Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI HẢI PHÒNG

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN


HÀ NỘI 2005

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI HẢI PHÒNG

HÀ NỘI 2005



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
I.1 Một số khái niệm
I.2 Q trình phát triển và vai trị của các KCN đối với sự phát triển kinh
tế xã hội
Phần II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TẠI HẢI PHÒNG
II.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư vào Hải Phòng
1.1 Những thời cơ – vận hội của cả nước
1.2 Một số khó khăn thách thức đối với thành phố Hải Phòng
1.3 Những thế mạnh của thành phố Hải Phòng
1.4 Những tồn tại yếu kém ở thành phố Hải Phòng
II.2 Thực trạng các KCN của Hải Phòng
2.1 Vài nét giới thiệu về ba KCN, KCX ở Hải Phòng
2.2 Đánh giá những thành tựu và hạn chế về đầu tư vào các KCN của
Hải Phòng
2.2.1 Tiêu chí đánh giá mức độ thành cơng trong thu hút đầu tư vào
KCN
2.2.2 Những thành tựu và đóng góp của các KCN trong sự phát triển
kinh tế chung của thành phố
2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản
Phần III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ THU HÚT ĐẦU

04

04
18
32

32
32
33
37
41
43
43
53
53
54
65
79

TƯ VÀO CÁC KCN TẠI HẢI PHÒNG

III.1 Mục tiêu phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN đến năm 2010
III.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và thu hút đầu tư vào các KCN
của Hải Phòng
2.1 Một số giải pháp vĩ mô
2.2 Giải pháp về thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” ở Hải
Phòng
2.3 Giải pháp về quy hoạch phát triển KCN của thành phố Hải Phòng
2.4 Giải pháp về vận động đầu tư vào KCN
2.5 Giải pháp về cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ và người lao
động trong các KCN
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ Lục: ảnh Quy hoach tổng thể ba KCN đang hoạt động tại Hải Phòng

79

81
81
87
90
95
97
100


Luận văn tốt nghiệp

1
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

MỞ ĐẦU
Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút đầu tư
mà chính phủ các nước đã chủ trương phát triển đó là các khu công nghiệp
(KCN), khu chế xuất (KCX) với những ưu đãi lớn để cung ứng cơ sở hạ tầng
thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả.
Kinh nghiệm trên thế giới đã cho thấy, hình thức tổ chức sản xuất cơng
nghiệp tập trung mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển cơng nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, hình thức tổ chức kinh tế kiểu này
đã được nhiều nước thừa nhận và bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam
từ năm đầu thập niên 90. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH) đất nước, Đảng và Nhà nước ta thực thi chủ trương đổi mới để thu hút
mọi nguồn lực phát triển, khuyến khích xây dựng KCN nhằm tăng sức thu hút
các nhà đầu tư vào kinh doanh, sản xuất, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư cần
thiết cho sự phát triển kinh tế bền vững, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân,
phấn đấu xây dựng một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước
mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh.

Hải phịng là một cực tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,
là một thành phố nhiều lợi thế so sánh trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đặc biệt
là vào các KCN. Hải phòng là địa phương thứ hai (sau thành phố Hồ Chí
Minh) xây dựng khu chế xuất và là địa phương đầu tiên xây dựng KCN (theo
Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994
của Chính phủ), là địa phương đứng thứ 6 trong cả nước về giá trị nguồn vốn
FDI thu hút được, dẫn đầu về tỷ lệ vốn thực hiện. Hoạt động của các KCN ở
Hải Phịng những năm qua đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, tăng giá trị
sản lượng công nghiệp, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm, đổi mới cơng nghệ,
từng bước nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý và nghiệp vụ
cho đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp KCN, trong ngành
xây dựng và dịch vụ, góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên,
mức độ thành công của các KCN còn quá khiêm tốn so với mục đích đầu tư;
chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của Đảng, Nhà nước nói chung và
nhân dân thành phố Hải Phịng nói riêng; cịn một số tồn tại khách quan mang
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

2
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

tính quốc tế và khu vực cũng như những nguyên nhân chủ quan thuộc thẩm
quyền và khả năng của các cấp, ngành, các cơ quan quản lý Trung ương và
địa phương đang trong quá trình cần khắc phục để phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn, thu hút được nhiều hơn nữa các dự án đầu tư vào các KCN.
Xuất phát từ những nhận thức đó, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp tại Hải Phịng” là đối tượng nghiên cứu.

