Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp phát triển công nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu thời kỳ 2008 2015, tầm nhìn 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 123 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ DẦU KHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THỜI KỲ 2008 – 2015, TẦM NHÌN 2020
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐINH TRỌNG CƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM SĨ THƯƠNG

HÀ NỘI - 2008
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 9
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................... 10
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN


LƯỢC .............................................................................................................. 15
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC: ...................................................... 15
1.1.1. Khái niệm: ...................................................................................... 15
1.1.2. Một số yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược. .................................... 17
1.1.3. Các tính chất của chiến lược: ......................................................... 17
1.1.3.1. Chiến lược kinh doanh là sự tương hợp của 3 yếu tố đặc trưng:
3 E. ........................................................................................................ 18
1.1.3.2. “5 P”của chiến lược là: ............................................................ 19
1.1.3.3. Chiến lược là sự đảm bảo tính thống nhất 3 vấn đề: kinh doanh,
kỹ thuật, quản lý: .................................................................................. 19
1.1.3.4. Chiến lược là sự thống nhất 6 chiến lược chức năng: ............. 20
1.1.3.5. Chiến lược phải đảm bảo tính thống nhất theo quá trình: ....... 21
1.1.4. Phân loại chiến lược: ...................................................................... 21
1.1.4.1. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội: ........................ 21
1.1.4.2. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược:........................................ 23
1.1.4.3. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược: ................................... 23
1.1.5. Căn cứ xây dựng chiến lược:.......................................................... 24
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


3

1.2. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC: ................................................................. 25
1.2.1. Khái niệm: ...................................................................................... 25
1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược: ...................................................... 26
1.2.3. Hoạch định chiến lược: .................................................................. 28
1.2.3.1. Ý nghĩa của hoạch định chiến lược: ........................................ 29
1.2.3.2. Nội dung cơ bản của hoạch định chiến lược: .......................... 29

1.2.3.3. Quá trình hoạch định chiến lược: ............................................ 29
Tiến trình hoạch định chiến lược, bao gồm 6 bước .............................. 30
1.2.3.4. Công cụ để hoạch định chiến lược, sử dụng ma trận SWOT .. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 50
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ DẦU KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ........................................................................ 51
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU:................................................................................................ 51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: ......................................................................... 51
2.1.1.1. Vị trí địa lý: .............................................................................. 51
2.1.1.2. Khí hậu ..................................................................................... 52
2.1.1.3. Điều kiện thủy văn ................................................................... 53
2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản ............................................................ 53
2.1.1.5. Tài nguyên biển ....................................................................... 54
2.1.1.6. Nguồn nhân lực ........................................................................ 55
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 56

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


4

2.1.3. Cơ cấu kinh tế (tính theo giá CĐ94): ............................................. 58
2.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: ................................................. 60
2.1.4.1. Giao thơng: .............................................................................. 60
2.1.4.2. Bưu chính viễn thơng:.............................................................. 61
2.1.4.3. Điện & nước: ........................................................................... 62

2.2. Tổng quan về dịch vụ dầu khí Việt Nam:............................................. 63
2.2.1. Đơi nét về ngành dầu khí Việt Nam:.............................................. 63
2.2.2. Cơng nghiệp dầu khí: ..................................................................... 64
2.2.2.1. Các khâu chính của ngành cơng nghiệp dầu khí: .................... 64
2.2.2.2. Các công đoạn sản xuất của công nghiệp dầu khí: .................. 64
2.2.3. Các loại hình dịch vụ dầu khí:........................................................ 65
2.2.4. Hiện trạng cung ứng dịch vụ dầu khí tại Bà Rịa – Vũng Tàu:....... 66
2.2.4.1. Vietsovpetro (VSP):................................................................. 66
2.2.4.2. Tổng cơng ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC: ........... 67
2.2.4.3. Tổng công ty cổ phần khoan PVD: ......................................... 67
2.2.4.4. Tổng công ty cổ phần thiết kế xây dựng dầu khí PVECC: ..... 67
2.2.4.5. Tổng cơng ty dầu (PV OIL): .................................................... 67
2.2.4.6. Tổng công ty TNHH 1 thành viên khí (PV Gas): .................... 68
2.2.4.7. Cơng ty TNHH 1 thành viên thuộc PVT: ................................ 68
2.2.4.8. Trường Cao đẳng đào tạo nhân lực dầu khí (PVMTC): .......... 68
2.2.4.9. Dịch vụ cung ứng dung dịch khoan & hố phẩm dầu khí: ...... 68
2.2.4.10. Dịch vụ sửa chữa tàu biển: .................................................... 68

