạt được kết quả, điều quan trọng nhất là quy
mơ của cơng ty và mức độ địn bẩy tài chính là các biến giải thích chính cho việc
sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong các công ty công nghiệp và khai
thác mỏ.
“Nghiên cứu về các điều kiện phát triển thị trường CCPS, Báo cáo
nghiên cứu “Derivatives market development” ở dạng sách trắng, do Tổ chức
Giải
pháp thị trường Aberta (Aberta Market solutions Ltd) của Vancouver, Canada ấn
hành vào năm 2003 có đã đề cập đến một số yếu tố chủ yếu trong xây dựng một
thị
trường phái sinh mới như các thành phần tham gia thị trường, nguồn luật điều
chỉnh, vai trò của việc tạo ra các CCPS mới. Trong báo cáo nghiên cứu The
world’s commodity exchanges: past-present-future của UNCTAD (2006) có đề
cập đến các điều kiện thành lập Sàn giao dịch, tuy nhiên, chưa nhấn mạnh đến
các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các Sàn giao dịch, đặc biệt là các Sàn giao
dịch CCPS ngoại hối. Ngoài ra một số nghiên cứu khác đề cập đến các khía cạnh
liên quan trực tiếp đến sự phát triển thị trường CCPS, đó là yếu tố về hệ thống
pháp luật điều chỉnh CCPS, như nghiên cứu về các quy định đối với các giao
dịch phái sinh OTC tại Úc (Paul Latimer, 2008); phân tích q trình phát triển
thị trường CCPS cũng như sơ lược về các quy định pháp lý với thị trường CCPS
tại Trung Quốc (Hui, 2012).
Nghiên cứu (Bartram, 2011) nhằm mục đích chứng minh tác động của các
công cụ phái sinh đối với rủi ro và giá trị của công ty thông qua việc sử dụng


5
một mẫu của các tổ chức phi tài chính của 47 quốc gia. Nghiên cứu đạt được

rằng việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh làm giảm rủi ro tổng thể và hệ
thống và tác động tích cực đến giá trị của công ty.
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có các cơng trình nghiên cứu về cơng
cụ phái sinh ở nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề
cập cụ thể và trực tiếp về quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh của
doanh nghiệp, cũng như chưa lý giải vì sao doanh nghiệp lựa chọn cơng cụ phái
sinh để phịng ngừa rủi ro thay vì sử dụng các biện pháp khác trong quản trị rủi
ro.
3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng cơng cụ tài chính
phái sinh để phòng ngừa rủi ro là mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài. Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra các mục tiêu cụ thể dưới đây:
Mục tiêu cụ thể gồm:
Xây dựng mơ hình phù hợp nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết
định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro của doanh nghiệp.
Khám phá ra các nhân tố tác động đến các doanh nghiệp trong khi đưa ra
quyết định sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để quản trị rủi ro.
Xác định từng nhân tố trong mơ hình có mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế
nào đến quyết định sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh trong chiến lược, chính
sách và chương trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Mục đích nghiên cứu:
Dựa vào kết quả nghiên cứu, cũng như định hướng phát triển quản trị rủi
rotrong các doanh nghiệp XNK VN trong thời gian tới đưa ra đề xuất, khuyến
nghị giải pháp quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như đối với cơ quan
quản lý nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ sản phẩm phái sinh.


6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp và thực
tiễn khảo sát các doanh nghiệp XNK Việt Nam nhằm phân tích ảnh hưởng từng
nhân tố đến quyết định doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các doanh nghiệp XNK tại Việt Nam. Do tài sản cơ sở
trong các hợp đồng phái sinh đa dạng, phong phú nên để đề tài có tính tập trung,
tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa. Vì bất kể doanh nghiệp XNK nào khi
tham gia thị trường cũng đều phải đối mặt với các rủi ro như vậy và các doanh
nghiệp có xu hướng sử dụng cơng cụ phái sinh để phòng vệ rủi ro hơn là sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ khác (Bodnar, 2011).
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động sử dụng công cụ phái sinh tại
các doanh nghiệp XNK trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2019. Đồng thời đề
tài thực hiện lấy dữ liệu nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi được thu thập từ
tháng 12/2019 đến tháng 04/2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính: Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu thống kê, phân tích, so sánh, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu, tổng hợp,
Phương pháp định lượng: Luận văn kết hợp với phương pháp điều tra, xử
lý dữ liệu trên SPSS.


