BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA SẮM ĐỒ GIA DỤNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Ngành: Quản trị kinh doanh
TRẦN THỊ TRANG
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA SẮM ĐỒ GIA DỤNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên:
TRẦN THỊ TRANG
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sắm đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”
là do chính tơi thực hiện. Ngồi những thơng tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu
đã được trích dẫn nguồn, kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn được phân tích
từ nguồn dữ liệu điều tra khảo sát, quan sát, phỏng vấn thực tế do cá nhân tôi thực
hiện, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Trần Thị Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản trị kinh doanh – Trường
Đại Học Ngoại Thương, các Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường
điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ
Nguyễn Hồng Quân đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học độc lập, các cá nhân, tổ chức đã chia
sẻ hợp tác thông tin, cung cấp cho tơi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn đã
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc
và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. viii
TÓM TẮT................................................................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 6
1.2 Tổng quan về đồ gia dụng ............................................................................. 12
1.2.1 Khái niệm chung về đồ gia dụng ............................................................... 12
1.2.2 Phân loại đồ gia dụng ................................................................................ 13
1.2.3 Vai trò của đồ gia dụng ............................................................................. 14
1.3 Cơ sở lý luận về mua sắm trực tuyến và quyết định mua sắm trực
tuyến ...................................................................................................................... 15
1.3.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến ............................................................. 15
1.3.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến ................. 17
1.3.3 Quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng ............................. 18
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua ........................... 20
1.4 Một số mơ hình lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua ................................................................................................... 21
1.4.1 Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................. 22
1.4.2 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) ...................................................... 23
1.4.3. Mơ hình lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ...................................... 24
1.4.4 Mơ hình lý thuyết nhận thức rủi ro (TPR) ................................................ 25
1.4.5 Mơ hình chấp nhận thương mại điện tử (ECAM) ..................................... 26
1.5 Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 26
1.5.1 Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu ............................................................ 26
1.5.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 28
iv
1.5.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 29
1.6 Kết luận chương 1 .......................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG .................................................................. 32
2.1 Tổng quan hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam........................... 32
2.2 Đặc điểm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đồ gia dụng ................... 34
2.3 Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gia dụng ................................................... 35
2.4 Xu hướng phát triển của thị trường đồ gia dụng ....................................... 36
2.5 Những khó khăn đối với các nhà bán lẻ đồ gia dụng trực tuyến .............. 38
2.6 Các ưu điểm và nhược điểm của việc mua đồ gia dụng trực tuyến .......... 41
2.6.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 42
2.6.2 Nhược điểm ............................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 45
2.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 45
2.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 46
2.2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 46
2.2.2 Thang đo sơ bộ .......................................................................................... 48
2.3 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 51
2.3.1 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ ...................................................................... 51
2.3.2 Kết quả hiệu chỉnh thang đo ...................................................................... 52
2.4 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 53
2.4.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 53
2.4.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 54
2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 54
2.5 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 58
4.1 Thống kê mô tả mẫu ...................................................................................... 58
4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................... 62
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 66
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................... 69
4.5 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ............................................ 73
v
4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................. 76
4.7 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 79
CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.................................................................. 80
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 80
5.2 Giải pháp và kiến nghị cho doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng trực
tuyến tại Hà Nội ................................................................................................... 83
5.2.1 Về giá cả khi mua sắm đồ gia dụng trực tuyến ......................................... 83
5.2.2 Về niềm tin khi mua sắm đồ gia dụng trực tuyến ..................................... 84
5.2.3 Nâng cao khả năng đáp ứng của trang web ............................................... 85
5.2.4 Nâng cao tính tiện lợi khi mua sắm trực tuyến ......................................... 86