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


5

2.2.4.11. Dịch vụ nấu ăn và giặt là trên giàn khoan: ............................ 69
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ DẦU KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: ................................................................... 69
2.3.1. Phân tích mơi trường quốc tế: ........................................................ 69

2.3.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ: .......................................................... 72
2.3.2.1. Yếu tố chính trị và pháp luật.................................................... 72
2.3.2.2. Môi trường kinh tế: .................................................................. 75
2.3.2.3. Mơi trường văn hóa xã hội ...................................................... 79
2.3.2.4. Mơi trường tự nhiên ................................................................. 80
2.3.2.5. Môi trường khoa học công nghệ : ............................................ 82
2.3.3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VI MƠ: .......................................... 84
2.3.3.1. Áp lực của đối thủ cạnh tranh: ................................................. 84
2.3.3.2. Áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: .................................... 85
2.3.3.3. Áp lực của Nhà cung cấp: ........................................................ 85
2.3.3.4. Áp lực của Khách hàng:........................................................... 86
2.3.3.5. Áp lực của Sản phẩm thay thế: ................................................ 86
2.3.4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NỘI BỘ: ........................................ 86
2.3.4.1. Lao động: ................................................................................. 86
2.3.4.2. Yếu tố nghiên cứu phát triển: .................................................. 87
2.3.4.3. Yếu tố tài chính: ....................................................................... 87
2.3.4.4. Yếu tố kỹ thuật công nghệ: ...................................................... 87
2.3.4.5. Vấn đề Marketing, tiêu thụ sản phẩm: ..................................... 89
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


6

2.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC: ......................................................................................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 92
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP DỊCH VỤ DẦU
KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU THỜI KỲ 2008 – 2015,

TẦM NHÌN 2020 ............................................................................................ 93
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP DỊCH VỤ DẦU KHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU THỜI KỲ 2008 – 2015,
TẦM NHÌN 2020: ....................................................................................... 93
3.1.1. Căn cứ pháp lý:............................................................................... 93
3.1.2. Định hướng phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020:................ 94
3.1.2.1. Một số xu thế tác động đến phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu
khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ............................................. 94
3.1.2.2. Quan điểm phát triển ngành cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: .......................................................... 94
3.1.2.3. Mục tiêu phát triển: .................................................................. 95
3.1.2.4. Định hướng phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020: ............ 95
3.2. Lựa chọn phương án chiến lược phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020 97
3.3. Một số giải pháp phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020: ................... 98
3.3.1. Giải pháp về tài chính: ................................................................... 98

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


7

3.3.2. Giải pháp về đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực: ..................... 101
3.3.3. Giải pháp về phát triển dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ: 104
3.3.4. Giải pháp về Marketing:............................................................... 108

3.3.5. Giải pháp về cải cách hành chính:................................................ 110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 120
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 123

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

UNIDO:

Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp

Quốc
GDP:

Tổng sản phẩm trong nước

FDI:


Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

FSO/FPSO:

Tàu chứa dầu/ tàu chứa và xử lý dầu thơ

CNH-HĐH:

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

KTTĐ:

Kinh tế trọng điểm

KCN:

Khu cơng nghiệp

KCX:

Khu chế xuất

HĐND:

Hội đồng nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân


BR-VT:

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận SWOT ............................................................................... 49
Bảng 2.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ........................... 55
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo giá cố định 1994
......................................................................................................................... 56
Bảng 2.3: Tương quan phát triển kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu với các địa
phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ......................................... 57
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .......................................... 58
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế khơng tính dầu khí.................................................. 59
Bảng 3.1: Bốn phương án chiến lược phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ............................................................. 97

