Tải bản đầy đủ (.pdf) (368 trang)

Văn hóa ứng xử của người phụ nữ việt miền tây nam bộ trong quan hệ gia đình và xã hội (trường hợp tỉnh tiền giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.43 MB, 368 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƯU CÔNG MINH

VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ
TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
(TRƯỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƯU CÔNG MINH

VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ
TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
(TRƯỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG)
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN AN
TS. MAI MỸ DUYÊN


PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN ÁNH
2. PGS.TS. HUỲNH VĂN TỚI
PHẢN BIỆN:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN ÁNH
2. PGS.TS. LÊ THANH SANG
3. PGS.TS. TRẦN THỊ THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận án Văn hóa ứng xử của người phụ nữ Việt miền
Tây Nam Bộ trong quan hệ gia đình và xã hội (Trường hợp tỉnh Tiền Giang)
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, khơng sao chép và có sự trùng lắp với
bất kỳ đề tài luận án hay cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác.
Tác giả luận án,

Lưu Công Minh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ chân tình từ Q thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và ân cần chỉ dạy tôi trong suốt
khoảng thời gian nghiên cứu.
Phòng Sau Đại học, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận

lợi giúp tơi hồn thành luận án này.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền
Giang, Trường Đại học Tiền Giang đã cung cấp các số liệu quan trọng trên
địa bàn tỉnh giúp tơi có dữ liệu hữu ích, các kết quả thống kê đáng tin cậy cho
luận án.
Người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong đó có các cơ dì, các chị
em phụ nữ đã nhiệt tình chia sẻ, cung cấp thơng tin thiết thực.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè với lòng nhiệt thành ủng hộ đã tạo động
lực thúc đẩy tơi hồn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan An và
TS. Mai Mỹ Duyên đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

Tác giả luận án,

Lưu Công Minh


i

MỤC LỤC
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 18
7. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 19
8. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................... 22
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài................................................ 22
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 38
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ thời kỳ đổi mới
......................................................................................................................... 46
1.2. Khái lược về miền Tây Nam Bộ ............................................................ 48
1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội miền Tây Nam Bộ ........ 48
1.2.2. Khái lược về tỉnh Tiền Giang ............................................................. 52
1.3. Vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Việt ở Tiền Giang .. 57
1.3.1. Vai trò, vị thế của phụ nữ Việt trong gia đình .................................... 57
1.3.2. Vai trị, vị thế của phụ nữ Việt trong xã hội hiện nay ........................ 61
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 68
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA PHỤ NỮ VIỆT
Ở TỈNH TIỀN GIANG TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH
2.1. Văn hoá ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang với các thành viên
trong gia đình................................................................................................. 69
2.1.1. Với chồng ........................................................................................... 69
2.1.2. Với con cái .......................................................................................... 93


ii

2.1.3. Với cha mẹ ........................................................................................ 106
2.1.4. Với anh chị em.................................................................................. 119
2.2. Văn hóa ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang trong các nghi lễ
truyền thống ở gia đình............................................................................... 123
2.2.1. Trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên và lễ tết truyền thống ....................... 123
2.2.2. Trong các nghi lễ chu kỳ đời người.................................................. 130
2.3. Nét đặc trưng văn hóa ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang trong
quan hệ gia đình .......................................................................................... 137

2.3.1. Văn hóa ứng xử thiết thực, bình đẳng và tương trợ trong quan hệ vợ
chồng ............................................................................................................ 137
2.3.2. Văn hóa ứng xử linh hoạt, bình đẳng trong việc phụng dưỡng cha mẹ
hai bên ........................................................................................................... 140
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 143
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA PHỤ NỮ VIỆT
Ở TỈNH TIỀN GIANG TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI
3.1. Văn hóa ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang trong quan hệ ở
nơi cư trú và nơi làm việc ........................................................................... 144
3.1.1. Trong cộng đồng dân cư nơi cư trú .................................................. 144
3.1.2. Trong quan hệ với chính quyền địa phương..................................... 149
3.1.3. Trong cơ quan - đoàn thể.................................................................. 154
3.2. Văn hóa ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang trong sinh hoạt
văn hóa cộng đồng ....................................................................................... 146
3.2.1. Trong hoạt động lễ hội ..................................................................... 158
3.2.2. Trong hoạt động tơn giáo – tín ngưỡng ............................................ 163
3.2.3. Trong sinh hoạt diễn xướng Nam Bộ ............................................... 173
3.3. Nét đặc trưng văn hóa ứng xử của phụ nữ Việt ở tỉnh Tiền Giang trong
quan hệ xã hội .............................................................................................. 187
3.3.1. Văn hóa ứng xử chan hòa, cởi mở và thân thiện .............................. 188
3.3.2. Tính năng động, tính chủ động trong văn hóa ứng xử .................... 189
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 193


iii

KẾT LUẬN .................................................................................................. 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 185
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 210
Phụ lục 1: Bản đồ tỉnh Tiền Giang ............................................................ 211

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................... 212
Phụ lục 3: Kết quả khảo sát ....................................................................... 218
Phụ lục 4: Biên bản phỏng vấn sâu ........................................................... 226
Phụ lục 5: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phụ nữ
....................................................................................................................... 321
Phụ lục 6: Các hình ảnh liên quan............................................................. 335


