Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khảo sát lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến độ xốp của sợi acrylic hb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

DƯƠNG TAM TAM

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VÀ THỰC
NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ XỐP
CỦA SỢI ACRYLIC HB

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CỄNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Hà Nội – 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

DƯƠNG TAM TAM

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VÀ THỰC
NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ XỐP
CỦA SỢI ACRYLIC HB

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. TRẦN NHẬT CHƯƠNG


Hà Nội - 2005


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

1

LI CẢM ƠN

Lời cảm ơn trân trọng nhất, xin được gửi tới GS. TS. Trần Nhật Chương, người
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Công
nghệ Dệt May và Thời trang đã góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn các cán bộ Trung tâm Kiểm tra chất lượng sản phẩm; chân
thành cám ơn các đồng nghiệp của công ty dệt len Mùa đông, Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt
May đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực nghiệm.

D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

2

MC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI SỢI ACRYLIC SẢN XUẤT Ở
VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .....................................................................10
1.1. Giới thiệu đặc tính chung của sợi Acrylic .....................................................10
1.1.1. Đặc tính cơ lý ...........................................................................................10
1.1.2. Khối lượng riêng ......................................................................................13
1.1.3. Độ trắng ....................................................................................................14
1.1.5. Đặc tính chịu nước của vật liệu ................................................................15
1.2. Đặc tính nhiệt của xơ Acrylic ........................................................................16
1.2.1. Điểm thay đổi trạng thái lần thứ hai.........................................................16
1.2.2. Sự liên quan giữa độ giãn và cường lực dưới tác dụng của nhiệt ............16
1.2.3. Sự liên quan giữa độ co và độ giãn dưới tác dụng nhiệt ..........................18
1.3. Đặc tính hố học của xơ - sợi Acrylic (khả năng chịu hố chất) ..................23
1.4. Gia cơng kéo sợi và các dạng sản phẩm ........................................................24
1.4.1 Thiết bị kéo sợi ..........................................................................................24
1.4.2. Lựa chọn độ mảnh xơ, chiều dài xơ .........................................................28
1.4.3. Quá trình tạo cúi .......................................................................................30
1.5. Các dạng sản phẩm ........................................................................................32
1.5.1. Xơ liên kết (Loại hai thành phần- kiểu C) ...............................................32
1.5.2. Loại xơ co và xơ xốp (Shringkage and Bulky yarn) ................................36
1.5.3. Đặc tính sử dụng ......................................................................................36
1.5.4. Ký hiệu các loại xơ sợi xốp ......................................................................37
1.6. Kết luận ..........................................................................................................41
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ......................44
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO CỦA SỢI ACRLIC...................44
2.1. Đối tng nghiờn cu ....................................................................................44
D-ơng Tam Tam - Luận văn cao häc


Ngành CN Vật liệu Dệt - May


3

Khoá 2003 - 2005

2.2. Phương pháp Nghiên cứu ..............................................................................45
2.2.1. Chuẩn bị mẫu ...........................................................................................45
2.2.4. Quá trình xử lý nhiệt ...............................................................................47
2.2.5. Đánh giá chỉ tiêu độ co của sợi ................................................................47
2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................48
2.3.1. ảnh hưởng của q trình gia cơng tạo cúi ................................................48
2.3.2. ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa xơ thẳng và xơ co .............................50
2.3.3. ảnh hưởng của quá trình kéo sợi ..............................................................51
2.3.4. Quá trình định hình nhiệt .........................................................................56
2.3.5 ảnh hưởng của loại thiết bị nhuộm ............................................................56
2.4. Kết luận ..........................................................................................................62
CHƯƠNG III: CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ..................64
3.1. Phương án dùng cúi đã trộn ...........................................................................64
3.1.1. Tiêu chuẩn Kỹ thuật cúi đã trộn ...............................................................64
3.1.2. Thiết kế công nghệ ...................................................................................65
3.1.3. Kết quả .....................................................................................................66
3.2. Phương án trộn xơ co và không co trên máy ghép ........................................72
3.2.1.Tiêu chuẩn kỹ thuật cúi co và không co....................................................72
3.2.2.Thiết kế công nghệ ....................................................................................73
3.2.3. Kết quả phương án thay đổi độ mảnh xơ .................................................75
3.2.4. Kết quả phương án thay đổi tỷ lệ pha ......................................................76
3.3. Sản phẩm dệt từ sợi mộc chưa xử lý nhiệt ...................................................77
3.3.1. Các bước thí nghiệm ................................................................................77
3.3.2. So sánh độ mềm, độ xốp giữa phương pháp nhuộm sợi và nhuộm vải ..78
3.4. So sánh sự thay đổi độ xốp với các thiết bị xử lý (nhuộm) khác nhau .......83

