NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP
PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN VIÊT.
1. Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty Cổ phần AN VIỆT.
1.1. Ưu điểm.
Trong sự cố gắng chung của toàn công ty có sự đóng góp tích cực của phòng
kế toán. Với sự nhạy bén của mình, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
đã hoàn thành tốt công tác được giao. Nhìn chung công tác hạch toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng của công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết,
phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh tại công ty.
Kế toán đã ghi chép đầy đủ tình hình xuất bán, chi phí quản lý doanh nghiệp,
đồng thời phản ánh chính xác doanh thu bán hàng cùng các khoản giảm trừ doanh
thu nhằm xác định đúng đắn kết quả. Do đó, việc cung cấp số liệu của kế toán giúp
cho công ty quản lý đạt được những kết quả nhất định, tạo điều kiện phân phối lợi
nhuận một cách hợp lý nhằm khuyến khích mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường
bán hàng hoá.
Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, được tổ chức phù hợp với quy mô, nhiệm
vụ của công ty và yêu cầu chuyên môn của từng nhân viên kế toán. Cán bộ kế toán
có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, tất cả đều tốt nghiệp ở các trường đại học.
Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luân chuyển chứng
từ hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chế độ kế toán hiện hành, phù
hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện nay, phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của công ty và đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty.
Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được mở đầy đủ, chi tiết, các sổ đều
được mở theo đúng nguyên tắc sổ kế toán đã quy định của Bộ Tài chính. Quá trình
ghi chép các nghiệp vụ bán hàng khá hoàn thiện, việc ghi sổ hoàn toàn căn cứ vào
các chứng từ hợp lệ đã được kiểm tra.
Thực hiện đầy đủ luật thuế mới theo đúng chế độ của Nhà nước ban hành.
Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán đã được Bộ Tài chính phê duyệt vào
công tác kế toán do vậy đã giảm được thời gian làm báo cáo kế toán cũng như các
công việc liên quan đến công tác kế toán đồng thời cung cấp kịp thời, chính xác
các thông tin về kế toán cho ban lãnh đạo công ty để đưa ra những quyết định
mang tính chiến lược.
1.2. Nhược điểm.
1.2.1. Thứ nhất: Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Công ty vẫn chưa sử dụng TK 139 “dự phòng phải thu khó đòi”. Hiện nay
công ty rất còn nhiều bạn hàng, số lượng hàng bán ra cho số khách hàng này cũng
rất lớn. Nhưng do khả năng tài chính hoặc một số ngoại cảnh tác động mà các
doanh nghiệp nợ quá lâu hoặc không có khả năng chi trả thì lúc này công ty phải
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1.2.2. Thứ hai: Về áp dụng chiết khấu thanh toán.
Công ty chưa áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh
toán trước hạn. Đó là một sự thiếu sót trong chiến lược thu hút khách hàng và
khuyến khích việc thanh toán tiền hàng trước hạn nhằm tránh tình trạng chiếm
dụng vốn và những rủi ro về nợ khó đòi.
1.2.3. Thứ ba: Về áp dụng giảm giá hàng bán.
Cũng như việc chiết khấu thanh toán, công ty cũng chưa có chính sách gì đối
với việc giảm giá hàng bán. Tuy nhiên theo em trong trườnh hợp hàng hoá cung
cấp cho khách hàng bị kém phẩm chất hoặc không đúng theo quy cách trong hợp
đồng thì công ty nên thực hiện chính sách giảm giá hàng bán, để tạo sự an tâm cho
khách hàng cũng như uy tín của công ty không bị giảm sút, lượng vốn trong công
ty không bị tồn đọng tại kho.
1.2.4. Thứ tư: Về thực trạng bán hàng
Công ty vẫn chưa có nhiều chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác bán
hàng nói chung và quản lý thúc đẩy thị trường bán hàng tại các tỉnh nói riêng, về
đội ngũ giám sát thị trường tiêu thụ tại các tỉnh vẫn còn hạn chế về số lượng như
vậy việc nắm bắt thông tin, quản lý thị trường tại địa bàn các tỉnh sẽ không được
cập nhật kịp thời, thường xuyên một cách tổng quát nhất. Doanh số bán hàng trong
tháng là khá lớn nhưng lượng hàng tồn kho cũng không phải là nhỏ.
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần AN VIỆT.
2.1. ý kiến thứ nhất: Về trích lập quỹ dự phòng khó đòi.
Để khuyến khích khách hàng của mình doanh nghiệp đã áp dụng hình thức bán
chịu. Tuy nhiên hình thức này cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi tỷ lệ
nợ quá hạn và tồn đọng vốn của khách hàng đối với công ty là khá lớn. Vì vậy
công ty nên lập quỹ dự phòng nợ khó đòi – Tài khoản 139, để có thể chủ động huy
động vốn kinh doanh. Đồng thời gia hạn nợ cho khách hàng, nếu quá hạn thì khách
hàng phải chịu thêm một khoản lãi suất bằng lãi vay ngân hàng. Tránh trình trạng
khách hàng lợi dụng thông đồng với nhân viên bán hàng để dây dưa chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 139 như sau:
Bên Nợ: - Xoá sổ các tài khoản nợ khó đòi
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Bên Có: - Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản
lý doanh nghiệp.
Số dự bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
Phương pháp kế toán như sau:
- Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (doanh nghiệp có lập
báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được
xác định là không chắc chắc thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định
số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập vào cuối các kỳ kế
toán.
Khi lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số
dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì
số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn
số dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập ở kỳ kế toán trước chưa được sử dụng
hết, thì số chênh lệch đoàn hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (chi tiết hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được
phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài
chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi.
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 138 – Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài
bảng cân đối kế toán).
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại
thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được,
ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài
bảng cân đối lế toán).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ.
Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh
trên bảng cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112… (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng
khoản dự phòng phải thu khó đòi).
- Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi
với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng
phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành).
Có các TK 131, 138…
2.2. Ý kiến thứ hai: Về chiết khấu thanh toán.
Để khuyến khích khách hành thanh toán trước hạn, công ty nên áp dụng chiết
khấu thanh toán. Nhờ đó mà công ty tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây
khó khăn về vốn lưu động và việc thu hồi tiền hàng sớm, giúp công ty tránh được
những rủi ro về nợ khó đòi.
Chiết khấu thanh toán được hạch toán như sau:
Nợ TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính”
Có TK 111, 112, 131…..
2.3. Ý kiến thứ ba : Về giảm giá hàng hoá