Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Phát triển phương pháp phân tích định lượng tín hiệu iemg chi trên hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM MẠNH HÙNG

PHÁT TRIỂN PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG
TÍN HIỆU iEMG CHI TRÊN HỖ TRỢ CHẨN ĐỐN BỆNH LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM MẠNH HÙNG

PHÁT TRIỂN PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG
TÍN HIỆU iEMG CHI TRÊN HỖ TRỢ CHẨN ĐỐN BỆNH LÝ

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 62520203

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - 2016
ii




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Giáo viên hƣớng dẫn

Tác giả

PGS.TS. Nguyễn Văn Khang

Phạm Mạnh Hùng

Tiếng việt: [1], [2], [3], [4], [5], [6].
Tiếng anh: A [7], [8], [9], [10], [11], B [12], [13], [14] C [15], [16], [17], [18],
[19], [20], [21], [22], D [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], E
[34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], F [43], [44], [45], [46], G [47], [48],
[49], [50], H [51], I [52], J [53], [54], [55], [56], K [57], [58], [59], [60], [61], L [62]..,
M [63], [64], [65], [66], N [67], [68], O [69], P [70], Q .., R [71], [72], [73], [74], S
[75], [76], [77], [78], [79], T [80], [81], [82], [83], [84], U [85], [86], V [87], Y .., W
[88].

iii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới thầy
hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Khang. Thầy là ngƣời đã định hƣớng cho
tôi triển khai các ý tƣởng khoa học, ln tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt thời gian
thực hiện luận án.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Đức Thuận, các anh, chị và các
đồng nghiệp thuộc Bộ môn Công nghệ Điện tử & Kỹ thuật y sinh, Viện Điện tử - Viễn
thông trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện, định hƣớng, giúp đỡ và
động viên để tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Bộ môn Công nghệ Điện tử & Kỹ thuật Y sinh, Bộ mơn
Điện tử & Kỹ thuật máy tính viện Điện tử - Viễn thông trƣờng Đại học Bách Khoa Hà
Nội và Phòng xét nghiệm Điện cơ đồ Bệnh viện Lão Khoa Trung ƣơng đã giúp đỡ tôi
rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu và các góp ý định hƣớng nghiên
cứu để tơi hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học và
Vện Điện tử - Viễn thông trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu EMGLabvn đã hỗ
trợ và tham gia với tôi trong việc triển khai các thí nghiệm đo lƣờng, phân tích tín hiệu
tại các cơ sở y tế và phịng thí nghiệm.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, những ngƣời thân luôn động viên
về tinh thần, thời gian và vật chất để tơi có động lực trong cơng việc và nghiên cứu
khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Phạm Mạnh Hùng

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..........................................................ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................xii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Mục đích của nghiên cứu. ............................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................................. 3
Các vấn đề cần giải quyết của luận án .................................................................... 3
Phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................................. 4
Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
Cấu trúc luận án ........................................................................................................... 5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................................. 5
Các đóng góp chính của luận án .................................................................................. 6

CHƢƠNG 1. TÍN HIỆU ĐIỆN CƠ - ỨNG DỤNG LÂM SÀNG ......................... 8
1.1. Sinh lý đơn vị vận động và nguồn gốc tín hiệu điện cơ ....................................... 8
1.1.1. Tóm lược giải phẫu hệ thần kinh - cơ ............................................................ 8
1.1.2. Tóm lược về giải phẫu cơ vân ........................................................................ 9
1.1.3. Tóm lược về giải phẫu của thần kinh vận động ........................................... 11
1.1.4. Đơn vị vận động ........................................................................................... 13
1.1.5. Nguồn gốc của tín hiệu điện cơ ................................................................... 14
1.1.5.1. Phản ứng hóa điện của synap thần kinh - cơ ........................................ 14
1.1.5.2. Điện thế màng tế bào ............................................................................ 15
1.2. Ứng dụng điện cơ đồ trong lâm sàng .................................................................. 16
1.2.1. Bệnh yếu cơ .................................................................................................. 16
1.2.2. Xét nghiệm điện cơ đồ .................................................................................. 17
1.2.3. Các khái niệm của tín hiệu iEMG dùng trong chẩn đoán ........................... 19
1.2.3.1. Điện thế kim đâm ................................................................................. 19
1.2.3.2. Điện thế tự phát .................................................................................... 20
1.2.3.3. Điện thế hoạt động của đơn vị vận động .............................................. 21
1.2.3.4. Tín hiệu kết tập điện thế hoạt động ...................................................... 22
v



1.2.4. Dấu hiệu bệnh lý trong tín hiệu iEMG ở các chi ......................................... 23
1.3. Phƣơng pháp phân tích định lƣợng tín hiệu điện cơ ........................................... 24
1.3.1. Các kỹ thuật QEMG đang được ứng dụng hiện nay .................................... 25
1.3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu này ...................................................................... 28
1.4. Kết chƣơng .......................................................................................................... 29

CHƢƠNG 2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÙ HỢP
ĐỂ TIỀN XỬ LÝ TÍN HIỆU iEMG CHI ............................................................... 30
2.1. Thu nhận và các thơng số cơ bản của tín hiệu điện cơ ....................................... 30
2.1.1. Phương pháp thu nhận tín hiệu EMG .......................................................... 30
2.1.1.1. Thu nhận tín hiệu sEMG ...................................................................... 31
2.1.1.2. Thu nhận tín hiệu iEMG ....................................................................... 32
2.1.2. Đặc tính của tín hiệu EMG .......................................................................... 32
2.2. Các yếu tố gây suy giảm chất lƣợng tín hiệu EMG ............................................ 34
2.2.1. Nhiễu ............................................................................................................ 34
2.2.2. Suy giảm chất lượng do mạch thu nhận....................................................... 34
2.3. Các giải pháp tăng cƣờng tín hiệu EMG bằng phần cứng .................................. 35
2.4. Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của nhiễu lên tín hiệu đo đƣợc .............................. 36
2.4.1. Khảo sát khả năng triệt nhiễu của mạch phần cứng ................................... 37
2.4.2. Khảo sát các thành phần nhiễu trong tín hiệu iEMG mẫu .......................... 38
2.5. Giải pháp tiền xử lý tín hiệu iEMG số ................................................................ 40
2.5.1. Phân tích lựa chọn loại bộ lọc số ................................................................ 40
2.5.2. So sánh giải pháp lựa chọn với giải pháp thường dùng .............................. 43
2.6. Kết chƣơng .......................................................................................................... 45

CHƢƠNG 3. PHÁT TRIỂN PHƢƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG TÍN HIỆU iEMG CHI ........................................... 48
3.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 48
3.2. Phát triển phƣơng pháp tự động xác định các thành phần
có ý nghĩa trong tín hiệu iEMG chi ........................................................................... 52

