Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích tình hình gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 1, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------------

LÊ HÙNG TRUNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAN LẬN THUẾ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------------

LÊ HÙNG TRUNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAN LẬN THUẾ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS NGUYỄN THỊ CÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Nội dung
luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thơng tin đƣợc đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Hùng Trung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT

: Giá trị gia tăng

NNT

: Ngƣời nộp thuế

NSNN

: Ngân sách Nhà nƣớc

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNCN


: Thu nhập cá nhân

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Các biến trong mơ hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu ................................ 33
Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN của Quận 1 giai đoạn 2012 - 2016 ......................... 35
Bảng 2.2: Tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động giai đoạn
2012 - 2016 ................................................................................................................ 39
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kiểm tra thuế NNT giai đoạn 2012 - 2016 ............... 40
Bảng 2.4: Kết quả truy thu thuế TNDN sau kiểm tra giai đoạn 2012 - 2016 ........... 41
Bảng 2.5: Tình hình giảm lỗ TNDN sau kiểm tra giai đoạn 2012 - 2016................. 43
Bảng 2.6: Tổng hợp các chỉ tiêu số thu NSNN và số thu thuế TNDN của Quận 1
giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................ 49
Bảng 2.7: Thuế suất thuế TNDN ở một số nƣớc, vùng lãnh thổ châu Á .................. 60
Bảng 2.8: Ma trận tƣơng quan giữa các biến ............................................................ 68
Bảng 2.9: Kiểm dịnh chi - bình phƣơng về độ phù hợp tổng quát ............................ 69
Bảng 2.10: Hệ số - 2LL ............................................................................................. 69
Bảng 2.11: Khả năng dự báo chính xác của mơ hình ................................................ 70
Bảng 2.12: Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy lần 1 .............................. 70
Bảng 2.13: Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy lần 2 .............................. 71
Bảng 2.14: Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa thống kê ............................................... 72
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................. 73



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình: Quy trình nghiên cứu......................................................................................... 7
Hình 1.1: Trốn thuế tối ƣu là dƣơng (>0) .................................................................. 19
Hình 1.2: Trốn thuế tối ƣu bằng khơng (=0) ............................................................. 20
Hình 2.1: Cơ cấu nguồn thu NSNN của Quận 1 giai đoạn 2012 - 2016 ................... 37
Hình 2.2: Kết quả truy thu thuế TNDN sau kiểm tra giai đoạn 2012 - 2016 ............ 42
Hình 2.3: Tình hình giảm lỗ TNDN sau kiểm tra giai đoạn 2012 - 2016 ................. 44
Hình 2.4: Tỷ lệ động viên thuế TNDN vào tổng nguồn thu NSNN giai đoạn 2012 2016 ........................................................................................................................... 49
Hình 2.5: Tình hình gian lận thuế ............................................................................. 64
Hình 2.6: Miễn, giảm thuế......................................................................................... 65
Hình 2.7: Tình hình kiểm tra thuế ............................................................................. 65
Hình 2.8: Nhận diện cơ hội gian lận thuế.................................................................. 66
Hình 2.9: Kiến thức của doanh nghiệp về thuế ......................................................... 67


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ
GIAN LẬN THUẾ ....................................................................................................... 12
1.1 Các lý thuyết về thuế ............................................................................................... 12
1.1.1 Khái niệm và vai trò của thuế .......................................................................... 12
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp .................... 15
1.2 Lý thuyết về gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 18
1.2.1 Khái niệm về gian lận thuế ............................................................................... 18
1.2.2 Phân tích thực chứng của trốn thuế .................................................................. 18

1.2.3 Các hình thức gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 21
1.2.4 Các yếu tố tác động đến gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp ................ 23
1.3 Một số nghiên cứu trƣớc.......................................................................................... 27
1.3.1 Mơ hình lý thuyết trốn thuế của Allingham và Sandmo (1972) ...................... 27
1.3.2 Tính tuân thủ thuế của các chủ doanh nghiệp nhỏ - một báo cáo của
Bernadette Kamleitner (2010) ....................................................................................... 28
1.3.3 Ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến gian lận thuế ở Malaysia: Phƣơng pháp
nghiên cứu Neural Network - Razieh Tabandeh (2012) ............................................... 29
1.4 Lựa chọn mơ hình nghiên cứu của tác giả ............................................................... 30
1.4.1 Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 30
1.4.2 Giả thuyết của mơ hình ................................................................................... 31
TĨM LƢỢC CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAN LẬN THUẾ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ............................................................................................................................ 34
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách Nhà nƣớc của Quận 1 ......................... 34
2.2 Thực trạng thất thoát thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................... 38


