Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đề xuất giải pháp đa dạng hóa hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 123 trang )

TẠ THỊ THANH HÒA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TẠ THỊ THANH HÒA

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ KINH DOANH

CỦA CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HĨA XÃ
TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

2015B

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đề xuất giải pháp đa dạng hóa hoạt động của các điểm Bƣu
điện Văn hóa xã tỉnh Hịa Bình” là kết quả từ q trình nỗ lực học tập và rèn
luyện của tôi tại trƣờng đại học. Để hồn thành luận văn này, tơi xin đƣợc bày
tỏ lịng biết ơn chân thành đến q thầy cơ, các đồng nghiệp, ngƣời thân và tất
cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo TS. Đặng Vũ Tùng, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, góp ý và giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Bƣu điện
tỉnh Hịa Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập dữ liệu.


Trân trọng.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đề xuất giải pháp đa dạng hóa hoạt động của
các điểm Bƣu điện Văn hóa xã tỉnh Hịa Bình” là cơng trình nghiên cứu của
riêng bản thân tôi. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác giả

Tạ Thị Thanh Hòa


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BƢU CHÍNH VÀ ĐA DẠNG
HĨA DỊCH VỤ
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BƢU CHÍNH VÀ BƢU CHÍNH VIỆT
NAM

1
6
6

1.1.1. Lịch sử Bƣu chính

1.1.2. Vai trị, chức năng của Bƣu chính

6
8

1.1.3. Lịch sử phát triển Bƣu chính Việt Nam

11

1.1.4. Tổng cơng ty Bƣu điện Việt Nam
1.2. CÁC DỊCH VỤ BƢU CHÍNH Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm

15
17
17

1.2.2. Các Dịch vụ TCT BĐVN đang cung cấp
1.3. ĐA DẠNG HĨA HOẠT ĐỘNG BƢU CHÍNH
1.3.1 Khái niệm về đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.2. Các hình thức đa dạng hóa
1.3.3. Các phƣơng thức thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa
1.3.4. Vai trị và tác động của chiến lƣợc đa dạng hóa
1.3.5. Chiến lƣợc đa dạng hóa dịch vụ của Tổng cơng ty Bƣu
điện Việt Nam
Chƣơng 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỂM BƢU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ
TẠI TỈNH HÕA BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
HỊA BÌNH

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2. HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM BƢU ĐIỆN VĂN HĨA XÃ Ở
TỈNH HỊA BÌNH

19
21
21
22
24
25
27

2.2.1. Đặc điểm

34

33

33
33
33
34


2.2.2. Mạng lƣới Bƣu điện Văn hóa xã tại tỉnh Hịa Bình

39

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI CÁC ĐIỂM

BƢU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ

41

2.3.1. Các dịch vụ cung cấp tại điểm BĐ-VHX
2.3.2. Tình hình phục vụ hoạt động đọc sách báo
2.3.3. Tình hình triển khai các Chƣơng trình, dự án

41
43
44

2.4. KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI ĐIỂM BƢU
ĐIỆN VĂN HĨA XÃ TỈNH HÕA BÌNH
2.4.1. Kết quả chung

45

2.4.2. Tình hình triển khai dịch vụ tại điểm BĐ-VHX giai đoạn
2014-2016

49

2.4.3. Doanh thu theo nhóm dịch vụ của các điểm BĐ-VHX
2.4.4. Khảo sát ý kiến khách hàng về triển khai các dịch vụ tại

54
58

45


BĐ-VHX
2.5 KẾT QUẢ ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ CỦA BƢU ĐIỆN
TỈNH HÕA BÌNH
2.6. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BƢU ĐIỆN VĂN HĨA XÃ
TỈNH HÕA BÌNH
2.6.1. Kết quả đạt đƣợc
2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân
Chƣơng 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỂM BƢU ĐIỆN VĂN HĨA XÃ TẠI
TỈNH HÕA BÌNH
3.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƢU CHÍNH
CƠNG ÍCH CỦA NHÀ NƢỚC
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỂM BĐ-VHX CỦA
TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM
3.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA BƢU ĐIỆN TỈNH HÕA
BÌNH ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Mục tiêu tổng quát
3.3.2. Mục tiêu Sản xuất kinh doanh
3.3.3. Mục tiêu phát triển của Điểm Bƣu điện - VHX tỉnh Hịa
Bình đến năm 2020
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA HOẠT
ĐỘNG CÁC ĐIỂM BĐ-VHX TỈNH HÕA BÌNH
3.4.1. Giải pháp phát triển dịch vụ BHYTTN

64
67
67
69
73


73
77
79
79
80
80
82
82


3.4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ hàng tiêu dùng BT

88

3.4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển phát HCC
3.4.4. Các giải pháp hỗ trợ

94
98

3.5. CÁC KIẾN NGHỊ
3.5.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc
3.5.2. Kiến nghị với Bộ TTTT và Tổng công ty Bƣu điện Việt

105
105
105

Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

109
111


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABBank

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình

Air MeKong
ATM
Bảo hiểm PTI

Cơng ty cổ phần hàng không Mê Kông
Máy rút tiền tự động
Công ty cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện

Bảo Việt Bank
BCCI
BC-VT

Ngân hàng Bảo Việt
Bƣu chính cơng ích
Bƣu chính Viễn thơng

BĐH
BĐT


Bƣu điện huyện
Bƣu điện tỉnh Hịa Bình

BĐ-VHX
BHXHTN

Bƣu điện Văn hóa xã
Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYT, BHXH

Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội

BHYTTN
Bộ TTTT
Bộ VH-TT&DL

Bảo hiểm y tế tự nguyện
Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CBCNV
COD
CPN
Dai-ichi Life
DataPost
DTPS
EMS
HCC

HSBC

Cán bộ cơng nhân viên
Dịch vụ phát hàng thu tiền
Chuyển phát nhanh
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam
Công ty DataPost
Doanh thu phát sinh
Dịch vụ chuyển phát nhanh Bƣu điện
Hành chính cơng
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC

Jestar Pacific
KSV

LVPB
MTQG

Công ty cổ phần hàng khơng Jestar Pacific
Kiểm sốt viên
Dịch vụ bƣu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà
nƣớc
Kinh tế xã hội
Ngân hàng Thƣơng mai cổ phần Bƣu điện Liên
Việt
Mục tiêu quốc gia

NSLĐ
Prudential


Năng suất lao động
Tập đoàn Bảo hiểm Prudential

KT1
KT-XH


PTI

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện

PHBC
SXKD

Phát hành báo chí
Sản xuất kinh doanh

TCT BĐVN
TNHH
UBND

Tổng cơng ty Bƣu điện Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy Ban nhân dân