KẾT LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
................................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................87
D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

4

M ĐẦU
Sản lượng toàn cầu của các loại xơ - sợi đã đạt 36 triệu tấn mét vào năm
2002, tăng 155% so với con số 14,1 trệu tấn của năm 1982. Hơn 20 năm qua sợi
tổng hợp, trong đó có sợi Acrylic đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Ngày nay sợi
tổng hợp đã chiếm 64% sản lượng của xơ - sợi thế giới.
Sự phát triển của sợi tổng hợp được thể hiện trên hình 1 dưới đây.

Hình 1: So sánh sự phát triển của sợi tổng
hợp với các loại xơ - si khỏc

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

5


Hỡnh 2: Sản xuất xơ sợi trên thế giới theo các loại xơ.

Hình 1 - 2
Hình 2: Sản lượng các loại xơ sợi qua các năm
Hình 2 cho thấy: Năm 2002 sản lượng của những loại sợi chính gồm
Polyester là 21 triệu tấn mét, Olefil là 5,9 triệu tấn, Nylon là 3,9 triệu tấn; Acrylic
là 2,7 triệu tấn.
So sánh sự thay đổi về thị phần của các loại sợi từ năm 1982 đến 2002
được mơ tả ở hình 3.

Hình 3: Thị phần của các loại xơ sợi sản xuất trên thế giới

Hình 3: Sự thay đổi các loại xơ sợi
D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

6

Si Polyester đã tăng từ 37% (năm 1982) đến 58% (năm 2002); sợi Olefil
tăng từ 7% đến 17%; Trong khi đó sợi Acrylic từ 15% giảm còn 8%.
Nhưng sự phân bố sản xuất ở các vùng lãnh thổ có sự thay đổi mạnh mẽ ở
các nước Châu Á được mô tả bằng biểu đồ ở hình 4.

Hình 4: Sự phân bố sản xuất xơ sợi tổng hợp trên thế giới


Sự phát triển, thay đổi dịch chuyển chính là từ các nước Bắc mỹ và Châu
Âu tới các nước Châu Á. Năm 2002 sản lượng vùng của Châu Á là 20 triệu tấn so
với con số ở Bắc Mỹ là 4,7 và Châu Âu là 3,4 triệu tấn. Hai mươi năm qua
khuynh hướng phát triển của tất cả các loại xơ - sợi tăng lên là 4,8%. Trong
khoảng thời gian đó sợi tổng hợp tăng 5,7%/năm. Trong khi đó sợi có nguồn gốc
cellulo tăng 1,6%/năm. Trong nhóm sợi tổng hợp thì olefil tăng 9,0%, Polyester
tăng 7,3%, Nylon tăng 1,6%. Trung bình một năm ở Châu Á tăng 8,0%; Bắc mỹ
tăng 2,1% Tây âu tăng 1,9% và các vùng lãnh thổ khác là 4,3%.

