Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn (sabeco)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Dương Thị Kim Hằng

Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tổng Công Ty Cổ
Phần Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn
(SABECO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DƯƠNG THỊ KIM HẰNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số: 60310101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỒNG NGA


TP HỒ CHÍ MINH – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài“Nâng cao năng lực cạnh
tranh Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hồng
Nga.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

`

DƯƠNG THỊ KIM HẰNG


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
SABECO: Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn
VBL: Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam
FAO: Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
VCSH: Vốn chủ sở hữu
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế

ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
HĐQT: Hội đồng quản trị
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DN: Doanh nghiệp
NLCT: Năng lực cạnh tranh
KHCN: Khoa học công nghệ
NSLĐ: Năng suất lao động
CPSX: Chi phí sản xuất


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu Doanh thu năm 2012 - 2016 ........................................................ 40
Bảng 2.2: Phân khúc doanh thu bia Sabeco theo khu vực 2012 - 2016 ................... 41
Bảng 2.3: Chi phí quảng cáo Sabeco năm 2012 – 2016 ......................................... 43
Bảng 2.4: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố 2012 - 2016 .............. 46
Bảng 2.5: So sánh tốc độ tăng CP sản xuất và tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng ... 48
Bảng 2.6: So sánh tốc độ tăng chi phí lương và tốc độ tăng NSLĐ ........................ 48
Bảng 2.7: Chỉ tiêu sinh lời năm 2012 - 2016 ........................................................... 49
Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Sabeco với một số công ty bia trong
khu vực. .................................................................................................................... 50
Bảng 2.9:Phân tích Dupont 5-bước của Sabeco và một số công ty cùng ngành ..... 51
Bảng 2.10: Năng suất lao động theo doanh thu 2012 - 2016 ................................... 52
Bảng2.11: Chỉ tiêu tài chính năm 2012 - 2016 ........................................................ 54
Bảng 2.12: Cơ cấu lao động Sabeco 2012 - 2016 .................................................... 59
Bảng 2.13: Dự báo sản Lượng lúa mạch giai đoạn 2016 -2020 .............................. 65
Bảng 2.14: Chi tiêu cho đồ uống tại Việt Nam ........................................................ 67



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tồng cơng ty SABECO ............................................ 35
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý Tổng Công ty ....................................... 36
Hình 2.3: Tổng doanh thu Sabeco qua các năm 2008 – 2016.................................. 39
Hình 2.4: Doanh thu các hãng Bia lớn ở Việt Nam năm 2016 ................................ 42
Hình 2.5: So sánh lợi nhuận trước thuế Sabeco và các hãng năm ........................... 43
Hình 2.7: So sánh NSLĐ của Sabeco với ngành ..................................................... 52
Hình 2.8: Cơng suất thiết kế (ước tính) của các hãng bia lớn tại Việt Nam ............ 57
Hình 2.9: Hệ thống 10 công ty Thương mại Cổ phần .............................................. 62


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................... v

Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH DOANH NGHIỆP..................................................................................... 9
1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ...................................................... 9
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .................................................................................... 9

1.1.2 Phân loại cạnh tranh.................................................................................... 11
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................... 15
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp .......................... 17
1.2.1 Các yếu tố bên trong: .................................................................................. 18
1.2.2 Các yếu tố bên ngoài................................................................................... 21
1.3 Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. ............................. 23
1.3.1 Tiêu chí Doanh thu ..................................................................................... 23
1.3.2 Tiêu chí thị phần ......................................................................................... 24
1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận ........................................................................................ 24
1.3.4 Chi phí sản xuất .......................................................................................... 25
1.3.5 Năng suất lao động ..................................................................................... 26
1.4 Một số kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh của DN trong và ngoài nước. ...... 26
1.4.1 Bài học về thương hiệu ............................................................................... 26
1.4.2 Bài học về hệ thống phân phối ................................................................. 287


vi

1.4.3 Bài học về lựa chọn đúng đối tác................................................................ 28
1.4.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế ........................................................ 29
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHTỔNG CÔNG TY
CÔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) ........... 31
2.1. Giới thiệu chung về Tổng Cơng ty .................................................................... 31
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển .............................................................. 31
2.1.2 Các thành tựu và đóng góp kinh tế -xã hội của Tổng Cơng ty. .................. 33
2.1.2.1 Thành tựu............................................................................................. 33
2.1.2.2 Những đóng góp kinh tế – xã hội. ....................................................... 33
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Tổng Công ty ............................................. 35
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 35

