Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 137 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





ĐINH MẠNH HÙNG





MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ











THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐINH MẠNH HÙNG





MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S PHAN VĂN HÙNG





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận văn “Một số giải pháp giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” là công trình
nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích
dẫn đƣợc sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và đƣợc ghi
trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lời cam đoan trên!
Phú Thọ, ngày tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Đinh Mạnh Hùng













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Văn Hùng - Thứ trƣởng,
Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; các đồng chí cán bộ
lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của xã Giáp Lai, xã Thục Luyện, xã Yên
Sơn và các hộ dân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập thông tin để thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Đinh Mạnh Hùng






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HỘP viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài 4
5. Bố cục của luận văn 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 6
1.1. Cơ sở lý luận chung về đói nghèo và giảm nghèo bền vững. 6
1.1.1. Lý luận chung về đói nghèo 6
1.1.2. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững 16
1.1.3. Các nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững 21
1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững 23
1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia và khả
năng áp dụng đối với Việt Nam 23
1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số địa phƣơng trong
tỉnh Phú Thọ, khả năng áp dụng đối với huyện Thanh Sơn 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận 32
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu và chọn vùng nghiên cứu 32
2.2.3. Chọn điểm nghiên cứu 33
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin 33
2.2.5. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin 36
2.2.6. Phƣơng pháp phân tích thông tin 37
2.2.7. Những hạn chế của nghiên cứu 37
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN GIAI ĐOẠN 2007-2013 38
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn 38
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 38

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
3.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn 42
3.2.1. Kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Sơn 42
3.2.2. Thực trạng đói nghèo và tình hình giảm nghèo của nhóm hộ
điều tra 51
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Thanh Sơn giai đoạn 2007-2013 78
3.3.1. Những kết quả tích cực và nguyên nhân 78
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 80
3.4. Các nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Thanh Sơn 81
3.4.1. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên 81
3.4.2. Nhân tố về kinh tế 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v
3.4.3. Nhân tố chất lƣợng nguồn nhân lực 83
3.4.4. Nhân tố khoa học và công nghệ 83
3.4.5. Nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nƣớc 84
3.4.6. Nhân tố ý chí tự vƣơn lên thoát nghèo của bản thân ngƣời nghèo 84
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN ĐẾN NĂM 2020 85
4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Thanh Sơn đến năm 2020 85
4.1.1. Quan điểm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn 85
4.1.2. Phƣơng hƣớng 86
4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn đến
năm 2020 87
4.2. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh

Sơn đến năm 2020 88
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực ngƣời dân trong sản xuất,
ứng phó với biến động thời tiết, thị trƣờng, phòng ngừa bệnh tật 88
4.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế 90
4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 93
4.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản
xuất và đời sống, nâng cao năng suất lao động 95
4.2.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội 96
4.2.6. Giải pháp nâng cao nhận thức, ý chí tự vƣơn lên thoát nghèo
của chính ngƣời nghèo 98
4.2.7. Một số giải pháp khác 99
4.3. Kiến nghị 101
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
CSHT Cơ sở hạ tầng
CT 135 Chƣơng trình 135
CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
DTTS Dân tộc thiểu số

ĐBKK Đặc biệt khó khăn
GD - ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
KH&CN Khoa học và Công nghệ
LĐ - TB & XH Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc
WB Ngân hàng thế giới







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn mẫu điều tra 34
Bảng 2.2: Kết quả thu thập mẫu phiếu điều tra 35
Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá thực tế) 39
Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thanh Sơn 39
Bảng 3.3: Thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện 40
Bảng 3.4: Dân số và cơ cấu dân số huyện Thanh Sơn 41
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ nghèo tại các địa điểm khảo sát năm 2013 48

Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ hộ đƣợc điều tra theo thu nhập 52
Bảng 3.7: Diện tích đất canh tác bình quân của nhóm hộ khảo sát 55
Bảng 3.8: Tình hình chăn nuôi của nhóm hộ khảo sát 56
Bảng 3.9: Phân bố việc làm theo nghề nghiệp chính của chủ hộ 57
Bảng 3.10: Trình độ học vấn của chủ hộ đƣợc khảo sát 59
Bảng 3.11: Tỷ lệ trẻ đang đi học các cấp học tại các điểm khảo sát 60
Bảng 3.12: Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn ngân hàng trong 12 tháng qua 67
Bảng 3.13: Tình trạng nhà ở của nhóm hộ nghèo khảo sát 73
Bảng 3.14: Tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch và nhà xí hợp vệ sinh 74











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Thanh Sơn và tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2007-2013 47
Biểu đồ 3.2: Tổng hợp những nguyên nhân nghèo của hộ 53
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ khảo sát 53

Biểu đồ 3.4: Những khó khăn khi sử dụng thẻ BHYT của ngƣời nghèo 66
Biểu đồ 3.5: Phản hồi của ngƣời dân về thủ tục vay vốn 68
Biểu đồ 3.6: Các hình thức xử lý rác thải của hộ 75

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1: Lý giải của cán bộ xã về sự chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn xóm 49
Hộp 3.2: Kinh tế lâm nghiệp giúp ngƣời dân thoát nghèo 54
Hộp 3.3: Tiếp cận giáo dục đã có sự cải thiện đáng kể 61
Hộp 3.4: Ngƣời dân, đặc biệt là hộ nghèo gặp khó khăn khi cho con em
theo học lên bậc học cao 62
Hộp 3.5: Tiếng nói của ngƣời nghèo về dịch vụ chăm sóc sức khỏe 67
Hộp 3.6: Hộ nghèo đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi 69
Hộp 3.7: Một số hộ nghèo sử dụng vốn vay chƣa có hiệu quả 69
Hộp 3.8: Hộ nghèo thƣờng phải “bán non” sản phẩm 71
Hộp 3.9: Bất lợi về thị trƣờng do hạ tầng giao thông yếu kém 71
Hộp 3.10: Sự tham gia của ngƣời nghèo trong các công việc chung của làng,
xóm còn hạn chế 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt đƣợc
những thành tựu ấn tƣợng, là một trong số rất ít những nƣớc kém phát triển có tỷ lệ
giảm nghèo nhanh nhất Thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2012). Theo số liệu tính toán
của Tổng cục Thống kê trên cơ sở sử dụng chuẩn nghèo tính theo chi tiêu của Tổng
cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong vòng
khoảng hai thập kỷ, từ 58 % năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008 (Tổng cục

Thống kê, 2009) và tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 7,6 % năm 2012 (Bộ LĐ-
TB&XH, 2013). Có thể nói đây là một thành tựu ấn tƣợng đã đƣợc cộng đồng quốc
tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trƣớc nhiều khó
khăn thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững, nguy cơ tái nghèo rất
cao. Hơn nữa, có nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhƣng thu nhập bình
quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn nghèo và rất dễ tái nghèo khi gặp phải các cú sốc
nhƣ ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, v.v. Thành công trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo cũng đồng thời tạo ra những thách thức mới, đó là vấn đề khó
tiếp cận hơn với những ngƣời nghèo còn lại, họ phải đối mặt với những khó khăn nhƣ
sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém; nghèo trong nhóm
dân tộc thiểu số vẫn đang là một thách thức kéo dài (ADB, 2003). Dù dân tộc thiểu số
ở Việt Nam chỉ chiếm 15% tổng dân số của cả nƣớc nhƣng lại chiếm tới 47% tổng số
ngƣời nghèo vào năm 2010 (Ngân hàng Thế giới, 2012). Bên cạnh đó, sự chuyển dịch
nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng với những mặt trái của nó
cũng đã tạo nên những thách thức cho công tác giảm nghèo; bất bình đẳng về thu nhập
và cơ hội, sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng ra tăng (Đàm Hữu Đắc, 2005). Điều này
đặt ra vấn đề, phải làm thế nào để tăng tính bền vững trong công tác giảm nghèo và
đảm bảo sự bền vững của kết quả giảm nghèo trong thời gian tới.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý
luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cƣờng tính bền vững trong xây dựng, thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2
hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách giảm nghèo cũng nhƣ công tác triển khai, tổ
chức thực hiện. Cần có những phân tích, đánh giá để tìm nguyên nhân, những nhân tố
tác động đến giảm nghèo để từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao tính bền vững trong
công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng.
Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, điều kiện kinh tế - xã hội, đời

sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Ngay
từ khi chia tách (năm 2007), các cấp lãnh đạo huyện Thanh Sơn đã sớm tổ chức
triển khai nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện,
trong đó xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một mục tiêu quan trọng.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành,
nhiều chƣơng trình dự án, chính sách giảm nghèo đã tích cực đƣợc triển khai thực
hiện và đã thu đƣợc những kết quả đáng kể. Từ 2007 đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh từ 43,6% năm 2007 xuống còn 24,3% năm 2010, bình quân mỗi năm giảm
4,8% (UBND huyện Thanh Sơn, 2011). Năm 2011, do chuẩn nghèo mới đƣợc nâng
lên làm cho tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 28,01%, đến năm 2013 tỷ lệ hộ
nghèo giảm xuống còn 20,39% theo chuẩn nghèo mới (UBND huyện Thanh Sơn,
2013). Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm qua các năm nhƣng những con số này còn
cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc và các huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó là vấn
đề giảm nghèo chƣa mang tính bền vững, hàng năm tỷ lệ hộ tái nghèo cao; đồng
bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60% dân số của huyện nhƣng chủ yếu sinh sống ở
những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn lại chịu nhiều ảnh hƣởng bởi
biến động của điều kiện tự nhiên nên nguy cơ tái nghèo cao. Đây đang là những
thách thức lớn đặt ra cho huyện Thanh Sơn, bởi thực hiện giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà còn
có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển, vƣơn lên tránh tụt hậu đồng
thời hội nhập với các vùng khác trong khu vực và cả nƣớc.
Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải
pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3
2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình thực hiện giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2007-2013; đề xuất một số giải pháp giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và giảm nghèo bền vững;
- Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Thanh Sơn giai đoạn 2007-2013;
- Đánh giá những thành tựu, kết quả giảm nghèo bền vững; những hạn chế yếu
kém chƣa bền vững; những nguyên nhân và các nhân tố tác động;
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Sơn đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
mới thoát nghèo; tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu đói nghèo và giảm nghèo bền vững ở một số thôn
bản có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó có cái nhìn
rộng hơn về thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
- Về thời gian: Do thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị
định 61/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ để thành lập huyện mới Tân Sơn
nên đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện từ năm 2007 (từ khi chia tách huyện) đến năm 2013, đề xuất các giải
pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Về lý luận: Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và giảm
nghèo bền vững; nghiên cứu các công trình, đề tài có liên quan đã đƣợc công bố,
đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm
cho địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


4
+ Về thực trạng: Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo bền vững theo cách tiếp
cận đa chiều: thu nhập, dinh dƣỡng, văn hóa, thông tin, giáo dục đào tạo, nhà ở, cơ
hội việc làm, v.v. Phân tích nguyên nhân, các nhân tố tác động tới giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
+ Về giải pháp: Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững trên cơ sở quan
điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng, đồng thời
trên cơ sở nghiên cứu cơ chế tác động của các nhân tố đến giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn; là tài liệu tham khảo giúp cho nhân dân, các cấp lãnh đạo chính
quyền địa phƣơng có cái nhìn toàn diện hơn về thực hiện giảm nghèo bền vững; làm
cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kế hoạch
giảm nghèo bền vững trên địa bàn; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXIV và Nghị quyết của Chính phủ về định
hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020.
- Những đóng góp mới của đề tài: Chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn
chế, yếu kém trong thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; nguyên
nhân của những kết quả đạt đƣợc, của những hạn chế yếu kém; các nhân tố tác động
để từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Sơn đến năm 2020.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn đƣợc chia thành 4 Chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và giảm nghèo bền vững.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn
giai đoạn 2007-2013.
Chƣơng 4: Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh

Sơn, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận chung về đói nghèo và giảm nghèo bền vững.
1.1.1. Lý luận chung về đói nghèo
1.1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
* Quan niệm của quốc tế về đói nghèo
Quan niệm về đói nghèo hay nhận dạng về đói nghèo của từng quốc gia hay
từng vùng, từng nhóm dân cƣ nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí
chung nhất để xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức
cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội
cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan (1993), các quốc gia
trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những
nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong
tục tập quán của địa phƣơng”.
Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo, một định nghĩa có tính chất

hƣớng dẫn về phƣơng pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo.
Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt lƣợng hóa (định lƣợng), bởi
nó chƣa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch
sử cụ thể qui định trình độ phát triển ở mỗi nơi. Quan niệm hạt nhân có trong định
nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con ngƣời; căn cứ xác định nghèo là ở chỗ đối với
những nhu cầu cơ bản ấy, con ngƣời không đƣợc hƣởng và thỏa mãn.
Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen -
Đan Mạch năm 1995 đƣa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói “Ngƣời nghèo
là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dƣới 1 đô la Mỹ mỗi ngày cho mỗi ngƣời,
số tiền đƣợc coi nhƣ đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý
hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen,
ngƣời đƣợc giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội
lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”.
Nhƣ vậy, xét cho cùng sự tồn tại của con ngƣời nói chung và ngƣời giàu,
ngƣời nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa
chọn của mỗi ngƣời trong cuộc sống, thông thƣờng ngƣời giàu có cơ hội lựa chọn
nhiều hơn, ngƣời nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Ngân hàng Thế giới còn đƣa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều
vƣợt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên
thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực nhƣ: dinh dƣỡng, sức
khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thƣơng, không có quyền phát ngôn và không có
quyền lực (Ngân hàng Thế giới, 2004).
UNDP (1998) công bố một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của
con ngƣời” đã đƣa ra những định nghĩa về nghèo:
- Sự nghèo khổ của con ngƣời: Thiếu những quyền cơ bản của con ngƣời nhƣ

biết đọc, biết viết, đƣợc tham gia vào các quyết định của cộng đồng và đƣợc nuôi
dƣỡng tạm đủ.
- Sự nghèo khổ tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi
tiêu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng, tức là không có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn đƣợc xác định nhƣ
sự không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lƣơng thực và phi lƣơng thực chủ yếu,
những nhu cầu này đôi khi đƣợc xác định khác nhau ở nƣớc này hoặc nƣớc khác.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo, nhƣng nhìn chung các quan
niệm đó đều phản ánh ba khía cạnh của ngƣời nghèo: Không đƣợc thụ hƣởng những
nhu cầu cơ bản ở mức độ tối thiểu dành cho con ngƣời; có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng dân cƣ; thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá
trình phát triển cộng đồng. Có hai dạng nghèo (Lê Xuân Bá, 2001):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8
- Nghèo tuyệt đối, là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa
mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là
mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nƣớc sinh hoạt, y tế, giáo dục, vệ sinh môi
trƣờng, hƣởng thụ văn hóa, thông tin, tiếng nói trong cộng đồng.
- Nghèo tương đối, là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức
trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định.
Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể thống
nhất về mặt định lƣợng. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau thì mức sống của ngƣời dân
cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa các vùng, miền cũng
có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lƣợng của mức nghèo cũng biến động theo thời
gian tƣơng ứng với sự biến động về sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Do vậy, mỗi quốc gia đã xây dựng một thƣớc đo mức độ đói nghèo riêng thông qua