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
STT

Nội dung bảng biểu

Nguồn

Trang

Chương 1
Bảng 1.1

Dân số và mật độ dân số các tỉnh Tổng hợp từ niên
miền Tây Nam Bộ
giám thống kê năm
2017

50

Bảng 1.2


Thống kê trình độ học vấn phụ Tổng hợp từ điều tra
nữ tỉnh Tiền Giang
thực địa năm 2018

62

Chương 2
Bảng 2.1

Thống kê phụ nữ tỉnh Tiền Tổng hợp từ điều tra
Giang đi làm và nội trợ
thực địa năm 2018

71

Bảng 2.2

Thống kê vai trò của vợ và Tổng hợp từ điều tra
chồng đối với các công việc thực địa năm 2018
trong gia đình

78

Bảng 2.3

Thống kê số con trong gia đình

Tổng hợp từ điều tra
thực địa năm 2018


91

Bảng 2.4

Thống kê các thế hệ sống trong Tổng hợp từ điều tra
một gia đình
thực địa năm 2018

92

Bảng 2.5

Thống kê thời gian làm các công Tổng hợp từ điều tra
việc gia đình trong ngày của phụ thực địa năm 2018
nữ tỉnh Tiền Giang

94

Bảng 2.6

Thống kê các quan hệ với gia Tổng hợp từ điều tra
đình ruột thịt của phụ nữ tỉnh thực địa năm 2018
Tiền Giang đang làm dâu

107

Bảng 2.7

Thống kê các quan hệ với gia Tổng hợp từ điều tra

đình ruột thịt và gia đình chồng thực địa năm 2018
của phụ nữ tỉnh Tiền Giang đang
ở nhà riêng

107


v

Bảng 2.8

Thống kê nơi ở hiện tại của phụ Tổng hợp từ điều tra
nữ Tiền Giang đã kết hôn
thực địa năm 2018

116

Chương 3
Bảng 3.1

Thống kê việc làm của phụ nữ Tổng hợp từ điều tra
tỉnh Tiền Giang hiện nay
thực địa năm 2018

154


vi

DANH MỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TRONG LUẬN ÁN

STT NGƯỜI ĐƯỢC
PHỎNG VẤN

ĐỊA ĐIỂM
PHỎNG VẤN

NGƯỜI
PHỎNG VẤN

TRANG

1

N.T.B.T.

Lê Lợi, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

63

2

P.T.T.T.

Cai Lậy

Lưu Công Minh

75


3

V.T.T.B.

Tân Phú, Tân Hương Lưu Công Minh

75

4

V.T.T.B.

Tân Phú, Tân Hương Lưu Công Minh

79

5

N.C.P.T.

Chợ Gạo

Lưu Công Minh

79

6

P.T.T.T.


Cai Lậy

Lưu Công Minh

80

7

V.T.T.B.

Tân Phú, Tân Hương Lưu Công Minh

85

8

N.V.D.

Mỹ Tho

Lưu Công Minh

88

9

T.T.A.H.

Trung An, Mỹ Tho


Lưu Công Minh

96

10

N.C.P.T.

Chợ Gạo

Lưu Công Minh

100

11

L.P.N.

Trung An, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

104

12

N.T.H.

Đống Đa, Mỹ Tho


Lưu Công Minh

105

13

N.T.Q.

Tết Mậu Thân, Mỹ Lưu Công Minh
Tho

111

14

N.T.H.

Đống Đa, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

119

15

V.T.T.B.

Tân Phú, Tân Hương Lưu Công Minh


129

16

N.T.K.A.

Tân Hương, Châu Lưu Công Minh
Thành

130

17

L.T.K.L.

Nguyễn Trung Trực, Lưu Công Minh
Mỹ Tho

135

18

V.T.T.B.

Tân Phú, Tân Hương Lưu Công Minh

126


vii


19

N.T.K.A.

Tân Hương, Châu Lưu Công Minh
Thành

139

20

N.T.Q.

Tết Mậu Thân, Mỹ Lưu Công Minh
Tho

140

21

N.T.B.T.

Lê Lợi, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

141

22


L.P.N.

Trung An, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

152

23

N.T.B.T.

Lê Lợi, Mỹ Tho

Lưu Công Minh

155

24

L.T.K.L.

Nguyễn Trung Trực, Lưu Công Minh
Mỹ Tho

164

25


H.T.T.

Tân Quới, Tân Lý Lưu Công Minh
Đông

167

26

N.T.Q.

Tết Mậu Thân, Mỹ Lưu Công Minh
Tho

172

27

N.T.K.A.

Tân Hương, Châu Lưu Công Minh
Thành

174

28

N.T.K.A.

Tân Hương, Châu Lưu Cơng Minh

Thành

186-187

29

P.T.H.

Long Bình
Chợ Gạo

Điền, Lưu Cơng Minh

190


1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là gốc rễ tinh thần của xã hội, đồng thời là động lực thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, là mục tiêu và đích đến của sự phát triển. Ở Việt
Nam, bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ
trọng tâm, chiến lược quan trọng. Hơn 30 năm đổi mới và phát triển, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và văn hóa. Tuy vậy, trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới như hiện nay, nền văn hóa Việt Nam đã
và đang đối mặt với nhiều thách thức, sự mai một và biến đổi các giá trị
truyền thống. Nhiều biểu hiện tiêu cực trong nhận thức và lối sống văn hóa
ngày càng tăng, xâm nhập vào đời sống xã hội từ nơng thơn đến thành thị và
có xu hướng diễn biến phức tạp. Một trong những giá trị đang biến đổi và có
nguy cơ mai một chính là văn hóa ứng xử trong gia đình và xã hội.