2.1.3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý ........................................................................ 35
2.1.4 Tổng quan thị trường Bia Việt Nam giai đoạn 2012 -2016 ........................ 37
2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh Sabeco .............................................. 39
2.2.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của Sabeco trong tương quan đối với các đối
thủ cạnh tranh. .......................................................................................................... 39
2.2.1.1 Tiêu chí về doanh thu .......................................................................... 39
2.2.1.2 Tiêu chí về thị phần ............................................................................. 44
2.2.1.3 Chi phí sản xuất ................................................................................... 45
2.2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................. 49
2.2.1.5 Tiêu chí về năng suất lao động ............................................................ 51
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Sabeco....................... 53
2.2.2.1 Các yếu tố bên trong ............................................................................ 53
2.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ........................................................................... 63
2.3 Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh Sabeco ........................................... 70
2.3.1 Điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh ....................................................... 70
2.3.2 Hạn chế trong năng lực cạnh tranh ............................................................. 70
2.3.3 Những yêu cầu đặt ra nâng cao năng lực cạnh tranh Sabeco ..................... 71
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 73


vii

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU-NGK SÀI GỊN
(SABECO) ............................................................................................................... 74
3.1 Một số dự báo về thị trường bia Việt Nam thời gian tới.................................... 74
3.2 Mục tiêu phát triển của Sabeco trong thời gian tới ............................................ 75
3.3 Cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Sabeco............. 75
3.3.1 Cơ hội.......................................................................................................... 75
3.3.2 Thách thức .................................................................................................. 76

3.4 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh Sabeco ....................................... 77
3.5 Giải pháp dự báo chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Sabeco ..... 79
3.5.1 Nhóm giải pháp về các nhân tố bên trong .................................................. 79
3.5.2 Nhóm giải pháp về các nhân tố bên ngoài .................................................. 85
3.5.3 Nhóm giải pháp khác .................................................................................. 86
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Với lịch sử lâu đời và quá trình phát triển xuyên suốt, ngành Bia Rượu Nước

Giải Khát Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất công
nghiệp nước nhà, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.Đặc biệt các sản phẩm bia giữ vai trị chủ đạo, chất lượng cao, có uy
tín, thương hiệu bền vững và có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với
khu vực và thế giới. Mặc dù là ngành lợi hại song song nhưng không thể phủ nhận
Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát có hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành công
nghiệp khác. Sự phát triển của ngành bia - rượu - nước giải khát đã tác động tích
cực,đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy các
ngành khác cùng phát triển như: nông nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, hóa sinh,
sản xuất bao bì,... Ngành còn thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn
nội lực sẵn có trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới. Để phát
triển bền vững, ngành Bia - Rượu - NGK Việt Nam phải được đặt trong cơ cấu kinh
tế của quốc gia, có vị thế, phù hợp, cân đối với các ngành kinh tế khác. Tất nhiên

điều quan trọng là người uống phải biết “uống có văn hóa- uống có trách nhiệm”.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiên đang có dân số trẻ, có tốc tăng trưởng kinh tế đầy
triển vọng, và là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu  sau
Nhật Bản, Trung Quốc và nằm trong top 25 của thế giới. Dự tính đến năm 2020, sản
lượng bia toàn ngành là hơn 4 – 4,25 tỷ lít/năm.Tương ứng, trung bình mỗi người
Việt sẽ uống 38 lít bia / năm. Chính vì vậy, thị trường bia rượu, nước giải khátViệt
Nam đang ở thế giằng co quyết liệt giữa một bên là các thương hiệu nội đã “nằm
lòng” với người tiêu dùng Việt Nam và một bên là sự tấn công của các thương hiệu
ngoại bằng nhiều con đường, ồ ạt, hay lặng lẽ trực chờ cơ hội thâu tóm thị trường
Việt. Cạnh tranh trên thị trường này được ghi nhận là vô cùng khốc liệt.Bốn doanh
nghiệp dẫn đầu thị trường bia ở thời điểm này là Sabeco, Habeco, Heineken và
Carlsberg.
Trong đó, nhiều năm qua, Sabeco Sabeco vẫn đứng vững vị thế đầu ngành với
thương hiệu bền vững và mạng lưới rộng khắp toàn quốc. Tuy nhiên, vị thế này rất


