Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------

Nguyễn Thị Hằng

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY
CHÈ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------

Nguyễn Thị Hằng

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY
CHÈ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: QTKD15A-VH-34



Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Đặng Vũ Tùng

HÀ NỘI - 2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp quy hoạch phát triển cây chè công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và tôi xin
chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc
sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

3



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................3
MỤC LỤC ...................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................9
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÂY CHÈ .................................................................................................................12
1.1. Tổng quan về cây chè .....................................................................................12
1.1.1. Lịch sử .....................................................................................................12
1.1.2. Tự nhiên ..................................................................................................13
1.1.3. Kinh tế......................................................................................................18
1.2. Một số nét đặc trƣng của ngành sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam ............19
1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số nƣớc trên thế giới........................19
1.2.2. Vị trí, vai trị của ngành sản xuất chè Việt Nam......................................23
1.2.3. Cơng tác quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam ................................26
1.2.4. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ chè thế giới và trong nƣớc ...........32
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ Ở TỈNH NGHỆ
AN .............................................................................................................................37
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.................................................................................................................37
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ..............................................................37
2.1.2. Các nguồn lực tự nhiên ............................................................................37
2.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ..........................................................................41
2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp ở tỉnh Nghệ
An ..........................................................................................................................46
2.2.1. Các cơ chế chính sách của tỉnh ................................................................46

2.2.2 Cơ quan quản lý ........................................................................................47
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất vùng quy hoạch trồng chè ..................................48
2.2.4. Quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp ..............................................49
2.2.5. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch.....................................................51
2.3. Thực trạng quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp ở tỉnh Nghệ An 2010 – 2015
...............................................................................................................................53
2.3.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng................................................................53
2.3.2. Tình hình thực hiện so với mục tiêu trong quy hoạch .............................64
2.3.3. Hiện trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè .........................................66
2.4. Đánh giá về quy hoạch phát triển sản xuất cây chè công nghiệp ở tỉnh Nghệ
4


An ..........................................................................................................................70
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................70
2.4.2. Thuận lợi ..................................................................................................71
2.4.3. Khó khăn, tồn tại......................................................................................71
2.3.4. Nguyên nhân ............................................................................................72
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................74
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .........................................................................75
3.1. Căn cứ, mục tiêu quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp đến năm 2020 .75
3.1.1. Căn cứ quy hoạch ....................................................................................75
3.1.2. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................75
3.1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................76
3.2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An đến 2020..........................................................................................76
3.2.1. Bố trí đất quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp...............................77
3.2.2. Tiến độ đầu tƣ phát triển chè công nghiệp đến năm 2020 .......................85
3.2.3. Nguồn vốn đầu tƣ ....................................................................................86

3.2.4. Dự kiến kết quả sản xuất chè công nghiệp tỉnh Nghệ An 2016 – 2020 ..87
3.2.5. Dự báo hiệu quả và tác động của quy hoạch ...........................................89
3.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch điều chỉnh phát triển cây chè công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................................................90
3.3.1. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ ........................................90
3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ ..................................................................................92
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất ..................................................................95
3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ...............................................................95
3.3.5. Giải pháp về thị trƣờng và xúc tiến đầu tƣ ..............................................96
3.3.6. Giải pháp về mơi trƣờng ..........................................................................97
3.4. Các kiến nghị ..................................................................................................98
3.4.1. Về phía các cơ quan nhà nƣớc .................................................................98
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất chè ...................................................99
KẾT LUẬN .............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................102

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQ

Bình qn

CNH - HĐH


Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố

CP

Chính phủ

DTKD

Diện tích Kinh doanh

GTSX

Giá trị sản xuất

HT

Hiện trạng

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản


MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTQH

Mục tiêu quy hoạch

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết



Quyết định

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TĐ TNXP

Tổng đội Thanh niên xung phong

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTg

Thủ tƣớng

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDKT

Xây dựng kinh tế

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2015 ......................................40
Bảng 2.2. Hiện trạng dân số, lao động vùng quy hoạch năm 2015 ..........................42
Bảng 2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tỉnh Nghệ An năm 2015 ...................................45
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất các huyện vùng chè năm 2015 ................................48
Bảng 2.5. Diện tích quy hoạch phát triển chè công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2015
và đến năm 2020 .......................................................................................................50
Bảng 2.6. Bố trí đất trồng chè phân theo độ dốc, tầng dày .......................................50
Bảng 2.7. Dự kiến tiến độ trồng mới giai đoạn 2013 - 2020 ....................................51

Bảng 2.8. Tiến độ chăm sóc chè cơng nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 ............51
Bảng 2.9. Diện tích trồng chè cơng nghiệp tỉnh Nghệ An 2010 – 2015 ...............54
Bảng 2.10. Diện tích thu hoạch chè cơng nghiệp tỉnh Nghệ An 2010 – 2015 ................54
Bảng 2.11. Sản lƣợng chè búp tƣơi tỉnh Nghệ An 2010 – 2015 ...........................55
Bảng 2.12. DT và cơ cấu giống vùng chè nguyên liệu tỉnh Nghệ An năm 2015 ..........56
Bảng 2.13. Hiện trạng phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2015 .58
Bảng 2.14. Hiện trạng phát triển chè công nghiệp các huyện Kỳ Sơn, Tân Kỳ,
Quỳ Hợp năm 2015 ..................................................................................................59
Bảng 2.15. Hiện trạng phát triển chè công nghiệp huyện Anh Sơn năm 2015 ....59
Bảng 2.16. Hiện trạng phát triển chè công nghiệp huyện Con Cuông năm 2015 60
Bảng 2.17. Hiện trạng phát triển cây chè công nghiệp huyện Thanh Chƣơng năm
2015 ...........................................................................................................................61
Bảng 2.17. Hiện trạng phát triển cây chè công nghiệp huyện Thanh Chƣơng năm
2015 (tiếp) ................................................................................................................63
Bảng 2.18. Diện tích thực tế so với quy hoạch năm 2015 ........................................64
Bảng 2.19. Năng suất thực tế năm 2015 so với quy hoạch năm 2015 ............................65
Bảng 2.20. Sản lƣợng búp tƣơi năm 2015 so với quy hoạch năm 2015...........................66
Bảng 3.1. Địa bàn bố trí trồng chè cơng nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 ..................77
Bảng 3.2. Tổng hợp quỹ đất quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp ở tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 ......................................................................................................79
Bảng 3.4. Quỹ đất quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp huyện Thanh Chƣơng
đến năm 2020 ............................................................................................................81
Bảng 3.5. Quỹ đất quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp huyện Anh Sơn đến
năm 2020 ...................................................................................................................82

7


Bảng 3.6. Quỹ đất quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp huyện Con Cuông
đến năm 2020 ............................................................................................................83