1. Mục đích nghiên cứu:
Từ sự nghiên cứu chung về lĩnh vực thu hút đầu tư vào các KCN của các
nước trong khu vực và của Việt Nam, đề tài muốn nêu bật sự cần thiết phải
đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào các KCN cụ thể là ở thành phố Hải phịng.
Phân tích những nhân tố, điều kiện của các KCN của Hải phịng có ảnh hưởng
đến thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI và đánh giá thực trạng phát triển các KCN
ở thành phố trong thời gian qua để làm cơ sở cho việc tìm ra những giải pháp
hữu hiệu làm cho các KCN của Hải Phịng có sức hấp dẫn đầu tư hơn.
Đề xuất một số giải pháp về hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy, nâng cao
năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN, các
cơ chế chính sách ưu đãi nhằm phát triển có hiệu quả hơn việc thu hút đầu tư
vào các KCN của Hải phòng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các vấn đề về lý luận và thực tiễn: các văn kiện, tài liệu về định hướng phát
triển kinh tế xã hội, kinh tế đối ngoại, đầu tư nước ngoài của Đảng, nhà nước
và thành phố Hải Phịng (có tham khảo một số tài liệu nước ngoài) về các vấn
đề liên quan đến sự hình thành và phát triển KCN, thu hút đầu tư, đặc biệt là
FDI, về những hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút đầu tư vào các KCN
ở các nước trong khu vực và Việt Nam nói chung, Hải Phịng nói riêng - Hiện
trạng và giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào các KCN tại Hải Phịng.
- Khơng gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng hoạt động của các KCN, Ban
quản lý các KCX và CN Hải Phịng (có tham khảo tổ chức bộ máy quản lý
KCN ở một số địa phương) trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

3

Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

- Thời gian nghiên cứu: Từ khi thành lập các KCN của Hải Phòng, đặc biệt là
trong khoảng 5 năm gần đây từ 2001 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
-

Dựa trên những quan điểm về quản lý kinh tế cũng như đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước ta về lĩnh vực thu hút đầu tư.

-

Phương pháp luận: Dựa vào phương pháp thống kê, điều tra và tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn.

4. Bố cục của Luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu – Lý do chọn đề tài nghiên cứu, phần Kết luận –
một số Khuyến nghị của tác giả và phần Mục lục, Tài liệu tham khảo;
Nội dung chính của Luận văn sẽ được trình bày trong 3 phần lớn sau:
Phần I:

Những vấn đề chung về đầu tư vào khu cơng nghiệp

tập trung trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến thu hút đầu tư nói
chung và FDI nói riêng vào KCN, như: một số khái niệm, các hình thức đầu
tư, quá trình phát triển và vai trò của các KCN với sự phát triển kinh tế xã hội,
quản lý nhà nước đối với đầu tư vào các KCN...;
Phần II:

Thực trạng đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phịng


tập trung trình bày các điều kiện tự nhiên, xã hội, những nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN tại Hải Phịng; sự hình thành và
thực trạng phát triển các KCN ở Hải Phòng - đánh giá những thành tựu và hạn
chế về đầu tư vào các KCN tại Hải Phòng…;
Phần III:

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và thu hút đầu tư vào các
khu cơng nghiệp tại Hải Phịng
tập trung trình bày phương hướng thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI vào các
KCN tại Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2010; Một số giải pháp tăng cường thu
hút đầu tư vào các KCN tại Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2010.

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

4
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO KHU CƠNG NGHIỆP
Thực hiện chính sách đổi mới đa dạng hóa các hình thức và hoạt động kinh tế
đối ngoại, đa phương hóa thị trường và các đối tượng hợp tác, việc hình thành
và phát triển các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) tập trung hoặc
khu kinh tế đặc biệt, là một trong những hình thức tạo mơi trường thu hút vốn
đầu tư và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các Công ty nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc phát triển các KCX, KCN (sau đây gọi
chung là các KCN) không những chỉ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sản phẩm từ

các KCN tập trung có khả năng cạnh tranh cao, mà cịn tạo ra mơi trường và
điều kiện thích hợp để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản
lý và công nhân kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất khác trong nước.
I.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
I.1.1. Các hình thức đầu tư:
❖ Đầu tư nói chung, theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu là q trình
bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được một mục
đích hay một tập hợp các mục đích hoặc mục tiêu nhất định nào đó.
Những loại mục tiêu này có thể là mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hố,
xã hội,... và cũng có thể chỉ mang ý nghĩa nhân đạo đơn thuần.
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể hiểu cụ thể hơn và mang bản
chất kinh tế. Đó là những hoạt động đầu tư kiếm lời. Là quá trình bỏ
vốn (tiền, nhân lực, nguyên liệu, công nghệ...) vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem
như bản chất cơ bản của các hoạt động đầu tư. Trong hoạt động kinh tế,
khơng có khái niệm đầu tư khơng vì lợi nhuận. Có thể hiểu đầu tư là
việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm
thu lại một lượng lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định.


Đầu tư trong nước (DI) là việc nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) của nước
sở tại sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một
thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

5

Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng



Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI): FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài
trực tiếp đưa vào nước chủ nhà một lượng vốn bằng tiền mặt hoặc bất
kỳ một loại tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư và tham gia
trực tiếp quản lý các hoạt động đầu tư đó theo quy định của pháp luật
nước sở tại. Nếu xét FDI dưới góc độ kinh tế có thể hiểu đó là những
khoản đầu tư do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đưa vào một nước để
trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc dưới dạng góp vốn liên doanh với
các tổ chức hoặc cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật nước
sở tại.
Đầu tư nước ngồi là một tất yếu khách quan, có tính quy luật phát
triển lâu dài cả bề rộng và chiều sâu bắt nguồn từ q trình quốc tế hố
sâu sắc nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội, từ sự cuốn hút mạnh
mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, từ sự gia tăng tích
luỹ tư bản và cơng nghệ, từ nhu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế của các
quốc gia trước sức ép của cuộc cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền
kinh tế toàn cầu.
Cùng với sự phát triển của thương mại và thị trường tài chính quốc tế,
các cơng ty xuyên quốc gia đã tạo điều kiện cho FDI phát triển mạnh
mẽ. Trong những thập kỷ qua, các công ty xuyên quốc gia thường
chiếm trên 70% tổng nguồn vốn FDI quốc tế. Công ty mẹ thường
chuyển giao vốn của mình qua các cơng ty chi nhánh ở nước ngồi. Vì
vậy, khi nói tới FDI, người ta thường đề cập đến dịng lưu chuyển vốn
quốc tế, trong đó một cơng ty ở một nước tạo ra hoặc mở rộng chi
nhánh ở nước khác.
Việc chuyển giao vốn không đơn thuần là sự chuyển giao nguồn lực mà
còn là sự mở rộng thị trường, mở rộng sự kiểm soát và quản lý.


