Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.58 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN CHÍ NGUYÊN

THỰC HIỆN
QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

UẬN V N THẠC

NGƯỜI HƯỚNG D N

UẬT HỌC

HOA HỌC: TS. PHẠM V N VÕ

TP HỒ CHÍ MINH – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Nguyễn Chí Ngun, học viên Cao học Luật chuyên ngành Luật
Dân sự và Tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật chuyên
ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự với đề tài Quyền sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên thiên nhiên.
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong Luận văn này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa


học của TS. Phạm Văn Võ. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Chí Ngun


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- QSH

: Quyền sở hữu

- QSHTD

: Quyền sở hữu toàn dân

- TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt

Mục lục
Phần mở đầu .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Lý luận về thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên
thiên nhiên .............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tài nguyên thiên nhiên và sở hữu toàn dân đối với tài nguyên
thiên nhiên .............................................................................................................. 6
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên thiên nhiên ........................................................ 6
1.1.1.1. Đất đai ............................................................................................. 7
1.1.1.2. Tài nguyên nước .............................................................................. 7
1.1.1.3. Khoáng sản ...................................................................................... 7
1.1.1.4. Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời .................................................... 8
1.1.2. Tổng quan về sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ................. 8
1.1.2.1. Các quan điểm khoa học về sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên
nhiên ............................................................................................................. 10
1.1.2.2. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ở Việt
Nam .............................................................................................................. 16
1.2. Tổng quan thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên
.................................................................................................................................. 20
1.2.1. Quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên được thực hiện bằng
cơ quan đại diện .................................................................................................. 20
1.2.2. Nhà nước sử dụng quyền lực công là công cụ thực hiện quyền sở hữu .... 22
1.2.3. Quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên không thể là đối tượng của
giao dịch dân sự .................................................................................................. 24
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................. 27


Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với
tài nguyên thiên nhiên và giải pháp hoàn thiện................................................... 29
2.1. Thực trạng pháp luật về thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên thiên nhiên ................................................................................................ 29

2.1.1. Cấp quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên .............................................. 29
2.1.1.1. Cấp quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên thông qua hoạt động giao
đất, cho thuê đất ............................................................................................ 29
2.1.1.2. Cấp phép khai thác khoáng sản ........................................................ 33
2.1.1.3. Cấp phép khai thác thủy sản............................................................. 34
2.1.1.4. Cấp phép khai thác tài nguyên nước ............................................... 35
2.1.2. Nghĩa vụ tài chính của chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
đối với chủ sở hữu .............................................................................................. 36
2.1.2.1. Về nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên .. 37
2.1.2.2. Về nghĩa vụ trả tiền cho hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên .............................................................................................................. 42
2.1.3. Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên thiên nhiên ............................................................................................... 49
2.2. Giải pháp hoàn thiện ...................................................................................... 51
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về cấp quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên ....... 52
2.1.1.1. Ghi nhận quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tạo
cơ sở cấp quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên ........................................ 52
2.1.1.2. Hoàn thiện quy định về cấp quyền khai thác khoáng sản ................ 53
2.2.2. Đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ tài chính của người khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ............................................................................................... 54
2.2.2.1. Đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tài chính của người
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên .................................................... 54
2.2.2.2. Hạn chế tình trạng thất thốt nguồn thu từ khai thác tài nguyên thiên
nhiên ............................................................................................................. 55


2.2.3. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân
đối với tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 56
2.2.3.1. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền sở hữu toàn

dân đối với tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 56
2.2.3.2. Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ....... 57
2.2.4. Hạn chế việc sử dụng quyền lực cơng trong thực hiện quyền sở hữu tồn
dân đối với tài nguyên thiên nhiên ...................................................................... 59
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................. 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
(i) Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) từ lâu đã được khẳng định là có vai trị to lớn
đối với nền kinh tế quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, nếu quản lý tốt, TNTN sẽ
mang lại lợi nhuận kinh tế và thuế tài nguyên. Các nguồn thu này có thể là là một
nguồn tài chính phát triển quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Tại một số quốc
gia có chiến lược quản lý, sử dụng TNTN hiệu quả và bền vững, TNTN được xem
là một dạng tư bản có thể chuyển hóa thành các dạng tư bản khác, cụ thể, quốc gia
sử dụng nguồn thu từ TNTN để tái đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của nền
kinh tế. Để đạt được sự chuyển đổi này cần phải có các thể chế đồng bộ có khả năng
quản lý được TNTN, trong đó có các quy định pháp luật về thực hiện quyền sở hữu
(QSH) đối với TNTN.
Đối với Việt Nam, TNTN đóng vai trị quan trọng đối hầu hết các ngành kinh
tế, trong đó có nơng nghiệp. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12% cơ cấu nền kinh tế nước ta năm 2014; số lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,6% tổng số lao động cả nước1. Các ngành nông, lâm và thủy sản phụ thuộc
rất lớn vào các nguồn TNTN là đất đai và nguồn nước. TNTN khoáng sản là nguyên

liệu cho các ngành cơng nghiệp nặng. Bên cạnh đó, một nguồn TNTN quan trọng khác
của nước ta là dầu thô đã mang về 98,1 nghìn tỷ đồng thu ngân sách năm 2014 (trên
814,1 nghìn tỷ đồng tổng thu ngân sách), kim ngạch xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD. Như
vậy, TNTN đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
TNTN, quyền khai thác, sử dụng TNTN đã được xem là một loại tài sản và được đưa
vào giao dịch. Việc quản lý, sử dụng hiệu quả TNTN khơng những góp phần phát triển
kinh tế mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên cho các thế
hệ tiếp theo, đây chính là phát triển bền vững.
1

Tổng Cục Thống kế, Thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014,
Default.aspx?tabid=382&ItemID=14187.