5.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng ... 87
5.2.6 Nâng cao lòng trung thành của người tiêu dùng ....................................... 88
5.2.7. Giảm cảm nhận rủi ro đối với người tiêu dùng ........................................ 91
5.2.8. Tối ưu chi phí Logistic và các dịch vụ phụ trợ ........................................ 92
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn ............................... 93
5.4 Tóm tắt chương 5 ........................................................................................... 95
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 98
PHỤ LỤC................................................................................................................................... i
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Analysis of Moment
Phần mềm phân tích cấu trúc
Structures
tuyến tính
1
AMOS
2
CNTT
3
CFA
Confirmatory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khẳng định
4
CFI
Comparative Fit Index
Chỉ số thích hợp so sánh
5
CMIN/df
Chi-Square/df
6
CLDV
7
EFA
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
8
FLT
Factor Loading
Trọng số nhân tố
9
GFI
Goodness of Fit Index
Chỉ số phù hợp mơ hình
10
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure
Chỉ số xem xét sự thích hợp
of Sampling Adequacy Index
của EFA
11
SEM
Structural Equation Modeling
Mơ hình cấu trúc tuyến tính
12
SPSS
Statistical Package for the
Phần mềm thống kê cho các
Social Sciences
ngành khoa học xã hội
13
TAM
Technology acceptance model
14
TLI
Tucker & Lewis Index
15
TMĐT
16
TPB
Theory of planned behavior
17
TRA
Theory of reasoned action
Công nghệ thông tin
Tỷ số Chi-Square điều chỉnh
theo bậc tự do
Chất lượng dịch vụ
Mơ hình chấp nhận cơng
nghệ
Chỉ số Tucker & Lewis
Thương mại điện tử
Lý thuyết hành vi có kế
hoạch
Lý thuyết hành động hợp lý
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần thang đo sơ bộ ................................................................................... 49
Bảng 4.1: Tổng hợp thống kê mô tả đối tượng điều tra....................................................... 58
Bảng 4.2: Tần suất truy cập Internet trong 1 tuần của người tiêu dùng ............................. 60
Bảng 4.3: Số lần mua sắm đồ gia dụng trực tuyến trong một năm của người tiêu dùng . 61
Bảng 4.4: Số lần mua sắm đồ gia dụng trực tuyến trong một năm của người tiêu dùng . 62
Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo của yếu tố cảm nhận chất lượng
dịch vụ lần 1 ............................................................................................................................. 63
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của các tiêu chí thể hiện trong nghiên cứu .......................... 64
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Bartlett’s lần 1..................................................................... 67
Bảng 4.8: Ma trận xoay các nhân tố ...................................................................................... 68
Bảng 4.9: Tổng hợp độ tin cậy và phương sai trích của các biến quan sát ........................ 72
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mơ hình ................................................................................ 75
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................... 78
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình ý định mua sắm trực tuyến....................................................................... 9
Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến............................................... 10
Hình 1.3. Mơ hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến ............................................... 11
Hình 1.4: Quá trình ra quyết định mua.................................................................................. 18
Hình 1.5: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng ........ 20
Hình 1.6: Lý thuyết hành động hợp lý TRA......................................................................... 22
Hình 1.7: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM 1989) ....................................................... 23
Hình 1.8: Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ............................................................... 24
Hình 1.9: Mơ hình lý thuyết nhận thức rủi ro ....................................................................... 25
Hình 1.10: Mơ hình lý thuyết chấp nhận thương mại điện tử E-CAM .............................. 26
Hình 1.11. Mơ hình nghiên cứu quyết định mua sắm trực tuyến ....................................... 27
Hình 1.12: Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................................ 29
Hình 2.1: Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2018 ................... 33
Hình 2.2: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng ............................... 34
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu của luận văn ....................................................................... 47
Hình 4.1: Kết quả phân tích nhân tố CFA............................................................................. 71
Hình 4.2: Kết quả phân tích SEM mơ hình nghiên cứu lý thuyết ...................................... 74
ix
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm đồ gia dụng trực
tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội” nhằm xác định những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Hà Nội đối với đồ
gia dụng; đo lường quyết định mua sắm trực tuyến đồ gia dụng của người tiêu dùng;
xây dựng mơ hình diễn tả sự tác động của các yếu tố chính đến quyết định thực hiện
hành vi của người tiêu dùng đối với đồ gia dụng và đưa ra một số đề xuất cho các
doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng trực tuyến để đáp ứng các yêu cầu của người
tiêu dùng. Nghiên cứu được tiến hành qua phương pháp là nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm trực tuyến đồ gia dụng của người tiêu dùng tại Hà Nội, bao
gồm: (1) tính tiện lợi; (2) giá cả; (3) cảm nhận chất lượng dịch vụ; (4) khả năng đáp
ứng trang web; (5) niềm tin; (6) cảm nhận rủi ro; (7) lịng trung thành. Ngồi ra mơ
hình cũng xem xét sự ảnh hưởng yếu tố trung gian là sự hài lòng đến yếu tố lòng
trung thành qua trải nghiệm mua sắm trực tuyến, và năm biến nhân khẩu học là giới
tính, tình trạng hơn nhân, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập trung bình ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi
khảo sát với số mẫu là 350 người, dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích trên phần
mềm SPSS 22.0 và AMOS 20.0.
Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng trên phần
mềm AMOS để kiểm định cho thấy mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu khảo
sát, các giả thuyết về tính tiện lợi, giá cả, khả năng đáp ứng của trang web, niềm tin,
cảm nhận chất lượng dịch vụ, cảm nhận rủi ro và lòng trung thành khi mua sắm đồ
gia dụng trực tuyến có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng và đều
được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh trực
tuyến đồ gia dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm trực
tuyến đồ gia dụng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn đóng góp thêm
một tài liệu khoa học trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến cũng như trong lĩnh vực sản
xuất, quảng bá đồ gia dụng tại Hà Nội, thông qua việc xây dựng một mơ hình lý
thuyết giải thích các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến đồ gia dụng
của người tiêu dùng, nó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thị trường đồ gia
dụng trong nước.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại công nghiệp 4.0, xã hội số, kinh tế số, nền kinh tế chia sẻ đang tạo ra
những thay đổi bước ngoặt đối với các hoạt động kinh tế - xã hội ngày nay trên phạm
vi toàn thế giới. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi
mới và phát triển trên toàn cầu, sự phát triển vượt bậc của Internet đã thật sự tạo ra
những bước đột phá trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số,
một công cụ hiện đại giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường tốt
hơn, thu nhập thông tin thị trường nhanh chóng và kịp thời, giúp hoạt động thương
mại diễn ra nhanh hơn với nhiều tiện ích, cũng như đưa ra các thơng tin về sản
phẩm/dịch vụ của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi
lúc, mọi nơi có sử dụng Internet trên thế giới. Theo kết quả khảo sát về tình hình sử
dụng Internet tại Việt Nam do tổ chức WeAreSocial thực hiện vào tháng 1/2020 ước
tính Việt Nam có 68,17 triệu người chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng
Internet, tăng hơn 10% so với năm 2019. Trung bình người Việt Nam dành 6 giờ 30
phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, 95% là tỷ lệ
người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày.
Bộ công thương (2020) cho biết kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn
2021-2025 đã được phê duyệt thông qua Quyết định số 645/QĐ-TTg. Chính phủ đặt
ra mục tiêu đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế
số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng
dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ
thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển
thị trường trong nước và xuất khẩu. Kế hoạch này gắn kết chặt chẽ với các chiến lược,
chính sách về chủ động tham gia CMCN 4.0, định hướng phát triển kinh tế số và
chuyển đổi số quốc gia.
Do có những ảnh hưởng lớn như vậy nên thương mại điện tử đã làm thay đổi
một phần cục diện của thế giới, tác động đến kinh tế, xã hội và con người trong đó rõ
2
ràng nhất đó chính là tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày càng
phát triển trên thế giới trong những năm gần đây (Wu và Liu, 2011). Điều này được
thể hiện qua tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cũng như doanh thu từ hoạt
động bán lẻ trực tuyến không ngừng gia tăng theo thời gian (Ozen và Engizek, 2014).
Tuy nhiên, theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (2019) của Bộ Cơng
Thương thì tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến vẫn còn thấp
hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kết quả khảo sát năm 2019 cho
thấy mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Đồng
thời, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá bán hàng qua mạng xã hội đạt hiệu quả cao là 45%,
trong khi tỷ lệ này đối với bán hàng qua website là 32% và qua ứng dụng di động là
22% (Vecom, 2019). Tổ chức WeAreSocial cũng chỉ ra 75% người dùng Internet này
từng thực hiện mua sắm qua mạng và 90% trong số đó cho biết họ sẽ tiếp tục dùng
cách mua sắm này trong tương lai. Đây là một con số khá ấn tượng cho thấy người
Việt Nam dần chuộng hình thức mua sắm trực tuyến và tin tưởng hơn vào các biện
pháp bảo mật trực tuyến.
Hà Nội thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế - văn
hóa - chính trị của đất nước, là nơi tiếp cận sớm nhất với cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, là nơi được chú trọng đầu tư và phát triển hệ thống thể chế kinh tế thị trường đầy
đủ, hiện đại, hội nhập và thân thiện với các mơ hình kinh tế mới dựa trên nền tảng
của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đi đầu trong cả nước để hoàn thành kế
hoạch phát triển TMĐT đã đề ra trong tương lai của chính phủ. Trong những năm
gần đây, hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được biết đến rộng rãi và trở nên
hấp dẫn với người tiêu dùng bởi đặc tính tiện lợi và nhanh gọn của nó, đặc biệt là với
người tiêu dùng bận rộn với cơng việc và ít có thời gian thực hiện các phương thức
mua sắm truyền thống. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 hiện nay, giải pháp
cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động của các
doanh nghiệp, để đảm bảo an sinh xã hội thì việc đẩy mạnh hoạt động kết nối giao
thương trên môi trường trực tuyến nhằm ứng phó với dịch bệnh gây ra đang là nhiệm
vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ và Bộ công thương.
