Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương đến năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.24 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Thị Ánh –
Bộ mơn Quản lý Tài chính, Viện Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này. Xin trân
trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo Viện sau Đại học Bách khoa
Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND thị xã Chí Linh, Phịng
Lao động TB&XH thị xã và chuyên viên; cán bộ hội Nông dân thị xã, hội LHPN thị
xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thị xã; cán bộ Ngân hàng chính sách thị xã; Thư viện
đại học bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi nghiên cứu và hồn
thành Luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với thời gian và điều kiện nghiên cứu còn
nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, thầy cô giáo và
đồng nghiệp.
Xin cho phép tác giả bày tỏ lòng biết ơn!
Hà Nội, tháng…… năm 2018
Tác giả



Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG .......................................................................................................................15
1.1.Tổng quan về vấn đề nghèo, tác động của nghèo đến đời sống của người dân và
nền kinh tế .................................................................................................................15
1.1.1. Khái niệm nghèo .............................................................................................15
1.1.1.1. Quan niệm của thế giới ................................................................................15
1.1.1.2. Quan niệm của Việt Nam .............................................................................16
1.1.2. Khái niệm nghèo đa chiều ...............................................................................16
1.1.3. Xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam. ..............................................................18
1.1.4. Tác động của nghèo đến đời sống người dân và nền kinh tế ..........................19
1.1.4.1. Trên thế giới .................................................................................................19
1.1.4.1.1. Thực trạng nghèo và tác động của nó .......................................................19
1.1.4.1.2. Ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo ....................................................22
1.1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................23
1.1.4.2.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam .................................................................23
1.1.4.2.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam .............................................................24
1.1.4.2.3. Tác động của nghèo đến đời sống người dân và nền kinh tế ....................26
1.2. Tổng quan về giảm nghèo bền vững ..................................................................28
1.2.1.Khái niệm giảm nghèo .....................................................................................28

1.2.2.Khái niệm giảm nghèo bền vững .....................................................................29
1.2.3. Một số khái niệm liên quan .............................................................................30
1.2.4. Vai trò của giảm nghèo bền vững ...................................................................31
1.2.5. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững ....................................................33
1.2.5.1. Xây dựng các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo ...................................33
1.2.5.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ người nghèo về phát triển kinh tế ............35
1.2.6. Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững .........................................................35
3


1.2.6.1. Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ giảm nghèo ..............................................36
1.2.6.2. Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ giảm nghèo bền vững ..............................37
1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến giảm nghèo bền vững ...............................39
1.3.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên...............................................................................39
1.3.2. Sự phát triển kinh tế và Khoa học công nghệ .................................................39
1.3.3. Các nhân tố xã hội ...........................................................................................40
1.3.4. Vai trò Nhà nước .............................................................................................41
1.4.Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của các địa phương trong nước và bài học
cho thị xã Chí Linh ....................................................................................................41
1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của các địa phương trong nước .............41
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương ..........................47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG…………………..49
2.1. Giới thiệu về thị xã Chí Linh .............................................................................49
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................49
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................52
2.1.2.1.Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp .............................................................52
2.1.2.2. Thương mại – dịch vụ ..................................................................................53
2.1.2.3. Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản ...................................................................53

2.1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội ..............................................................................53
2.1.3.1. Giáo dục – đào tạo........................................................................................53
2.1.3.2. Y tế - Dân số - Kế hoạch hóa gia đình .........................................................54
2.1.3.3. Văn hóa – Thơng tin và thể dục thể thao .....................................................54
2.1.3.4. Lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội ............................................55
2.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh...........55
2.2.1. Cơng tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững .....................................55
2.2.1.1. Thực hiện các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo ..................................56
2.2.1.2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo về phát triển kinh tế ............57
2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2017 .....................................60
2.2.3. Kết quả điều tra một số hộ nghèo trên địa bàn thị xã Chí Linh ......................63
2.2.3.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn.......................................................63
4


