Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAMLIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)
Ngành: Kinh doanh thương mại

VÕ THỊ MAI PHƯƠNG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAMLIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)

Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Võ Thị Mai Phương
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh


Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn

Võ Thị Mai Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh thương mại với đề tài “ Cơ hội và
thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong
điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu
(EVFTA)” là kết quả của quá trình cố gắng nỗ lực của bản thân và sự động viên,
giúp đỡ khích lệ của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết
này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian
học tập- nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn
Quang Minh là thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và hết lịng giúp đỡ tơi trong
thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn cùng tập thể các thầy cô giáo

Khoa sau đại học Trường đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ
tơi trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh, động viên
tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ GIỚI THIỆU
VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU
(EVFTA) .....................................................................................................................6
1.1. Khái quát về mặt hàng thủy sản và xuất khẩu thủy sản ............................ 6
1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủy sản...............................................................6
1.1.2. Xuất khẩu thủy sản ...................................................................................9
1.2. Một số lý thuyết về đánh giá tác động của hiệp định thương mại đối với
xuất khẩu của các quốc gia thành viên .............................................................. 12
1.3. Khái quát về hiệp định EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất
khẩu, thủy sản của Việt Nam sang EU .............................................................. 13
1.3.1. Tiến trình đàm phán, ký kết của hiệp định............................................13
1.3.2. Những quy định của Hiệp định có liên quan đến XK mặt hàng thủy sản

của Việt Nam sang EU ......................................................................................14
1.4. Khái quát về thị trường thủy sản của EU .................................................. 20
1.4.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường .......................................................20
1.4.2. Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ thủy sản tại thị trường EU ...22
1.4.3. Một số quy định của EU đối với thủy sản nhập khẩu ...........................25
1.4.4. Tình hình nhập khẩu mặt hàng thủy sản của EU ................................28
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
HIỆP ĐỊNH EVFTA ...............................................................................................30


iv
2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2015-2019 ............................................................................................. 30
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu .............................................................................30
2.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ............................................................32
2.1.3. Thị trường xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu thủy sản................33
2.1.4. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị
trường.................................................................................................................34
2.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU .. 38
2.2.1 Những kết quả đạt được: ........................................................................38
2.2.2 Những mặt hạn chế ..................................................................................39
2.2.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế ....................................................40
2.3. Cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU ............................ 42
2.3.1. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu ...............................................................42
2.3.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và
chế biến thủy sản ...............................................................................................46
2.3.3. Tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ và hiện đại ...............................48
2.3.4. Góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.....50
2.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam

51
2.4. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản sang EU ...................................... 53
2.4.1. Cạnh tranh gay gắt tại thị trường thủy sản EU ....................................53
2.4.2. Những thách thức đến từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của hiệp
định EVFTA ......................................................................................................56
2.4.3. Các khó khăn gây ra do đại dịch N-covid 19 .........................................61
2.4.4. Năng lực sản xuất còn hạn chế..............................................................62
2.5. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU ..................................................................................... 65
2.6. Một số kết quả đạt được đối với thủy sản Việt Nam ngay khi EVFTA có
hiệu lực .................................................................................................................. 68


v
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC
NHẰM ĐẨY MẠNH XK MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG
EU TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU LỰC .......................70
3.1. Xuất khẩu thủy sản của một số nước sang thị trường EU và bài học cho
Việt Nam ............................................................................................................... 70
3.1.1. Xuất khẩu của một số nước....................................................................70
3.1.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ..................................................76
3.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU .................................. 78
3.2.1. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, quy hoạch tầm nhìn
đến 2030 .............................................................................................................78
3.2.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang EU trong thời gian tới................80
3.3. Các giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang EU ........................................................................................................ 81
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ................................................................................81
3.3.2. Giải pháp vi mô .......................................................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... xi
PHỤ LỤC ............................................................................................................... xiv


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN
C/O

Từ viết tắt
Association of South East Asian
Nations
Certificate of Origin
Comprehensive and

CPTPP

Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

EVFTA
EU

Ý nghĩa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chứng nhận xuất xứ
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ Xun Thái Bình Dương


Vietnam – Eu Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
Agreement

- Liên minh Châu Âu

European Union

Liên minh Châu Âu
Đồng tiền chung Châu Âu

EURO
FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hazard Analysis and Critical