2

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa
XIII thơng qua ngày 28/11/2013 (sau đây gọi là: “Hiến pháp năm 2013”), tại Điều
53 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, TNTN khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý”. Hiến pháp năm 2013 quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với TNTN là sự tiếp
nối các quy định trong các bản Hiến pháp trước như Điều 17 Hiến pháp năm 1992,
Điều 19 Hiến pháp năm 1980 và Điều 12 Hiến pháp năm 1959.
Tuy nhiên, tình hình quản lý, khai thác TNTN hiện nay vẫn còn bất cấp gây ra
sự lãng phí tài ngun, ơ nhiễm mơi trường, hiệu quả khai thác chưa cao. Có nhiều
ngun nhân dẫn tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất là cách hiểu các quy định pháp luật về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân
(QSHTD) đối với TNTN còn chưa đầy đủ, chưa sát đúng với điều kiện thực tế, việc

thực hiện QSHTD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn bất
cập. Quản lý hiệu quả TNTN ở nước ta hiện nay là địi hỏi tính cấp thiết góp phần
bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là lý do để tơi chọn đề tài “Thực hiện
quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên”.
(ii) Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài
Vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả TNTN có ý nghĩa to lớn đối với
sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Bên cạnh đó, vấn đề khai thác, sử dụng
TNTN cịn là một khía cạnh của vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Để được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả thì vấn đề thực hiện QSH đối với
TNTN phải được đặt ra xem xét đầu tiên và có ý nghĩa quyết định.
Mặt khác, Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được thông
qua với nội dung quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với TNTN. Việc làm rõ
QSHTD góp phần bảo đảm quyền chính trị của các cơng dân Việt Nam. Tồn dân
tham gia quản lý, giám sát việc quản lý, khai thác, sử dụng TNTN thuộc sở hữu của
mình do nhà nước đại diện, qua đó góp phần đảm bảo tài nguyên, thiên nhiên được
khai thác sử dụng hiệu quả và rộng ra là thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.


3

Hiện nay, TNTN được quản lý, sử dụng chưa phát huy tối đa hiệu quả, gây
lãng phí, ơ nhiễm mơi trường có một phần nguyên nhân từ việc thực hiện QSHTD
đối với loại tài sản đặc thù này chưa thật sự khoa học. Việc nghiên cứu đề tài “Thực
hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên” hứa hẹn có tính ứng
dụng cao đối với cơng tác lập pháp như: ban hành các quy phạm pháp luật nhằm
hoàn thiện pháp luật về thực hiện QSHTD đối với TNTN; trong công tác hành pháp
như: điều chỉnh hợp lý cơ chế thực thi chế độ sở hữu toàn dân đối với một số loại
TNTN nhất định, điều chỉnh cơ chế phối hợp các bên: chủ sở hữu, cơ quan đại diện
chủ sở hữu, chủ thể có quyền khai thác, sử dụng TNTN, …
(iii) Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thực hiện QSHTD đối với TNTN đã được đề cập đến từ rất sớm, từ khi
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời, nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đơng
Nam châu Á. Theo Hiến pháp, tồn dân là chủ sở hữu của các loại TNTN. Theo đó,
việc nghiên cứu dưới các khía cạnh khoa học về vấn đề này cũng đã xuất hiện từ
sớm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực hiện sở hữu toàn dân đối với TNTN chủ
yếu tập trung vào QSH của một loại tài nguyên thiên cụ thể, trong đó nhiều nhất là
các cơng trình nghiên cứu về QSH đối với đất đai.
Nghiên cứu về QSH đối với một số loại TNTN thì hiện nay đã có một số đề tài
nghiên cứu về “Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Phạm Văn Võ, Luận án Tiến sĩ Luật năm 2008, …
Bên cạnh đó, hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về các khía cạnh của chế độ
sở hữu đối với TNTN nói chung như: “Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản
đối với đất đai”, Sách chuyên khảo của tác giả Phạm Văn Võ, NXB Lao động, năm
2012; các bài viết trên tạp chí Khoa học pháp lý và tạp chí Nhà nước và pháp luật
như: “Các mơ hình sở hữu đất đai và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt
Nam”, Phạm Văn Võ, Nguyễn Hồng Thùy Trang, Tạp chí Khoa học pháp lý,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 3/2012, trang 45 – 51, “Về các
đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Việt Nam hiện nay”, Phạm


4

Văn Võ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 4/2008,
trang 29 – 37, 49.
Vấn đề bảo vệ chế độ sở hữu đối với tài nguyên, khoáng sản cũng được đề cập
trong Báo cáo “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu của Nghị quyết
48-NQ/TW” được thực hiện bởi Phạm Duy Nghĩa, Đặng Văn Thanh, Trần Hữu
Huỳnh, Nguyễn Tiến Lập với sự tài trợ UNDP Việt Nam. Tuy nhiên, như đã trình
bày ở trên, đây là các đề tài nghiên cứu về một số loại TNTN cụ thể (chưa nghiên
cứu toàn diện đối với TNTN). Bên cạnh đó, hầu hết đề tài nghiên cứu dựa theo quy