Bảng 3.7. Quỹ đất quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp huyện Kỳ Sơn, Tân
Kỳ, Quỳ Hợp, Tƣơng Dƣơng đến năm 2020 ............................................................84
Bảng 3.8. Diện tích quy hoạch trồng chè tỉnh Nghệ An đến năm 2020 phân theo
hiện trạng sử dụng đất ...............................................................................................85
Bảng 3.9. Tiến độ đầu tƣ phát triển sản xuất chè tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
phân theo địa bàn .......................................................................................................85
Bảng 3.10. Tiến độ đầu tƣ phát triển sản xuất chè tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 2020 theo kết quả sản xuất. .......................................................................................86
Bảng 3.11. Dự kiến kết quả sản xuất chè công nghiệp tỉnh Nghệ An 2016 – 2020 ...............87
Bảng 3.12. Dự kiến phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chè tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 ......................................................................................................88

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,
là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, đƣợc trồng khá phổ biến trên thế giới. Nƣớc chè là
thức uống tốt, có tác dụng giải khát, chống lạnh, có tác dụng bảo vệ sức khỏe con
ngƣời khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ
tiêu hố, chữa bệnh đƣờng ruột, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì,
chống đƣợc sâu răng và hơi miệng. Chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thơng
trên tồn thế giới.
Ở Nghệ An, cây chè đƣợc trồng từ lâu và đã đƣợc xác định là cây công nghiệp
mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay chè Nghệ An
đang đứng trong tốp đầu các tỉnh có số lƣợng chè xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới.
Tuy nhiên cây chè Nghệ An vẫn bộc lộ một số hạn chế: Năng suất chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng lợi thế của tỉnh, sản phẩm làm ra tuy có số lƣợng lớn nhƣng tiêu thụ
chủ yếu là dạng thơ, chất lƣợng sản phẩm cịn hạn chế, tính cạnh tranh chƣa cao,
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các thị trƣờng khó tính.

Trƣớc thực trạng trên, việc quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp và phân
vùng nguyên liệu chè cho các cơ sở chế biến là cần thiết, nhằm thúc đẩy sự phát
triển của ngành nông nghiệp Nghệ An nói chung và ngành chè nói riêng theo hƣớng
hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, mang lại hiệu quả cao cho
ngƣời sản xuất, an tồn thân thiện với mơi trƣờng qua đó từng bƣớc nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm chè Nghệ An trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Chính vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp quy hoạch phát triển cây chè
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2. Các nghiên cứu có liên quan
Thời gian qua, liên quan đến đề tài nghiên cứu này đã có nhiều tác giả đề cập
đến ở các mức độ và góc độ khác nhau, dƣới đây là một số cơng trình mà tác giả
đƣợc biết:
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Định hƣớng – giải pháp phát triển sản xuất chè
đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Kim Phong – Tổng giám đốc Công ty Chè Việt
Nam.
- Luận văn thạc sĩ ''Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất chè tại thành phố Thái Nguyên” của tác giả Phạm Văn Việt Hà (2007).
- Luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Văn Chấn – Yên Bái” của tác giả Lê Lâm Bằng (2008).
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm
Đồng” của tác giả Nguyễn Đức Hạnh (2011).
- Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các h nh thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở
vùng Đông Bắc Bắc bộ theo hƣớng phát triển bền vững” của tác giả Tạ Thị Thanh
Huyền (2012)

9


- Luận văn thạc sĩ “Phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác giả
Nguyễn Quốc Tuấn (2013).

Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về phát triển
cây chè nhƣng chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật nhƣ chọn giống, nhân
giống, tƣới tiêu, chế biến, phân bón, an tồn thực phẩm, dinh dƣỡng cây trồng, quy
trình cơng nghệ, tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất chè an tồn, nghiên cứu vấn
đề mơi trƣờng trong sản xuất, chế biến chè.
Có thể nói đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu viết về chủ đề phát triển cây chè,
nhƣng nh n chung chƣa có cơng tr nh nào nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về
quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp của tỉnh Nghệ An. Do vậy, tác giả đã lựa
chọn đề tài luận văn Thạc sĩ nhƣ trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển cây chè, Phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển, tình hình phân bố cây chè công nghiệp tập trung ở một số
huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển
cây chè công nghiệp, nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất, khai thác triệt để tiền năng,
phát huy lợi thế về cây chè trên địa bàn tỉnh, mở rộng diện tích sản xuất chè cơng
nghiệp, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm chè, tăng khả năng cạnh tranh,
hƣớng tới xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân, đảm bảo
phát triển ổn định cả trƣớc mắt và lâu dài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực chủ yếu,
hiện trạng phát triển và phân bố cây chè trên địa bàn tỉnh.
- Về phạm vi không gian: Cây chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm địa bàn
50 xã của 7 huyện Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng,
Tân Kỳ, Quỳ Hợp.
- Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2015, vận
dụng kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng khi tiến hành tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

Các tài liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các cơ quan nghiên
cứu, sách báo và tạp chí... Sau khi thu thập các tài liệu sẽ đƣợc tiến hành lựa chọn,
xử lí theo mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài. Việc tổng hợp sẽ giúp tác giả
có một tài liệu tƣơng đối đầy đủ và khái quát về những vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Phƣơng pháp này cũng rất quan trọng, từ những số liệu thống kê của các cơ
quan ban ngành, nó đƣợc xử lý theo mục đích của đề tài. Qua đó, chúng ta có thể so
sánh, đánh giá, đối chiếu, thấy đƣợc sự thay đổi của đối tƣợng nghiên cứu. Các số
liệu thống kê, tác giả lấy từ Niên giám thống kê tỉnh và các báo cáo của các sở, ban
10


ngành nên khá đầy đủ và chính xác. Từ các nguồn số liệu đó, tác giả đã phân tích,
đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu.
5.3. Phương pháp thực địa
Khi nghiên cứu về địa phƣơng muốn tìm hiểu sâu sắc về các vấn đề hiện trạng
thì việc khảo sát thực địa sẽ giúp cho chúng ta có đƣợc cái nhìn tồn diện và sâu sắc
về vấn đề kinh tế xã hội của địa phƣơng đó. Từ đó đáng giá đúng thực trạng hiện có,
những tiềm năng đã đƣợc khai thác và chƣa đƣợc khai thác hiệu quả, những vấn đề
tồn đọng bất cập. Hơn thế nữa khi nghiên cứu về địa phƣơng các tài liệu chính
thống ít. Vì vậy việc khảo sát thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với đề tài, nhằm làm
sáng tỏ nhiệm vụ và mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.
Khi nghiên cứu về tình hình phát triển, phân bố cây chè ở tỉnh Nghệ An cũng
không thể tách rời với việc nghiên cứu thực tế. Công tác điều tra, ghi chép, mơ tả,
chụp ảnh để có những tƣ liệu về các điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, địa hình, thủy
văn các vấn đề đầu tƣ phát triển và thị trƣờng sản phẩm cây chè trên địa bàn tồn
tỉnh Nghệ An.
Các điều kiện kinh tế mơi trƣờng hiện nay của huyện sẽ giúp chúng ta có
những hiểu biết sâu sắc những nhận định đúng đắn hơn về điều kiện phát triển cây
chè lên các mặt kinh tế - xã hội - môi trƣờng.