I.1.2 Khu công nghiệp (KCN): là khu tập trung các doanh nghiệp khu công
nghiệp (chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp), các doanh nghiệp khu chế xuất (chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và
hoạt động xuất khẩu) có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh
sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

6
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

Khu chế xuất (KCX): là khu cơng nghiệp tập trung các doanh nghiệp
KCX chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, khơng có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập.


Các loại doanh nghiệp hoạt động trong KCN và các lĩnh vực được
đầu tư: Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế; Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Các bên tham gia Hợp đồng hợp tác
kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực:
- Xây dựng và kinh doanh các cơng trình kết cấu hạ tầng;
- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu
và tiêu thụ tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng

sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ;
- Nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ để nâng cao chất
lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới;
- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất: là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và
hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo Quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Doanh nghiệp khu công nghiệp: là doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất KCN (là doanh
nghiệp sản xuất hàng công nghiệp) và doanh nghiệp dịch vụ KCN (thực
hiện dịch vụ các cơng trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công
nghiệp).

❖ Cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN:
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Giấy phép đầu tư
có giá trị là Giấy đăng ký kinh doanh (theo quy định tại điều 60 Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam);

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

7
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

- Đối với các nhà đầu tư trong nước khi đầu tư vào KCN phải có quyết
định thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với mỗi loại
hình doanh nghiệp.

- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp trong KCN được tính từ ngày
doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư
(đối với Doanh nghiệp đầu tư trong nước) hoặc cấp Giấy phép đầu tư
(đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) và khơng vượt q
50 năm và thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN.
I.1.3 Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
❖ Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (BQL): là cơ quan quản lý
trực tiếp các KCN, KCX trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập.


Vai trị của Ban quản lý KCN cấp tỉnh và nội dung quản lý nhà
nước đối với các khu công nghiệp:
Giai đoạn đầu, cùng với việc thành lập khu chế xuất đầu tiên của cả
nước là KCX Tân Thuận – ra đời Ban quản lý gọi là Ban quản lý khu
chế xuất, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước đối
với khu chế xuất theo quy định tại Điều 57 Quy chế KCX tại Việt Nam
(Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng).
Cuối năm 1994, KCN Nomura – Hải Phòng là KCN được thành lập đầu
tiên ở nước ta và tiếp sau đó, xu thế thành lập các KCN là phổ biến; do
vậy, Ban quản lý được gọi là Ban quản lý KCN có chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn quản lý trực tiếp KCN theo quy định tại Điều 20 Quy
chế KCN (Nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính Phủ).
Trước khi có Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam (tháng
12/1996), việc quản lý các KCN ở Trung ương được thực hiện theo
chức năng và thẩm quyền của các Bộ, ngành quy định trong pháp luật.
Ngày 27/8/1996, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 595/TTg thành
lập Văn phòng quản lý KCN trực thuộc Văn phịng Chính phủ.


Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

8
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

Xuất phát từ việc hình thành và tình hình hoạt động của các KCN trên
cả nước, đòi hỏi cần có một cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên
cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành,
thúc đẩy phát triển nhanh các KCN. Căn cứ theo khoản 4, Điều 20 Luật
tổ chức Chính phủ năm 1992 và ý kiến của Ban tổ chức cán bộ Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 969/TTg ngày 28/12/1996
thành lập Ban quản lý các KCN Việt Nam.
Năm 1987, Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và
đã nhiều lần điều chỉnh theo hướng ngày càng thơng thống và phù hợp
hơn với u cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế (lần điều chỉnh gần nhất
là ngày 09/6/2000 được thông qua tại kỳ họp thứ 7 khóa X Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam). Tiếp đó, một loạt Luật khác được ban
hành: Luật cơng ty (1990), Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật phá
sản doanh nghiệp (1993), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994),
Luật doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật thương mại (1997), Luật thuế
Giá trị gia tăng (1997), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (1999), Luật
ngân hàng, Luật bảo vệ môi trường… cùng với các văn bản dưới luật
khác đã tạo thành hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư hoạt động.
Theo quy định tại quyết định 969/TTg và Nghị định 36/CP năm 1997
của Chính phủ ban hành Quy chế KCN, Ban quản lý các KCN Việt
Nam là một tổ chức tư vấn, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về
hoạt động KCN, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ

về việc chuẩn bị, xây dựng, phát triển và quản lý KCN đã được quy
hoạch và phê duyệt. Ban quản lý các KCN Việt Nam là đầu mối tổng
hợp trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến
KCN; đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển KCN.
Ngày 24/4/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP về quy chế
KCN, KCX, khu công nghệ cao, thay thế hai Nghị định 322/HĐBT
ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và 192/CP ngày 25/12/1994
của Chính Phủ. Để phù hợp với tình hình phát triển của các KCN, Ban
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