định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành nên còn hạn chế trong khả năng ứng dụng trong giai đoạn tời khi Hiến
pháp và Bộ luật Dân sự mới đi ban hành.
Như vậy, các nghiên cứu từ trước đến nay chỉ mới xoay quanh các khía cạnh
của QSH đối với TNTN mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về “Thực
hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên”.
(iv) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật, luận văn này nhằm mục
đích chỉ ra một số điểm hạn chế, vướng mắc trong thực hiện QSHTD đối với
TNTN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như
cơ chế thực thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng TNTN
ở nước ta.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu thành công đề tài này phải thực hiện 02 nhiệm vụ, đó là:
- Nghiên cứu lý luận về thực hiện QSHTD đối với TNTN tại Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về thực hiện QSHTD đối với TNTN tại
Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.
(v) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu về thực hiện QSHTD đối với TNTN, luận văn chỉ đi
sâu nghiên cứu khía cạnh thực hiện quyền của chủ sở hữu toàn dân, những vấn đề


5

khác có liên quan chỉ được đề cập đến với vai trò làm tiền đề cho việc nghiên cứu
sâu về thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với TNTN.
TNTN là một phạm trù có nội hàm rất rộng, được phân thành nhiều loại. Luận
văn này không thể nghiên cứu tất cả các loại TNTN. Luận văn này chỉ đi sâu nghiên
cứu về thực hiện QSHTD đối với các loại TNTN được Hiến pháp năm 2013 quy

định thuộc sở hữu tồn dân, trong đó, tập trung nghiên cứu về: đất đai, khoáng sản,
tài nguyên nước, thủy sản và nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời.
(vi) Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, Nhà nước về vấn đề thực hiện QSHTD đối với TNTN.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch
sử, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp so sánh.
(vii) Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày thành 02 chương, đó là:
Chương 1: Lý luận về thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên
thiên nhiên.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với
tài nguyên thiên nhiên và giải pháp hoàn thiện.


6

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN SỞ H ỮU TOÀN DÂN
ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1. Tổng quan tài nguyên thiên nhiên và sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên thiên nhiên
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, TNTN khác và các tài sản do Nhà
nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Từ quy định này, có thể thấy tất cả các tài sản

lớn nhất, quý nhất, liên quan mật thiết đến sự sinh tồn của dân tộc đều thuộc sở hữu
toàn dân. Vì vậy, làm rõ các khái niệm về TNTN và sở hữu toàn dân đối với TNTN
là cần thiết để bảo vệ bảo vệ QSH tài sản của mọi công dân Việt Nam.
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên thiên nhiên
Theo cách hiểu thông thường, TNTN là những của cải vật chất có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con
người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khống sản, các nguồn
nước, dầu, khí...). Theo một cách hiểu khác, TNTN là những giá trị hữu ích của mơi
trường tự nhiên có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người bằng sự tham
gia trực tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế và đời sống nhân loại2.
Mặc dù có nhiều cách hiểu về định nghĩa TNTN nhưng tựu chung lại, có thể
hiểu rằng TNTN chính là những thứ thuộc về tự nhiên mà con người không thể tạo
ra được, con người chỉ phát hiện và dựa vào sức mình để khai thác, phục vụ cho
cuộc sống, cố gắng tái tạo và duy trì nguồn TNTN cho thế hệ ngày sau.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
đến những loại TNTN mà theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 đã được
chỉ rõ thuộc QSHTD, gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời.

2

Thư viện Học liệu mở Việt Nam, Khái niệm hiện trạng TNTN,
truy cập
ngày 24/9/2016


7

1.1.1.1. Đất đai
Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu

cho các công trình xây dựng nhà ở và các tuyến giao thơng trên bộ. Theo số liệu từ
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là hơn 33 triệu
hécta, trong đó khoảng 31 triệu hécta đất đã được sử dụng vào các mục đích nơng
nghiệp và phi nơng nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự nhiên, còn khoảng hơn
2 triệu hécta đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng diện tích
tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nơng nghiệp có diện tích là hơn 27 triệu hécta, nhóm
đất phi nơng nghiệp có diện tích là hơn 3,6 triệu hécta.
Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh cùng với việc
xây dựng mới các cụm công nghiệp, các khu thương mại dịch vụ, du lịch, phát triển
hạ tầng giao thông, ... khiến cho tỷ lệ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đồng
thời, diện tích đất chưa sử dụng tiếp tục có xu hướng giảm qua từng năm do được
đưa vào sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp, phi nông nghiệp phù hợp với nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội, với điều kiện thực tế của từng địa phương.
1.1.1.2. Tài nguyên nƣớc
Nước là nguồn TNTN thiết yếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở để xây
dựng hệ thống thủy điện, vận tải thủy, hệ thống tưới tiêu, là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt cho đời sống con người. Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ
thống sơng ngịi với lưu lượng dịng chảy 840 tỷ m3/năm, ngày mưa bình quân 100
ngày/năm. Bên cạnh đó, nước ta cịn có nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm.
Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều
giữa các vùng. Ở các vùng núi nước rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước
ngọt vào mùa khô. Mặt khác, nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm, việc cung cấp nước
sạch ở nhiều vùng nông thôn và đơ thị đang gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Khống sản
Khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và công
nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường,


