Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Nguyễn Tuyết Nhung
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS Phạm Duy Liên

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuyết Nhung




LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Ngoại Thương đã
giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường nghiên cứu và những điều kiện thuận lợi
nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới
PGS, TS Phạm Duy Liên – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo,
giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuyết Nhung


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 6
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ........................................ 6
1.1.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam.......................................... 6
1.1.1.1 Tiềm năng hải sản ................................................................................. 6

1.1.1.2 Tiềm năng thủy sản nội địa .................................................................. 8
1.1.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam .......... 9
1.1.2.1 Khai thác thủy sản ................................................................................ 9
1.1.2.2 Nuôi trồng thủy sản ............................................................................. 15
1.1.2.3 Chế biến thuỷ sản ................................................................................ 17
1.2 XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ............................................ 19
1.2.1 Giá trị kim nghạch xuất khẩu thủy sản ...................................................... 19
1.2.2 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu......................................................................... 21
1.2.3 Thị trường xuất khẩu ................................................................................. 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC ................................................................ 27


2.1 THỊ TRƢỜNG THỦY SẢN TRUNG QUỐC ............................................. 27
2.1.1 Thị trường Trung Quốc ............................................................................. 27
2.1.1.1 Đặc điểm về chính trị- xã hội .............................................................. 27
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế ............................................................................ 28
2.1.2 Thị trường thủy sản Trung Quốc ............................................................... 28
2.1.2.1 Quy mô và xu hướng tiêu dùng thủy sản của Trung Quốc ................. 28
2.1.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc .......................... 30
2.1.3 Một số quy định của Trung Quốc đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu . 33
2.1.3.1 Thuế quan và hạn ngạch ..................................................................... 33
2.1.3.2 Giấy phép nhập khẩu ......................................................................... 34
2.1.3.3 Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ...................................... 35
2.1.4 Vị trí của thị trường thủy sản Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu
thủy sản Việt Nam .............................................................................................. 37
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 – 2017 ..................................... 39
2.2.1 Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
giai đoạn 2005 - 2017 ......................................................................................... 39

2.2.2 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc .................... 44
2.2.2.1 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc44
2.2.2.2 Một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc ........ 48
2.2.3 Giá cả thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ..................... 53
2.2.3.1 Giá tôm ................................................................................................ 53
2.2.3.2 Giá cá tra, cá basa .............................................................................. 55
2.2.4 Chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc .............. 56
2.2.5 Các phương thức xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc.............57


2.2.5.1 Xuất khẩu tiểu ngạch thủy sản sang Trung Quốc ............................... 58
2.2.5.2 Xuất khẩu chính ngạch thủy sản sang Trung Quốc ........................... 61
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG TRUNG QUỐC ................................................................................. 62
2.3.1 Thành công ................................................................................................ 62
2.3.2 Hạn chế ...................................................................................................... 64
2.3.3 Nguyên nhân .............................................................................................. 66
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 66
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan........................................................................ 66
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC ........... 68
3.1 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC .................................................. 69
3.1.1 Cơ hội và thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc......................................................................................................... 69
3.1.1.1 Cơ hội .................................................................................................. 69
3.1.1.2 Thách thức........................................................................................... 72
3.1.2 Định hướng ................................................................................................ 75
3.1.3 Mục tiêu ..................................................................................................... 77
3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG

THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC ......................................................................... 77
3.2.1 Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước ............................................................ 77
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật............................................................ 77
3.2.1.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách ............................................................. 78
3.2.2 Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội ........................................................ 81


3.2.2.1 Làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý Nhà
nước................................................................................................................. 81
3.2.2.2 Xây dựng và phát triển sâu hơn mối quan hệ quốc tế Việt Nam –
Trung Quốc ..................................................................................................... 81
3.2.2.3 Tập trung đầu tư phát triển chế biến, xuất khẩu theo chiều sâu ........ 82
3.2.2.4 Tăng cường hợp tác nghiên cứu ......................................................... 82
3.2.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ...................................................... 82
3.2.3.1 Nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Trung Quốc 82
3.2.3.2 Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định ................................................. 84
3.2.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản .............................. 85
3.2.3.4 Hoàn thiện phương thức xuất khẩu thủy sản ...................................... 86
3.2.3.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc86
3.2.3.6 Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp Trung Quốc .... 87
3.2.3.7 Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong ngành thủy sản ......... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng


Tên bảng

Trang

Trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính ở biển
Bảng 1.1

Việt Nam theo dải độ sâu và vùng biển (tại

7

vùng nước có độ sâu dưới 200m)

Bảng 1.2

Sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2017

10

Tổng số tàu và công suất các tàu đánh bắt hải
Bảng 1.3

sản xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên phân

13

theo địa phương giai đoạn 2010 – 2016

Bảng 1.4


Bảng 2.1

Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam
phân theo địa phương giai đoạn 2005 – 2016

Tiêu dùng sản phẩm thủy sản bình quân đầu
người của Trung Quốc

16

29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Biểu đồ 1.1

Biểu đồ 1.2

Biểu đồ 1.3

Biểu đồ 1.4

Biểu đồ 1.5

Biểu đồ 1.6

Biểu đồ 1.7


Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.4

Tên biểu đồ
Tỷ trọng thủy sản khai thác biển và khai thác nội
địa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017

Trang
11

Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản
giai đoạn 2005-2017
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác năm 2005 và 2017
Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2017
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
năm 2005
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
năm 2017
Kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của Trung
Quốc 2012 – 2016
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

thị trường Trung Quốc 2005 – 2017
Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc 2005 – 2017
Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc 2017

12

14

19

22

23

24

31

40

45

47


Biểu đồ 2.5

Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch tôm Việt Nam

xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2005 – 2017

49

Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cá
Biểu đồ 2.6

tra, cá basa Việt Nam sang Trung Quốc 2005 –

52

2017
Biểu đồ 2.7

Biểu đồ 2.8

Biểu đồ 2.9

Giá tôm xuất khẩu và tốc độ tăng giá tôm xuất khẩu
Việt Nam sang Trung Quốc 2005 – 2017
Giá và tốc độ tăng giá cá tra cá basa trung bình Việt
Nam sang Trung Quốc 2005 – 2017
Tỷ trọng các phương thức xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc

53

55

58



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do

ACFTA

ASEAN – China Free
Trade Area

được ký kết giữa Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam
Á và Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa

General Administration of
Quality Supervision,
AQSIQ

Inspection and Quarantine
of the People's Republic of
China

ASEAN


CIQ

EMS

EU

Ủy ban Nhà nước về
Giám sát, kiểm tra chất
lượng và kiểm dịch Trung
Quốc

Association of Southeast

Hiệp hội các Quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á

China Inspection and

văn phòng chất lượng tại

Quarantine

cảng nhập cảnh

Early Mortality Syndrome


Hội chứng tôm chết sớm

European Union

Liên minh Châu Âu


FSIS

Food Safety and

Cục Kiểm định an toàn

Inspection Service

thực phẩm

Tiêu chuẩn Thực hành sản
xuất tốt áp dụng để quản
GMP

Good Manufacturing

lý sản xuất trong các

Pratice

ngành: dược phẩm, mỹ
phẩm, thiết bị y tế, thực
phẩm…

Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn.

HACCP

Hazard Analysis and

(Là những nguyên tắc

Critical Control Points

được sử dụng trong việc
thiết lập hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm)

H/C

Health Certificate

Chứng nhận kiểm dịch

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

Most favoured nation

Nguyên tắc tối huệ quốc


MFN


National Agro-forestryNAFIQAD

Fisheries Quality
Assurance Department

SFDA

State Food and Drug
Administration

Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm và Thủy sản
Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Trung
Quốc
Tiêu chuẩn vệ sinh an

SQF 1000

Safe Quality Food 1000

toàn thực phẩm (yêu cầu
cho các nhà sản xuất
nguyên liệu)
Tiêu chuẩn vệ sinh an


SQF 2000

Safe Quality Food 2000

toàn thực phẩm (yêu cầu
đối với nhà chế biến và
phân phối thực phẩm)