Văn hóa ứng xử thể hiện trong nhận thức, hành vi giao tiếp, cách đối
nhân xử thế của con người trong đời sống. Văn hóa ứng xử cịn phản ánh trình
độ học vấn và nhận thức của cá nhân, cộng đồng và rộng hơn nữa là dân tộc.
Văn hóa ứng xử thể hiện bên ngoài qua các hành vi như giao tiếp trong cộng
đồng xã hội và thể hiện bên trong qua các chuẩn mực, giá trị đạo đức, văn
hóa. Nghiên cứu về văn hóa ứng xử để thấy được sự biến đổi của nó trong bối
cảnh xã hội hiện nay đồng thời cũng thấy được sự phát triển nói chung của xã
hội trên bình diện văn hóa, văn minh.
Tây Nam Bộ là vùng đất có nhiều cộng đồng tộc người cùng sinh tụ
như: Việt, Hoa, Chăm, Khmer,… và có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa lẫn
nhau. Với riêng người Việt, họ chủ yếu từ miền Bắc, miền Trung di cư vào
trong suốt nhiều thế kỷ nên văn hóa vừa mang dấu ấn đặc trưng truyền thống
hàng ngàn năm của văn hóa Việt, vừa có những nét đặc thù do điều kiện tự
nhiên và hoàn cảnh lịch sử – xã hội kiến tạo nên. Nhìn chung, văn hóa người


2
Việt ở Tây Nam Bộ được hình thành trên cơ sở địa lý của miền sông nước
lắm kênh mương, nhiều sơng rạch... Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên như độ
ẩm, gió mùa, phần nào đã tác động mạnh đến đời sống văn hóa vật chất cũng
như tinh thần của cư dân miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên đáng chú ý, dù cộng
đồng các dân tộc cùng sinh tụ trên vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng
mỗi địa phương lại có những đặc trưng riêng. Nghiên cứu văn hóa rất cần
quan tâm đến những nét riêng của văn hóa mỗi vùng để có những cơ sở bảo
tồn và phát huy phù hợp. Vì vậy, hướng nghiên cứu đặc điểm văn hoá ứng xử
của một địa phương, vùng miền là hướng nghiên cứu sát hợp với xu hướng
nghiên cứu văn hóa – xã hội hiện nay.
Từ góc nhìn văn hóa giới, có thể thấy phụ nữ Việt ở miền Tây Nam Bộ
dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhất là có sự tiếp xúc và giao lưu văn
hóa với các tộc người khác nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống

trong ứng xử của phụ nữ Việt Nam như dịu dàng, nhân hậu, thủy chung, chân
thật... Tính cách ấy của phụ nữ Việt ở miền Tây Nam Bộ cũng đã để lại nhiều
dấu ấn trong đời sống văn hóa và được phản ánh rất rõ nét qua “thi, ca, nhạc,
họa”, qua những cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa học,
tâm lý học, xã hội học. Trong đời sống hiện nay, văn hóa ứng xử của phụ nữ
Việt ở Tây Nam Bộ không chỉ thể hiện dấu ấn sự tương tác của con người
trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mà còn là cơ
sở nền tảng cho sự phát triển của gia đình, xã hội, cao hơn là sự phát triển của
cả vùng miền có những đặc trưng riêng vốn có như Tây Nam Bộ.
Trong số các địa phương thuộc Tây Nam Bộ thì tỉnh Tiền Giang được
xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đa dạng về tự nhiên, đa dạng về kinh tế
và văn hóa; là nơi sinh ra những người phụ nữ cho đời sau tự hào về tài danh,
sự dũng cảm, nhan sắc và phẩm hạnh, như Hoàng Thái hậu Từ Dụ, Hoàng
hậu Nam Phương, nữ sĩ Bạch Vân, bầu gánh Đồng nữ ban Trần Ngọc Diện,
chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thập, anh hùng lực


3
lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Hồng Gấm, nghệ sĩ nhân dân Phùng Há, nghệ
sĩ nhân dân Bảy Nam, nghệ sĩ nhân dân Kim Cương... Những người phụ nữ
Tiền Giang tài danh ấy là những minh chứng đáng tự hào cho vẻ đẹp của
người phụ nữ ở vùng đất này trên cả hai phương diện phẩm chất và tài năng,
đồng thời là những tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo. Tuy vậy, dưới tác
động của nền kinh tế thị trường và sự giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh
mẽ, khơng chỉ kinh tế mà các vấn đề về văn hóa nói chung, văn hóa giới và
văn hóa ứng xử của người phụ nữ nói riêng ở Tiền Giang đang có những biến
đổi nhất định.
Cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về văn hóa
ứng xử của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ở địa phương này. Xuất
phát từ những lý do trên chúng tơi chọn: “Văn hóa ứng xử của người phụ nữ