Phân tích mối nguy hại và kiểm sốt

Control Points


tới hạn

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

ILO

International Monetary Fund

Tổ chức lao động quốc tế

HACCP

Food
FAO

And

Agriculture

Organization of the United
Nations

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp
Liên hợp quốc

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GATS

General Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương mại dịch
Services

vụ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GI

Geographical Indication

Chỉ dẫn địa lý


MFN

Most Favoured Nation

Nguyên tắc tối huệ quốc


vii
Từ viết tắt
MUTRAP

Từ viết tắt
Multilateral

Trade

Ý nghĩa
Policy Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa

Assistance Project
National

biên

Agro-forestry-

NAFIQUAD Fisheries Quality Assurance
Department
NAFTA


OECD

RASFF
R&D

North America Free Trade
Agreement
Organization for Economic
Cooperation and Development

TBT
TRIPS

sản
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Rapid Alert System for Food Hệ thống cảnh báo nhanh về thực
and Fee

phẩm và chăn nuôi (của EU)

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

SHTT
SPS


Trung tâm chất lượng nông lâm thủy

Sở hữu trí tuệ
Sanitary

and

Phytosanitary Biện pháp vệ sinh an tồn thực phẩm

Measure

và kiểm dịch động, thực vật

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Trade-Related

Intellectual Hiệp định về khía cạnh thương mại

Property Rights Agreement

của quyền sở hữu trí tuệ

UN

United Nations

Liên hợp quốc


USD

US DOLLARS

Đồng đô la Mỹ

VASEP

Vietnam

Association

Seafood

Exporters

Producers
WTO

World Trade Organization

of
and

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang EU (2009-2019) ......................................................................................31

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước và khu vực .30
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2015 -2019; Đơn vị: %.............................................................................32
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tính theo
kim ngạch (2015-2019) ............................................................................................33


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài : “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên
minh Châu Âu (EVFTA)”
Tác giả: Võ Thị Mai Phương
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh
1. Lý do chọn đề tài: Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của
Việt Nam sang thị trường EU. Trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt NamLiên minh kinh tế châu Âu (EVFTA) đã được ký kết và có hiệu lực, Việt Nam cần
nhận biết được các cơ hội và thách thức mà Hiệp định này mang lại, từ đó nắm bắt
tận dụng cơ hội và tìm ra các giải pháp vượt qua khó khăn thách thức đó.
2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của Hiệp định EVFTA, đánh giá cơ
hội và thách thức đối với thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU, từ đó
đề xuất các kiến nghị và giải pháp phù hợp.
3. Nội dung chính

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 là tiền đề cơ sở lý luận cho chương 2 và chương 3 của bài. Thứ nhất, tổng
quan về mặt hàng thủy sản, xuất khẩu thủy sản và những nội dung khái quát về hiệp định
EVFTA như: Tiến trình đàm phán, mục tiêu và các nội dung chính của hiệp định. Thứ hai,
các quy định và nội dung của hiệp định có liên quan và điều chỉnh hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Đây cũng là tiền đề phục vụ cho các phân tích ở chương 2. Thứ
ba, tác giả tìm hiểu chung về thị trường EU dựa trên các tiêu chí: Quy mơ, đặc điểm thị
trường, xu hướng tiêu dùng thủy sản, các yêu cầu đối với mặt hàng thủy sản, các chính
sách và quy định của khu vực này đối với thủy sản nhập khẩu.
Với những cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả tập trung vào phân tích các nội dung
chính của luận văn bao gồm: Thứ nhất, khái quát về tình hình xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2015-2019, tập trung vào các thông tin: Kim ngạch
xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu từ đó đưa ra những
đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại thị trường EU. Thứ
hai, từ những phân tích về thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trong giai


x
đoạn trên kết hợp với cơ sở lý luận về ngành thủy sản và các cam kết của Hiệp định, tác
giả đã chỉ ra các cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là gia tăng kim ngạch
xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận với khoa học và tiến bộ kỹ
thuật. Thứ ba, song hành với cơ hội luôn là thách thức, vì vậy tác giả đã chỉ ra các thách
thức đến từ các quy định của Hiệp định là rào cản kỹ thuật, các quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm và tuân thủ các nguyên tắc xuất xứ, thách thức từ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường EU. Các thách thức khác còn đến từ bối cảnh xã hội là đại dịch toàn cầu N-covid
19, đến từ những hạn chế trong năng lực sản xuất của Việt Nam.
Từ những phân tích ở chương 2, ở chương 3 tác giả đã đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiệp định
EVFTA đi vào thực thi. Thứ nhất, trước khi đưa ra các giải pháp, tác giả đã có những
phân tích ngắn gọn về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các nước có hiệp định