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


10


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sự tương tác của 3E ........................................................................ 18
Hình 1.2: Sự thống nhất giữa các giai đoạn quản lý chiến lược ..................... 21
Hình 1.3: Chu trình quản trị chiến lược .......................................................... 26
Hình 1.4: Mơ hình quản trị chiến lược tồn diện của Fred R. David ............. 28
Hình 1.5: Quy trình hoạch định chiến lược..................................................... 30
Hình 1.6: Chẩn đốn chiến lược...................................................................... 31
Hình 1.7: Mơi trường vi mơ ............................................................................ 37
Hình 1.8: Các yếu tố mơi trường..................................................................... 42
Hình 2.1: Bản đồ quy tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2015 ........... 52
Hình 3.1: Mơ hình nhà máy lọc dầu................................................................ 95
Hình 3.2: Cấu trúc mạng cáp quang tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................... 106

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế lớn của thời đại, là quá trình gắn kết
nền kinh tế của một nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới, là vì chính
mình, là cách thức để phát triển kinh tế đất nước. Với sự nhạy bén chính trị
trong q trình lãnh đạo toàn dân giành độc lập, thống nhất đất nước và đứng
trước những diễn biến thay đổi nhanh chóng của thời đại, trước yêu cầu của
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo đảm ấm no và hạnh phúc của
nhân dân, ngay từ đại hội VI (1986) Đảng đã đề ra chính sách đổi mới để phát
triển bền vững, trải qua các kỳ đại hội VII, VIII và đến đại hội IX đã xác định

rõ chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường”.
Đến nay nước ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), đã gia nhập WTO được gần hai năm (có hiệu lực từ ngày 11
tháng 01 năm 2007), chúng ta hội nhập vào thế giới rộng lớn đang chuyển
động rất nhanh và có nhiều thay đổi. Do đó chính quyền trung ương, địa
phương và các doanh nghiệp phải đánh giá lại các cơ hội, thách thức, những
mặt mạnh, điểm yếu của mình để từ đó điều chỉnh, xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, chiến lược ngành kinh tế, chiến lược kinh doanh trong
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế về địa điểm, khí hậu, tài nguyên
phong phú, nhất là tài nguyên biển (dầu khí ở vùng thềm lục địa, hải sản,
nhiều vị trí thích hợp để phát triển cảng biển cỡ lớn), có cơ cấu cơng nghiệp
chiếm gần 77%, trong đó cơng nghiệp khai thác dầu khí chiếm gần 39% trong

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


12

cơ cấu kinh tế là tiền đề quan trọng để phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí,
cũng như khi cơng nghiệp dịch vụ dầu khí phát triển sẽ góp phần nâng cao
chất lượng tăng trưởng của tỉnh, thúc đẩy q trình thăm dị, khai thác, chế
biến dầu khí, và các ngành kinh tế biển trên địa bàn có hiệu quả hơn. Nhằm
vận dụng kiến thức tích lũy được từ chương trình cao học quản trị kinh doanh
vào yêu cầu thực tiễn ở địa phương là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

phát huy lợi thế so sánh của địa phương trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu
rộng của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện cơng cuộc
“Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” của nước ta cũng như mục tiêu của đại hội
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IV đã xác định: “Phấn đấu xây dựng,
phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế
biển vào năm 2020”, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển cơng nghiệpdịch
vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm
nhìn 2020” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích của luận văn:
- Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến việc hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp
dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm
nhìn 2020, qua phân tích tìm ra các cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh,
điểm yếu của cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Xây dựng chiến lược và đề xuất một số giải pháp phát triển cơng
nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 –
2015, tầm nhìn 2020
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn thực hiện với các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
phân tích thống kê, phân tích kinh tế, so sánh tổng hợp. Dữ liệu được thu thập
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