Việt miền Tây Nam Bộ trong quan hệ gia đình và xã hội (Trường hợp tỉnh
Tiền Giang)” làm đề tài nghiên cứu của luận án ngành Văn hóa học.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Liên quan đến lịch sử nghiên cứu, luận án chia làm 3 vấn đề: các cơng
trình nghiên cứu về vùng đất và văn hóa Tây Nam Bộ; các cơng trình nghiên
cứu về gia đình và văn hóa ứng xử trong gia đình; các cơng trình nghiên cứu
về phụ nữ Tây Nam Bộ và phụ nữ Tiền Giang.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về vùng đất Tây Nam Bộ và văn hóa vùng
Tây Nam Bộ
Cơng trình Văn hóa và cư dân đồng bằng sơng cửu Long của các tác
giả Nguyễn Cơng Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (Nhà xuất bản Khoa học
xã hội ấn hành năm 1990) đã đề cập cụ thể đến văn hóa cư dân ở đồng bằng
sơng Cửu Long. Các tác giả nhấn mạnh nơi đây là vùng đất được hình thành
từ lâu đời, ngày nay vùng đất này đang tiếp tục đổi mới, phát triển phù hợp
với nhịp sống hiện đại. Cơng trình cũng khẳng định: “Ngày nay, vùng đất này


4
đã mang trong mình những hình ảnh của một “thế giới” thu nhỏ, mà đậm nét
nhất là của một Việt Nam trọn vẹn. Các sắc thái riêng của văn hóa và con
người Nam Bộ từ lâu đã hình thành một nền văn hóa có dáng vẻ riêng và một
nếp sống khá độc đáo của con người”. Cơng trình đã có những đóng góp nhất
định cho luận án với các tư liệu được hệ thống hóa, mang đến cái nhìn tồn
cảnh về văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ.
Trần Ngọc Thêm trong cơng trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
được Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2006 cho rằng:
“Tính cách văn hóa của người Việt ở Nam Bộ gồm có 5 đặc tính chính, đó là:
Tính sơng nước, tính bao dung, tính năng động, tính trọng nghĩa và tính thiết
thực” (tr.15). Tác giả cũng khẳng định, 5 đặc tính này đã tạo nên nét văn hóa
chung và đặc trưng của người dân Nam Bộ, trong đó có người phụ nữ. Đây là

nhận định có tính chất khái qt cao và thực tế là đã trở thành căn cứ cho
nhiều cơng trình trích dẫn, chứng minh theo hướng cụ thể hoá các đặc điểm
này.
Cơng trình Nam Bộ vài nét lịch sử văn hóa của tác giả Trần Thuận
(2016) có những nghiên cứu về đặc tính mở trong kinh tế và văn hóa ở vùng
đất Nam Bộ, tác giả đề cao vai trò người phụ nữ trong việc tạo nên đặc tính
đó. Tác giả viết: “Đặc tính mở trong kinh tế và văn hóa” – đây được xem là
một định hướng quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Nam Bộ, đã nhận ra
được đặc tính “mở” trong đời sống văn hóa của cư dân trên vùng đất Nam Bộ,
nó như dịng chảy xun suốt mấy nghìn năm qua, từ nền văn hóa Ĩc Eo đến
quá trình Nam Bộ hội nhập thế kỷ XIX. Trong đó người phụ nữ Nam Bộ đã
góp phần quan trọng vào tính “mở” đó (tr.39).
Cơng trình Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Tây Nam Bộ (từ
khởi thủy đến năm 1945) của tập thể tác giả do Trần Đức Cường chủ biên, là
cơng trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Cơng trình thể hiện sự
cẩn trọng và chi tiết trong nghiên cứu, nhờ thế góp phần làm sáng tỏ thêm lịch


5
sử hình thành và phát triển vùng đất Tây Nam Bộ. Tập thể các tác giả đã trình
bày quá trình khai phá của bao thế hệ cũng như xác lập chủ quyền, bảo vệ,
xây dựng và phát triển từ thuở khai hoang mở cõi đến nay, nhằm góp phần
minh chứng và khẳng định vùng đất Tây Nam Bộ là một bộ phận thiêng liêng
của Việt Nam.
Cơng trình Nghiên cứu văn hóa dân gian ở tỉnh Tiền Giang (đề tài thuộc
chương trình Nghiên cứu một số loại hình văn hóa phi vật thể tại tỉnh Tiền
Giang) do Nguyễn Phúc Nghiệp chủ biên (2016), đã hệ thống khá đầy đủ về
văn hóa dân gian tỉnh Tiền Giang. Cơng trình đã phác họa rõ nét diện mạo
văn hoá dân gian tỉnh Tiền Giang, bao gồm: ngữ văn dân gian; nghệ thuật tạo
hình dân gian; tri thức dân gian; tín ngưỡng, phong tục dân gian; trị chơi dân