2
dễ lung lay khi sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng với sự gia nhập ngày
càng nhiều các hãng ngoại nhập, sự đầu tư quảng bá thương hiệu của các tập đoàn
lớn trên thế giới. Sức ép cạnh tranh càng trở nên lớn hơn khi các chính sách giảm
thuế nhập khẩu theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do được áp dụng,
tạo lợi thế các các doanh nghiệp ngoại dễ dàng lấn sân vào Việt Nam hoạt độngkinh
doanh. Sự quốc tế hóa ngày càng cao với tiềm lực tài chính và thương hiệu mạnh
của các doanh nghiệp ngoại cho thấynhiều khả năng miếng bánh thị phần bia tại
Việt Nam sắp tới sẽ được phân chia lại. Vậy doanh nghiệp trong nước nói chung và
Sabeco nói riêng cần làm gì để trụ vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh này ?
Từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (Sabeco)” để nghiên cứu
cho luận văn này. Nội dung bài nghiên cứu dựa trên quan điểm cá nhân với mong
muốn đóng góp ít nhiều giải pháp cho Sabeoc nói riêng và ngành Bia Rượu NGK

Việt Nam nói chung.
2. Tổng quan các cơng trình khoa học liên quan đến năng lực cạnh tranh.
2.1 Các cơng trình nghiên cứu hoa học nước ngoài
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp “Lý thuyết,
khung phân tích và mô hình” của tác giải Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý
thuyết về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, NLCT của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng các yếu tố: (1) nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn
hóa, trình độ cơng nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy
trình quản lý, quy trình cơn nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả,
thị phần, phât triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở NLCT của
doanh nghiệp nói chung mà chưa phân biệt về quy mơ, địa lý, lĩnh vực hoạt động.
Vì thế nghiên cứu vẫn vòn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh
nghiệp ở những quy mô và lĩnh vực khác nhau.
Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân
tố ảnh hưởng đến NLCT tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (hình
ảnh/uy tín, cơng nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển sản phẩm mới, chi
phí sản xuất, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng


3
quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho điểm
nhằm so sánh năng lực cạnh tranh giữa các DN mà chưa xác định các tiêu chí phản
ánh năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của DN.
Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về: “ Đo lường NLCT của các công ty
lớn ở Latvia”. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp
công ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của
nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của
môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới
thông tin liên lạc. Nhược điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chi xác định những

yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và đo lường mức độ của chúng thông qua
khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của DN.
Kết quả nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các cơng ty nói
chung mà khơng phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng
với các quốc gia và ngành nghề khác.
2.3 Các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Các nghiên cứu tại Việt nam về NLCT của DN trong những năm gần đây cũng
được rất nhiều nhà nghiên cứu và các học giả quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào 2 hướng chính, đó là: (1) nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và các giải
pháp nâng cao NLCT của doanh nghiệp trong một ngành; (2) nghiên cứu về các yếu
tố tác động đến NLCT của DN.
Bài báo khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập”, Đặng Thị Huyền Trâm (2016) đã thực hiện nghiên
cứu dựa trên mơ hình kim cương M.E. Porter và đưa các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, bao gồm các nhân tố
bên trong và bên ngoài như: trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN, trình độ
thiết bị, cơng nghệ, trình độ lao động, năng lực tài chính, năng lực marketring, khả
năng liên kết và hợp tác với DN khác, thị trường, thể chế chính sách. Tuy nhiên,
nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung mà chưa phân biệt lĩnh
vực hoạt động, ngành nghề.