với EU và xuất khẩu sang EU như: Thái Lan, Indonesia, Philipines và Trung Quốc.
Thứ hai, nêu ra những triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU và dự báo
nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU trong giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, kết hợp bài học
kinh nghiệm và đánh giá tiềm năng triển vọng xuất khẩu, tác giả đã đề xuất các giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, bao gồm giải pháp vĩ mô đến từ Nhà
nước và các bộ ban ngành và cũng như các giải pháp vi mô đến từ các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản.
4. Kết quả đạt được
Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp cụ thể như: Phân
tích được các quy định của Hiệp định EVFTA có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách
thức đối với thủy sản xuất khẩu sang thị trường này. Tác giả cũng đã đưa ra phân tích
chi tiết cơ hội và thách thức cho một số mặt hàng chính trong nhóm thủy sản xuất
khẩu sang EU với đầy đủ dẫn chứng, số liệu và nguồn trích dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đề tài ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được các
góp ý, đánh giá nhận xét khách quan từ Hội đồng Khoa học để luận văn có thể được
hồn thiện tốt hơn nữa. Tác giả xin chân thành cảm ơn !


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã
chính thức ký kết vào ngày 30/6/2019, được Hội đồng châu Âu thơng qua vào ngày
30/3/2020. Về phía Việt Nam, hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA được Quốc hội
xem xét vào tháng 5/2020 và đã được thông qua ngày 08/6/2020. Với tiến độ hiện tại,
Hiệp định EVFTA sẽ đi vào thực thi từ tháng 8/2020, đánh dấu mốc lịch sự trong
chặng đường 30 năm lịch sử quan hệ thương mại giữa Việt Nam và liên minh Châu

Âu. Hiện nay, EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2019 đạt 41,48 tỉ USD và nhập
khẩu đạt 14,91 tỉ USD . Do vậy, Hiệp định sẽ giúp chúng ta có điều kiện thúc đẩy
xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc
thiết lập các chuỗi cung ứng mới. Với vị trí là một trong những ngành xuất khẩu chủ
lực của đất nước, ngành xuất khẩu thủy sản sẽ nhận được nhiều cơ hội lớn đồng thời
cũng sẽ đối mặt với khơng ít thách thức khi hiệp định đi vào thực thi.
Trước tình hình trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu những cơ hội và thách thức
của ngành xuất khẩu thủy sản là hết sức cần thiết, góp phần nhận diện những cơ hội
đi kèm thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh mới, trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả
nhận thấy hiện nay các nghiên cứu chủ yếu bàn về tác động của EVFTA đối với nền
kinh tế Việt Nam, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đối với xuất khẩu
ngành nông nghiệp, xuất khẩu dệt may và ngành nội thất. Tuy nhiên, thực tiễn lại
chưa có nhiều các nghiên cứu và đề tài khoa học đề cập đến tác động của hiệp định
EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, tác giá đã quyết định lựa chọn đề tài :
“Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh
Châu Âu (EVFTA)” làm đề tài nghiên cứu của mình, góp phần đưa thêm một góc
nhìn tới các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để họ có thể vận dụng linh hoạt và tận
dụng tối đa các lợi ích của hiệp định này.


2
2. Tình hình nghiên cứu
Ngay từ những vịng đàm phán đầu tiên của Hiệp định, đã có nhiều nghiên cứu
về hiệp định EVFTA và tác động của hiệp định đối với thương mại Việt Nam. Có thể
liệt kê một số cơng trình nghiên cứu, đề tài có đã được cơng bố như sau:
- “Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn chính
sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013).
- “Báo cáo thị trường thủy sản EU” của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
VASEP phát hành T6/2019. Báo cáo đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình thị
trường EU cũng như số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
EU. Tuy nhiên, báo cáo chỉ đưa ra các số liệu đơn thuần mà chưa nêu ra được nhưng
phân tích, tổng hợp về thực trạng xuất khẩu thủy sảng Việt Nam cùng các cơ hội và
thách thức mà EVFTA mang lại cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
- Luận văn “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2020” của
Nguyễn Minh Tuấn đã chỉ ra được thực trạng xuất khẩu thủy sang Việt Nam sang
EU, nêu lên những giải pháp cần thiết tuy nhiên lại chưa phân tích hoạt động xuất
khẩu thủy sản đặt trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực và đem lại những
lợi ích cũng như bất lợi cho thủy sản Việt Nam.
- Baker Paul & cộng sự (2014), “Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU”, mã hoạt động MUTRAP EU - 2. MUTRAP.
- Bài viết “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” của Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh
Phương trên Tạp chí ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016).
Hai nghiên cứu trên đã chỉ ra các cơ hội và thách thức, cách thức tiếp cận để
phát triển thương mại giữa hai nước khi hiệp định có hiệu lực, đề cập mối quan hệ
hợp tác kinh tế của Việt Nam và EU, bên cạnh đó đề cập đến triển vọng phát triển
mối quan hệ này ở góc nhìn vĩ mơ của tồn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, những nội
dung này bao hàm quá rộng, dành chung cho tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đi sát và
tập trung vào một ngành cụ thể là thủy sản xuất khẩu.


