Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Thị Hương

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hà Nội – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Nguyễn Thị Hương

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng đối với
các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp trọng điểm” là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Văn
Bình, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Nội dung luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
tương tự nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm với cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên từ thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, các các bộ nhân viên tại các doanh nghiệp
tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, toàn thể các thầy cô giáo thuộc Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào
tạo sau Đại học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong thời gian học tập và hồn thiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn Bình đã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành luận
văn này.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ kỹ thuật tại các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm đã tham gia vào q trình khảo sát của tơi
và tạo điều kiện giúp tôi tiếp cận, thu thập thông tin, số liệu để hồn thành nghiên
cứu.

Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU .............................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...................................................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về năng lượng ...........................................................................3
1.1.2. Khái niệm quản lý năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ................................4
1.2. Các dạng sử dụng năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam ................7
1.3. Các công cụ đánh giá trong quản lý năng lượng .........................................9
1.3.1. Định mức tiêu hao năng lượng ...................................................................9
1.3.2. Kiểm toán năng lượng ................................................................................9
1.3.3. Ma trận quản lý năng lượng .....................................................................15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý năng lượng .......................21
1.4.1. Nhân tố bên trong .....................................................................................21
1.4.2. Nhân tố bên ngoài.....................................................................................22
1.5. Hệ thống khung pháp lý và chính sách của Việt Nam về quản lý và sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .......................................................................23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................29
CHƯƠNG 2..............................................................................................................30
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TẠI MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT

NAM .........................................................................................................................30
2.1. Tổng quan về các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp trọng điểm ................................................................................................30
2.1.1. Giới thiệu các ngành công nghiệp trọng điểm .........................................30
2.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm được khảo
sát ........................................................................................................................32
2.1.3. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp được khảo sát .......................35
2.2. Các chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia ......................................39
2.3. Thực trạng công tác quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp trọng điểm .......................................................................................41
2.3.1. Hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng ......................................................41
i


2.3.2. Tình hình sử dụng các dạng năng lượng trong sản xuất ..........................42
2.3.3. Mơ hình tổ chức quản lý sử dụng năng lượng..........................................46
2.3.4. Nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng .............................................53
2.4. Các vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý sử dụng năng lượng tại các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm của Việt Nam .......................75
2.4.1. Những mặt tích cực ..................................................................................75
2.4.2. Những mặt hạn chế...................................................................................77
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................87
CHƯƠNG 3..............................................................................................................88
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM VIỆT NAM.........................................88
3.1. Chiến lược quốc gia thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả của Việt Nam.................................................................................................88
3.1.1. Quan điểm chiến lược ..............................................................................88
3.1.2. Mục tiêu chiến lược ..................................................................................88

3.1.3. Các nhiệm vụ chiến lược ..........................................................................91
3.1.4. Tổ chức thực hiện .....................................................................................92
3.2. Các hỗ trợ quốc tế thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại
Việt Nam ...............................................................................................................93
3.3. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác quản lý năng
lượng tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm Việt Nam .......94
3.3.1. Nghiêm túc chấp hành quy định về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả ..............................................................................................................94
3.3.2. Hoàn thiện áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
50001:2012 .........................................................................................................96
3.3.3. Đẩy mạnh hợp tác với các ESCO ...........................................................106
3.3.4. Đầu tư đúng kết hợp với liên tục giám sát đánh giá hiệu quả triển khai giải
pháp cho hệ thống phụ trợ ................................................................................111
3.3.5. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................112
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................116
KẾT LUẬN ............................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CBCNV
CQQL
BCT
EMM
EnB
EnPI
ESCO

FDI
HTQLNL
KH&CN
KTNL
O&M
QLNL
SCT
SDNLTK&HQ
SEC
SEU
TCVN
TKNL
TOE
UBND
VNEEP

Giải thích
Cán bộ cơng nhân viên
Cơ quan quản lý
Bộ Công Thương
Energy Management Matrix – Ma trận quản lý năng lượng
Energy Baseline - Đường cơ sở năng lượng
Energy Performance Indicator - Chỉ số hiệu quả năng lượng
Energy Service Company
Foreign Direct Investment - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài
Hệ thống quản lý năng lượng
Khoa học và Cơng nghệ
Kiểm tốn năng lượng
Operation and Maintenance - Vận hành và Bảo dưỡng

Quản lý năng lượng
Sở Công Thương
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Specific Energy Consumption - Định mức tiêu hao năng
lượng
Sustainable Energy Unit - Trung tâm tiêu thụ năng lượng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiết kiệm năng lượng
Tone of Oil Equivalent - Tấn dầu tương đương
Ủy ban nhân dân
Vietnam – National Energy Efficiency Program - Chương
trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vai trị của quản lý năng lượng bền vững ...................................................5
Hình 1.2: Dự báo tình hình tiêu thụ năng lượng năm 2020 ........................................7
Hình 1.3: Dự báo tình hình tiêu thụ năng lượng năm 2025 ........................................7
Hình 1.4: Quy trình Kiểm tốn năng lượng ..............................................................12
Hình 1.5: Khung pháp lý về Quản lý năng lượng trong cơng nghiệp .......................24
Hình 2.1: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất thép lị hồ điện quang ......................................36
Hình 2.2: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bia ....................................................................37
Hình 2.3: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất giấy..................................................................38
Hình 2.4: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất xi măng ...........................................................39
Hình 2.5: Tiêu thụ năng lượng của các doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 .........43
Hình 2.6: Tỉ trọng tiêu thụ các dạng năng lượng ......................................................44