3.2.1. Một số giải pháp phân tách các APS đã được giới thiệu ............................ 53
3.2.2.1. Phƣơng pháp 1: Phân tách APS sử dụng cửa sổ cố định ...................... 53
3.2.2.2. Phƣơng pháp 2: Phân tách APS sử dụng tín hiệu Trigơ ....................... 54
3.2.2.3. Phƣơng pháp 3: Phân tách APS sử dụng biến đổi Wavelet .................. 55
vi


3.2.2.4. Phƣơng pháp 4: Phân tách APS sử dụng tín hiệu biến động ................ 56
3.2.2.5. Đánh giá các phƣơng pháp phân tách đã đƣợc giới thiệu .................... 57
3.2.2. Phương pháp tự động xác định các thành phần
có ý nghĩa chẩn đoán được phát triển ................................................................... 58
3.2.2.1. Tự động xác định các APS ................................................................... 59
3.2.2.2. Tự động xác định các điểm uốn trên sóng tín hiệu iEMG.................... 62
3.2.2.3. Tự động lấy các APS có ý nghĩa chẩn đốn ......................................... 65
3.3. Đề xuất bộ thơng số định lƣợng tín hiệu iEMG chi ............................................ 67
3.3.1. Các thơng số định lượng tính từ các tham số APS ...................................... 68
3.3.2. Thơng số định lượng tín hiệu iEMG trên đồ thị Poincaré ........................... 70
3.3.3. So sánh với một số phương pháp QEMG hiện có ........................................ 71
3.4. Đánh giá giá trị của bộ thông số định lƣợng đƣợc đề xuất ................................. 73
3.4.1. Tập dữ liệu mẫu ........................................................................................... 74
3.4.2. Mô tả tập dữ liệu các thông số định lượng iEMG thu được ........................ 75
3.4.3. Kiểm định sự khác biệt thống kê của mỗi thông số ..................................... 79
3.4.3.1. Kiểm định U-test .................................................................................. 79
3.4.3.2. Kết quả kiểm định U-test đối với tập dữ liệu mẫu. .............................. 81
3.4.4. Kiểm định sự tương quan giữa các thông số ............................................... 82
3.4.4.1. Kiểm định Spearman ............................................................................ 83
3.4.4.2. Kết quả kiểm định sự tƣơng quan giữa các thông số ........................... 84
3.5. Kết chƣơng .......................................................................................................... 86

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC THÔNG SỐ

ĐỊNH LƢỢNG TÍN HIỆU CĨ ĐƢỢC ĐỂ PHÂN LOẠI TÍN HIỆU iEMG
CHI THEO CÁC NHÓM BỆNH LÝ ...................................................................... 89
4.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 89
4.2. Phƣơng pháp phân loại dựa trên kỹ thuật học máy............................................. 92
4.2.1. Mạng Artifical Neural Network (ANN) ........................................................ 93
4.2.2. Phân loại tín hiệu theo bệnh lý sử dụng mạng ANN .................................... 94
4.2.2.1. Tập dữ liệu dùng để huấn luyện mạng ANN ........................................ 94
4.2.2.2. Thiết lập mạng ANN cho bài tốn phân loại tín hiệu ........................... 97
4.2.2.3. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 99
4.3. Phƣơng pháp phân loại dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê .......................... 101
vii


4.3.1. Phân tích hồi quy Logistic ......................................................................... 102
4.3.2. Lựa chọn thông số sử dụng cho các biểu thức

...................................... 104

4.3.3. Phân loại tín hiệu theo các giá trị xác suất bệnh lý .................................. 106
4.3.3.1. Xây dựng biểu thức tính xác suất tín hiệu thuộc nhóm ALS ............. 106
4.3.3.2. Xây dựng biểu thức tính xác suất tín hiệu thuộc nhóm MYO............ 107
4.3.3.3. Bộ phân loại tín hiệu theo các nhóm bệnh lý ..................................... 109
4.4. Kết chƣơng ........................................................................................................ 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 116
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ..................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 119
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 126
5.1. Thiết kế và chế tạo mạch đo khảo sát tín hiệu EMG ........................................ 126
5.1.1. Mô tả thiết kế của mạch đo khảo sát tín hiệu EMG ................................... 126

5.1.1.1. Khối khuếch đại và triệt nhiễu đồng pha ............................................ 126
5.1.1.2. Khối các bộ lọc tƣơng tự .................................................................... 127
5.1.1.3. Khối chuyển đổi tƣơng tự - số tín hiệu ............................................... 129
5.1.1.4. Khối cách ly nguồn với đối tƣợng đo ................................................. 129
5.1.2. Chế tạo mạch đo ........................................................................................ 130
5.1.3. Đo kiểm các thông số của mạch ................................................................ 132
5.2. Xây dựng cơng cụ phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG................................... 133

