Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Xây dựng mức chỉ dẫn liều đối với loại hình x quang thường quy trong y tế phù hợp với thực tế người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------------

NGUYỄN XUÂN VIỆT

XÂY DỰNG MỨC CHỈ DẪN LIỀU ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH
X QUANG THƯỜNG QUY TRONG Y TẾ PHÙ HỢP
VỚI THỰC TẾ NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT HẠT NHÂN

Hà Nội – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------------

NGUYỄN XUÂN VIỆT

XÂY DỰNG MỨC CHỈ DẪN LIỀU ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH
X QUANG THƯỜNG QUY TRONG Y TẾ PHÙ HỢP
VỚI THỰC TẾ NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT HẠT NHÂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÀO QUANG



Hà Nội – Năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................. 10
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 12
A. Cơ sở thực hiện Luận văn .............................................................................. 12
B. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12
C. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 14
1.1. Ứng dụng của tia X trong y học hiện đại ..................................................... 14
1.2. Thiết bị X quang thường quy trong y tế ....................................................... 14
1.3. Vấn đề an tồn bức xạ trong X quang chuẩn đốn ....................................... 16

1.4. Yêu cầu xây dựng mức chỉ dẫn liều trong X quang thường quy
........................................................................................................................... 17

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mức liều chỉ dẫn trong
X quang chẩn đoán ....................................................................................... 18
1.6. Khung pháp quy của nước ta trong an tồn bức xạ X quang
chẩn đốn ........................................................................................................ 19
1.7. Thể trạng người Việt Nam so với khu vực và quốc tế ................ 20
CHƯƠNG 2: LIỀU BỆNH NHÂN TRONG X QUANG THƯỜNG QUY ............ 23
2.1. Sự phát triển của các thế hệ thiết bị X quang thường quy ............................ 23
2.2. Đại lượng sử dụng trong khảo sát liều bệnh nhân X quang thường quy ....... 25

2.2.1. Tích liều diện tích.................................................................................. 26

1


2.2.2. Liều xâm nhập bề mặt ........................................................................... 27
2.3. Liều hiệu dụng đối với bệnh nhân................................................................ 27
2.3.1. Trọng số của các cơ quan hoặc tổ chức trong cơ thể .............................. 27
2.3.2 Liều hiệu dụng đối với bệnh nhân .......................................................... 27
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liều bệnh nhân.................................................... 29
2.6.1. Bộ ghi nhận hình ảnh ............................................................................ 29
2.6.2. Điện cao áp đỉnh kVp ............................................................................ 29
2.6.3. Hằng số phát tia mAs ............................................................................ 30
2.6.4. Khoảng cách từ tiêu điểm đến phim ...................................................... 30
2.6.5. Độ chuẩn trực và độ chính xác của trường xạ ........................................ 31
2.6.6. Bộ kiểm soát thời gian chiếu và độ ổn định của thời gian ...................... 32
2.6.7. Tư thế chụp ........................................................................................... 32
2.6.8. Lưới chống tán xạ ................................................................................. 33
2.6.9. Thể trạng người bệnh ............................................................................ 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT LIỀU BỆNH NHÂN VÀ XÂY
DỰNG MỨC CHỈ DẪN LIỀU .............................................................................. 35
3.1. Lựa chọn phương pháp và đối tượng khảo sát.............................................. 35
3.1.1. Lựa chọn phương pháp khảo sát ............................................................ 35
3.1.2. Lựa chọn thiết bị X quang chẩn đoán khảo sát....................................... 37
3.1.3. Lựa chọn loại hình chẩn đốn khảo sát .................................................. 37

3.1.4. Lựa chọn đối tượng (bệnh nhân) khảo sát ...................................... 38
3.2. Quy trình khảo sát bằng phương pháp sử dụng thiết bị DAP .............. 38
3.3. Tính liều xâm nhập bề mặt ESD từ tích liều diện tích DAP ......................... 39
3.4. Phương pháp thiết lập mức chỉ dẫn liều ....................................................... 40

3.5. Đánh giá liều hiệu dụng và mức rủi ro sử dụng phần mềm PCXMC 2.0 ...... 40
2


3.5.1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng PCXMC 2.0 ........................................ 40