2.2.1 Tình hình thực hiện kiểm tra thuế giai đoạn 2012 - 2016 ............................... 38
2.2.2 Đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2012 2016…..…. .................................................................................................................... 41
2.2.3 Những tồn tại, hạn chế trong kiểm tra thuế thuế thu nhập doanh nghiệp........ 45
2.3 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong mối quan hệ với số thuế mà doanh
nghiệp nơp .................................................................................................................... 48
2.4 Các hình thức gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 152
2.4.1 Các hình thức gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
tại Chi cục Thuế Quận 1 ................................................................................................ 52
2.4.2 Một số trƣờng hợp gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp điển hình qua
công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 1 ........................................................... 57
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến tình hình gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.... 60

2.5 Các yếu tố tác động đến gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1 .................................................................................... 63
2.5.1 Kết quả thống kê miêu tả .................................................................................. 64
2.5.2 Phân tích các yếu tố tác động đến việc gian lận thuế thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1 .................................................................................... 67
TÓM LƢỢC CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 73
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH GIAN LẬN THUẾ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 75
3.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu làm cơ sở đƣa ra giải pháp hạn chế gian lận thuế
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .......... 75
3.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính........................................................................... 75
3.1.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng ....................................................................... 76
3.2 Giải pháp hạn chế gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 76
3.2.1 Giải pháp đối với nguyên nhân từ phía chính sách thuế.................................. 76
3.2.2 Giải pháp đối với nguyên nhân từ phía cơng tác quản lý thu thuế .................. 79
3.2.3 Giải pháp đối với nguyên nhân từ ý thức, nhận thức của NNT ....................... 84
3.2.4 Giải pháp cho từng yếu tố tác động nhƣ với yếu tố từ chính quyền - chính


sách……. ....................................................................................................................... 86
3.2.5 Giải pháp yếu tố nâng cao nhận thức, kiến thức thuế...................................... 87
3.3 Những hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................... 88
TÓM LƢỢC CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 89
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 92
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 94



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), ngày càng trở
thành công cụ quan trọng trong điều tiết và kích thích sự phát triển nền kinh tế của
quốc gia. Chính vì vậy, thuế ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia,
bất kể quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Trong cơ cấu thu NSNN của Việt Nam trong thời gian qua, tỷ trọng thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN: năm
2011 (27,16%), năm 2012 (29,35%), năm 2013 (24,30%), năm 2014 (26,04%),...
Điều này cho thấy, thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định
nguồn thu cho NSNN và là công cụ để thực hiện điều tiết thu nhập, đảm bảo sự
công bằng trong phân phối thu nhập xã hội, khuyến khích đầu tƣ mở rộng sản xuất
kinh doanh.
Cùng với xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày
càng đƣợc mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận
cho doanh nghiệp từ đó tạo gánh nặng thuế TNDN càng lớn. Do đó, thuế TNDN
ln là một trong những mục tiêu gian lận thuế của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
mơi trƣờng thể chế và kinh tế chƣa hoàn chỉnh nhƣ ở Việt Nam hiện nay thì rủi ro
gian lận thuế của doanh nghiệp sẽ càng cao.
Trong những năm qua tình trạng gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp trên
cả nƣớc nói chung và Quận 1 nói riêng diễn biến phức tạp với các hình thức, thủ
đoạn ngày càng tinh vi. Đó là một thực trạng rất đáng lo ngại, không chỉ gây thất
thu, thiệt hại cho NSNN mà cịn gây mất cơng bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế, một mặt phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chƣa cao,
mặt khác cho thấy chính sách thuế vẫn cịn những bất cập so với yêu cầu thực tiễn.
Hơn nữa, trong các nghiên cứu về vấn đề gian lận thuế trong những năm gần đây,
các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thƣờng chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến hành vi gian lận thuế nói chung nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan

(2009), Lê Văn Trƣờng và Nguyễn Đình Chiến (2013),... cịn các nghiên cứu liên


2

quan đến gian lận thuế TNDN thƣờng chỉ tập trung vào vấn đề chuyển giá nhƣ
nghiên cứu của Vũ Thị Kim Hồng (2010), Lê Văn Hải (2012). Có thể dễ dàng nhận
thấy còn tồn tại một khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề gian lận thuế TNDN.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế và khoảng trống trong các nghiên cứu nêu
trên, việc phân tích tình hình gian lận thuế TNDN để từ đó có các định hƣớng đề
xuất các giải pháp để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế của các
doanh nghiệp trở nên vơ cùng cần thiết. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAN LẬN THUẾ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”.
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan
 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
- Nghiên cứu về vấn đề trốn thuế thu nhập của Allingham và Sandmo (1972) [11]
Mơ hình nghiên cứu đã đƣa ra các yếu tố tác động đến hành vi trốn thuế của
ngƣời nộp thuế (NNT) gồm 4 biến số: mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất
kiểm tra thuế và mức phạt đối với hành vi trốn thuế. Quyết định trốn thuế hay
không trốn thuế của NNT đƣợc giải thích dựa vào việc tính tốn, lựa chọn hợp lý
các biến số trên. Mặc dù, Allingham và Sandmo thừa nhận rằng một số các biến số
kinh tế khác cũng có thể giải thích đƣợc tác động đến hành vi trốn thuế, nhƣng mơ
hình đơn giản vẫn có ý nghĩa bao gồm 4 biến số đƣợc miêu tả ở trên.
- Nghiên cứu về gian lận thuế, tránh thuế và phát triển tài chính của Cobham
(2005) [14]
Nghiên cứu này nhằm phân tích về yếu tố trong nƣớc tác động đến thất thu thuế.
Cobham (2005) xem xét mơ hình gian lận thuế bằng cách, giả sử rằng doanh thu
thuế giả định của một quốc gia trong trƣờng hợp không có gian lận thuế là: To= t.

Trong đó, t là thuế suất trung bình và  là tổng doanh thu từ các hoạt động kinh tế.
Xuất phát từ mơ hình cơ bản này, Cobham (2005) đã đƣa ra bốn lý do gây thất thu
thuế: (i) nền kinh tế phi chính thức trong nội địa, (ii) nắm giữ các tài sản nƣớc ngoài
của ngƣời cƣ trú trong nƣớc, (iii) sự chuyển dịch lợi nhuận của các công ty đa quốc


3

gia, (iv) sự cạnh tranh về thuế dẫn đến làm giảm thuế suất. Sự đóng góp chính trong
bài nghiên cứu này là ƣớc tính tổn thất thuế do gian lận thuế từ khu vực phi chính
thức.
- Nghiên cứu về trốn thuế, tránh thuế và chi phí thuế ở các nƣớc đang phát triển
của Clemens Fuest và và Adine Riedel (2009) [13]
Nghiên cứu này báo cáo khảo sát tổng hợp các nghiên cứu định lƣợng về
thất thu thuế do tránh và trốn thuế tại các nƣớc đang phát triển, đồng thời bàn về vai
trị của chi phí thuế và các yếu tố chi phối khả năng huy động nguồn thu thuế.
Theo nghiên cứu, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng là những nhân tố chủ chốt cho phát
triển và tăng trƣởng. Tuy vậy, nhiều nƣớc đang phát triển không thu đƣợc đủ mức
thuế cần thiết để sử dụng cho khu vực công. Điều này phản ánh sự yếu kém của các
nƣớc đang phát triển trong việc tăng nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu của dịch vụ
công. Các nghiên cứu hiện nay về thất thu thuế do tránh và trốn thuế ở các nƣớc
đang phát triển đều phân biệt giữa nhân tố trong nƣớc và nhân tố quốc tế. Nhân tố
trong nƣớc gồm tình trạng trốn thuế xảy ra trong nền kinh tế ngầm. Nhân tố quốc tế
gồm việc điều chuyển lợi nhuận giữa các chi nhánh trong các tập đoàn đa quốc gia
và việc nắm giữ tài sản ở nƣớc ngồi của các cơng ty tƣ nhân.
 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề về thuế TNDN đã đƣợc đề cập nhiều trong các công trình
nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: Rủi ro tuân thủ thuế TNDN, thực tiễn áp dụng pháp luật
thuế TNDN, ƣu đãi về thuế TNDN,... Tuy nhiên, chƣa có nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan về vấn đề gian lận thuế TNDN. Đây là vấn đề mới cần đƣợc nghiên