13

trên cơ sở các báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế xã hội tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ IV. Ngoài ra dữ liệu được thu thập

trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, khảo sát các công ty dầu, các công
ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
trên Internet… và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý có kinh
nghiệm để trình bày luận văn.
Thơng tin thứ cấp có từ:
- Nguồn báo cáo của Sở Công nghiệp tỉnh (nay là Sở Công Thương):
các hồ sơ, tài liệu thống kê, lưu trữ, báo cáo tổng kết tháng, quý, năm…
- Nguồn tài liệu bên ngồi thơng qua báo, đài, tạp chí, tập san định kỳ;
các tài liệu thống kê…
Thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhằm:
- Lấy ý kiến của ban lãnh đạo và chuyên gia của các công ty dầu, công
ty hoạt động cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp xử lý thơng tin:
Vận dụng các kỹ thuật, các công cụ quản trị chiến lược để thực hiện:
- Phân tích mơi trường để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ
hội, nguy cơ của ngành cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu;
- Vận dụng ma trận SWOT kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ,
nguy cơ nhằm định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển cơng
nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 –
2015, tầm nhìn 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan
đến phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008



14

Tàu. Các nội dung nghiên cứu, từ việc phân tích thực trạng môi trường hoạt
động đều được đề cập trong phạm vi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Qua nghiên cứu
phân tích, đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp dịch vụ dầu khí
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020.
5. Kết cấu của luận văn:
- Lời mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và quản lý chiến lược.
- Chương 2: Phân tích các căn cứ phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu
khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Chương 3: Giải pháp phát triển cơng nghiệp dịch vụ dầu khí trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn 2020.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC:
1.1.1. Khái niệm:
Khái niệm "chiến lược" được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực qn sự,

sau đó, trong lĩnh vực chính trị. Từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, khái
niệm chiến lược được sử dụng sang lĩnh vực kinh tế, xã hội. "Chiến lược"
thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính tồn
cục, tổng thể và trong thời gian dài. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên
Hiệp Quốc (UNIDO) cho rằng: "Thông thường, một chiến lược phát triển có
thể mơ tả như bản phác thảo q trình phát triển nhằm đạt những mục tiêu đã
định cho một thời kỳ từ 10 - 20 năm; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính
sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Như vậy, có thể nói chiến
lược cung cấp một "tầm nhìn" của một q trình phát triển mong muốn và sự
nhất quán trong các biện pháp tiến hành. Chiến lược có thể là cơ sở cho các
kế hoạch phát triển toàn diện ngắn hạn và trung hạn, hoặc là một nhận thức
tổng quát không bị ràng buộc của những người trong cuộc trong thời kỳ đó về
những triển vọng, những thách thức và những đáp ứng mong muốn".
Trong kinh tế thương trường là chiến trường, chiến lược xuất hiện khi
có cạnh tranh gay gắt hoặc:
- Do mơi trường kinh tế xã hội có biến động.
- Do khoa học kỹ thuật phát triển nhanh được áp dụng ngày càng
nhiều trong sản xuất và trong quản lý, làm cho vòng đời sản phẩm ngày càng
ngắn. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin làm cho phương pháp quản lý
được liên tục đổi mới.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


16

- Sự phát triển nhanh của xã hội tiêu dùng, hướng tiêu dùng biến đổi
nhanh, người tiêu dùng ngày càng biết nhiều thơng tin về sản phẩm nên ngày

càng địi hỏi nhiều hơn từ phía các nhà sản xuất.
- Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới làm cho quan hệ trao đổi
kinh tế quốc tế ngày càng phát triển cả trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng
hóa đến việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn dần và khan hiếm, các nhà hoạch
định chiến lược phải tìm cách sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không sử dụng
nhiều nguyên liệu.
Trong quản trị, khái niệm chiến lược được thể hiện qua các quan niệm sau:
- Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế
hoạch liên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu
của một tổ chức.
- Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng đến các
mục tiêu đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được
những cơ hội và thách thức từ bên ngồi.
- Theo Fred R. David thì chiến lược là những phương tiện đạt đến
mục tiêu dài hạn.
- Theo Alfred Chadler đại học Harvard thì chiến lược là sự xác định
các mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp, và là sự vạch ra một
quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục
tiêu đó.
- Nói chung các khái niệm, định nghĩa về chiến lược tuy khác nhau về
cách diễn đạt nhưng luôn bao hàm các nội dung:
 Xác định các mục tiêu ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.
 Đưa ra và lựa chọn các phương án.
 Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008