8


Việt Nam được đánh giá là có nguồn khống sản đa dạng như bô-xit, thiếc, đồng,
cromit, quặng sắt, đá vôi… Trong đó có thể nói triển vọng nhất là nguồn bơ-xit, trải
dọc theo biên giới phía bắc với trữ lượng 5 tỷ tấn và ở vùng Tây Nguyên là 7 tỷ tấn.
Một số cơ sở khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai và thiếc ở Cao
Bằng đều có quy mơ cịn nhỏ.
1.1.1.4. Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời
Với hơn 3200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước đã tạo cho Việt Nam
một nguồn lợi vùng biển phong phú, chủ yếu là thủy hải sản đa dạng, có giá trị kinh
tế cao. Bên cạnh đó, hoạt động ni trồng và đánh bắt hải sản cũng có ý nghĩa to
lớn, vừa tạo ra nguồn thu nhập, vừa là nguồn dinh dưỡng của đa số nhân dân. Một
số loại thủy sản như cá, tơm, cua có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới.
Ngoài ra các vùng ven biển cịn có điều kiện phát triển nghề làm muối, trồng và sản
xuất các sản phẩm từ cói.
Nguồn lợi vùng trời chủ yếu là các loại chim, trong đó, có giá trị kinh tế hàng
đầu hiện nay là chim yến, ngồi ra, cịn có nhiều loại chim q hiếm, có giá trị bảo
tồn sinh hoạt khơng chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới.
Ngồi ra, vùng biển, vùng trời cịn có các tuyến đường vận tải đường biển và
đường hàng không, cùng với hệ thống cảng biển, cảng hàng không đã và đang được
khai thác, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.
1.1.2. Tổng quan về sở hữu toàn dân đối với tài ngun thiên nhiên
Khái niệm QSH có q trình hình thành và phát triển lâu dài, mỗi thời kỳ, mỗi
nền khoa học pháp lý lại có các cách hiểu khác nhau, trong đó, khoa học pháp lý
của Việt Nam và một số nước khác hiểu QSH thông qua việc liệt kê cụ thể các
quyền năng cấu thành của chủ sở hữu đối với vật, cụ thể là 03 quyền năng: chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt. Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “QSHbao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật”.
Về hình thức của quan hệ sở hữu, trong quá trình phát triển đã từng tồn tại
nhiều hình thức quan hệ sở hữu như sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu toàn



9

dân, ... Trong đó, hình thức sở hữu tồn dân mang nhiều điểm đặc biệt. Theo đó, sở
hữu tồn dân là sở hữu chung của nhân dân, khác với sở hữu nhà nước, một tài sản
được xác định thuộc sở hữu tồn dân nghĩa là tài sản đó thuộc QSH chung của tất cả
công dân, được nhà nước công nhận trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức sở hữu bao gồm sở hữu toàn
dân, sở hữu riêng và sở hữu chung, trong đó, sở hữu tồn dân là sở hữu đối với đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
TNTN khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý. Sở hữu riêng là sở hữu của
một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ
thể đối với một tài sản.
Cần khẳng định chủ “sở hữu tồn dân” khơng đồng nhất với chủ “sở hữu nhà
nước”. Quan hệ giữa “toàn dân” và “nhà nước” là quan hệ đại diện. Theo đó, tồn
dân ủy quyền cho nhà nước quản lý tài sản của mình, nhà nước phải quản lý tài sản
theo ý chí, nguyện vọng của tồn dân, vì lợi ích của tồn dân.
Đồng thời tồn dân có quyền thực hiện QSHTD như tồn dân có quyền kiểm
tra, giám sát việc quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân của Nhà nước. Ví dụ như
mỗi cơng dân đều có quyền và nghĩa vụ thể hiện quyền làm chủ của mình thơng qua
việc tham gia quản lý, giám sát việc quản lý, sử dụng TNTN.
Về mặt khái niệm, Bộ luật Dân sự năm 2015 không đưa ra một khái niệm rõ
ràng về sở hữu tồn dân là gì như khái niệm sở hữu riêng tại khoản 1 Điều 205 3 và
sở hữu chung tại khoản 1 Điều 2074, thay vào đó, Bộ luật Dân sự chỉ quy định
những tài sản thuộc sở hữu toàn dân và việc thực hiện QSHTD trong các trường
hợp. Do đó, trong khn khổ Luận văn này, tác giả xin đưa ra các khái niệm sau:
 Sở hữu toàn dân là sở hữu tất cả công dân5 đối với tài sản được pháp luật
quy định thuộc sở hữu toàn dân.
 QSHTD là tập hợp các quyền của chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản được

pháp luật quy định thuộc sở hữu toàn dân.
3

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
5
Công dân là cư dân được nhà nước công nhận và được mang quốc tịch của nhà nước đó.
4


10

 QSHTD đối với TNTN được hiểu là tập hợp các quyền của chủ sở hữu toàn
dân đối với TNTN.
1.1.2.1. Các quan điểm khoa học về sở hữu toàn dân đối với tài nguyên
thiên nhiên
Với vai trò quan trọng của TNTN, các quốc gia đều chú trọng quản lý, bảo vệ,
sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước, một trong những biện pháp
được tất cả các quốc gia áp dụng đó là việc luật hóa các quy định về TNTN, trong
đó có việc xác định QSH đối với TNTN. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai chế độ
sở hữu đối với TNTN là: công hữu (sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện, sở hữu
tập thể) và tư hữu (sở hữu tư nhân) dưới nhiều mơ hình sở hữu khác nhau.
a. Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học
về triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, suy cho cùng đều
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sở hữu, quan hệ sở hữu, trong đó, QSHTD nói
chung và QSHTD đối với TNTN nói riêng là một nội dung quan trọng.
Theo C. Mác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, giai cấp tư sản và
chế độ tư bản ngày càng phát triển đến đỉnh cao dựa trên nền tảng chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất, trong đó có tư hữu về một số loại TNTN chủ yếu như đất đai,