cứu về mặt lý luận và thực tiễn. Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
mà tác giả đã có điều kiện đọc và tham khảo:
- Luận án tiến sĩ, “Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của các
công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan (2009)
[6]
Luận án này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và
kết hợp phân tích thực tiễn để nghiên cứu các hành vi trốn thuế và tránh thuế của


4

các công ty con của công ty đa quốc gia là các doanh nghiệp FDI từ những năm
1990 đến nay, đồng thời dựa trên những nghiên cứu thực tế tình hình chống trốn
thuế và tránh thuế của ngành thuế và Hải quan từ những năm 1990 đến nay (chủ yếu
ở 03 sắc thuế: thuế TNDN, thuế GTGT và thuế xuất khẩu) đối với các công ty đa
quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả phân tích so sánh
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và các kiến nghị đến năm
2015 để từ đó đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi trốn
thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ, “Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giải pháp chống
chuyển giá ở Việt Nam” của Lê Văn Hải (2012) [5]
Luận văn này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê số liệu vấn
đề chống chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia có hoạt động đầu tƣ ở Việt
Nam trong lĩnh vực ngành ôtô giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2012 và đƣa ra một
số ví dụ thực tế về hoạt động chống chuyển giá; phân tích khách quan về tình hình
thực tế, có so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn giữa Việt Nam và một số
nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phƣơng
pháp phân tích, so sánh kinh nghiệm mà các nƣớc đã áp dụng thành công trong
công tác quản lý chống chuyển giá những năm qua. Dựa vào sự phân tích, đánh giá
khách quan kết hợp với thực tế của Việt Nam, luận văn khái quát, tổng hợp thành

những vấn đề mang tính lý luận. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm
tăng cƣờng hoạt động chống chuyển giá của cơ quan thuế trong tƣơng lai tới.
- Luận văn thạc sĩ, “Một số giải pháp hạn chế hành vi gian lận thuế thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Quận 5” của Nguyễn Đăng Nguyên (2013)
[7]
Luận văn này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, thống kê
miêu tả, thơng qua nguồn dữ liệu thứ cấp là thuế TNDN, thu NSNN, các hành vi
gian lận thuế TNDN và các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi gian lận thuế TNDN
trong các doanh nghiệp tại Quận 5 chủ yếu đƣợc phát hiện qua công tác thanh tra,
kiểm tra thuế tại Quận 5 giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, đồng thời nghiên


5

cứu tình huống thực tế một số doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế. Từ những kết
quả nghiên cứu trên, tác giả đƣa ra một số giải pháp cụ thể để hạn chế hành vi gian
lận thuế thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Quận 5.
- Bài viết “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” của PGS.TS Lê Xn Trƣờng và
TS. Nguyễn Đình Chiến (Tạp chí tài chính số 9 tháng 9, năm 2013) [3]
Bài viết này tác giả dựa trên nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan, Tổng cục
Thuế để phân tích và lập luận đƣa ra một số hành vi gian lận thuế nội địa mang tính
phổ biến hiện nay, đó là: Bỏ ngồi sổ sách kế toán, tạo giao dịch bán hàng giả mạo,
tạo giao dịch mua hàng giả mạo, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế,… và trên cơ sở
đó đƣa ra các giải pháp mang tính nguyên tắc cần thực hiện để chống gian lận thuế
là: Hồn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế nói riêng,
tăng cƣờng nắm bắt thơng tin về NNT, liên tục cập nhật các thủ đoạn gian lận
thuế,…
Nhƣ vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các nghiên cứu
ở nƣớc ngồi đều mang tính định lƣợng, cịn các nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu
mang tính định tính. Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu về gian lận