UPU
Vietnam Airline
VNPost

Liên minh Bƣu chính Quốc tế

Tổng cơng ty hàng khơng Việt Nam
Tổng cơng ty Bƣu điện Việt nam

VNPT
VTCI

Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam
Viễn thơng cơng ích

VT-CNTT
Western Union

Viễn thơng - Cơng nghệ thông tin
Dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Nội dung

Trang

Mạng lƣới điểm phục vụ của BĐT Hịa Bình

Doanh thu và chi phí điểm BĐ-VHX giai đoạn 2014-2016

41
48

Bảng 2.4

Số liệu doanh thu theo các nhóm dịch vụ giai đoạn 20142016
Các dịch vụ triển khai tại điểm BĐ-VHX năm 2014

Bảng 2.5
Bảng 2.6

Các dịch vụ triển khai tại điểm BĐ-VHX năm 2015
Các dịch vụ triển khai tại điểm BĐ-VHX năm 2016

50
52

Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng doanh thu bình qn theo từng nhóm dịch vụ
Thu nhập của điểm BĐ-VHX giai đoạn 2014-2016

55
56

Bảng 2.3


49
49

Bảng 2.9: Bảng so sánh hiệu quả SXKD năm 2014 các
Bảng 2.9
Bảng 2.10

đơn vị Hịa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu
Bảng 2.10: Bảng so sánh hiệu quả SXKD năm 2015 các
đơn vị Hịa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu

Bảng 2.11
Bảng 3.1

Bảng 2.11: Bảng so sánh hiệu quả SXKD năm 2016 các
đơn vị Hịa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu
Kế hoạch doanh thu BĐ-VHX 2016-2020 của VNPost

57
57
57
78


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
Hình 1.1
Hình 3.1


Nội dung
Ma trận Ansoff
Sơ đồ quy trình dịch vụ HCC qua Bƣu điện

Trang
30
96

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1

Kết quả triển khai các dịch vụ tại BĐ-VHX và doanh

54

thu đạt đƣợc giai đoạn 2014-2016
Biểu đồ 2.2

Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu 3 nhóm dịch vụ giai
đoạn 2014-2016

56



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bƣu chính là ngành kinh tế lớn, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và
Nhà nƣớc ta.
Đứng trƣớc sự phát triển chung của đất nƣớc, sự hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới thì mơ hình phát triển của ngành Bƣu chính cũng đã thay đổi để phù hợp
với nền kinh tế mới. Ngày 01/01/2008 Tổng cơng ty Bƣu chính Việt Nam nay là
Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam (gọi tắt là VNPost) chính thức tách khỏi Tập đồn
VNPT. Tổng cơng ty Bƣu điện Việt Nam là Tổng công ty nhà nƣớc thành viên,
ngoài việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ Bƣu chính cơng cộng và các nghiệp vụ
Bƣu chính cơng ích khác, đƣợc phép kinh doanh đa ngành, trong đó dịch vụ bƣu
chính là ngành kinh doanh chính.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội thì nhu cầu vật chất và tinh
thần của ngƣời dân ngày một tăng cao, sản xuất ngày càng mang tính xã hội hố
cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế
càng lớn. Sự phát triển của dịch vụ bƣu chính viễn thơng có tác dụng thúc đẩy q
trình tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hƣớng tiến bộ,
nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch
vụ xã hội nhƣ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lƣợng cuộc sống
ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộng đồng và tăng cƣờng bản sắc
văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng cách xa, thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hố hiện đại hố. Với những u cầu đó, Bƣu chính Việt Nam tiếp tục bƣớc
vào một giai đoạn mới với nhiều thử thách sau khi chia tách với Viễn thơng. Bƣu
chính sẽ hoạt động nhƣ thế nào sau khi chia tách là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm. Bƣu chính muốn chiến thắng, cần sự chuẩn bị chu đáo về thực lực nhằm làm
tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, khẳng định vị thế của mình bằng việc tích
lũy vốn, cập nhật cơng nghệ hiện đại, hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm khai

thác và phát triển dịch vụ, rà soát lại nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng dịch vụ…
Đồng thời hình thức hợp tác kinh tế phải đƣợc đa dạng hoá và mở rộng tới nhiều
lĩnh vực.
Ra đời năm 1998, mô hình điểm BĐ-VHX từng đƣợc coi là điểm sáng ở
nơng thôn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dịch vụ
bƣu chính, viễn thơng nhƣ chuyển phát thƣ từ, báo chí, đặt báo, điện thoại công
1


cộng,…phục vụ đƣợc đơng đảo ngƣời dân nơi đây. Ngồi các dịch vụ BCVT cơ
bản, ngƣời dân cịn có thể đọc sách, báo miễn phí, tiếp cận với các thơng tin tri thức,
nâng cao dân trí, góp phần phát triển kinh tế để từng bƣớc xóa đói giảm ngh o.
Ngay từ khi ra đời, hoạt động của các điểm BĐ-VHX đã gắn chặt với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị, tạo kênh thông tin tuyên truyền phục vụ sự chỉ đạo, điều hành
của Đảng, nhà nƣớc và chính quyền các cấp đƣợc nhân dân và cộng đồng đón nhận
và đánh giá cao.
Hịa Bình là một tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó
khăn, kinh tế chậm phát triển. Đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phƣơng
và của ngành, đến nay BĐT Hòa Bình có 189 điểm BĐ-VHX đang hoạt động. Có
thể nói qua 18 năm triển khai xây dựng và đƣa vào hoạt động, Điểm BĐ-VHX đã
khẳng định đƣợc vai trò cần thiết trong hệ thống cung cấp dịch vụ BC-VT; là nơi
ngƣời dân đến đọc sách báo miễn phí, tìm hiểu thơng tin, kiến thức về chăm sóc sức
khỏe, y tế, văn hóa, pháp luật, kiến thức về kỹ thuật nơng lâm nghiệp... từ đó góp
phần mạnh mẽ vào cơng cuộc đổi mới bộ mặt nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà.
Nhƣng đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự phát triển vũ bão
của CNTT, hoạt động của điểm BĐVHX theo mơ hình trƣớc đây đã bộc lộ nhiều
vấn đề bất cập, khơng cịn phát huy đƣợc vai trị của nó trong tình hình mới.
Ngày 02/8/2013, Bộ Thơng tin và Truyền thơng chính thức ban hành Thông tƣ
quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX (thông tƣ 17/2013/TT-BTTTT). Theo
thông tƣ 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ thông tin và Truyền thông,