SSOP

VASEP

WTO

Sanitation Standard

Quy trình làm vệ sinh và

Operating Procedures

thủ tục kiểm soát vệ sinh

Vietnam Association of

Hiệp hội Chế biến và

Seafood Exporters and

Xuất khẩu Thủy sản Việt


Producers

Nam

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giớ


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao
cho đất nước, chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xác lập được vị
trí có ý nghĩa chiến lược, sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt tại 161 nước trên thế
giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt hơn 8,3 tỷ USD đây được coi là
con số kỷ lục từ trước đến nay.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang những
thị trường truyền thống như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa kỳ đang có dấu hiệu
chững lại do những thị trường khó tính này ngày càng đặt ra nhiều rào cản kỹ thuật
về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn môi trường, áp thuế chống bán phá giá và những
rào cản kỹ thuật thương mại khác. Thị trường nhập khẩu thủy sản trong tương lai
không xa sẽ dịch chuyển về châu Á, Nhật Bản vẫn duy trì nhu cầu về thủy sản, Hàn
Quốc là đất nước nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng, đặc biệt Trung Quốc nổi lên
là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản
của Việt Nam ít có sự tăng trưởng âm. Năm 2017, Trung Quốc đã gia nhập thị
trường nhập khẩu thủy sản tỷ đô của Việt Nam với kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD.
Luận văn đã khái quát tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam nói chung và
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng, sự cần thiết chuyển hướng thị

trường xuất khẩu, trong đó trọng tâm là thị trường Trung Quốc. Luận văn đánh giá
thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn
2005 – 2017, chỉ ra những thành công, hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề xuất các nhóm
giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đến
năm 2030.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước
mà đây còn được coi là một ngành kinh tế chiến lược, nằm trong tốp mười mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy sự phát triển
của các lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác của
ngành từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đồng thời, thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam đang dần có những bước phát triển đáng kể trong chất lượng,
giá cả, cơ cấu và thị trường xuất khẩu.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay, nhu cầu cấp thiết và quan trọng đó là phải thúc đẩy xuất khẩu của đất
nước nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Đặc biệt là xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam trong bối cảnh mới, những thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang
ngày càng đặt ra nhiều thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam phải đối mặt. Hoa Kỳ vẫn còn áp thuế chống bán phá giá cao điều này đã
khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị “đội” lên rất nhiều khi xuất vào thị
trường này, Cục Kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ tiến hành thanh tra các loài cá thuộc họ Siluriformes trước kế hoạch đề ra (bắt
đầu từ ngày 2-8-2017 thay vì 1-9-2017). Theo đó, các cơ sở xuất khẩu sản phẩm cá
tra sang thị trường Mỹ chịu ảnh hưởng về các yêu cầu thanh tra liên quan đến nhãn

mác, nội dung kiểm tra chi tiết, các thông số thử nghiệm đối với dư lượng hóa chất,
đặc điểm sinh học… Thêm vào đó, thị trường Mỹ cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro
khi Chính phủ nước này liên tục có những động thái ủng hộ sản xuất trong nước,
tăng rào cản kỹ thuật, thuế quan và bảo hộ. Trong thời gian tới, nếu thuế chống bán
phá giá tiếp tục kéo dài, tình trạng cạnh tranh về giá còn gay gắt.
Tại thị trường EU, thủy sản mà điển hình là cá tra từ Việt Nam đang phải cạnh
tranh gay gắt với các loài cá thịt trắng bản địa và các loại cá biển khác. Bên cạnh


2

đó, các doanh nghiệp còn đứng trước những thách thức về rào cản thương mại liên
quan đến quy định ghi nhãn mác trên sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU.
Do đó, có thể thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường
truyền thống trong vài năm trở lại đây đang có xu hướng chậm lại và thị trường
nhập khẩu thủy sản trong tương lai không xa sẽ dịch chuyển về châu Á (gồm Nhật
Bản, Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc). Nhật Bản vẫn duy trì nhu cầu về thủy sản,
Hàn Quốc là đất nước nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng nhưng Trung Quốc được
xem là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu thủy sản trong đó có Việt Nam.
Là một quốc gia đứng đầu về dân số và đứng thứ tư về diện tích trên thế giới, đất
nước láng giềng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới với
mức tiêu thụ bằng ¼ thế giới. Do vậy cần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc nhằm tạo ra những tiềm năng phát triển mới cho
ngành thủy sản của Việt Nam.
Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc: thực trạng và giải pháp”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay vấn đề xuất khẩu thủy sản đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ
các nhà nghiên cứu. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này từ
nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình liên quan đến đề tài luận án mà tác giả