thuế và các yếu tố tác động đến gian lận thuế có thể rút cho luận văn một số gợi ý
trong việc lựa các biến liên quan đến gian lận thuế TNDN, cụ thể là:
- Về mặt lý thuyết: qua tổng kết các nghiên cứu đi trƣớc, luận văn đã thấy đƣợc
những điểm mạnh của các phƣơng pháp tiếp cận phân tích định tính, định lƣợng
cũng nhƣ một số hạn chế của phƣơng pháp này. Đồng thời qua đó cũng là cơ sở
nhận thức lý thuyết một cách hoàn thiện, đầy đủ trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Về mặt thực nghiệm: chính việc tổng kết các nghiên cứu đi trƣớc về gian lận
thuế đã giúp luận văn không những hiểu sâu sắc về mặt lý thuyết mà cịn qua đó có
thể vận dụng một cách phù hợp vào phân tích tình hình gian lận thuế TNDN của các
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Đặc
biệt là trong việc hình thành những kiểm định thống kê trong việc lựa chọn các biến
ảnh hƣởng đến gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với
nghiên cứu của luận văn để có thể thu đƣợc các kết quả thực nghiệm có ý nghĩa.


6

3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đƣợc tác giả xem xét, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế TNDN,
gian lận thuế TNDN, nhận dạng các hình thức gian lận thuế và đánh giá thực tiễn
công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1. Từ đó, có các định hƣớng đề
xuất để hạn chế tình trạng gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp trong thời
gian tới. Đề tài đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các hình thức gian lận thuế TNDN và các yếu tố tác động
đến việc gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế
TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi sau đây cần đƣợc trả lời là:
Một là, tình trạng gian lận thuế TNDN gây thất thu thuế cho NSNN đƣợc đo
lƣờng theo tiêu chí nào?

Hai là, các hình thức gian lận thuế TNDN nhƣ thế nào?
Ba là, yếu tố nào tác động đến việc gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp tại
Chi cục Thuế Quận 1?
Bốn là, làm thế nào để hạn chế tình trạng gian lận thuế TNDN của các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1?
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp thực hiện thuế TNDN và
các hành vi gian lận thuế tại Chi cục Thuế Quận 1.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu là các hành vi gian lận thuế
TNDN của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế Quận 1 trực tiếp quản lý giai đoạn từ
năm 2012 - 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu: tác giả đề xuất đề tài sẽ đƣợc thực hiện thông qua 2 giai
đoạn đó là giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lƣợng:


7

Cơ sở lý thuyết

Nghiên
cứu định
tính

Mơ hình nghiên cứu
đề xuất

Phỏng vấn chun gia

(n =10)

Điều chỉnh mơ hình

Nghiên
cứu định
lƣợng

Thu thập dữ liệu thứ
cấp với 200 DN

Phân tích hồi quy
Binary logistic

Kiểm định lý thuyết và giả thuyết
nghiên cứu của mơ hình

Thảo luận kết quả, ý nghĩa của nghiên
cứu và đƣa ra hàm ý

Hình: Quy trình nghiên cứu
Sử dụng lý thuyết về tài chính công, cụ thể là các lý thuyết cơ bản về thuế, lý
thuyết về gian lận thuế TNDN để phân tích tình hình gian lận thuế TNDN. Cụ thể:
Sử dụng phương pháp định tính: Nghiên cứu các hình thức gian lận thuế TNDN
thơng qua nghiên cứu tình huống; xây dựng mơ hình lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng
đến hành vi gian lận thuế TNDN thơng qua sự phân tích, tổng hợp của tác giả từ các
mơ hình nghiên cứu kinh điển về gian lận thuế trực thu, các cơng trình nghiên cứu
thực nghiệm trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi gian lận thuế. Bên cạnh
đó, tác giả cũng tổng hợp các bài báo đăng trên các tạp chí tài chính của các chuyên
gia trong lĩnh vực thuế về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi gian lận thuế. Nghiên

cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh
hƣởng đến sự gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM.