gian; địa danh dân gian. Cơng trình cung cấp cho luận án một kho tàng ca
dao, dân ca, truyện cổ,… của tỉnh Tiền Giang; cung cấp những dẫn chứng
sinh động góp phần sáng tỏ thêm các luận điểm được trình bày trong luận án.
Trong bài viết “Vùng Văn hóa Nam Bộ: Định vị và đặc trưng văn hóa”
của Lý Tùng Hiếu, tác giả đã đề cập về điều kiện địa lý đặc thù, khơng gian
văn hóa, vị trí địa lý, văn hóa đặc trưng cũng như đặc trưng tín ngưỡng,
phong tục tập quán của vùng đất Nam Bộ. Lý Tùng Hiếu cho rằng: “Nhờ sơng
Cửu Long có tốc độ dâng nước và tốc độ dòng chảy thấp, người ta không cần
phải đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sơng Hồng, mà ngược lại cịn tận dụng
nguồn nước này vào mùa lụt để đưa nước ngọt và phù sa vào ruộng, rửa phèn
ở vùng trũng, đánh bắt thủy sản,...” (Lý Tùng Hiếu, 2017). Bài viết này, Lý
Tùng Hiếu nhấn mạnh vai trị của sơng nước trong việc tạo nên đặc trưng văn
hóa của cư dân trên vùng đất, qua đó cũng khẳng định thêm một phương diện
khác biệt trong ứng xử với nguồn nước của người dân Nam Bộ và Bắc Bộ.
Nhằm góp phần giải thích tính cách con người vùng Nam Bộ, Trần
Ngọc Thêm trong bài viết “Tính cách văn hóa người Nam Bộ như một hệ
thống” (2008) đã chỉ ra các đặc trưng văn hóa con người Nam Bộ trong mối


6
liên hệ với tự nhiên và xã hội. Qua đó, nhấn mạnh dấu ấn vùng đất Tây Nam
Bộ với những nét riêng trong tổng thể chung.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về giới và văn hóa giới
Giới và giới tính là khai khái niệm khơng trùng khít với nhau về nội hàm
nhưng lại không tách rời nhau trong nhiều trường hợp. Trong cơng trình Sex,

gender and society, Oakley (1972) đã phân biệt hai thuật ngữ “giới tính” và
“giới” như sau: “Giới tính là sản phẩm của tự nhiên với những nét đặc thù
sinh học hầu như không biến đổi và những thuộc tính ấy gần như đồng nhất.
Cịn giới lại là sản phẩm của xã hội với những đặc trưng của văn hóa, nó rất

dễ biến đổi. Vì vậy thuộc tính của giới rất đa dạng, chẳng hạn: giới tính nữ thì
đương nhiên cũng thuộc về giới (nữ). Trong thực tế không phải là như vậy.
Để xem là nam hay nữ, một cậu con trai hay một cô con gái thì phải thể hiện
ở quần áo, điệu bộ, nghề nghiệp, mạng lưới xã hội và tính cách cá nhân, cũng
như một đặc trưng của bộ phận sinh dục” (tr.158).
Quan điểm này cũng được một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam đồng
thuận, chẳng hạn: Khái niệm “giới” được Nguyễn Đức Truyến, Nguyễn Thị
Nguyệt Minh (2000) phân biệt với “giới tính” trong nghiên cứu Những vấn đề
giới trong phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có
người dân tham gia của dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà. Theo tác
giả “giới” khác với vấn đề “giới tính” vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học
giữa nam giới và phụ nữ, khái niệm “giới” đề cập đến những khác biệt về mặt
xã hội do các nhóm xã hội con người tạo ra. Những quan niệm về “giới” ln
nảy sinh từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã
hội khác nhau. Theo sự hiểu biết của chúng tơi, hiện chưa có một cơng trình
nào đề cập đến khái niệm “văn hóa giới”, mà chỉ có các cơng trình đề cập đến
mối quan hệ giữa văn hóa và giới, về sự khác nhau về hành vi và thái độ ứng
xử - biểu hiện của văn hóa do yếu tố giới chi phối.


7
Trong cơng trình The War of the Sexes: How Conflict and Cooperation
Have Shaped Men and Women from Prehistory to the Present (Cuộc chiến
giữa hai giới tính, sự xung đột và hợp tác đã định hình nên nam giới và nữ
giới từ thời tiền sử đến hiện nay như thế nào) của Paul Seabright (2012) cho
rằng những khác biệt về giới đã được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực giáo
dục. Các nghiên cứu đã tập trung tiếp cận trẻ em trai và trẻ em gái và những
cách khác nhau trong những tiếp cận của họ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
lớp học hoặc cá nhân học sinh và thành tích của chúng. Nhiều trường học xem
xét lựa chọn một giới tính cho các khóa học nào đó hoặc ngay cả trường học

một giới tính. Các nội dung trong nghiên cứu giúp xác định vai trò quan trọng
của người mẹ Tiền Giang trong việc nhận thức rõ sự khác biệt giới và sự khác
biệt về giới này có liên quan đến môi trường giáo dục như thế nào trong việc
nuôi dạy con trẻ.
Tài liệu nghiên cứu Men as Cutural Ideal: How Culture Shapes Gender
Stereotypes (Con người là một lý tưởng văn hóa: Văn hóa định hình khn
mẫu giới như thế nào) các học giả Amy J.C.Cuddy (Havard Business School),
Susan Crotty (Dubai School of Government), Jihye Chong (Seoul National
University) và Michael I Norton (Havard Business School) (2010) cho rằng
nền văn hóa đã định hình nên khn mẫu giới. Cơng trình nghiên cứu này đề
cập đến những khuôn mẫu giới và giá trị văn hóa. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ
lệ đàn ơng phụ thuộc nhau ít hơn phụ nữ.
Nói về vai trị giới và mối quan hệ với văn hố, Dani Cavallro (2003)
trong French Feminist Theory: An Introduction nhấn mạnh: Giới giữ vai trị
chủ chốt trong nhiều q trình khác nhau của sự phân loại và tổ chức văn hóa.
Quả thực, các phạm trù tính nam (masculinity) và tính nữ (femininity) là
những hình thái xã hội tiên khởi và xoay quanh chúng là sự khai triển các mối
quan hệ giữa nam và nữ và sự nảy sinh các thực tiễn thống trị và lệ thuộc.
Chúng diễn ra một cách khách quan trong các mối quan hệ quyền lực vật chất,