3.5.2. Các đại lượng liều bức xạ trong PCXMC 2.0................................. 42
3.5.3. Các phantom tốn học sử dụng trong mơ phỏng ............................ 43
3.5.4. Phương pháp Monte Carlo trong PCXMC ............................................. 45
3.5.5. Phần mềm tính liều hiệu dụng trong PCXMC 2.0 .................................. 45
3.5.6. Phần mềm đánh giá rủi ro trong PCXMC 2.0 ........................................ 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THIẾT LẬP MỨC CHỈ DẪN LIỀU ... 52
4.1. Khối lượng khảo sát đã thực hiện ................................................................ 52
4.2. Kết quả tích liều diện tích đã khảo sát và giá trị liều xâm nhập bề mặt ........ 53
4.2.1. DAP và ESD trong chụp Phổi PA.......................................................... 54
4.2.2. DAP và ESD trong chụp Xoang AP ...................................................... 54
4.2.3. DAP và ESD trong chụp Xoang PA ...................................................... 58
4.2.4. DAP và ESD trong chụp Cột sống cổ AP .............................................. 58
4.2.5. DAP và ESD trong chụp Cột sống cổ LAT............................................ 60
4.2.6. DAP và ESD trong chụp Cột sống thắt lưng AP .................................... 60
4.2.7. DAP và ESD trong chụp Cột sống thắt lưng LAT ................................. 61
4.3. Đề xuất các mức chỉ dẫn liều trong X quang thường quy ............................. 64
4.4. Đánh giá liều hiệu dụng và độ rủi ro khi áp dụng các mức chỉ dẫn liều........ 65
4.5. Nhận xét mức chỉ dẫn liều sau khi đề xuất ................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 81
A. KẾT LUẬN ................................................................................................... 81
B. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83

3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình khoa học chưa được cá nhân hoặc tổ chức
nào công bố. Tất cả các số liệu trong luận văn đều trung thực, khách quan và có nguồn
gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả Luận văn

Nguyễn Xuân Việt

4


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã
truyền đạt cho tác giả kiến thức trong thời gian học ở trường, cảm ơn Cục An toàn bức
xạ và hạt nhân đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện Luận văn. Xin cảm
ơn nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá liều bệnh nhân
và điều tra khảo sát điểm liều bệnh nhân trong X quang chẩn đốn” gồm ơng Trương
Quốc Hồi, bà Nguyễn Thị Mai Hiên, ông Nguyễn Thành Long và một số cá nhân
khác đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hào Quang đã tận tình hướng dẫn tơi hồn
thành tốt luận văn này!
Tác giả Luận văn
Nguyễn Xuân Việt


5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Thiết bị X quang chẩn đốn và hình ảnh chụp X quang.......................... 15
Hình 1.2: Nguyên lý chụp X quang ....................................................................... 15
Hình 1.3: Từ trái qua phải: Bóng X quang, Bộ tạo cao áp, Khối điều khiển ........... 16
Hình 2.1: Sự khác biệt cơ bản giữa các thế hệ X quang ......................................... 23
Hình 2.2: X quang kỹ thuật số ............................................................................... 25
Hình 2.3: Liên quan giữa thời gian chiếu và mật độ quang của phim ..................... 33
Hình 3.1: Thiết bị đo DAP ..................................................................................... 36
Hình 3.2: Hình ảnh các liều kế TLD chưa có vỏ bọc ngồi .................................... 36
Hình 3.3: Các phatom trong PCXMC .................................................................... 44
Hình 3.4: Ví dụ về sự thay đổi kích thước bệnh nhân, đại diện cho bệnh nhân 5 tuổi
với chiều cao 109,1 cm ở các cân nặng khác nhau ................................................. 45
Hình 3.5: Cơng cụ đánh giá liều hiệu dụng và liều cơ quan ................................... 49
Hình 3.6: Cơng cụ đánh giá rủi ro .......................................................................... 51
Hình 4.1: Tích liều diện tích trong chụp phổi PA, mGy.cm2 .................................. 56
Hình 4.2: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp phổi PA, mGy ................................... 56
Hình 4.3: Tích liều diện tích trong chụp xoang AP, mGy.cm2................................ 57
Hình 4.4: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp xoang AP, mGy ................................ 57
Hình 4.5: Tích liều diện tích trong chụp xoang PA, mGy.cm2................................ 58
Hình 4.6: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp xoang PA, mGy ................................ 59
Hình 4.7: Tích liều diện tích trong chụp cột sống cổ AP, mGy.cm2 ....................... 59
Hình 4.8: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp cột sống cổ AP, mGy ........................ 60
Hình 4.9: Tích liều diện tích trong chụp cột sống cổ LAT, mGy.cm2 ..................... 61
Hình 4.10: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp cột sống cổ LAT, mGy ................... 62
Hình 4.11: Tích liều diện tích trong chụp cột sống thắt lưng AP, mGy.cm2 ........... 62
Hình 4.12: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp cột sống thắt lưng AP, mGy ............ 63
Hình 4.13: Tích liều diện tích trong chụp cột sống thắt lưng LAT, mGy.cm2 ......... 63