17

1.1.2. Một số yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược.
Để chiến lược đạt được mục đích phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chiến lược phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt
được trong từng thời kỳ và phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp.
- Chiến lược phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu
việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm phát
huy các lợi thế và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh để dành ưu thế cạnh
tranh.
- Chiến lược được phản ánh như quá trình liên tục từ việc xây dựng
chiến lược đến việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài
thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm. Chiến lược không đồng nghĩa với các
giải pháp tình thế nhằm ứng phó với các khó khăn doanh nghiệp đang gặp
phải. Các chiến lược định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, cho phép
doanh nghiệp năng động hơn, chủ động tạo ra những thay đổi (chứ không
chỉ là phản ứng lại) để cải thiện vị trí của mình trong tương lai.
Đối với một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt sẽ mang lại nhiều ý
nghĩa quan trọng như:
- Cải thiện hình ảnh của công ty đối với khách hàng, môi trường.
- Cải thiện môi trường kinh doanh.
- Chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh,Tăng năng suất.
- Tăng lợi ích kinh tế, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế và nhiều lợi ích
khác như nâng cao được thu nhập và mức sống của người lao động.
- Tóm lại: Mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi thắng lợi
trước đối thủ cạnh tranh.
1.1.3. Các tính chất của chiến lược:


Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


18

1.1.3.1. Chiến lược kinh doanh là sự tương hợp của 3 yếu tố đặc trưng: 3
E.
- E1: Enterprise (doanh nghiệp). Là những điểm mạnh, điểm yếu so
với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở phân tích 3 cấp độ: Ưu thế cạnh tranh dài
hạn về nguồn lực; về sản phẩm, thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị
trường mục tiêu.
- E2: Environment (môi trường). Là những cơ hội và đe dọa của môi
trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược
là giao điểm
giữa 3E, hội
tụ đủ sự
tương hợp 3
yếu tố.

Hình 1.1: Sự tương tác của 3E
- E3: Entrepreneur (chủ doanh nghiệp). Là sự mong muốn, giá trị,
niềm tin tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Thể hiện qua giá trị văn hóa, các thể
thức, phương thức, các mối quan hệ trong quá trình tiến hành sản xuất kinh
doanh, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, niềm tin và cả những điều
cấm kị. Ngồi ra cịn có mối quan hệ với các bên liên quan, những tác nhân
có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và đồng

thời lợi ích của họ cũng bị chi phối bởi chiến lược phát triển của doanh
nghiệp, như: ban lãnh đạo doanh nghiệp, giới tài chính, cổ đơng, người lao
động, nhà cung cấp và các đối tác liên doanh, chính quyền địa phương, dân
cư.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


19

1.1.3.2. “5 P”của chiến lược là:
Kế hoạch:

Plan

Mưu lược: Ploy
Khuôn mẫu: Pattern
Vị thế:

Position

Triển vọng: Perspective.
Từ 5P trên ta có thể thấy:
- Chiến lược có tính kế hoạch vì chiến lược là những dự định, những
toan tính mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai.
- Chiến lược có tính mưu lược vì chiến lược mang tính sáng tạo, nghệ
thuật, linh hoạt, khôn ngoan, mềm dẻo và thủ đoạn.
- Chiến lược mang tính khn mẫu vì mặc dù mang tính sáng tạo

nhưng đơi khi cũng có khn mẫu nhất định trong bối cảnh như nhau thì
chiến lược như nhau.
- Chiến lược thể hiện vị thế: Chiến lược của doanh nghiệp là việc xây
dựng vị trí của doanh nghiệp trong tương lai và trong mơi trường kinh
doanh.
- Chiến lược kinh doanh nói lên triển vọng của doanh nghiệp vì chiến
lược vẽ ra viễn cảnh, tiêu điểm nhằm hướng sự hoạt động của các doanh
nghiệp và các bộ phận của nó để đạt được mục đích.
1.1.3.3. Chiến lược là sự đảm bảo tính thống nhất 3 vấn đề: kinh doanh,
kỹ thuật, quản lý:
- Vấn đề kinh doanh: Là việc lựa chọn các lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp, các sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, các thị trường
mà doanh nghiệp sẽ phục vụ.
- Vấn đề về kỹ thuật: Việc lựa chọn các phương thức thực hiện, công
nghệ, sản xuất và phân phối sản phẩm.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