9
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

quản lý các KCN cấp tỉnh ra đời. Ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 27 của
Quy chế này:
1. Xây dựng điều lệ quản lý KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế
hoạch và đầu tư ban hành trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ
xây dựng, phát triển KCN bao gồm: quy hoạch phát triển cơng trình
kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển
cơng trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cư phục
vụ cho công nhân lao động tại KCN.
3. Đơn đốc, kiểm tra việc xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng
trong và ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào
hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

4. Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN.
5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định
và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy
quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cấp giấy phép đầu tư, hợp đồng
gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh
doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.
7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc
kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động,
thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN.
9. Thỏa thuận với Công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá
cho thuê lại đất gắn liền với cơng trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng,
các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
10.Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền
hoặc theo ủy quyền; Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép
theo ủy quyền.
11.Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính
phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây
dựng, phát triển và quản lý KCN.
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

10
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

12.Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình
hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN về Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các KCN Việt Nam, các cơ quan
Chính phủ có liên quan.
Như vậy Ban quản lý các KCN cấp tỉnh trở thành cơ quan quản lý nhà
nước đa lĩnh vực – nhiều hơn bất cứ Sở, Ban, Ngành nào thuộc tỉnh;
vận hành cơ chế “một cửa, tại chỗ”; do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập và bổ nhiệm Trưởng Ban; được sử dụng con dấu có hình
Quốc huy; thực hiện nội dung quản lý nhà nước theo ủy quyền của một
số Bộ, Ban, Ngành thông qua các văn bản sau:
- Quyết định 161/BKH-KCN ngày 26/6/1997 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc ủy quyền cho Ban quản lý trong việc hình thành dự
án, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy
phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong
các KCN, KCX.
- Quyết định số 0911/TM-XNK ngày 28/10/1997 của Bộ Thương mại
về việc ủy quyền cho Ban quản lý xét duyệt kế hoạch và quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp khu chế xuất,
doanh nghiệp khu công nghiệp và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa mẫu D cho các sản phẩm được sản xuất tại KCN, KCX
- Quyết định 1414/1967/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/11/1997 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ủy quyền cho Ban quản
lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý lao động tại các KCN, KCX.
- Thông tư 151/TCCP-TC ngày 04/8/1997 của Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ “ Hướng dẫn về công tác tổ chức và tiền lương của Ban
quản lý các KCN, KCX, KCNC”.
- Thông tư 04/BXD-KTQH ngày 24/4/1997 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết, quản lý xây
dựng theo quy hoạch…
- Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam có Quyết định số
393/PTM-PC ngày 13/9/1997 ủy quyền cho các Ban quản lý KCN


Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

11
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm được sản
xuất tại các KCN, KCX và KCNC.
- Ngồi ra cịn một số văn bản ủy quyền của UBND tỉnh hoặc thành
phố.
Đến nay, trên địa bàn các tỉnh thành phố trực thuộc TW, ngoài các Bộ,
ngành TW và UBND cấp tỉnh, đã có 42 Ban quản lý KCN cấp tỉnh
được Chính phủ thành lập để trực tiếp quản lý các KCN trong phạm vi
địa lý hành chính của một tỉnh thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại
chỗ”. Có Ban quản lý chỉ quản lý một KCN (trường hợp đặc biệt) là
Ban quản lý KCN Dung Quất, Ban quản lý khu cơng nghệ cao Hịa lạc,
Ban quản lý khu cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và Ban quản lý
KCN Việt Nam – Singapore. Riêng tỉnh Bình Dương có hai Ban quản
lý là Ban quản lý các KCN Bình Dương và Ban quản lý KCN Việt
Nam – Singapore.
Do hệ thống tổ chức bộ máy quản lý các KCN nói trên có một số điểm
bất cập, ngày 17/8/2000 tại các Quyết định số 99/2000/QĐ-TTg và
Quyết định số 100/2000/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại
như sau: “Chuyển giao tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của
Ban quản lý KCN Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chuyển giao
các Ban quản lý KCN cấp tỉnh về trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh, thành phố…”
Vì vậy, hiện nay các Ban quản lý KCN cấp tỉnh là cơ quan tham mưu

cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý trực tiếp các KCN trên địa bàn và
thực hiện quản lý hoạt động KCN theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”
thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND tỉnh để giải
quyết các vấn đề về thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu
tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Với quyền
được cấp dấu Quốc huy, với phạm vi được ủy quyền khá rộng từ các
Bộ, ngành Trung ương, có thể nói quyền hạn của các Ban quản lý cấp
tỉnh là đủ lớn và rộng để thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”:
thơng qua việc kiểm sốt, điều chỉnh, thúc đẩy phát triển các KCN; tích

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

12
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

cực hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các
doanh nghiệp có thể hoạt động một cách có hiệu quả, giảm chi phí tối
đa, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong quá trình triển
khai dự án… được các nhà đầu tư trong và ngồi nước ghi nhận như
một đóng góp tích cực trong cơng cuộc cải các thủ tục hành chính, thúc
đẩy đầu tư.