7
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn bao gồm 4 chương như
sau:

Chương 1: Tổng quan về cơng cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro
Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro
tại các doanh nghiệp XNK VN thời gian qua
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công
cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp XNK VN
Chương 4: Các giải pháp nhằm sử dụng có kết quả các cơng cụ phái sinh
vào quản trị rủi ro ở các DN XNK VN trong thời gian tới


8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG
QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Cơ sở lý luận chung về cơng cụ tài chính phái sinh
1.1.1. Cơng cụ tài chính phái sinh
1.1.1.1. Định nghĩa và phân loại
Định nghĩa cơng cụ tài chính phái sinh
“Phái sinh (Derivatives) là cơng cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào
(bắt nguồn từ) giá trị của các biến cơ sở hay tài sản cơ sở (underlying assets) (Hull,
2012), là một công cụ tài chính có khoản thu nhập trong tương lai được phát sinh từ
giá trị của các tài sản cơ sở (Rene 2004, tr.3) hay là các công cụ tài chính mà khoản
thu nhập của chúng sẽ bắt nguồn từ khoản thu nhập của các cơng cụ tài chính khác
(Don, 2009).
Công cụ phái sinh được xác định chung là một loại hợp đồng mà giá trị của
nó được phát sinh từ giá cả của một vài tài sản cơ sở, tỷ giá tham chiếu hoặc giá trị
của các chỉ số, như cổ phiếu, trái phiếu hay hàng hóa (Philippe Jorion (2003).
Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ
thuộc (hoặc bắt nguồn) từ cơng cụ khác đã có từ trước (Nguyễn Văn Tiến, 2003).
Tại Việt Nam, thuật ngữ phái sinh được giải thích trong Luật các tổ chức tín
dụng, năm 2010, (khoản 23, điều 4) như sau: “cơng cụ tài chính được định giá theo
biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại

hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác”.
“Cơng cụ tài chính phái sinh (Financial Derivatives) là một hợp đồng giữa
người bán và người mua tại thời điểm hiện tại, cam kết rằng sẽ thực hiện giao dịch
một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai, loại tài sản cam kết
trong hợp đồng (underlying asset) được gọi là tài sản gốc hay tài sản cơ sở, và thời
điểm giao hàng có thể là sau thời điểm ký hợp đồng một vài tuần đến thậm chí hơn
10 năm. Trong suốt khoảng thời gian kể từ sau khi ký kết hợp đồng đến thời điểm


9
giao hàng, giá trị của hợp đồng sẽ thay đổi tùy thuộc vào biến động giá của tài sản
cơ sở. (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr.5)”.
Tuy diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều thống nhất trong khái
niệm, giá trị của phái sinh đều được bắt nguồn từ giá trị của các công cụ khác hoặc
từ giá trị của tài sản khác. Theo tác giả, phái sinh là công cụ tài chính giúp cho các
đối tượng sở hữu nó đạt được một mục đích nhất định là phịng ngừa rủi ro, trong
đó có các rủi ro về biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá.
Công cụ phái sinh bắt nguồn (sinh ra) từ những tài sản cơ sở. Các tài sản cơ
sở hay tài sản gốc trong các hợp đồng phái sinh thường là các tài sản có giá thị
trường thường xuyên biến động. Các tài sản này rất đa dạng, thời kỳ ban đầu khi thị
trường công cụ phái sinh mới hình thành, tài sản cơ sở chỉ là các tài sản thực như
ngũ cốc, thịt gia súc, chất đốt, các loại kim loại quý… Cùng với sự phát triển của thị
trường công cụ phái sinh trên thế giới thì các tài sản cơ bản trong hợp đồng phái
sinh cũng trở nên phong phú bao gồm cả các tài sản tài chính.
Phân loại tài sản cơ bản:
▪ Tài sản hàng hóa (commodities) gồm: Nơng sản (cà phê, cao su, bơng,
gạo, khơ đậu tương, ngơ, lúa mì), nhiên liệu (xăng, dầu thơ, các sản
phẩm xăng, dầu, khí thành phẩm), năng lượng, kim loại (đồng, nhôm,
kẽm, nickel, thiếc), nguyên liệu cơng nghiệp…
▪ Tài sản tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá.