Hình 2.7: Chi phí năng lượng của các dạng năng lượng giai đoạn 2013 – 2015 ......44
Hình 2.8: Chi phí một đơn vị năng lượng theo dạng (chỉ xét 4 dạng năng lượng chính)
...................................................................................................................................45
Hình 2.9: Ma trận quản lý năng lượng điển hình ......................................................46
Hình 2.10: Điểm đánh giá về chính sách năng lượng ...............................................47
Hình 2.11: Mẫu chính sách năng lượng Cơng ty CP Cơng nghiệp chính xác Việt Nam
...................................................................................................................................48
Hình 2.12: Điểm đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý ...............................................49
Hình 2.13: Điểm đánh giá về cơ chế thúc đẩy ..........................................................50
Hình 2.14: Điểm đánh giá về hệ thống thơng tin ......................................................51
Hình 2.15: Điểm đánh giá về marketing kết quả ......................................................51
Hình 2.16: Điểm đánh giá về tiêu chuẩn đầu tư........................................................52
Hình 2.17: Phân chia tiềm năng tiết kiệm năng lượng theo biện pháp áp dụng .......63
Hình 2.18: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng các hệ thống ........................................66
Hình 2.19: Tiềm năng tiết kiệm của các dạng năng lượng .......................................66
Hình 2.20: Tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt tại Công ty Dây và Cáp điện Thượng Đình
(Hải Dương) ..............................................................................................................67
Hình 2.21: Tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt tại Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội
(Hà Nội).....................................................................................................................67
Hình 2.22: Lắp q nhiều tấm lợp sáng gây nóng tại Công ty CP Style Stone ........68

iv


Hình 2.23: Tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt tại khu vực văn phong Công ty TNHH
Nissei Electric Hà Nội (Hà Nội) ...............................................................................68
Hình 2.24: Dùng đèn tube T8 chiếu sáng cục bộ cho khu vực sản xuất tại Công ty
TNHH KYB Việt Nam (Hà Nội) ..............................................................................69
Hình 2.25: Rị rỉ khí nén tại Cơng ty TNHH May Phoenix (Ninh Bình) ..................69
Hình 2.26: Rị rỉ khí nén ............................................................................................69

Hình 2.27: Thơng gió hiệu quả phịng máy nén khí Cơng ty TNHH OGINO Việt Nam
(Hà Nội).....................................................................................................................70
Hình 2.28: Đường ống dẫn khí nóng Cơng ty Canon Việt Nam – Nhà máy Tiên Sơn
(Bắc Ninh) .................................................................................................................70
Hình 2.29: Một số hình ảnh quạt hút khí thải của nhà máy cơng nghiệp .................72
Hình 2.30: Hệ thống bơm cấp nước điển hình của các nhà máy cơng nghiệp..........72
Hình 2.31: Nhiệt độ cao của vỏ đường ống dẫn khí nóng của lị sấy Cơng ty CP Gốm
sứ CTH ......................................................................................................................73
Hình 2.32: Cửa bng đốt và đường dẫn khói sang thân lị chưa được bảo ôn tại Tổng
Công ty CP Dệt may Nam Định ................................................................................73
Hình 2.33: Hệ thống đường dẫn nước lạnh và dịch bia chưa được bọc bảo ôn tại Công
ty CP Bia Sài Gịn – Phủ Lý.....................................................................................74
Hình 2.34: Mối quan hệ giữa các ràng buộc trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả ................................................................................................................81
Hình 2.35: Khung hoạt động của chương trình cấp chứng nhận cho người quản lý
năng lượng .................................................................................................................83
Hình 3.1: Chiến lược cơ bản thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ...89
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình hoạch định năng lượng ....................................................97
Hình 3.3: Mơ hình hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2012 ..........................98
Hình 3.4: Sơ đồ thực hiện hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2012 ...............99
Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng ..........................................99
Hình 3.6: Ví dụ về chính sách năng lượng ..............................................................101
Hình 3.7: Lưu đồ xây dựng đường cơ sở năng lượng .............................................102
Hình 3.8: Ví dụ về đường cơ sở năng lượng ...........................................................103
Hình 3.9: Dịng tiền của doanh nghiệp ...................................................................111

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng ........................6
Bảng 1.2: Dự báo tình hình tiêu thụ năng lượng 2020 – 2025....................................7
Bảng 1.3: Các thiết bị đo thơng dụng trong kiểm tốn năng lượng ..........................14
Bảng 1.4: Các hình dạng ma trận quản lý năng lượng điển hình ..............................19
Bảng 1.5: Danh mục văn bản pháp lý về quản lý năng lượng trong công nghiệp ....25
Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm được khảo
sát ..............................................................................................................................33
Bảng 2.2: Tiêu thụ năng lượng của các doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 .........42
Bảng 2.3: Thống kê kết quả đánh giá ma trận quản lý năng lượng ..........................46
Bảng 2.4: Kết quả kiểm toán năng lượng Công ty CP Style Stone (thực hiện năm
2016)..........................................................................................................................54
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tốn năng lượng Cơng ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam – Nhà
máy Hải Dương (thực hiện năm 2015) .....................................................................55
Bảng 2.6: Kết quả kiểm toán năng lượng Cơng ty CP Bia Sài Gịn – Hà Nội (thực
hiện 2016) ..................................................................................................................55
Bảng 2.7: Kết quả kiểm toán năng lượng Công ty CP Ngân Sơn (thực hiện năm 2016)
...................................................................................................................................56
Bảng 2.8: Kết quả kiểm tốn năng lượng Tổng Cơng ty CP Dệt may Nam Định (thực
hiện năm 2014) ..........................................................................................................57
Bảng 2.9: Kết quả kiểm tốn năng lượng Cơng ty CP Diana Bắc Ninh (thực hiện năm
2014)..........................................................................................................................58
Bảng 2.10: Kết quả kiểm toán năng lượng Công ty TNHH PIC Việt Nam (thực hiện
năm 2014) ..................................................................................................................58
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tốn năng lượng Cơng ty TNHH KYB Việt Nam (thực hiện
năm 2016) ..................................................................................................................59
Bảng 2.12: Kết quả kiểm tốn năng lượng Cơng ty Canon Việt Nam – Nhà máy Tiên
Sơn (thực hiện năm 2015) .........................................................................................60
Bảng 2.13: Kết quả kiểm tốn năng lượng Cơng ty CP Dây và Cáp điện Thượng Đình
– Nhà máy Hải Dương (thực hiện năm 2015) ...........................................................61
Bảng 2.14: Hiệu quả tiết kiệm/đầu tư của một số giải pháp điển hình .....................63