8
như gán các vai trị văn hóa và phân cơng lao động, cũng như một cách chủ
quan, tùy vào cách các chủ thể nam và nữ nhận biết họ và nội tâm hóa các tập
hợp biểu trưng và các chuẩn mực ứng xử như thế nào.
Trong mối quan hệ giới, văn hoá với sự phát triển, bài viết Culture,
Gender Equality and Development Cooperation, Johanna Schalkwyk (2000)
cho rằng những kỳ vọng về những thuộc tính và hành vi phù hợp với phụ nữ
hoặc đàn ơng nói cách khác là về những mối quan hệ giữa phụ nữ và đàn ông.
Giới được định hình bởi văn hóa. Những căn tính mang yếu tố giới và những

mối quan hệ về giới là những khía cạnh quan trọng của văn hóa bởi vì chúng
được định hình bởi lối sống thường nhật trong gia đình và rộng hơn là ở cộng
đồng và nơi làm việc.
Tuy đã có những thống nhất trong cách định nghĩa, quan niệm, song,
vấn đề giới và văn hố giới vẫn có biên độ khá rộng, cách tiếp cận không
giống nhau. Luận án sẽ vận dụng các vấn đề về giới, văn hoá giới để tiếp cận
văn hoá ứng xử của người phụ nữ trong mối quan hệ với gia đình và xã hội.
2.3. Các cơng trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa ứng xử trong gia
đình
Tác giả Phạm Minh Thảo trong cơng trình Văn hóa ứng xử của người
Việt đã tìm hiểu một cách khá tồn diện về văn hóa ứng xử của người Việt,
đáng chú ý, tác giả nhấn mạnh văn hóa ứng xử của người Việt khơng theo kịp
sự phát triển của xã hội nên dễ dẫn đến nhiều sự tiếc nuối: “Tuy nhiên, trong
thực tế, đời sống kinh tế của người dân đã khá hơn trước nhưng đời sống văn
hóa, tinh thần vẫn chưa được như mong muốn. Mặt bằng dân trí có nâng lên
nhưng văn hóa ứng xử thì chưa theo kịp” (Phạm Minh Thảo, 2003).
Tác giả cũng nhận định, để mỗi người sống có trách nhiệm với bản
thân, gia đình, cộng đồng và làm tốt trách nhiệm cơng dân là điều mà gia
đình, nhà trường và xã hội tập trung giáo dục từ khi còn bé. Việc giáo dục này
cần liên tục và xuyên suốt, có như thế con người mới có cơ sở vươn tới những


9
phẩm chất cao đẹp hơn như đức hy sinh, tinh thần dũng cảm, óc sáng tạo, sự
dấn thân cho mục đích cao cả. Đây là một nhận định rất có tính chất gợi mở
đối với các vấn đề của luận án, giúp chúng tơi củng cố thêm hướng đi tìm
hiểu sự tiếp biến văn hoá, đặc biệt là văn hoá ứng xử của người phụ nữ Tiền
Giang trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Linh Khiếu trong Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình (2003)
đã có những tiếp cận về phụ nữ dưới góc nhìn gia đình. Tác giả đề cập nhiều

đến chiến lược phát triển của gia đình và đời sống phụ nữ ở Việt Nam trong
thời gian qua. Ngoài ra tác giả cũng trình bày những nghiên cứu khoa học về
các khía cạnh khác nhau xung quanh các vấn đề về gia đình, những sinh hoạt
kinh tế ở nơng thôn của người phụ nữ, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan
đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vấn đề bình đẳng giới, chăm sóc
– giáo dục trẻ em... Tác giả còn nhấn mạnh đến nhiệm vụ của phụ nữ về giáo
dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở nghiên cứu cho cách giáo
dục con em của phụ nữ Việt Nam.
Sách Gia đình học xuất bản năm 2009 của tác giả Đặng Cảnh Khanh –
Lê Thị Quý đã có cách tiếp cận khá bài bản về các nền tảng của việc liên hệ
ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng và các mối quan hệ khác trong gia đình.
Nhóm tác giả cho rằng: “Trong xã hội ngày nay, sự biến đổi không ngừng của
các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ đã tác động không nhỏ đến mỗi gia đình. Gia đình
đang có những biến đổi to lớn cả về vị thế, vai trị, lẫn quy mơ, cấu trúc và
các chuẩn mực văn hóa” (tr.146).
Cơng trình Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân
gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay của Lê Thi (2009) đề cập
các mối quan hệ giữa 3 thế hệ trong gia đình. Ngồi ra, tác giả cũng trình bày
những chuẩn mực giá trị (đạo đức, tâm lý, mỹ học…) của người Việt Nam ở
các tầng lớp khác nhau trong xã hội, ở mỗi thời kỳ phát triển của dân tộc Việt