“Theo quy định tại Khoản 22 Điều 2 Thơng tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu
lực từ ngày 01/01/2020) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì:
Sản phẩm phái sinh bao gồm:
a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín
dụng, gồm:


10
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp
đồng hốn đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng
phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán
đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng
hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất
khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ
hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao
dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hốn đổi giá cả
hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng
hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,
hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về
chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
Các loại cơng cụ phái sinh:
Thực tế hiện nay có một số dạng hợp đồng phái sinh được phát triển và áp
dụng phù hợp với đặc trưng của từng ngành. Ví dụ, đối với ngành dầu khí: Hợp
đồng Crack pread, Hợp đồng quyền chọn Calendar spread, các hợp đồng quy về cơ

sở (Basis contracts), Hợp đồng Spark spread (Nguyễn Thành Luân, Phan Thị Thu
Lan, Nguyễn Thị Hậu, 2018) hay hình thành các công cụ phái sinh không chuẩn
như hợp đồng quyền chọn bắt đầu trong tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên
hợp đồng quyền chọn (Nguyễn Lệ Thu, 2008). Tuy nhiên trong giới hạn phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, tác giả xin phép trình bày các cơng cụ phái sinh cơ
bản bao gồm 4 loại: hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (Futures), hợp
đồng quyền chọn (Options) và hợp đồng hoán đổi (Swaps).


11
❖ Hợp đồng kỳ hạn
Khái niệm:
Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là những thoả thuận được ký hôm nay
giữa hai bên tham gia nhằm mục đích trao đổi hàng hóa tại một thời điểm xác định
trong tương lai, thoả thuận/hợp đồng thực hiện mua hoặc bán hàng hóa hay tài sản
tài chính tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước.
Đặc điểm:
▪ Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận cá nhân (qua thị trường phi tập trung)
giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính và khách hàng là cơng ty.
▪ “Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay
ngày đáo hạn. Thời gian kể từ khi ký đến khi đáo hạn hợp đồng gọi là kỳ hạn của
hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
Giá trong hợp đồng kỳ hạn được cố định trong suốt thời kỳ hiệu lực của hợp đồng.
▪ Đối với cơng cụ phái sinh này, rủi ro tín dụng xuất hiện ở cả người mua và
người bán, người mua bị lỗ nếu giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn giảm so với giá
thực hiện và ngược lại, giá biến động càng mạnh thì lãi/lỗ càng lớn.
❖ Hợp đồng tương lai
Khái niệm:
Hợp đồng (future contract) là một sự cam kết (agreement) giữa 2 bên - bên
mua (long party) và bên bán (short party) để mua một sản phẩm (underlying) với

một mức giá nhất định mà việc giao hàng (delivery) sẽ xảy ra ở một thời điểm xác
định trong tương lai (Vũ Minh, 2013). Ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn
là thời điểm xác định trong tương lai. Kỳ hạn hợp đồng được xác định từ ngày ký
hợp đồng đến ngày thanh toán. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp
đồng gọi là giá tương lai.
So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn:
▪ Giống nhau:


12
Bản chất hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là phương thức cam kết trước về
việc giao hàng trong tương lai. Hợp đồng tương lai là một hình thức hợp đồng kỳ hạn
tiêu chuẩn được thực hiện trên thị trường tập trung. Cả hai loại hợp đồng này đều ký kết
mua hoặc bán vào một ngày trong tương lai với một mức giá thỏa thuận hôm nay.
▪ Khác nhau:
So với hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng tương lai giảm thiểu được rủi ro tín
dụng hơn do hợp đồng tương lai được chuẩn hoá cao hơn, giá cả, số lượng, thể thức
thanh toán, kỳ hạn, ngày đáo hạn, … và các chi tiết của hợp đồng được đảm bảo bởi
trung tâm thanh toán bù trừ, hoặc bởi một định chế tài chính đóng vai trị này
(thường là ngân hàng thương mại). Việc ký kết hợp đồng tương lai được chuẩn hóa
giúp cho việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an tồn về mặt pháp lý
hơn, đồng thời cũng có tính thanh khoản cao hơn. Do đó hợp đồng tương lai cho
phép thị trường tương lai tương đối năng động và linh hoạt hơn so với thị trường kỳ
hạn.
“Nếu hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng.
thì hợp đồng tương lai được lập tại sở giao dịch hàng hóa và thực hiện thơng qua
một tổ chức trung gian gọi là trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house). Với vai
trị trung gian của mình, trung tâm thanh tốn bù trừ tách riêng rẽ và phi định danh
các hợp đồng tương lai, từ đó giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí phát
sinh do việc khơng thực hiện hợp đồng gây ra.