Bảng 2.15: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp ........................................................................................................................64
Bảng 3.1: Đánh giá khu vực tiêu thụ năng lượng ...................................................102
Bảng 3.2: Ví dụ chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) ...............................................104
Bảng 3.3: Ví dụ mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý năng lượng ................104
Bảng 3.4: Ví dụ các tiêu chí đánh giá dự án năng lượng ........................................104
vi


Bảng 3.5: Ví dụ kế hoạch kiểm sốt .......................................................................105
Bảng 3.6: Dự án hợp tác ESCO ..............................................................................110

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một
trong những mối quan tâm hàng đầu. Các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Ấn
Độ, Nhật Bản … đã và đang thực hiện rất tốt công tác quản lý năng lượng trong các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Việt Nam những năm gần đây đã tập trung nhiều
hơn vào vấn đề này thông qua việc ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả năm 2010 và chính thức đi vào áp dụng từ năm 2011 – 2012.
Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả có tầm quan trọng ngày càng lớn trong
bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam,
năng lượng sử dụng kém hiệu quả hơn ở các nước có nền kinh tế đã phát triển. Điều
đó có nghĩa là cơ hội tiết kiệm năng lượng ở các nước đang phát triển có khả năng
lớn hơn vì hầu hết các hệ thống thiết bị đã q cũ và cơng nghệ cịn lạc hậu.
Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả và lãng phí đồng nghĩa với tăng chi
phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh mà một trong những nguyên nhân chính là nhận

thức chưa sâu sắc của lãnh đạo doanh nghiệp, ý thức “lối mịn” của cơng nhân vận
hành hoặc là do sự đầu tư trang thiết bị chắp vá, không đồng bộ … Ngồi ra, điều này
cịn gây nên lãng phí năng lượng, tăng sự phát sinh chất thải, ơ nhiễm mơi trường.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc sử dụng năng lượng
cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả là mang lại lợi ích thiết thực cho chính doanh nghiệp. Sau nhiều năm thi
hành Luật, việc sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp công nghiệp đã mang lại
hiệu kết quả tốt đẹp nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những điểm bất cập cần khắc phục.
Xuất pháp từ lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý
năng lượng đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm” là cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Tìm hiểu và hệ thống hóa kiến thức về quản lý năng lượng trong doanh nghiệp
- Chỉ ra được thực trạng của việc quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp
sản xuất cơng nghiệp hiện nay. Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, các tồn tại và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng cho các
doanh nghiệp công nghiệp.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý năng lượng của các doanh
nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trong một số ngành công nghiệp mũi nhọn
của Việt Nam.
1


c. Phạm vi nghiên cứu:
 Nội dung: nghiên cứu hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng của
các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.
 Không gian: lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm của

Việt Nam để nghiên cứu.
 Thời gian: 3 năm 2013 – 2015
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin Báo cáo Kiểm toán năng lượng của các cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; các số liệu, thông tin từ nguồn
sách, báo, internet …
b. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên kết quả tiến hành khảo sát, phỏng
vấn trực tiếp cán bộ kỹ thuật phụ trách về năng lượng tại các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp trọng điểm; các chuyên gia tư vấn tiết kiệm năng lượng.
Hình thức khảo sát được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp.
c. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê, mô tả: sử dụng các số liệu tuyệt đối, tương đối để phân
tích và kết hợp với so sánh. Đa số các nội dung được xác định thông qua việc tập hợp,
phân loại từ các tài liệu, báo cáo.
- Phương pháp so sánh: chủ yếu để so sánh số liệu giữa các năm, các dạng năng
lượng, các giải pháp tiết kiệm năng lượng … Kết quả so sánh được thể hiện qua các
bảng biểu cụ thể.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng dựa trên số liệu các báo cáo.
Các phương pháp trên giúp luận văn tiếp cận được từ nhiều góc độ, từ lý thuyết
đến thực tiễn, qua đó giúp luận văn đánh giá khách quan hơn, đề xuất các giải pháp
mang tính khả thi hơn.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong ba
chương như sau:
- Chương 1:
- Chương 2:
- Chương 3:


Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả
Thực trạng công tác quản lý sử dụng năng lượng tại một số doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm của Việt Nam
Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trọng điểm của Việt Nam
2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về năng lượng
 Khái niệm
Dựa trên nhiều góc độ quan sát khác nhau sẽ hình thành các khái niệm năng
lượng khác nhau. Dưới góc độ khoa học, trong định nghĩa về năng lượng cần nhấn
mạnh khơng chỉ bản chất vật chất của nó mà cịn cần thể hiện rõ về tính hệ thống q
trình biến đổi và sử dụng năng lượng. Một số khái niệm về năng lượng phổ biến như
sau:
-

Năng lượng biểu thị khả năng sinh cơng.
Năng lượng là một đại lượng có khả năng cung cấp công trực tiếp.
Năng lượng là năng lực để sinh cơng hoặc sinh nhiệt. Năng lượng có thể được
xem như là “cơng tích trữ”.
Năng lượng là một phạm trù vật chất mà ứng với một quá trình nào đó có thể
sinh cơng. Q trình ở đây là một quá trình biến đổi năng lượng một cách tự
nhiên hay nhân tạo.