20

- Vấn đề quản lý: Là việc hình thành cơ cấu, bộ máy quản lý sao cho
phù hợp với chiến lược.
1.1.3.4. Chiến lược là sự thống nhất 6 chiến lược chức năng:
- Chiến lược marketing: Là sự kết hợp giữa phân khúc thị trường và
4P.
 Phân khúc thị trường là việc phân loại thị trường tiềm năng
thành nhiều phần khác nhau để đưa 4P riêng cho từng đoạn thị trường đó

nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
 4P – Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối),
Promotion (xúc tiến).
- Chiến lược tài chính: Xác định nhu cầu về vốn phục vụ cho chiến
lược phát triển của doanh nghiệp và xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, trên
cơ sở đó đưa ra chính sách tài chính nhằm huy động và sử dụng vốn một
cách có hiệu quả.
- Chiến lược sản xuất: Nhằm xác lập hệ thống sản xuất sao cho phù
hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp, thiết lập cơ cấu mặt hàng, sản
phẩm đối với từng loại thị trường.
- Chiến lược hậu cần: Nhằm thiết lập mạng cung cấp các yếu tố sản
xuất, nguyên vật liệu, năng lượng…phân bố hệ thống kho và tổ chức công
tác vận chuyển, cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhằm phục vụ cho mục
đích kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả (bao gồm cả dự trữ
và vận chuyển).
- Chiến lược cơng nghệ: Nhằm nghiên cứu vịng đời công nghệ, sự
tiến bộ của khoa học công nghệ để đưa ra chính sách đổi mới hoặc lựa chọn
các giải pháp công nghệ sản xuất và phân phối sản phẩm phù hợp (hoàn
thiện kết cấu sản phẩm hiện tại và phát triển sản phẩm mới).

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


21

- Chiến lược con người: Nhằm xác định nhu cầu về nguồn nhân lực
phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong tương lai, từ đó đưa ra các chính sách
đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách đãi ngộ, các cơ

hội thăng tiến…. Đồng thời nó còn xác định rõ vai trò xã hội của doanh
nghiệp như tham gia bảo vệ mơi trường, thể thao, xố đói giảm nghèo.
1.1.3.5. Chiến lược phải đảm bảo tính thống nhất theo quá trình:
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự thống nhất giữa các giai đoạn
của quá trình quản lý chiến lược, các giai đoạn phải thống nhất và phải liên
tục được cải tiến.

Hình 1.2: Sự thống nhất giữa các giai đoạn quản lý chiến lược
1.1.4. Phân loại chiến lược:
1.1.4.1. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội do chính phủ lập trên cơ sở bối
cảnh quốc tế và tình hình trong nước; qua phân tích những cơ hội và thách
thức đối với quá trình phát triển của đất nước để xác định quan điểm, định
hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


22

Trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các ngành xây dựng
chiến lược phát triển ngành, các địa phương xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.
a. Chiến lược phát triển ngành, được phân loại theo các lĩnh vực sau:
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, bao gồm:
- Ngành giao thơng vận tải.
- Ngành bưu chính viễn thơng.
- Hệ thống thủy lợi và cấp, thốt nước.

- Ngành điện.
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm:
- Ngành giáo dục - đào tạo.
- Ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ.
- Văn hóa, thơng tin.
- Thể dục, thể thao.
Trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm:
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghiệp
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Ngành thương mại
- Ngành Tài chính - Tín dụng
- Ngành du lịch
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Khoa học công nghệ.
- Bảo vệ môi trường.
b. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ được phân loại theo
3 cấp.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng: bao gồm nhiều tỉnh và các
vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


