Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.65 KB, 10 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
THĂNG LONG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
I.1. Sự ra đời và phát triển của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long
Tên đơn vị: Công Ty Cổ Phần May Thăng Long
Tên giao dịch: Thăng Long Garment company
Tên viết tắt: ThaLoGa
Công Ty Cổ Phần May Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng
Công Ty Dệt May Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 08/05/1958 do Bộ Ngoại
thương ra quyết định với tên gọi ban đầu là “Công Ty may mặc xuất khẩu” thuộc Tổng Công
Ty xuất nhập khẩu tạp phẩm đây là công ty xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam với nhiệm vụ
chính là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Được chi bộ trực tiếp lãnh đạo cùng với sự ra đời của tổ chức công đoàn và chi đoàn
thanh niên đến ngày 15/12/1958 Công Ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của
mình với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112,8% so với kế hoạch, giá trị tổng sản
lượng tăng 840.880 đây là cơ sở cho một nền móng vững chắc thúc đẩy sự phát triển là cột
mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa lớn đối với xí nghiệp.
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961_1965) Công Ty đã có một số
chuyển biến lớn đó là chuyển tất cả các tập hợp phân tán về một địa điểm trang bị thêm một số
máy móc đạp chân và một số thiết bị khác. Năm 1961 chính thức chuyển về 250 Minh Khai.
Thị trường xuất khẩu của Công Ty những năm 1960 đã được mở rộng đến các nước Liên Xô,
Mông Cổ, Tiệp Khắc. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ Công Ty đã gặp rất nhiều khó
khăn nhưng ban lãnh đạo đã từng bước khắc phục và tháo gỡ khó khăn cố gắng hoàn thành kế
hoạch đặt ra. Công Ty đã phải 4 lần đổi tên, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi các bộ chủ
trì tuy nhiên Công Ty vẫn tiếp những bước mạnh mẽ để bước vào kế hoạch 5 năm lần hai. Năm
1980 cơ quan chủ quan đổi tên Công Ty thành” Liên hợp các xí nghiệp may Thăng Long”.
Năm 1980-1988 là thời kỳ xí nghiệp dành được rất nhiều thắng lợi, mỗi năm xuất khẩu
5.000.000 áo sơ mi và được nhà nước tặng thưởng hai huân chương lao động hạng 3, một huân
chương lao động hạng 2, một huân chương lao động hạng 1 cùng rất nhiều bằng khen và giấy
khen khác.
Năm 1990 thị trường rộng lớn của Công Ty bị tan rã( Đông Đức) kế tiếp là Liên Xô rồi


lần lượt các thị trường Đông Âu khác. Trước tình hình đó xí nghiệp đã quyết định đầu tư thêm
cơ sở vật chất như trang thiếp bị thêm một số máy móc hiện đại nâng cao trình độ công nghệ
để đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp, đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại tổ
chức sản xuất và cải tiến mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mọi mặt khác xí nghiệp không
ngừng đẩy mạnh tiếp thị chủ động tìm kiếm khách hàng tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ
cũng như chủng loại mặt hàng.
Ngày 8/2/1991 Bộ Công nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được cấp giấy
phép xuất khẩu trực tiếp để tạo thế chủ động, giảm phiền hà,tiết kiệm chi phí.
Ngày 4/3/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký quyết định chuyển “xí nghiệp may Thăng
Long” thành “ Công Ty may Thăng Long” Là Công Ty đầu tiên trong ngành may mặc với
nhiệm vụ sản xuất kinh doang chính là gia công hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, hàng
thêu mài, cho các nhu cầu tập thể, cá nhân tổ chức kinh doanh vật tư hàng may mặc. Hàng năm
Công Ty sản xuất từ 8-9 triệu sản phẩm trong đó hàng xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia
công chiếm 80_90%. Năm 1995 Công Ty đã sản xuất được trên 9 triệu sản phẩm với các mặt
hàng sản xuất chủ yếu như áo bò, áo véc, sư mi cao cấp, quần jean, áo sơ mi bò mài... Qua
nhiều năm liên tục năng động sáng tạo và phát triển. Công Ty may Thăng Long đã vinh dự
được nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng 3 vào tháng 8/1997. Công Ty là một
doanh nghiệp nhà nước với số vốn kinh doanh trên 16 tỷ đồng trong đó vốn do nhà nước cấp.
Vốn cố định: 12 tỷ đồng
Vốn lưu động: 4 tỷ
I.2: Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty
• Chức năng của Công Ty:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn, lao động để phát triển sản xuất, tìm
nhiều mặt hàng, đồng thời nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xất,
mở rộng thị trường.
• Nhiệm vụ của Công Ty:
Xây dựng và thực hiện đầy đủ các kế hoạch sản xuất kinh doanh. đáp ứng nhu cầu may
mặc của mọi tầng lớp trong xã hội đồng thời hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, tổ chức tốt
đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công Ty.
I.3: Đặc điểm bộ máy quản lý của doanh nghiệp

