Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.97 KB, 4 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
Nguyễn Thu Huyền (1)
Nguyễn Hà Ngân
Vũ Kim Hạnh2
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) tại thành phố (TP) Nam Định, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn
TP. Nam Định, lượng CTRSH phát sinh khoảng 200 - 210 tấn/ngày, đêm. Các loại chất thải này sau khi thu
gom chủ yếu được chôn lấp, các nhà máy xử lý chất thải rắn (CTR) bằng vi sinh và lị đốt rác đã bị hư hỏng
xuống cấp. Ơ chôn lấp CTRSH của TP đã sắp hết khả năng tiếp nhận. Các biện pháp như phân loại chất thải
tại nguồn, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, tính đủ chi phí thu gom và xử lý là biện pháp khả thi giúp nâng cao
hiệu quả quản lý CTRSH trong khu vực TP, đảm bảo cho sự phát triển bền vững chung của khu vực.
Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn, chất thải rắn đô thị, Nam Định.
Nhận bài: 12/8/2020; Sửa chữa: 14/9/2020; Duyệt đăng: 15/9/2020.

1. Đặt vấn đề
TP. Nam Định nằm ở trung tâm khu vực phía Nam
vùng đồng bằng sơng Hồng (gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hà
Nam, Thái Bình, Ninh Bình), cách thủ đơ Hà Nội 90 km
và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của
vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Tổng lượng CTRSH
phát sinh trên địa bàn TP ước tính 200 - 210 tấn/ngày
và thu gom được 186 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom đạt 90%)
[1]. Khu liên hợp xử lý CTR Lộc Hịa hiện đã hết quỹ
đất giành cho chơn lấp và hiện đang sử dụng 3 ô chôn
lấp dự phịng, dự kiến 3 ơ này cũng sắp đầy. Q trình
hoạt động của khu xử lý cịn gây nhiều bức xúc cho cư


dân sống lân cận do gây ô nhiễm môi trường.
Mặc dù đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt
quy hoạch CTR vùng, tại Quyết định số 3053/QĐUBND ngày 23/12/2016 nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa
triển khai thực hiện được do không nhận được sự đồng
thuận của nhân dân khi xây dựng khu xử lý rác thải tại
địa phương mình.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
thành phần CTRSH, đánh giá hiện trạng thu gom và
xử lý CTR, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH cho TP Nam Định
trên cơ sở thực hiện 3R trong quản lý chất thải.

2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại TP. Nam Định và
giới hạn trong khu vực đô thị. CTRSH được lấy mẫu từ
các xe gom đẩy tay và phân tích thành phần tại phịng
thí nghiệm Khoa Môi trường, Đại học TN&MT Hà
Nội. Việc phân tích thành phần CTR được thực hiện
theo quy trình như Hình 1.
Các điểm thu gom CTR được khảo sát trực tiếp xác
định tọa độ và sau đó đưa các vị trí lên bản đồ bằng
phần mềm mã nguồn mở QGIS.

▲Hình 1: Phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Giao thông vận tải

1
2


Chuyên đề III, tháng 9 năm 2020

43


3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh
trong khu vực
Theo thống kê của Sở TN&MT tỉnh, năm 2018, TP.
Nam Định có dân số khoảng 236.000 người phân bố
trên 22 phường và 3 xã [1]. Thành phần CTRSH trong
khu vực theo kết quả phân tích (Hình 2) có thành phần
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là các loại rau củ
quả chiếm tỷ lệ cao nhất (49,25%), các loại chất thải
có khả năng tái chế như kim loại, giấy chiếm khoảng
11,12%, các loại chất thải nhựa như ni lơng, nhựa cứng,
vỉ nhựa chiếm 11,09%, cịn lại là các loại chất thải trơ
như xương động vật, gỗ, củi…

▲Hình 2. Kết quả phân tích thành phần CTRSH tại TP.
Nam Định

Hiện nay, trên TP. Nam Định chưa thực hiện phân
loại rác tại nguồn tại khu vực đô thị. Một số loại CTRSH
có khả năng thu hồi tái chế được thu tự phát tại các hộ
dân, thu gom bởi những người hành nghề đồng nát,
người bới rác và những người cơng nhân thu gom rác.
CTRSH có khả năng tái chế, sau khi thu gom sẽ được
phân loại và vận chuyển đến các cơ sở tái chế trong khu

vực như: làng nghề sản xuất cơ khí xã Quang Trung

▲Hình 3. Sơ đồ thu gom CTRSH tại Nam Định [4]