2.2.3.1.1. Về mặt nhân khẩu học ...............................................................................63
2.2.3.1.2. Về trình độ học vấn. ..................................................................................64
2.2.3.1.3. Về nghề nghiệp .........................................................................................66
2.2.3.1.4. Về thu nhập ...............................................................................................67
2.2.3.2. Sự tham gia của người nghèo trong các chính sách, chương trình ..............69
2.2.3.2.1. Khó khăn và thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo. ...............71
2.2.3.2.2. Mong muốn, kiến nghị của người nghèo ..................................................73
2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh..............75
2.3.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................75
2.3.2.Những tồn tại trong công tác giảm nghèo bền vững ........................................77
2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH , TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
NĂM 2023 ................................................................................................................80

3.1. Định hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của thị xã Chí Linh .....................80
3.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................80
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................80
3.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững của thị xã Chí Linh ....................81
3.2.1. Giải pháp chung ..............................................................................................81
3.2.1.1. Thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo. ...............81
3.2.1.2. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo. ...82
3.2.1.3. Giải pháp về các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo. .............................83
3.2.2. Giải pháp cụ thể ..............................................................................................84
3.2.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch, định hướng phát triển ............................84
3.2.2.2. Chính sách xã hội .........................................................................................85
3.2.2.3. Chính sách tín dụng ......................................................................................86
3.2.2.4. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hố gia đình ...........................................87
3.2.2.5. Bài trừ các tệ nạn xã hội ...............................................................................87
3.2.2.6. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ....................88
3.2.2.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.....................................................................89
5


3.2.2.8. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch, tạo mọi điều kiện
lấp đầy khu công nghiệp ...........................................................................................90
3.2.2.9. Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo nhiều điều kiện thích hợp cho các hộ
nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên giảm nghèo ....................................................91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 96
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….97

6



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
GNBV
LĐTBXH

Nội dung viết tắt
Giảm nghèo bền vững
Lao động thương binh xã hội

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

UBND

Ủy ban nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

BTXH

Bảo trợ xã hội


HN

Hộ nghèo

HCN

Hộ cận nghèo

BCH

Ban chấp hành

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ

KDC

Khu dân cư

HTX

Hợp tác xã

7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo năm 2017 ........................61
Bảng 2.2.Số thành viên trong gia đình người nghèo.................................................63
Bảng 2.3. Số lao động trong gia đình nghèo và cận nghèo. ......................................64
Bảng 2.4. Nghề nghiệp của người nghèo ..................................................................66
Bảng 2.5. Số nguồn thu nhập của người nghèo ........................................................67
Bảng 2.6. Kết quả sự tham gia của người nghèo trong các chương trình giảm nghèo
...................................................................................................................................69
Bảng 2.7. Những khó khăn khi tham gia chương trình giảm nghèo .........................71
Bảng 2.8. Những thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo .........................72
Bảng 2.9. Những mong muốn của người nghèo. ......................................................74
Bảng 2.10. Những đề xuất của người nghèo về CTGNBV ......................................75

8


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ................................51
Hình 2.2. Trình độ học vấn của người nghèo ...........................................................65
Hình 2.3. Nguồn thu nhập chính của người nghèo ...................................................68
Hình 2.4. Ngun nhân khơng tham gia chương trình giảm nghèo. .........................70
Hình 2.5. Người nghèo đánh giá kết quả chương trình giảm nghèo .........................73

9


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Những năm gần đây, nhờ
những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những
bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức
là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân
tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống
nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư
đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... đang chịu cảnh nghèo, chưa đảm
bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại... Chính vì
vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó khơng chỉ là
mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà
đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoá giàu
nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hồn thành mục tiêu quốc gia là
giảm nghèo bền vững thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hố giàu nghèo. Đây
khơng chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà cịn là nhiệm vụ của tồn thể nhân
dân. Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá người Việt trong nhiệm vụ giảm
nghèo bền vững.
Thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hải
Dương, thị xã cũng có một nét chung đối với tất cả các địa phương khác đó là tình
trạng nghèo vẫn cịn tồn tại. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn đang rất khó khăn
yếu kém. Điều này cũng là một tất yếu đối với một thị xã miền núi chưa có nhiều
khu cơng nghiệp để phát triển kinh tế, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng
vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều
kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thốt khỏi nghèo
đói. Thị xã Chí Linh là một trong những huyện sớm triển khai thực hiện chương
trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hải
Dương, Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, Uỷ ban nhân dân thị xã
đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo từ thị xã đến các xã, phường và dành nhiều
10



ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho hộ nghèo, lập quỹ cho vay Xố đói giảm nghèo ,
xây dựng các mơ hình giảm nghèo...
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: Với những chính sách thực hiện nêu trên
cơng tác giảm nghèo đã thực sự có hiệu quả chưa, đã từng bước ổn định đời sống
của các hộ nghèo chưa, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn
lên thoát nghèo và không bị tái nghèo. Đây là vấn đề rất bức thiết đối với thị xã Chí
Linh cần sớm được nghiên cứu giải quyết, xuất phát từ thực tiễn đó học viên nghiên
cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2023”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Vấn đề giảm nghèo bền vững luôn là mục tiêu quan trọng được các cấp,
chính quyền quan tâm và đặt lên hàng đầu trong mọi chính sách của Nhà nước. Mục
tiêu giảm nghèo bền vững là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện này sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng tăng lên rõ rệt với quy mơ ngày càng lớn cần có giải pháp để giảm
nghèo bền vững là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt và cần có sự nghiên cứu đầy
đủ hơn. Một số cơng trình đã đề cập khá sâu về thực trạng, giải pháp để giảm nghèo
như:
Các cơng trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có:
- Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993);
- Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993);
- Xố đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996);
- Xố đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997)
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHCN – TB.07X/13-18 (GS.TS
Đỗ Kim Chung làm chủ nhiệm đề tài ) “Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể về
kinh tế - xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo giai đoạn
2001 – 2015”
Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hằng với đề tài “Vấn đề xố đói

giảm nghèo ở nơng thơn nước ta hiện nay” năm 1999;

11


Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Hằng với đề tài “Vấn đề giảm nghèo
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2001;
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Minh Định với đề tài “ Chính sách xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kom Tum”, luận văn thạc sỹ năm 2011.
Đề tài luận văn thạc sỹ chun ngành kinh tế phát triển: “ Chính ách xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kom Tum) của Nguyễn Minh Định ( 2011 ).
Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế : “ Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát
triển kinh tế xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam) của Nguyễn Thị Nhung ( 2012 ).
Đề tài luận văn Thạc sỹ Chính sách cơng “ Chính sách giảm nghèo bền vững
từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” của Mai Tấn Tuân ( 2015 )
Các tạp chí, bài báo, có nhiều nghiên cứu, trao đổi về vấn đề nghèo đói đưa ra
nhiều giải pháp để giảm nghèo.
Những cơng trình khoa học này cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận,
về kiến thức, kinh nghiệm nghèo cũng như các tác động dẫn đến tình trạng nghèo để
tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Mặc dù các tác giả khai thác ở các khía khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung
lại là nhằm một mục đích đưa ra các giải pháp để giảm nghèo đối với đặc điểm của
từng địa phương qua các thời điểm cụ thể.Tuy nhiên,việc nghiên cứu về thực trạng
giảm nghèo của UBND thị xã Chí Linh đến nay chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên
cứu. Luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả trên cơ sở vận dụng kiến thức khoa
học, thừa kế các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và kết hợp với kết quả
điều tra xã hội học, kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân những năm vừa qua.
Đây thật sự là cơ hội để tơi tìm hiểu nghiên cứu, phân tích để có thể đề xuất một số
giải pháp để giảm nghèo tại UBND thị xã Chí Linh, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững

-

Phân tích thực trạng cơng tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

12


-

Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2023

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: công tác giảm nghèo bền vững

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian: trên địa bàn thị xã Chí Linh
+ Thời gian: Số liệu năm 2017 và một số định hướng, giải pháp đến năm
2023