những tiêu chí cụ thể đƣợc xác định gọi là chuẩn nghèo và lấy đó làm cơ sở xác
định tỷ lệ nghèo đói của quốc gia.
Tỷ lệ nghèo: Là tỷ lệ phần trăm số ngƣời hoặc số hộ có mức sống thấp hơn
chuẩn nghèo trong tổng số ngƣời hoặc số hộ đƣợc nghiên cứu (Vũ Cƣơng và Phạm
Văn Vận, 2005). Trong đó mức sống đƣợc đo bằng các thƣớc đo nhƣ sau:
Thước đo đơn chiều, thƣớc đo này đo khía cạnh về kinh tế của mức sống và
đƣợc tính theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình từ các
cuộc điều tra thu nhập, chi tiêu hoặc điều tra mức sống hộ gia đình. Các nƣớc lựa
chọn thu nhập làm thƣớc đo đơn chiều mức sống cho rằng: Thu nhập phản ánh thực
chất mức sống của các hộ gia đình hơn là chi tiêu. Các nƣớc chọn chi tiêu làm thƣớc
đo đơn chiều mức sống lại cho rằng độ chính xác của số liệu chi tiêu điều tra
thƣờng cao hơn so với số liệu điều tra về thu nhập, mức chi tiêu phản ánh thực chất
mức sống của các hộ gia đình hơn là thu nhập. Trong khi thu nhập thƣờng có tính
ổn định không cao trong một thời kỳ nhất định. Trên thực tế là có thể kiểm soát
đƣợc chất lƣợng số liệu thu nhập hơn số liệu chi tiêu của các hộ nghèo. Nhƣng tùy
điều kiện nhất định mà mỗi quốc gia sẽ lựa chọn thu nhập hoặc chi tiêu làm thƣớc
đo để xác định tỉ lệ đói nghèo của quốc gia mình.
Thước đo đa chiều, thƣớc đo đa chiều xem xét mức sống của dân cƣ một cách
đầy đủ, toàn diện hơn. Nó đo lƣờng mức sống cả mặt kinh tế lẫn chất lƣợng cuộc sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9
theo các chiều khác nhau nhƣ: Tình trạng phi tiền tệ, tình trạng dễ bị tổn thƣơng, rủi ro,
quyền tự do, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử, bị vi phạm quyền con ngƣời.
Tóm lại, hai thƣớc đo đơn chiều và đa chiều về đói nghèo đều có những ƣu,
nhƣợc điểm hay tác động đến giảm nghèo khác nhau. Thƣớc đo nghèo đơn chiều
giải quyết các vấn đề về nghèo một cách ngắn hạn trong khi thƣớc đo đa chiều giải
quyết nghèo trong dài hạn.
* Quan niệm của Việt Nam về đói nghèo:

Về cơ bản Việt Nam thống nhất với khái niệm chung về đói nghèo do Hội
nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ
không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những
nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong
tục tập quán của địa phƣơng”. Nghèo của Việt Nam đang đƣợc nghiên cứu là nghèo
tuyệt đối, thƣớc đo đói nghèo mà Việt Nam đang áp dụng là cách tiếp cận đơn
chiều. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu tiếp cận nghèo theo
thƣớc đo đa chiều.
1.1.1.2. Chuẩn nghèo và các tiêu chí đánh giá
- Khái niệm chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình
quân đầu ngƣời mà một quốc gia quy định dùng làm tiêu chuẩn để xác định ngƣời
nghèo hoặc hộ nghèo (Bộ LĐ-TB&XH, 2005). Theo đó, những ngƣời hoặc những
hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu ngƣời thấp hơn chuẩn nghèo đƣợc coi
là ngƣời nghèo hoặc hộ nghèo.
- Các tiêu chí đánh giá:
Để xác định chuẩn nghèo có nhiều tiêu chí, chuẩn mực đánh giá khác nhau. Trên
thế giới ngƣời ta lấy những chỉ tiêu: Chất lƣợng cuộc sống (PQLI), chỉ tiêu phát triển con
ngƣời (HDI), chỉ tiêu nhu cầu dinh dƣỡng, chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính
theo đầu ngƣời để làm các tiêu chí xác định chuẩn nghèo (Ngân hàng Thế giới, 2000).
Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống: Bao gồm ba nhân tố cơ bản, đó là tuổi thọ, tỷ
lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10
Chỉ tiêu phát triển con người do Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc đƣa
ra bao gồm hệ thống ba thành phần: Tuổi thọ, tình trạng biết chữ của ngƣời lớn, thu
nhập bình quân đầu ngƣời trong năm.
Chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một