Hình 4.14: Liều xâm nhập bề mặt trong chụp cột sống thắt lưng LAT, mGy ......... 64

6


Hình 4.15: Liều hiệu dụng tính theo ICRP ở nam giới với các mức DRL ở các thể
trạng người khác nhau ........................................................................................... 74
Hình 4.16: Liều hiệu dụng tính theo ICRP ở nữ giới với các mức DRL ở các thể trạng
người khác nhau .................................................................................................... 74
Hình 4.17: Nguy cơ tử vong do chiếu xạ ở nam giới .............................................. 76
Hình 4.18: Độ giảm tuổi thọ do chiếu xạ ở nam giới .............................................. 77
Hình 4.19: Nguy cơ tử vong do chiếu xạ ở nữ giới ................................................ 77
Hình 4.20: Độ giảm tuổi thọ do chiếu xạ ở nữ giới ................................................ 78

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức chỉ dẫn liều trong chụp X quang thường quy ................................. 20
Bảng 1.2: Thể trạng chiều cao, cân nặng của người Việt Nam so sánh với khu vực và
trên thế giới ........................................................................................................... 21
Bảng 3.1: Trọng số wT của các cơ quan hoặc tổ chức cơ thể .................................. 27
Bảng 3.2: Sự ảnh hưởng của FFD lên ESD ............................................................ 31
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của trường xạ đến liều trong kiểm tra ổ bụng ...................... 32
Bảng 3.4: Kích thước chính của các phantom trong PCXMC 2.0........................... 43
Bảng 3.5: Thành phân nguyên tố của các mô trong phantom được sử dụng trong
PCXMC 2.0 (theo % khối lượng) .......................................................................... 44
Bảng 3.6: Các cơ quan được xem xét trong PCXMC, và các trọng số mơ của chúng
trong tính tốn liều hiệu dụng theo cả hai ấn phẩm ICRP 60 và ICRP 103 ............. 47
Bảng 4.1: Phân bố về độ tuổi, cân nặng và chiều cao của các lượt bệnh nhân đã khảo

sát .......................................................................................................................... 52
Bảng 4.2: Phân bố về độ tuổi, cân nặng và chiều cao của các lượt bệnh nhân nam giới
đã khảo sát............................................................................................................. 53
Bảng 4.3: Phân bố về độ tuổi, cân nặng và chiều cao của các lượt bệnh nhân nữ giới
đã khảo sát............................................................................................................. 53
Bảng 4.4: Số lượng các loại hình chẩn đốn đã khảo sát tích liều diện tích ............ 54
Bảng 4.5: Giá trị DAP trong X quang thường quy đã khảo sát, mGy.cm2 .............. 54
Bảng 4.6: Giá trị ESD trong X quang thường quy tính được từ kết quả khảo sát, mGy
.............................................................................................................................. 55
Bảng 4.7: Mức chỉ dẫn liều dự kiến đề xuất cùng với các mức chỉ dẫn liều khác ... 65
Bảng 4.8: Cân nặng và chiều cao trung bình của nam và nữ giới tại Việt Nam,
Malaysia và Hoa kỳ ............................................................................................... 66
Bảng 4.9: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp phổi PA ...................... 67
Bảng 4.10: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp xoang AP ................. 68
Bảng 4.11: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp xoang PA ................. 69
Bảng 4.12: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp cột sống cổ AP ......... 70
8


Bảng 4.13: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp cột sống cổ LAT ...... 71
Bảng 4.14: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp cột sống thắt lưng AP
.............................................................................................................................. 72
Bảng 4.15: Kết quả liều hiệu dụng và độ rủi ro đối với chụp cột sống thắt lưng LAT
.............................................................................................................................. 73
Bảng 4.16: Các mức DRL tác giả đề xuất .............................................................. 79

9


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

AP

Anterior- Posterior - Tư thế chụp từ trước ra sau.