Bản thân tác giả là ngƣời Nghệ An nên việc thực địa tại địa phƣơng mà tác giả
nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Tác giả trực tiếp quan sát,
mô tả, chụp ảnh tƣ liệu về các hoạt động sản xuất chè ở tỉnh Nghệ An, từ đó giúp
tác giả có hiểu biết hơn trong thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây chè
Chương 2: Thực trạng phát triển cây chè ở tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ
1.1. Tổng quan về cây chè
1.1.1. Lịch sử
Theo truyền thuyết, cây chè bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngƣời đầu tiên phát
hiện ra cây chè là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 tr.CN. Một hôm, trong
cuộc du ngoạn cùng đoàn tùy tùng lên vùng trung du, khi nhà vua đang nghỉ trƣa
dƣới một gốc cây thì ngọn gió vơ tình cuốn vài ngọn lá từ một đám cây lạ bên
đƣờng rơi vào siêu nƣớc đang sôi. Lập tức làn nƣớc chuyển sang màu xanh ngả
vàng và một làn hƣơng quyến rũ toả ra đã lôi cuốn nhà vua. Sau khi nếm thử, nhà
vua thật sự cảm thấy thích thú vì cảm giác sảng khối sau khi uống. Vốn là một
ngƣời đam mê dƣợc học, nhà vua đã cho tùy tùng đƣa cây về trồng để nghiên cứu.
Cây chè đã đƣợc khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá

trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thƣơng gia
đã đƣa trà sang châu Âu và h nh thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét
đặc thù của từng dân tộc.
Lịch sử cây chè Việt Nam: Theo thƣ tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa
xƣa dƣới 2 dạng: cây chè vƣờn hộ gia đ nh vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè
rừng ở miền núi phía bắc. Lê Q Đơn trong sách “Vân Đài loại ngữ” (1773) có ghi
trong mục IX, Phẩm vật nhƣ sau: “…cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am
Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ
nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nƣớc uống, tính
hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có
hƣơng thơm tự nhiên…”
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè
giữa sông Đà và sơng Mê Kơng ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngƣợc
lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân
Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ: “Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200
con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về
chất lƣợng chè đạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao
cấp này khơng bán ngồi thị trƣờng và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có
nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà,
bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai
Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả”
Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923), và
tây nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết “...những
rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, nhƣ sông Dƣơng Tử, sông
TsiKiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê
Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dƣơng, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam
và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam.”
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những

12



nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc
hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các vùng chè cổ
Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết: “…Cây chè cổ
Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam.... Từ đó có
sơ đồ tiến hố cây chè thế giới sau đây “Camellia → Chè Việt Nam → Chè Vân
Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (Ấn Độ)”.
Đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Đại thể cây chè phát nguyên
từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai,
dọc theo đƣờng biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung
Quốc ở phía Đơng, và theo hƣớng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái
Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ
vĩ đ 29o đến 11o Bắc.
Nhƣ vậy, cây Chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế
giới. Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát
triển đến nay đã có hơn 4000 năm. Do đặc tính sinh trƣởng của bản thân cây chè, sự
giao lƣu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng
hơn 3000 năm trƣớc. Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã học đƣợc cách
trồng và chế biến của ngƣời Trung Quốc để phát triển các vƣờn chè trồng phân tán
rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trƣớc thế kỷ thứ XVII, ở Việt Nam đã h nh thành
hai vùng sản xuất chè: chè vƣờn miền trung du và chè rừng miền núi.
Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một cây
rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung, tự cấp trong gia đ nh hoặc trong cộng
đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ.
1.1.2. Tự nhiên
Cây chè chịu ảnh hƣởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong
quá trình sống của nó. Ngun sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy
vậy cây chè cho đến nay đã đƣợc phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ
tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Trong

những điều kiện nhƣ vậy, muốn cho cây chè sinh trƣởng b nh thƣờng và có năng
suất phẩm chất tốt phải có tr nh độ khoa học cao trong canh tác. Những cơng trình
nghiên cứu nhiều năm của Liên Xơ cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất
khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo
từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến
phẩm chất chè.
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện
sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng
nhƣ khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ
sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp. Yêu cầu
tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, sâu, chua, thốt
nƣớc, khí hậu ẩm và ấm. Dƣới đây, chúng ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:
1.1.2.1. Đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm.
Song để cây chè sinh trƣởng tốt, năng suất cao và ổn định th đất trồng chè phải đạt

13


những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thốt nƣớc. Độ pH thích hợp cho
chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm
phải dƣới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển b nh thƣờng.
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ đƣợc
phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất
feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất
này phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của chè nhƣ có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu
hơn 1 mét và thoát nƣớc. Những đất này thƣờng nghèo chất hữu cơ nhất là ở các
vùng trồng chè cũ.. V thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho chè
và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón
đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu

cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lƣợng vơi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm
cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng vơi để bón vào đất trồng chè,
trừ trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4.
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố
quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì
điều kiện dinh dƣỡng của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của
Trung Quốc cho thấy: chè sinh trƣởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp
cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hƣơng của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng
trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nƣớc có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu
hƣơng không thơm, vị nhạt và chất hịa tan ít.
Địa h nh và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất lƣợng chè.
Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên núi cao có
hƣơng thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm
nhận thấy chè đƣợc chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa
mà hƣơng vị đó khơng thể có đƣợc trong chè trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở
Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao
hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) th khuynh hƣớng tạo thành và tích
lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nƣớc trên thế giới
thƣờng có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn
Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện nông học Hồ
Nam (1957) cho thấy ảnh hƣởng của độ cao so với mặt biển tới hàm lƣợng tanin
trong búp chè nhƣ sau:
Độ cao so với mặt biển (mét)
Hàm lƣợng tanin (%)

3

75


113

130

150

260

23,28 23,28 24,96 25,20 25,66 26,06

Chất lƣợng chè ở vùng cao tốt nhƣng về sinh trƣởng thƣờng kém hơn ở vùng
thấp. Hƣớng dốc có ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze
(1969) nhận thấy rằng cƣờng độ tích lũy tanin và vật chất hịa tan phụ thuộc nhiều
vào chế độ nhiệt. Ở hƣớng dốc phía nam hàm lƣợng tanin và chất hòa tan trong búp
chè cao hơn ở hƣớng dốc phía bắc.
Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lƣợng chè càng có xu hƣớng giảm thấp. Do