ngƣời trong một ngày.
Chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: Đây là chỉ tiêu
chính mà hiện nay nhiều nƣớc và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu,
nghèo. Tại Đại hội lần thứ II của ủy ban giảm nghèo khổ khu vực Châu Á - Thái
Bình Dƣơng (ESCAP) họp tại Bangkok, Thái Lan tháng 9 năm 1995, Ngân hàng
Thế giới đƣa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân
đầu ngƣời dƣới 370 USD/ngƣời/năm.
Sự kết hợp chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân theo đầu ngƣời, chỉ tiêu phát
triển con ngƣời và chỉ tiêu chất lƣợng cuộc sống cho phép chúng ta nhìn nhận các
nƣớc giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách
quan, toàn diện sự phát triển con ngƣời trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá trên, Ngân hàng thế giới còn dùng phƣơng pháp
đánh giá mới thiên về môi trƣờng để xếp loại nƣớc giàu, nƣớc nghèo. Ngân hàng
thế giới nhấn mạnh đến các nguồn lực thiên nhiên (bao gồm các tài sản tự nhiên nhƣ
khoáng sản, đất trồng trọt và các khu vực thiên nhiên khác) việc bảo vệ môi trƣờng,
vấn đề giáo dục, sự linh hoạt về mặt xã hội và các tài sản nói chung thƣờng ít đƣợc
coi trọng nhƣng là những công cụ cho sự phát triển lâu dài.
Ngân hàng Thế giới (2000) đã tính toán và đƣa ra khuyến nghị chuẩn nghèo
đói cho các quốc gia vào những năm cuối của thập kỷ trƣớc nhƣ sau:
- Đối với nƣớc nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu nhập
dƣới 0,5 USD/ngày.
- Đối với nƣớc đang phát triển là 1 USD/ngày.
- Các nƣớc thuộc Châu Mỹ la tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
- Các nƣớc Đông Âu là 4 USD/ngày.
- Các nƣớc công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Tuy nhiên, các quốc gia đều tự đƣa ra chuẩn riêng của mình, thông thƣờng nó
thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng Thế giới đƣa ra. Theo tài liệu tập huấn
giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ: Nƣớc Mỹ năm 1970 quy định ngƣỡng nghèo là thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