3
- Bài viết” Hiệp định EVFTA và một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường EU” (7/2017) TS. Đặng Thị Huyền Anh - Học viện Ngân hàng
trên tạp chí tài chính đã đề cập đến các thách thức đối với xuất khẩu nông sản và thủy

sản Việt Nam như là: Đảm bảo quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ và sử dụng lao động
và các nhóm giải pháp tương ứng. Nhưng bài viết chưa đề cập đến các cơ hội mà hiệp
định mang lại cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam và mới chỉ dừng lại ở phương pháp
phân tích suy luận mà chưa dẫn chứng các số liệu xuất nhập khẩu cụ thể giữa Việt
Nam và EU.
Trái ngược lại, báo cáo “Đánh giá tác động của EVFTA lên xuất khẩu dệt may
và thủy sản Việt Nam” (2/2020) của công ty chứng khoán Phú Hưng lại sử dụng
phương pháp dự đoán dựa trên phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và EU bao gồm cả lĩnh vực dệt may và thủy sản, dựa trên các quy định của EVFTA
liên quan đến hai ngành này từ đó đưa ra các dự đoán về tác động EVFTA đối với
Việt Nam và dự đoán về các doanh nghiệp dệt may và thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất
từ hiệp định này. Bên cạnh những điểm mới trên thì bài viết chưa đưa ra được các
giải pháp cụ thể để ngành thủy sản để tận dụng các cơ hội và đối mặt với các thách
thức mà hiệp định mang lại.
- Bài viết “Đánh giá tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU” của Nguyễn Tiến Hồng và Phạm Văn
Phú Tân trên tạp chí quản lý và kinh tế số 125-140- Đại học Ngoại Thương
(02/04/2020) đã sử dụng mơ hình SMART nhằm đánh giá tác động của Hiệp định
EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường
EU thơng qua phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
của cắt giảm thuế quan. Dựa trên kết quả chạy mơ hình, tác giả đã đưa ra kết luận là
EVFTA đem lại cơ hội thủy sản Việt Nam gia tăng số lượng xuất sang EU là do mức
giá cạnh tranh và mức độ cạnh tranh tốt hơn các đối thủ khác, từ đó đưa ra các hàm
ý chính sách đối với Vasep và về quản trị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản. Tuy nhiên do dung lượng có hạn, bài viết chỉ đưa ra các kết quả tổng quan, chưa
đi sâu phân tích từng nhóm hàng cụ thể, chỉ tập trung vào mặt cơ hội mà chưa chỉ ra
được các thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU.


4


Ngồi ra cũng có một số luận văn khác nói về các cơ hội và thách thức EVFTA
mang lại cho các ngành thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, nơng nghiệp
nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu viết về cơ hội và thách thức do EVFTA mang
lại cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Chính vì thế, tác giá đã lựa chọn
đề tài “ Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên
minh Châu Âu (EVFTA)” với mục tiêu ngoài việc cung cấp các thông tin tổng quan
của EVFTA và thị trường EU sẽ đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang EU, đưa ra điểm mới so với nghiên cứu trước đây là tập trung vào phân tích các
cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Trên cơ
sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang EU.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài chủ yếu tìm hiểu đánh giá tiềm năng thị trường EU
đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đánh giá được các cơ hội và các thách thức
đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi hiệp định
EVFTA từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang
thị trường này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên đã đề ra, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận khái quát về thủy sản và xuất khẩu thủy sản, Hiệp định
thương mại tự do EVFTA, các nội dung trong EVFTA có liên quan và tác động đến
thủy sản xuất khẩu sang EU. Ngồi ra, cần có góc nhìn tổng quan về thị trường thủy
sản EU, xu hướng tiêu dùng và yêu cầu của thị trường này.
- Phân tích được tình hình, thực trạng xuất khẩu của thủy sang Việt Nam sang
EU giai đoạn 2015-2019. Kết hợp với cơ sở lý luận để đưa ra những phân tích, nhận
định về các cơ hội và thách thức mà hiệp định mang lại đối với xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang EU.