4
Bài báo khoa học “Nghiên cứu tiêu chí và mơ hình đánh giá năng lực cạnh
tranh các doanh nghiệp Ngành Công Thương” Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất
tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thương, bao gồm năng lực
sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing, định
hướng kinh doanh và kết quả kinh doanh. Nghiên cứu chưa chỉ ra được các nhân tố
nội lực hình thành tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh.
Nhiều nghiên cứu về cạnh tranh sản phẩm được thực hiện trong nhiều lĩnh vực

khác nhau, như giấy, chè, rau an toàn, dịch vụ bưu chính viễn thơng… Các nghiên
cứu này có thể là nghiên cứu định tính hay định lượng theo thang đo Likert và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT khác nhau theo lĩnh vực, ngành nghề, nhưng
đều đồng nhất các yếu tố bao gồm chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì,
thương hiệu, hệ thống phân phối, xúc tiến thương mại (Duyên Nguyễn Thị Thanh,
2014; Phương Đỗ Thị Thúy, 2008; Thái Nguyễn Văn, 2008), năng lực phục vụ
(Khánh Nguyễn Hữu, Anh Nguyễn Thị Tâm, 2016). Tuy nhiên, các nghiên cứu
khoa học về năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát còn rất hạn
chế.
Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt nam, cho đến nay chỉ có những
buổi hội thảo, tọa đàm nhằm góp ý về tình hình hoạt động trên thị trường và góp ý
về một số vấn đề chính sách, các ngành liên quan. Hiện nay, khi thị trường bia rượu
NGK đi vào cạnh tranh khốc liệt đã có một số bài viết, bài báo tham luận nhỏ rời
rạc trên tạp chí, mà chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học để đánh giá hệ
thống khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lĩnh vực bia rượu nước giải khát
trong cả nước nói chung.
2.4 Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Qua nghiên cứu và tổng quan các tài liệu trong và ngồi nước có liên quan đến
năng lực cạnh tranh cho thấy: năng lực cạnh tranh của DN được nghiên cứu theo
nhiều hướng quan điểm khác nhau với nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Dù
theo hướng nào thì các lý thuyết này đều cơ bản dựa vào các nguồn lực bên trong và
bên ngoài để trực tiếp giải quyết các thách thức cơ bản nhất ở trung tâm sự sồng cịn
đối với doanh nghiệp: Những gì tạo ra NLCT và làm thế nào duy trì sự phát triển


5
của doanh nghiệp xác định thành công của doanh nghiệp xuất phát từ những nguồn
lực bên trong và bên ngoài.
Việt Nam có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về NLCT đề cập tới các nhân tố
tác động đến NLCT và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các đối tượng

nghiên cứu. Với lĩnh vực bia rượu nước giải khát với nhiều đặc thù riêng biệt về lợi
hại song song thì hiện chưa có cơng trình nghiên cứu nào về năng lực cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu này sẽ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp kinh doanh bia, rượu, nước giải khát. Đề tài thực hiện sẽ kế thừa cơ
sở từ các nghiên cứu trước và phân tích định tính xác định các tiêu chí đánh giá, các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung:
Luận văn nghiên cứu về năng lực canh tranh của Tổng Công ty CP Bia –
Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) trong thị trường cạnh tranh độc quyền
nhóm hiện nay để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sabeco.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp nói chung và nói riêng với Sabeco.
Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh Sabeco thời gian qua thơng qua bộ
tiêu chí nhằm xác định những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, điểm mạnh
điểm yếu về năng lực cạnh tranh của Sabeco so với đối thủ.
Xác định các nhân tốquyết định năng lực cạnh tranh của Sabeco trên thị
trường.
Đưa ra mục tiêu, định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Sabeco một cách phù hợp và hiệu quả.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đánh giá năng lực cạnh tranh Sabeco bằng tiêu chí nào?
Năng lực cạnh tranh của Sabeco được quyết định bới các nhân tố cốt lõi nào ?


6
Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh Sabeco?