11
nhập dƣới 5.500 USD/hộ 4 ngƣời/năm; đến năm 1988 ngƣỡng nghèo nâng lên dƣới
10.921 USD/hộ 4 ngƣời/năm; năm 1992 là 13.680 USD/hộ 4 ngƣời/năm (Sở LĐ-
TB&XH tỉnh Phú Thọ, 2010).
Trung Quốc năm 1986 đƣa ra chuẩn nghèo là 206 NDT/ngƣời/năm tại các
vùng nông thôn; năm 1990 là 300 NDT/ngƣời/năm; năm 2000 chuẩn nghèo của
Trung Quốc điều chỉnh lên 625 NDT/ngƣời/năm; đến năm 2007 nâng lên là 786
NDT/ngƣời/năm và năm 2008 là 1.196 NDT/ngƣời/năm (Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Phú Thọ, 2010).
Một số chuẩn nghèo tính theo lƣợng Calo tiêu thụ của một số nƣớc nhƣ sau
(Ngân hàng Thế giới, 2000):
- Malaixia: 2.910 Kcalo/ngày tính cho 1 gia đình có 2 ngƣời lớn và 3 trẻ em.
- Pakixtan lấy đƣờng nghèo là tiêu thụ 2.350 Kcalo/ngƣời lớn/ngày.
- Phi-lip-pin mức 2.000 Kcalo/ngƣời/ngày.
- Xri-lan-ca: 2.500 Kcalo/ngƣời/ngày.
- Ne-pan: 2.124 Kcalo/ngƣời/ngày.
- Lào, Campuchia, ngƣỡng nghèo là 2.100 Kcalo/ngƣời/ngày.
Chuẩn nghèo và các tiêu chí đánh giá đói nghèo của Việt Nam:
Năm 1993, Tổng cục Thống kê đã xây dựng chuẩn nghèo lƣơng thực thực
phẩm ở khu vực thành thị và nông thôn bằng trị giá 2 rổ hàng hóa ăn uống tƣơng
ứng (theo giá năm 1993). Chuẩn nghèo của các năm sau đƣợc tính bằng trị giá rổ
hàng hóa ăn uống của năm 1993 nhân với giá của năm tƣơng ứng.
Việt Nam đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 - 2013.
- Giai đoạn 1993 - 1995:
Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu ngƣời quy ra gạo/tháng là dƣới 13kg đối với
thành thị, dƣới 08kg đối với khu vực nông thôn.
Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu ngƣời quy ra gạo/tháng là dƣới 20kg đối
với khu vực thành thị và dƣới 15kg đối với khu vực nông thôn.
- Giai đoạn 1995 - 1997:

Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân một ngƣời trong hộ một tháng quy ra gạo
dƣới 13kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dƣới 15kg/ngƣời/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dƣới 20kg/ngƣời/tháng.
+ Vùng thành thị: Dƣới 25kg/ngƣời/tháng.
- Giai đoạn 1997 - 2000 (Công văn số 175/LĐ-TB&XH):
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một ngƣời trong hộ một tháng quy
ra gạo dƣới 13kg, tƣơng đƣơng 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng).
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tƣơng ứng nhƣ sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dƣới 15kg/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng
55.000 đồng).
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dƣới 20kg/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng
70.000 đồng).
+ Vùng thành thị: Dƣới 25kg/ngƣời /tháng (tƣơng đƣơng 90.000 đồng).
- Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005 trên phạm vi toàn quốc đối
với từng vùng (Quyết định số 1143/ 2000/QĐ-LĐTBXH) đƣợc xây dựng dựa trên
thu nhập bình quân đầu ngƣời nhƣ sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng.
- Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 170/ 2005/
QĐ-TTg) quy định hộ nghèo cho hai khu vực nông thôn và thành thị nhƣ sau:
+ Vùng nông thôn (cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Vùng thành thị: 260.000 đồng/ngƣời/ tháng.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đã đƣợc điều chỉnh lại có tính đến các