3
Chính vì vậy, Nghiên cứu về quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng là rất cần thiết cho việc duy trì cũng như phát triển những mơ hình kinh doanh
trực tuyến hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tuy hình thức
mua sắm trực tuyến đang dần phổ biến và chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu
dùng Hà Nội, nhưng phương thức mua sắm trực tuyến này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tác giả lựa chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm đồ gia
dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội" để nhận diện và mô tả
những đặc điểm của người tiêu dùng Hà Nội trong q trình mua sắm trực tuyến,
cũng như phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm đồ gia
dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, từ đó đem lại giá trị thực
tiễn cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong chiến lược xây dựng những hệ thống và chính
sách tương thích thơng minh hơn và hiệu quả hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh
của chính mình trong thời đại số này.
2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
2.1.
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà
Nội trong bối cảnh thương mại điện tử hiện nay, cũng như để thấy rõ mối quan hệ
giữa các yếu tố đó với yếu tố quyết định mua trực tuyến của khách hàng. Từ đó tác
giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các nhà bán lẻ trực tuyến các biện
pháp tăng cường, thúc đẩy người tiêu dùng tại Hà Nội mua sản phẩm đồ gia dụng
nhiều hơn, để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhiệm vụ của nghiên cứu
2.2.
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm.
- Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm đồ gia
dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp bán hàng gia dụng trực
tuyến.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn xác định đối tượng
nghiên cứu của luận văn là “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua đồ gia dụng
trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: Luận văn chỉ tập trung xem xét về các yếu tố có ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà
Nội.
Về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2019 - 2020. Trong đó,
thời gian thực hiện khảo sát nghiên cứu từ tháng 12/2019 đến tháng 03/2002 và các
số liệu dùng phân tích trong bài được lấy từ năm 2015 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lương.
Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng các kỹ thuật phân tích thống
kê đa biến dựa trên bảng hỏi thu thập qua khảo sát. Tiếp theo, tác giả sẽ phát phiếu
điều tra trực tuyến thông qua email hoặc khảo sát trực tiếp. Sau khi thu thập đủ lượng
phiếu phù hợp với cỡ mẫu, tác giả sẽ tiến hành mã hóa dữ liệu trước khi đưa vào phần
mềm SPSS 22.0 và AMOS 20.0 để phân tích.
Tác giả sử dụng các phương pháp kỹ thuật như thống kê, mô tả, so sánh, đánh
giá, và phỏng vấn, điều tra xã hội học… chỉ ra thơng tin về đối tượng khảo sát. Sau
đó, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các
thang đo, đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang
đo và đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu thơng qua phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và nhân tố khẳng định (CFA). Với các yếu tố thu được,
tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định
lại các giả thuyết nghiên cứu và các yếu tố có tác động tới quyết định mua đồ gia
5
dụng trực tuyến trên địa bàn Hà Nội.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, luận văn xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng. Các yếu tố đó bao gồm tính tiện lợi,
cảm nhận chất lượng dịch vụ, giá cả, khả năng đáp ứng của trang web, niềm tin, cảm
nhận rủi ro và lòng trung thành.
Thứ hai, luận văn đã xây dựng mơ hình, thang đo các yếu tố và sử dụng kết quả
điều tra thực tế để phân tích đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố tới quyết định mua
sắm đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả của
luận văn cho thấy giá cả, niềm tin và cảm nhận rủi ro là những yếu tố có tác động rất
lớn đến quyết định mua đồ gia dụng trực tuyến của người tiêu dùng Hà Nội.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp các nhà bán lẻ
hiểu biết hơn về vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng Hà Nội. Cũng là cơ sở giúp cho các nhà bán lẻ trực tuyến định
hướng được cách tiếp cận khách hàng trực tuyến của mình, cũng như xây dựng niềm
tin người tiêu dùng, qua đó nâng cao quyết định mua sắm đồ gia dụng trực tuyến của
người tiêu dùng tại Hà Nội.
6. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
Luận văn được chia làm năm chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích thực trạng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kiến nghị và giải pháp.
Kết luận
Tài Liệu tham khảo
Phụ lục
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời đại của cơng nghệ số hiện nay có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của
hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là những người sống tại thủ đô Hà Nội, là trung tâm
của một đất nước nơi được tiếp cận, đầu tư và phát triển với công nghệ số sớm nhất.
Công nghệ số đã làm thay đổi rất nhiều phương diện, hành vi trong cuộc sống, đặc
biệt là hình thức mua sắm trực tuyến các sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên phổ
biến và thường nhật. Nghiên cứu vấn đề này được nhiều tác giả tiếp cận theo rất nhiều
quan điểm khác nhau tại các quốc gia khác nhau nhưng có hai quan điểm tiếp cận từ
góc độ khách hàng và tiếp cận từ góc độ cơng nghệ là được chấp nhận và sử dụng
rộng rãi nhất. Quan điểm tiếp cận từ góc độ khách hàng được tập trung vào việc
nghiên cứu niềm tin của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến, trong khi đó quan
điểm tiếp cận từ góc độ cơng nghệ lại nghiên cứu các thiết kế trang web và khả năng
sử dụng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi của người tiêu dùng (Zhou và cộng sự,
2007).
