Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.21 KB, 7 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOA VIỆT.
Qua quá trình hình thành và phát triển, công ty cổ phần Hoa Việt là một
doanh nghiệp cũng mới được thành lập không lâu cuả ngành xây dựng nhưng nó lại
đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác
kế toán ở phòng tài vụ cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu
cầu quản lý và hạch toán của công ty.
Qua một số nhận xét ở trên em cũng xin bạo dạn đề xuất một số ý kiến như
sau:
Về thủ tục chứng từ:
Phương pháp giao nhận chứng từ: công ty nên tiến hành giao nhận chứng từ
và xác nhận quy kết trách nhiệm cho từng cá nhân có liên quan khi mất chứng từ.
Phiếu giao nhận chứng từ được lập riêng cho từng loại, từng chứng từ xuất và được
lập vào thời điểm thủ kho giao chứng từ kế toán. Khi thủ kho giao cho kế toán thì
thủ kho đính kèm theo phiếu giao nhận chứng từ với các phiếu nhập xuất tương
ứng.Phiếu giao nhận chứng từ gồm có 4 cột:
Cột 1: ghi nhóm vật liệu
Cột 2: ghi số lượng chứng từ
Cột 3: ghi số hiệu của chứng từ
Cột 4: ghi chú, ghi phần cần thiết nếu có khi sửa chữa
Khi giao nhận trên phiếu phải có đầy đủ chữ ký của thủ kho và của kế toán
nhập phiếu.
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Nên thống nhất mua cùng một mẫu phiếu nhập chung không nên trong cùng
một đơn vị nhưng lại có hai mẫu phiếu khác nhau. Em nhận thấy trong các công ty
có sử dụng hai loại mẫu phiếu nhập, một loại có 4 chữ ký còn một loại lại có 5 chữ
ký.
1
1
Một số vấn đề khác:
Về định mức nguyên vật liệu :công ty căn cứ vào việc so sánh định mức sử


dụng năm với năm trước và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để tự điều
chỉnh về định mức sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp.
Về nhân sự: nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của công tác quản lý về
kế toán. Vì vậy công ty cần có chiến lược đào tạo hợp lý để phục vụ cho việc phát
triển lâu dài và vững mạnh của công ty.
Đối với những nhân viên hiện nay đang công tác cần xem xét từng trường
hợp cụ thể và đưa ra trương trình đào tạo thêm kiến thức về kinh doanh trong cơ
chế thị trường.
Có những chính sách đãi ngộ, ưu đãi công nhân viên học hỏi nghiên cứu
sáng tạo phục vụ tốt cho công ty .
Có chế độ tuyển dụng mới đối với những người bắt đầu công việc. Phát hiện
những người có triển vọng đào tạo chuyên môn sâu để tương lai trở thành cán bộ
đắc lực cho công ty.
Sử dụng vi tính trong công tác kế toán: việc ứng dụng phần mềm tin học kế
toán giúp cho khối lượng của công việc kế toán được giảm đi rất nhiều, kết quả
chính xác hơn. Tuy nhiên do tốc độ phát triển của tin học hiện nay các nhà quản lý
chú trọng đến công tác đầu tư vốn để đổi mới hệ thống vi tính, cài đặt trương trình
phù hợp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong quản lý.
Thứ hai: đối với công ty
Khi thực hiện các công trình thi công với thời gian dài nên tổ chức đấu thầu
để tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu cho phù hợp .
Thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu một cách ổn định
đủ về số lượng, đúng chất lượng, đúng tiến độ thi công.
Tìm mua nguyên vật liệu mới, giá cả hợp lý, hiệu quả sử dụng cao phù hợp
với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật.
2
2
Xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng cho các cán bộ công nhân viên tìm
được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Khen
thưởng các xí nghiệp, đội có ý thức tiết kiệm bảo quản nguyên vật liệu .

Thứ ba: về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
công ty áp dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu nhưng
nên chăng công ty nên hạch toán theo phương pháp thẻ song song.
Với phương pháp này, tuy khối lượng ghi chép lớn nhưng việc ghi sổ thẻ đơn
giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép
và quản lý.
Sơ đồ hạch toán
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Chứng từ gốc
Theỷ kho
Thẻ ghi chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp N_X_T
KẾT LUẬN
3
3
Công ty cổ phần Hoa Việt là công ty không lớn nhưng có nhiều tiềm năng và
khả năng phát triển trong tương lai. trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty tôi
đã nhận thấy rằng học tập chỉ dựa trên những công thức ở trường vẫn chưa đủ mà
còn phải bước vào thực tế, phải nắm vững những vấn đề đang diễn ra. Đây là thời
gian tôi thử nghiệm những kiến thức của mình đã được học vào thực tế nó giúp tôi
hiểu sâu hơn những kiến thức mình đã có.
Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần Hoa Việt, nhờ sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo Đoàn Thị Thanh Tâm và các cán bộ trong phòng kế toán, cùng với sự
nỗ lực cố gắng của bản thân tiếp cận với các công việc thực tiễn. Vì vậy tôi đã đi
sâu nghiên cứu và hoàn thành bản báo cáo về chuyên đề”hạch toán kế toán nguyên
vật liệu , công cụ dụng cụ “
Đồng thời tôi đã nhận thức về hệ thống hoá thực tế công tác hạch toán kế
toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ của công ty theo một trình tự khoa học hợp
lý. Qua đó tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện

hơn nữa xông tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ của công ty,
góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu lực của bộ máy kế toán nói riêng.
Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian tìm hiểu chưa
nhiều nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý giúp đỡ của toàn
thể cán bộ trong phòng kế toán đặc biệt là cô giáo Đoàn Thị Thanh Tâm để đảm
làm cho bản báo cáo này được phong phú hơn về mặt lý luận và sát thực với thực
tiễn của công ty.
Hà nội ngày 26 tháng 4 năm 2006
4
4
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU
- CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1. Khái niệm đặc điểm và ý nghĩa của công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất.
2- Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
II- PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU , CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1. Phân loại nguyên vật liệu
a. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp
sản xuất vật liệu được chia thành:
b. Căn cứ vào mục đích , công dụng của từng loại vật liệu cũng như nội dung
quy định phương án chi phí vật liệu trên các tài khoản thì vật liệu của doanh
nghiệp được chia thành:
1.2. Phân loại công cụ dụng cụ
2. Đánh giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
2.1. Giá thực tế của vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho
2.2. Giá thực tế của nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng

a. Phương pháp đơn giá bình quân
b. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
c. Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO)
d. Phương pháp giá thực tế đích danh
e. Đánh giá vật liệu công cụ dụng cụ theo giá hoạch toán
III TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1. Chứng từ kế toán sử dụng.
5
5

×