Ban quản lý các KCX và CN Hải Phòng và thẩm quyền quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các khu cơng nghiệp tại Hải
Phịng:
Ban Quản lý các KCX và KCN Hải Phòng (tên giao dịch HEPIZA) là

cơ quan được Chính phủ thành lập theo Quyết định số 240/TTg ngày
27 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện việc quản
lý trực tiếp các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) sau đây
gọi chung là các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
Trên cơ sở các quyết định uỷ quyền của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân thành phố và các quy chế phối hợp với các
ngành chức năng của thành phố, HEPIZA quản lý các KCN tại Hải
Phòng theo cơ chế “Một cửa” nhằm đơn giản hố các thủ tục, tiết kiệm
thời gian, cơng sức và chi phí cho nhà đầu tư. HEPIZA thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây trong thời gian nhanh nhất:
1. Hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự
án, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động
của các dự án đầu tư nước ngồi trong các KCN tại Hải Phịng (Thời
gian từ 1-7 ngày);
2. Xét duyệt kế hoạch XNK và quản lý các hoạt động thương mại của
các doanh nghiệp trong KCN (Thời gian: trong ngày);
3. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hố Form D (trong vịng 2 giờ);
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Giấy phép đầu tư, các hợp đồng
gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh
doanh và giải quyết các tranh chấp theo yêu cầu của các nhà đầu tư;

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

13
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

5. Quản lý nhà nước về lao động đối với các KCN và các doanh

nghiệp trong KCN Hải Phòng. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện
các quy định của pháp luật lao động theo uỷ quyền của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội.
6. Giới thiệu, cung cấp lao động theo yêu cầu của nhà đầu tư (miễn
phí);
7. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong KCN
Hải Phòng (Thời gian: trong vòng 7 ngày);
8. Quản lý quy hoạch chi tiết KCN, thẩm định thiết kế quy hoạch; cấp
Giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyết tốn cơng trình và đăng ký
báo cáo quyết tốn vốn đầu tư cho các dự án trong KCN;
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN.

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


14

Luận văn tốt nghiệp

Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KCX VÀ CN HẢI PHỊNG

TRƯỞNG BAN

PHĨ TRƯỞNG BAN

Văn
phịng


Phịng
quản lý
đầu tư

Phịng
quản lý
XNK

Trung
tâm dịch
vụ việc
làm

Phòng
quản lý
lao động

Phòng
quản lý
doanh
nghiệp

❖ Văn phòng: giúp việc cho Trưởng ban điều hành các hoạt động của
Ban quản lý, tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác tổ chức cán bộ,
quản lý hoạt động tài chính, xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc
của lãnh đạo Ban.
❖ Phòng quản lý đầu tư: tham mưu, giúp việc Trưởng ban trong lĩnh
vực vận động, thu hút đầu tư hình thành dự án đầu tư; tiếp nhận, thẩm
định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư; quản lý dự
án đầu tư trong giai đoạn xây dựng cơ bản để hình thành doanh nghiệp.

❖ Phịng quản lý xuất nhập khẩu: tham mưu, giúp việc Trưởng ban
trong lĩnh vực xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá và quản lý các hoạt động thương mại của các doanh
nghiệp trong KCN theo nội dung uỷ quyền của Bộ Thương mại.
❖ Phòng quản lý doanh nghiệp: tham muu, giúp việc Trưởng ban quản
lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, cơng nghệ và mơi trường của doanh
nghiệp trong KCN.
❖ Phịng quản lý lao động: tham mưu, giúp việc Trưởng ban về lĩnh vực
quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN theo quy định
của pháp luật; thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho lao động là
người nước ngoài.
❖ Trung tâm dịch vụ việc làm: có chức năng hoạt động dịch vụ công
nghiệp, tư vấn đầu tư trong các KCN và tổ chức các dịch vụ việc làm
theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


15

Luận văn tốt nghiệp

Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KCX VÀ CN HẢi PHỊNG (HEPIZA)

Nhà đầu tư trình
Hồ sơ dự án


Ban quản lý
các KCX và KCN Hải Phòng
tiến hành thẩm định

Ban quản lý các KCX và KCN
Hải Phòng cấp phép cho các dự án:
- DNCX có vốn đầu tư đăng ký đến
40 triệu USD
- DNKCN có vốn đầu tư đăng ký
đến 5 triệu USD.
- DNKCN có vốn đầu tư từ lớn hơn
5 triệu đến 40 triệu USD (sau khi có
ý kiến thoả thuận của Bộ KH-ĐT).

Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp phép
cho các dự án:
DNCX và DN KCN có vốn đầu tư
đăng ký trên 40 triệu USD và thoả
thuận việc cấp phép cho các dự án
DNKCN có vốn đầu tư đăng ký từ
trên 5 triệu USD đến 40 triệu
USD.