BEIR

Biological Effects of Ionizing Radiations - Ủy ban về Các hiệu ứng
sinh học của bức xạ ion hóa.

BSS

Basic Safety Standards – Tiêu chuẩn an tồn cơ bản

CSC

Chụp chẩn đốn Cột sống cổ

CSTL

Chụp chẩn đốn Cột sống thắt lưng

DAP

Dose Area Product - Tích liều diện tích.

DRL

Diagnostic reference levels – Mức chỉ dẫn liều trong chẩn đốn

ESAK


Entrance Surface Air Kerma – Liều Kerma khơng khí thâm nhập bề
mặt

ESD

Entrance Surface Dose - Liều xâm nhập bề mặt.

FID

Focal Imaging Distance - Khoảng cách từ tiêu điểm bóng phát đến
bộ ghi nhận hình ảnh.

FSD

Focal Skin Distance - Khoảng cách từ tiêu điểm bóng phát đến da
bệnh nhân.

IAEA

International Atomic Energy Agency - Cơ quan nguyên tử năng
quốc tế.

ICRP

International Commission on Radiological Protection - Ủy ban bảo
vệ bức xạ quốc tế.

LAT


Lateral - Tư thế chụp nghiêng.

NRPB

National Radiaologycal Protection Board – Ban An toàn bức xạ
quốc gia.

PA

Postero-Anterior – Tư thế chụp từ sau ra trước.

PCXMC

Program compute for X – ray Monte Carlo – Chương trình mơ
phỏng Monte Carlo cho chụp X quang y tế trên máy tính.

REID

Risk of Exposure-Induced Cancer Death - Nguy cơ tử vong do chiếu
xạ có bao gồm cả từ vong do ung thư.

10


TLD

Thermoluminescent dosimeter – Liều kế nhiệt phát quang.

UNSCEAR


United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic
Radiation - Ủy ban khoa học về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử
của Liên hợp quốc.

11


MỞ ĐẦU
A. Cơ sở thực hiện Luận văn
Việc thành lập mức chỉ dẫn liều (DRL) là một phương pháp để tối ưu hóa an
tồn bức xạ trong chụp X-quang chẩn đốn. Việc thiết lập DRL địi hỏi khảo sát dữ
liệu liều bệnh nhân với số lượng đủ lớn trong thực tế để có thể phù hợp với thực tiễn
quốc gia. Hiện chưa có nghiên cứu trong nước về việc xây dựng bộ giá trị mức chỉ
dẫn liều phù hợp với thể trạng người Việt Nam.
B. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn “Xây dựng mức chỉ dẫn liều đối với loại hình X quang thường quy
trong y tế phù hợp với thực tế người Việt Nam hiện nay” đặt ra mục tiêu xây dựng
được bộ giá trị mức chỉ dẫn liều của nước ta phù hợp với thể trạng khác biệt giữa
người Việt Nam và thể trạng trung bình của khu vực và thế giới. Từ dữ liệu khảo sát
liều bệnh nhân thực tế tại các bệnh viện lớn trên tồn quốc với các ca chẩn đốn X
quang thường quy, luận văn nghiên cứu và xây dựng giá trị mức chỉ dẫn liều cho các
loại hình tương ứng. Sau đó so sánh mức chỉ dẫn liều đã xây dựng với các mức chỉ
dẫn liều trong khu vực và trên thế giới để thấy sự khác biệt và mối tương quan đối
với thể trạng người Việt Nam ra sao.
Phạm vi khảo sát liều bệnh nhân là những loại hình chẩn đốn X quang thường
quy có số lượng lớn tại các bệnh viện điểm trên toàn quốc. Các khảo sát được thực
hiện và ghi lại dữ liệu liều bệnh nhân đối với các thiết bị X quang chẩn đoán đạt yêu
cầu về chất lượng theo quy định hiện hành. Dữ liệu liều bệnh nhân được sử dụng để
xây dựng mức chỉ dẫn liều của người trưởng thành, do đó các số liệu liều của các
chẩn đốn trẻ nhỏ khơng được xem xét trong Luận văn này. Ngồi ra, các ca chẩn