Nghiên cứu “Vai trò của niềm tin đối với ý định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng Việt Nam” của hai tác giả Hồ Thị Hương Lan và Chen Yizeng (2014) được
thực hiện dựa trên mơ hình lý thuyết TAM (Davis, 1985) nghiên cứu các yếu tố niềm
tin, như niềm tin vào công nghệ, sự tin tưởng và niềm tin vào xã hội, đây là những
yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến. Vì vậy, nhà cung cấp hàng hóa/dịch
vụ trực tuyến có độ tin cậy cao thì tỷ lệ người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng
sẽ nhiều hơn. Độ tin cậy được đo bằng niềm tin về năng lực, niềm tin về tính minh
bạch. Để phát triển mơ hình niềm tin người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, tác giả
đã thực hiện 3 nghiên cứu. Thứ nhất, tác giả khai thác và kết hợp các yếu tố về niềm
tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ
ra rằng có 3 yếu tố niềm tin vào công nghệ, sự tin tưởng và niềm tin xã hội là cơ sở
để dự đoán và diễn giải ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.
Thứ hai, tác giả sử dụng phần mềm Amos 20.0 phân tích dữ liệu thu thập được từ 597
người tiêu dùng Việt Nam và kết quả cho thấy có đến 69,6% khách hàng có ý định
7
mua sắm trực tuyến khi có niềm tin vào cơng nghệ, sự tin tưởng. Thứ ba, tác giả kiểm
định mối quan hệ giữa giao diện website và kinh nghiệm mua sắm và kết quả cho
thấy hai yếu tố này đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng mua sắm trực tuyến khi nó
ảnh hưởng tới ý định mua sắm của họ.
Trong nghiên cứu của hai tác giả Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016)
đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định”. Hai
tác giả đã bổ sung thêm biến niềm tin và cảm nhận rủi ro để dự đoán ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố niềm tin, cảm
nhận rủi ro, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Trong khi đó, yếu tố nhóm tham
khảo khơng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến mà các yếu tố thái độ, niềm tin
và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định mua trực tuyến của
người tiêu dùng. Còn cảm nhận rủi ro là yếu tố có tác động tiêu cực đến ý định mua
trực tuyến của người tiêu dùng.
Nghiên cứu luận văn “các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mua hàng điện
tử qua mạng” của tác giả Hoàng Quốc Cường (2010) đã phân tích những yếu tố mong
đợi về giá, nhận thức sự thuận tiện, nhận thức tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cảm
nhận sự thích thú, nhận thức rủi ro khi sử dụng và các biến giới tính, tuổi, thu nhập
đã ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mua hàng điện qua mạng dựa theo mơ
hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố giá
cả, nhận thức tính dễ sử dụng, sự thuận tiện, thích thú có tác động tích cực lên ý định
người mua hàng. Trong khi đó, yếu tố nhận thức rủi ro thì có tác động tiêu cực lên ý
định của khách hàng.
Nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm Voucher trực tuyến
của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Duy Phúc (2014) đã dựa
trên hai mơ hình nghiên cứu của Xiang Yan và Shiliang Dai để làm cơ sở đề xuất mơ
hình nghiên cứu và kiểm định các yếu tố rủi ro và nhận thức lợi ích của khách hàng
ảnh hưởng đến quyết định mua Voucher trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng. Đồng thời
xem xét các yếu tố này có sự khác biệt với nhau hay khơng theo giới tính, độ tuổi,
8
tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp và thu nhập trong quyết định mua sắm trực tuyến
của khách hàng đối với loại hình dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy yếu tố nhận thức của khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm Voucher
trực tuyến tại Đà Nẵng thì có những thành phần trùng và bổ sung cho nhau với hai
nghiên cứu trước đó, nhận thức lợi ích cũng được đo bởi năm yếu tố sự giảm giá; đặc
tính sản phẩm; sự lựa chọn sản phẩm; tiện lợi mua sắm; thích thú mua sắm. Từ đó,
tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp là giải pháp về giá và giải pháp về sản phẩm.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet ngày nay đã cung cấp một phương tiện
tốt hơn cho người tiêu dùng để thu thập các thông tin, tư vấn liên quan đến hành vi
tiêu dùng qua người tiêu dùng khác bằng truyền miệng điện tử (eWOM) (HennigThurau & Walsh, 2003; Moran & cộng sự, 2014). Truyền miệng điện tử cho phép
người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua
tất cả những trở ngại cả về không gian và thời gian (Cheung, 2014). Trong nghiên
cứu ảnh hưởng của tài sản thương hiệu trực tuyến và trải nghiệm thương hiệu đối với
lòng trung thành qua vai trò trung gian là sự hài lòng trực tuyến của tác giả Nguyễn
Hồng Quân và cộng sự (2019) đã chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự hài lòng trực tuyến
với tài sản thương hiệu trang web, trải nghiệm thương hiệu trực tuyến và lòng trung
thành trực tuyến trong bối cảnh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Các tác giả thực
hiện khảo sát tại ba thành phố lớn của Việt Nam với 928 mẫu và kết quả cho thấy trải
nghiệm thương hiệu điện tử có tác động lớn nhất đến sự hài lịng, và nhận thức về
thương hiệu có ảnh hưởng lớn nhất đến lòng trung thành. Mặt khác, sự hài lịng đóng
một vai trị quan trọng trong việc làm trung gian giữa tài sản thương hiệu trang web,
trải nghiệm thương hiệu điện tử và lòng trung thành điện tử.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng” của hai tác giả Hana Uzun và Mersid Poturak (2014) đã chỉ ra rằng các
yếu tố sự hài lòng, niềm tin và sự tiện lợi có ảnh hưởng tích cực nhất, sau đó là đến
giá cả và chất lượng sản phẩm tới hành vi lựa chọn của người tiêu dùng tại Châu Âu.