BĐ-VHX tiếp tục là điểm đƣợc duy trì để cung ứng dịch vụ vụ cơng ích và các dịch
vụ kinh doanh theo định hƣớng phát triển của TCT BĐVN. Do vậy việc nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm BĐ-VHX
là một nhiệm vụ cấp bách của bộ máy quản lý từ cấp TCT BĐVN nói chung đến
từng BĐT, Bƣu điện thành phố nói riêng.
Lý do thực hiện đề tài: Việc tìm tịi đổi mới, đa dạng hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Điểm BĐ-VHX, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của xã hội, để Bƣu chính đứng
vững trên đơi chân của mình là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả lựa chọn đề tài Luận văn: Đề xuất giải pháp đa dạng hóa hoạt động của
các điểm Bƣu điện Văn hóa xã tỉnh Hịa Bình nhằm mục tiêu nâng cao chất
lƣợng quản lý, duy trì và phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX tại địa bàn tỉnh Hịa
Bình một cách hiệu quả.
Thơng qua việc rà sốt, quy hoạch lại tồn bộ hệ thống, đề xuất thực hiện đa
dạng hóa hoạt động, đƣa thêm các dịch vụ mới về cung cấp tại điểm BĐ-VHX, từng
2


bƣớc xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân viên, kết hợp các nguồn lực của
doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ trung ƣơng và địa phƣơng, vốn đầu tƣ của các tổ
chức, cá nhân, nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh và phục
vụ.
2. Tình hình nghiên cứu
Để chuẩn bị cho đề tài này, tác giả luận văn đã nghiên cứu các tài liệu tham
khảo sau: Tác phẩm Chiến lƣợc cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh của Michael
E. Porter, tác phẩm Định vị của Jack Trout và Al Rie; Các tác phẩm liên quan đến
đề tài Bƣu điện có: Một số vấn đề về đổi mới Bƣu chính của TS. Nguyễn Thƣợng
Thái, Đổi mới Bƣu chính – Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới do Nhà
xuất bản Bƣu điện xuất bản năm 2001; tác phẩm Điểm Bƣu điện Văn hóa xã của
tác giả Nguyễn Xuân Thu, do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản

năm 2014.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung hƣớng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ và đa dạng hóa dịch vụ
của Bƣu điện.
Thứ hai, phân tích thực trạng, làm rõ những tồn tại đang cản trở hiệu quả hoạt
động và đa dạng hóa dịch vụ của BĐVHX, phân tích ngun nhân của những tồn tại
đó.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp, kiến nghị và điều kiện nhằm giúp cho việc đa
dạng hóa hoạt động và phát triển dịch vụ tại điểm BĐVHX hiệu quả, đồng thời giúp
cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh sự phát
triển của BĐ-VHX tại địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là: Hệ thống các Điểm Bƣu điện Văn
hóa xã thuộc Bƣu điện tỉnh Hồ Bình và hoạt động của các điểm này.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng cung ứng dịch vụ và hoạt động
phục vụ của điểm BĐVHX tại Hịa Bình. Tập trung chủ yếu vào các nhóm dịch vụ
nhƣ: Bƣu chính chuyển phát (gồm dịch vụ Bƣu phẩm, Bƣu kiện, chuyển phát
nhanh, PHBC); Tài chính Bƣu chính (gồm dịch vụ chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp XH,
chi trả bảo trợ xã hội Dịch vụ Thu hộ, Chi hộ); Phân phối truyền thông (gồm kinh
doanh sim thẻ, phân phối bán lẻ hàng hóa)

3


+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng cung ứng dịch vụ tại các điểm
BĐ-VHX trên phạm vi toàn tỉnh Hịa Bình bao gồm 190 điểm Bƣu điện Văn hóa xã
thuộc 10 huyện và 01 thành phố.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động phục vụ và cung ứng dịch

vụ tại các điểm BĐ-VHX thuộc Bƣu điện tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2014-2016 và
định hƣớng đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ:
+ Phƣơng pháp phân tích thống kê số liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp đƣợc nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nƣớc gồm: Luật Bƣu chính, Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Chỉ
thị, Thơng tƣ của Bộ TTTT liên quan đến lĩnh vực Bƣu chính; các văn bản, tài liệu,
báo cáo nghiên cứu, đề án của Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam; báo cáo hoạt động
SXKD của Bƣu điện tỉnh Hịa Bình và Báo cáo kết quả kinh doanh của BĐ-VHX
thuộc Bƣu điện tỉnh giai đoạn 2014-2016;
Ngoài ra, tác giả dựa vào nguồn tài liệu khai thác từ các văn bản của Tổng
công ty Bƣu điện Việt Nam; các Báo cáo doanh thu, chi phí; báo cáo hoạt động
SXKD hàng năm và Báo cáo rà sốt tổ chức sản xuất... của Bƣu điện tỉnh Hịa Bình
để phân tích, đánh giá.
+ Phƣơng pháp khảo sát và phân tích số liệu sơ cấp: Luận văn chú trọng
phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
và triển vọng phát triển các dịch vụ tại các điểm BĐVHX tỉnh Hịa Bình.
Tác giả đã thực hiện thu thập thông tin qua phƣơng pháp khảo sát bằng hình
thức lập phiếu hỏi. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là ngƣời dân địa phƣơng tại 3 xã thuộc
các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn. Nội dung phiếu hỏi nhằm tìm hiểu sự quan
tâm, đánh giá của ngƣời dân về các dịch vụ đang cung cấp tại điểm BĐVHX; tìm ra
những yếu tố tác động lớn đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cũng nhƣ
mối quan hệ giữa sự hài lòng và mức độ trung thành của khách hàng, đồng thời tìm
hiểu hành vi trong tƣơng lai của khách hàng về việc triển khai dịch vụ Hành chính
cơng qua mạng lƣới bƣu chính. Số lƣợng ngƣời dân tham gia khảo sát là 200 ngƣời.
Thời điểm thực hiện khảo sát là tháng 3 năm 2017.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 3 chƣơng.