44

Chuyên đề III, tháng 9 năm 2020

(huyện Vụ Bản), Nam Giang, Đồng Cơi…(huyện Nam
Trực)… Một số hộ dân cịn tái chế các loại chất thải là
thức ăn thừa, rau, củ, quả… làm thức ăn chăn nuôi cho
gia súc, gia cầm.
Công ty TNHH MTV Môi trường Nam Định là
đơn vị chuyên trách duy nhất thực hiện nhiệm vụ thu
gom và xử lý CTRSH cho TP. Nam Định. Hoạt động
của Công ty được thực hiện dưới sự quản lý của Phịng
Quản lý đơ thị thuộc UBND TP. Nam Định. Trang
thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt gồm: 342 xe đẩy tay, 19 xe vận chuyển chuyên
dùng. CTR tại các hộ dân được thu gom bằng các xe
đẩy tay, sau đó được tập kết lên các xe chuyên dụng
tại 51 điểm tập kết (Hình 4) và vận chuyển về Khu liên
hợp xử lý CTR Lộc Hịa để xử lý.

▲Hình 4. Vị trí các điểm thu gom CTRSH trên bản đồ QGIS
3.2. Hoạt động xử lý CTRSH tại TP. Nam Định
Đối với khu vực TP. Nam Định: CTRSH được Công
ty CP Môi trường Nam Định thu gom và xử lý tại Khu
liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa. Khu liên hợp xử lý rác
thải Lộc Hòa được xây dựng cách trung tâm Nam Định

6 km, có tổng diện tích là 23,7 ha. Trong đó, Nhà máy
xử lý rác thải công suất 200 tấn/ngày, đêm (sử dụng
công nghệ ủ lên men rác để sản xuất phân compost kết
hợp lò đốt rác vơ cơ) có diện tích 3 ha, lị đốt rác với
công suất thiết kế 4 tấn/h, khu chôn lấp hợp vệ sinh với
diện tích là 20,7 ha. CTRSH khi được vận chuyển đến
Khu liên hợp sẽ được xử lý và phân loại như Hình 5.

▲Hình 5. Quy trình xử lý CTRSH tại Khu liên hợp xử lý rác
thải Lộc Hòa


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Chất thải vơ cơ được tách lọc rác qua q trình
sàng sơ bộ và sàng tinh trước khi cho vào lò đốt; chất
thải hữu cơ được đưa vào ủ hết và phần rác qua cầu
cân còn lại đưa thẳng ra hố chơn lấp rác hợp vệ sinh.
Chất thải có khả năng tái chế gồm các loại như
bao bì nhựa, ni lơng, chai lọ thủy tinh, sắt vụn được
phân loại, tập kết tại các kho và vận chuyển đến các
cơ sở tái chế.
Thực tế cho thấy, khu vực xử lý CTR làm phân
compost được đầu tư xây dựng từ năm 2003 lò đốt
đầu tư năm 2009. Sau một thời gian hoạt động, các
cơng trình đã bị hỏng hóc và xuống cấp, hệ thống
phân loại ban đầu cũng khơng hoạt động thường
xun. Vì vậy, trong thực tế phần lớn CTRSH sau
khi thu gom được phân loại thủ công và đưa đi chôn

lấp. Điều này làm các ô chôn lấp chất thải bị lấp đầy
nhanh hơn thiết kế.
3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản
lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Nam Định
Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý
CTR tại TP. Nam Định gồm:
+ Công nghệ xử lý chưa phù hợp: Việc lựa chọn
công nghệ chôn lấp là công nghệ chính trong xử lý
CTR đã làm quỹ đất dùng cho chôn lấp đã sắp hết.
Việc mở rộng hoặc xây dựng các ô chôn lấp mới cũng
không khả thi do quy định về khoảng cách an tồn
mơi trường từ các khu xử lý CTR tập trung đến các
cơng trình xây dựng công cộng khác được quy định
tại các Quy chuẩn Việt Nam không phù hợp thực tế
tại các tỉnh đồng bằng do mật độ dân số đông. Đồng
thời, việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu xử
lý CTR tập trung thường khơng nhận được sự đồng
tình ủng hộ của người dân địa phương do sợ bị ảnh
hưởng, tác động ô nhiễm môi trường từ các khu này.
+ Kinh phí dành cho hoạt động thu gom và xử lý
CTRSH thấp. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế
giới, để xử lý CTRSH bằng ủ compost kết hợp đốt tại
Phú Thọ thì kinh phí vận hành cần 608.340 đồng/
người/năm tương ứng với 51.695 đồng/người/tháng
[5]. Nhưng hiện nay tại Nam Định, mức giá dịch vụ
thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt được
ban hành theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND
ngày 27/2/2017 là 8.000 đồng/người/tháng, mức giá
này không đủ chi trả cho hoạt động xử lý, chủ yếu
chỉ đủ cho hoạt động thu gom, vận chuyển.