5
- Từ những căn cứ trên, luận văn cần đưa ra các giải pháp tận dụng các cơ hội
và ứng phó với các khó khăn nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của hiệp định có liên
quan đến mặt hàng thủy sản và thực tế hoạt động của thủy sản Việt Nam xuất khẩu
sang EU, đánh giá các cơ hội và thách thức mà EVFTA sẽ mang lại cho ngành xuất
khẩu thủy sản Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang EU.
+ Phạm vi về thời gian : Số liệu phục vụ cho phân tích của đề tài từ năm 2015
đến năm 2019. Các kiến nghị, giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.
+ Không gian nghiên cứu: Việt Nam và Liên minh EU.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê số liệu từ các nghiên cứu, báo cáo, tạp chí
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về xuất khẩu thủy sản và giới thiệu về hiệp định thương
mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA)
Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA.
Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiệp định EVFTA
có hiệu lực.


6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ
GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)
1.1.

Khái quát về mặt hàng thủy sản và xuất khẩu thủy sản

1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủy sản
1.1.1.1. Khái niệm về mặt hàng thủy sản
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc trao đổi mua bán. Gần 90% sản lượng của
ngành thủy sản trên thế giới thu được từ biển và đại dương, còn lại là sản lượng thu
được từ các vùng nước nội địa. Sự phân loại các mặt hàng thủy sản được dựa theo
đặc điểm cấu tạo lồi, tính ăn và mơi trường sống, bao gồm:
- Nhóm cá (fish): Là những động vật ni có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là
cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá ngừ, cá chình…
- Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân,
trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tơm càng xanh, tơm sú,
tơm thẻ chân trắng, tơm đất, cua biển, ghẹ xanh…
- Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các lồi có vỏ vơi, nhiều nhất là
nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sị huyết, hàu, ốc hương...) và một
số ít sống ở nước ngọt (trai, hến).
- Nhóm động vật thủy sinh khơng xương sống (aquatic invertebrates): Là những

lồi động vật khơng có xương sống, sinh trưởng và phát triển trong mơi trường nước.
Ví dụ: hải sâm, nhím biển, sứa, san hơ, thủy tức ...
- Nhóm rong (seaweeds): Là các lồi thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, là các
loài thực vật bậc thấp, đơn bào hay đa bào. Ví dụ: Rong salad, rong nho, rong sụn,
rong mứt...
- Nhóm bị sát (reptiles) và lưỡng cư (amphibians): Bò sát là các động vật bốn
chân có màng ối, lưỡng cư là những lồi có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Ví
dụ: Vẩy đồi mồi, da cá sấu, da và thịt ếch ...


7
1.1.1.2. Đặc điểm mặt hàng thủy sản
Mặt hàng thủy sản phong phú đa dạng: Mặt hàng thủy sản vô cùng đa dạng
và phong phú, với nhiều chủng loại khác nhau nhưng đều được kinh doanh dưới các
dạng chính gồm: Sản phẩm tươi sống hoặc ướp lạnh do sản phẩm thủy sản dễ bị thối
hỏng nên cần được bảo quản trong mơi trường nước thích hợp hoặc ướp lạnh để đảm
bảo độ tươi. Ngày nay, các sản phẩm thủy sản tươi sống, điển hình là con giống, có
thể được vận chuyển quãng đường xa bằng đường hàng không. Sản phẩm đông lạnh:
Là các sản phẩm được làm lạnh tới -18oC sau khi đã ổn định nhiệt độ như tôm đông
lạnh, cá đông lạnh… Sản phẩm đã qua chế biến hoặc bảo quản (còn gọi là chế phẩm):
Là các sản phẩm được phơi khơ, muối hoặc ngâm nước muối, hun khói, đóng hộp.
Chúng có thể được để nguyên con, cắt miếng hay nghiền nhỏ và có thể trộn thêm một
số nguyên liệu khác để tạo ra giá trị gia tăng nhưng phải chứa trên 20% tính theo
trọng lượng là thủy sản. Ví dụ như cá khô, tôm khô, mực khô, nori, surimi...
Thủy sản là loại hàng hóa mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết ngư trường: Tính thời vụ là đặc trưng của việc nuôi trồng thuỷ
sản, bởi nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng của gió
mùa châu Á, nên về mùa đơng, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc Bộ từ 13 –
17oC, ở Nam Bộ nhiệt độ từ 25 – 27oC. Ngược lại trong thời kỳ gió mùa xích đạo,
nhiệt độ cao và phân bổ đồng đều trong cả nước. Biên độ nhiệt trong năm chênh lệch

nhiều giữa hai miền Nam - Bắc, ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi trồng thuỷ sản và
đánh bắt thuỷ hải sản. Vì thế mùa đơng lạnh của miền Bắc khơng thể ni trồng thuỷ
sản nên hàng trái vụ thì giá cao cịn hàng chính vụ khơng tiêu thụ được do đặc điểm
của khâu chế biến thuỷ sản đánh bắt được phải chế biến nhanh.
Hàng thuỷ sản được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam và thế giới: Đối
với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thuỷ sản là một trong những mặt hàng
thực phẩm được ưa thích tiêu dùng. Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm quý
cho tiêu dùng dân cư, là nguyên liệu để phát triển các ngành khác như công nghiệp
chế biến. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã khẳng định: Hầu
hết các loại sản phẩm thuỷ sản đều là các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, giàu chất đạm,
phù hợp với mọi lứa tuổi, ít gây bệnh về tim mạch, béo phì và ung thư. Về thành phần