8

Sử dụng phương pháp định lượng:
Từ các lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đã nêu ở trên, tác giả xây dựng các biến
số cho yếu tố tác động đến gian lận thuế TNDN, xây dựng mơ hình nghiên cứu để
đo lƣờng các yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế
Quận 1 nhƣ sau:
Mơ hình định lƣợng xác suất gian lận thuế có dạng: Y= F(Xi)
Trong đó, biến phụ thuộc Y có hai giá tri Y = 1 (doanh nghiệp gian lận thuế) và
Y = 0 (doanh nghiệp không gian lận thuế).
Các biến độc lập Xi lần lƣợt là: (1) suất sinh lời, (2) thuế suất TNDN, (3) số lần
kiểm tra, (4) số tiền phạt, (5) nhận diện cơ hội và (6) kiến thức thuế.
Thu thập dữ liệu về tình hình gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1, TP.
HCM thông qua dữ liệu thứ cấp và dùng kết quả điều tra sử dụng phần mềm SPSS
20 để phân tích kết quả nhằm đƣa ra giải pháp hạn chế các yếu tố tác động đến gian
lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM.
6. Nguồn số liệu và phƣơng pháp xử lý số liệu
 Nguồn số liệu
- Nguồn số liệu chính của nghiên cứu này lấy từ cuộc điều tra của Chi cục Thuế
Quận 1 thực hiện kiểm tra thuế tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM trong gian đoạn 2012 - 2016. Tuy nhiên,
trong giới hạn bài viết này, tác giả chỉ tập trung xoay quanh các doanh nghiệp thực
hiện nghĩa vụ thuế TNDN. Cụ thể trong 2.552 doanh nghiệp đƣợc thu thập dữ liệu
tác giả chọn mẫu 200 doanh nghiệp để đánh giá tình hình gian lận thuế TNDN tại
Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kết hợp phƣơng pháp định lƣợng thơng qua

phân tích mơ hình hồi quy logistic đo lƣờng tình hình gian lận thuế TNDN của 200
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM. Những phát hiện chính trong
nghiên cứu này cho thấy yếu tố suất sinh lời, thuế suất TNDN, số lần kiểm tra, số
tiền phạt, nhận diện cơ hội và kiến thức thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới tình hình
gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1, TP. HCM.


9

 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phương pháp chuyên gia
- Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để phân tích định tính.
- Thảo luận chuyên gia để xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành các thang đo,
bảng thu nhập dữ liệu.
- Khi có kết quả phân tích định lƣợng, tác giả cùng chuyên gia thảo luận về các
kết quả nghiên cứu có đƣợc, nhằm giúp nâng cao tính khả thi cho các gợi ý chính
sách ở chƣơng 3.
Phương pháp thống kê mô tả
- Tác giả sử dụng phƣơng pháp này là dùng để mô tả đặc điểm của doanh nghiệp
thực hiện thu thập dữ liệu.
- Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập
từ nghiên cứu định tính. Các chỉ số thống kê mô tả nhƣ:
 Giá trị trung bình mẫu (mean): là một đại lƣợng mơ tả thống kê, đƣợc tính
bằng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
 Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã đƣợc
sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần
có số quan sát bằng nhau.
 Giá trị tối đa (Maximum): là giá trị lớn nhất của biến đứng trong một dãy số.
 Giá trị tối thiểu (Minimum): là giá trị nhỏ nhất của biến đứng trong một dãy
số.

 Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy
số phân phối.
 Phƣơng sai: là trung bình giữa hai bình phƣơng các độ lệch giữa các biến và
giá trị trung bình của các biến đó.
 Độ lệch chuẩn: là đại lƣợng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của
một tập dữ liệu đã đƣợc lập thành bảng tần số.


10

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho những ngƣời làm công
tác quản lý thuế và các nhà hoạch định chính sách trong việc quản lý thuế TNDN,
cụ thể nhƣ sau:
Một là, kết quả nghiên cứu giúp cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế
TNDN tốt hơn nhằm phòng chống, giảm tối đa các điều kiện, yếu tố môi trƣờng dẫn
đến hành vi gian lận thuế, tăng khả năng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi
gian lận thuế của NNT, giảm thất thu cho NSNN.
Hai là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chính
sách thuế hiểu rõ hơn về các hình thức gian lận thuế TNDN và các yếu tố tác động
đến việc gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở
để hồn thiện chính sách thuế TNDN và nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của
NNT.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày theo kết cấu sau:
Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc về gian lận thuế
Mục tiêu của chƣơng này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thuế TNDN, gian
lận thuế TNDN, các hình thức gian lận thuế TNDN, chỉ ra ảnh hƣởng của gian lận
thuế TNDN; xây dựng các tiêu chí đo lƣờng các yếu tố tác động đến hành vi gian
lan thuế TNDN. Các lý thuyết trong chƣơng 1 sẽ đƣợc vận dụng để nghiên cứu