đốn cấp cứu cũng không khảo sát do vấn đề nhạy cảm trong công tác cấp cứu người
bệnh.
C. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, Luận văn được trình
bày gồm 04 Chương chính:
12


Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Liều bệnh nhân trong X quang thường quy
Chương 3: Phương pháp thực ngiệm
Chương 4: Kết quả khảo sát và thiết lập mức chỉ dẫn liều
Ngoải ra, Luận văn có kèm theo 02 Phụ lục.

13


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Ứng dụng của tia X trong y học hiện đại
Trong y học, tia X được sử dụng rất thường xun với mục đích chẩn đốn bệnh.
Các ứng dụng của tia X trong y học đã được thống kê là loại nguồn bức xạ iơn hóa
nhân tạo sử dụng nhiều nhất[20] trong cuộc sống. Tia X đã được ứng dụng rất rộng
rãi trong y học từ ngay khi được phát hiện bởi nhà bác học Wilhelm Conrad Rontgen,
dù rằng thời gian đầu những tác hại của tia X vẫn chưa được chú ý đến.
Trong khoảng 20 năm gần đây, việc ứng dụng tia X trong chẩn đoán hình ảnh
đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tồn cầu trong việc cung cấp những hình
ảnh chẩn đốn ngày một tốt hơn[20]. Ngày nay, việc sử dụng bức xạ iơn hóa trong y
tế vẫn ln được chú trọng dù còn tồn tại những tác động bất lợi đối với con người.
Việc phát triển đa đạng các thiết bị trong X quang y tế dẫn tới các chẩn đoán
ngày một nhanh hơn và chính xác hơn đối với phần lớn các bệnh hiện nay. Số lượng

các phép chẩn đoán bằng tia X đã tăng 20% trên toàn cầu so với sự tăng trưởng 10%
của dân số thế giới[20]. Lợi ích đối với bệnh nhân của việc ứng dụng tia X chắc chắn
khơng cịn nghi ngờ.
1.2. Thiết bị X quang thường quy trong y tế
Thiết bị X quang thường quy trong y tế là một thiết bị sử dụng phổ biến trong
chẩn đốn hình ảnh, phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X để xây dựng và tái tạo lại
hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể (Hình 1.1). Những hình ảnh này cung cấp thơng
tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong lĩnh vực y tế, thiết bị X–
quang thường quy giữ vai trò quan trọng, giúp cho y bác sĩ chẩn đốn bệnh một cách
dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Các ứng dụng của X quang thường quy trong chẩn đoán: khảo sát cấu trúc các
bộ phận của cơ thể như chụp xương khớp, chụp bụng, chụp sọ não, chụp cột sống,
chụp phổi, chụp hệ tiết niệu,…Hiện nay, X quang thường quy được sử dụng rộng rãi
và phổ biến trên khắp cả nước, bất cứ bệnh viện lớn hay nhỏ, từ trung ương đến địa
phương.

14


Hình 1.1: Thiết bị X quang chẩn đốn và hình ảnh chụp X quang
Hình 1.2 thể hiện nguyên lý của thiết bị X quang thường quy: chùm tia X sau
khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ bởi các cấu
trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua.
Cuối cùng, chùm tia tác dụng với bộ phận thu nhận (phim, đầu dò, …) và xử lý hình
ảnh để cho ra kết quả, bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh là điểm khác biệt lớn nhất
giữa các thế hệ máy X quang.