Dưới góc độ kinh tế - xã hội, dưới góc nhìn của một doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp nói riêng, năng lượng là hàng hóa có vị trí quan
trọng đặc biệt trong xã hội, là nguồn động lực cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu
thiết yếu trong sinh hoạt đời sống, là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế.
 Phân loại
Người ta căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại năng lượng. Các loại
năng lượng khác nhau có những đặc điểm khác nhau và do đó đặt ra những u cầu
khác nhau trong q trình sử dụng và quản lý nó. Dưới đây là một số phân loại năng
lượng phổ biến:
-

-

Phân loại theo dạng vật chất
 Rắn: các loại than, củi, gỗ …
 Lỏng: dầu và các sản phẩm dầu …
 Khí: khí và các sản phẩm khí …
Phân loại theo dịng biến đổi năng lượng
 Năng lượng sơ cấp: năng lượng khai thác trực tiếp từ nguồn, chưa qua công
đoạn xử lý nào như dầu thơ, khí thiên nhiên, than đá, thủy năng, năng lượng
mặt trời, địa nhiệt, sinh hóa …
 Năng lượng thứ cấp: năng lượng đã qua một hoặc một vài quá trình biến
đổi như điện năng, khí, than …
 Năng lượng cuối cùng: năng lượng mà hộ tiêu thụ cuối cùng sử dụng.
3


-


 Năng lượng hữu ích: năng lượng thỏa mãn nhu cầu của hộ tiêu thụ cuối
cùng.
Phân loại theo khả năng tái sinh
 Năng lượng tái tạo: năng lượng có khả năng tái tạo như năng lượng mặt
trời, sinh khối, thủy năng, gió …
 Năng lượng khơng tái tạo: năng lượng khơng có khả năng tái tạo hoặc thời
gian tái tạo rất dài như than, dầu mỏ, khí …
1.1.2. Khái niệm quản lý năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1.1.2.1. Khái niệm

Khái niệm quản lý năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khơng cịn là khái niệm
mới. Tuy nhiên để hiểu đúng bản chất khái niệm thì trước tiên phải nhận thức rõ sự
thiếu hụt năng lượng là hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Trong
quá trình đi tìm giải pháp để có thể cung ứng năng lượng một cách tốt nhất và đầy đủ
cho nhu cầu phát triển của xã hội đã có những cách tiếp cận khác nhau, theo bước
phát triển tư duy của cả các nhà cung cấp năng lượng và những người sử dụng năng
lượng, được kết nối thông qua các nhà hoạch định chính sách năng lượng. Chính từ
đó cho ra đời khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp
lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của
các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá
trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. Việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và
hiệu quả cần phải có phương pháp quản lý năng lượng phù hợp.
Quản lý năng lượng thường bị đánh đồng với những nỗ lực tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên quản lý năng lượng là một khái niệm rộng hơn thế. Quản lý năng lượng là
việc tổ chức thực hiện sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt
được lợi nhuận cao nhất (chi phí nhỏ nhất) và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Hay nói cách khác quản lý năng lượng là quản lý việc sử dụng các dạng năng
lượng trong doanh nghiệp bằng cách xác lập một chương trình mua/ tạo ra và tiêu thụ

các dạng năng lượng khác nhau dựa trên chương trình quản lý năng lượng ngắn hạn
và dài hạn của doanh nghiệp, có tính đến các yếu tố về chi phí, sự sẵn sàng, yếu tố
mơi trường, an tồn lao động và các yếu tố kinh tế khác.
Nguyên tắc mấu chốt của quản lý năng lượng là hiệu quả kinh tế: sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ có thể được thực hiện trong giới hạn khi các hoạt
động này được đánh giá theo góc độ thương phẩm và tài chính thông thường, giống
như bất kỳ một hoạt động đầu tư nào. Quản lý năng lượng do đó địi hỏi phải được
đánh giá khả thi cả về kỹ thuật và kinh tế. Như vậy, có thể tóm gọn ba nguyên tắc
trong quản lý năng lượng đó là:
- Mua năng lượng ở mức giá thấp nhất, ưu tiên cho các dạng năng lượng sạch.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả nhất.
- Sử dụng cơng nghệ phù hợp nhất với trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính
của doanh nghiệp.
4


1.1.2.2. Vai trò của quản lý năng lượng
a) Đối với doanh nghiệp

Hình 1.1: Vai trị của quản lý năng lượng bền vững

- Quản lý hệ thống tiêu thụ năng lượng giúp tiết kiệm chi phí năng lượng. Qua
các tiếp cận có hệ thống, mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động sử dụng và tiêu thụ
năng lượng đều được kiểm soát, theo dõi nhằm phát hiện những cơ hội tiết kiệm năng
lượng.
- Quản lý năng lượng giúp giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M). Nhờ
có hệ thống đo lường, giám sát quy trình vận hành và tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng
giúp cho hoạt động tại doanh nghiệp được đảm bảo tránh rủi ro, thất thoát hoặc sự cố,
từ đó tăng tính cạnh tranh về sản phẩm.
- Quản lý năng lượng giúp nâng cao nhận thức của nhân viên về tiết kiệm

năng lượng và kiến thức về quản lý năng lượng. Điều này vô cùng quan trọng bởi mỗi
đối tượng lao động trong tổ chức đều có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng và
tiêu thụ năng lượng.
- Quản lý năng lượng giúp xây dựng kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng
lượng. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều mong muốn cải thiện hiệu quả năng lượng, tuy
nhiên nếu khơng cụ thể hóa mục tiêu và kế hoạch hành động thì rất dễ thất bại trong
quá trình thực hiện.
- Quản lý năng lượng giúp cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng. Hoạt động
của quản lý năng lượng luôn diễn ra liên tục từ hoạch định – thực hiện – kiểm tra –
cải tiến. Điều này đảm bảo bền vững trong việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại
doanh nghiệp.
- Quản lý năng lượng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải.

5


b) Đối với Nhà nước
Quản lý năng lượng không phải chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp trực tiếp
sử dụng năng lượng mà còn là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, Nhà nước. Bên cạnh
việc hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý năng lượng tốt tại chính doanh
nghiệp thì các cơ quan Nhà nước cũng cần có phương pháp quản lý năng lượng tổng
thể, từ trên xuống.
Quản lý năng lượng tốt mang lại những lợi ích cho Nhà nước như sau:
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh năng lượng trong thời kỳ
nguồn năng lượng hóa thạch có hạn. Việc quản lý năng lượng tốt từ các thành phần
nhỏ lẻ là mỗi doanh nghiệp cho đến Nhà nước sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất
năng lượng (khai thác/ sản xuất hiệu quả, tối ưu năng lượng), giảm áp lực từ phía
nguồn cung năng lượng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Về kinh tế, quản lý năng lượng tốt góp phần giảm nhập khẩu năng lượng. Tiền
tiết kiệm có thể sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội khác.