5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phỏng vấn sâu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp

bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn
nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những cơ sở luật
số lớn của tốn học. Trong khóa luận, phương pháp phỏng vấn sâu dùng để thu thập
thông tin từ cán bộ chính sách huyện, xã đang thực hiện cơng tác giảm nghèo.
-

Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp phỏng vấn nhưng không trực tiếp mà phỏng vấn qua

một bảng gồm các câu hỏi và đáp án được định trước. Những câu hỏi và đáp án
trong bảng hỏi được xây dựng phù hợp với đối tượng được hỏi để người được hỏi
dễ dàng hiểu và đưa ra phương án trả lời thích hợp. Khóa luận sử dụng phương
pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ các chủ hộ nghèo tại
thị xã Chí Linh
-

Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, thơng qua các văn kiện, các

sách, tài liệu, lí luận … Luận văn sử dụng phương pháp trên trong việc thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu khác nhau về thực trạng nghèo và cơng tác GN của phịng
lao động thương binh xã hội thị xã, xã, phường liên quan tới đề tài nghiên cứu.
-


Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
Là việc phân tích và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập được thông qua

mẫu nghiên cứu và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu. Khóa luận ứng dụng

13


phương pháp trên trong phân tích các số liệu, tài liệu nhằm đánh giá công tác giảm
GN ở thị xã Chí Linh
6. Kết cấu đề tài: Ngồi phần mở đầu, kết luận, đề tài được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững ở thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững ở thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương đến năm 2023

14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan về vấn đề nghèo, tác động của nghèo đến đời sống của người
dân và nền kinh tế
1.1.1. Khái niệm nghèo
1.1.1.1. Quan niệm của thế giới
Tại hội nghị chống nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993 định nghĩa: “Nghèo là tình trạng một

bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người
mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tếxã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Với quan niệm ở trên, việc xem xét nghèo cần lưu ý 3 vấn đề:
- Nhu cầu cơ bản của con người.
- Nghèo thay đổi theo thời gian.
- Nghèo thay đổi theo không gian.
Khái niệm trên đã được nhiều quốc gia trong khu vực chấp nhận và sử dụng
trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để phân loại một cách chi tiết hơn nữa, các nước
còn phân chia nghèo thành 2 loại là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
-

Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo khơng
có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...

-

Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức
sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại Copenhagen,
Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn về nghèo như sau:
“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày
cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.”
Quan niệm này rất cụ thể, cho ta thấy một cách tiếp cận để xem xét nghèo trên
cơ sở mức thu nhập bình qn/người/ngày và nói lên mức độ đáp ứng nhu cầu cơ
bản của con người thông qua việc sử dụng nguồn thu nhập đó để trang trải trong
việc mua những sản phẩm thiết yếu.
15



Theo quan điểm của ngân hàng thếgiới WB (World bank): Nghèo là một
khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm
các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực
như: dinh dương, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền
phát ngơn và khơng có quyền lực.
Đây là một quan điểm khá đầy đủ, bởi với quan niệm này người ta không chỉ
quan tâm đến yếu tố “túng thiếu về vật chất” mà còn quan tâm đến một vấn đề rất
quan trọng đối với mỗi con người, đó là việc “khơng có quyền phát ngơn và khơng
có quyền lực”; bởi người nghèo là một trong những người được xếp vào nhóm
người “yếu thế”, cho nên họ ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng,
không có quyền quyết định.
Tóm lại những quan niệm về nghèo nêu trên, tùy theo mức độ đánh giá và
mức bao quát nghèo của khái niệm, đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người
nghèo đó là:
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
- Thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
1.1.1.2. Quan niệm của Việt Nam
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãn một phần
các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối
thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện
Giảm nghèo là một chiến lược của Chính Phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn
đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Khơng thể lãng qn
nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với
việc cải cách, sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói
tự vươn lên giảm nghèo.
1.1.2. Khái niệm nghèo đa chiều
Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu

thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng
16


những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới
mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo
đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam
được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng
mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn,
tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thốt nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái
nghèo.
Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là khơng
đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản
của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu
cầu tối thiểu khơng thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu
nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin.
Mặc dù một số hộ khơng có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các
dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà
lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu
nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu
công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Giống như q trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong
cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau,
có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước
sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) khơng đủ để
nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp
cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người.
Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một
quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận
đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Đã đến lúc xem

xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về con
người và nghèo về xã hội.
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để trồng
17


trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín
dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ, dễ bị
bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, khơng tiếp cận được nước sạch và
cơng trình vệ sinh”
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi
thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh
tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo
đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy
các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng các lợi ích phát triển
kinh tế – xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số khơng liên quan đến
mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y-tế, giáo
dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương
pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được
chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối
thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường

nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện
hơn về thực trạng nghèo ở nước ta.
1.1.3. Xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam.
Chuẩn nghèo được xem là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong
xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Bộ LĐTBXH căn cứ vào
chỉ tiêu mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển Kinh tế - Xã hội để xác
định chuẩn nghèo. Trước đó bộ LĐTBXH đã nhiều lần thay đổi tiêu chuẩn cụ thể
cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi
mặt bằng thu nhập quốc gia. Ngày 19/11/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí
18


quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
+ Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ cận nghèo
a) Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên

900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.1.4. Tác động của nghèo đến đời sống người dân và nền kinh tế
1.1.4.1. Trên thế giới
1.1.4.1.1. Thực trạng nghèo và tác động của nó
Chúng ta sẽ khơng thể chấm dứt nạn đói các dạng suy dinh dưỡng vào năm
2030 trừ khi chúng ta giải quyết tất cả các yếu tố làm suy yếu tình hình an ninh
lương thực và dinh dưỡng. Bảo đảm an tồn cho các xã hội hồ bình là điều kiện
cần thiết cho mục tiêu đó", các lãnh đạo của năm cơ quan LHQ nêu rõ.
Báo cáo vừa được đưa ra ở Rome là đánh giá toàn cầu đầu tiên về an ninh
lương thực và dinh dưỡng của LHQ sau khi thơng qua Chương trình Nghị sự 2030
về Phát triển Bền vững, trong đó chấm dứt nạn đói và tất cả các dạng suy dinh
dưỡng vào năm 2030 là ưu tiên hàng đầu.
19


Theo số liệu của LHQ, trong năm 2016 có khoảng 815 triệu người đói nghèo
- tăng 38 triệu so với một năm trước đó - làm ảnh hưởng tới 11% dân số thế giới.
Châu Á là nơi có số người đói nghèo nhiều nhất - 520 triệu người - và vùng hạ
Sahara ở châu Phi có tỉ lệ đói nghèo cao nhất khi ảnh hưởng đến 20% dân số của
khu vực này.
Chỉ số nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ
người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ
lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009,
GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn
đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ
người thiếu ăn vẫn còn khá cao.
Nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo
cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos
Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết

mỗi năm vì nghèo, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi
học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Báo cáo của Manos Unidas cũng cho hay hiện có 15 triệu trẻ em trên thế
giới bị mồ cơi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi
chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi.
Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 100 triệu trẻ em
trên thế giới khơng có nhà cửa và đang sống trên các đường phố. Trước thực trạng
này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước cải thiện điều kiện y tế và vệ sinh,
giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, cải thiện tình trạng nghèo và tạo điều kiện cho trẻ em
phổ cập giáo dục tiểu học.
Báo cáo của "Sodexho Foundation", một tổ chức từ thiện chuyên theo dõi về
nạn nghèo ở Mỹ, cho biết, nạn nghèo ở nước này trong nhiều năm qua khơng giảm
mà cịn có chiều hướng tăng. Theo thống kê, trong năm 2005, tồn nước Mỹ có
khoảng 35 triệu người thường xuyên không đủ ăn, phải sống dựa vào các nguồn từ
thiện. Trong 90 tỉ USD chi cho người nghèo hàng năm, tới 66,7 tỉ USD dành cho y
tế và chữa bệnh; 14,5 tỉ USD chi dưới các dạng tem phiếu hoặc các suất ăn từ thiện
hàng ngày; 9,2 tỉ USD bị thiệt hại do năng suất lao động giảm.
20


Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấy
khoảng 12,5 triệu người Anh, tức 20% dân số nước này, đang sống dưới mức nghèo
(theo chuẩn của Anh). Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh vốn được xem là nền
kinh tế lớn thứ tư thế giới. Hơn 140 triệu người ở châu Á bị đẩy vào tình trạng cực
kỳ nghèo trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng do suy thoái kinh tế tồn cầu.
Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong bản báo cáo mang tên
The Fallout in Asia được công bố ngày 18/2/2010.
Từ nhiều năm nay, châu Phi đã phải gánh chịu một vấn đề kinh niên là vấn
đề người tị nạn. Theo các con số chính thức, tại châu Phi có hơn 7 triệu người tị nạn
và hơn 20 triệu người khơng có nhà cửa do hàng loạt các cuộc xung đột và nội

chiến gây ra và đã để lại một hậu quả nặng nề về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng và
kinh tế bị đình trệ.
Châu Phi đang phải đối mặt với nạn hạn hán kinh niên và bị thiếu nước sạch
thường xuyên, điều này đã và đang cản trở sự phát triển của châu lục này. Tình
trạng khơng được sử dụng nước sạch và mất vệ sinh đã gây ra những hậu quả tai hại
và là nguồn gây ra các bệnh dịch trên toàn châu Phi. Mặc dù trong những năm qua,
các nước châu Phi đã đạt được những tiến bộ về việc cung cấp nước sạch và điều
kiện vệ sinh, song những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vẫn chưa đạt được.
Nghèo khổ đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và
phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể
thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất ấy. Tồn cầu
hóa đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh
hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác.
Nghèo khổ đe dọa đến sự sống của loài người bởi "nghèo khổ đã trở thành
một vấn đề tồn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả
năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn
tới bạo động và chiến tranh" không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế
giới. Bởi, những bất công và nghèo thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt
trong quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một
cách thỏa đáng bằng con đường hịa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh.
21


Mặt khác, vấn đề nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân
loại. Thay vì con người có thể tập trung tồn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một
phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề nghèo và các vấn đề tồn
cầu khác do nghèo mang lại. Nghèo, bất cơng là nguyên nhân của tội phạm quốc tế
(khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền); nghèo cộng với thiếu hiểu biết kéo
theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng (do

sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực, thực
phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật (nhất là đại dịch HIV/AIDS) ngày càng lan tràn,
khó kiếm sốt; mơi trường sống bị ơ nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do
đang ngày càng trở nên phức tạp.
Như vậy, nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến
sự tồn vong và phát triển của lồi người. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là
rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của
tồn nhân loại, địi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và
toàn diện. Ngăn chặn tình trạng nghèo sẽ khơng chỉ giúp nâng cao cuộc sống tại các
nước đang phát triển mà còn mang lại sự bảo đảm về an ninh cho các nước giàu.
Dẫu biết rằng đó chỉ là so sánh trên con số chứ không thể đem ra đo đếm
trong hiện thực nhưng vẫn cho chúng ta biết được rằng nghèo là vấn đề mà nếu các
quốc gia trên thế giới một lịng quan tâm và dốc sức vào nó thì nó khơng thể khơng
bị đẩy lùi. Thiên tai, biến động kinh tế, chính trị vẫn xảy ra hàng năm và những
người dân nghèo là những người hứng chịu hậu quả rõ rệt nhất, đặc biệt là trẻ em:
đói như nỗi lo thường trực đánh cắp mất quyền hòa nhập vào cuộc sống bình
thường như cơng dân thế kỷ XXI của những con người khốn khổ.
1.1.4.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của tình
trạng nghèo. Trên thực tế khơng có một ngun nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới tình
trạng nghèo nhất là nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng khơng phải là
ngun nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên
nhân của tình trạng nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn
cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân
trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội.
22