khoáng sản và ngay cả tư hữu về nguồn nước. Chính vì vậy, trong “Tun ngơn của
Đảng Cộng sản” năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra khẩu hiệu chiến đấu
và là mục đích của giai cấp vơ sản: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận
của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu” 6. Theo C.
Mác, “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản khơng phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói
chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”7, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu (tư hữu về
tư bản) mới giải quyết được sự đối lập trong xã hội, đồng thời mới thực hiện được
giải phóng con người. Từ đó, các nhà macxit chủ trương xây dựng một chế độ sở
hữu mới, làm nền tảng cho xã hội mới, xã hội không cịn người bóc lột người, đó
6
7

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr. 616
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr. 615


11

chính là chế độ sở hữu tồn dân. Đồng thời, như các nhà kinh điển của Chủ nghĩa
Mác đã khẳng định, việc xóa bỏ chế độ tư hữu cũng như thiết lập chế độ sở hữu
toàn dân “kinh qua một q trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực”, phải tuân
theo các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội.
Kế thừa những quan điểm của C. Mác về sở hữu, V. I. Lê-nin đã nhận thấy rõ
tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Ông khẳng định:
“Để thực sự giải phóng giai cấp cơng nhân, … phải thủ tiêu chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, chuyển các tư liệu đó thành sở hữu cơng cộng …”8. Thực tiễn Cách
mạng Tháng Mười Nga và xây dựng nhà nước Xơ Viết đã khẳng định tính đúng đắn
trong học thuyết của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về xóa bỏ tư hữu tư bản và xác lập
chế độ sở hữu tồn dân, trong đó có sở hữu tồn dân đối với TNTN.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn

trung thành và vận dụng một cách sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của đất nước, trong đó có nội dung xóa bỏ sở hữu tư nhân, xác lập QSHTD đối
với một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất đó là TNTN.
Với quan điểm chủ trương của Đảng về định hướng xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, Việt Nam xác lập QSHTD đối với TNTN nhằm thực hiện mục tiêu và
bản chất của chủ nghĩa xã hội chính là xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, ai cũng được hưởng ngang bằng như nhau9. Việc xác lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và chế độ sở hữu toàn dân đối với TNTN không
chỉ phù hợp với lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với thực tiễn lịch sử
cách mạng Việt Nam mà nó cịn là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển ở
nước ta.
Từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng ta về con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới và sáng tạo, phù hợp

8

V. I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tập 6, tr. 518
Đỗ Thế Tùng, Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn
kiện Đại hội XI của Đảng, truy cập ngày 21/5/2017
9


12

với sự phát triển của thời đại. Cùng với Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013, hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện khẳng định tính đúng đắn của chế độ
sở hữu toàn dân đối với TNTN, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ sở
hữu toàn dân ở nước ta nhìn chung vẫn khẳng định được xu thế tất yếu của nó trong

sự nghiệp hồn thiện một nhà nước của dân, do dân, vì dân với một nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo,
đòi hỏi phải dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bao gồm
QSHTD đối với TNTN. Đồng thời, việc xác lập QSHTD đối với TNTN là khẳng
định quyền của mỗi công dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử dụng, phát triển
và bảo vệ TNTN theo cơ chế dân chủ, tạo điều kiện để các cộng đồng dân cư tham
gia định đoạt, khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ các loại TNTN, đồng thời bảo đảm
cho mọi người dân giám sát việc quản lý, khai thác và sử dụng TNTN của chính
quyền các cấp.
Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng của TNTN đối với các lĩnh vực đời sống
xã hội của mỗi quốc gia; xuất phát từ đặc trưng chính trị, kinh tế của một đất nước
xã hội chủ nghĩa với tôn chỉ mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, mọi cá nhân đều
có quyền tiếp cận với các tư liệu sản xuất một cách bình đẳng thì chế độ sở hữu toàn
dân là một yêu cầu bắt buộc, tất yếu phát sinh.
b. Theo quan điểm của các học giả phương Tây
Trên thế giới, vấn đề QSH đối với TNTN cũng được nhiều học giả nghiên cứu
và đã công bố nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó có những quan điểm nổi bật
sau:
Hiến chương về TNTN là cơng trình nghiên cứu được cơng bố bởi một nhóm
độc lập gồm các chuyên gia nghiên cứu về khai thác tài nguyên bền vững, đứng đầu
là Paul Collier, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Phi của Trường Đại
học Oxford và được quản lý bởi một hội đồng giám sát, đứng đầu là Ernesto
Zedillo, cựu tổng thống Mexico.