Nhà đầu tư
nhận
Giấy phép đầu tư

Đối với những dự án không thuộc phạm vi uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư:

a.- Dự án nhóm A (hiểu theo quy định của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP);

b.- Dự án doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư đăng ký lớn hơn 40 triệu
USD;
c.- Dự án doanh nghiệp KCN có vốn đầu tư đăng ký lớn hơn 5 triệu USD;
Trong thời hạn 07 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án, HEPIZA có trách
nhiệm chuyển hồ sơ dự án kèm theo ý kiến của mình về dự án đến Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thẩm định cấp Giấy phép theo quy định phân cấp hiện hành
(cho hạng mục thuộc nhóm a., b.) hoặc có thỏa thuận cho HEPIZA cấp Giấy
phép đầu tư (hạng mục c.).
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

16
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

Trong q trình hoạt động, HEPIZA đã sớm tập trung chỉ đạo các hoạt
động đổi mới cơ chế quản lý và cải cách thủ tục hành chính; xúc tiến
đầu tư được đưa thành nhiệm vụ quan trọng và chủ động: hình thành bộ
phận Thơng tin – Xúc tiến đầu tư phối hợp với các công ty đầu tư cơ sở
hạ tầng hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư. Tranh
thủ sự ủng hộ của Ủy ban nhân nhân thành phố Hải Phịng, q trình
vận hành cơ chế quản lý “một đầu mối” đối với mọi vấn đề liên quan
tới hoạt động của các KCN đã có nhiều thuận lợi, bước đầu tạo niềm
tin, chỗ dựa cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ và nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đầu tư vào
trong khu. Việc cải tiến phương pháp và thủ tục quản lý nhà nước về
các nội dung hoạt động: thẩm định, cấp giấy phép…đã được HEPIZA
quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Thời
gian cấp phép theo quy định là 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ

hợp lệ, HEPIZA chỉ thực hiện từ 1 đến 3 ngày, bỏ hồn tồn các loại
phí cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thẩm định, giới thiệu việc làm…
cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình
hoạt động kể từ sau khi được cấp phép đầu tư.
I.1.4 Những yếu tố cơ bản thường được các nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm khi xem xét quyết định đầu tư:
Xét về toàn cục, khả năng cạnh tranh để thu hút FDI ở Hải phòng thuộc
vào 4 yếu tố có tính quyết định:
- Tình hình chính trị xã hội ổn định.
- Tình hình kinh tế trong nước khơng ngừng được cải thiện.
- Quan hệ chính trị đối ngoại được mở rộng, tổ chức quản lý được cải
tiến nhằm tạo môi trường hấp dẫn, đương đầu với cuộc cạnh tranh
vốn FDI.
Theo kết quả điều tra của tổ chức FIAS (Indonesia): Phần đánh giá tầm
quan trọng dựa theo điều tra đầu tư của FIAS (Indonesia) (rất quan
trọng (RQT) nếu từ 90% các nhà đầu tư được hỏi cho là cực kỳ có ý
nghĩa đối với quyết định đầu tư; quan trọng (QT) nếu con số đó là từ

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


17

Luận văn tốt nghiệp

Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

80% đến 89%; quan trọng là vừa phải (QTvp) nếu con số đó là dưới
80%. (Việc đưa ra đây chỉ là tham khảo – xem Bảng I.1).
Bảng I.1

TÓM TẮT CÁC NHÂN TỐ
THƯỜNG ĐƯỢC CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUAN TÂM.

NHÂN TỐ

A.Mơi trường đầu tư
- Sự ổn định chính trị
- Lạm phát
B. Nguồn nhân lực
- Chất lượng lao động
- Kỹ năng lao động và đào tạo
- Chất lượng quản lý và chi phí
C. Các điều kiện kinh doanh
- Lợi nhuận kinh doanh
- Sự ổn định kinh doanh
D. Khuôn khổ điều tiết
- Mức thuế cơ bản
- Điều tiết về chuyển lợi nhuận về nước
- Luật & các điều tiết về lao động
- Giải quyết tranh chấp
- Quy chế thủ tục hải quan
- Luật môi trường
- Chế độ miễn thuế
- Luật đất đai
E. Chính sách về quản lý FDI
- Thời gian xét và chấp thuận dự án
- Các thủ tục và điều kiện trình duyệt
- Các ưu đãi về thuế
- Bảo hộ đầu tư
- Ưu thế được đặt tại khu chế xuất, khu công nghiệp


Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005

TẦM QUAN
TRỌNG

RQT
QT

YẾU TỐ
CHÍNH SÁCH
NGẮN
HẠN

DÀI HẠN

+
*

RQT
RQT
RQT

+
+
+

RQT
RQT


+
+

RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
RQT
QT
QTvp

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
+
+

*


Luận văn tốt nghiệp

18
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

I.2.

Q TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRỊ CỦA CÁC KCN ĐỐi
VỚi SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘi

I.2.1 Vài nét về tình hình phát triển KCN trên thế giới:
Lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên thế giới với nhiều loại
hình và tên gọi khác nhau: Thương cảng tự do đầu tiên được xây dựng
ở Italia vào năm 1547, KCX đầu tiên được xây dựng tại sân bay
Shanon (Cộng hòa Ailen) năm 1959. Việc xây dựng các KCN bùng nổ
ở các nước phát triển và đang phát triển trong những năm 70 và 80,
nhằm hình thành các khu phát triển khoa học – kỹ thuật – công nghệ và
thu hút đầu tư. Nhiều thập kỷ qua, KCN ngày càng được coi như cửa
ngõ quan trọng để các nước đang phát triển hội nhập nhanh hơn với thế
giới, tạo điều kiện cho các quốc gia vừa khai thác được các lợi thế quốc
tế, vừa phát huy được tiềm năng trong nước thúc đẩy tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội, rút ngắn sự chênh lệch so với các nước phát triển.
Quốc gia nào có KCN cũng đều cố tìm mọi cách tạo sức hấp dẫn nhất
cho KCN của mình: Trung Quốc – Chính phủ bỏ tiền xây dựng cơ sở
hạ tầng đạt tiêu chí “tam thơng, nhất bình” ở thời kỳ đầu rồi tiến lên
“ngũ thơng, nhất bình” đó là: giao thơng, điện, nước, nước thải, thơng
tin liên lạc và mặt bằng; Thái Lan cho phép nhà đầu tư nước ngồi có