Trong đó kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người tiêu dùng đã trải
nghiệm quá trình mua sắm trực tuyến trước đó nếu rất hài lịng với sản phẩm và dịch
vụ cùng với sự rủi ro ở mức tối thiểu thì sẽ mua nhiều hơn trong tương lai, hay có
9
nghĩa là khách hàng đó sẽ trung thành. Cịn yếu tố thiết kế web và thời gian giao hàng
không quan trọng đối với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Vì vậy, trên tất cả
những nhân tố này, tác giả đã đưa ra kết luận rằng có một mối quan hệ tích cực và có
ý nghĩa giữa sự hài lịng và lịng trung thành điện tử.
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng” của tác giả Mohammad Hossein Moshref Javadi và cộng sự
(2012). Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng tại Iran là rủi ro nhận thức, cơ sở hạ tầng và chính
sách hoàn trả về thái độ đối với trực tuyến hành vi mua sắm và các chuẩn mực chủ
quan, kiểm soát hành vi nhận thức, tính sáng tạo cụ thể của miền và thái độ về hành
vi mua sắm trực tuyến như các giả thuyết của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Rong Li và cộng sự (2007) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố niềm tin được chứng
minh là yếu tố quan trọng có tác động đến ý định mua và dẫn đến hành động mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng Trung Quốc. Được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 1.1: Mơ hình ý định mua sắm trực tuyến
(Nguồn: Li, R., Kim, J. and Park, J., 2007)
Trong mơ hình nghiên cứu trên thì biến sự tin tưởng là biến trung gian giữa các
biến độc lập như kiến thức TMĐT, cảm nhận danh tiếng, cảm nhận rủi ro, cảm nhận
tính dễ dàng sử dụng và biến phụ thuộc ý định mua. Qua kết quả nghiên cứu, các tác
giả đã chỉ ra rằng giữa niềm tin và ý định mua sắm trực tuyến có mối quan hệ chặt
10
chẽ với nhau. Và họ cho rằng những nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc muốn cạnh
tranh được với những nhà bán lẻ khác thì họ nên đưa yếu tố niềm tin là yếu tố quan
trọng đầu tiên cần được xây dựng. Các yếu tố như kiến thức TMĐT, cảm nhận rủi ro,
cảm nhận tính dễ dàng sử dụng đều có ảnh hưởng đến niềm tin. Riêng cảm nhận danh
tiếng khơng có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin. Tác giả cũng đã lý giải cho điều này
là vì tại Trung Quốc đã có một số trang web lớn trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến
và họ chiếm lĩnh hầu hết các thị phần. Khi người tiêu dùng Trung Quốc thực hiện
mua sắm trực tuyến thì họ chủ yếu vào những trang web này, vì vậy việc nghiên cứu
về yếu tố cảm nhận danh tiếng khơng có nhiều tác động đến niềm tin.
Trong nghiên cứu của tác giả Sita Mishra (2014) đã sử dụng mơ hình lý thuyết
hành vi dự định của (Ajzen, 1991) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và
hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Ấn Độ (Hình 1.4).
Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến
(Nguồn: Mishra, S., 1970)
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan và năng
lực kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định, nhưng chuẩn chủ quan có ảnh
hưởng khơng đáng kể đến ý định và hành vi. Và cũng giống như kết luận của Ajzen
(1991), tác giả cũng tìm ra được mối quan hệ tích cực giữa ý định và hành vi. Thái
độ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định mua sắm, tiếp đến mới là yếu tố
nhận thức năng lực kiểm sốt hành vi. Do đó các nhà tiếp thị nếu có thể tạo ra thái độ
tích cực đối với mua sắm trực tuyến trong suy nghĩ của người tiêu dùng, thì nó sẽ đạt
được ý định cao hơn và cuối cùng là hành vi mua thực sự của họ.