- Bên cạnh đó cũng góp phần làm giảm các tác động xấu của việc tiêu thụ năng
lượng trong đó có ơ nhiễm mơi trường.
1.1.2.3. Mơ hình quản lý năng lượng
Mơ hình quản lý năng lượng là một hình mẫu được định hình theo một tiêu
chuẩn cụ thể được lựa chọn về quản lý năng lượng với mục tiêu nâng cao hiệu quả
quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố liên quan hoặc tương tác
lẫn nhau để thiết lập chính sách năng lượng và các mục tiêu năng lượng, các quy
trình, thủ tục để đạt được mục tiêu đó.
Mơ hình quản lý năng lượng bao gồm hầu như toàn bộ các hoạt động quản lý
trong doanh nghiệp như: lập kế hoạch, đảm bảo tài chính, nguồn nhân lực, quan hệ
cộng đồng cho đến mua sắm thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa, mua năng lượng.
Có rất nhiều tiêu chuẩn tốt về mơ hình quản lý năng lượng hiện nay như:
Bảng 1.1: Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng

Số hiệu tiêu chuẩn hệ thống quản lý
năng lượng
ANSI/MSE 2000:2005
DS 2403:2001
SS 627750:2003
IS 393:2005
UNE 216301:2007
KSA400:2007
GB/T 23331:2009
EN 16001:2009
ISO 50001:2001

Quốc gia/Khu vực

Năm ban hành


Mỹ
Đan Mạch
Thụy Điển
Ailen
Tây Ban Nha
Hàn Quốc
Trung Quốc
Liên minh Châu Âu
Quốc tế

2000
2001
2003
2005
2007
2007
2009
2009
2011

Nguồn: Unido-Unitednations Industrial Development Organization

6


Các mơ hình trên về cơ bản có nhiều điểm tương đồng như:
- Yêu cầu xây dựng một cơ cấu thống nhất về quản lý năng lượng tại cơ sở:






Có cam kết của lãnh đạo về chính sách năng lượng
Có người quản lý năng lượng
Có nhóm/ban quản lý năng lượng
Xây dựng hệ thống thủ tục chuẩn hóa về quản lý năng lượng
- Yêu cầu cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng

Tùy thuộc vào đặc điểm, văn hóa của mỗi loại hình doanh nghiệp để lựa chọn
tiêu chuẩn phù hợp khi áp dụng mơ hình quản lý năng lượng. Hiện này tiêu chuẩn
ISO 50001:2012 là phổ biến nhất và được khuyến khích áp dụng tại Việt Nam.
1.2. Các dạng sử dụng năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong tất cả
các ngành và không ngừng tăng trong những năm qua. Theo dự báo, tỷ trọng tiêu thụ
năng lượng của các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam như sau:
Bảng 1.2: Dự báo tình hình tiêu thụ năng lượng 2020 – 2025
Đơn vị: Triệu TOE

Năm
Công nghiệp
Nông nghiệp
GTVT
Dịch vụ
Gia dụng
Tổng

2020

2025


33,12
0,99
26,44
7,64
33,11
101,31

43,31
0,97
33,99
9,66
36,87
123,80

Nguồn: Viện Năng lượng
2020

33%

2025

29%

33%

1%

7%

8%


26%
Cơng nghiệp

Nơng nghiệp

Dịch vụ

Gia dụng

35%

1%
27%

GTVT

Hình 1.2: Dự báo tình hình tiêu thụ
năng lượng năm 2020

Cơng nghiệp

Nơng nghiệp

Dịch vụ

Gia dụng

GTVT


Hình 1.3: Dự báo tình hình tiêu thụ
năng lượng năm 2025

7


Năng lượng sử dụng cho ngành công nghiệp theo dự báo vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong giai đoạn 2020 – 2025 và liên tục tăng lên. Các dạng năng lượng chủ yếu
được dùng trong lĩnh vực cơng nghiệp đó là: điện, than, dầu, khí, một số ít sử dụng
năng lượng sinh khối. Mục đích sử dụng chính của các dạng năng lượng như sau:
-

Điện:

Điện được sử dụng cho chiếu sáng; cho các thiết bị đốt nóng, gia nhiệt; cho các
lò điện; cho hệ thống các động cơ điện trong toàn doanh nghiệp. Điện chiếm tỉ trọng
tiêu thụ lớn đặc biệt trong các ngành công nghiệp như thép, công nghiệp lắp ráp, chế
tạo cơ khí …
-

Than:

Than chủ yếu dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất điện (các nhà máy
nhiệt điện than); ngoài ra than được dùng nhiều cho các lị đốt trong ngành cơng
nghiệp xi măng, ngành hóa chất phân đạm; dùng cho các lị nung trong ngành cơng
nghiệp thép. Một số ít được dùng cho các lị hơi đốt than trong các ngành công nghiệp
nhẹ.
-

Dầu:


Dầu DO và FO là hai loại dầu phổ biến được sử dụng. Phần lớn dầu được dùng
cho quá trình cháy thử nghiệm và khởi động trong các nhà máy sản xuất điện. Trong
các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ và trung khác, dầu dùng chủ yếu cho các lò nung,
lò hơi. Đa số các doanh nghiệp đều sử dụng dầu DO cho mục đích phát điện dự phịng,
tuy nhiên con số này khơng lớn. Ngoài ra dầu cũng được sử dụng với một tỷ trọng
nhỏ cho các xe tải, xe nâng … của doanh nghiệp.
-

Khí:

Khí LPG được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ, sử
dụng thay thế cho than trong các lò hơi, lò nung, lò đốt … nhưng hầu hết là các lị
cơng suất nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp ở miền Bắc chủ yếu dụng khí
LPG dưới dạng khí hóa lỏng.
Khu vực miền Trung và Nam do gần các mỏ dầu nên sử dụng khí thiên nhiên
CNG. Khí CNG rẻ và an tồn hơn, có nhiệt năng cao hơn, thường được dẫn trực tiếp
vào các nhà máy điện đốt khí khu vực miền Trung và Nam. Thời gian gần đây, một
số ít doanh nghiệp thương mại đã kinh doanh nguồn khí CNG ra khu vựa phía Bắc
phục vụ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhưng số lượng không nhiều.
-

Sinh khối:

Các dạng năng lượng sinh khối được sử dụng phổ biến đó là củi, mùn cưa, gỗ
vụn, trấu, bã mía … Trong đó, bã mía được sử dụng nhiều nhất và dùng chủ yếu trong
các nhà máy mía đường. Trấu được sử dụng nhiều trong khu vực đồng bằng Sông
Cửu Long. Nhiều năm gần đây trấu được thương mại hóa và vận chuyển ra Bắc để sử
dụng rộng rãi cho các lò hơi, lò sấy … tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Củi, mùn cưa, gỗ vụn là nguồn năng lượng tận thu ít được sử dụng. Số lượng doanh

nghiệp sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng sinh khối hiện nay không nhiều.
8


Nếu có sử dụng thì tỷ trọng năng lượng sinh khối trong tổng tiêu thụ năng lượng của
doanh nghiệp cũng không đáng kể.
1.3. Các công cụ đánh giá trong quản lý năng lượng
1.3.1. Định mức tiêu hao năng lượng
Để nắm được khái niệm định mức tiêu hao năng lượng trước tiên phải hiểu rõ
khái niệm “suất tiêu hao năng lượng”. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) là tổng mức
năng lượng tiêu hao để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
SEC cơng đoạn =
Trong đó:

𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 đượ𝑐 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 đượ𝑐

- Năng lượng được sử dụng: là tổng năng lượng thực tế được cung
cấp cho quá trình hoạt động, sản xuất ra sản phẩm của đối tượng khảo
sát (xưởng, phân xưởng …)
- Sản lượng sản xuất: là sản phẩm đầu ra của đối tượng khảo sát

Định mức tiêu hao năng lượng là chỉ số suất tiêu hao năng lượng tiên tiến đối
với một lĩnh vực sản xuất, một dạng sản phẩm … Hiện nay đã có thơng tư quy định
định mức tiêu hao của một số ngành như sản xuất bia, nhựa, thép.
Định mức tiêu hao năng lượng là một cơng cụ hữu ích để đánh giá cơng tác quản
lý năng lượng trong sản xuất. Thông qua việc so sánh suất tiêu hao năng lượng với
định mức tiêu hao năng lượng tiêu chuẩn đã được quy định bởi các cơ quan/tổ chức
quản lý nhà nước hoặc được chính doanh nghiệp quy định; hoặc so sánh suất tiêu hao
năng lượng giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành/lĩnh vực với nhau, doanh

nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng năng lượng của mình.
Ví dụ, xem xét một doanh nghiệp sản xuất xi măng A có suất tiêu hao điện là
95 kWh/tấn sản phẩm. Trong khi đó, định mức tiêu hao năng lượng của một doanh
nghiệp sản xuất xi măng B với dây chuyền công nghệ tương tự là 90 kWh/tấn sản
phẩm. Như vậy, doanh nghiệp A có thể nhận thấy ngay rằng họ cần phải giảm tiêu
thụ 5 kWh/tấn sản phẩm. Tuy nhiên giá trị này thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu của khu vực, quy mơ doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác.
1.3.2. Kiểm tốn năng lượng
1.3.2.1. Khái niệm
Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hồn thành
chương trình kiểm sốt năng lượng một cách hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về kiểm toán năng lượng. Theo Luật số 50/2010/QH12 về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau: “Kiểm tốn
năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức
tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu
đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”.
Đối với các doanh nghiệp cơng nghiệp nói chung, kiểm toán năng lượng là một
hoạt động hướng tới thiết lập chương trình năng lượng hiệu quả. Kiểm tốn năng

9


lượng bao gồm các hoạt động để tìm kiếm, xác định cơ hội bảo tồn năng lượng để từ
đó triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp.
Để có thể thiết lập các chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả, đầu tiên phải
xác định được các khu vực sử dụng năng lượng lãng phí, có nghĩa là sẽ thực hiện các
giải pháp tiết kiệm năng lượng cho những khu vực mang lại lợi ích lớn nhất. Kiểm
toán năng lượng xác định khu vực nào tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và đánh giá cơ
hội tiết kiệm năng lượng. Trong các đơn vị công nghiêp, thực hiện kiểm toán năng
lượng giúp tăng nhận thức của nhân viên về các vấn đề năng lượng, có thêm kiến thức

vận hành, giúp cho các nhân viên làm việc năng suất hơn và mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn.
1.3.2.2. Mục đích của kiểm tốn năng lượng
Thơng qua kiểm tốn năng lượng có thể:
- Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị hiện tại. Nhận biết
những vị trí sử dụng năng lượng đang lãng phí. Từ đó phân tích các cơ hội tiết kiệm
năng lượng và tiết kiệm chi phí dựa trên thực trạng tại đơn vị.
- Đưa ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng với mức độ ưu tiên với
từng giải pháp, đánh giá những tác động của các giải pháp đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh và những tác động tới mơi trường.
- Giảm chi phí năng lượng, tăng cường nhận thức về tiết kiệm năng lượng và sử
dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.
- Xác định những khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và các nguy cơ hiện tại
cũng như nguy cơ tiềm ẩn thông qua đánh giá chi tiết các hệ thống, thiết bị khác nhau.
1.3.2.3. Phương pháp kiểm toán năng lượng
a) Kiểm toán năng lượng sơ bộ:
Là hoạt động khảo sát qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Bao gồm
cả việc đánh giá các dữ liệu tiêu thụ năng lượng để phân tích, so sánh với các giá trị
trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự.
Kiểm tốn sơ bộ đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng có thể đánh giá sơ
bộ tiết kiệm và đưa ra các cơ hội tiết kiệm với chi phí thấp nhờ các biện pháp quản lý
như thay đổi thói quen vận hành và bảo dưỡng ….
Mục tiêu của bước kiểm toán sơ bộ là:
-