23

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh.
c. Chiến lược phát triển ngành thuộc tỉnh:
Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, các ngành thuộc tỉnh xây dựng chiến lược phát triển của
ngành trong phạm vi tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
1.1.4.2. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược:
Được chia làm 2 loại:
- Chiến lược tổng quát: Chiến lược tổng quát thường đề cập tới những
vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược tổng
quát quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
- Chiến lược bộ phận: Đây là chiến lược cấp hai. Chiến lược bộ phận
được phân thành các cấp: Chiến lược Tổng công ty, Chiến lược công ty và
chiến lược các công ty thành viên; Thông thường trong doanh nghiệp, chức
năng quản lý của chiến lược bộ phận này gồm: chiến lược sản xuất, chiến
lược tài chính, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược marketing,
hệ thống thông tin, chiến lược nghiên cứu phát triển.
Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một
chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh của một doanh nghiệp.
1.1.4.3. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược:
Được chia làm 4 loại:
- Loại thứ nhất: Chiến lược tập trung vào nhân tố then chốt. Tư tưởng
chỉ đạo của việc hoạch định chiến lược ở đây là không dàn trải các nguồn
lực mà cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


24


- Loại thứ hai: Chiến lược dựa trên xu thế tương đối, bắt đầu từ sự
phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các
đối thủ cạnh tranh, thơng qua sự phân tích đó tìm ra những điểm mạnh, điểm
yếu của mình làm chỗ dựa cho chiến lược.
- Loại thứ ba: Chiến lược sáng tạo tấn công. Trong loại chiến lược
này, chiến lược được xây dựng bằng cách nhìn thẳng vào những vấn đề phổ
biến, tưởng như khó làm khác được, đặt câu hỏi tại sao lại phải làm như
vậy? Xét lại những vấn đề trước đây để tìm ra những khám phá mới làm cơ
sở cho chiến lược của doanh nghiệp mình.
- Loại thứ tư: Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng. Cách xây
dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm khai
thác khả năng tiềm tàng các nhân tố thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng sử dụng
nguồn lực dư thừa, nguồn lực hỗ trợ của các lĩnh vực trọng yếu.
Theo các cách phân loại trên, giải pháp phát triển cơng nghiệp dịch vụ
dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2008 – 2015, tầm nhìn
2020 thuộc loại chiến lược phát triển ngành thuộc tỉnh, trong lĩnh vực công
nghiệp dịch vụ dầu khí là chiến lược dẫn xuất từ chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
1.1.5. Căn cứ xây dựng chiến lược:
Đặc điểm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngành:
- Định hướng phát triển phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã
hội.
- Mục tiêu mang tính chất xã hội khơng vì mục đích sinh lợi.
- Nguồn vốn hoạt động được Ngân sách bảo đảm.
- Các giải pháp chiến lược được các ngành liên quan cùng thực hiện.
Khi xây dựng các chiến lược phải căn cứ vào:
- Những định hướng phát triển kinh tế-xã hội.

Đinh Trọng Cường


Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


25

- Chế độ, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Kết quả điều tra, nghiên cứu dự báo nhu cầu của xã hội.
- Kết quả phân tích, tính tốn, dự báo về nguồn lực có thể khai thác.
Chiến lược ln được hồn thiện và sửa đổi khi có những biến động lớn
về chủ trương và sự thay đổi lớn của tình hình thị trường.
1.2. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
1.2.1. Khái niệm:
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại
cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của các doanh nghiệp đề ra, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó
trong mơi trường hiện tại cũng như trong tương lai.
Mục đích của chiến lược kinh doanh là nhằm tìm kiếm những cơ hội
hay là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. Một chiến lược
kinh doanh được hoạch định với hai nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ mật
thiết với nhau là việc hình thành chiến lược và thực hiện chiến lược. Hai
nhiệm vụ này được cụ thể hố qua 3 giai đoạn tạo thành một chu trình khép
kín, đó là:
- Giai đoạn xây dựng và phân tích chiến lược kinh doanh: là q trình
phân tích hiện trạng, dự báo tương lai, chọn lựa và xây dựng những chiến
lược phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp.
Giai đoạn triển khai chiến lược: là quá trình triển khai những mục tiêu chiến
lược vào hoạt động của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn,
địi hỏi một nghệ thuật quản trị cao.
- Giai đoạn kiểm tra và thích nghi chiến lược: là q trình đánh giá và

kiểm sốt kết quả, tìm các giải pháp để thích nghi chiến lược với hồn cảnh
mơi trường của các doanh nghiệp.

Đinh Trọng Cường

Luận văn cao học QTKD 2006 - 2008


×