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

7

Khoá 2003 - 2005

Hỡnh 5: Sự thay đổi giữa các loại xơ sợi Xenlulo trên thế giới theo vùng
Vào thế kỷ 21 có thể nói là thế kỷ bùng nổ của các loại xơ sợi hoá học. Đến
những năm cuối thế kỷ 20 tỉ lệ xơ sợi hoá học đã tăng lên chiếm khoảng hơn 64%
của tổng sản lượng xơ dệt sản xuất trên Thế giới (Theo báo cáo sản lượng trên thế
giới năm 2005 đạt 35 triệu tấn/năm chiếm khoảng 65,8% thị trường). Do đó xơ
sợi hố học đang có xu hướng cung vượt cầu. Để duy trì và phát triển, người ta
đang cố gắng nghiên cứu biến tính cho xơ tổng hợp để phục vụ cho lĩnh vực tiêu
dùng và các ngành kỹ thuật.
Ai cũng biết, lông cừu là một trong những nguyên liệu có giá trị sử dụng
cao bởi những đặc tính kỹ thuật thích hợp và cho cảm giác ngoại quan phù hợp
với sản phẩm dệt từ nguyên liệu len. Mặt hàng dệt từ 100% len cho đến nay trên
thế giới đặc biệt ở các nước hàn đới vẫn được quan tâm và sản xuất nhiều. Tuy

nhiên như chúng ta đã biết, giá nguyên liệu này tương đối cao và do nhược điểm
vốn có của loại nguyên liệu này là độ bền hố học thấp, khó chăm sóc trong q
trình sử dụng, vì vậy người ta tìm cách thay thế nguyên liệu len bằng những loại
xơ dệt khác như Acrylic, Polyester... nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm
D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

8

nhng vẫn có được những đặc tính q giá giống xơ sợi len lông cừu. Các nhà
máy kéo sợi len thuộc Công ty len Việt nam đã sản xuất ra những loại sợi từ
Acrylic với chất lượng thấp nên sản phẩm áo len có bề mặt cứng và độ xốp thấp.
Hiện tại, những sản phẩm này đang bị sản phẩm của Trung quốc cạnh tranh.
Trong những năm qua, các đề tài đã và đang nghiên cứu những công nghệ
để nâng cao sản phẩm cho nguyên liệu như bông và bông pha, tơ tằm... rất ít quan
tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng cho sản phẩm từ nguyên liệu xơ dài.
Chính vì vậy cần quan tâm thấu đáo và thích đáng đến sản phẩm đang sản
xuất để kịp thời đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng như tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm và của doanh nghiệp. Đó cũng là mục tiêu của đề tài: “Nghiên cứu khảo
sát lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến độ xốp của sợi Acrylic HB”.
Để đạt được mục đích này, đề tài được tiến hành theo các chương sau:
Chương 1: Khảo sát về các loại xơ, sợi Acrylic sản xuất ở Việt nam và
trên thế giới:
Chương này đề cập tới các tính chất chung của sợi Acrylic, các yếu tố ảnh
hưởng tới các tính chất đó, đặc biệt là các yếu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, các chế
độ xử lý nhiệt khác nhau. Nêu được đặc thù các quá trình gia cơng của sợi

Acrylic.
Chương 2: Nội dung - phương pháp và đối tượng nghiên cứu:
Nội dung chính của chương hai là nêu được phương pháp xác định độ xốp
của sợi thơng qua độ co. Nêu và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ xốp
của sợi Acrylic. Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến độ xốp như các sợi thông thường
khác như ảnh hưởng của độ săn, của q trình đánh ống, yếu tố ảnh hưởng chính
và quyết định đến công nghệ tạo xốp của sợi Acrylic là quá trình tạo cúi, là tỷ lệ
phối trộn các thành phần xơ nhiệt (xơ có khả năng co) và xơ hơi (xơ khơng có khả
năng co), các phương pháp xử lý tạo co của sợi - yếu tố ảnh hưởng bởi phương
pháp xử lý - nhuộm hoàn tất sợi.
Chương 3: Thực nghiệm và phân tích kết quả:
D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

9

Khoá 2003 - 2005

Vi các kết quả làm thực nghiệm ở sản xuất các phương án khác nhau, so
sánh và đề xuất phương án tối ưu để sản xuất sợi xốp đạt chỉ tiêu về độ xốp, mềm
mại, đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cũng như sử dụng thiết bị phù hợp với
sản phẩm và chỉ ra được định hướng đầu tư.
Kết luận chung và phương hướng phát triển của đề ti.