Hình 1.2: Nguyên lý chụp X quang

15



Về cấu tạo, các thiết bị X quang trong chụp thường quy có sự khác nhau tương
đối giữa các thế hệ, tuy nhiên về cơ bản gồm các bộ phận :
 Bóng phát tia X.
 Bộ tạo cao áp.
 Bàn chụp, giá chụp, cột đỡ bóng.
 Khối điều khiển.
 Bộ phận thu nhận/hiển thị hình ảnh.
 Phin lọc.
 Hệ chuẩn trực/Bộ khu trú chùm tia.
 Lưới chống tán xạ.
 Bộ kiểm sốt liều tự động.
Hình 1.3 thể hiện hình ảnh thực tế của đầu bóng X quang, bộ tạo cao áp và khối
điều khiển của một thiết bị X quang trong chụp thường quy.

Hình 1.3: Từ trái qua phải: Bóng X quang, Bộ tạo cao áp, Khối điều khiển
1.3. Vấn đề an tồn bức xạ trong X quang chuẩn đốn
Bên cạnh việc gây ra lượng liều bức xạ đáng kể tới bệnh nhân, X
quang thường quy cũng đem tới lợi ích thơng thể chối cãi trong lĩnh
vực chẩn đốn hình ảnh. Việc chú ý đúng mực trong bảo vệ và hạn chế
chiếu xạ không cần thiết để tối ưu lợi ích và giảm thiểu tác hại của bức
xạ iơn hóa cần ln phải được xem xét. Vì lẽ đó, Ủy ban Bảo vệ bức
xạ quốc tế[6] đã khuyến cáo rằng nguyên lý luận chứng cần phải được

16


xem xét cẩn trọng trước khi thực hiện phép chẩn đoán X quang thường
quy trên bệnh nhân. ICRP cũng khuyến cáo áp dụng nguyên lý tối ưu

ALARA (As Low As Reasonably Achievable) cần được thường xuyên
kiểm tra khi làm việc với bức xạ.
Cần phải cân nhắc áp dụng các phương pháp chẩn đoán thay thế
khác trước khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán bằng tia X, như
MRI hay siêu âm. Việc lựa chọn thông số chụp, tư thế bệnh nhân,
trường xạ và các biện pháp kỹ thuật cũng giúp ích rất lớn trong việc
hạn chế liều bệnh nhân phải nhận trong mỗi phép chẩn đoán X quang
thường quy. Đã có nhiều nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật và thủ thuật
giảm liều bệnh nhân được thực hiện giúp chứng minh điều đó.
1.4. Yêu cầu xây dựng mức chỉ dẫn liều trong X quang thường
quy
Việc sử dụng bức xạ iôn hóa trong chẩn đốn hình ảnh cần phải
được cân nhắc tính cần thiết và tối ưu khi sử dụng như khuyến cáo của
ICRP. Qua nhiều năm, ICRP đã phát triển các nguyên tắc an toàn bức
xạ dựa trên các cơ sở khoa học, xây dựng một số nguyên lý cơ bản như
nguyên lý luận chứng, nguyên lý tối ưu và nguyên lý giới hạn liều. Với
chiếu xạ y tế người bệnh, sự chiếu xạ trực tiếp đem tới lợi ích mong
muốn cho cá nhân chịu chiếu xạ. Dù là một phần trong các lĩnh vực
quan tâm nhưng ICRP không đưa ra một giá trị giới hạn liều cụ thể
trong vấn đề này. Thay vào đó, mức chỉ dẫn liều (DRL) được sử dụng
để khuyến cáo liều chiếu xạ y tế trong nhiều phép chẩn đoán giúp hạn
chế sự chiếu xạ quá liều không cần thiết cho bệnh nhân.
Trong bộ tài liệu tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế[5] nêu ra rằng mỗi quốc gia cần phải thiết lập một
bộ giá trị mức chỉ dẫn liều trong chiếu xạ y tế đối với chẩn đốn hình
ảnh, bao gồm cả X quang trong thủ thuật can thiệp và xạ hình. Các giá
trị DRL cần phải dựa trên kết quả khảo sát diện rộng hoặc các giá trị
17