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Bƣu chính và đa dạng hóa dịch vụ
4


Chƣơng 2: Phân tích thực trạng và tình hình hoạt động của Điểm bƣu điện Văn
hóa xã tại tỉnh Hịa Bình
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp đa dạng hóa hoạt động của các điểm Bƣu
điện văn hóa xã tại tỉnh Hịa Bình.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BƢU CHÍNH VÀ
ĐA DẠNG HĨA DỊCH VỤ
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BƢU CHÍNH VÀ BƢU CHÍNH VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử Bƣu chính
Trên thực tế Dịch vụ bƣu chính đã xuất hiện từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại.
Khi xã hội lồi ngƣời đƣợc hình thành và phát triển thì cũng nảy sinh nhu cầu về
trao đổi thông tin, truyền đƣa và lƣu trữ tin tức. Có thể nói rằng sự trao đổi thơng tin
về hoạt động kinh tế xã hội, về tình cảm của con ngƣời là một yếu tố quan trọng đối
với cuộc sống, sự phát triển tri thức, kinh tế của xã hội và sự tồn vong của lồi
ngƣời.
Các phƣơng tiện thơng tin của con ngƣời đã xuất hiện ngay từ khi có dấu hiệu
của nền văn minh và khơng ngừng đƣợc hồn thiện để thích ứng với sự thay đổi của
điều kiện sống, với sự phát triển văn hoá và kỹ thuật.
Ở thời kỳ nguyên thủy, ngƣời ta dùng các âm thanh nhƣ tiếng hú, tiếng gõ, ...
để làm phƣơng tiện thông tin với nhau khi đi săn hay lúc gặp nguy hiểm. Sau đó
ngƣời ta thơng tin bằng k n, tù và, lửa, chiêng, phất cờ là những phƣơng tiện có tính
"kỹ thuật hơn". Rồi từ khi phát minh ra thuốc nổ, ngƣời ta dùng súng và pháo hiệu.

Có những ngƣời chuyên làm việc đƣa tin, truyền lệnh của lãnh chúa. Hệ thống
thông tin đầu tiên là những trạm gác đặt quanh các điểm dân cƣ, trên các chòi, các
cây cao. Khi có kẻ thù đến họ đốt lửa báo động theo dây chuyền để kẻ thù không
thể tấn công bất ngờ đƣợc. Họ đã thành lập những trạm thay ngựa cho những ngƣời
chạy đƣa tin tức hỏa tốc.
Xã hội phát triển và nhu cầu trao đổi thông tin cũng ngày càng phát triển. Chữ
viết đƣợc phát minh, con ngƣời đã biết sử dụng thƣ, các bản tin làm phƣơng tiện
trao đổi thơng tin. Trƣớc khi có điện báo, điện thoại thì những phƣơng tiện thơng tin
này là những phƣơng tiện thông tin chủ yếu của con ngƣời trong xã hội. Lúc ban
đầu chỉ là truyền đƣa những mệnh lệnh (các sớ lệnh) của Lãnh chúa, Vua quan, các
thông tin chung, rồi xuất hiện sự trao đổi tình cảm riêng tƣ của con ngƣời.
Những bức thƣ ban đầu đƣợc viết trên các phiến đá mỏng, trên các vỏ cây, tấm ván
bằng gỗ hoặc trên những thanh tre, miếng đất sét. Đôi khi ngƣời ta viết ngay trên
ngƣời đƣa tin hỏa tốc. Dần dần phát triển, con ngƣời đã biết sử dụng các tấm da dê,
da lừa làm vật để viết thƣ cho gọn và dễ vận chuyển hơn. Sự ra đời của giấy viết ở
Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 và ở châu Âu vào thế kỷ 11 - 12 đã trở thành cuộc cách
6


mạng trong việc trao đổi thƣ tín và giấy trở thành vật mang tin cơ bản trong thƣ tín.
Phạm vi trao đổi thƣ từ cũng ngày càng mở rộng. Lúc ban đầu con ngƣời viết thƣ
trao đổi trong phạm vi một vùng, một lãnh thổ. Khi phƣơng tiện giao thông đƣợc
phát triển, sự xuất hiện đƣờng sắt, tàu thủy giúp con ngƣời đi lại, di chuyển đến các
vùng khác ngoài quê hƣơng, đến các vùng xa xôi nhiều hơn và khi xuất hiện sự di
cƣ thì nhu cầu trao đổi thƣ từ đƣợc mở rộng hơn, đặc biệt khi sự trao đổi thƣơng
mại quốc tế phát triển.
Xuất hiện nhu cầu trao đổi thƣ tín giữa các vùng, giữa các nƣớc. Nhu cầu này
cũng phát triển về số lƣợng dần dần theo thời gian, nhanh chóng tăng lên khi thƣơng
mại quốc tế phát triển, con ngƣời có nhiều nhu cầu trao đổi tin tức thƣơng mại. Việc
trao đổi thƣ tín giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn khi lƣu

lƣợng ngày càng tăng và số nƣớc có trao đổi, quan hệ bƣu chính ngày càng lớn.
Việc thanh tốn cƣớc phí dịch vụ càng trở nên phức tạp.
Trƣớc khi Liên minh Bƣu chính Thế giới (UPU) ra đời (9/10/1874), ngành
Bƣu chính mỗi nƣớc muốn chuyển phát đƣợc một bƣu phẩm ra khỏi phạm vi biên
giới nƣớc mình và gửi đến đúng địa chỉ ở bất kỳ ngóc ngách nào trên thế giới thì
đều phải dựa vào hàng trăm Thỏa thuận song phƣơng và phải áp dụng tính tốn
hàng loạt các mức cƣớc phí khác nhau.
Để tránh đƣợc các phiền toái này cần phải thay thế tất cả các Thỏa thuận nói
trên bằng một Hiệp ƣớc đa phƣơng. Ơng Heinrich Von Stephan (1831-1897), ngƣời
Đức, cán bộ quản lý Bƣu chính Đức phụ trách lĩnh vực bƣu chính quốc tế, sau này
trở thành ngƣời lãnh đạo Bƣu chính Đức, là ngƣời đã đƣa ra phƣơng án dự kiến
thành lập Liên minh bƣu chính giữa các dân tộc. Năm 1869, theo đề nghị của ơng,
Chính phủ Liên bang Bắc Đức đã trao đổi thƣ với Chính phủ Pháp nhằm triệu tập
một Hội nghị bƣu chính quốc tế để thống nhất dịch vụ bƣu chính giữa các nƣớc
Châu Âu với nhau, tiến tới một Liên minh bƣu chính trên tồn cầu.
Sau một thời gian dài đàm phán, ngày 15-9-1874 một Hội nghị bƣu chính
đƣợc triệu tập tại Berne, Thụy sĩ gồm đại diện của 20 nƣớc trên phần đất Châu Âu,
Egypt và Mỹ, theo lời mời của Chính phủ Thụy sĩ dƣới sự chủ toạ của chính H.V
Stephan. Sau 24 ngày làm việc, ngày 9-10-1874, đại diện 22 nƣớc tham gia Hội
nghị đã ký kết Hiệp ƣớc Berne thông qua Công ƣớc thế giới đầu tiên quy định về cơ
quan bƣu chính quốc tế và thành lập Tổng hội bƣu chính. Năm 1877 Tổng hội bƣu
chính đƣợc đổi tên là Liên minh Bƣu chính Thế giới (Universal Post Union) - viết
tắt là UPU. UPU đã trở thành một trong những tổ chức chuyên ngành quốc tế ra đời
sớm nhất.
Từ đó hàng năm cứ vào ngày mồng 9 tháng Mƣời, cộng đồng Bƣu chính trên
7


toàn thế giới lại tổ chức kỷ niệm Ngày Bƣu chính thế giới để nhớ tới sự ra đời của
Liên minh Bƣu chính thế giới vào năm 1874 đƣợc đánh dấu bằng Hiệp ƣớc Berne.