những vấn đề cụ thể trong chƣơng 2.
Chƣơng 2: Phân tích tình hình gian lận thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Chi cục Thuế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu của chƣơng này là áp dụng lý thuyết ở chƣơng 1 để đánh giá thực trạng
tình hình gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 1; phân tích các hình thức
gian lận thuế, làm rõ ngun nhân gian lận thuế TNDN và những yếu tố tác động
đến gian lận thuế TNDN, chọn mẫu và thu thập dữ liệu, giải thích các kết quả phân
tích để đƣa ra nhận định về tình hình gian lận thuế TNDN trong thời gian qua; là cơ
sở định hƣớng để phục vụ cho chƣơng 3.


11

Chƣơng 3: Các giải pháp hạn chế tình hình gian lận thuế thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu của chƣơng này là từ các kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2, đề xuất các
giải pháp để hạn chế tình trạng gian lận thuế TNDN, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thuế TNDN trong thời gian tới.


12

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
VỀ GIAN LẬN THUẾ
1.1 Các lý thuyết về thuế
1.1.1 Khái niệm và vai trò của thuế
1.1.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nƣớc và là một cộng cụ quan
trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của

mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nƣớc và cách thức Nhà nƣớc sử dụng, các
nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau.
Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả ngƣời Anh là Chrisopher Pass và
Bryan Lowes cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên của cải và
vốn nhận đƣợc của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu
về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản” [9, tr.16].
Paul.A.Samuelson và Nordhaus, hai nhà kinh tế học ngƣời Mỹ cũng cho rằng,
bên cạnh các loại nghĩa vụ ngƣời dân phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, cần phải
hiểu rằng: “Thuế là một dạng cƣỡng bức quan trọng. Tất cả mọi ngƣời đều phải
chịu Luật thuế. Sự thật là toàn bộ cơng dân tự mình đặt gánh nặng thuế lên mình và
mỗi công dân cũng đƣợc hƣởng phần hàng công cộng do Chính phủ cung cấp” [9,
tr.16].
Trên góc độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà nƣớc sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tƣ sang khu
vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc.
Trên góc độ phân phối thu nhập, thuế đƣợc định nghĩa là hình thức phân phối và
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ
tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc.


13

Trên góc độ NNT, thuế đƣợc coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá
nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Những khái niệm về thuế nêu trên mới chỉ nhấn mạnh một chiều quan niệm của
từng góc độ khác nhau nên chƣa thật đầy đủ và chính xác của bản chất thuế. Đến
nay, tuy chƣa có một đinh nghĩa về thuế thống nhất, nhƣng để làm rõ đƣợc bản chất
của thuế thì định nghĩa về thuế phải nêu bật đƣợc các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế đƣợc đặc trƣng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
Nhà nƣớc với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hồn trả trực tiếp.
Thứ hai, những mối quan hệ dƣới dạng tiền tệ này đƣợc nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc
theo mệnh lệnh của Nhà nƣớc.
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nƣớc các khoản thuế đã
đƣợc pháp luật quy định.
Thứ tư, việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.
Từ các phân tích trên, Tổng cục Thuế đã đƣa ra một khái niệm tổng quát về thuế
nhƣ sau: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nƣớc; khơng mang tính chất đối
khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho NNT và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi
tiêu công cộng” [9, tr.17].
1.1.1.2 Vai trò của thuế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, với sự thay đổi phƣơng thức can thiệp của
Nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trị hết sức quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế đƣợc thể hiện trên các khía cạnh
sau đây:
Một là, thuế là cơng cụ chủ yếu tập trung nguồn thu NSNN.
Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành
nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu cơng cộng, đó là NSNN.
NSNN đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu


14

chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, số thu về thuế chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng số thu NSNN. Đây là nguồn thu ổn định nhất đƣợc kế hoạch
hoá tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Hai là, thuế là cơng cụ điều hồ thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.

Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trƣờng là sự phân hóa giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần phải can
thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan
trọng mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này, dƣới các hình
thức: thuế trực thu (thuế TNCN), thuế TNDN, thuế tài sản (thuế phi nông nghiệp),
thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt),…
Ba là, thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Thuế trong cơ chế thị trƣờng khơng chỉ đóng vai trị là nguồn thu chủ yếu của
NSNN, mà cịn là một cơng cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát
triển. Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nƣớc, họ đƣợc quyền thụ hƣởng và cung ứng
những lợi ích cơng cộng nhất định và đƣợc tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trƣơng kinh tế đất nƣớc
mà Nhà nƣớc có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh
doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm
tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn.
Bốn là, thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Vai trò này đƣợc xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong
thực tế: thơng qua cơng tác quản lý thu thuế có thể kiểm tra, kiểm sốt tồn diện các
mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nƣớc về
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.


15

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm về thu nhập
Hiện nay trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập tùy
theo mục đích của các nhà nghiên cứu.

Đại diện cho lý thuyết về sự bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà
không quan tâm đến tính thƣờng xuyên của thu nhập là G.Schamt coi thu nhập là
khả năng kinh tế sẽ đƣợc bổ sung cho một ngƣời nào đó trong một khoảng thời gian
nhất định [10, tr.2].
Hai nhà kinh tế Anh là R.M.Hais và H.C. Simons thì cho rằng thu nhập là tổng
đại số của các giá trị thị trƣờng, các quyền lợi đƣợc hƣởng dƣới dạng tiêu dùng và
những thay đổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong một khoảng thời gian
nhất định [10, tr.2].
Nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Paul.A.Samuelson, thì: “Thu nhập là tổng số tiền kiếm
đƣợc hoặc thu góp đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một
năm)”. Thuật ngữ “tiền” ở đây đƣợc hiểu là những khoản thu dƣới dạng tiền tệ hay
hiện vật đƣợc tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận
đƣợc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao
động, từ quyền sở hữu về tài sản, về tiền mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ khơng
phải thanh tốn [10, tr.3].
Qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy chung nhất: “Thu nhập là những khoản
thu dƣới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận đƣợc từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng
về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong
một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm” [8, tr.191].
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau ngƣời ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp ứng
các yêu cầu quản lý khác nhau nhƣ thuế thu nhập công ty, TNCN, thu nhập thƣờng
xuyên, thu nhập không thƣờng xuyên, thu nhập từ lao động và các thu nhập khác.
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của
các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế TNCN.


16

1.1.2.2 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là sắc thuế đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Anh và Nhật
Bản là những nƣớc đầu tiên áp dụng sắc thuế này từ những năm khoảng giữa và
cuối thế kỷ XIX, một số nƣớc khác áp dụng vào khoảng đầu thế kỷ XX nhƣ Pháp,
Thụy Sỹ, Liên Xô cũ, Trung Quốc,…
Ở Việt Nam, thuế TNDN có xuất xứ từ khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối
với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ năm 1953 đến trƣớc ngày
01/01/1990. Giai đoạn từ 01/01/1990 đến trƣớc ngày 01/01/1999 thuế lợi tức đƣợc
áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Năm 1997, Luật thuế TNDN đầu
tiên đƣợc ban hành ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/1999.
Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TNDN đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần
nhằm tháo gỡ kịp thời các vƣớng mắc phát sinh phù hợp với thực tiễn nƣớc ta và
thơng lệ quốc tế. Chính vì vậy, khái niệm về thuế TNDN cũng dần đƣợc bổ sung
đầy đủ hơn: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu
thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất
kinh doanh” [8, tr.191].
1.1.2.3 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN có những đặc điểm chủ yếu:
Một là, thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này
đƣợc biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tƣợng nộp thuế và đối tƣợng chịu thuế.
Hai là, thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức
động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.4 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, thuế TNDN có những vai trò quan trọng
nhƣ
Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.



×