10
Nam. Lê Thi cũng giúp người đọc hiểu thêm sự thay đổi của thời đại đã ảnh
hưởng đến sự thay đổi các giá trị về hơn nhân hay vai trị của mỗi người gắn
liền với tuổi tác, địa vị trong gia đình. Ngồi ra, những vấn đề phức tạp về
tính độc lập tự chủ, quan hệ bình đẳng, những lợi ích cá nhân, những thái độ
của mỗi thành viên trong gia đình cũng được tác giả làm sáng tỏ.
Nguyễn Hữu Minh trong bài “Các mối quan hệ trong gia đình Việt

Nam: Các vấn đề cần quan tâm” (Xã hội học số 4 (120), 2012) cho rằng: Tầm
quan trọng của gia đình Việt Nam góp phần thúc đẩy việc phát triển cá nhân,
xã hội và giữ gìn các giá trị bản sắc dân tộc, đồng thời góp phần quyết định
cho sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tác giả cũng nhấn mạnh việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ
cũng là một trong những định hướng cơ bản trong thập niên sắp tới, nhờ đó sẽ
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Bên cạnh
đó các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam được tác giả xem xét đa chiều:
chiều ngang (cha mẹ với con cái), chiều dọc (quan hệ con cháu với ông bà).
Nghiên cứu của tác giả cũng đưa ra những vấn đề cần được quan tâm trong xã
hội hiện nay: mối quan hệ vợ – chồng; quan hệ cha mẹ – con cái vị thành
niên; quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình. Vai trò của
người phụ nữ cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu này.
2.4. Các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ Tây Nam Bộ và phụ nữ Tiền
Giang
Bàn về văn hóa của phụ nữ Việt Nam, trong đó có phụ nữ người Việt ở
miền Tây Nam Bộ, từ khá sớm, công trình Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại
của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết (1973) có thể xem là cơng trình nghiên cứu
sớm, có ảnh hưởng trong các nghiên cứu về sau. Tác giả đã có những phân
tích, kiến giải khá thấu đáo về vai trò và truyền thống của người phụ nữ Việt
trên nhiều lĩnh vực xã hội; bằng cách tiếp cận khá toàn diện từ dân tộc học, xã


11
hội học và văn hố học, cơng trình của Lê Thị Nhâm Tuyết rất có giá trị khoa
học trong lĩnh vực này. Nhận định về vai trò truyền thống của phụ nữ, tác giả
viết: “Ba con người khác nhau, nhưng thống nhất, tương ứng với ba vai trò
truyền thống của họ trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội và trong
xây dựng gia đình…” (tr.344–355).

Cơng trình Lịch sử phụ nữ Tiền Giang (1954–1975) do Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh Tiền Giang phát hành năm 2001 nêu bật những cống hiến của phụ
nữ Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Đây
là một công trình khoa học – lịch sử cung cấp những nội dung cơ bản nhất,
con người và sự kiện tiêu biểu nhất, những ký ức sâu lắng nhất… về một giai
đoạn hào hùng của phụ nữ Tiền Giang. Cơng trình tuy khơng đề cập trực tiếp
đến văn hóa ứng xử của phụ nữ Tiền Giang nhưng thông qua lịch sử đấu tranh
giành độc lập dân tộc, lòng yêu nước của phụ nữ Tiền Giang đã góp phần
hình thành nên tính cách, văn hóa ứng xử của phụ nữ nơi đây trong các cơ
quan – đoàn thể cũng như trong các hoạt động thiện nguyện vì đồng bào.
Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do Trần Ngọc Thêm chủ biên
(2014) là cơng trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa của cộng đồng người
Việt ở vùng Tây Nam Bộ với mong muốn xây dựng bức tranh tổng quan về
những đặc trưng văn hóa trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế
mạnh mẽ như hiện nay. Qua đó, giúp độc giả hiểu rõ hơn về văn hóa của
người Việt ở vùng Tây Nam Bộ, lý giải những góc khuất trong đời sống văn
hóa của mảnh đất và con người miền Tây. Trong cơng trình, tác giả cũng đề
cập nhiều đến văn hóa ứng xử cũng như vai trị của phụ nữ Việt ở Tây Nam
Bộ nói riêng.
Bài viết “Tìm hiểu giá trị văn hóa của người Việt ở Nam Bộ: Trường
hợp người con gái Út” (2015) của Phan An đề cập đến vai trị, vị trí của người
con gái Út trong gia đình ở Nam Bộ. Qua bài viết tác giả đề cập đến người
con gái Út – điển hình cho phụ nữ Tây Nam Bộ – trong văn hóa ứng xử với


12
cha mẹ, anh - chị - em trong gia đình. Văn hóa ứng xử của người con gái Út
trong gia đình có những nét chung với phụ nữ Việt Nam, ngồi ra cũng có
những nét đặc trưng riêng biệt được hình thành thơng qua q trình tương tác
với mơi trường tự nhiên và xã hội. Đây là một gợi ý thú vị cho đề tài của luận