13

Trong 12 nguyên tắc khai thác TNTN bền vững được nêu ra trong Hiến
chương về TNTN, thì nguyên tắc thứ hai đề cập đến QSH đối với TNTN đó là: “Tài
nguyên được khai thác là tài sản chung của mỗi quốc gia và các quyết định khai

thác cần được công khai, minh bạch đồng thời chịu sự giám sát của cộng đồng”.
Mặc dù, Hiến chương về TNTN không nêu quan điểm trực tiếp phải xác lập
QSHTD đối với TNTN nhưng quan điểm TNTN là tài sản chung của quốc gia được
đánh giá là một quan điểm tiến bộ.
Về các nghiên cứu khoa học độc lập khác, trong bài nghiên cứu “03 principles
for natural resources to become a blessing for development” (tạm dịch: “03 nguyên
tắc để TNTN trở thành động lực của sự phát triển”) đăng tải trên trang Devex.com,
một diễn đàn được cho là của hơn 01 triệu chuyên gia về phát triển, y tế và nhân
đạo, tác giả Erik Solheim đã nêu ra nguyên tắc đầu tiên, đó là: TNTN thuộc về nhân
dân, theo đó, lợi nhuận sẽ mang lại lợi ích cho người dân, chứ khơng phải là công ty
hay tổng thống hay cá nhân sở hữu đất có khí gas tự nhiên hoặc quặng sắt đã được
tìm thấy. Một nguyên tắc mạnh mẽ và phổ biến về QSHTNTN của người dân sẽ
làm tăng áp lực lên Chính phủ để sử dụng nguồn thu cho các dịch vụ cơng thay vì
lợi ích cá nhân10. Kết thúc bài nghiên cứu, tác giả Erik Solheim tái khẳng định
“QSH của người dân, sự cởi mở và sự lãnh đạo tốt là điều cần thiết để biến TNTN
thành một động lực cho sự phát triển”.
Một quan điểm khác, trong tác phẩm “Who owns natural resources in the
United States and Canada?” (tạm dịch: “Ai sở hữu TNTN tại Mỹ và Canada?”) của
tác giả M. Patricia Marchak, Đại học Wisconsin – Madison, xuất bản năm 1998, tác
giả chỉ ra rằng:
“Hầu hết các Nhà nước trên thế giới là chủ sở hữu chính thức của các nguồn
TNTN. Nhà nước khẳng định chủ quyền lãnh thổ rộng lớn, bao gồm tất cả các vùng
đất và vùng nước trong phạm vi biên giới quốc gia, vùng biển 200 hải lý tiếp giáp
đất liền, bao gồm tất cả các khoáng sản và nguồn nhiên liệu, động, thực vật hoang
10

Erik Solheim (2014), 3 principles for natural resources to become a blessing for
development, Devex.



14

dã sống ở những vùng đất và vùng biển và khơng khí khơng gian ngay phía trên các
vùng này. Tuy nhiên, QSH chính thức này thường được Nhà nước phân chia với
công dân hoặc chủ thể khác phụ thuộc vào nguồn gốc hợp pháp của TNTN. Nhà
nước giữ lại QSH và quản lý đối với một số TNTN mà Nhà nước cho là khơng có
giá trị thương mại hoặc có giá trị quá đắt đối với chủ sở hữu tư nhân để quản lý
hoặc đã được chuyển đổi thành các khu công cộng và vùng hoang dã”11
Nhà nước thực hiện QSH đối với TNTN tại Mỹ và Canada bằng cách, đối với
các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, Nhà nước cho các công ty thuê
khai thác với số tiền nhất định. Những hợp đồng thuê sử dụng này phân định quyền
của các tư nhân trong khi cho phép họ thu được lợi nhuận từ đất do Nhà nước quản
lý. Ví dụ, thềm lục địa chứa nhiều mỏ dầu và khí đốt, các tài nguyên này được khai
thác bởi các công ty tư nhân dưới hợp đồng cho thuê của Chính phủ. Trong lâm
nghiệp, quyền bán gỗ và các loại quyền khai thác khác được cấp cho khu vực tư
nhân. Tuy nhiên, quyền khai thác bề mặt dưới mặt đất được cho thuê cho các công
ty tư nhân trong khi Nhà nước hoặc các nông dân tư nhân có thể sở hữu đất mặt12.
Theo Peter Barnes, QSH đối với TNTN được tiếp cận dưới góc độ: cơng sản,
những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận
giữ gìn cho con cháu, đang bị phong tỏa. Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0 đã tồn
cầu hóa với sự thao túng của các Cơng ty, đang nhanh tay phung phí di sản chung
này. Nay Peter Barnes đưa ra một giải pháp đó là bảo vệ cơng sản bằng cách trao
cho công sản những QSH và những thể chế quản lý hữu hiệu.
Peter Barnes cho thấy chủ nghĩa tư bản, tựa như một máy tính, hoạt động nhờ
một hệ điều hành. Hệ điều hành hiện nay của chủ nghĩa tư bản trao quá nhiều quyền
hành cho những Công ty chỉ lo tối đa hóa lợi nhuận xâu xé cơng sản và phân phát
hầu hết lợi nhuận cho một thiểu số rất nhỏ. Cịn Chính phủ - trên lý thuyết có nhiệm
vụ bảo vệ công sản, lại thường xuyên trở thành công cụ của chính các Cơng ty đó.
11


M. Patricia Marchak (1998), Who owns natural resources in the United States and
Canada?, University of Wisconsin – Madison, 15, pp.3-4.
12
M. Patricia Marchak (1998), Who owns natural resources in the United States and
Canada?, University of Wisconsin – Madison, 15, pp.5.