8
dinh dưỡng, so với các loại sản phẩm hàng thuỷ sản có ít chất mỡ, nhiều chất khống
và chất đạm cũng cao. Bổ sung cá và thủy sản trong bữa ăn hàng ngày là cần thiết,
bởi chúng chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể giúp cơ thể
phòng ngừa được bệnh ung thư. Hợp chất chống oxy hóa coenzyme Q10 giúp loại bỏ
những yếu tố gây ung thư, axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư vú, ung
thư thận, ung thư ruột, các bệnh về tim mạch, suy giảm trí nhớ..
Hàng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao: Các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là
sản phẩm đã được chế biến có giá bán cao hơn hàng tươi sống và sơ chế, đem lại giá
trị gia tăng cho các nhà xuất khẩu nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu đa
dạng, phong phú của người tiêu dùng trong nước cũng như thế giới, có ưu thế là giải
quyết được nhiều vấn đề về việc làm, đồng thời thu được nguồn ngoại tệ đáng kể cho
đất nước, đặc biệt đối với các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm với mạng lưới sơng ngịi
dày đặc như Việt Nam. Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản sẽ có những đóng
góp quan trọng vào sự tăng trưởng của tồn ngành nơng, ngư nghiệp.
Q trình sản xuất hàng thuỷ sản phải gắn liền với khâu chế biến và hàng
tiêu thụ: Thuỷ sản là hàng tươi sống tính chất mau hư hỏng và ươn thối, sản phẩm

thủy sản khi đưa ra thị trường đã phải trải qua quá trình từ tươi sống, đông lạnh, rã
đông và đem bán tại quầy. Như vậy, thủy sản được cần bảo quản tốt ngay cả khâu
việc sơ chế và khâu chế biến. Ngay từ khâu đánh bắt và sơ chế, các thuyền đánh bắt
xa bờ phải trang bị công nghệ hiện đại phù hợp với hàng thuỷ sản để đảm bảo độ tươi
của hàng thuỷ sản thực sự là vấn đề cấp bách để hàng thuỷ sản có đủ điều kiện xuất
khẩu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu. Tại khâu
sản xuất và bảo quản, việc cấp đông đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự ươn hỏng
vì tốc độ ươn hỏng ở thủy sản cao hơn hai lần so với các loại Protein khác như thịt
gà, thịt bị hay thịt lợn, thậm chí giá trị thủy sản giảm rất nhanh, có khi giảm chất
lượng và giá thành chỉ trong vài giờ nếu nhiệt độ bảo quản tăng lên trên 0oC. Để khắc
phục điều này đòi hỏi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu phải có hệ thống kho
lạnh trữ lạnh nguyên liệu lâu dài đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước
ngoài.


9
1.1.2. Xuất khẩu thủy sản
1.1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu thủy sản
“Xuất khẩu thủy sản là việc bán những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước
ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích lũy cho
ngân sách nhà nước. Xuất khẩu thủy sản là việc kinh doanh chủ yếu dựa vào nguyên
liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước.” (Giáo trình thủy sản, 2015).
Như vậy, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng khơng
chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt động
này mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động
xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của quốc gia
a. Các yếu tố bên trong:
 Nguồn lực thủy sản

Để có thể sản xuất xuất khẩu, yếu tố đầu vào là nguồn lực thủy sản trong nước
được xem là một trong những nhân tố chủ chốt mang tính chất quyết định, ảnh hưởng
nhiều tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Nguồn lực thủy sản có dồi dào,
phong phú thì mới có thể sản xuất được các mặt hàng đa dạng, thỏa mãn được nhu
cầu của khách hàng và phù hợp được với nhiều nhóm khách hàng ở nước nhập khẩu.
Nguồn lực thủy sản trong nước bao gồm: Thủy sản khai thác, đánh bắt và thủy sản
nuôi trồng.
 Yếu tố địa lý, khí hậu
Thủy sản chịu ảnh hưởng từ các điều kiện về khí hậu như: Gió, nhiệt độ, khơng
khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển
của sinh vật kéo theo sản lượng đánh bắt cá sẽ bị thay đổi. Ngồi ra, các trận lũ lụt,
bão cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản tạo bất lợi cho việc nuôi
trồng tôm cua cá nước lợ do bờ đê đạp bị phá vỡ, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn cung
thủy sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Thêm vào đó, thủy sản là mặt hàng có đặc
điểm là khó bảo quản sau khi đánh bắt. Thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống các
mặt hàng giảm đi nhanh chóng, dẫn đến việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều


10
khó khăn. Do đó, các yếu tố tự nhiên có tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất
nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu thủy sản.
 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
Khoa học công nghệ và kỹ thuật được đưa vào hoạt động và ứng dụng thực tế
sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó góp
phần cải thiện về cả số lượng và chất lượng cho mặt hàng thủy sản, giúp cho xuất
khẩu thủy sản thuận lợi hơn. Việc hình thành xây dựng cơ sở dịch vụ cho khai thác
thủy sản gồm 3 lĩnh vực: Cơ khi đóng sửa thuyền, bến cảng và dịch vụ cung cấp
nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần phát triển và
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều kiện hạ tầng
giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông

thuận tiện sẽ giúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, chớp được
thời cơ hơn.
Ngồi ra, sự phát triển cơng nghệ chế biến có tác động đến thủy sản xuất khẩu.
Hệ thống chế biến thủy sản hiện đại sẽ giúp tăng năng suất chế biến, tăng giá trị mặt
hàng thủy sản thay vì phải bán ngun liệu thơ đơng lạnh, ướp lạnh thì có thể làm nên
các sản phẩm chế biến cao cấp khác phù hợp hơn với thị hiếu quốc tế do xu hướng
các nước phát triển thích dùng đồ chế biến sẵn hơn là ngun liệu thơ. Ví dụ, chế biến
sản phẩm tinh chế tiết kiệm được khoảng 40% lượng nguyên liệu, giá bán cao hơn 40
- 50%, nên lợi nhuận thu về cao hơn. Bên cạnh đó, sản xuất hàng chế biến sâu, hàng
tinh chế còn hạn chế được lượng chất thải nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường; giúp
tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm để làm nên các sản phẩm giá trị gia tăng như dầu cá,
gelatin hay thức ăn cho chăn ni thủy sản. Có thể thấy công nghệ chế biến tốt, hiện
đại sẽ giúp cho doanh nghiệp thủy sản gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đa
dạng hóa mã hàng đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, giảm chi phí đầu vào, tăng
giá trị đầu ra từ đó tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
 Khả năng khai thác và tiếp cận thị trường nước ngoài của doanh nghiệp
trong nước
Các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khác trên thế giới từ đó sẽ
tạo được nhiều đầu mối làm ăn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong xuất khẩu thủy sản.


11
 Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước
Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ, đó là:
Các quy định về ni trồng và đánh bắt, chế biến thủy sản như các quy định về an
toàn vệ sinh; ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ; hàng rào thuế
quan, phi thuế quan; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngồi như các chương trình
hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới.
Ngoài hệ thống pháp luật minh bạch thơng thống cũng như chính sách điều

phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định
tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường
tiêu thụ cho các sản phẩm xuất khẩu.
b. Các yếu tố bên ngoài:
 Điều kiện kinh tế của nước nhập khẩu
Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của
một quốc gia và trong đó có ngành thủy sản. Điều kiện kinh tế của một đất nước sẽ
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và thu nhập của một người dân sẽ liên quan
trực tiếp đến mức độ sẵn sàng chi tiêu mua sắm của họ cho các mặt hàng, trong đó có
mặt hàng thủy sản. Khi kinh tế của một đất nước giảm sút thì thu nhập người dân
giảm đi, nhu cầu của họ về các sản phẩm thủy sản nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống, do
đó việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường tại thời điểm đó sẽ gặp nhiều khó khăn,
thậm chí là đình trệ hoạt động xuất khẩu. Vì tại thời điểm đó, người dân sẽ thắt chặt
chi tiêu và khơng muốn tiêu thụ những mặt hàng có giá trị cao, do đó giá trị xuất khẩu
thu về sẽ giảm.
 Hàng rào kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu
Rào cản kỹ thuật là các yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng một hệ thống
các tiêu chuẩn bề: Quy cách, mẫu mã bao bì nhãn mác, chất lượng, an tồn mức độ ơ
nhiễm, an tồn đối với người lao động, quy định điều kiện đánh bắt. Tùy theo tình
hình kinh tế của từng quốc gia mà mỗi quốc gia lại áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật
khác nhau. Các hàng hóa nhập khẩu vào các nước này phải thỏa mãn các điều kiện
mới được phép nhập khẩu vào đây cũng là khó khăn đối với nước xuất khẩu nhưng