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh Sabeco giai đoạn 2012 – 2016.
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sabeco và các nhân tố ảnh hưởng
năng lực cạnh tranh sabeco trên thị trường.
Và một số chỉ tiêu trong năng lực cạnh tranh của các hãng đối thủ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài
Gòn (Sabeco) tại thị trường Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
5.1 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Để đạt được mục tiêu và phạm vi nghiên cứu này, luận văn sử dụng các lý
thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh, các phương pháp thốngkê mô tả, phân tích,
tổng hợp,so sánh, và dự báo.
Áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia với ban lãnh đạo để tìm ra bộ
tiêu chí đánh giá thực trạng cạnh tranh Sabeco và các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh Sabeco.
Ngoài ra luận văn sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu tình huống với
mục đích tìm ra điểm mới cho đối tương nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
5.2 Thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Những vấn đề lý luận được rút ra trong sách giáo khoa chuyên ngành trong
nước và quốc tế.
Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài tạp chí khoa học,
tập san,... liên quan đến Ngành Bia - Rượu - NGK của Bộ ngành, Hiệp hội,…
Số liệu thống kê được thu thập từTổng cục Thống kê, Sở giao dịch chứng
khốn, Cơng ty Kiểm tốn và Ngân hàng.



7
Tài liệu văn thư lưu trữ, báo cáo,… thu thập được từ Văn phòng, các phòng
ban, các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty.
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp do chính tác giả tự thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp các chuyên gia diễn ra tại Hội sở và các đơn vị trực thuộc Sabeco.
6. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận:
Luận văn làm rõ khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Xác định bộ tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của Sabeco
Vận dụng mơ hình Kim cương mở rộng của Michael Porter để đánh giá ....
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Sabeco.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn đưa ra các bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển cũng như
năng lực cạnh tranh của các hãng bia ngoại nhập đa quốc gia.
Nghiên cứu đánh giá lại tình hình hoạt động của Sabeco, rút ra các kết quả nổi
bật và những điểm yếu cần khắc phục để xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Sabeco và ngành Bia – Rượu - NGK
Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu phân tích và chỉ ra cơ hội cũng như thách thức đối với Sabeco, từ
đó đưa ra mục tiêu và các giải pháp thiết thực. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành cũng như Hiệp hội Bia Rượu Nước
Giải Khát Việt Nam nhằm nắm bắt được những thông tin cần thiết để điều chỉnh
chiến lược và phát triển ngành một cách linh hoạt và tối ưu nhất.
6.2 Hạn chế của nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu:
Do hạn chế về năng lực, hạn chế về số liệu các doanh nghiệp trong ngành,
những thông tin liên quan đến bí mật doanh nghiệp Sabeco và quy định giới hạn của
luận văn, nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm cần nghiên cứu thêm, cụ thể:



8
Luận văn phân tích sâu vào sản phẩm chủ đạo của Sabeco là bia với tỷ lệ trên
85% tổng doanh thu, hạn chế các lĩnh vực và sản phẩm khác.
Luận văn khơng đi sâu vào vấn đề thối vốn của Sabeco.
Một số chỉ tiêu khơng có so sánh với các hãng ngoại nhập do thiếu số liệu.
Hạn chế về quy mô mẫu:
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu đều là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ
nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù tôi đã cân nhắc đến độ tin cậy khi tập hợp số liệu
nhưng có thể khó tránh khỏi những số liệu khơng chính xác. Do đó, một số nhận
định có thể chưa sát thực tế. Tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế
này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo và phụ lục kết cấu
luận văn được trình bày trong 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh vànăng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Sabeco
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng năng lực cạnh tranh Sabeco trong thời
gian tới.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰCCẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế cơ bản mang tính lịch sửhút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế thế giới mọi thời đại. Buổi đầu, cạnh tranh xuất

hiện và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Theo thời gian, cạnh tranh
được nâng cấp ở mức độ khái quát hơn là quá trình đổi mới và sáng tạo vận động
liên tục và khơng có điểm kết thúc. Cạnh tranh tồn tại từ cấp độ vi mô đến vĩ mô và
bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế – xã hội. Với nội hàm rộng lớn như
vậy nên trên những giác độ nghiên cứu khác nhau đã có những khái niệm về cạnh
tranh khác nhau.
Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh
tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm cơng việc của mình một cách chính xác.
Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại khơng có động cơ thúc đẩy thực hiện
mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Như vậy,
có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần
làm tăng của cải của nền kinh tế [23, tr.6].
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêungạch" [9, tr.15].
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế
học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa
các DN cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường” [14, tr.48]. Họ
còn đồng nhất cạnh tranh với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Hai tác giả R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vi mơ cho
rằng: “Thị trường cạnh tranh hồn hảo là thị trường có nhiều người mua và người