Trải qua nhiều thế kỷ, đến này, bƣu chính vẫn ln khẳng định đƣợc vị trí vô
cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ ngƣời dân và doanh nghiệp.
Bƣu chính khơng chỉ là một phƣơng tiện trao đổi thơng tin mà cịn là động lực thiết
yếu cho sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.2. Vai trị, chức năng của Bƣu chính
Việc cung cấp các dịch vụ Bƣu chính đáng tin cậy hỗ trợ cho các q trình
kinh tế thiết yếu trong tồn bộ chu kỳ hoạt động kinh tế.
Xây dựng mối quan hệ: liên kết mọi ngƣời và các doanh nghiệp lại với nhau
với mục tiêu là giao tiếp, thƣơng mại, trao đổi thơng tin và ý tƣởng. Thu hút và duy
trì khách hàng, phát triển mối quan hệ với khách hàng và quản lý khách hàng một
cách liên tục với chi phí hiệu quả là các dịch vụ chủ chốt mà Bƣu chính cung cấp
cho các doanh nghiệp.
Củng cố thị trường: thơng qua những hoạt động marketing và thăm dò; bán
hàng; dịch vụ khách hàng; và đặt và mua hàng. Điểm khởi đầu của chu kỳ, thƣ trực
tiếp có thể kích thích khách hàng quan tâm đến các dịch vụ hàng hóa cũng nhƣ cung
cấp thông tin cho khách hàng nhằm giúp họ có đƣợc những lựa chọn mua sắm.
Trách nhiệm của ngành Bƣu chính duy trì những địa chỉ của một nƣớc cho phép
định danh và nhằm vào khách hàng phục vụ cho những mục đích kinh doanh.
Giảm chi phí giao dịch: Bƣu chính cung cấp một phƣơng pháp chi phí hiệu
quả cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh và thƣơng mại và vƣơn tới đƣợc
những khách hàng toàn cầu đối với những sản phẩm của họ, bất kể những khu vực
đó ở địa phƣơng, khu vực, quốc gia hay thế giới. Với các dịch vụ Bƣu chính hữu
hiệu, những doanh nghiệp nhỏ trong thực tế có thể đƣợc khai trƣơng với một quy
mô lớn hơn nhiều.
Hoạt động như một kênh phân phối: với tƣ cách là một kênh vƣơn tới thị
trƣờng, Bƣu chính đại diện một Bƣu cục quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ đóng
trên địa bàn nơng thơn và cho các cơ quan của chính phủ nhƣ phúc lợi xã hội vƣơn
tới đƣợc mọi công dân trên cả nƣớc.
Tập hợp doanh thu: Bƣu chính đại diện cho các doanh nghiệp thu từ khách
hàng và từ các công dân của chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc khác.

Thoả mãn nhu cầu: Bƣu chính đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa
các nƣớc, và tạo điều kiện dễ dàng cho việc giảm chi phí liên quan đến sản xuất
đúng thời hạn thông qua các dịch vụ kho hàng, phân phối, phát và chuyển hàng hoá.
8


Thực hiện giao dịch: Có thể sử dụng Bƣu chính để thực hiện các yêu cầu và
nhận thanh toán, phát hành giấy chứng nhận và giấy bảo lãnh cũng nhƣ cho cơng
việc thƣ tín dụng.
Bưu chính và vốn xã hội: Thông tin và những mối quan hệ trong kinh tế
thƣờng đƣợc coi là trung tâm của hoạt động của kinh tế. Nhiều bằng chứng khác
nhau khẳng định rằng những công ty, thành thị, khu vực và quốc gia hoạt động hiệu
quả hơn khi họ có nhiều mối quan hệ tin cậy và uy tín lâu dài với nhau. Và bằng
chứng rõ ràng từ Ngân hàng Thế giới và những nơi khác cho thấy phổ biến kiến
thức trong xã hội là vấn đề tối quan trọng trong quá trình phát triển.
Mạng lƣới các mối quan hệ tạo điều kiện dễ dàng cho đối thoại trong thị
trƣờng dịch vụ và hàng hoá, phối hợp các hoạt động kinh tế và các hoạt động khác,
cải tiến việc ra quyết định và khuyến khích chia sẻ thông tin liên quan. Theo nghĩa
này, các dịch vụ Bƣu chính, đáng tin cậy và phổ cập, có thể đƣợc truy cập tới tất cả
mọi ngƣời trong nền kinh tế và xã hội, có tiềm năng hỗ trợ và trao đổi thị trƣờng
giữa các tác nhân kinh tế, do đó tạo ra vốn xã hội thực sự và hỗ trợ sự tăng trƣởng
kinh tế.
Bƣu chính là trung tâm giao dịch kinh tế và các giao dịch khác của các doanh
nghiệp, khách hàng, chính phủ và của mọi cơng dân. Bƣu chính là một phần tổng
vốn xã hội của một quốc gia và các mạng vận chuyển, thanh toán và truyền thơng,
đóng vai trị trung gian trao đổi hàng hố, thơng tin và tiền giữa những cơng ty và
khách hàng. Trong q trình phát triển, thơng tin đối với mọi lĩnh vực xã hội đã
giúp những doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và thƣờng giải quyết những vấn đề
về phân phối, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển nơi mà Nhà nƣớc không đủ mạnh.
Cũng giống nhƣ những cơ sở hạ tầng khác, các dịch vụ Bƣu chính đóng góp

cho nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau, thơng qua: giảm chi phí và nâng cao
cạnh tranh thị trƣờng; thúc đẩy tăng trƣởng thông qua thƣơng mại; tạo điều kiện dễ
dàng cho việc thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế; và những lợi ích khác gồm ở mức
phúc lợi và thu nhập cá nhân, và ở mức kinh tế vĩ mơ. Vai trị của các dịch vụ tài
chính Bƣu chính trong phát triển kinh tế xứng đáng vị trí trung tâm của sự chú ý và
điều này sẽ đƣợc giải quyết một cách riêng biệt.
Giảm chi phí và tính cạnh tranh thị trường: Các dịch vụ Bƣu chính là sản
phẩm trung gian của sản xuất và bất kỳ việc giảm chi phí đầu vào nào trong các sản
phẩm đó đều sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất và năng suất của các nhân tố khác đối
với sản xuất.
Các dịch vụ Bƣu chính làm giảm chi phí sản xuất. Các cơng ty sử dụng mạng
Bƣu chính để tạo thị trƣờng, nhằm phục vụ các yêu cầu đặt hàng, nhận thanh toán
9


