NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KÉ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán lao động và tiền lương trong các
doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Ý nghĩa của lao động và tiền lương.
Lao động là hoạt động chân tay và chí óc của con người nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu
của con người.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, lao động là yếu tố cơ bản quyết định
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm: Số lao động trong
danh sách và lao động ngoài danh sách. Lao động trong danh sách là lực
lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: Công
nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động
khác. Lao động ngoài danh sách là lực lượng lao động làm việc tại doanh
nghiệp nhưng do các ngành khác chi trả lương như: Cán bộ chuyên trách
đoàn thể, học sinh thực tập.
Để đáp ứng được sức tái tạo lại lao động của con người thì trong các
doanh nghiệp phải căn cứ vào giá trị sản phẩm mà người lao động tạo ra để trả
công cho người lao động. Phần giá trị ngày công được coi là tiền lương mà các
doanh nghiệp trả cho người lao động.
Chính vì vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiên phần sản phẩm xã hội trả
cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả mà người lao
động đã cống hiến.
Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu. Ngoài
ra, người lao động còn được hưởng các chế độ khác như: Trợ cấp BHXH, tiền
thưởng, tiền ăn ca…Chi phí tiền lương trong các doanh nghiệp là một phần chi
phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm hoàn thành. Chính vì vậy mà các
doanh nghiệp muốn tạo ra sản phẩm nhiều thì cần phải kích thích người lao
động bằng cách trả lương làm sao cho xứng đáng để khuyến khích người lao
động tạo ra nhiều sản phẩm cho doanh nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương.
Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế
toán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng
lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động tiền lương và tình hình
sử dụng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đầy
đủ, đúng chế bộ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ, thẻ kế toán chi
tiết để hạch toán lao động tiền lương theo đúng chế độ.
- Tính toán phân bổ chính xác đúng đôi tượng chi phí tiền lương, các
khoản trích theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử
dụng lao động.
- Lập các báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ
tiền lương nhằm đề xuất các biện pháp giúp cho cán bộ quản lý điều hành
của doanh nghiệp.
2. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
2.1. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương
2.1.1. Các hình thức tiền lương.
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyến dụng lao động theo chế độ
hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những cam kết đã ký trong
hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động
trong đó có tiền lương và các khoản trích theo lương quy định trong hợp đồng.
Hiện nay thang bậc lương cơ bản được Nhà nước quy định. Nhà nước
khống chế mức lương tối thiểu không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết
bằng thuế thu nhập.
Tuỳ theo điều kiện tình hình thực tế tại các doanh nghiệp mà có thể áp
dụng các hình thức trả lương sau:
- Hình thức tiền lương theo thời gian
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Việc thực hiện hình thức trả lương thích hợp đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo lao động có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động
chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công và năng suất lao
động.
* Hình thức tiền lương thời gian: Theo hình thức này, tiền lương trả cho
người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang
bậc lương theo quy định.
Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh
nghiệp, tính trả lương theo thơi gian có thể thức hiện theo hai cách: Lương thời
gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.
- Lương thời gian giản đơn: Là hình thức trả lương cho người lao động
tính theo thời gian làm việc và đơn giá tiền lương thời gian. Trả lương theo thời
gian giản đơn được chia thành:
+ Lương tháng: Là số tiền lương mà người lao động được tính theo thời
gian làm việc trong tháng.
Lương Hệ số mức lương x Mức lương tối thiểu Số ngày làm
= x
tháng Số ngày làm việc theo chế độ việc trong
tháng
Lương tháng
Lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ
Lương ngày
Lương giờ =
Chế độ (8h)
- Tiền lương thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian
giản đơn với chế độ tiền thưởng tuỳ theo các điều kiện cụ thể:
*Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo số
lượng chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm
xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng
định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
chặt chẽ.
Hình thức trả lương sản phẩm gồm:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức trả lương cho công
nhân làm các công việc phục vụ sản xuất như: Vận chuyển nguyên vật liệu,
thành phẩm nhập kho căn cứ vào số lượng sản phẩm của người trực tiếp tạo ra
để trả cho bộ phận phục vụ.
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là hình thức trả lương cho người
lao động theo số lượng và chất lượng của sản phẩm hoàn thành kèm theo chế độ
có thưởng nhằm khuyến khích tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình này tiền lương trả cho
người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính
theo sản phẩm luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ.
- Trả lương khoán khối lượng, hoặc khoán công việc: Là hình thức tiền
lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công
việc có tính đột suất như: Khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu
thành phẩm.
- Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Tiền lương được tính
theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình
thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản phẩm.
- Trả lương khoán quỹ lương: Doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ
lương cho từng phòng ban bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công
việc hay không thành kế hoạch.
- Trả lương khoán thu nhập: Tuỳ thuộc vào kết hoạt động sản xuất kinh
doanh,hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động, khi tiền lương
không thể hạch toán riêng rẽ cho từng người lao động thì phải trả lương cho cả
một tập thể lao động đó, sau đó mới chia cho từng người.
Việc trả công cho người lao động trong các doanh nghiệp căn cứ vào hệ
thống thang bảng lương thống nhất do Nhà nước quy định và được xây dựng
trên cơ sở thước đo chất lượng cơ sở thống nhất. Tiền lương thực tế là cơ sở để
tính lương cho mọi chức danh viên chức, mọi bậc công nhân cho tất cả các
ngành nghề. Vì vậy, cùng với hệ thống bảng thanh toán lương có các chế độ phụ
cấp:
+ Phụ cấp lãnh đạo.
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp thu hút
+ Phụ cấp trách nhiệm
+ Phụ cấp lưu động: Phụ cấp cho những người thường xuyên phải thay
đổi nơi làm việc.
Ngoài ra còn có các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại
phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
2.1.2. Nội dung quỹ lương.
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả
cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Theo nghị
định số 235/HĐBT ngày 19/9/1995 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ).
Quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống các thang bảng lương của
Nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương công nhật cho người lao động ngoài biên chế.
- Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thơi gian điều động công tác
hay huy động đi làm nghĩa vụ Nhà nước và xã hội.
- Tiền lương cho những người đi học theo chế độ nhưng vẫn thuộc biên
chế.
- Các loại tiền thưởng thường xuyên.
- Các phụ cấp theo chế độ quy định và các phụ cấp khác được ghi theo
quỹ lương.
* Về mặt hạch toán: Quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành tiền
lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
làm việc đã quy định cho họ, bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp
thường xuyên và tiền lương trong sản xuất.
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ (lương nghỉ
phép, nghỉ và ngừng sản xuất.)
Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá
thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn với quá trình sản