10
bán và không một cá nhân người mua hoặc người bán nào có ảnh hưởng đáng kể tới
giá cả” [9, tr.313].
Nghiên cứu về cạnh tranh của Michael Porter khá toàn diện từ cấp độ DN,
ngành cho đến quốc gia, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh được
xác định là nguồn gốc của tiến bộ kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào và là nền tảng cho
những cơng dân có năng suất cao và đời sống dư giả. Bởi chỉ có các DN mới có thể

tạo ra của cải, khơng phải chính phủ nên hướng trọng tâm về phân tích cơ sở kinh tế
vi mô của sự tăng trưởng kinh tế [10, tr.42].
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (“Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về
giá trị gia tăng, định vị và phát triển DN”) thì cạnh tranh trong thương trường khơng
phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những
giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ khơng lựa
chọn đối thủ cạnh tranh củamình” [6, tr.118].
Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế, về chính sách cạnh
tranh và kiểm sốt độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự
ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc
khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu
kinh doanh cụ thể " [16, tr.14].
Khái quát lại hệ thống lý thuyết về cạnh tranh cho thấy, cạnh tranh luôn được
xem xét trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối
giữa các đối thủ cạnh tranh có chức năng giống nhau. Mục đích cuối cùng của các
chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh
doanh là lợi nhuận, đối với một địa phương hay quốc gia là tạo việc làm và thu nhập
cao hơn. Để đạt được mục đích cơ bản cuối cùng ấy, cuộc ganh đua giữa các chủ
thể phải tạo ra được những điều kiện, cơ hội tốt nhất nhằm mở rộng thị trường, hợp
lý hóa sản xuất (đối với các ngành, DN) hay tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy
phát triển sản xuất kinh doanh (đối với các quốc gia, địa phương).Như vậy, cạnh
tranh bao hàm một số đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, mang bản chất của mối quan hệ
cùng mục đích giữa các chủ thể với nhau, đề cập đến cạnh tranh là một quá trình có
sự tham gia của nhiều chủ thể và các chủ thể phải có cùng mục tiêu; Thứ hai, các


11
chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung; Thứ ba, phương pháp
và công cụ cạnh tranh rất đa dạng; Thứ tư, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian
và không gian không cố định.

Kế thừa những quan điểm và từ phân tích nội hàm của cạnh tranh ở trên, có
thể thấy về cơ bản: cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của
mình để đạt được một hay một số mục tiêu nhất định.
1.1.2Phân loại cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại.
1.1.2.1 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranhđược phân thành 3
loại.
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition):
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh nghiệp nhỏ sản xuất và
bán ra một loại hàng hoá, dịch vụ giống hệt nhau và với số lượng của từng doanh
nghiệp q nhỏ so với tổng số hàng hố có trên thị trường.
Thị trường này có một số đặc điểm :
Có rất nhiều người sản xuất và bán hàng hố giống hệt nhau, song khơng ai có
ưu thế trong việc cung ứng và mua sản phẩm để có thể làm thay đổi giá cả.
Người bán có thể bán tồn bộ hàng hố của mình với giá thị trường. Như vậy
họ phải chấp nhận giá thị trường có sẵn và dù họ có tăng giảm lượng hàng hố bán
ra thì cũng khơng có tác động gì đến giá cả thị trường.
Khơng có trở lực gì quan trọng ảnh hưởng đến việc gia nhập vào một thị
trường hàng hố, nói cách khác là khơng có sự cấm đốn do luật lệ quy định hoặc
do tính chất của sản phẩm địi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, mức đầu tư q lớn.
Theo thị trường này mỗi doanh nghiệp chỉ là một phần tử trong tổng thể vì vậy
các quyết định của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thị trường. Mặt khác việc
định giá của doanh nghiệp không cách nào khác hơn là phải tự thích ứng với giá cả
hiên cả hiện có trên thị trường. Muốn có lãi doanh nghiệp phải giảm thấp chi phí
sản xuất.