và phân phối hàng hố. Một dịch vụ Bƣu chính hữu hiệu là làm giảm số lƣợng vốn
của công ty bị đọng trong hệ thống Bƣu chính, và ngƣợc lại, một dịch vụ Bƣu chính
khơng hiệu quả u cầu các cơng ty tìm các chi phí thay thế cao hơn (tự cung cấp
và/hoặc sử dụng các dịch vụ chuyển phát nhanh đối với thƣ thƣờng) làm tăng giá
thành trên mỗi đơn vị sản xuất. Trong khi các công ty lớn có thể tìm sự lựa chọn
khác nhƣ truy cập phổ cập để liên lạc có hiệu quả và an tồn, cơ sở hạ tầng thanh
toán và tiếp phát là sản phẩm đầu vào thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển của những
công ty bản xứ nhỏ và mới thành lập.
Các mạng Bƣu chính có tiềm năng cải thiện những cơ hội marketing và tăng
hiệu quả phân phối trong một nƣớc đang phát triển. Các cơng ty có thể sử dụng Bƣu
chính để vƣơn tới những khách hàng mới thơng qua thƣ trực tiếp và mở ra hƣớng
kinh doanh mới mà trƣớc đây khơng có khả năng do sự hạn chế về địa lý.
Ngồi ra, Bƣu chính có thể thu hẹp chênh lệch khu vực bằng việc tạo cơ hội
cho khách hàng nông thôn truy cập từ xa tốt hơn tới các dịch vụ, hàng hóa ở thành
thị.

Kết nối mọi người và doanh nghiệp để trao đổi mua bán: Những ngƣời ngh o
và các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn nhiều khi không tiếp cận đƣợc những cơ
hội thị trƣờng do thiếu, hoặc khơng có những cơ sở hạ tầng cơ bản nhƣ giao thơng.
Chi phí giao thơng đắt đã gây khó khăn cho những ngƣời ngh o trong kinh doanh,
thậm chí cả vùng lân cận và thành phố. Khoảng cách là một trở ngại riêng đối với
việc kinh doanh.
Các mạng Bƣu chính hữu hiệu, trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, phụ thuộc vào
tất cả các phƣơng thức vận chuyển cho các hoạt động hữu hiệu nhƣng thông qua
phƣơng tiện Bƣu chính, mọi ngƣời và các doanh nghiệp có thể tiếp cận tới các thị
trƣờng từ xa với giá cƣớc chấp nhận đƣợc. Cơ sở hạ tầng Bƣu chính có thể tạo điều
kiện dễ dàng cho việc liên kết các thị trƣờng nội địa và quốc tế, đặc biệt nếu mạng
Bƣu chính có hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ và sự giảm giá lâu dài trong chi phí biên
và chi phí Bình qn, dẫn tới giá thấp.
Cơ sở hạ tầng Bƣu chính cũng hỗ trợ khả năng cạnh tranh quốc tế, khả năng
vƣơn tới thị trƣờng xuất khẩu và q trình tồn cầu hố. Trong hai thập kỷ trƣớc,
tồn cầu hóa đã đƣợc thúc đẩy nhờ tự do hố, các chính sách thƣơng mại cũng nhƣ
những tiến bộ trong vận chuyển, truyền thông, lƣu kho và phân phối. Những tiến bộ
này tập trung vào sự quản lý khâu tiếp phát nhằm đạt đƣợc tiết kiệm chi phí trong
hàng hóa tồn kho và vốn hoạt động, và để đáp ứng nhanh hơn nhu cầu khách hàng.
Giảm chi phí và tốc độ chuyển hàng hóa trong vài thập kỷ qua cũng ngày càng dựa
vào nhiều phƣơng thức vận chuyển kể cả côngtenơ, yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ
10


giữa các công ty vận chuyển đƣờng bộ, đƣờng hàng khơng, đƣờng biển và đƣờng
sắt.
Bƣu chính đóng vai trị lớn trong q trình này. Chúng có thể đẩy nhanh q
trình truyền thơng, giảm chu trình đặt hàng, khuyến khích nhiều nguồn trên thế giới,
giúp quản lý khâu tiếp phát có hiệu quả hơn và giảm chi phí vận chuyển. Một dịch
vụ Bƣu chính hiệu quả cũng sẽ nâng cao đƣợc sự điều phối của một cơng ty hoạt

động tồn cầu.
Hỗ trợ sự thay đổi cơ cấu kinh tế: Bƣu chính tạo điều kiện đa dạng hố, tính
kinh doanh và đổi mới kỹ thuật. Các mạng Bƣu chính hữu hiệu có thể tạo ra những
cơ hội kinh tế mà trƣớc đây khơng tồn tại. Ví dụ, thƣ trực tiếp có thể chỉ đƣợc tạo ra
dựa trên một dịch vụ Bƣu chính hữu hiệu. Những ngành công nghiệp khác cũng phụ
thuộc nhiều vào các dịch vụ Bƣu chính (dịch vụ xuất bản, thƣ đặt hàng, các dịch vụ
tài chính và các ngành phục vụ cơng cộng) và các dịch vụ Bƣu chính hữu hiệu tạo
điều kiện dễ dàng và khuyến khích sự đổi mới trong quản lý khách hàng, marketing.
Ngành Bƣu chính trong thời đại Internet thƣờng đƣợc xem nhƣ là một ngành
công nghệ thấp, cần nhiều lao động. Điều rõ ràng rằng các lợi thế của Bƣu chính là
lao động chi phí thấp, ở các nƣớc đang phát triển, các mạng Bƣu chính đồng thời
cũng có tiềm năng ảnh hƣởng mạnh đối với cách thức diễn ra của việc lựa chọn
công nghệ, và cần phải nhấn mạnh đó là một trung gian quan trọng – cầu nối an
toàn và đáng tin cậy – giữa thế giới vật chất và điện tử. Điều này có thể đạt` đƣợc
thơng qua sự cung cấp nhiều dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ dựa trên
cơ sở truy cập, bất kể là thông qua các quầy ghi sê, các kiốt thông minh đƣợc đặt ở
những đại lý hoặc thông qua các dịch vụ dựa trên web.
Bƣu chính cũng có vai trị trong việc truyền bá kiến thức cho mục tiêu phát
triển kinh tế. Rất nhiều ngƣời đến thăm các Bƣu cục hàng tuần và Ngân hàng Thế
giới đã nhấn mạnh những thị trƣờng hiệu quả và những ngƣời dễ bị tổn thƣơng về
mặt xã hội – những ngƣời ngh o, bệnh tật, ở nông thôn – phụ thuộc nhƣ thế nào vào
những luồng thông tin thƣờng xuyên để giải quyết đƣợc cuộc sống của mình và
tham gia làm kinh tế.
1.1.3. Lịch sử phát triển Bƣu chính Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của Bƣu điện Việt Nam gắn liền với lịch sử
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa.
Từ cuối thế kỷ 19 đến trƣớc tháng 8/1945, hệ thống thông tin liên lạc của nƣớc
ta do ngƣời Pháp quản lý. Hai chữ "Bƣu điện" cũng xuất hiện từ thời kỳ này, khi có
11