14


độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hƣởng khơng tốt đến sinh trƣởng và
tích lũy vật chất trong cây chè.
1.1.2.2. Độ ẩm và lượng mưa
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo
thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nƣớc. Chè là loại cây ƣa
ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nƣớc và vấn đề cung cấp nƣớc
cho quá tr nh sinh trƣởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lƣợng nƣớc mƣa b nh quân trong một năm đối với cây chè
khoảng 1.500 mm và mƣa phân bố đều trong các tháng. B nh quân lƣợng mƣa của
các tháng trong thời kỳ chè sinh trƣởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ

hơn 100 mm chè sinh trƣởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm khơng khí cao, trong
suốt thời kỳ sinh trƣởng độ ẩm khơng khí thích hợp là vào khoảng 85%.
Lƣợng mƣa và phân bố lƣợng mƣa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời
gian sinh trƣởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến
sản lƣợng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lƣợng mƣa phân bố
nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lƣợng chè thu hoạch đƣợc trong năm
cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lƣợng mƣa tập trung vào
tháng 11 đến tháng 4 nên sản lƣợng chè cao nhất trong năm cũng tập trung vào thời
kỳ này. Ở ta phân bố sản lƣợng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình
phân bố lƣợng mƣa trong các tháng.
Tổng lƣợng mƣa b nh quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nƣớc ta tƣơng
đối thỏa mãn cho nhu cầu về nƣớc của cây chè. Nhƣng ở các vùng chè lƣợng mƣa
trong năm lại thƣờng tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11
đến tháng 3. Thời gian này hạn kết hợp với độ nhiệt khơng khí thấp là những điều
kiện bất thuận cho sự sinh trƣởng của cây. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói
mịn cho chè vào mùa mƣa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào
mùa khô. Nghiên cứu về yêu cầu của cây chè đối với độ ẩm, Urusatze, Khamzaep
xác định rằng độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển là 80 - 85% sức chứa ẩm
tối đa đồng ruộng và độ ẩm khơng khí thích hợp là 75 - 80% hoặc trên 80%. Thiếu
nƣớc, độ ẩm khơng khí và độ ẩm của đất khơng đủ thì sức sinh trƣởng của búp sẽ
yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém.
Nƣớc có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ
nƣớc, cây chè sinh trƣởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hƣớng tăng
lên. Những thí nghiệm về tƣới nƣớc cho chè ở Liên Xơ cho thấy, tùy điều kiện đất
đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tƣới nƣớc cũng khác
nhau. Vùng chè Gruzia tƣới nƣớc làm tăng sản bình quân 25 - 30%, vùng chè
Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan trên 200%. Hiệu quả
tăng sản của việc tƣới nƣớc cũng rất rõ rệt ở một số nƣớc trồng chè khác nhƣ: Trung
Quốc (vùng Chiết Giang và Vân Nam) tƣới nƣớc làm tăng sản 6,1%. Ấn Độ (vùng
Atxam) 60% và ở Tây Phi 217 - 293%. Ở Việt Nam thí nghiệm tƣới nƣớc tại Phú

Hộ (1958 - 1960) cũng cho năng xuất búp tăng b nh quân 41,5%. Phẩm chất búp
chè đƣợc tƣới nƣớc đều tăng lên rõ rệt so với không tƣới.
Tƣới nƣớc là một biện pháp tăng sản lƣợng và phẩm chất rất quan trọng đối
với chè. Ngoài biện pháp tƣới nƣớc, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
15


tổng hợp khác nhƣ cày đất, làm đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và phƣơng thức trồng
hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn v.v... để giải quyết tốt nhu cầu nƣớc
trong quá tr nh sinh trƣởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản lƣợng cao, phẩm
chất tốt. Kết quả thí nghiệm của trƣờng trung cấp Sông Lô tại Nông trƣờng Tân
Trào và Tháng Mƣời cho thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của lớp đất mặt (0 - 20 cm) và
ở các lớp đất dƣới nhiều hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với đối chứng (không tủ gốc),
năng suất búp chè tăng từ 15,6 đến 19,6%.
1.1.2.3. Nhiệt độ khơng khí
Để sinh trƣởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định.
Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phƣơng (1956) th
cây chè bắt đầu sinh trƣởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt b nh quân hàng năm để
cây chè sinh trƣởng phát triển b nh thƣờng là 12,5oC và sinh trƣởng tốt trong phạm
vi 15 - 23oC. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trƣởng của chè biểu hiện rõ rệt qua
thời kỳ ngừng sinh trƣởng trong mùa đông và sinh trƣởng trở lại khi có độ nhiệt ấm
áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trƣởng của cây
trong thời kỳ này th độ nhiệt khơng khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây
chè yêu cầu lƣợng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối
mà cây có thể chịu đựng đƣợc thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC
hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trƣờng Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy độ nhiệt
thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác dụng xúc tiến
việc h nh thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Độ nhiệt quá thấp
hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ nhiệt cao q 35oC thì q trình

tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá.
Ngƣợc lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý
thành phần hóa học của búp chè, ảnh hƣởng khơng tốt đến sinh trƣởng của cây và
phẩm chất búp. Độ nhiệt thấp và khơ hạn là ngun nhân hình thành nhiều búp mù.
Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trƣởng của búp
và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16 độ vĩ nam đến
19 độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trƣởng quanh năm do
đó búp cũng đƣợc thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ bắc đến 45 độ vĩ bắc, độ nhiệt
mùa đông xuống thấp, sinh trƣởng và thu hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những
vùng này nơi nào độ nhiệt bình qn mùa đơng càng thấp càng kéo dài thì thời gian
sinh trƣởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn.
1.1.2.4. Ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dƣới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu
bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh
sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt khơng khí cao, khơng có lợi cho quang hợp và
sinh trƣởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nƣớc nhƣ Ấn Độ, Xrilanca
thƣờng áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè để hạn chế độ nhiệt cao và
ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và
giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vƣờn ƣơm, ngƣời

16


ta thƣờng che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trƣởng nhanh. Giống chè lá to
yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hƣởng đến cấu tạo của lá và thành
phần hóa học của chúng. Cây chè đƣợc che bóng râm, hàm lƣợng các vật chất có
đạm (cafein, N tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn;
các chất khơng có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hƣớng giảm xuống. Sự giảm thấp