12
cũng là động lực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển về chất lượng và mẫu mã để phù
hợp với thị hiếu của nước nhập khẩu.
 Thị hiếu, tập quán người tiêu dùng
Đối với các sản phẩm thủy sản, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng thị trường mà nhu cầu và thị hiếu khác

nhau. Nếu các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
thị trường đó thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng. Nhưng ngược lại, nếu không phù
hợp với thị hiếu, tập quán của nước sở tại thì hàng sẽ khơng bán được, thậm chí là
tồn kho và thua lỗ. Thông thường đối với những sản phẩm thủy sản, người tiêu dùng
ưa thích dùng sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và thời gian chế biến nhanh.
Vì vậy để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các quốc gia nên có những biện pháp cụ
thể như nghiên cứu và phân tích thị trường, quảng cáo.
1.2. Một số lý thuyết về đánh giá tác động của hiệp định thương mại đối với
xuất khẩu của các quốc gia thành viên
Tác động của FTA gồm tác động tĩnh và tác động động.
- Tác động tĩnh: Các nhà kinh tế thường phân tích tác tĩnh của FTA dựa vào
khái niệm “tạo lập thương mại” và “chuyển hướng thương mại”. Những khái niệm
này được phát triển bởi nhà kinh tế Viner (1950). cho q trình chun mơn hóa trong
hoạt động sản xuất nhờ lợi thế so sánh.
+Tạo lập thương mại: là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao của
một nước thành viên bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ một nước thành viên khác do
kết quả của tự do hoá thương mại trong khối.
+ Chệch hướng thương mại: Siễn ra khi hàng nhập khẩu từ một nước không phải
thành viên trong liên minh thuế quan (nhưng sản xuất hiệu quả hơn) bị thay thế bởi
hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một nước thành viên do tác động của các ưu
đãi trong nội bộ khối.
- Tác động động (dynamic effect) hay tác động dài hạn (long – term effect) là
những tác động của FTA đến nền kinh tế trong dài hạn, khi nền kinh tế phản ứng với
các thay đổi trong chính sách liên quan đến thực hiện FTA. Tác động của FTA trong
dài hạn chủ yếu từ khía cạnh hội nhập với kinh tế thế giới thông qua các thỏa thuận


13
từ việc xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho dịng hàng hóa ln chuyển
xun biên giới. Ngồi ra, tác động phổ biến nhất của FTA thơng qua thương mại đó

là tăng quy mơ và đa dạng của nền kinh tế, chuyển giao công nghệ và FDI, thúc đẩy
chun mơn hóa và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu (Krugman, Obstfeld
và Meltiz, 2012).
Các tác động động chủ yếu nhất của FTA gồm:
+ Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mơ
+ Cạnh tranh, chun mơn hố sản xuất và tính hiệu quả
+ Thúc đẩy đầu tư
+ Các tác động khác: thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững ; Tạo
ra cơ hội hài hoá hoá các chính sách kinh tế vĩ mơ; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện
hệ thống pháp lý.
Để làm sáng rõ các tác động của FTA đối với nước thành viên, các nhà nghiên
cứu thường sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Phương pháp định lượng
bao gồm chạy mơ hình trọng lực, mơ hình SMART, sử dụng nhóm các chỉ số thương
mại như chỉ số lợi thế so sánh (RCA), chỉ số định hướng khu vực (RO), chỉ số cường
độ thương mại (TII). Hoặc sử dụng phương pháp định tính thơng phân tích các cam
kết của FTA như: Cam kết thuế quan, phi thuế quan, thương mại dịch vụ, đầu tư,
hàng rào kỹ thuật trong thương mại, lao động và môi trường, đối chiếu với thực trạng
kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia thành viên đối với nhóm các nước thuộc FTA
từ đó đưa ra các đánh giá định tính về cơ hội và thách thức mà FTA mang lại.
1.3. Khái quát về hiệp định EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất
khẩu, thủy sản của Việt Nam sang EU
1.3.1. Tiến trình đàm phán, ký kết của hiệp định
Hiệp định EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh
Châu Âu. Hiệp định đã được các bên ký tuyên bố kết thúc đàm phán vào ngày
02/12/2015 và đến ngày 01/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Bắt đầu đàm
phán từ năm 2012, sau 3 năm đàm phán và chỉ sau 4 tháng tuyên bố kết thúc cơ bản,
ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.



×