❖ Hợp đồng quyền chọn
Khái niệm:
Hợp đồng quyền chọn (option contract) là hợp đồng cho phép một bên
(người mua) có quyền mua (call option) hoặc bán (put option) một tài sản với một
mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (Vũ Minh, 2013). Hợp
đồng quyền chọn là loại hợp đồng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền, nhưng không
phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở.
Phân loại:
▪ Căn cứ vào nghĩa vụ đối với tài sản cơ sở:


13
Hợp đồng quyền chọn mua (call option) là thỏa thuận cho phép người cầm
hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào
ngày đáo hạn của hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn bán (put option) là thỏa thuận cho phép người cầm
hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn
vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
▪ Căn cứ vào thời hạn giao hàng và giá tham khảo thực hiện của quyền chọn
bán:
Hợp đồng kiểu Mỹ (American style): người mua hợp đồng quyền chọn có
quyền thực hiện hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
Hợp đồng kiểu châu Âu (European style): người mua hợp đồng quyền chọn
chỉ được thực hiện hợp đồng vào thời điểm hợp đồng hết hạn.
Đặc điểm:
▪ Điểm khác nhau cơ bản của hợp đồng quyền chọn so với hợp đồng tương lai
là quyền chọn cho phép bên sở hữu quyền được thực hiện hợp đồng chứ
không bắt buộc phải thực hiện. Đây là điểm hấp dẫn của hợp đồng quyền
chọn so với hợp đồng tương lai bởi cho phép nhà đầu tư đưa ra sự lựa chọn
có lợi cho mình khi hợp đồng đáo hạn. Ngồi ra, hợp đồng quyền chọn có thể

được giao dịch trên cả thị trường tập trung hoặc phi tập trung.
▪ Giống với hợp đồng tương lai, cả hai bên trong giao dịch hợp đồng quyền
chọn không cần giao dịch trực tiếp với nhau mà thông qua các thành viên đã
đăng ký của trung tâm giao dịch, các thỏa thuận mua và bán hợp đồng quyền
chọn được khớp khi hồ sơ của cả hai bên thống nhất với nhau về giá thực
hiện, phí quyền chọn, ngày đáo hạn. Nếu người mua hợp đồng quyền chọn
mua mong muốn giá của sản phẩm hợp đồng sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn
thì người mua hợp đồng lựa chọn bán lại hy vọng giá xuống, nếu cao hơn giá
định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí.
❖ Hợp đồng hoán đổi
Khái niệm:


14
“Hợp đồng hoán đổi (swap contract) là thỏa thuận mua và bán đồng thời tài
sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các
giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong
muốn. Thực chất của hợp đồng cho phép hai bên chi trả lẫn nhau một vài khoản
mục trong dòng tiền của nhau trong một quãng thời gian cụ thể”.
Các loại hợp đồng hoán đổi: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi
tiền tệ và hợp đồng hoán đổi hàng hoá.
So sánh với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai:
Hợp đồng hốn đổi là cơng cụ được sáng tạo muộn hơn các cơng cụ trên, với
mục đích ban đầu là để đưa ra một cơng cụ có chi phí thấp hơn hợp đồng quyền
chọn. Các hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao
dịch tập trung nên có đầy đủ đặc tính tương tự các công cụ phái sinh trên thị trường
phi tập trung.
Điều kiện tiên quyết của một hợp đồng hoán đổi là cả hai bên đều có các lợi
thế tương đối mà phía bên kia quan tâm, cả hai bên phải có sự lành mạnh và tương
đối ngang bằng về tài chính. Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận giữa hai bên trao đổi