quyền sở hữu đất đai với giá ban đầu rất thấp…
Bên cạnh KCN có khu vực giành cho việc ăn, ở, giải trí phục vụ người
lao động làm việc trong KCN, mơ hình KCN (Industrial Zones) với
toàn bộ là nhà máy sản xuất đã dần được mở rộng thành công viên công
nghiệp (Industrial Parks), thành phố cơng nghiệp (Industrial City); trên
thế giới cịn có một số loại hình KCN phổ biến khác như: vùng cơng
nghiệp (Industrial Districts), cụm công nhiệp (Industrial Clusters), khu
chế xuất (Export Processing Zones), khu chế biến công nghiệp
(Industrial Development Zones), khu công viên thương mại (Business
Parks), khu cơng viên văn phịng (Office Parks), khu công viên khoa
học và nghiên cứu (Science and Research Parks), trung tâm công nghệ
cao (High Tech Centre), khu công viên công nghệ sinh học (Bio

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

19
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

Technology Parks), khu cơng viên cơng nghiệp sinh thái (Eco Industrial
Parks), đặc khu kinh tế (Special Economic Zones)…
Tóm lại, các loại KCN có thể sắp xếp thành hai nhóm cơ bản:
- Các KCN mang một chức năng riêng biệt bao gồm các khu thương
mại tự do, KCN tự do, khu công nghệ cao… chủ yếu tập trung vào một
mục tiêu. Các chính sách cho những khu này cũng nhằm phát huy tối
đa cho mục tiêu đó. Chẳng hạn, khu bảo thuế được áp dụng các mức
thuế suất bằng không (=0) đối với hàng hóa ra vào khu vực này. KCN
tập trung được áp dụng các ưu đãi về đầu tư. Khu chế xuất được ưu đãi

về gia công hàng xuất khẩu. Khu công nghệ cao được ưu đãi về nghiên
cứu - triển khai các công nghệ mới.
- Các KCN mang tính tổng hợp được hình thành bao gồm trong nó
nhiều khu kinh tế mang chức năng riêng biệt và nhằm tới mục tiêu tổng
hợp hơn, loại hình này thường được gọi là “đặc khu kinh tế” hay “khu
kinh tế mở”. Cơ chế chính sách trong đặc khu kinh tế mang tính tổng
hợp và đa dạng hơn (ví dụ như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc
như Thâm Quyến, Chu Hải, Hồ Mơn, Sán Dần bao gồm trong nó các
cơ chế chính sách, loại hình kinh tế như một quốc gia với những chế độ
gần như riêng biệt). Các đặc khu kinh tế mang tính tổng hợp thường
đóng vai trị cửa ngõ đối với đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Xét về bản chất, các loại hình khu cơng nghiệp đều có đặc trưng giống
nhau đó là khu kinh tế được vận hành theo những quy chế riêng. Mỗi
quốc gia quy định cho mỗi loại hình kinh tế này những ưu đãi đặc biệt
về đất đai, tài chính, thuế, hải quan, xuất nhập cảnh… và một cơ chế
hành chính đặc biệt mang tính ưu việt vượt trội so với các địa bàn kinh
tế ngoài khu, nhằm tạo mọi thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
Số lượng khu cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng ở những nước phát
triển từ những năm 70, đặc biệt những nước cơng nghiệp hóa mạnh ở
châu Á. Đến giữa thập niên 90, Hàn Quốc đã có 147 KCN, Singapore
có 28 KCN, Thái Lan có 23 KCN, Philipin có 63 KCN, Malayxia có
165 KCN, Indonesia có 117 KCN, Nhật Bản có 95 khu… Năm 1996,
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

20
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng


cả thế giới có 12.000 KCN trong đó 500 khu thuộc loại hình KCX; tuy
nhiên khơng phải KCN nào được thành lập cùng đều thành cơng. Nói
chung, các KCN đều có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở
mỗi quốc gia.
I.2.2 Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam:
Đất nước đã trải qua gần 20 năm thực hiện chủ trương “Đổi mới”, “Mở
cửa” của Đảng và Nhà nước. Trong tiến trình đó, kinh tế đối ngoại là
một lĩnh vực đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần đưa nền kinh
tế nước nhà vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng triền miên trong nhiều năm
để từng bước tăng trưởng và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh và vững
chắc.
Mở rộng kinh tế đối ngoại là một xu hướng phát triển tất yếu của mỗi
nước trong thời đại này, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.
Đối với Việt Nam, kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Việc tăng cường kinh tế đối ngoại
ở nước ta xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt với các quan hệ đa
dạng và sự phát triển phong phú của kinh tế thế giới. Các thành phần
kinh tế được động viên tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại theo quy
hoạch và phân công hợp lý, lấy sản xuất là khâu trọng tâm, bảo đảm
cho kinh tế quốc doanh nắm được khâu then chốt, phát huy vai trò chủ
đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh tế đối ngoại.
Hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta có nhiều hình thức, trong đó hoạt
động hợp tác đầu tư nước ngồi chiếm một vị trí quan trọng. Đầu tư
nước ngồi giữ vai trị chủ yếu trong việc hình thành và phát triển các
khu công nghiệp. Ngược lại, khu công nghiệp là địa bàn thuận lợi cho
các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
với thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu lực quản lý nhà nước được
phát huy rõ nét hơn.
Khu công nghiệp – mơ hình kinh tế mới ở nước ta ra đời cùng với chủ