Do vậy vấn đề đặt ra là cần có các biện pháp giảm
thiểu lượng CTR phát sinh, đưa các công nghệ xử
lý CTRSH theo hướng tận dụng chất thải và giảm
thiểu lượng chất thải cịn lại cần chơn lấp. Với kết
quả phân tích thành phần rác thải như đã nêu trên,

thành phần các loại chất thải có thể xử lý giảm thiểu
thể tích, cũng như tận dụng lại chất thải chiếm
71,46% gồm chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các
loại chất thải có khả năng tái chế, các loại chất thải
nhựa như ni lông, nhựa cứng, vỉ nhựa có thể đốt. Để
làm được điều này cần cải tạo lại các cơng trình xử lý
CTR như hệ thống phân loại, bể ủ compost và lò đốt,
đồng thời cũng cần có một nguồn kinh phí để duy trì
hoạt động của các cơng trình này. Tuy nhiên nếu áp
dụng được thì lượng CTR cần chơn lấp có thể giảm
xuống 50% so với hiện nay. Trước mắt để khắc phục
các vấn đề tồn tại trong hoạt động quản lý CTRSH
hiện nay, TP. Nam Định cần có chiến lược nhằm
giảm thiểu lượng rác cần xử lý, giảm thiểu lượng rác
cần chôn lấp, xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội
hóa trong thu gom và xử lý CTRSH. Các hoạt động
có thể thực hiện được bao gồm:
- Xây dựng cơ chế hướng tới tính đúng, tính đủ
chi phí cho hoạt động thu gom và xử lý CTR theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Việc
tính tốn đủ chi phí cũng tạo sự hấp dẫn trong việc
thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác.
- Triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn,
mục tiêu để giảm thiểu chi phí trong hoạt động thu

gom và xử lý rác thải, giảm lượng CTR cần xử lý tập
trung.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản
lý hoạt động thu gom chất thải rắn, điều này sẽ làm
tối ưu hóa các chuyến thu gom vận chuyển và gián
tiếp làm giảm bớt chi phí thu gom chất thải.
4. Kết luận
Trên địa bàn TP. Nam Định, lượng CTRSH phát
sinh khoảng 186 tấn/ngày, đêm. Thành phần chất
thải có chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học chiếm 49,25; các loại chất thải có khả năng tái
chế như kim loại, giấy chiếm khoảng 11,12%, các loại
chất thải có khả năng cháy được như chất thải nhựa
chiếm 11,09%, còn lại là các chất thải khác… Các
loại chất thải này sau khi thu gom và phân loại, chủ
yếu được chôn lấp (do các nhà máy xử lý CTR bằng
vi sinh và lò đốt rác đã bị hư hỏng xuống cấp). Khu
liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa đã hết quỹ đất dành
cho chôn lấp, hiện nay đang sử dụng 3 hố chơn lấp
dự phịng và cũng sắp hết khả năng tiếp nhận. Do
vậy, các biện pháp như phân loại chất thải tại nguồn,
ứng dụng công nghệ thông tin, tính đủ chi phí thu
gom và xử lý là các biện pháp khả thi giúp nâng cao
hiệu quả quản lý CTR SH trong khu vực TP■
Chuyên đề III, tháng 9 năm 2020

45


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018, Nhà
xuất bản Thống kê
3. Sở TN&MT Nam Định (2019), Báo cáo công tác quản lý
CTR trên địa bàn tỉnh Nam định

4. Viện Quy hoạch Môi trường, Hạ tầng kỹ thuật đô thi và
Nông thôn (2016), Thuyết minh Quy hoạch quản lý CTR
vùng tỉnh Nam Định đến 2030
5. Ngân hàng Thế giới (2018), Đánh giá công tác quán lý
CTRSH và chất thải công nghiệp nguy hại, các phương án
và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia

THE ASSESSMENT RESEARCH OF CURRENT MANAGEMENT STATUS
OF MUNICIPAL SOLID WASTE IN NAM ĐINH CITY
Nguyen Thu Huyen, Nguyen Ha Ngan
Hanoi University of Natural Resources and Environment
Vu Kim Hanh
University of Transport and Communication
ABSTRACT
This study was conducted to assess the current status of the municipal solid waste (MSW) management
system in Nam Dinh city, Nam Dinh province. The research results show that, in Nam Dinh city, the amount
of MSW is about 200-210 tons/day. These types of waste, after being collected, are mainly buried, solid waste
treatment factories by microbiological plants and incinerators have been damaged and degraded. The city's
MSW landfill has almost reached max capacity to receive more MSW. Solutions such as sorting waste at source,
applying information technology, fully calculating collection and treatment costs are possible measures to
help improve the efficiency of DSW management in the city area, ensuring for the sustainable development
of the region.
Key words: Municipal solid waste, Solid waste management, City solid waste, Nam Dinh.

46


Chuyên đề III, tháng 9 năm 2020



×