12
Cạnh tranh khơng hồn hảo (Imperfect Competition):
Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo là tình trạng cạnh tranh bình thường vì

nó phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là thị trường mà phần lớn các sản phẩm
là không đồng nhất. Cùng sản phẩm có thể chia làm nhiều thứ loại, nhiều chất
lượng,... Sản phẩm tương tự có thể được bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi
nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Mặc dù, sự khác biệt giữa các
sản phẩm không đáng kể (sự khác biệt mang ý nghĩa quan niệm, tâm lý là chính):
các điều kiện mua bán hàng hố cũng là khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc
đáo riêng biệt đối với người mua do nhiều lý do khác nhau: khách hàng quen, gây
được lòng tin,... hay các cách thức quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng tới người mua,
làm người mua thích mua của một nhà cung ứng này hơn của nhà cung ứng khác.
Đường cầu của thị trường là đường không co dãn. Việc mua và bán sản phẩm
được thực hiện trong bầu khơng khí có tính chất giao thương rất lớn, điều này khác
hẳn với thị trường cạnh tranh hồn hảo. Người bán có thể thu hút khách hàng bởi
nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ, tín
dụng, hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi. Do đó, trong giá có sự phân biệt, xuất hiện
hiện tượng nhiều giá. Có thể nói giá cả lên xuống thất thường tuỳ khu vực, tuỳ
nguồn cung ứng, tùy người mua.
Kinh tế học chia cạnh tranh khơng hồn hảo thành cạnh tranh mang tính độc
quyền và độc quyền nhóm:
Cạnh tranh độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm phân biệt, các sản phẩm có thể
thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng khơng phải là thay thế hồn hảo. Nghĩa là độ
co dãn của cầu là cao chứ không phải là vô cùng. Vì những lý do khác nhau (chất
lượng, hình dáng, danh tiếng...) người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp
khác với của các doanh nghiệp khác. Do đó một số khách hàng sẵn sàng trả giá cao
hơn cho sản phẩm mình thích, trong ngắn hạn khó gia nhập thị trường nhưng dài
hạn thì có thể. Nhà sản xuất định giá nhưng không thể tăng giá một cách bất hợp lý,
về dài hạn thì khơng thể trở thành thị trường độc quyền được. Cạnh tranh độc quyền
sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm. Sự



13
thành cơng trong việc dị biệt hố sản phẩm phù hợp với sự đa dạng và tính hay thay
đổi của nhu cầu thị trường quyết định mức độ độc quyền và thành cơng của doanh
nghiệp. Chúng ta có thể tìm thấy sự hiện diện của cạnh tranh mang tính độc
quyền trong thị trường của các ngành như hoá mỹ phẩm, may mặc, ơtơ....
Độc quyền tập đồn: Trong thị trường độc quyền tập đồn, sản phẩm có thể
giống nhau hoặc khác nhau và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu
hết toàn bộ tổng sản lượng. Ở mơ hình này, người ta thường nhấn mạnh đến số
lượng thành viên của thị trường, đặc thù công nghệ của một số ngành sản xuất địi
hỏi quy mơ tối thiểu có hiệu quả lớn đến mức khơng phải ai cũng có thể đáp ứng.
Chỉ một số lượng nhỏ doanh nghiệp với tiềm lực tài chính và khả năng về cơng
nghệ có thể tham gia đầu tư, ví dụ như sản xuất ôtô, cao su, thép, xi măng, bia,
rượu, nước giải khát,… Vì vậy, tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành
vi của doanh nghiệp này ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Nếu một doanh nghiệp
giảm giá sẽ dẫn đến tình trạng phá giá do các doanh nghiệp dễ kết cấu với nhau.
Nhưng vì cạnh tranh bằng giá khơng có lợi do vậy người ta chuyển sang cạnh tranh
bằng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Trong thị trường độc quyền tập
đoàn, một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu hút được lợi nhuận đáng kể trong
dài hạn thì có các hàng rào ra nhập làm cho các doanh nghiệp mới khơng thể hoặc
khó mà ra nhập thị trường. Trong độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất cũng sử
dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo hoặc phân biệt sản phẩm
giống như trong cạnh tranh độc quyền.
Độc quyền hoàn toàn (Monopolistic Competition):
Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một người mua (Độc quyền mua) hoặc
một người bán (Độc quyền bán) mà khơng có đối thủ cạnh tranh. Chính sách của thị
trường này là định giá cao và sản lượng hàng hố ít. Tuy nhiên điều đó khơng đồng
nghĩa với việc nhà độc quyền định giá bao nhiêu cũng được. Tuỳ theo đặc điểm tiêu
dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý giá của Nhà nước mà nhà độc quyền định giá
cao hay thấp để thu được lợi nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức
cạnh tranh phi giá như quảng cáo để thu hút thêm khách hàng.Nói chung độc quyền