trương mở cửa và đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm

Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

21
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phòng

1986 khởi xướng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 xác
định: “… hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu
chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây
dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông
thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cải tạo các cơ sở
cơng nghiệp hiện có, đưa các cơ sở khơng có khả năng xử lý ơ nhiễm ra
ngồi thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn
với khu dân cư…”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII chỉ rõ phương hướng phát triển khu công nghiệp
trong những năm tiếp theo là: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu
quả các khu công nghiệp…”. Đây cũng là những định hướng quan
trọng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển các KCN nhằm
thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại đại hội lần
thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2005
tiếp tục khẳng định “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả
nước. Phát triển có hiệu quả các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, xây
dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm cơng nghiệp lớn
và khu kinh tế mở”.
Các KCX, KCN đã được thành lập nhiều và chủ yếu tập trung ở ba

vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 23 khu,
với tổng diện tích 3.345 ha, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 50
khu, với tổng diện tích 11.579 ha, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
có 17 khu, với diện tích 2.466 ha và khu kinh tế Dung Quất (Quảng
Ngãi) diện tích 14.000 ha, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); ngồi
ra, các khu vực khác có 16 khu, diện tích 2.837 ha. Khu cơng nghiệp có
quy mơ diện tích lớn nhất là KCN Phú Mỹ I tại Bà Rịa – Vũng Tàu với
diện tích 954,4 ha; khu cơng nghiệp có diện tích nhỏ nhất là KCN Bình
Chiểu tại Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 28 ha.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2005, cả nước có 123 KCN (trong đó có
5 KCX) được thành lập và 03 KCN được mở rộng với tổng diện tích tự
nhiên đạt 25.156 ha trong đó có 71 khu đã đi vào hoạt động và 52 khu
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


Luận văn tốt nghiệp

22
Thu hút đầu tư vào KCN tại Hải Phịng

đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu
hạ tầng KCN. Nói chung, các KCN do doanh nghiệp trong nước đầu tư
hạ tầng mà nguồn vốn chủ yếu từ nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê
đất ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp hoặc vốn tự có của doanh
nghiệp – vốn ít, vừa đầu tư, vừa khai thác kinh doanh dẫn đến việc xây
dựng hạ tầng KCN chậm và chất lượng không bằng các KCN do các
công ty nước ngoài đầu tư xây dựng.
Trong 6 tháng đầu năm 2005, các KCN thu hút được 131 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài (chiếm 40% so với các dự án có vốn đầu tư nước
ngồi trên cả nước) - tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái với tổng

vốn đầu tư đăng ký 450 triệu USD – chiếm gần 30% tổng số vốn đầu tư
nước ngoài đăng ký của cả nước. Cũng trong thời gian này, tại các
KCN có 169 dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn với tổng số vốn đầu tư
đăng ký tăng thêm đạt 469 triệu USD, chiếm 55% tổng số vốn đầu tư
nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Như vậy tính chung cả vốn
cấp mới và tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2005, các KCN trên cả
nước đã thu hút được 919 triệu USD vốn đăng ký. Nhìn chung các dự
án đầu tư vào KCN, KCX triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với các
dự án đầu tư bên ngoài KCN. Các doanh nghiệp trong KCN phải thuê
lại đất của công ty phát triển hạ tầng với giá thường cao hơn so với giá
th đất ngồi KCN (do phải tính cả chi phí đầu tư vào hệ thống kết
cấu hạ tầng sẵn có), do vậy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào các
KCN là doanh nghiệp FDI (chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngồi) - đã góp phần tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các
ngành kinh tế then chốt, tập trung chủ yếu vào các dự án sản xuất cơng
nghiệp (tỷ trọng khoảng 40% tính riêng các ngành cơng nghiệp sản
xuất trừ dầu khí, bất động sản và dịch vụ - chiếm 21.5% vốn đăng ký
của tất cả các doanh nghiệp FDI đã được cấp Giấy phép trên cả nước).
Các dự án đầu tư vào KCX, KCN phần lớn là trong ngành công nghiệp
nhẹ, cơ khí chính xác, lắp ráp điện tử, may mặc, sản xuất hàng xuất
khẩu, công nghiệp thực phẩm… được đánh giá là có trang thiết bị và
trình độ cơng nghệ ở mức tiên tiến so với trình độ chung của cả nước.
Nguyễn Thị Tuyết Lan – Cao học QTKD 2003 - 2005


×