những ngƣời phu chạy bộ đƣa thƣ (bƣu chính) và những nhà dây thép đầu tiên (điện
tín) ra đời.
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Đông dƣơng ra đời. Hệ thống thông tin liên
lạc phục vụ cách mạng còn ngh o nàn và phải hoạt động trong bí mật.
Tại căn cứ địa cách mạng ở Pác Bó (Cao Bằng), tháng 5/1941, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 8. Cũng trong
thời điểm lịch sử trọng đại này, Bác Hồ đã đƣa ra lời dạy bất hủ về công tác thông
tin liên lạc của cách mạng: "Việc liên lạc là một việc quan trọng nhất trong cơng tác
cách mạng, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lƣợng và
do đó bảo đảm thắng lợi".
Ngày 14-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (tỉnh
Tuyên Quang) đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nƣớc. Về công tác giao thông, Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: "1. Phải đặc biệt chú
trọng củng cố giữa các Xứ và các cấp đảng bộ. 2. Tích cực tổ chức giao thơng trong
các ngành vận tải. 3. Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm
tròn nhiệm vụ" (tiền thân của ngành Bƣu điện ngày nay). Thể theo nguyện vọng của
CBCNV, năm 1980 Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bƣu điện đã quyết định lấy ngày
15/8 là ngày Truyền thống ngành Bƣu điện.
Trong suốt chặng đƣờng lịch sử đầy khó khăn, gian khổ nhƣng vinh quang đó,
ngành Bƣu điện đã đƣợc Đảng và Nhân dân tin yêu, giáo dục và xây dựng để từng
bƣớc trƣởng thành, hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Qua các cuộc chiến tranh giữ nƣớc, các thế hệ CBCNV giao bƣu, thông tin đã
đem tất cả sức lực, trí tuệ và cả xƣơng máu của mình, vƣợt qua mọi khó khăn, thiếu
thốn hiểm nguy trong hồn cảnh chiến tranh ác liệt, xây dựng và giữ vững huyết
mạch thông tin phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, góp phần đắc
lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Gần 1 vạn
ngƣời con ƣu tú của ngành Bƣu điện đã ngã xuống trên khắp các chiến trƣờng vì
độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc.

Bƣớc vào thời kỳ mới của đất nƣớc với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc:
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện đƣờng lối
đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, toàn Ngành đã thực sự đổi mới
tƣ duy và hành động để hoạch định chiến lƣợc và đề ra những giải pháp thực hiện
nhằm đổi mới, phát triển ngành Bƣu điện với mục tiêu: Đi thẳng lên hiện đại, phát
triển nhanh mạng lƣới và dịch vụ, tăng nhanh lƣu lƣợng và doanh thu, đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu thông tin của xã hội.
12


Sau gần 30 năm đổi mới, những thành công của hai giai đoạn tăng tốc độ phát
triển đã tạo nên sự phát triển có tính bùng nổ của bƣu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin đất nƣớc. Sự phát triển vƣợt bậc của Bƣu chính, Viễn thơng; xu hƣớng
phát triển của thị trƣờng, công nghệ và dịch vụ đã đặt ra u cầu bƣu chính, viễn
thơng cần đƣợc tách ra độc lập, để hai lĩnh vực có cơ hội và điều kiện phát triển
trong tình hình mới.
Năm 2001, Lãnh đạo Ngành quyết định triển khai phƣơng án thí điểm đổi mới
quản lý, khai thác, kinh doanh bƣu chính, viễn thơng trên địa bàn các tỉnh.
Với hơn 4 vạn ngƣời Bƣu điện, ngày 15/6/2007 sẽ mãi là mốc son lịch sử
không thể nào quên. Bởi đây chính là ngày Bộ Bƣu chính Viễn thơng đã ban hành
Quyết định 16/2007/QĐ-BCVT thành lập Tổng cơng ty Bƣu chính Việt Nam
(VNPost). Từ đây dù vẫn nằm trong Tập đồn nhƣng VNPost đã có pháp nhân
riêng, thực hiện tổ chức sản xuất và hạch toán độc lập với khối viễn thông.
Trên cơ sở Đề án của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 16/11/2012 Thủ
tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1746/QĐ-TTg chuyển quyền đại diện chủ
sở hữu nhà nƣớc tại TCT BĐVN từ Tập đồn VNPT về Bộ TTTT. Cùng với đó,
Tổng cơng ty Bƣu chính Việt Nam đƣợc đổi tên thành Tổng công ty Bƣu điện Việt
Nam - tên truyền thống của ngành Bƣu điện. Ngay sau Lễ bàn giao chuyển quyền
đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại TCT BĐVN từ Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng
Việt Nam về Bộ TTTT, chiều ngày 20/12/2012, Tổng cơng ty đã chính thức ra mắt

thƣơng hiệu mới - Bƣu điện Việt Nam (tên tiếng Anh: VNPost). Đây là bƣớc cuối
cùng hồn tất lộ trình chia tách bƣu chính với viễn thơng tại Việt Nam sau 10 năm
khởi động.
Là doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc giao thực hiện nhiệm vụ bƣu chính cơng ích
duy nhất tại Việt Nam, dù cịn khó khăn song 10 năm qua Bƣu điện Việt Nam luôn
bảo đảm cung ứng các dịch vụ bƣu chính cơng ích nhƣ: dịch vụ thƣ cơ bản, dịch vụ
bƣu chính phục vụ quốc phịng an ninh, phát hành báo chí cơng ích. Đặc biệt, đến
hết năm 2013 Tổng cơng ty khơng cịn nhận sự trợ cấp bằng tiền của Nhà nƣớc cho
các hoạt động bƣu chính cơng ích, nhƣng khơng chỉ các dịch vụ này vẫn luôn đƣợc
thực hiện tốt mà lĩnh vực SXKD cũng tạo nhiều đột phá mới.
Không dừng lại ở các dịch vụ bƣu chính truyền thống, TCT BĐVN đã xây
dựng chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ theo 3 trụ cột: Bƣu chính
chuyển phát, Tài chính Bƣu chính và Phân phối - Truyền thông, nhằm cung cấp
những dịch vụ tiện ích nhất tới từng ngƣời dân. Theo đó, Tổng công ty đã tập trung
mở rộng kinh doanh dịch vụ bƣu chính chuyển phát nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển mạnh mẽ của thị trƣờng thƣơng mại điện tử và logistic. Đặc biệt, một trong
13