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ach

Acetylcholine

Chất dẫn truyền thần kinh Ach

ALS

Amyotrophic Lateral Sclerosis

Hội chứng teo cơ xơ cột bên

ANN

Artifical Neural Network

Mạng nơron nhân tạo


ANN-BP ANN- Back Propagation

Mạng ANN lan truyền ngƣợc

APS

Active Potential Segment

Đoạn điện thế tích cực

AR

AutoRegressive

Tự hồi quy

AUC

Area Under the Curve

Diện tích dƣới đƣờng cong ROC

CAD

Computer Aided Diagnosis

Hệ thống hỗ trợ chẩn đoán

CMAP


Compound muscle action potential

Điện thế co cơ toàn phần của bắp cơ

CMRR

Common-mode rejection ratio

Tỷ số nén nhiễu đồng pha

DWT

Discrete Wavelet Transform

Biến đổi wavelet rời rạc

ECG

Electrocardiography

Tín hiệu điện tim

EEG

Electroencephalography

Tín hiệu điện não

EMD


Empirical Mode Decomposition

Phân giải mơ hình thực nghiệm

EMG

Electromyography

Tín hiệu điện cơ

FIR

Finite impulse response

Đáp ứng xung hữu hạn

HPF

High Pass Filter

Bộ lọc thông cao

IEEE

Institute of Electrical and
Electronics Engineers

Viện Kỹ thuật điện và Điện tử quốc tế

iEMG


intramuscular Electromyography

Tín hiệu điện cơ kim

IIR

Infinite impulse response

Đáp ứng xung không giới hạn

LPF

Low Pass Filter

Bộ lọc thông thấp

MEP

Miniature Endplate Potential

Điện thế thu nhỏ tâm tận cùng

MU

Motor Unit

Đơn vị vận động

MUAP


Motor Unit Action Potential

Điện thế hoạt động đơn vị vận động

MUP

Motor Unit Potential

Điện thế đơn vị vận động

MVC

Maximum Voluntary Contraction

Co cơ chủ động cực đại

ix


MYO

Myopathy

Bệnh lý do cơ

NCS

Nerve Conduction Study


Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh

NOR

Normal

Bình thƣờng

QEMG

Quantitative Electromyography

Định lƣợng tín hiệu điện cơ

RMS

Root Mean Square

Giá trị hiệu dụng

ROC

Receiver Operating Characteristic

Đặc trƣng hoạt động bộ thu

RQA

Recurrence Quantification Analysis Phân tích định lƣợng truy hồi


sEMG

surface Electromyography

Tín hiệu điện cơ bề mặt

SFAP

Single Fibre Action Potential

Điện thế vận động sợi cơ đơn

SMU

Single Motor Unit

Đơn vị vận động đơn

SNR

Signal-to-Noise Ratio

Tỷ số tín hiệu trên nhiễu

SVD

Singular Value Decomposition

Phân giải giá trị suy biến


SVM

Support Vector Machine

Máy vectơ hỗ trợ

WHO

World Health Organization

Tổ chức chăm sóc sức khỏe thế giới

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lƣợng đơn vị vận động, sợi cơ và sợi cơ trung bình
của mỗi đơn vị vận động của một số nhóm cơ chính ở các chi ngƣời ......................... 13
Bảng 1.2. Bảng phân loại bệnh cơ do WHO đề xuất ................................................... 16
Bảng 1.3. Các dấu hiệu bệnh lý thể hiện trên tín hiệu iEMG ....................................... 24
Bảng 3.1. Bảng so sánh tỷ lệ phân tách đúng của các phƣơng pháp ............................ 57
Bảng 3.2. Bảng so sánh thông số phân tách các APS của các phƣơng pháp ............... 67
Bảng 3.3. So sánh một số phƣơng pháp QEMG (đã có và đƣợc phát triển) ............... 72
Bảng 3.4. Một số thông số của bản ghi dữ liệu iEMG của dữ liệu .............................. 74
Bảng 3.5. Bảng trích dữ liệu bộ các thơng số định lƣợng tín hiệu iEMG .................... 75
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định U-test đối với các thông số định lƣợng ......................... 81
Bảng 3.7. Ý nghĩa của hệ số tƣơng quan ...................................................................... 82
Bảng 3.8. Bảng mô tả dữ liệu của ví dụ kiểm định Spearman ..................................... 84
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định Spearman trên toàn tập dữ liệu ...................................... 85
Bảng 4.1. Trích tập dữ liệu huấn luyện mạng phân loại tín hiệu iEMG ...................... 94

Bảng 4.2. Bảng mơ tả dữ liệu trƣớc chuẩn hóa ............................................................ 96
Bảng 4.3. Bảng mơ tả dữ liệu sau chuẩn hóa ............................................................... 96
Bảng 4.4. Các nhóm thơng số định lƣợng có hệ số tƣơng quan rất cao ..................... 104
Bảng 4.5. Bảng phân loại theo hai nhóm ALS và khác .............................................. 107
Bảng 4.6. Bảng phân loại theo hai nhóm MYO và khác ............................................ 108
Bảng 4.7. Các chỉ số kiểm định các biểu thức xác suất xây dựng đƣợc .................... 109
Bảng 4.8. Bảng phân loại tín hiệu dùng đồng thời hai chỉ số PMYO và PALS ............... 110
Bảng 4.9. Bảng so sánh các phƣơng pháp phân loại tín hiệu iEMG. ......................... 113
Bảng 5.1. Một số thơng số của mạch và giá trị khuyến nghị. .................................... 132

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số nhóm cơ chi ở mặt trƣớc cơ thể.......................................................... 9
Hình 1.2. Cấu trúc của cơ vân ...................................................................................... 10
Hình 1.3. Giải phẫu thần kinh vận động dƣới .............................................................. 11
Hình 1.4. Hình ảnh minh họa các phần của tế bào thần kinh vận động ....................... 11
Hình 1.5. Giải phẫu của synap thần kinh...................................................................... 12
Hình 1.6. Giải phẫu của sợi trục thần kinh ................................................................... 12
Hình 1.7. Giải phẫu các đơn vị vận động của bắp cơ ................................................... 13
Hình 1.8. Điện thế màng tế bào .................................................................................... 15
Hình 1.9. Xét nghiệm điện cơ đồ kim .......................................................................... 18
Hình 1.10. Hình dạng và các tham số đo của điện cực kim (A – Điện cực kim
đồng tâm, B – Điện cực đơn cực, C – Điện cực sợi cơ đơn, D – Điện cực lớn) .......... 19
Hình 1.11. Hình ảnh dạng sóng điện thế kim đâm ....................................................... 20
Hình 1.12. Dạng sóng của điện thế co giật sợi cơ ........................................................ 20
Hình 1.13. Dạng các sóng nhọn dƣơng ........................................................................ 20
Hình 1.14. Dạng sóng của bộ phức hợp lặp lại ngắt quãng .......................................... 21
Hình 1.15. Các dạng sóng của phóng điện liên tục

(A – phóng điện lặp lại với tần số cao, B – phóng điện với bộ phức hợp lặp lại) ........ 21
Hình 1.16. Hình dạng và các tham số chính của một MUAP ...................................... 21
Hình 1.17. Các loại MUAP (A – Bình thƣờng; B – Biên độ thấp, thời khoảng ngắn
và đa pha; C – Thời khoảng dài, đa pha; D – Đa pha kèm thành phần muộn) ............ 22
Hình 1.18. Các hình ảnh dạng sóng iEMG ở các mức co cơ khác nhau ...................... 23
Hình 1.19. Hình thái của các MU và MUAP ở các bệnh lý khác nhau ........................ 23
Hình 1.20. Mơ hình q trình chẩn đốn điện cơ đồ sử dụng máy tính ....................... 25
Hình 1.21. Các nội dung nghiên cứu của luận án ......................................................... 28
Hình 2.1. Mơ hình minh họa việc thu nhận tín hiệu EMG ........................................... 30
Hình 2.2. Thu nhận tín hiệu điện cơ bề mặt của hai bắp cơ đối vận ............................ 31
xii


Hình 2.3. Thu nhận tín hiệu iEMG và các loại điện cực kim có thể sử dụng .............. 32
Hình 2.4. Dạng sóng của tín hiệu iEMG và sEMG ...................................................... 33
Hình 2.5. Hình ảnh tín hiệu EMG bề mặt đo ở bắp tay khi co cơ vừa phải
(A – Dạng sóng tín hiệu và B – Phổ của tín hiệu EMG thu nhận đƣợc) ...................... 38
Hình 2.6. Tín hiệu iEMG số có lẫn nhiễu (nhiễu tần số thấp và tần số cao) ................ 39
Hình 2.7. Phổ của của một số tín hiệu iEMG thơ. ........................................................ 39
Hình 2.8. Các cấu trúc của bộ lọc trễ pha bằng khơng ................................................. 41
Hình 2.9. Sự khác biệt giữa bộ lọc thông thƣờng và bộ lọc pha khơng ....................... 42
Hình 2.10. Đồ thị tỷ lệ sai khác giữa hai bộ lọc thƣờng dùng và đƣợc lựa chọn ......... 44
Hình 2.11. Các dạng sóng và các thơng số tín hiệu iEMG
(A – trƣớc khi lọc và B – sau lọc theo phƣơng pháp lựa chọn) .................................. 45
Hình 2.12. Phổ tín hiệu trƣớc và sau khi lọc theo phƣơng pháp lựa chọn ................... 45
Hình 3.1. Các quy trình QEMG của các phƣơng pháp đã đƣợc giới thiệu .................. 50
Hình 3.2. Quy trình định lƣợng tín hiệu iEMG đƣợc đề xuất phát triển ...................... 50
Hình 3.3. A - Tín hiệu iEMG và B - Các APS xác định đƣợc ..................................... 52
Hình 3.4. Vị trí các APS đƣợc xác định theo cửa sổ cố định và ngƣỡng T .................. 53
Hình 3.5. Hình ảnh tín hiệu gốc và tín hiệu xung Trigơ của nó ................................... 54