án mà chúng tôi sẽ tham khảo khi tiếp cận văn hoá ứng xử trong gia đình của
người phụ nữ tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu về giao tiếp của người Nam Bộ trong văn chương, nhóm
tác giả Nguyễn Văn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương (2015) có bài: “Tìm hiểu ý
thức, tình cảm, thái độ giao tiếp của người Nam Bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh”. Khảo sát này chỉ ra nhiều vấn đề về thái độ giao tiếp của người Nam
Bộ qua ngữ liệu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, theo đó, các tác giả cho rằng:
“Dân Nam Bộ hay họp mặt thường là vì ham vui, thích giao tiếp, hơn là hám
lợi. Mặc dù, thực tế cho thấy việc giao tiếp rộng đã giúp họ thuận lợi nhiều
trong cơng việc và có khơng ít người biết tận dụng lợi thế của việc giao tiếp
rộng” (tr.98).
Chân dung văn nghệ sĩ Tiền Giang do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tiền Giang phát hành năm 2015 đã khắc họa chân dung văn nghệ sĩ Tiền
Giang bằng ngôn ngữ và một phần từ tác phẩm của họ. Thông qua việc khắc
họa chân dung văn nghệ sĩ, các bài viết trong tác phẩm đã giới thiệu đến độc
giả cái nhìn rõ nét về các bậc văn nghệ sĩ tiền bối đã để lại cho đời các tác
phẩm quý giá mà chính tác giả đã tạo ra nó bằng tâm huyết, bằng nước mắt,
mồ hơi và thậm chí cả máu. Tác phẩm đã mang đến cho luận án những tư liệu
quý giá về đóng góp của các nữ văn nghệ sĩ Tiền Giang trong hoạt động văn
hóa nghệ thuật, họ như những cánh chim không mệt mỏi cống hiến và làm
rạng danh cho nghệ thuật của nước nhà.
Từ nguồn tư liệu ca dao nói về người phụ nữ miền Tây Nam Bộ, thơng
qua các bình diện: văn hóa giới; văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên; văn
hóa ứng xử với mơi trường xã hội; văn hóa tâm linh. Cơng trình Người phụ


13
nữ Việt trong văn hoá miền Tây Nam Bộ (Qua tư liệu ca dao) của tác giả
Phan Thị Kim Anh (2019) đã làm nổi bật được tính cách người phụ nữ Việt
miền Tây Nam Bộ, đồng thời nhận diện được mặt tích cực và hạn chế trong

tính cách vùng miền của người phụ nữ. Tác giả khái quát:
Đặc điểm, điều kiện tự nhiên rất đặc thù ở Tây Nam Bộ đã hình thành
nên lối ứng xử với tự nhiên rất đặc trưng của người phụ nữ đã nơi đây.
Từ trong ứng xử mưu sinh, đến trang phục, ẩm thực và giao thông,…
đều mang đậm đặc trưng của một vùng sông nước miền Tây. Vượt lên
cả sự thích ứng để tồn tại, lối ứng xử này đã làm nên những giá trị văn
hóa độc đáo rất Nam Bộ, trong đó, người phụ nữ Tây Nam Bộ đã thể
hiện được tất cả sự linh hoạt, khỏe khoắn cũng như vẻ đẹp mang đặc
trưng phái tính của mình trong q trình lao động sản xuất và ứng xử
với tự nhiên (tr.196).
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình đi trước, luận án sẽ tập trung làm rõ
văn hoá ứng xử của người phụ nữ Việt ở Tiền Giang trong mối quan hệ với
gia đình và xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ đặc điểm văn hóa ứng xử của phụ nữ ở miền Tây Nam
Bộ, trường hợp tỉnh Tiền Giang trên hai phương diện cơ bản: văn hố ứng xử
trong gia đình và văn hoá ứng xử trong các mối quan hệ xã hội; qua đó góp
một tiếng nói khoa học để các nhà hoạch định chính sách văn hố xã hội tham
khảo trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở tỉnh Tiền Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
– Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài;


14
– Nghiên cứu văn hóa ứng xử của phụ nữ ở Tiền Giang thông qua các
mối quan hệ trong gia đình;
– Làm rõ văn hóa ứng xử của phụ nữ ở Tiền Giang thông qua các mối
quan hệ xã hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: Văn hố ứng xử trong quan
hệ gia đình và xã hội của người phụ nữ Việt từ 18 tuổi trở lên ở tỉnh Tiền
Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến nay (thời điểm ban hành và triển
khai Nghị quyết số 11–NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thật ra, đây cũng chỉ là một mốc nghiên cứu
mang tính tương đối được tác giả lựa chọn thông qua đánh giá những chủ
trương và quan điểm thể hiện trong Nghị quyết tác động đến vai trị, vị thế
của người phụ nữ Việt Nam nói chung và của người phụ nữ ở tỉnh Tiền Giang
nói riêng; đồng thời ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trong gia đình và xã hội
của người phụ nữ. Nhờ đó, góp phần làm nổi rõ dấu ấn của người phụ nữ ở
Tiền Giang trong bối cảnh xã hội mới với rất nhiều đổi thay về mọi mặt của
đời sống.
– Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử
của phụ nữ ở tỉnh Tiền Giang, nơi sản sinh ra những phụ nữ tài hoa và phẩm
hạnh nổi tiếng. Trong giới hạn có thể, chúng tơi cũng mở rộng tìm hiểu một
số tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ nhằm có sự đối sánh cũng như rút ra các kết
luận có ý nghĩa khoa học.


×