những điểm nổi bật nhất chính là việc tham gia vào các dịch vụ hành chính cơng
của Nhà nƣớc. Điển hình là mơ hình chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
qua bƣu điện trên toàn quốc, chi trả bảo trợ xã hội, chi trả ngƣời có công, thu nộp hộ
tiền phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho ngƣời vi phạm giao thông, thu lệ phí
và chuyển phát hồ sơ xét tuyển Đại học, Cao đẳng, thu phí bảo hiểm, chuyển phát
chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,... Từ đây, khẳng định Bƣu điện
Việt Nam đã thực sự trở thành cánh tay nối dài trong thực hiện cải cách hành
chính của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Cánh tay này càng trở lên vững chắc
và dài rộng hơn trong những tháng đầu năm 2017, khi tất cả các địa phƣơng cùng
các Bộ ngành đã và đang quyết liệt triển khai Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành

chính qua dịch vụ bƣu chính cơng ích, góp phần hƣớng tới một nền thủ tục hành
chính vì ngƣời dân phục vụ.
Đối với Bƣu điện Việt Nam, 8.000 BĐ-VHX không chỉ giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong chuyển tải các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, mà
đây còn là điểm tựa để triển khai các chƣơng trình, đề án về nơng thơn nhƣ:
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nơng thơn mới, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
đƣa thông tin về cơ sở; Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập
Internet cộng cộng do quỹ BMGF tài trợ... Nhằm duy trì và phát triển hệ thống BĐVHX hơn nữa, Tổng công ty luôn đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh đầu tƣ, mở rộng
thêm nhiều dịch vụ tại các BĐ-VHX nhƣ: các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ
viễn thông và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, các dịch vụ hành chính cơng.... Các
BĐ-VHX đa dịch vụ đƣợc hình thành và ngày càng phát triển. Trung bình hiện nay,
doanh thu bình quân của BĐ-VHX đa dịch vụ đạt 24 triệu/điểm/tháng.
Đi đúng hƣớng, cộng với sự nỗ lực, đoàn kết của toàn mạng lƣới, doanh thu và
lợi nhuận, cùng thu nhập của ngƣời lao động năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Có
thể thấy rõ qua các chỉ số phát triển liên tục từ năm 2008 đến 2016 của Tổng công
ty. Cụ thể, tổng doanh thu tăng từ 7.455 tỷ đồng lên 12.237 tỷ đồng; Thu nhập bình
quân tăng từ 4,42 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 9,362 triệu đồng/tháng; Lợi nhuận từ
chỗ âm 1.285 tỷ đồng đã tăng lên 175 tỷ đồng.
Trong chiến lƣợc phát triển đến năm 2020, TCT BĐVN đặt mục tiêu tiếp tục
đổi mới toàn diện, phát triển đồng bộ ba trụ cột kinh doanh: bƣu chính chuyển phát,
tài chính bƣu chính và phân phối truyền thơng. Qua đó khẳng định vai trị chủ đạo
trong lĩnh vực bƣu chính tại Việt Nam. Đến năm 2020, TCT BĐVN phấn đấu trở
thành doanh nghiệp bƣu chính quốc gia hàng đầu khu vực Đơng Nam Á với doanh
thu đạt 21.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 1 tỷ USD tính theo tỷ giá thời điểm ban hành
14


Chiến lƣợc), tăng trƣởng bình quân 20%/năm. Tổng lợi nhuận năm 2020 phấn đầu
đạt 600 tỷ đồng, tăng bình quân 38%/năm. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu nhà
nƣớc đạt 6,3%, tăng trƣởng 44%/năm.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, TCT BĐVN đã chủ động xây dựng một tầm
nhìn, hƣớng đi riêng theo hƣớng tạo dựng nền sản xuất bƣu chính hiện đại, chun
mơn hóa và chun nghiệp hóa, tạo sự cách biệt và khác biệt tuyệt đối trên thị
trƣờng. Theo đó, tồn Tổng cơng ty sẽ tập trung đổi mới tổ chức sản xuất, chuẩn
hóa quy trình sản xuất của cả 3 lĩnh vực trụ cột; hiện đại hóa các trung tâm khai thác
chia chọn theo hƣớng cơ giới hóa và tự động hóa; hợp lý hóa trong từng quy trình
sản xuất, giảm bớt khâu trung gian. Đặc biệt sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học,
công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Trong đó sẽ
thực hiện tin học hóa các khâu tại tất cả quá trình quản lý, điều hành, sản xuất, kinh
doanh; thiết lập liên kết trực tuyến trên toàn mạng lƣới.
1.1.4. Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam
* Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam:
TCT BĐVN bao gồm 67 đơn vị hoạch toán phụ thuộc (gồm 63 Bƣu điện tỉnh,
thành phố, Công ty PHBC Trung ƣơng, Công ty Datapost, Công ty Vận chuyển và
Kho vận, Trung tâm Đào tạo); 02 Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty
nắm giữ 100% vốn điều lệ; 03 công ty cổ phần do Tổng công ty nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ và 08 Công ty liên kết.
- Vốn điều lệ: 8.122 tỷ đồng
- Tổng nhân sự trên toàn mạng lƣới: 42.777 ngƣời.
* Hệ thống mạng lưới:
- Hệ thống điểm phục vụ: 12.738 điểm, bán kính phục vụ bình qn đạt 2,93
km/điểm đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình qn
đạt 7.164 ngƣời/điểm.
Trong đó:
- 64 bƣu cục giao dịch cấp 1;
- 760 bƣu cục giao dịch cấp 2;
- 1.793 bƣu cục giao dịch cấp 3;
- 8.184 điểm Bƣu điện - Văn hóa xã;
- 434 đại lý bƣu điện;
- 43 Kiốt;

- 1.460 thùng thƣ công cộng độc lập;
* Mạng vận chuyển:
15


×