Xác định cường độ năng lượng của doanh nghiệp
Hiểu biết về loại thiết bị và hệ thống được sử dụng tại các doanh nghiệp
Thu thập dữ liệu về tiêu thụ năng lượng sử dụng trong doanh nghiệp
Phân tích dữ liệu đã thu thập
Xác định cơ hội bảo tồn năng lượng ở mức bao quát

Xác định khu vực trọng điểm để phục vụ kiểm toán năng lượng chi tiết
Ví dụ về kết quả kiểm tốn năng lượng sơ bộ có thể là:

-

Lượng rị rỉ hơi, khí nén
10


-

Các thiết bị vận hành không tải
Hoạt động quá tải của các thiết bị, đặc biệt các thiết bị sử dụng động cơ như
quạt, máy bơm

Giai đoạn kiểm toán sơ bộ sẽ là bước chuẩn bị cho giai đoạn kiểm toán năng
lượng chi tiết sau này.
b) Kiểm toán năng lượng chi tiết:
Là hoạt động xác định năng lượng sử dụng và tổn thất thơng qua quan sát và
phân tích các thiết bị, hệ thống và đặc điểm vận hành, phân tích sâu hơn về mặt kỹ
thuật, lợi ích kinh tế tài chính và mức tiết kiệm của các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Khi phân tích có thể bao gồm việc đo đạc và thí nghiệm để xác định số lượng năng
lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các phương pháp
tính tốn khoa học để phân tích hiệu suất và tính tốn tiết kiệm năng lượng cũng như
chi phí thơng qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống.
Chi phí và thời gian kiểm toán năng lượng chi tiết lớn hơn nhiều so với kiểm
toán sơ bộ nhưng kết quả tiết kiệm năng lượng đưa ra sẽ cao hơn.
Giai đoạn này phải được thực hiện liên tục tại doanh nghiệp để quan sát, thử
nghiệm, đo đạc, thảo luận … Từ đó đưa ra được các giải pháp tiết kiệm năng lượng,
xác định được vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn và thực hiện một số các phân tích chi

tiết. Trong q trình kiểm toán, điều quan trọng là đánh giá tiêu thụ năng lượng qua
các hạng mục khác nhau của doanh nghiệp. Đặc trưng của kiểm toán chi tiết là tập
trung vào các hệ thống phụ trợ như:
-

Hệ thống cung cấp điện
Nồi hơi và hệ thống hơi
Quá trình gia nhiệt và làm lạnh
Hệ thống điều hịa khơng khí
Q trình bảo quản
Hệ thống nén khí
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống quản lý năng lượng

Đánh giá lượng năng lượng tiêu thụ của các quá trình hay các loại thiết bị khác
nhau trong doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua đo đạc, thử nghiệm, xác định kế
hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Phương pháp đo đạc: Cách tốt nhất để xác định được năng lượng thực tế được
tiêu thụ đó là đo đạc, ghi chép lại dữ liệu.
Thử nghiệm: Trong q trình kiểm tốn chi tiết, thử nghiệm là một phần quan
trọng trong việc chứng minh một số biện pháp tiết kiệm năng lượng. Thử nghiệm
được thực hiện rất phổ biến và là phương pháp tạo sự tin tưởng cho đội ngũ kỹ sư
trong doanh nghiệp được thực hiện kiểm toán năng lượng.
Xác định kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng: Dựa trên quan sát, đo đạc
và một số phương pháp phân tích, các biện pháp tiết kiệm năng lượng được xác định
và liệt kê để xây dựng kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng.
11


c) Quy trình kiểm tốn năng lượng

Quy trình kiểm tốn năng lượng như sau:
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm tốn

Bước 2: Thành lập nhóm kiểm tốn

Bước 3: Ước tính khung thời gian và chi phí

Bước 4: Thu thập dữ liệu có sẵn

Bước 5: Kiểm tra thực địa và đo đạc

Bước 6: Phân tích số liệu thu thập được

Hình 1.4: Quy trình Kiểm tốn năng lượng

Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán năng lượng
Cần xác định rõ về phạm vi cơng việc và nguồn lực có thể huy động để thực
hiện kiểm toán năng lượng. Nguồn lực bao gồm nhân lực, thời gian và kinh phí. Căn
cứ mức độ quan tâm, hỗ trợ và yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp, nhóm kiểm tốn
xác định rõ phạm vi kiểm tốn, khoanh vùng thiết bị/ dây chuyền cơng nghệ được
kiểm toán, mức độ chi tiết của kiểm toán, dự báo khả năng tiết kiệm năng lượng, các
cơ hội tiết kiệm năng lượng sẽ được thực hiện sau kiểm toán, việc cải thiện công tác
vận hành, bảo dưỡng (O&M) nhờ kết quả kiểm toán năng lượng, nhu cầu đào tạo sau
kiểm tốn năng lượng hay các hoạt động khuyến khích khác … Trên cơ sở xác định
rõ các vấn đề như vậy, kế hoạch kiểm tốn năng lượng sẽ theo đó thực hiện.
Bước 2: Thành lập nhóm kiểm tốn năng lượng
Nhóm kiểm toán năng lượng được thành lập trên cơ sở:
- Xác định rõ số lượng kiểm tốn viên trong nhóm và nhiệm vụ cụ thể của mỗi
người.
- Mời các kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ của doanh nghiệp được kiểm tốn năng

lượng tham gia nhóm kiểm tốn. Trong trường hợp lực lượng kiểm tốn của doanh
nghiệp khơng đủ hoặc không đạt yêu cầu cần thuê thêm đơn vị tư vấn bên ngoài.