tanin, gluxit... và tăng hàm lƣợng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ
nhất định thƣờng có lợi cho phẩm chất chè xanh và khơng có lợi cho phẩm chất chè
đen. V vậy, trồng cây bóng mát cho chè thƣờng áp dụng cho những vùng trồng chè
sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.
Do cƣờng độ ánh sáng có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng, phẩm chất chè cho
nên điều tiết cƣờng độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ rệt. Những
kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho thấy: giảm độ chiếu
sáng xuống 30% thì sản lƣợng búp tƣơi trong năm đầu tăng 34% so với xử lý cƣờng
độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng xuống 50% th năng suất đạt cao
nhất. Song nếu tiếp tục giảm cƣờng độ chiếu sáng xuống dƣới 50% th năng suất bắt
đầu giảm thấp.
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các tài liệu
nghiên cứu của Liên Xơ thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung - Ấn nguyên sản ở
vùng ngày ngắn, sinh trƣởng trong điều kiện Gruzia (Liên Xơ) ngày dài, khơng thể
hồn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra hoa kết quả. Song giống Trung
Quốc lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày dài, cho nên trồng ở Gruzia vẫn ra hoa
kết quả.
1.1.2.5. Khơng khí
Khơng khí rất cần cho sự sống của thực vật. Hàm lƣợng CO2 trong khơng khí
khoảng 0,03%, song chỉ cần có một biến động nhỏ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến
quang hợp. Chè là một cây ƣa bóng râm, cƣờng độ quang hợp cũng thay đổi theo
hàn lƣợng CO2 có trong khơng khí. Nói chung hàm lƣợng CO2 trong khơng khí tăng
lên đến 0,1 - 0,2% th cƣờng độ quang hợp tăng lên rất rõ rệt.
Khơng khí lƣu thơng tạo thành gió. Gió nhẹ và có mƣa có lợi cho sự sinh
trƣởng của chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng nƣớc của cây. Những nơi độ ẩm
khơng khí q cao, phát tán khó; gió nhẹ sẽ làm cho nƣớc dễ thoát hơi, nƣớc và chất
dinh dƣỡng trong đất tiếp tục vận chuyển lên trên. Mặt khác gió nhẹ có tác dụng
làm cho lƣợng CO2 phân bố đều, có lợi cho quang hợp.
Gió to khơng những làm cho cây bị tổn thƣơng cơ giới, mà còn phá vỡ cân
bằng nƣớc của cây. Cƣờng độ thoát hơi nƣớc lớn, nƣớc trong đất cung cấp không

đủ, cây bị héo. Mặt khác gió to khí khổng sẽ đóng lại, khơng thể tiến hành q trình
quang hợp. Mùa đơng độ nhiệt thấp nếu có gió to thì chè bị hại nhiều vì rét. Gió to
khi chè ra hoa cịn ảnh hƣởng đến hoạt động thụ phấn của côn trùng.
Để giảm tác hại của gió, ngƣời ta áp dụng các biện pháp nhƣ chọn đất nơi kín
gió, trồng rừng hoặc vành đai phòng hộ. Chọn giống chè thấp cây và trồng dày hợp
lý...
Ở Việt Nam tác hại của gió khơng lớn, song nói chung ở các vùng có gió Lào
17


cần tùy điều kiện cụ thể mà xét đến việc áp dụng các biện pháp trồng rừng hoặc
trồng vành đai phịng chắn gió.
Nhƣ vậy, cây Chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ
nhƣỡng, khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban
đêm lớn ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp đƣợc nhiều chất thơm tự nhiên và
đặc trƣng. Ngoài ra độ cao và địa h nh cũng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè. Kinh
nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là đƣợc
trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lƣợng cao là chè Tuyết Shan đƣợc
trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn- Yên Bái, chè Tà Sùa ở
Sơn La, chè Tuyết Shan ở Kỳ Sơn, Nghệ An. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm
cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao... rất thuận lợi cho quá trình sinh
trƣởng, phát triển của cây chè.
1.1.2.6. Dinh dưỡng
- Đạm: Đạm tập trung ở các bộ phận còn non nhƣ búp chè và lá non. Đạm tham
gia vào sự h nh thành các axitamin và protein. Bón đủ đạm lá chè có màu xanh,
quang hợp tốt, cây chè sinh trƣởng khoẻ, nhiều búp, búp to. Thiếu đạm chồi lá ít, lá
vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Bởi vậy bón đạm làm tăng năng suất từ 2-2,5 lần so
với khơng bón. Bón đạm q nhiều hay đơn độc làm chè có vị đắng, giảm phẩm
chất.
- Lân: Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic. Lân

có vai trị quan trọng trong việc tích luỹ năng lƣợng cho cây, có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển của cây chè, nâng cao chất lƣợng chè, làm tăng khả năng chống rét,
chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu 2 bên gân chính, búp
nhỏ, năng suất thấp.
- Kali: Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ
phận đang sinh trƣởng. Kali tham gia vào quá tr nh trao đổi chất trong cây làm tăng
khả năng hoạt động của các men, làm tăng sự tích luỹ gluxit và axitamin, tăng khả
năng giữ nƣớc của tế bào, nâng cao năng suất, chất lƣợng búp, làm tăng khả năng
chống bệnh, chịu rét cho chè.
Thiếu Kali lá chè có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ, lá nhỏ.
- Trung và vi lƣợng: Theo một số nhà nghiên cứu, tác dụng của các yếu tố trung
và vi lƣợng chỉ thể hiện rõ nét ở các đồi chè nhiều tuổi chuyên bón các loại đa
lƣợng lâu năm. Phân vi lƣợng gồm có: Bo, Mn, Zn, Cu...; phân trung lƣợng gồm có:
Ca, Mg, S, Al...
1.1.3. Kinh tế
Chè là một cây cơng nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30- 40 năm
hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi cây sinh trƣởng tốt thì cuối năm thứ
nhất đã thu bói trên dƣới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến
thiết cơ bản) cũng cho một sản lƣợng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tƣ
chè đã đƣa vào kinh doanh sản xuất.
Chè là sản phẩm có thị trƣờng quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng đƣợc

18


mở rộng. Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963 là 100% th năm
1975 yêu cầu về chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% và sản xuất chè tăng
3,2%.
Nghề trồng chè Việt Nam đã có từ lâu, nhƣng cây chè đƣợc khai thác và trồng

với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. Trong các vùng trồng chè,
chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng
cao đời sống của nhân dân. Việc sản xuất và cung cấp chè vừa có thể đáp ứng đƣợc
nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu. Chính bởi vậy, so
với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một trong những cây có ƣu thế nhất
cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động.
Ở nƣớc ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn cứ vào
năng suất b nh quân đã đạt đƣợc năm 1969 của khu vực nông trƣờng quốc doanh
(42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè của khu vực
nơng trƣờng quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực
này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng suất chè đạt 100
tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu đƣợc đủ để nhập 46 tạ phân hóa học, hoặc 3,1 tạ
bông, hoặc 25 - 30 tạ bột m . Nhƣ vậy một ha chè có năng suất 100 tạ búp có giá trị
xuất khẩu ngang với 200 tấn than.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây
lƣơng thực, chè là một trong những cây có ƣu thế nhất. Hiện nay, nƣớc ta mới sử
dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động dồi dào nhƣng phân bố không
đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lƣợng lao
động sống rất lớn. Cây Chè có lợi thế so sánh ở nƣớc ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung
du miền núi phía Bắc. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền
núi là một biện pháp có hiệu lực. Trồng chè thu hút đƣợc một lƣợng lao động đáng
kể, góp phần giải quyết việc làm, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều
nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nƣớc. Cây chè là một trong những cây
trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du và Miền núi, việc phát triển mạnh cây chè ở
vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp cơng nghiệp chế biến
chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố cơng nghiệp đƣợc
đồng đều, góp phần thúc đẩy vùng trung du và miền núi phát triển mau chóng đuổi
kịp miền xi về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đảng và Nhà nƣớc ta coi cây chè là cây xố đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung

du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế
nông thôn ở miền Bắc.
Hàng năm ngành chè đã đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nƣớc,
năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu đạt 97 triệu USD, tổng giá trị xuất khẩu năm 2010
đạt 200 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn
thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với
Indonesia.
1.2. Một số nét đặc trưng của ngành sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số nƣớc trên thế giới