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May


Khoá 2003 - 2005

10

CHNG I: KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI SỢI ACRYLIC SẢN
XUẤT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA SỢI ACRYLIC
Mỗi hãng chế tạo - sản xuất xơ đưa ra các sản phẩm có đặc điểm bí quyết
và ký hiệu riêng của mình. Nhưng đặc tính chung của xơ - sợi Acrylic được thể
hiện qua các đặc tính sau đây.
1.1.1. Đặc tính cơ lý
Bảng 1 – 1: Đặc tính cơ lý của sợi Acrylic
Thơng số

Độ bền (g/ d)
Độ mảnh (D)

Loại xơ

Độ giãn (%)
Kéo

Mối nối

K8

1,5

3,7 – 4,5


3,0 – 3,8

33- 45

K6 , K8

3,0

3,1 – 3,9

2,6 – 3,4

39 – 51

K6 ., K8

5,0

2,9 - 3,7

2,4 – 3,2

40 –52

C7

3

2,4 – 4,0


1,8 – 2,6

39 – 51

C8

3

3,2 – 4,0

2,2 – 3,0

32 – 44

C8

10

2,8 – 3,6

2,1 – 2,9

40 - 52

Bảng 1- 2 và hình 1- 1 cho thấy một vài đặc tính và sự liên quan giữa độ
bền và độ giãn của các loại xơ. Trên biểu đồ cho thấy đường cong biểu diễn của
len và Acrylic là giống nhau. Đường cong tương quan giữa độ giãn và cường lực
này còn phản ánh nhiều đặc tính của các loại xơ. Thí dụ như nó cho bit h s nh


D-ơng Tam Tam - Luận văn cao häc


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

11

hng của độ đàn hồi, độ mềm mại, tính dễ hồn tất, độ bền... của vải dệt thoi
cũng như vải dệt kim.

Bảng 1- 2: So sánh đặc tính cơ lý của xơ Acrylic với các loại xơ khác
Các loại xơ
Các chỉ tiêu

Len

Bông

Nylon

Pes

Độ bền kéo đút khô (g/d) 2,5- 5,0

1,0- 1,7

3,0- 4,9


4,5- 7,5

4,7- 7,5

Độ bền kéo ướt (g/d)

2,0- 4,5

0,8- 1,7

3,3- 6,4

3,7- 6,4

4,7- 6,5

2- 4

2,5- 3,5

3- 7

3,7- 5,5

4.0- 5,0

Module young (kg/ mm 2) 400- 650 130- 300 950- 1.300 80- 300

310- 870


Độ giãn (%)
Độ ẩm thương mại (%)

Acrylic

2,0

15

8,5

4,5

0,4

1,2- 2,0

16

7

3,5- 5,0

0,4- 0,5

1,17

1,32

1,54


1,14

1,38

Độ ẩm tiêu chuẩn ở điều
kiện 20C 65% RH
Khối lượng riêng (g/ cm3)
Mặt ct

Aõcrylic

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

12

Khoá 2003 - 2005

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

13


Acrylic

Hỡnh 1 – 1: Tương quan giữa độ giãn và cường lực của
sợi Acrylic và các loại sợi khác
1.1.2. Khối lượng riêng
Xơ Acrylic có tiết diện trịn và khối lượng riêng của nó là 1,17g/cm3…nó
nhỏ hơn len và bơng nên nó nhẹ và bền hơn len thiên nhiên.
Với nguyên liệu như nhau và độ nhỏ của sợi bằng nhau nhưng sợi xốp có
thể tích lớn hơn sợi cổ điển. Sợi xốp có khả năng nở và cách nhiệt tốt hơn, nên nó
đuợc sử dụng để làm vải dệt kim cho quần áo ngồi và để đan tay.

D-¬ng Tam Tam - Ln văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

14

Khoá 2003 - 2005

1.1.3. Độ trắng
Xơ Acrlylic đạt độ trắng rất cao tới 90% chính vì vậy nó dễ nhuộm và cho
màu nhuộm rất đẹp, tươi sáng.
Độ trắng được tính theo cơng thức sau:

1.1.4. Độ bền ánh sáng
Xơ Acrylic là loại bền nhất trong các loại xơ tổng hợp chính vì vậy nó được
xử dụng trong đồ nội thất, những đồ dùng chịu tác dụng trực tiếp của ánh sáng
mặt trời. Sự thay đổi độ bền và độ giãn của xơ dưới tác dụng của ánh sáng được
đo và so sánh trên hình 1 - 2. Trên hình này cũng cho thấy sự giảm độ trắng của

xơ mộc do tác dụng của ánh sáng.