được biết, gồm:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt
rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam”
của tác giả Phạm Minh Đạt thực hiện năm 2014. Ngoài việc hệ thống hóa và cập
nhật một số lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu thủy sản nói
chung và thủy sản Việt Nam nói riêng, xây dựng khung lý luận và mô hình nghiên
cứu chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất
khẩu hàng thủy sản Việt Nam. Đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng và vượt
qua các rào cản kỹ thuật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại
các thị trường xuất khẩu chủ lực, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng ban hành, tổ


3

chức thực hiện cả về triển khai của doanh nghiệp và về tổ chức quản lý của các cơ
quan nhà nước hữu quan; từ đó tác giả gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chính sách
quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên
minh Châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Minh Tâm
thực hiện năm 2012. Ngoài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, luận án đã tập trung
phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU,
xác định thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu; từ đó rút ra các tồn tại cơ
bản nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam từ nay đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Xuân Minh thực hiện năm
2007. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định sự cần thiết
phải xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích những kết quả đạt được và
các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở đánh giá tình hình
xuất khẩu thủy sản từ năm 1990 đến năm 2006; từ đó luận án đề xuất hệ thống giải
pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 2007 – 2020.
Nhìn chung, các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án mà tác giả
được biết đã nghiên cứu khá toàn diện về cơ chế, chính sách, thực trạng hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cũng như một số đặc điểm của các thị trường
nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam như các thị trường truyền thống: Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc…Tuy nhiên các công trình đó lại chưa
dành thời lượng đủ dài, để bao quát, phân tích và đánh giá một cách toàn diện, đầy
đủ, sâu sắc, có hệ thống và chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang các thị trường khác bên cạnh những thị trường truyền thống, mà điển hình là
thị trường Trung Quốc – đang nổi lên như một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy
tiềm năng của Việt Nam trong những năm gần đây. Thêm vào đó các công trình đã


4

công bố đều được thực hiện cách đây một số năm nên nhiều tư liệu nhận định và
cách lý giải đã không còn mang tính thời sự, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng hiện nay và cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của Thế giới
đang có xu hướng chuyển dịch. Do đó xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung
và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng cần được
cập nhật và nghiên cứu sâu thêm để phù hợp với tình hình mới.
Những đóng góp mới của đề tài:
- Cập nhật những số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc và quy định của Trung Quốc đối với mặt hàng
thủy sản nhập khẩu.
- Phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2017.

- Từ những thực trạng, thành công và hạn chế của xuất khẩu thủy sản thị
trường Trung Quốc trong giai đoạn 2005 – 2017, đưa ra định hướng và giải pháp
đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó tập
trung vào xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn
2005 – 2017 để từ đó có thể đề xuất ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đến năm 2030.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng xuất khẩu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2005 – 2017.
- Thứ ba, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến năm 2030.


5

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 và
đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2030.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài lấy phương pháp diễn giải – quy nạp; phân tích – tổng hợp làm phương
pháp nghiên cứu chung. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp kế thừa – thu
thập tài liệu, thống kê, đánh giá, so sánh, đối chiếu và bảng biểu, sơ đồ để minh họa.
7. Cách tiếp cận

Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn, chủ yếu dưới góc độ của các
doanh nghiệp. Tổng quan về ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc. Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển xuất
khẩu thủy sản từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2030


6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam
1.1.1.1 Tiềm năng hải sản
Biển Việt Nam với dải bờ chạy dài trên 3260 km, diện tích vùng biển đặc
quyền kinh tế trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, hàng năm đem lại
nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế giới, đồng thời
cũng là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là một trong 16 trung tâm đa dạng
sinh học cao của thế giới. Trong vùng biển có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có
nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc… vừa là
ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, lại có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển
và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Hiện nay, trong xu thế cả thế giới
đang vươn mạnh ra biển để khai thác tiềm năng sẵn có của đại dương, đây là một

điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, đặc biệt là
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ra thế giới.
Vùng biển Việt Nam thuộc ngư trường Trung Tây Thái Bình Dương, có nguồn
lợi hải sản phong phú, đa dạng và được đánh giá là một trong những ngư trường có
trữ lượng cao trong các vùng biển quốc tế. Theo các số liệu thống kê điều tra về
nguồn tài nguyên sinh vật biển của Tổng cục thủy sản, hiện có tới 11.000 loài sinh
vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến trong các vùng biển –
đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và hơn 2.000 loài cá với
4 nhóm sinh thái chủ yếu: cá nổi, cá gần tầng đáy, cá đáy và cá san hô, 225 loài
tôm, 663 loài tảo, rong biển và nhiều loài hải sản quý như bào ngư, trai ngọc, sò
huyết, san hô đỏ... Trong đó, có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt
Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, có 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài
ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Nghiên cứu, điều tra về nguồn lợi
cho biết, trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng trên 5 triệu tấn, khả năng khai
thác cho phép khoảng 2,2 – 2,4 triệu tấn/năm.


7

Về thành phần loài, nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam bằng lưới rê, câu vàng,
lưới kéo đáy và lưới kéo trung tầng trong giai đoạn 2011-2013 có khoảng 911 loài
hải sản, thuộc 462 giống nằm trong 191 họ. Ngoài ra, 63 loài/nhóm loài chưa xác
định được tên khoa học. Trong đó, nhóm cá đáy có số loài phong phú nhất (351
loài), sau đó đến cá rạn (244 loài) và cá nổi (168 loài). Mùa gió Đông Bắc có số
lượng họ/giống/loài nhiều hơn ở mùa gió Tây Nam.
Về nguồn lợi cá nổi lớn, khu vực có năng suất khai thác cao ở mùa gió Đông
Bắc nằm trong phạm vi 8º00 - 10º00N và 13º00 - 14º30N. Ở mùa gió Tây Nam, khu
vực có năng suất cao dịch lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam so với ở mùa gió
Đông Bắc, chủ yếu là các khu vực từ 7º00 - 8º30N và 13º00 - 15º00N.
Bảng 1.1: Trữ lƣợng nguồn lợi hải sản ƣớc tính ở biển Việt Nam theo dải độ

sâu và vùng biển (tại vùng nƣớc có độ sâu dƣới 200m)
( Đơn vị: tấn)
Dải độ sâu

Vịnh Bắc

Trung

Đông Nam

Tây Nam

Tổng

(m)

bộ

bộ

bộ

bộ

cộng

1

<20


43.655

10.903

16.640

16.148

87.346

2

20 - 30

28.825

164.916

26.255

30.858

250.855

3

30 - 50

33.253


3.695

49.838

40.254

127.040

4

50 - 100

79.351

143.372

60.230

-

282.953

5

100 - 200

-

85.828


50.476

-

136.304

Tổng cộng

185.084

408.715

203.439

87.261

884.498

TT

Nguồn: Kết quả điều tra về nguồn lợi nguồn lợi cá đáy ở biển Việt Nam bằng lưới
kéo đáy năm 2016 của Tổng cục thủy sản Việt Nam
Theo bảng 1.1, tổng sản lượng ước tính cho toàn bộ vùng biển khoảng 884.000
tấn. Như vậy, nguồn trữ lượng cá đáy và gần đáy của nước ta khá dồi dào, là một
tiềm năng lớn để phát triển xuất khẩu hải sản Việt Nam.