19


Trên thế giới chỉ có khoảng 40 nƣớc là có điều kiện tự nhiên thích hợp để
trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ
khác nhau. Các nƣớc trồng chè đã tận dụng ƣu thế đó để phát triển sản xuất, có
những nƣớc xem chè là cây trồng chính của đất nƣớc nhƣ Kênya, Ấn Độ...
Sau đây là kinh nghiệm sản xuất chè của một số nƣớc trên thế giới.
* Trung Quốc: Là nƣớc phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới. Nghề
trồng chè của Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời. Cây chè đƣợc phân bố trên một
phạm vi địa lý rất rộng: từ 18 đến 35 độ vĩ bắc, từ 99 đến 122 độ kinh đông. Chè
đƣợc trồng chủ yếu ở 15 tỉnh: Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Đài Loan, Tứ Xuyên,
Vân Nam, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Giang Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng
Tây,Giang Tô, Thiểm Tây, Hà Nam. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Trung Quốc
thích hợp cho việc trồng chè. Độ nhiệt trung b nh hàng năm của đại bộ phận vùng
chè Trung Quốc là 15 - 18oC. Lƣợng mƣa hàng năm trên 1000 mm, mƣa tập trung
vào thời kỳ chè sinh trƣởng. Chè đƣợc trồng chủ yếu trên các loại đất thục phát triển
trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, phiến thạch mica, nai, với độ chua
pH = 4,5 đến 6,5. Các vƣờn chè đƣợc trồng phần lớn trên đất dốc đến 30 độ. Diện
tích trồng chè của Trung Quốc năm 1974 là 337.000 ha. Trung Quốc có rất nhiều

giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè Trung Quốc lá to và lá trung bình.
Chè trở thành thứ nƣớc uống giải khát phổ thơng trong mọi tầng lớp nhân dân
và đƣợc coi là 1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc là nƣớc có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sản xuất chè, tận dụng lợi
thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hố các giống chè
có năng suất và chất lƣợng cao. Xây dựng các nghiên cứu chè cả nƣớc, xây dựng
các trƣờng đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản các tạp chí, sách tham
khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt Trung
Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà: xây dựng các nhà bảo tàng văn hoá, biên
soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, trà sử, trà pháp... Điều này
đã thu hút nhiều du khách và nâng cao đƣợc vị thế của chè Trung Quốc trên thị
trƣờng thế giới.
* Ấn Độ: Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng 1834 – 1840, đây cũng là nƣớc
có truyền thống lâu đời về phát triển chè. Do điều kiện khí hậu thích hợp, những
năm gần đây, Ấn Độ đã đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Chè của Ấn
Độ gồm có hai vùng rõ rệt: vùng phía Bắc (vùng sản xuất chè chủ yếu của Ấn Độ)
và vùng phía Nam. Vùng phía Bắc, chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duars,
Darjiling; Atxam và Darjiling là hai khu vực sản xuất chè có tiếng trên thế giới.
Vùng chè phía nam: tập trung ở hai bang Kerala và Madras. Đất vùng Atxam chủ
yếu là đất đỏ pha sét và đất phù sa. Đất vùng Madras chủ yếu là đất sét và đất đỏ
pha cát. Do lƣợng mƣa lớn, đất đai ph nhiêu, năng suất chè của Ấn Độ đạt bình
quân 5 - 8 t/ha, cá biệt đạt 12 - 13 t/ha. Đặc điểm sản xuất chè của Ấn Độ là trồng
tập trung, giống chè lá to, trồng cây bóng râm cho chè và áp dụng phƣơng pháp hái
chừa nhiều lá. Diện tích trồng chè của Ấn Độ năm 2005 là 500.000 ha, năng suất
1,7 tấn/ha, sản lƣợng 850.000 tấn.
Các vùng sản xuất chè ở Ấn Độ rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ
thuật tập trung tại các trạm nghiên cứu chè Tocklai, UPASI, xuất bản các tạp chí

20



nghiên cứu về chè. Ngồi ra, Ấn Độ cịn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn
trên toàn quốc nhƣ: Calcuta, Guwahati, Siliguri,...
* Nga: Nga là một nƣớc sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nƣớc
tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Vùng sản xuất chè chủ yếu của Nga là miền
tây nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Bruzia (nằm trên bờ Hắc Hải) chiếm trên 90%
tổng sản lƣợng chè toàn quốc. Ngoài ra chè cịn đƣợc trồng ở vùng Kraxnơda (thuộc
nƣớc Cộng hịa XHCN Liên bang Nga) và vùng Lencơran (thuộc nƣớc Cộng hòa
XHCN Azecbaijan). Cây chè lần đầu tiên đƣợc trồng thử ở vƣờn thực vật Nhikit
(thuộc Crƣm) năm 1883, sau đó trồng ở vƣờn thực vật Xukhumi 1884. Năm 1884
chè đƣợc trồng ở vùng Trăccơvi cây chè sinh trƣởng phát triển b nh thƣờng, búp có
phẩm chất tốt. Song việc phát triển sản xuất chè không đƣợc chế độ Nga hoàng chú
ý. Từ năm 1848 đến 1925 (trong 77 năm), diện tích trồng chè của Nga chỉ đạt 1086
ha. Sau kế hoạch năm năm lần thứ nhất đến năm 1958 diện tích trồng chè đạt
51,803 ha (tức là tăng gần 50 lần so với thời kỳ 1848 - 1925). Diện tích trồng chè
của Nga năm 1974 là 76.000 ha. Đất trồng chè chủ yếu của Nga là đất đỏ, đất vàng
và đất potzon. Khí hậu vùng trồng chè hình thành hai mùa rõ rệt. Cây chè bắt đầu
sinh trƣởng từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 và kết thúc sinh trƣởng vào tháng 10. Thời
gian thu hoạch búp chủ yếu là từ tháng 5 đến hết tháng 9.
Ngành chè ở Nga rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu
trồng chè. Ngƣời ta trồng chè theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1,51,75cm, khoảng cách giữa các cây là 0,35cm, lƣợng hạt giống dùng cho 1 ha là 150
kg. Khi phân chia lô chè ngƣời ta đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và
san phẳng mặt đất giữa các hàng chè để khi cơ giới hoá th quá tr nh nhƣ đốn chè,
thu hoạch búp và các quá trình canh tác khác không bị sai lệch khi làm việc.
* Nhật Bản: Nhật Bản là nƣớc đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm
805 - 814) và là nƣớc sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Chè
trồng tập trung ở giữa 35 và 38 độ vĩ bắc, có một số diện tích trồng đến 40 độ vĩ
bắc. Chè trồng chủ yếu ở những nơi đất bằng, một số diện tích nhỏ trồng trên đồi.
Độ cao so với mặt biển không vƣợt quá 60 - 100m. Khí hậu Nhật Bản chiụ ảnh
hƣởng của gió mùa, lƣợng mƣa tƣơng đối lớn: 2150 mm/năm, phần lớn mƣa vào