Hình 3.6. Hình thái của các dạng sóng wavelet Daubechies ........................................ 55
Hình 3.7. Phƣơng pháp phân tách dựa trên tín hiệu biến động .................................... 56
Hình 3.8. Tín hiệu iEMG là x(n) và tín hiệu biến động của nó v(n) ............................ 60
Hình 3.9. Tín hiệu biến động v(n) và đƣờng cắt có ngƣỡng thrpl ................................ 62
Hình 3.10. Hình ảnh minh họa định nghĩa điểm uốn đối với tín hiệu iEMG ............... 63
Hình 3.11. Lƣu đồ thuật tốn tìm điểm uốn lựa chọn sử dụng..................................... 64
Hình 3.12. Các điểm uốn đƣợc xác định trên đoạn sóng APS xác định đƣợc ............. 65
Hình 3.13. Các tín hiệu iEMG
(A - Đỉnh nằm trên, B - Đỉnh nằm dƣới đƣờng đẳng điện) .......................................... 65
Hình 3.14. Cách xác định các APS có ý nghĩa chẩn đốn trong tín hiệu iEMG .......... 66
Hình 3.15. Dạng sóng và các tham số của mỗi đoạn APS ........................................... 67
xiii


Hình 3.16. Đồ thị Poincaré của các tín hiệu thuộc các nhóm bệnh lý khác nhau ........ 70
Hình 3.17. Đồ thị Poincaré của tín hiệu x(n) ................................................................ 71
Hình 3.18. Các quy trình QEMG theo phƣơng pháp đã có (A, B) và phát triển (C) ... 72
Hình 3.19. Các đồ thị phân bố giá trị của các thông số QEMG của tập dữ liệu mẫu .. 78
Hình 4.1. Hình ảnh các loại tín hiệu EMG (A – NOR, B – ALS, C – MYO).............. 89
Hình 4.2. Cấu trúc tổng quát của mạng Artifical Neural Network .............................. 93
Hình 4.3. Mơ hình q trình học khơng có giám sát .................................................... 93
Hình 4.4. Mơ hình q trình học có giám sát ............................................................... 94
Hình 4.5. Kiến trúc của mạng ANN đƣợc sử dụng để phân loại tín hiệu EMG. ......... 95
Hình 4.6. Cấu trúc mạng ANN-BP của bộ phân loại tín hiệu có 14 đầu vào ............... 97
Hình 4.7. Ma trận phân loại của bộ phân loại ANN-BP 14 đầu vào ............................ 99
Hình 4.8. Đồ thị ROC của bộ phân loại ANN-BP 14 đầu vào ................................... 100
Hình 4.9. Mối liên hệ giữa logit(p) và p ..................................................................... 102
Hình 4.10. Đƣờng cong ROC phân loại tín hiệu theo hai nhóm ALS và khác .......... 107
Hình 4.11. Đƣờng cong ROC phân loại tín hiệu theo hai nhóm MYO và khác ........ 109
Hình 4.12. Đồ thị phân bố giá trị xác suất PALS và PMYO của các nhóm tín hiệu ......... 110

Hình 4.13. Mơ hình ANN-BP phân loại tín hiệu iEMG có 5 đầu vào ....................... 111
Hình 4.14. Ma trận phân loại và đồ thị ROC của bộ phân loại ANN-BP 5 đầu vào.. 112
Hình 5.1. Sơ đồ khối của mạch đo tín hiệu EMG ...................................................... 126
Hình 5.2. Phƣơng thức bỏ nhiễu đồng pha của bộ khuếch đại vi sai ......................... 127
Hình 5.3. Sơ đồ mạch lọc Butterworth bậc 2 kiến trúc Sallen-Key ........................... 128
Hình 5.4. Sơ đồ nguyên lý của mạch lọc Twin – Tnotch ........................................... 129
Hình 5.5. Giải pháp dùng nguồn cách ly trong mạch đo tín hiệu EMG ..................... 130
Hình 5.6. Hình ảnh mạch đo tín hiệu EMG chế thử (kích thƣớc 7 x 10 cm2). ........... 131
Hình 5.7. Giao diện và một số chức năng của công cụ QEMG_BK .......................... 134

xiv


MỞ ĐẦU
Mục đích của nghiên cứu
Các bệnh cơ có thể gây ra những khuyết tật thể chất nghiêm trọng, dẫn tới mất
khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tử vong. Ví dụ nhƣ, bệnh nhân mắc hội chứng
teo cơ xơ cột bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis - ALS) ban đầu cơ thể dần mất khả
năng vận động và khi bệnh nặng sẽ mất khả năng ăn, tiêu hóa và thở dẫn tới tử vong.
Bệnh cơ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhƣng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng khi nó xảy ở
những ngƣời trẻ tuổi. Theo cơng bố của NIH (National Institute of Neurological
Disorders and Stroke – Viện nghiên cứu quốc gia về rối loạn bệnh lý thần kinh và đột
quỵ) ở Mỹ, hằng năm có tỷ lệ 1 trên 3500 đến 6000 bé trai mới sinh bị mắc bệnh loạn
dƣỡng cơ Duchenne [67].
Nhu cầu về khám và điều trị của các bệnh nhân mắc bệnh cơ là rất đa dạng,
nhƣng hiện nay, sự đáp ứng cho nhu cầu này còn nhiều hạn chế. Trong số các bệnh
nhân bệnh cơ, có nhiều bệnh nhân đã đƣợc chữa khỏi, hoặc giảm mức độ bệnh tật nhờ
đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, mặc dù bệnh về cơ không phổ biến nhƣ các
bệnh khác nhƣ bệnh tim, bệnh ung thƣ, bệnh tiểu đƣờng, bệnh mất trí nhớ,... nhƣng
chúng vẫn cần đƣợc quan tâm đầy đủ [1], [2], [86].