15

Peter Barnes đề nghị một hệ điều hành đã được chỉnh sửa, tức là Chủ nghĩa tư
bản Phiên bản 3.0, để bảo vệ công sản. Phát kiến lớn nhất của ông chính là quỹ tín
thác công sản, một thực thể pháp nhân theo cơ chế thị trường có thẩm quyền hạn
chế việc sử dụng các công sản khan hiếm thu tiền thuê và trả cổ tức, dưới hình thức
tiền mặt và lợi ích sử dụng, cho tất cả mọi người. Trong tầm nhìn của P. Barnes,
một loạt quỹ tín thác cơng sản sẽ thể chế hóa các nghĩa vụ của chúng ta đối với các
thế hệ tương lai, đồng bào và thiên nhiên. Một khi được hình thành, các quỹ tín thác
đó sẽ sử dụng thị trường và QSH để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
Peter Barnes cho rằng, cách nhận định tình hình này dẫn đến một giả thuyết:
nếu công sản là một nạn nhân của sự bất lực của thị trường và Chính phủ chứ không
phải là một nguyên nhân gây nên sự tự hủy diệt, giải pháp có lẽ ở chỗ củng cố công
sản. Nhưng củng cố làm sao? Thường hầu như ai cũng thấy rằng rất khó quản lý
cơng sản vì không ai thực sự sở hữu công sản. Nếu Công ty Quản lý Chất thải
Waste Management Inc. sở hữu khí quyển, hẳn họ sẽ thu phí những ai xả khí thải,
giống như họ thu phí đổ rác vào các bãi chơn rác. Nhưng do khơng ai có QSH đối
với khí quyển nên khí thải cứ việc xả khơng hạn chế và miễn phí.
Trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản 3.0, Peter Barnes đề xuất một số QSH mới,
quyền đương nhiên có và những thể chế mới để bằng cách nào đó có thể mở rộng
khu vực cơng sản. QSH mới này có những đặc điểm giống với QSHTD đối với
TNTN được đề cập ở Luận văn này.
Theo Peter Barnes, công sản, trong đó có TNTN, cần được Chính phủ thay

mặt cho người dân củng cố và giao quyền cho các “quỹ tín thác hệ sinh thái để bảo
vệ khơng khí, nước, rừng”, đây được xem là một hình thức cơ quan đại diện chủ sở
hữu toàn dân thực hiện các QSH đối với cơng sản, trong đó có TNTN. Cơ chế đại
diện này sẽ bảo vệ cơng sản hay nói cụ thể là bảo vệ QSHTD đối với TNTN khỏi
các tác động tiêu cực từ sự tư hữu (khối Công ty). Điều mà Peter Barnes mong
muốn hướng tới cuối cùng là các Công ty sẽ hợp tác một các hài hịa với cơng sản
thơng qua sự điều hành của Chính phủ và sự thực thi hữu hiệu của các quỹ tín thác,
cơ chế đại diện QSHTD đối với cơng sản nói chung và TNTN nói riêng.


16

1.1.2.2. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài ngun thiên nhiên ở Việt
Nam
a. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn
trước năm 1946
Ở nước ta, nhà nước ra đời rất sớm do nhu cầu chống giặc ngoại xâm và chống
chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều
được tổ chức theo nguyên tắc trung ương tập quyền và đều xác định chế độ sở hữu
đất đai nói riêng và các loại TNTN nói chung, một cách rõ ràng và có vị trí quan
trọng trong tổng thể chính sách kinh tế. Theo đó, QSH nhà nước mà thực chất là
QSH của vua là tối cao, tuyệt đối, với đầy đủ quyền năng chủ sở hữu như quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, từ đó, biến hàng ngũ quan lại, chức dịch ở làng,
xã thành chủ thể quản lý các loại TNTN cho nhà nước phong kiến, biến người dân
thành tá điền (người sử dụng đất), phu mỏ (người khai thác khoáng sản), …
Trong chế độ phong kiến, sở hữu tư nhân về một số loại TNTN như ruộng đất,
hầm mỏ khoáng sản, ... Tuy nhiên, hình thức sở hữu tư nhân này có nhiều hạn chế
và chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu do vua ban phát cho quan lại, tướng lĩnh có cơng
với đất nước. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng xuất hiện hình thức sở hữu tập
thể về TNTN như ruộng đất công của làng xã.

Từ năm 1858 đến năm 1945, dưới thời Pháp thuộc, phần lớn các loại TNTN
tập trung vào tay địa chủ và thực dân do hoạt động khai thác thuộc địa của thực dân
kiểu cũ với tay sai là người bản địa. Hình thức sở hữu tư nhân đối với TNTN phát
triển mạnh mẽ chiếm ưu thế so với hình thức sở hữu nhà nước và tập thể và tất
nhiên, trong giai đoạn này, hình thức sở hữu toàn dân đối với TNTN chưa xuất hiện.
b. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài ngun thiên nhiên trong giai đoạn từ
năm 1946 đến năm 1959
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập,
với vỏn vẹn 07 chương và 70 điều, Hiến pháp năm 1946 tập trung quy định về
chính thể, quyền và nghĩa vụ của cơng dân và tổ chức bộ máy nhà nước, đây là
những vấn đề vô cùng hệ trọng đối với một nhà nước mới được thành lập như nước