mùa hè. Đất trồng chè ở Nhật Bản là đất sét nặng và đất đỏ. Diện tích trồng chè năm
1974 là 56.000 ha. Nhật Bản là nƣớc kinh doanh chè theo phƣơng thức tiểu nơng,
diện tích khơng lớn song khu vực chè tƣơng đối tập trung, giống chè chủ yếu là
giống lá nhỏ, chế biến chè xanh là chính. Quản lý vƣờn chè chu đáo lƣợng phân bón
dùng nhiều, hái bằng kéo.
Hiện nay, Nhật Bản là nƣớc trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân
cơng cao thêm vào đó là khả năng cơng nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới
hoá trên đồi chè. Nhà nƣớc coi trọng đầu tƣ vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và
các biện pháp quản lý chăm bón vƣờn chè bằng hoá chất. Nhà nƣớc ban hành chế
độ khen thƣởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua đƣợc trên 60 giống chè mới.
Vƣờn chè có năng suất 18 tấn búp/ha phải tn theo quy trình bón nghiêm ngặt: N
540 kg, P2O5 180 kg, K2O 270 kg, bón nhiều lần. Sử dụng cơ khí nhỏ trong cơng
tác chăm sóc.
* Kenya: Nằm ở Châu Phi với mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn nhiều

21


hạn chế so với thế giới nhƣng ngành chè Kenya với chiến lƣợc đúng đắn đã đem lại
những thành công rất đáng khích lệ trong mọi cơng đoạn từ trồng, hái, sản xuất,
đóng gói, kinh doanh xuất khẩu và quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu chè Kenya.
Ngành chè Kenya là sản phẩm nơng nghiệp chủ lực đã và đang đóng góp rất lớn cho
nền kinh tế của quốc gia Đơng Phi này với kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều
so với Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan th năm 2011 kim
ngạch xuất khẩu của Kenya đạt 1.06 tỷ USD, Việt Nam là 204 triệu USD, xuất khẩu
chè ở Kenya đạt 17-20% doanh thu xuẩt khẩu với Paskistan, Anh, Ai Cập là các nhà
nhập khẩu chè lớn của nƣớc này.
Có đƣợc thành cơng ấn tƣợng này là bắt nguồn từ việc trồng, sản xuất, kinh
doanh và đặc biệt là marketing sản phẩm. Hệ thống tổ chức cũng nhƣ phƣơng pháp
tiêu thụ chè ở Kenya đều rất hiệu quả, 80% sản phẩm chè đƣợc tiêu thụ thông qua

Cơ quan phát triển chè Kenya (KTDA), cơ quan này hoạt động nhƣ một công ty
môi giới chứ không làm chủ một kg chè nào. Phần lớn chè đƣợc bán qua sàn đấu
giá 2 phiên/tuần, đây chính là kênh tiêu thụ hiệu quả mà hiện tại Hiệp hội chè Việt
Nam đang muốn áp dụng với Việt Nam.
Kenya trở thành nƣớc sản xuất chè nổi tiếng thế giới chủ yếu nhờ vào việc
quản lý rất khoa học vừa đảm bảo đƣợc sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, vừa
phát huy đƣợc tính sáng tạo, chủ động của mọi thành viên trong chuỗi giá trị. Thành
công của Kenya là một bài học hữu ích để nhìn lại thực trạng của ngành chè Việt
Nam trên mọi khía cạnh, qua đó đề ra giải pháp cho phát triển ngành chè Việt Nam.
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc trồng chè từ rất lâu đời, hiện nay cả nƣớc có 27 tỉnh,
thành phố trồng chè với diện tích đất canh tác để trồng chè với phạm vi phân bố khá
rộng. Tuy diện tích trồng chè khá lớn nhƣng sản phẩm chè Việt Nam vẫn bộc lộ một
số hạn chế. Thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng
suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu
nhập của ngƣời trồng chè chƣa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tƣ. Trên
thực tế, cây chè đƣợc coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác,
đóng vai trị xố đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa
phƣơng song hiện tại cây chè Việt chƣa khẳng định đúng vị thế so với cây chè các
nƣớc có điều kiện kinh tế - xã hội tƣơng tự nhƣ: Kenya, Srilanka, Ấn Độ, Trung
Quốc,… Từ những kinh nghiệm sản xuất chè của một số nƣớc trên thế giới, nhằm
nâng cao và ổn định chất lƣợng chè bền vững, ngành chè Việt Nam cần thực hiện
tốt một số nội dung sau:
+ Chủ động cơ cấu giống, cải tạo giống để sản xuất đa dạng sản phẩm, nâng cao
năng suất, chất lƣợng, thích ứng nhanh với biến động nhu cầu của thị trƣờng cạnh
tranh hội nhập.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến Chè;
Trồng Chè đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng mật độ đối với từng giống chè; Quản lý và
sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, phân bón hố học và các loại thuốc
bảo vệ thực vật một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm Chè; Thu

hái búp chè đúng quy tr nh, đạt phẩm cấp, đủ độ chín kỹ thuật theo yêu cầu của sản
xuất, phù hợp công suất nhà máy; Chủ động sản xuất chế biến, có lịch sản xuất theo