12


Bước 3: Ước tính khung thời gian và kinh phí
Căn cứ vào khả năng nguồn lực, nhóm kiểm tốn năng lượng xác định rõ khung
thời gian và kinh phí cần cho kiểm tốn. Kinh phí cho kiểm tốn chủ yếu dựa trên chi
phí nhân cơng. Cần tính thêm chi phí dụng cụ đo lường, vật tư cần thiết trong trường
hợp doanh nghiệp khơng có sẵn và phải th.
Bước 4: Thu thập số liệu có sẵn
Các dữ liệu cần thu thập gồm:
- Đặc tính kỹ thuật của thiết bị, dây chuyền cơng nghệ sẽ được kiểm tốn
- Quy trình vận hành thiết bị, các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ bố trí mặt bằng, hướng
dẫn sửa chữa thiết bị, hướng dẫn thử nghiệm, biên bản vận hành thiết bị
- Sổ sách, báo cáo về vận hành, tình trạng sửa chữa thiết bị, các ghi chép số liệu
đo lường về nhiệt độ, áp suất, dòng điện, số giờ vận hành …
- Sổ sách lưu trữ về các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã thực hiện và dự kiến
thực hiện
- Ghi chép về tình hình sử dụng năng lượng, nhu cầu sử dụng cực đại
- Hóa đơn mua năng lượng trong 3 năm gần nhất
Sau khi đã thu thập đầy đủ hoặc có được phần lớn các thơng tin về tính năng và
trạng thái của thiết bị, dây chuyền công nghệ, cách thức sử dụng năng lượng …, nhóm
kiểm tốn có thể xác định các yêu cầu khảo sát bổ sung tiếp theo để nắm được các
thông tin căn bản về:
- Sơ đồ khối biểu diễn dòng năng lượng, dòng sản phẩm vào/ra tại mỗi thiết bị,
mỗi công đoạn công nghệ; thiết lập cân bằng năng lượng, cân bằng vật chất cho các
đối tượng được kiểm tốn
- Loại và đặc tính, cơng suất của các thiết bị

- Mức huy động các thiết bị, hệ thống thiết bị
- Cơ chế kiểm soát đối với các thiết bị, hệ thống thiết bị
Nhóm kiểm tốn cần so sánh đặc tính vận hành các thiết bị hiện tại với số liệu
thiết kế hoạch so sánh với các tài liệu kỹ thuật liên quan nhằm phát hiện các khác biệt
trọng vận hành hiện tại với yêu cầu thiết kế hay thông lệ kỹ thuật khác, phát hiện các
khu vực đang gây lãng phí năng lượng. Các thơng số so sánh gồm: hiệu suất lò hơi,
các tổn thất trong quá trình đốt nhiên liệu; tổn thất trên đường ống cấp nhiệt; hiệu
suất các động cơ; hiệu suất vận hành các bộ làm mát; công suất/ hiệu suất của hệ
thống bơm/quạt; hiệu suất hệ thống máy nén khí; mật độ công suất chiếu sáng; tổn
thất của hệ thống điều khiển chiếu sáng …
Bước 5: Kiểm tra thực địa và đo đạc
- Xác đinh các điểm đo chiến lược

13


- Lắp đặt thiết bị đo: phần lớn các dự liệu và đặc tính của thiết bị đã có thể thu
thập được từ các kỹ sư, kỹ thuật viên O&M, tuy nhiên vẫn cần phải đo đạc các thông
số như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, độ rọi của hệ thống chiếu sáng, dòng điện, điện
áp … Các thiết bị đo thơng dụng trong kiểm tốn được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 1.3: Các thiết bị đo thông dụng trong kiểm tốn năng lượng

Thơng số đo/ Ghi chú

Thiết bị
Đo điện
Volt kế
Ampe kế
Ôm kế
Đồng hồ đo tổng hợp

Watt kế
Đồng hồ đo hệ số cơng suất
Lux kế
Đồng hồ phân tích chất lượng
điện
Đo nhiệt độ
Nhiệt kế
Ẩm kế treo/ Nhiệt kế
Nhiệt kế điện tử xách tay
Súng đo nhiệt độ từ xa bằng cảm
biến hồng ngoại
Nhiệt kế kỹ thuật số có đầu dị
nhiệt độ
Đo độ ẩm
Ẩm kế dây tóc
Nhiệt kế kỹ thuật số
Đo áp suất và tốc độ
Áp kế kiểu ống pito tĩnh
Máy đo tốc độ gió kỹ thuật số có
đầu dị
Máy đo tốc độ gió kiểu van
Áp kế chất lỏng
Lưu tốc kế siêu âm có đầu dị với
các vịng kẹo ống
Các dụng cụ đo khác
Bộ phân tích khói thải có đầu dị
Máy dị rị rỉ siêu âm
Máy dò rò rỉ hơi nước
Máy dò rỏ rỉ khí ga
Máy đo vịng quay


Đo điện áp
Đo dịng điện
Đo điện trở
Đo điện áp, dịng điện, điện trở
Đo cơng suất hiệu dụng
Đo hệ số cơng suất, tính tốn cơng suất biểu
kiến
Đo độ chiếu sáng
Phân tích sóng hài và các thơng số điện khác
Đo nhiệt độ bầu khô
Đo nhiệt độ bầu khơ/ướt
Rất hữu ích để xác định tổn thất nhiệt do bảo
ơn kém/ rị rỉ
Đo nhiệt độ trong đường ống hơi/ khơng khí
nóng
Đo độ ẩm/ nhiệt độ bầu ướt
Đo áp suất và tốc độ dịng khơng khí
Đo tốc độ khơng khí trong đoạn ống/ tại đầu
vào – ra
Đo áp suất chất lỏng
Đo dòng chất lỏng/ tốc độ
Đo nhiệt độ, hàm lượng O2, CO, CO2, Nox
trong khói lị
Đo phát hiện rị rỉ khí nén
Đo phát hiện rị rỉ hơi nước
Đo phát hiện rị rỉ mơi chất làm lạnh
Đo tốc độ quay
14



×