8

Qua đó, ta thấy được nguồn lợi to lớn của vùng biển Việt Nam, đặc biệt là ở

nhóm cá nổi nhỏ, với trữ lượng nhiều loại đạt trên 100.000 nghìn tấn. Ngoài ra, trữ
lượng này còn phụ thuộc vào khí hậu của từng mùa khác nhau mà có sự chênh lệch
đáng kể giữa hai mùa như ở nhóm cá hố, cá ngân, cá tráo. Nắm bắt được đặc điểm
đó để có thể khai thác tối đa nguồn lợi thủy hải sản mà vùng biển đã ban tặng cho
đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ lượng
đáng kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng cho chế phẩm
công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và
phân bón 8 loài). Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loại động vật quý như đồi
mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các
vùng biển của nước ta còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển,
hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo, hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát,
v.v...
Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn
hạn chế: chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho
nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt. Để khai thác được nguồn lợi hải sản
xa bờ có hiệu quả, từ năm 1997 Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp vốn ưu
đãi cho việc đóng tàu, mua sắm trang bị đánh bắt xa bờ, đồng thời cũng ban hành
một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở
các vùng biển xa bờ.
1.1.1.2 Tiềm năng thủy sản nội địa
Không chỉ phong phú và dồi dào về nguồn lợi hải sản, Việt Nam còn có tiềm
năng khai thác thủy sản nội địa to lớn, với khoảng 1,7 triệu ha thủy vực nội địa.
Trong đó có:
- Các hồ tự nhiên và đầm phá
- Các hồ chứa nhân tạo
- 2360 con sông trong đó có dến 100 con sông lớn


9


- 544 loài cá nước ngọt, trong đó có 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài
ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam.
- 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế như cá
song (cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá đối, cá dìa,…
- 700 loài động vật không xương sống trong đó có 55 loài giá xác, 125 loài hai
mảnh vỏ và chân bụng.
Với lợi thế đó, từ chỗ chỉ là nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, nay thủy
sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thủy sản Việt
Nam đã có vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, hàng thuỷ sản Việt Nam đã
xuất khẩu đến 167 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ 3
trong 10 nước hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu thủy sản (Oishimaya, 2017)
1.1.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam
1.1.2.1 Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản: là việc khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển và
vùng nước lợ
- Sản lượng thủy sản khai thác


10

Bảng 1.2: Sản lƣợng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm

Tổng số

Khai thác
biển


Tỷ lệ(%)

Khai thác
nội địa

Tỷ lệ(%)

2005

1987,9

1791,1

90,1

196,8

9,9

2006

2026,6

1823,7

90,0

202,9

10,0


2007

2074,5

1876,3

90,4

198,2

9,6

2008

2136,4

1946,7

91,1

189,7

8,9

2009

2280,5

2091,7


91,7

188,8

8,3

2010

2414,4

222,

91,9

194,4

8,1

2011

2514,3

2308,3

91,8

206,1

8,2


2012

2622,2

2418,7

92,2

203,5

7,8

2013

2854

2662

93,3

192

6,7

2014

2920

2712


92,9

206

7,1

2015

3049.9

2831

92,8

218.9

7,2

2016

3163.3

2928

92,6

235

7,4


2017

3421

3221,6

94,2

199,4

5,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo bảng 1.2, năm 2005, khai thác thủy sản cả nước đạt 1987,9 nghìn tấn
thủy sản các loại, đến năm 2017, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đã tăng
lên 3421 nghìn tấn. Đồng thời, sản lượng khai thác nội địa có xu hướng giảm xuống
trong khi sản lượng khai thác biển lại có xu hướng tăng lên đáng kể qua các năm.
Năm 2005, sản lượng thủy sản khai thác biển của Việt Nam chỉ đạt 1791,1 nghìn
tấn chiếm 90,1% thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên là 3221,6 nghìn tấn,
chiếm 94,2%; trong khi đó khai thác nội địa lại giảm từ 196,8 nghìn tấn năm 2005
xuống còn 199,4 nghìn tấn năm 2017. Điều này cho thấy ngành kinh tế biển, đặc


11

biệt là hoạt động khai thác thủy sản đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng đối
với ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Tuy nhiên,
cũng nhận thấy rằng khai thác biển ở nước ta, đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ
gặp không ít khó khăn khi mà Việt Nam mỗi năm phải đối mặt với hơn chục cơn

bão lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thủy sản đánh bắt của nước ta.
(Đơn vị: %)
Khai thác biển

Khai thác nội địa

100%
98%
96%
94%
92%
90%
88%
86%
84%
2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng thủy sản khai thác biển và khai thác nội địa của Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo biểu đồ 1.1 thủy sản khai thác của Việt Nam tuy có xu hướng tăng
nhưng tốc độ tăng chậm. Trong suốt giai đoạn 2005 – 2017, sản lượng thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam tăng 1433,1 nghìn tấn (từ 1987,9 nghìn tấn lên 3421 nghìn tấn),
tăng 72% so với năm 2005.


×