được công bố tương ứng trên cộng đồng dân cư mà bộ DRL này đại
diện.
Mức chỉ dẫn liều (DRL) được định nghĩa như sau:
 ICRP: “Một mẫu mức điều tra về liều bệnh nhân hoặc hoạt độ
được quản lý (lượng chất phóng xạ) đối với quy trình cụ thể được
sử dụng trong chẩn đốn hình ảnh, để chỉ ra liệu trong điều kiện
thông thường liều bệnh nhân hoặc hoạt độ được quản lý có
thường xun cao hoặc thấp khơng với các quy trình đó.”
 Theo Thơng tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày
09 tháng 6 năm 2014 Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong
y tế: “Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của
liều, suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để
kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiến hành công việc trong thực tế,
nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơn nhiều thì cần có sự
xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợp lý”.
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mức liều chỉ dẫn
trong X quang chẩn đoán
Các tổ chức quốc tế và các tổ chức ở nhiều quốc gia đã có các
nghiên cứu về mức liều chỉ dẫn trong X quang chẩn đốn nói chung và
X quang thường quy nói riêng. Các nghiên cứu đều dựa trên việc khảo
sát liều bệnh nhân ở các phép chẩn đốn thường gặp với một quy mơ
đủ lớn. NRPB đã có tài liệu hướng dẫn khảo sát liều bệnh nhân và xây
dựng mức chỉ dẫn liều đối với mỗi quốc gia. Ủy ban số 3 của ICRP
cũng đã xuất bản những ấn phẩm trong đó đưa ra các mức chỉ dẫn liều
của các quốc gia thành viên để các quốc gia khác tham khảo[6].
Đã có những khảo sát liều bệnh nhân trên quy mô lớn như ở Anh
năm 2000 đã khảo sát trên 371 bệnh viện từ năm 1996 đến năm 2000.

18



Năm 2015 Nhật Bản cũng đã xây dựng lại bộ mức chỉ dẫn liều dựa trên
số liệu khảo sát cập nhật ở nước này[14].
Trong nước, năm 1997 đã có đề tài “Bảo vệ bức xạ trong X quang
chẩn đoán” của Tiến sỹ Đặng Thanh Lương khảo sát liều bệnh nhân ở
các cơ sở y tế của Việt Nam[11]. Gần đây, đề tài “Nghiên cứu xây dựng
quy trình đánh giá liều bệnh nhân và điều tra khảo sát điểm liều bệnh
nhân trong X quang chẩn đoán” của chủ nhiệm đề tài Thạc sỹ Trương
Quốc Hoài đã khảo sát điểm liều bệnh nhân ở nhiều bệnh viện điểm
trên toàn quốc và xây dựng được một bộ dữ liệu liều bệnh nhân lớn[4].
1.6. Khung pháp quy của nước ta trong an toàn bức xạ X quang
chẩn đoán
Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội thông qua ngày 03
tháng 6 năm 2008 quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó.
 Điểm b Khoản 1 Điều 21 về Kiểm sốt chiếu xạ do cơng việc bức
xạ gây ra quy định "Kiểm soát chiếu xạ y tế là kiể m soát liều
chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị".
 Điểm a Khoản 2 Điều 21 quy định " Bảo đảm cho liều chiếu xạ
đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá
liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo
mức chỉ dẫn".
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT của Bộ Khoa
học Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong
y tế có chỉ rõ:
 Điểm b Khoản 1 Điều 3 quy định “Không để liều chiếu xạ gây
bởi các công việc này đối với nhân viên bức xạ y tế và công chúng
vượt quá liều giới hạn; bảo đảm liều chiếu xạ đối với người bệnh
theo mức chỉ dẫn”.
19



 Điểm đ Khoản 1 Điều 20 quy định bác sỹ điều trị có trách nhiệm
“Chỉ định mức chiếu xạ, liều lượng thuốc phóng xạ sử dụng ở
mức tối thiểu nhưng đủ để đạt được mục đích khám chữa bệnh
trên cơ sở các mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch này”. Bảng 1.1 thể hiện các giá
trị mức chỉ dẫn liều trong Phụ lục III Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.
1.7. Thể trạng người Việt Nam so với khu vực và quốc tế
Trong năm 2005-2006, Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã
thực hiện việc khảo sát thể trạng người trưởng thành Việt Nam từ 25
đến 64 tuổi. Kết quả khảo sát đưa ra với kết quả chiều cao và cân nặng
trung bình của nam giới là 161,75 cm, 53,97 kg, ở nữ giới là 151,58 cm
và 48,01 kg. Tính trung bình ở cả nam và nữ thì chiều cao và cân nặng
của người trưởng thành Việt Nam là 156,59 cm và 51,09 kg. So sánh
với chiều cao và cân nặng của một số nước trong khu vực cũng như với
các nước trên thế giới thì thể trạng của người Việt thấp hơn đáng kể,
cân nặng chỉ bằng 88% so với trung bình châu Á, 73% so với trung
bình châu Âu, 63% so với trung bình Hoa Kỳ và bằng 87% so với trung
bình Malaysia. Ta có thể thấy được điều này ở bảng 1.2.