Tín hiệu điện cơ là tín hiệu điện sinh học đƣợc sinh ra khi các cơ hoạt động. Tín
hiệu điện cơ đồ (Electromyography – EMG) là một thuật ngữ do Weddell và cộng sự
đƣa ra năm 1943, để mô tả các ứng dụng lâm sàng sử dụng việc xét nghiệm đối với hệ
thống cơ xƣơng (cơ vân). Trong xét nghiệm điện cơ đồ thƣờng quy, điện cực kim
đồng tâm thƣờng đƣợc sử dụng để thu tín hiệu EMG, tín hiệu này đƣợc gọi là tín hiệu
điện cơ kim (intramuscular EMG - iEMG). Xét nghiệm iEMG thƣờng đƣợc thực hiện
khi ngƣời bệnh bị yếu cơ mà khơng giải thích đƣợc, sau khi khảo sát dẫn truyền thần
kinh và thƣờng đƣợc tiến hành trên nhóm cơ chi (chi trên hoặc dƣới) [3], [47], [78].
Sau đây, tín hiệu iEMG thu đƣợc tại chi đƣợc gọi ngắn là tín hiệu iEMG chi.
Thơng tin thu đƣợc từ tín hiệu iEMG chi có thể giúp các bác sĩ phân biệt giữa
bệnh cơ mà trong đó nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ cơ và yếu cơ do rối loạn thần
kinh cơ. Tuy nhiên, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi thu thơng tin trực tiếp từ tín
hiệu iEMG chi do: (1) là tín hiệu nhỏ; (2) bị can nhiễu từ nhiều nguồn; (3) tín hiệu thu
đƣợc là tín hiệu xếp chồng của nhiều nguồn; (4) độ ổn định của nguồn tín hiệu thấp và
(5) sự khác biệt giữa các loại tín hiệu iEMG ở các bệnh lý khó quan sát,… Các bác sĩ
hay các chuyên gia điện cơ đồ cần phải đƣợc đào tạo lâu dài và có nhiều năm làm việc


liên tục với một thiết bị cố định mới có thể đƣa ra các chẩn đốn có độ chính xác cao
[2], [46].
Nhằm mục đích hỗ trợ cho các bác sĩ trong q trình chẩn đốn điện cơ đồ, các
kỹ thuật phân tích tín hiệu iEMG đã sớm đƣợc giới thiệu và phát triển, từ cuối những
năm 40 của thế kỷ trƣớc. Năm 1957, phƣơng pháp phân tích định lƣợng một số tham
số của các điện thế hoạt động đơn vị vận động (Motor Unit Action Potential - MUAP)
trong tín hiệu iEMG đã đƣợc Buchtal và các cộng sự công bố. Theo phƣơng pháp này,
các thông số thu đƣợc bởi quá trình phân tích thủ cơng, quan sát và đo đếm trực tiếp
các giá trị nhƣ biên độ, thời khoảng, số pha của MUAP riêng lẻ trên màn hình hiện thị
dạng sóng. Nhƣng theo đánh giá của các chuyên gia điện cơ đồ thì đây là phƣơng
pháp khá mệt mỏi và tốn thời gian [26], [42].
Ngày nay, sự phát triển của cơng nghệ máy tính [62] và các kỹ thuật xử lý tín

hiệu số giúp cho việc nghiên cứu về các phƣơng pháp định lƣợng tín hiệu iEMG trở
nên dễ dàng và phổ biến hơn [79]. Từ năm 1989, DeLuca, Dorfman và một số nhà
nghiên cứu khác đã bắt đầu đề xuất các phƣơng pháp phân tích tín hiệu iEMG khác
nhau trong các miền thời gian, miền tần số, miền không gian – tần số, miền phi tuyến,
các kỹ thuật phân giải tín hiệu iEMG khác nhau và các thơng số định lƣợng tín hiệu
khác nhau. Trong số các phƣơng pháp đã đƣợc đề xuất, các phƣơng pháp liên quan
đến việc định lƣợng các tham số của các MUAP chứa trong tín hiệu iEMG cho kết
quả đáng tin cậy nhất [12], [42], [73], [78].
Việc sử dụng các kỹ thuật định lượng tín hiệu điện cơ (Quantitative EMG –
QEMG) làm giảm sai sót do việc đánh giá chủ quan của các bác sĩ, góp phần tăng độ
chính xác của chẩn đốn và giúp quá trình theo dõi điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
kỹ thuật QEMG cịn đóng vai trị hạn chế trong q trình chẩn đốn lâm sàng hiện
nay, do một số nguyên nhân nhƣ: (1) hầu hết các kỹ thuật QEMG đang đƣợc ứng dụng
hiện nay tiêu tốn nhiều thời gian khi thực hiện; (2) một số công đoạn trong quy trình
phân tích định lƣợng tín hiệu của các kỹ thuật QEMG hiện nay đòi hỏi các chuyên gia
điện cơ đồ phải am hiểu sâu về kỹ thuật và công nghệ; (3) chƣa kỹ thuật nào cho phép
thu nhận hết các tham số hữu dụng trong tín hiệu iEMG; (4) một số bộ thông số định
lƣợng thu bởi một số kỹ thuật QEMG hiện có khơng dễ sử dụng [3], [9], [26], [78].
Lĩnh vực nghiên cứu về các phƣơng pháp và cơng cụ phân tích định lƣợng tín
hiệu iEMG hỗ trợ hiệu quả hơn cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đốn điện cơ đồ
vẫn là một lĩnh vực thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu
nhằm hạn chế các nhƣợc điểm đƣợc đề cập ở trên, chúng tập trung vào các hƣớng
2


nhƣ: (1) phát triển và tối ƣu hệ thống thu nhận tín hiệu có chất lƣợng cao hơn; (2) phát
triển các phƣơng pháp phân giải hiệu quả tín hiệu iEMG thành các thông tin dễ dàng
đƣợc sử dụng hơn và (3) phát triển các hệ thống “chuyên gia” tự động phân tích nhanh
và chính xác các tín hiệu EMG, đƣa ra các gợi ý hỗ trợ quá trình ra quyết định chẩn
đoán của bác sĩ [25], [57], [58], [64], [78].


Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Để giải quyết một số tồn tại của lĩnh vực nghiên cứu này, mục đích nghiên cứu
của luận án là phát triển phƣơng pháp phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG chi thành
các thơng tin trợ giúp cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đốn bệnh lý. Trong đó,
phƣơng pháp phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG đƣợc phát triển phải có một số ƣu
điểm so với một số phƣơng pháp đã có.
Nghiên cứu này hƣớng tới những mục tiêu cụ thể nhƣ:
 Phát triển đƣợc phƣơng pháp QEMG tín hiệu iEMG chi có hiệu quả tính
tốn tốt hơn một số phƣơng pháp đã có, nhƣ giảm số phép tốn, số bƣớc và
số can thiệp vào trong q trình phân tích định lƣợng tín hiệu.
 Đƣa ra bộ thơng số định lƣợng có khả năng hỗ trợ phân nhóm tín hiệu theo
các bệnh lý và bình thƣờng có độ chính xác cao mà có cách tính đơn giản
hơn so với một số phƣơng pháp trƣớc.
 Đề xuất cách sử dụng các thông số định lƣợng có đƣợc để phân loại tín
hiệu, thơng tin phân loại của tín hiệu có đƣợc là hữu dụng cho việc đƣa ra
kết luận chẩn đoán.