D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

15

ACRYLIC

ACRYLIC

THI GIAN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA ÁNH SÁNG

Hình 1- 2: Sự thay đổi của cường lực và độ giãn
dưới tác động của ánh sáng

1.1.5. Đặc tính chịu nước của vật liệu
Xơ Acrylic là loại kỵ nước nên nó hút rất ít nước và cũng chính vì vậy mà
ít thay đổi độ bền, độ giãn, độ đàn hồi, hầu như không nhăn, khơng nhàu khi giặt
và mau khơ.

D-¬ng Tam Tam - Ln văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May


Khoá 2003 - 2005

16

1.2. ĐẶC TÍNH NHIỆT CỦA XƠ ACRYLIC
1.2.1. Điểm thay đổi trạng thái lần thứ hai
Xơ Acrylic là loại nhiệt dẻo nên dễ bị gấp nếp khi chịu tác dụng nhiệt.
Điểm thay đổi trạng thái lần thứ hai, điểm nóng chảy và điểm hoá mềm của
xơ Acrylic ở trạng thái xử lý ướt thì thấp hơn 200C - 300C so với ở trạng thái xử lý
khô.
Điểm thay đổi trạng thái lần thứ hai:
Hơi khô ở nhiệt độ từ 950C - 105oC
Hơi ướt ở nhiệt độ 700C - 800C
Điểm hoá mềm:
Trở nên dẻo và mềm ở nhiệt độ 2200C - 2400C
Điểm nóng chảy:
Khơng xác định, khơng phân huỷ trước khi nóng chảy như len
1.2.2. Sự liên quan giữa độ giãn và cường lực dưới tác dụng của nhiệt
Xơ Acrylic là xơ nhiệt dẻo nên nó rất dễ gấp nếp dưới tác động ép nhẹ ở
nhiệt độ cao. Hiện tượng gấp nếp xảy ra tức thời khi làm lạnh. Đặc tính này là
nguyên nhân gây nhàu của vải.
Đường cong biểu thị độ giãn của xơ Acrylic ở nhiều nhiệt độ khác nhau ở
trong môi trường nước cũng như môi trường nhiệt khô được chỉ ra trong hình 1-3.
Ở nhiệt độ trên 800C trong mơi trường hơi nước (trong nước nóng) hoặc
trên 1000C đối với hơi khơ thì đường cong phẳng hơn, điểm gãy của cường lực
thấp hơn và đường biểu thị độ giãn trở nờn cao hn.

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học



Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

17

Hỡnh 1 – 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ bền và độ giãn

Nhiệt độ này liên quan tới điểm dịch chuyển lần thứ hai ở trên như được
nêu ở mục 1.2.1. Khi nhiệt độ vượt quá điểm giới hạn này module young thấp và
độ giãn cao hơn thuận lợi cho q trình nhuộm màu.
Ví dụ ở nhiệt độ trên với điểm dịch chuyển lần thứ hai trong quá trình
nhuộm, xơ Acrylic có một chút khả năng chống lại độ giãn cơ học và nó dễ dàng
bị thay đổi kích thước. Bởi vậy với mục đích ngăn sự thay đổi kích thước và giữ
được cảm giác mềm mại của vải, khi gia công dệt cần chú ý ở nhiệt độ cao thì lực
kéo giãn là thấp nhất có thể.
Cần chú ý hơn không được hạ nhiệt độ quá nhanh sau khi nhuộm lúc ở
nhiệt độ cao, nó có thể dẫn tới hiện tượng gấp nếp tạm thời và là nguyên nhõn lm

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

18

thay đổi cảm giác sờ tay cũng như ảnh hưởng tới kết quả định hình và sai lệch
kích thước.