 Bộ máy quản lý doanh nghiệp gồm có:
 Cấp Công Ty:
 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công Ty Cổ Phần May
Thăng Long được bầu để chỉ đạo quản lý mọi hoạt động của Công ty.
 Tổng Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công Ty. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
 Phó Tổng Giám đốc điều hành kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp cho Tổng Giám đốc
về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của Công Ty.
 Phó Tổng Giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp đỡ cho Tổng Giám
đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất.
 Phó Tổng Giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ giúp đỡ cho Tổng Giám
đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời
sống.
 Các phòng ban:
 Văn phòng Công Ty: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, các mặt tổ chức của Công
Ty, quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động.
 Phòng kỹ thuật chất lượng: có nhiệm vụ quản lý,phác thảo, tạo mẫu các mặt
hàng theo đơn đạt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty, đồng thời có
nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm khi đưa vào nhập kho thành
phẩm.
 Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. Tổ chức quản lý công việc xuất
nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khác hàng trong và
ngoài nước.
 Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản ký thực hiện công tác tài chính kế toán theo
từng chính sách của nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát
triển của Công Ty, phân tích và tâph hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. Đề
xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của Công Ty có hiệu quả.
 Phòng kế hoạch đầu tư: đặt ra các kế hoạch các chỉ tiêu hàng tháng, hàng năm

điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các phân xưởng nắm kế hoạch của từng phân xưởng,
xây dựng phương án kinh doanh đồng thời tìm nguồn khác hàng để ký hợp đồng gia công mua
bán làm thủ tục xuất nhập khẩu mở L/C, giao dịch đàm phán với bạn hàng.
 Phòng kho: Tổ chức hệ thống kho hàng đảm bảo yêu cầu giao nhận cấp phát vật
tư nguyên liệu đáp ứng kịp thời cho sản xuất, đảm bảo về chủng loại, quy cáh, màu sắc, số liệu
nguyên phụ liệu khi cấp phát. Tổ chức bảo quản vật tư hàng hoá, nguyên phụ liệu trong hệ
thống kho hàng đảm bảo an toàn, chống mối xông, ẩm ướt lãng phí, đảm bảo an toàn công tác
phòng cháy chữa cháy tuyệt đối không cho người không có nhiệm vụ vào kho, thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc quản lý của Công Ty.
 Cửa hàng thời trang: Trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu sản
phẩm là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu của thị trường,
thị hiếu của khác hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm của thị trường.
 Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: trưng bày, giới thiệu và bán sản
phẩm của Công Ty, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu
dùng.
 Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng nội địa, quản lý hệ thống các
đại lý bán hàng cho Công Ty và tập hợp số liệu theo dõi báo cáo tình hình, kết quả sản xuất
kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các hệ thống của hàng đại lý.
 Cấp xí nghiệp:Trong các xí nghiệp thành viên co ban giám đốc xí nghiệp gồm các giám
đốc xí nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ trưởng tổ sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát, thống
kê. Dưới các trung tâm và của hàng thời trang còn có của hàng trưởng và các nhân viên bán
hàng.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ điều hành sản xuất
Phó TGĐ điều hành nội chính
Phó TGĐ điều hành kỹ thuật
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kinh doanh nội địa
Văn phòng

Phòng kế hoạch thị trường
Phòng chuẩn bị sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
Trung tâm TM và GTSP
Cửa hàng thời trang
Xí nghiệp dịch vụ đời sống
Giám đốc các xí nghiệp thành viên
Nhân viên thống kê các xí nghiệp
Nhân viên thống kê PX
Cửa hàng trưởng
XN II
XN III
Kho ngoại quan
Xưởng SX nhựa
XN may Hà Nam
XN may Nam Hải
XN phụ trợ
Xn thiết kế TTK
PX thêu
PX mài
Mô hình tổ chức quản lý ở Công Ty
Cổ Phần May Thăng Long
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ điều hành sản xuất
Phó TGĐ điều hành nội chính
Phó TGĐ điều hành kỹ thuật
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kinh doanh nội địa
Văn phòng

Phòng kế hoạch thị trường
Phòng chuẩn bị sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
Trung tâm TM và GTSP
Cửa hàng thời trang
Xí nghiệp dịch vụ đời sống
Giám đốc các xí nghiệp thành viên
Nhân viên thống kê các xí nghiệp
Nhân viên thống kê PX
Cửa hàng trưởng
XN II
XN III
Kho ngoại quan
Xưởng SX nhựa
XN may Hà Nam
XN may Nam Hải
XN phụ trợ
Xn thiết kế TTK
PX thêu
PX mài
Mô hình tổ chức quản lý ở Công Ty
Cổ Phần May Thăng Long
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ điều hành sản xuất
Phó TGĐ điều hành nội chính
Phó TGĐ điều hành kỹ thuật
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kinh doanh nội địa
Văn phòng

Phòng kế hoạch thị trường
Phòng chuẩn bị sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
Trung tâm TM và GTSP
Cửa hàng thời trang

×