Các vấn đề cần giải quyết của luận án
Với mục đích là phát triển phƣơng pháp phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG chi,
hỗ trợ bác sĩ ra quyết định chẩn đốn có ƣu điểm hơn một số phƣơng pháp đã có về
hiệu quả tính tốn, tính ứng dụng thì nghiên cứu này cần phải thực hiện giải quyết các
vấn đề chính nhƣ sau:
 Lựa chọn giải pháp tiền xử lý phù hợp với tín hiệu iEMG chi trên;
 Phát triển phƣơng pháp định lƣợng tín hiệu iEMG chi cho phép tính các
thơng số định lƣợng đặc trƣng cho tín hiệu iEMG chi;
 Xây dựng đề xuất mơ hình phân loại tín hiệu iEMG chi có đầu vào là các
thơng số định lƣợng có đƣợc và đầu ra là thông tin phân loại theo các nhóm
bệnh lý và bình thƣờng.
Để giải quyết đƣợc một số vấn đề chính đƣợc nêu ở trên, tác giả thực hiện các

nội dung nghiên cứu chính nhƣ:
3


 Nghiên cứu tín hiệu iEMG chi và ứng dụng lâm sàng, gồm: (1) nghiên cứu
về nguồn gốc và đặc trƣng bệnh lý của tín hiệu; (2) nghiên cứu về phƣơng
pháp thu nhận và đặc trƣng của tín hiệu; (3) thu thập dữ liệu mẫu dùng để
thử nghiệm phƣơng pháp đƣợc phát triển trong nghiên cứu.
 Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG,
gồm: (1) nghiên cứu về các kỹ thuật phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG
hiện có; (2) phát triển kỹ thuật phân tích định lƣợng tín hiệu iEMG theo các
mục tiêu đề ra; (3) thử nghiệm, đánh giá phƣơng pháp phân tích đƣợc phát
triển với dữ liệu mẫu có đƣợc.
 Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng các thông số định lƣợng để phân loại tín
hiệu iEMG theo các nhóm bệnh lý và bình thƣờng, gồm: (1) nghiên cứu về
các phƣơng pháp phân loại iEMG; (2) xây dựng các mơ hình giúp phân loại
tín hiệu iEMG theo bệnh lý dựa trên các kỹ thuật đƣợc lựa chọn.

Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu này tập trung vào phát triển phƣơng pháp phân tích tín hiệu iEMG
chi thành các thơng tin hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh lý. Phƣơng pháp phân tích cho
phép phân tích các tín hiệu iEMG chi trên đƣợc thu bởi điện cực đồng tâm khi đối
tƣợng đƣợc yêu cầu co cơ vừa phải (co cơ lên tới mức 30% lực co cơ cực đại - MVC).
Dữ liệu mẫu dùng để thử nghiệm các phƣơng pháp đƣợc phát triển bao gồm hơn
800 tín hiệu iEMG (bình thƣờng và bệnh lý), đƣợc đo theo phƣơng pháp tiêu chuẩn tại
các trung tâm y tế hiện đại là: (1) từ Cyprus Institute of Neurology and Genetics,
Nicosia và (2) từ bệnh viện ĐH Ioannina, khoa Neurological Clinic, Ioannina, Greece.
Chúng đƣợc công bố và cung cấp miễn phí bởi EMGLab [37].

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu trong luận án này là nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực
tế, thử nghiệm, thu thập thơng tin, phân tích thống kê các kết quả từ việc xử lý dữ liệu
mẫu để đƣa ra đánh giá so sánh với các số liệu kết quả nghiên cứu đã đƣợc cơng bố.
Qua đó khẳng định phƣơng pháp định lƣợng tín hiệu đƣợc phát triển trong luận án này
là đúng và hiệu quả. Về nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế, tác giả đã nghiên
cứu các lý thuyết về sinh lý cơ, bệnh lý cơ, tín hiệu EMG, các nghiên cứu về xử lý tín
hiệu iEMG đã công bố kết hợp với việc khảo sát thực tế, tại các phịng chẩn đốn điện
cơ đồ ở Việt Nam, để có sự hiểu biết rõ ràng cơ sở chẩn đoán điện cơ đồ và các yêu
cầu khi ứng dụng trong lâm sàng. Tác giả phát triển phƣơng pháp phân tích tín hiệu
iEMG chi, thử nghiệm chúng trên một số bộ dữ liệu mẫu và phân tích đánh giá các kết
4


quả thu đƣợc, từ đó tác giả lựa chọn đƣợc một số phƣơng pháp phân tích tín hiệu
iEMG mới có đƣợc các ƣu điểm khi ứng dụng thực tế.

Cấu trúc luận án
Luận án đƣợc chia làm 4 chƣơng có nội dung nhƣ sau:
Chương 1: Tóm lƣợc các kiến thức cơ sở về giải sinh lý cơ xƣơng ở các chi,
nguồn gốc điện sinh học của tín hiệu điện cơ, các loại tín hiệu điện cơ và dấu hiệu
bệnh lý. Tổng quan ứng dụng điện cơ đồ lâm sàng và các nhiệm vụ của nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày phƣơng pháp thu nhận tín hiệu điện cơ, các yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng tín hiệu điện cơ, các giải pháp triệt nhiễu ở bộ thu nhận tín hiệu
EMG và phân tích cơ sở lựa chọn bộ lọc số thích hợp để tiền xử lý tín hiệu EMG chi.
Chương 3: Trình bày nội dung nghiên cứu phát triển phƣơng pháp định lƣợng
tín hiệu iEMG chi, bao gồm: (1) phát triển phƣơng pháp phân tách nhanh các đoạn
điện thế hoạt động trong tín hiệu iEMG chi; (2) phát triển phƣơng xác định các điểm
uốn trong các đoạn tín hiệu iEMG; (3) đề xuất bộ các thông số định lƣợng của mỗi
bản ghi tín hiệu iEMG chi. Phƣơng pháp phát triển đƣợc thử nghiệm trên các cơ sở dữ
liệu mẫu và đƣợc so sánh với một số phƣơng pháp khác. Thực hiện phép kiểm định

thống kê đối với dữ liệu định lƣợng các tín hiệu trong tập mẫu để đánh giá khả năng
phân biệt tín hiệu thuộc các nhóm khác nhau bằng các thơng số định lƣợng có đƣợc.
Chương 4: Trình bày nội dung nghiên cứu, phát triển các phƣơng pháp phân loại
tín hiệu EMG theo các nhóm khác nhau, sử dụng các thơng số định lƣợng của tín hiệu
iEMG chi, theo phƣơng pháp định lƣợng đƣợc đề xuất phát triển. Phƣơng pháp phân
loại tín hiệu đề xuất đƣợc xây dựng dựa trên mơ hình xử lý thơng tin mạng nơron và
kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic đối với các thơng số định lƣợng của tín hiệu.
Phƣơng pháp đƣợc thử nghiệm với các bộ dữ liệu đặc trƣng thu đƣợc khi áp dụng
phƣơng pháp định lƣợng đã đƣợc phát triển trong nghiên cứu này với bộ dữ liệu mẫu.
Đánh giá so sánh kết quả phân loại của phƣơng pháp này với một số phƣơng pháp
phân loại khác.
Kết luận và kiến nghị.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Kết quả thử nghiệm phƣơng pháp QEMG phát triển đƣợc
trên dữ liệu mẫu cho thấy thông số định lƣợng đƣợc tính từ các đoạn điện thế tích cực
đƣợc phân tách từ tín hiệu iEMG và thơng số tính độ phân tán của các mẫu tín hiệu
5