22


vụ mùa, thu mua nguyên liệu phù hợp với công suất thiết bị, thực hiện các thông số
kỹ thuật phù hợp nguyên liệu và thời tiết vụ mùa.
+ Chú trọng khâu phân phối sản phẩm, marketing sản phẩm, nghiên cứu lựa
chọn phƣơng pháp tiêu thụ chè phù hợp, đạt hiệu quả cao, tăng khả năng xuất khẩu
sản phẩm chè ra thị trƣờng thế giới.
+ Tạo khơng gian văn hố, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, triển lãm trà... thu
hút sự quan tâm của du khách quốc tế nhằm nâng ca vị thế của chè Việt Nam trên
thị trƣờng thế giới.
1.2.2. Vị trí, vai trị của ngành sản xuất chè Việt Nam
Lịch sử trồng chè của nƣớc ta đã có từ lâu. Nhƣng cây chè đƣợc khai thác và
trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay.
Q trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ
sau đây:
Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè đƣợc thành lập
đầu tiên: Tĩnh Cƣơng (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha,
chè đƣợc trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha. Năm
1925 - 1940 ngƣời Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với diện
tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là
13.405 ha với sản lƣợng 6.100t chè khô. Cây chè đƣợc trồng nhiều ở Bắc bộ và
Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của ngƣời Việt, khoảng 25% diện tích là
của ngƣời Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lƣợng chè của Việt Nam là
10.900 tấn, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và
Inđônêxia.
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất

phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu, sơ sài
với phƣơng thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dƣới 1,5 tấn búp
tƣơi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè đƣợc thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh
Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955: Do ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh chống Pháp
các vƣờn chè bị bỏ hoang nhiều, số cịn lại khơng đƣợc đầu tƣ chăm sóc cho nên
diện tích và sản lƣợng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.
Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 tới nay: Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ
với phƣơng châm xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện và vững chắc, nghề trồng
chè đã đƣợc chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh
tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp
phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay
việc sản xuất và cung cấp chè chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở
trong nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 1977 cả nƣớc có 44.330
ha chè với tổng sản lƣợng là 17.896 tấn chè khô.
Sản xuất chè gồm hai khu vực: tập thể và quốc doanh.
Khu vực tập thể (do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý): Chúng ta đã phục
hồi cải tạo các vƣờn chè cũ, đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng chè

23


mới. Những năm gần đây đã có nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè (25 hợp tác xã ở
Định Hóa - Bắc Thái) hoặc trồng chè là chủ yếu (các hợp tác xã ở Sông Lô - Vĩnh
Phú). Các hợp tác xã trồng chè đang áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến
trong quá trình trồng trọt nhƣ thiết kế nƣơng chè mới, kỹ thuật gieo trồng, đốn tạo
hình, quản lý chăm sóc và hái chè san trật. Diện tích trồng chè trong khu vực tập thể
năm 1977 là 22.205 ha.
Khu vực quốc doanh: Từ năm 1960 ta đã xây dựng những nông trƣờng quốc
doanh trồng chè. Hiện nay đã có 43 nơng trƣờng quốc doanh với diện tích 17.932

ha. Ngồi hai khu vực hợp tác xã nơng nghiệp và nơng trƣờng quốc doanh, ở các
tỉnh phía nam diện tích trồng chè của tƣ nhân cũng cịn khoảng 5.000 ha. Nhìn
chung, trong những năm qua, việc trồng chè của nƣớc ta còn một số tồn tại nhƣ: khả
năng mở rộng diện tích chè ở vùng trung du và miền núi cịn nhiều, nhƣng chƣa có
điều kiện để giải quyết tốt. Tốc độ phát triển trồng chè chậm, các vùng chè mới
trồng khơng đồng đều, cịn nhiều diện tích xấu và đến thời hạn chƣa đƣa vào sản
xuất kinh doanh. Việc quy hoạch sử dụng đất trồng chè chƣa hợp lý, cịn lãng phí
đất đai. Năng suất sản lƣợng chè hàng năm có tăng nhƣng tăng rất chậm, chất lƣợng
sản phẩm có khá hơn trƣớc nhƣng khơng đồng đều ở các cơ sở và không ổn định.
Khả năng phát triển nghề trồng chè của ta rất lớn và có nhiều điều kiện thuận
lợi; Phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng đang đƣợc
sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc đã
nhấn mạnh việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè. Hội nghị bàn về sản xuất chè
họp vào tháng 7/1970 đã nhất trí: Phải phát triển cây chè với tốc độ nhanh, cần tổ
chức làm ăn theo lối công nghiệp, làm tập trung, quy mô lớn, có kỹ thuật tiên tiến
để có năng suất cao, sản lƣợng nhiều.
Điều kiện khí hậu đất đai của ta rất thuận lợi cho việc sinh trƣởng phát triển
của cây chè. Diện tích vùng trung du và miền núi thích hợp cho việc trồng chè. Khả
năng đƣa năng suất búp tƣơi lên 5 - 10 tấn/ha là có cơ sở hiện thực.
Nhu cầu tiêu dùng chè trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, phẩm
chất chè của ta đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng.
Việt Nam là nƣớc có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây
chè; là nƣớc sản xuất chè cho các nƣớc XHCN. Trong những năm qua, ngành chè
đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng trung du, miền núi, đặc biệt là Trung
du Miền núi Bắc Bộ, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn ngƣời lao động, góp
phần xố đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc
miền núi bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hố, góp phần phân cơng lao động
giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn lợi tƣơng đối lớn cho Ngân
sách Nhà nƣớc.
1.2.2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp

Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định đƣợc 33 tỉnh có khả
năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và
Tây Nguyên. Bên cạnh ƣu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam
có lợi cho sinh trƣởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các
nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè cịn có nghĩa to lớn đối với
ngƣời dân:
24


Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khốn chè cho ngƣời lao động
theo Nghị định của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam
đƣợc giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động. Cùng với cơ chế và phƣơng thức
mua chè thuận lợi cho ngƣời lao động đã tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động
phấn khởi chủ động đầu tƣ thâm canh chè để đạt năng suất, chất lƣợng cao. Ở trung
du miền núi ngƣời dân có tập quán trồng lúa nƣơng với thu nhập thấp hơn rất nhiều
so với trồng chè. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa
nƣơng trong nhân dân miền núi.
- Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc.
- Cây chè là cây không kén đất nhƣ cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tƣơng
đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán.
Nh n chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tƣơng đối ổn định.
- Cây chè có tác dụng chống xói mịn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay b nh quân độ
che phủ trong cả nƣớc chỉ cịn 29,1%, trong đó nếu khơng kể hai vùng Đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi nhƣ vùng Tây
Bắc chỉ cịn 20,7%, Đơng Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu đƣợc trồng
chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn.
- Trồng chè thu hút một lƣợng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình qn
cần 2,2 lao động) ngồi ra chƣa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ.
1.2.2.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến

Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công
nghiệp chế biến nƣớc ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công
nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Chế biến
chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những năm 60, ở
miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12 - 43 tấn/ ngày) với
thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xơ. Những năm 90
lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán
tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển
theo hƣớng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế
biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trƣờng tiêu
thụ chè tƣơng lai.
1.2.2.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu
Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trƣờng của hơn 40 nƣớc trên thế
giới, gồm có Liên Xơ cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Âu và Nhật
Bản, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nƣớc. Năm
2012 chúng ta xuất khẩu đƣợc 88.000 tấn đem lại cho đất nƣớc 97 triệu USD.
1.2.2.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội
Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát
triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây cây chè gần gũi với từng gia đ nh, góp phần
định cƣ, ổn định cuộc sống và xố đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít ngƣời.

25


×