14
trong sản xuất kinh doanh là lợi thế lớn nhất đối với nhà độc quyền, song về mặt xã
hội thì nó kìm hãm sự phát triển sản xuất, làm thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.
1.1.2.2 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia
thành 3 loại.
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh giữa người
bán và người mua diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán
muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, ngược lại người mua muốn mua với
giá thấp nhất. Giá cuối cùng là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một
quá trình mặc cả với nhau mà theo đó hoạt động mua bán được thực hiện.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi
cung nhỏ hơn cầu. Khi lượng cung một loại hàng hố, dịch vụ nào đó q thấp so
với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết
liệt. Lúc đó giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do hàng hoá khan hiếm nên
người mua vẫn sẵn sàng trả giá cao cho hàng hố mình cần. Kết quả là người bán
thu được lợi nhuận cao cịn người mua thì bị thiệt. Đây là cuộc cạnh tranh mà theo
đó những người mua sẽ bị thiệt còn những người bán được lợi.
Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go
và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường. Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng
hố càng phát triển càng có nhiều người bán dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết
liệt trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật một mặt tác động đến các nhà sản xuất, một mặt
làm thay đổi nhu cầu của người mua, do đó nó dần làm biến đổi vị trí của các yếu tố
cạnh tranh. Một cách chung nhất cạnh tranh là sự ganh đua ở các giác độ: chất
lượng, giá cả, nghệ thuật tổ chức tiêu thụ và thời gian.
1.1.2.3 Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế cạnh tranh được phân thành
2 loại.
Cạnh tranh trong nội bộ nghành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả
của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. Trong cuộc cạnh tranh này
các doanh nghiệp thơn tính lẫn nhau, doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi


15
hoạt động của mình trên thị trường, doanh nghiệp thua sẽ thu hẹp phạm vi kinh
doanh thậm chí phá sản.Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy, mỗi
doanh nghiệp đều có những cơng cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so
với các đối thủ khác trên thị trường. Các công cụ thường được sử dụng là: giá cả,
sản phẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến...
Cạnh tranh giữa các nghành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các
ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn
so với vốn đầu tư bỏ ra đầu tư vào ngành khác. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn
đến doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển
sang kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Cạnh tranh giữa các quốc gia: là hoạt động nhằm duy trì và cải thiện vị trí
của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài để thu được lợi ích
ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia
cạnh tranh là các doanh nghiệp. Nếu quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cũng có năng lực cạnh tranh tốt hơn.
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm Năng lực cạnh tranh (NLCT) được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu
những năm 1980.Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp (DN) có khả năng
cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và
giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng
nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho
người lao động và chủ DN”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách
trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994).
Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với

DN, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng
thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu kháchhàng với hiệu suất và hiệu
quả hơn các DN khác”.
Theo Buckley (1988), NLCT của DN cần được gắn kết với việc thực hiện mục
tiêu của DN với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của DN, mục đích chính của DN và
các mục tiêu giúp các DN thực hiện chức năng của mình.


16
Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực
cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới... Ủy
ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ
điển Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh
tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể
định lượng.
Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu
và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao NLCT của DN thời hội
nhập: “NLCT của DN được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi
nhuận cho DN trong mơi trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước” [5, tr. 28].
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược,
cơ cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của
doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt
được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình [6, tr.
22].
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004)

chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa
cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động
và là một q trình. Ngồi ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do
trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng
nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên


×