Thực tế đã cho thấy, nghèo trên thế giới bắt nguồn từ khơng ít ngun nhân,
quan trọng phải kể đến là giá lương thực trên thế giới tăng cao. Dân số thế giới gia

tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ người ăn mà chẳng có dư thừa,
nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán khiến sản lượng giảm, đều có
thể làm lương thực tăng giá. Đó là chưa kể quá trình đơ thị hố đang tăng tốc khiến
đất đai canh tác ở nhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông
nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến nghèo trên thế giới được liệt kê
ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương
mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng,
tham nhũng, nợ q nhiều, nền kinh tế khơng có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có
thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên
tai, dịch bệnh, dân số phát triển q nhanh và khơng có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc
làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng,
thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có
nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với cơng
nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm
cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và
có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp
Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế
nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã
hội tại nhiều nước cơng nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất
hiện.
1.1.4.2. Tại Việt Nam
1.1.4.2.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam
Đặc điểm đáng chú ý của tình trạng nghèo ở Việt Nam đó là ngay trong một
vùng, một tỉnh, tỷ lệ nghèo cũng rất khác nhau. Có tới 90% người nghèo sống ở
vùng nông thôn, kinh tế chậm phát triển, lao động dư thừa, thời gian nhàn rỗi cao,
năng suất lao động thấp, trình độ dân trí thấp, phong tục tập qn nhìn chung cịn
23



lạc hậu so với đơ thị. Chỉ có 10% hộ nghèo sống ở đô thị, nhưng đa số mức sống
của người nghèo ở đô thị cũng bằng mức sống trung bình ở nơng thơn. Về xã
nghèo, Chính phủ xác định có 1.715 xã nằm ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
trong đó có hơn 1.000 xã đặc biệt khó khăn thuộc 91 huyện của 30 tỉnh, thành phố.
Tình trạng nghèo biến đổi theo thời gian và không gian. Sự biến động này khơng
thuần túy chỉ có giảm mà cũng có lúc tăng ở từng khu vực, vì nó phụ thuộc rất lớn
vào phát triển, tăng trưởng kinh tế, vào các chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà
nước cũng như từng địa phương, vào các yếu tố khách quan khác như khủng hoảng
kinh tế - tài chính của khu vực, thiên tai, địch họa… Nhưng nhìn chung tỷ lệ nghèo
ở nước ta giảm nhanh trong những năm gần đây.
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào
năm 2004 chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng
41 trên 95 nước. Trong Báo cáo "Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành:
Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới" của
Ngân hàng thế giới ngày 24/1/2013, đã ghi nhận: Trong vòng 20 năm (1990-2010),
tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống cịn 20,7% với khoảng hơn 30
triệu người thốt nghèo.
Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ
lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội khơng
giảm, thậm chí cịn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành
chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa
thốt nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của
Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự
tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.
1.1.4.2.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam
Nguyên nhân gây ra nghèo ở Việt Nam được nhiều cơ quan chính phủ và
quốc tế phân tích và đưa ra nhiều quan điểm, tựu chung nghèo ở Việt Nam được
hiểu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

a) Nguyên nhân khách quan.
Các nguyên nhân khách quan được đề cập đến bao gồm:

24


(1) Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom
mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến
tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo
trong một thời gian dài.
(2) Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nơng nghiệp, cải tạo cơng thương nghiệp và chính sách giá
lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm
suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nơng thơn cũng như thành
thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
(3) Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước
và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột
động lực sản xuất.
(4) Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm
cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu
hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng
hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
(5) Lao động dư thừa ở nơng thơn khơng được khuyến khích ra thành thị lao
động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực cơng nghiệp, chính sách quản lý
bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nơng dân di cư, nhập cư
vào thành phố.
(6) Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do
nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các cơng trình thâm dụng vốn của Nhà
nước.

b) Ngun nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
(1) Việt Nam là nước nơng nghiệp đến năm 2008 vẫn cịn khoảng 70% dân
số sống ở nơng thơn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Theo Ngân hàng thế giới, hệ số Gini tại khu vực nông thôn đã tăng từ
0,365 năm 2004 lên 0,413 năm 2010 và chênh lệch giữa thu nhập trung bình đầu

25


×