iEMG liên tiếp cho phép hỗ trợ việc phân loại tín hiệu theo các nhóm với độ chính xác
cao tƣơng đƣơng với các thơng số định lƣợng tính từ các MUAP mẫu xác định từ tín
hiệu iEMG. Nhƣ vậy, phƣơng pháp này có số phép tính, số cơng đoạn xử lý và mức
độ can thiệp vào quá trình xử lý ít hơn so với một số phƣơng pháp QEMG đã đƣợc
công bố [58], [64], [73], trong khi giá trị hỗ trợ phân loại của thông số định lƣợng thu
đƣợc cao tƣơng đƣơng.
Về ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng điện cơ đồ trong lâm sàng ở Việt Nam đƣợc
thực hiện từ năm 1992 [2], tuy nhiên, chƣa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam đƣợc
thực hiện nhằm phát triển phƣơng pháp phân tích tín hiệu hỗ trợ q trình chẩn đoán.
Đây là lần đầu tiên, nghiên cứu phát triển phƣơng pháp và công cụ hỗ trợ các chuyên

gia điện cơ đồ xác định hiệu quả loại bệnh lý dựa vào tín hiệu iEMG chi đƣợc thực
hiện một cách có hệ thống. Điều này đƣợc thể hiện trong các nội dung nghiên cứu của
tác giả, đƣợc trình bày trong quyển luận án này, bao gồm: nghiên cứu, tổng hợp tóm
lƣợc các lý thuyết liên quan đến cơ sở ứng dụng tín hiệu EMG, nghiên cứu về phƣơng
pháp đo và xử lý để thu đƣợc tín hiệu EMG có chất lƣợng cao, phát triển phƣơng pháp
định lƣợng tín hiệu EMG, đề xuất phƣơng pháp sử dụng các thông số định lƣợng để
phân loại tín hiệu theo các nhóm bệnh lý và bình thƣờng. Phƣơng pháp QEMG phát
triển đƣợc và cách thức sử dụng các thơng số có đƣợc cho phép phân tích và xử lý tín
hiệu iEMG chi hỗ trợ việc phân loại tín hiệu theo các nhóm bệnh lý và bình thƣờng
một cách hiệu quả. Ngồi ra, những kiến thức có đƣợc sẽ là cơ sở để tác giả và nhóm
nghiên cứu phát triển các thiết bị thu nhận và phân tích tín hiệu EMG hỗ trợ q trình
chẩn đốn và theo dõi mức độ tiến triển bệnh lý trong quá trình điều trị, đặc biệt
có ý nghĩa ở Việt Nam.

Các đóng góp chính của luận án
Nghiên cứu này có hai đóng góp chính là:
1. Phát triển đƣợc phƣơng pháp định lƣợng tín hiệu iEMG chi gồm 3 bƣớc là:
tiền xử lý, phân tách các thành cần có ý nghĩa trong tín hiệu và tính các
thơng số định lƣợng dựa trên các thành phần có ý nghĩa có đƣợc. Phƣơng
pháp phân tích định lƣợng đƣợc phát triển có ƣu điểm hơn một số phƣơng
pháp trƣớc đó về hiệu quả tính tốn và tính hữu dụng của thơng số định
lƣợng thu đƣợc.
2. Đƣa ra đƣợc cách thức sử dụng các thông số định lƣợng có đƣợc để phân
loại tín hiệu iEMG theo các nhóm bệnh lý và bình thƣờng. Các phƣơng
pháp phân loại đƣợc phát triển dựa trên mơ hình xử lý thông tin mạng
6


Artifical Neural Network và kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic, chúng cho
phép phân loại tín hiệu đạt độ chính xác cao, đạt trên 80% khi thử nghiệm

với bộ dữ liệu mẫu.
Bên cạnh đó, tác giả đã xây dựng đƣợc cơng cụ QEMG_BK cho phép phân tích
định lƣợng các loại tín hiệu iEMG theo phƣơng pháp đƣợc phát triển. Ngồi ra, các
nội dung và kết quả đạt đƣợc khi thực hiện nghiên cứu khảo sát đánh giá giải pháp thu
nhận tín hiệu điện cơ, đƣợc trình bày trong chƣơng hai của luận án, là hữu dụng cho
các nghiên cứu chế tạo thiết bị đo tín hiệu EMG có chất lƣợng cao, nó đặc biệt
có ý nghĩa ở Việt Nam.

7


CHƢƠNG 1. TÍN HIỆU ĐIỆN CƠ - ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
Chƣơng này trình bày tóm lƣợc các kiến thức cơ sở về giải phẫu sinh lý thần
kinh vận động của các chi, nguồn gốc điện sinh học của tín hiệu điện cơ, bệnh yếu cơ
và các dấu hiệu rối loạn của các nhóm bệnh lý trong tín hiệu điện cơ, đồng thời tổng
quan các phƣơng pháp phân tích tín hiệu EMG hỗ trợ chẩn đoán rối loạn bệnh lý. Nội
dung này là cơ sở để tác giả phân tích và đề xuất một số giải pháp và phƣơng pháp
phân tích tín hiệu EMG hỗ trợ chẩn đốn bệnh lý ở các chi của ngƣời.

1.1. Sinh lý đơn vị vận động và nguồn gốc tín hiệu điện cơ
Bộ máy vận động gồm hệ cơ, xƣơng, khớp và thần kinh vận động, đảm bảo
nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Chúng tạo nên một khung che đỡ các cơ quan
nội tạng, thực hiện các hoạt động sinh hoạt, lao động và di chuyển của cơ thể.