17

Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Cũng vì tính chất lịch sử như vậy mà trong Hiến pháp
năm 1946 chưa có nội dung quy định về QSHTD đối với TNTN.
Ở một khía cạnh khác, Hiến pháp 1946 quy định bảo hộ các quyền công dân
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà quan trọng hơn cả là QSH tài sản và các
quyền tài sản khác. Điều 12 Hiến pháp 1946 ghi: “Quyền tư hữu tài sản của công
dân Việt Nam được bảo đảm”. Nhà nước cho phép tự do mua bán, chuyển nhượng
các loại tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, hầm mỏ, … tạo điều kiện cho các chủ
thể khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả.
Điều kiện lịch sử của đất nước ta sau Cách mạng tháng Tám vơ cùng khó
khăn, cùng lúc phải đối diện với thù trong, giặc ngồi, trong khi nguồn lực của
Chính phủ rất hạn chế, nền kinh tế, đặc biệt là nơng nghiệp bị đình trệ do nhiều năm
chiến tranh, ruống đất bỏ hoang nhiều. Do đó, nhằm vực dậy nền sản xuất, khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, giải quyết khó khăn trước mắt của
đất nước, Hiến pháp năm 1946 được xây dựng với nền tảng bảo về quyền tư hữu tư
nhân. Đây là lý do Hiến pháp năm 1946 chưa có quy định về chế độ sở hữu tồn

dân đối với TNTN.
c. Hình thức sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn từ
năm 1959 đến năm 1980
Điều 12 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Các hầm mỏ, sơng ngịi, và những
rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều
thuộc sở hữu của toàn dân”. Đây là lần đầu tiên QSHTD đối với TNTN được hiến
định trong một bản Hiến pháp.
Cách hành văn trong hiến pháp còn khá “đơn sơ” khi liệt kê các hầm mỏ, sơng
ngịi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của
Nhà nước, đều thuộc sở hữu của tồn dân, ngơn phong sử dụng khơng mang nặng
tính hành chính (như hầm mỏ, sơng ngịi).
Khi cách mạng Việt Nam chuyển sang hình thế mới, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, thì
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân


18

theo hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, Điều 12 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Các
hầm mỏ, sơng ngịi và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật
quy định là của Nhà nước, đều thuộc QSH của toàn dân”. Đây là dấu mốc lịch sử
khi lần đầu một bản Hiến pháp của nước ta ghi nhận QSHTD đối với TNTN. Mặc
dù kỹ thuật lập pháp còn đơn sơ nhưng việc ghi nhận quyền sử hữu toàn dân đối với
TNTN đã thể hiện được bản chất của nhà nước dân chủ cộng hoà của dân, do dân và
vì dân.
d. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn từ
năm 1980 đến năm 1992
Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta ban hành Hiến
pháp mới thay thế cho Hiến pháp năm 1959. Kế thừa quy định trong Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 quy định theo hướng liệt kê các TNTN thuộc QSHTD:

“Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, TNTN trong lòng đất, ở vùng biển và
thềm lục địa, … cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều
thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 19 Hiến pháp năm 1980).
Với điều kiện lịch sử cụ thể, Hiến pháp năm 1980 đề cao sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể và không thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân. Tư duy làm chủ tập
thể, bao cấp bao trùm hầu hết các quy định của Hiến pháp 1980, do vậy, quy định
về QSHTD đối với TNTN tại Điều 19 Hiến pháp năm 1980 đã được hoàn thiện, với
kỹ thuật lập pháp cao hơn nhiều so với Hiến pháp năm 1959.
Về quyền đối với TNTN, Hiến pháp năm 1980 quy định tất cả thuộc sở hữu
tồn dân, do đó, các chủ thể khác như cá nhân, hộ gia đình khơng có QSH đối với
TNTN nhưng có quyền sử dụng khai thác, quyền chuyển nhượng tài sản trên đất
theo quy định pháp luật. Về quyền chuyển nhượng tài sản trên đất, nếu trên đất
khơng có tài sản thì khơng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc
thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp người được giao đất chết thì quyền sử dụng
đất được chuyển cho người đang trực tiếp sử dụng cùng người đã chết tiếp tục sử
dụng. Thời kỳ này, Nhà nước giao một số loại TNTN như đất đai, ao hồ, hầm mỏ
cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cơ sở thương nghiệp quốc doanh khai thác.


19

e. Hình thức sở hữu tồn dân đối với tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn từ
năm 1992 đến năm 2013
“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi
ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, … cùng các tài sản khác mà pháp luật quy
định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” (Hiến pháp năm 1992).
Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Nam và xây dựng nền tảng cho chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, vì vậy,
khơng cịn phù hợp với cơng cuộc đổi mới, cho nên Nhà nước đã ban hành Hiến
pháp mới năm 1992. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1980 quy

định QSHTD đối với TNTN: “Đất đai, rừng núi, sơng hồ, nguồn nước, tài ngun
trong lịng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, … cùng các tài sản
khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” (Hiến
pháp năm 1992).
Mặc dùng vẫn giữ cách quy định theo lối liệt kê nhưng Hiến pháp năm 1992
đã quy định theo hướng ngắn gọn hơn, chỉ liệt kê những đối tượng quan trọng như
đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng
biển, thềm lục địa và vùng trời mà không liệt kê những đối tượng khác như các xí
nghiệp cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm nghiệp, … như trong Hiến pháp năm 1980.
Đây có thể xem là một bước tiến trong kỹ thuật lập pháp.
Bên cạnh việc quy định QSHTD đối với TNTN nêu trên thì Hiến pháp năm
1992 cịn quy định cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử
dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Khi khơng cịn nhu
cầu sử dụng đất, thì cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho tặng, để lại
thừa kế, vì thế, họ an tâm lao động sản xuất trên mảnh đất của mình được Nhà nước
giao hoặc được chuyển nhượng. Đây là một sự kết hợp đúng đắn vừa đảm bảo
QSHTD đối với đất đai nhưng cũng vừa cụ thể hóa quyền của mỗi cá nhân, hộ gia
đình đối với quyền sử dụng đất, đưa quyền sử dụng đất thành một loại hàng hóa trên
thị trường, góp phần thực thi QSH của tồn dân đối với đất đai trên thực tế.


×