dòng tiền (cash flow) dựa trên giá trị của hàng hóa cơ sở. Đối với hợp đồng hốn
đổi, thực tế khơng có một sự trao đổi hàng hóa nào giữa hai bên thực hiện hợp
đồng.
1.1.1.2. Động cơ sử dụng công cụ phái sinh
Đảm bảo nguồn vốn cho các cơ hội đầu tư
Công cụ phái sinh giúp phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc kiếm ra lợi
nhuận. Hai bên tham gia giao dịch sẽ chia sẻ rủi ro cho nhau nếu rủi ro ở mức họ
chấp nhận, do đó sẽ tăng khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.
Giảm chi phí liên quan đến khó khăn tài chính
Quản lý rủi ro có thể làm giảm xác suất chi phí khó khăn tài chính của cơng
ty bằng cách giảm tiền mặt biến động dòng chảy. Bao nhiêu lợi ích có thể nhận
được bằng cách giảm chi phí này từ quản lý rủi ro phụ thuộc vào hai yếu tố: khả
năng gặp phải sự cố (nếu công ty đó khơng hedge), và chi phí khó khăn tài chính


15
(nếu nó xảy ra). Khả năng gặp khó khăn càng lớn thì lợi ích từ quản lý rủi ro càng
lớn. Stulz (1996), Leland (1998) và Ross (1998) đề xuất rằng với việc giảm xác suất
gặp khó khăn tài chính, chi phí khó khăn tài chính cũng có thể giảm. Nó mang lại
lợi ích của lá chắn thuế lớn hơn từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Bằng chứng
thực nghiệm của Froot (1993) và Smith và Stulz (1985) cung cấp, hỗ trợ cho các lập
luận lý thuyết rằng xác suất cao về tình trạng khó khăn tài chính làm tăng khả năng
sử dụng phái sinh tài chính.
Giảm ưu đãi cho đầu tư dưới mức
Froot và cộng sự. (1993), Smith và Stulz (1985), Mayers và Smith (1987),
Bessembinder (1991) cho rằng thông qua quản lý rủi ro hiệu quả, vấn đề tiềm ẩn
của đầu tư bị giảm mà thường phát sinh giữa quản lý và trái chủ khi quản lý muốn
tối đa hóa sự giàu có của nó với chi phí của trái chủ và từ chối đầu tư vào các dự án
rủi ro thấp. Mặc dù các dự án rủi ro thấp đảm bảo an ninh hơn cho các trái chủ,
nhưng mặt khác, lợi nhuận q cao khơng thể có được thơng qua các dự án rủi ro.

Do đó, khả năng từ chối dự án là tăng, mặc dù nói chung nó vẫn có thể nâng cao giá
trị cơng ty. Điều này xung đột đôi khi cũng phát sinh do sự thay đổi dịng tiền và chi
phí tài chính bên ngồi cao giữa các cổ đơng và chủ nợ nhưng có thể được giải
quyết bằng cách phòng ngừa rủi ro (Mello, Parsons, & Triantis, 1995).
Giảm rủi ro của người quản lý
Lợi ích của nhà quản lý dựa trên lợi nhuận kỳ vọng của công ty, khi các nhà
quản lý không ưa rủi ro, họ sẽ u cầu cơng ty phịng ngừa rủi ro bằng cơng cụ phái
sinh vì họ cho rằng việc đó tốn ít chi phí hơn là việc phịng ngừa rủi ro trên tài
khoản cá nhân.
Giảm chi phí để điều chỉnh cơ cấu vốn
“Theo Dobson và Soenen (1993) có lý do chính dựa trên chi phí đại diện để
giải thích tại sao nhà quản lý nên phịng ngừa rủi ro cho cơng ty. Đầu tiên, phịng
ngừa rủi ro làm giảm sự không chắc chắn bằng cách làm ổn định các dịng lưu
chuyển tiền tệ do đó làm giảm chi phí nợ của cơng ty. Thứ hai, do sự tồn tại của vay


×