1.1.1. Tóm lược giải phẫu hệ thần kinh - cơ
Trong cơ thể có ba loại cơ khác nhau là cơ trơn, cơ tim và cơ vân, [2] trong đó:
 Cơ trơn là cơ cấu thành các cơ quan bên trong nhƣ ruột, bàng quang, mạch
máu,… liên quan đến hệ thần kinh thực vật của cơ thể, nên cịn đƣợc gọi là
cơ vơ thức.
 Cơ tim là cơ cấu tạo thành quả tim. Cơ tim có một cấu trúc rất giống với cơ

chủ động, nhƣng các sợi thì ngắn và to hơn tạo thành một tấm lƣới dày đặc.
 Cơ xƣơng còn gọi là cơ vân do cách sắp xếp các sợi tạo thành chúng làm
cho chúng có vân sọc bên ngồi khi nhìn dƣới kính hiển vi. Cơ xƣơng với
các xƣơng và gân, chịu trách nhiệm về mọi hình thái vận động có ý thức.
Mỗi cử động của cơ thể, từ chớp mắt cho đến bật nhảy đều có thể thực hiện nhờ
các cơ, gân và xƣơng. Chuỗi hoạt động co và duỗi cơ đóng vai trò rất quan trọng trong
việc truyền năng lƣợng từ cơ đến xƣơng liên kết với các cơ đó, nhờ đó tạo nên chuyển
động. Để thực thực hiện một động tác nắm tay chủ động, nhiều bộ phận (nhƣ: não, các
dây thần kinh, các cơ quan cảm giác và các sợi cơ) trong cơ thể đều phải hoạt động
phối hợp với nhau [61].
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về tín hiệu điện tạo ra bởi các tổ chức cơ xƣơng,
do đó, các vấn đề đƣợc đề cập sau đây sẽ chỉ hƣớng tới cơ xƣơng. Các phần nội sau
đây sẽ trình bày tóm lƣợc về giải phẫu của thần kinh vận động và cơ vân. Hình 1.1
minh họa vị trí một số nhóm vân chính phía mặt trƣớc của cơ thể.

8


Nhóm cơ chi trên (tay) gồm: (20) cơ vai trƣớc; (21) cơ vai giữa; (22) cơ vai sau; (23) cơ
nhị đầu cánh tay; (24) cơ tam đầu cánh tay; (25) cơ cánh tay quay; (26) cơ kép các ngón
tay (trừ ngón cái); (27) cơ duỗi ngón tay. Nhóm cơ chi dưới (chân) gồm: (28) cơ mông
nhỡ; (29) cơ mông lớn; (30) cơ khép hông; (31) cơ gấp hông; (32) cơ rộng trong; (33) cơ
rộng giữa; (34) cơ bốn đầu đùi; (35) cơ khoeo giữa; (36) cơ bụng chân; (37) cơ bụng chân
giữa; (38) cơ dép; (39) cơ chày trƣớc.
Hình 1.1. Một số nhóm cơ chi ở mặt trước và sau của cơ thể [61]

1.1.2. Tóm lược về giải phẫu cơ vân
Cơ vân đƣợc phân bố khắp cơ thể, chiếm một tỷ lệ lớn về trọng lƣợng. Nó có thể
chiếm đến 25% trọng lƣợng cơ thể của trẻ sơ sinh. Cấu tạo của một cơ vân có thể hình
dung nhƣ một chuỗi bó sợi song song đƣợc gộp lại để tạo thành một bắp cơ. Chúng

khá giống các lò xo đƣợc gắn ở nhiều điểm khác nhau của bộ xƣơng và điều khiển sự
chuyển động của các xƣơng khác nhau [3]. Đơn vị cơ sở của cơ là các sợi actin và
9


myosin, chúng có kích thƣớc nhỏ cỡ μm, chỉ có thể quan sát thấy với sự trợ giúp của
kính hiển vi điện tử. Hình 1.2 dƣới đây mơ tả các mức cấu trúc cơ bản của cơ vân.

Hình 1.2. Cấu trúc của cơ vân [38]

Trong đó:
 Bắp cơ: Tồn bộ bắp cơ đƣợc chứa trong một màng mơ sợi. Nó có một chỗ
phình to ở giữa và hai đầu thon dần, hoặc gân, mỗi đầu của nó đƣợc gắn vào
một xƣơng. Một bắp cơ nhỏ có thể chỉ có một ít bó cơ, trong khi đó một bắp
cơ lớn nhƣ cơ mơng lớn đƣợc tạo nên bởi hàng trăm bó cơ.
 Bó cơ: gồm các sợi cơ đƣợc kết hợp với nhau trong một bao mô liên kết.
 Sợi cơ: Các sợi nguyên cơ đƣợc kết lại thêm nữa thành bó gọi là sợi cơ. Các
sợi này là các tế bào cơ, với các nhân tế bào dọc theo mép bên ngoài của
chúng. Mỗi sợi cơ đƣợc nối với một (hoặc hai) nhánh của một sợi trục thần
kinh. Về phân bố của sợi cơ trong bắp cơ, ta có thể chia thành hai loại: sợi
cơ ngoài thoi và sợi cơ trong thoi, chúng nằm song song với nhau.
 Sợi nguyên cơ: Các sợi actin và myosin kết lại thành bó gọi là sợi nguyên
cơ. Ở giữa chúng là các chất lắng đọng của nhiên liệu cơ dƣới hình thức
glycogen (một carbohydrate thƣờng đƣợc gọi là tinh bột của tế bào), các ty
lạp thể, nơi oxy và các chất dinh dƣỡng đƣợc chuyển hóa để tạo ra
năng lƣợng.
 Sợi actin và myosin: Đƣợc tạo nên bằng các protein và đôi khi đƣợc gọi là
các protein cơ. Khi các sợi myosin và actin co lại cùng nhau kéo dọc theo
chiều dài của chúng, thì cơ sẽ co lại.
10



Khi sinh ra, chúng đã có một số lƣợng cố định các sợi cơ. Chúng ta không thể
tăng thêm số sợi cơ của cơ thể mà chỉ có thể tập luyện để chúng to hơn và khỏe hơn.
Cơ thể chúng ta có đến 650 cơ bắp [51]. Một hoạt động của chúng ta có thể liên quan
đến nhiều bắp cơ. Chẳng hạn nhƣ, khi bƣớc đi, sẽ có 200 bắp cơ cùng hoạt động [9].

1.1.3. Tóm lược về giải phẫu của thần kinh vận động
Hệ thần kinh đƣợc cấu thành bởi hàng triệu tế bào thần kinh, chúng còn đƣợc gọi
là các nơron. Chức năng của chúng khá giống với các dây dẫn trong thiết bị điện tử,
chúng nhận tín hiệu từ một bộ phận của hệ thần kinh và chuyển các tín hiệu đến bộ
phận khác. Mỗi nơron có hình dạng và kích thƣớc khác nhau nhƣng tất cả chúng đều
có cấu trúc cơ bản giống nhau. Dây thần kinh vận động đƣợc bắt đầu từ các tế bào
sừng trƣớc tủy sống nối dài tới các sợi cơ, đƣợc gọi là thần kinh vận động dƣới.

Hình 1.3. Giải phẫu thần kinh vận động dưới [85]

Các tế bào thần kinh vận động (liên kết với hai loại sợi là sợi ngoài thoi và sợi
trong thoi) đƣợc chia ra làm 3 loại: (1) thần kinh vận động α liên kết với các sợi cơ ở
ngoài thoi (extrafusal); (2) thần kinh vận động γ liên kết với sợi trong thoi cơ
(intrafusal) và (3) thần kinh vận động β liên kết với cả các sợi cơ trong thoi và ngoài
thoi. Phƣơng pháp điện cơ chỉ khảo sát các sợi cơ ở ngoài thoi, do vậy thơng tin ta có
đƣợc đối với các xét nghiệm điện cơ đồ liên quan đến thần kinh vận động α [56].

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa các phần của tế bào thần kinh vận động [43]

11



×