20


Bảng 1.1: Mức chỉ dẫn liều trong chụp X quang thường quy theo Thông tư liên
tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT [1]
Liều xâm nhập bề mặt
trong 1 lần chụp (mGy)


Kiểu chụp
Chụp sọ:
- Chụp từ phía trước ra phía sau:
- Chụp từ phía sau ra phía trước:
- Chụp nghiêng:
Chụp ngực:

AP
PA
Lat
PA/AP
Lat
AP/PA
Lat

5
5
3
0,4
1,5
7
20
10

Chụp đốt sống cùng:

AP
AP
Lat
LSJ


Chụp khung chậu:

AP

Chụp cột sống vùng ngực:

Chụp bụng:
Chụp cột sống thắt lưng:

10
30
40
10

Bảng 1.2: Thể trạng chiều cao, cân nặng của người Việt Nam so sánh với khu
vực và trên thế giới
Khu
vực/Quốc gia
Việt Nam
(20052006)[22]
Asia[23]
Europe[23][2]
United
States[23]
Malaysia[10]
Japan[10][18]

Nam
Chiều

Cân
cao,
nặng,
cm
kg

Chiều
cao,
cm

Cân
nặng, kg

Chiều
cao, cm

Cân
nặng, kg

161,75

151,58

48,01

156,59

51,09

53,97


Nữ

Chung

57,7
70,8

177,6
175,7

88,3

161,8

74,7

165
172

61,8

154
158

54,7

21

80,7

159,6

58,3
59,02


Với chiều cao và cân nặng của người Việt tương đối thấp so với trung bình trong
khu vực cũng như trên thế giới, thì với cùng liều lối ra trong các thủ thuật X quang
chẩn đốn thì người Việt sẽ phải chịu độ rủi ro cao hơn.
Các giá trị mức chỉ dẫn liều hiện Việt Nam đang đưa ra trong Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BKHCN-BYT dựa vào các khuyến cáo của quốc tế. Tuy nhiên với
sự chênh lệch về thể trạng như nêu trên, việc áp dụng các mức chỉ dẫn liều hiện có
liệu có cịn hợp lý hay khơng là một câu hỏi cần trả lời.

22


CHƯƠNG 2: LIỀU BỆNH NHÂN TRONG X QUANG THƯỜNG QUY
2.1. Sự phát triển của các thế hệ thiết bị X quang thường quy
Sau khi được phát hiện bởi Wilhelm Conrad Rontgen năm 1895, tia X lần đầu
tiên được sử dụng trong ứng dụng y tế vào tháng 11 năm 1896 bởi John Hall-Edwards
tại Anh khi chụp chẩn đoán tay của một người bệnh. Từ đó đến nay, các thiết bị X
quang chẩn đốn đã phát triển rất nhanh và có nhiều thành tựu, nhiều thế hệ thiết bị
ngày càng hiện đại.
Hiện nay, các thiết bị X quang cổ điển đã được thay thế bởi các hệ thống X
quang thường quy hiện đại và an toàn hơn. Các thế hệ X quang thường quy vẫn giữ
nguyên nguyên lý phát tia X với khơng có nhiều thay đổi, tuy nhiên chúng khác nhau
cơ bản ở bộ phận ghi nhận hình ảnh và cơng đoạn xử lý hình ảnh chẩn đốn sau đó.
Có ba thế hệ X quang thường quy hiện vẫn còn được sử dụng cho đến ngày hôm nay,
bao gồm: X quang cổ điển dùng tổ hợp phim – bìa tăng quang, X quang kỹ thuật số

gián tiếp (CR), và X quang kỹ thuật số trực tiếp (DR), sự khác biệt được thể hiện trên
Hình 2.1.

Hình 2.1: Sự khác biệt cơ bản giữa các thế hệ X quang

23


×