11
Đứng trên quan điểm của người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong nghiên cứu
của Jin và cộng sự (2014) đã đánh giá mối liên hệ của hai yếu tố nhận thức sự hữu
ích và sự tin cậy đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại miền bắc
Malaysia. Vì hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ý
định hành vi mua sắm trực tuyến nhiều hơn là hành vi mua sắm trực tuyến liên quan
đến giai đoạn cuối cùng của việc mua bán. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhận
thức sự hữu ích và sự tin cậy là những yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng ở miền Bắc Malaysia. Tính tồn vẹn và uy tín của
các nhà bán lẻ trực tuyến là rất quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng để
mua sắm trực tuyến bởi vì lịng tin của người tiêu dùng càng lớn thì họ sẽ càng tham
gia vào các hoạt động mua sắm trực tuyến.
Hình 1.3. Mơ hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến
(Nguồn: Jin et al., 2014)
Từ kết quả tổng quan các cơng trình nghiên cứu bên trong và ngồi nước, có thể
nhận thấy nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến đã được quan tâm và thực hiện từ
rất lâu trước đó do nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của thị trường thương mại
điện tử. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa ý định đến hành vi của người tiêu dùng trong
quyết định mua hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định & hành vi mua sắm cũng
được nhiều tác giả tập trung khai thác nghiên cứu. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu
tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định & hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
và các yếu tố đó được chia thành nhiều nhóm khác nhau, có mức độ ảnh hưởng khác
nhau đến ý định & hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hành
vi người tiêu dùng không hệ đơn giản và rất phức tạp, luôn luôn thay đổi theo thời gian
nên cũng đặt ra những thách thức lớn cho khoa học nghiên cứu hành vi.
12
Mặc dù, hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng được nghiên cứu từ
lâu nhưng hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện ở nước ngoài và bị giới hạn bởi
việc chỉ giải thích một phần hoặc một vài biến số có ảnh hưởng đến quyết định mua
của người tiêu dùng như các nguồn thông tin trực tuyến, đặc điểm địa lý vùng miền,
các biến tâm lý của người tiêu dùng cá nhân. Do vậy, chưa có nghiên cứu nào xem xét
toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua trực tuyến của người tiêu dùng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngồi, tác giả
nhận thấy vẫn có những khoảng trống về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên
cứu. Và nghiên cứu này đánh giá tác động, ảnh hưởng của những yếu tố bên trong
thuộc về tâm lý và cá nhân người tiêu dùng đến sự lựa chọn mua đồ gia dụng trực
tuyến của người tiêu dùng Hà Nội, để từ đó gợi ý cho các doanh nghiệp bán lẻ trực
tuyến xây dựng các chính sách marketing phù hợp, hiệu quả hơn tác động đến thái độ
và hành vi tích cực từ phía khách hàng của mình.
1.2 Tổng quan về đồ gia dụng
1.2.1 Khái niệm chung về đồ gia dụng
Đồ gia dụng là những hàng hóa và các sản phẩm được sản xuất, chế tạo, mua
bán với mục đích chủ yếu là sử dụng trong các hộ gia đình phục vụ cho cuộc sống
tiện nghi của cá nhân và gia đình, là một thành phần của hàng dân dụng. Đây là những
tài sản hữu hình và thuộc loại động sản, mang tính cá nhân. Hàng gia dụng là một
phần quan trọng của nền kinh tế của một quốc gia với sự tiêu thụ rộng rãi vì đáp ứng
cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Đồ gia dụng là một thuật ngữ dùng từ hán Việt, gia có nghĩa là gia đình, dụng
có nghĩa là các dụng cụ; tóm lại đồ gia dụng là những vật dụng, những dụng cụ sử
dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Nó có thể là những vật dụng thiết yếu như
nồi cơm điện, bát đũa, xoong nồi,… ngồi ra nó cũng có thể là những vật dụng dùng
để trang trí như : đèn trang trí, rèm cửa,…
Đồ gia dụng (hay thiết bị gia dụng) là những tên gọi dùng để chỉ chung các vật
dụng, mặt hàng, thiết bị được trang bị nhằm phục vụ các tiện nghi, tiện ích với mục
13
đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt
hằng ngày của một gia đình, hộ gia đình.
Đồ gia dụng thường được bố trí, bày biện hay đặt trong các phịng của căn nhà
như phịng khách, phịng ăn, nhà bếp, phịng gia đình, phịng ngủ, phịng tắm, phịng
giải trí, hành lang, tầng lửng, tầng hầm và các phịng khác của một ngơi nhà.