Q trình hạ nhiệt độ cần phải kiểm soát cho tới khi dưới điểm dịch chuyển
trong qúa trình xử lý hồn tất và tránh kéo căng sản phẩm.
Hơn nữa xơ Acrylic là xơ nhiệt dẻo, khi nhiệt độ ở trên điểm dịch chuyển
thứ hai hiện tượng hoá nhựa gần giống như cao su có độ đàn hồi cao, thậm chí
chiều dài bị thay đổi 1,3-1,4 lần.
Khi xơ Acrylic bị làm lạnh đột ngột ngay sau khi kéo giãn quá nhiệt, nó
tạm thời bị biến dạng nhưng có thể trở về trạng thái ban đầu khi được định hình
trong nước nóng.
Đặc tính này được xử dụng cho sợi Acrylic xốp và rất quan trọng đối với
việc hạ nhiệt độ trong quá trình nhuộm và xử lý hoàn tất.
1.2.3. Sự liên quan giữa độ co và độ giãn dưới tác dụng nhiệt
Sự thay đổi độ co ở các chế độ nhiệt khác nhau giữa hơi khơ và hơi nước
được mơ tả như ở hình 1- 4. Độ co của sợi ở chế độ xử lý ướt lớn hơn ở chế độ xử
lý khô và độ co này xuất hiện ngay khi nhiệt độ cịn thấp.

D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

19

Hỡnh 1- 4: Ảnh hưởng nhiệt tới độ co

D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May


Khoá 2003 - 2005

20

co hầu như không xuất hiện đối với chế độ xử lý khô khi nhiệt độ dưới
1900C và đối với chế độ xử lý ướt khi nhiệt độ dưới 120 0C và độ co này dừng lại
và co không đáng kể khi nhiệt độ vượt quá 2000C đối với xử lý khơ và 1300C đối
với chế độ xử lý ướt.

Hình 1 – 5: Ảnh hưởng của nhiệt tới độ giãn
1.2.4. Ảnh hưởng của việc sấy khơ tới độ bền:
Hình 1 - 6 cho thấy sự duy trì độ bền và độ giãn sau khi xử lý khô ở nhiệt
độ 1200C, 1500C và 2200C (các giá trị này được đo sau khi xử lý khô và đưa về
điều kiện môi trường).
Sợi Acrylic giảm bền 10%- 20% ở chế độ xử lý khô ở 2000 C trong thời gian
2- 4 giờ. Tuy nhiên nó sẽ trở nên cứng nếu duy trì ở nhiệt độ cao và thời gian kéo
dài.

D-¬ng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May

21

Khoá 2003 - 2005

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học



Ngành CN Vật liệu Dệt - May

Khoá 2003 - 2005

22

120oC
140oC
160oC

Hỡnh 1- 6: Biểu đồ so sánh sự thay đổi cường lực
và độ giãn ở chế độ xử lý khô

1.2.5. Ảnh hưởng của q trình sấy nóng tới độ trắng của xơ
Xơ Acrylic nói chung sẽ bị vàng khi xử lý khô hoặc xử lý ướt ở trong môi
trường kiềm và giảm độ trắng tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời gian và nồng độ PH.

Hình 1-7:

Hình 1-8:

Hình 1-9:

Ảnh hưởng của nhiệt độ Ảnh hưởng của hơi quá nhiệt Ảnh hưởng của nc sụi
D-ơng Tam Tam - Luận văn cao học


Ngành CN Vật liệu Dệt - May


Khoá 2003 - 2005

23

1.3. ĐẶC TÍNH HỐ HỌC CỦA XƠ - SỢI ACRYLIC (KHẢ NĂNG CHỊU
HOÁ CHẤT)
Bảng 1- 4 cho thấy độ giảm cường lực và giảm độ giãn đối với axit, kiềm,
các chất tẩy ở các chế độ thời gian và nhiệt độ khác nhau:
Bảng 1- 4

Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 1000C đối với các loại axit nhẹ độ bền giảm từ
0,5%-1,0%. ở nhiệt độ bình thường nó chịu được các chất tẩy và đối với các chất
kiềm thì sợi Acrylic chịu được cả ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên vẫn phải chú ý khi xử
lý sợi Acrylic ở chế độ nhit cao hn.

D-ơng Tam Tam - Luận văn cao häc


×