Ví dụ điển hình về các đồ gia dụng bao gồm máy điều hịa khơng khí, đồ chơi trẻ
em, giường, chăn, ghế, đồ vải vóc, khăn tắm, máy xay, tủ sách, các loại sách, tủ, bàn,
ghế, tủ chè, máy sấy quần áo, phin cà phê, máy tính, dụng cụ nấu ăn, ghế sofa, salông, rèm, thanh rèm, màn cửa, các mặt hàng đồ trang trí, ấm, chén đĩa, ly, tách, máy
rửa chén, quạt, tủ lạnh, dụng cụ cầm tay, bàn ủi, đèn, bảng, khăn trải, nệm, thiết bị y
tế gia đình, lị vi sóng, gương, lược, gối, nồi chảo, xoong chảo, thảm, máy may, loa,
dàn âm thanh nổi, radio, bàn, lò nướng bánh và lị nướng bánh mỳ, mỹ phẩm thơng
thường, các vật dụng khác....
1.2.2 Phân loại đồ gia dụng
Các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng phân loại các sản phẩm gia dụng thành
ba loại sau: hàng điện tử tiêu dùng, thiết bị, đồ gia dụng, hàng trang trí nội thất.
Thiết bị gia dụng hay đồ gia dụng, hàng điện là tên gọi chỉ chung cho những vật
dụng, mặt hàng, thiết bị được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện
ích nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với
một gia đình, hộ gia đình. Thơng thường thiết bị gia dụng được đề cập đến các thiết
bị điện, điện lạnh gia dụng có cơng dụng phục vụ cho sinh hoạt và một số chức năng
trong gia đình, chẳng hạn như nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản thực phẩm, âm thanh,
ánh sáng.
Đồ nội thất hay vật dụng/thiết bị nội thất đôi khi được gọi gọn là nội thất là thuật
ngữ chỉ về những loại tài sản (thường là động sản) và các vật dụng khác được bố trí,
trang trí bên trong một khơng gian nội thất như căn nhà, căn phịng hay cả tịa
nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con người trong cơng
việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận tiện cho công việc, hoặc để
14
lưu trữ, cất giữ tài sản... có thể kể đến một số hàng nội thất như ghế ngồi, bàn, giường,
tủ đựng áo quần, tủ sách, tủ chè, đồng hồ treo tường....
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, đồ gia dụng được phân chia làm 3 dịng
chính: đồ gia dụng giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc và hàng gia công của Việt Nam
thường được bán ở các vùng nông thôn, đồ gia dụng tầm trung xuất xứ từ Hàn Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan phổ biến tại các đô thị, đồ gia dụng cao cấp Châu Âu, Mỹ được
phân phối ở các thành phố lớn cho tầng lớp khá giả.
Đồ gia dụng Thái Lan những năm gần đây đang được khá đông người dân Việt
Nam tin dùng và chọn lựa vì chất lượng đảm bảo mà giá cả lại phải chăng. Chất lượng
thuộc tầm trung và giá cả không quá đắt đỏ như một số mặt hàng gia dụng nhập khẩu
từ các nước châu Âu, Mỹ hay Nhật nên đồ gia dụng Thái Lan đang là một trong những
lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng.
Đồ gia dụng Trung Quốc, dù chất lượng không được như các mặt hàng gia dụng
Nhật, hàn, Thái Lan… nhưng điểm mạnh của đồ gia dụng Trung Quốc là giá rẻ, mẫu
mã đẹp và đa dạng chủng loại. Bởi vậy, phân khúc này dành cho khách hàng có thu
nhập thấp.
Khác với Trung Quốc hay Thái Lan, đồ gia dụng Nhật, Hàn ở một đẳng cấp cao
hơn cả với chất lượng vượt trội dù giá thành khá cao. Ngoài ra, phụ nữ Nhật và phụ
nữ Hàn Quốc thuộc tuýp khá truyền thống nên họ rất trau chuốt cho gia đình, bởi vậy
mà phân khúc đồ gia dụng ở các nước này rất phát triển với nhiều mẫu mã, cơng dụng
hàng hóa rất mới mẻ và sáng tạo.
1.2.3 Vai trò của đồ gia dụng
Đồ gia dụng với ưu điểm là gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình và là vật
dụng đóng vai trị quan trọng không thể thiếu đối với mỗi người tiêu dùng, đặc biệt
là chị em phụ nữ hiện nay. Khi xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được
cải thiện thì nhu cầu sử dụng những sản phẩm gia dụng ngày càng tăng cao, nhất
là những sản phẩm gia dụng thông minh tích hợp đa chức năng phù hợp với lối sống
hiện đại, với thời đại số ngày nay.