nhân tố ảnh hƣởng để tiếp tục công cuộc xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển
kinh tế - xã hội đất nƣớc. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ
quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập cụ thể nhƣ sau:
Hộ nghèo:
+ Vùng nông thôn: 400.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Thành thị: 500.000 đồng/ngƣời/tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13
Hộ cận nghèo:
+ Vùng nông thôn: 401.000 đồng đến 520.00 đồng/ngƣời/tháng.
+ Thành thị: 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Nhìn vào chuẩn nghèo của Việt Nam ta thấy, mức chuẩn nghèo đƣợc nâng lên
qua từng giai đoạn: Chuẩn nghèo vùng nông thôn giai đoạn 2011-2015 so với giai
đoạn 2005-2010 tăng gấp 2 lần (từ 200.000đ lên 400.000đ), chuẩn nghèo khu vực
thành thị giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010 tăng gấp 1,92 lần (từ
260.000đ lên 500.000đ). Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối
với đời sống của ngƣời nghèo, đồng thời từng bƣớc rút ngắn khoảng cách chênh
lệch giữa chuẩn nghèo Việt Nam với chuẩn nghèo thế giới.
Sau gần 30 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đại đa số ngƣời dân đã đƣợc
cải thiện, do vậy đối tƣợng nghèo đói cũng có sự thay đổi. Trƣớc đây, do nguồn lực
hạn chế nên chƣơng trình giảm nghèo chủ yếu tập trung cho đối tƣợng nghèo về lƣơng
thực, thực phẩm - nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn no, mặc ấm). Hiện nay do mức sống
đƣợc nâng lên nên nhu cầu phi lƣơng thực, thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức
khỏe khi ốm đau, giáo dục, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội) cũng tăng thêm và nhiệm
vụ của chƣơng trình là hỗ trợ để giảm đối tƣợng nghèo phi lƣơng thực, thực phẩm -
nghèo tƣơng đối. Cơ hội tiếp cận và thụ hƣởng các thành quả của sự phát triển cũng
nhƣ sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàu nghèo
đang có xu hƣớng gia tăng cho nên chuẩn nghèo cũng có sự thay đổi.

Tuy nhiên, việc sử dụng chuẩn nghèo dựa vào thu nhập trong một thời gian dài
đã không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhƣ: bỏ sót đối tƣợng, độ bao
phủ chƣa cao, thiếu công bằng trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chƣa
đánh giá, đo lƣờng mức độ chuyển biến về tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của
ngƣời dân. Ở một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh việc áp
dụng mức chuẩn nghèo này để xác định hộ nghèo không còn phù hợp do thu nhập
bình quân đầu ngƣời cao hơn rất nhiều so với cả nƣớc.
1.1.1.3. Phương pháp xác định chuẩn nghèo
* Ý nghĩa của việc xác định chuẩn nghèo:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14
Chuẩn nghèo là một thƣớc đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, điều đó
cũng có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định đối tƣợng cần trợ giúp phù hợp, hoạch
định chính sách và các giải pháp trợ giúp, tổ chức thực hiện giúp đối tƣợng tiếp cận
với các chính sách.
* Phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo.
Có hai phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo (Bộ LĐ-TB&XH, 2005):
 Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu.
Đây là phƣơng pháp do các chuyên gia Ngân hàng thế giới khởi xƣớng và
cũng là phƣơng pháp đƣợc nhiều quốc gia cũng nhƣ các tổ chức quốc tế công nhận
và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo ở cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các
dự án lớn. Nội dung cơ bản của phƣơng pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo
đảm các nhu cầu cơ bản của con ngƣời về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại
và giao tiếp xã hội. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
- Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lƣơng thực, thực phẩm (nhu cầu
ăn uống để tồn tại). Để xác định đƣợc nhu cầu này ngƣời ta xác định rổ hàng hóa để
bình quân hàng ngày một ngƣời có đƣợc 2.100Kcal, rổ hàng hóa khoảng 40 mặt
hàng (rổ hàng hóa tính cho Việt Nam cũng 40 mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng

hóa: gạo các loại; lƣơng thực khác quy gạo; thịt các loại; mỡ, dầu ăn; tôm cá; trứng
gia cầm các loại; đậu phụ; đƣờng, mật, sữa, bánh kẹo, mứt; nƣớc mắm, nƣớc chấm;
chè, cà phê; rƣợu, bia; đồ uống khác; đỗ các loại; lạc, vừng; rau các loại; quả chín);
từ rổ hàng hóa này ngƣời ta xác định đƣợc số tiền cần thiết chi tiêu cho lƣơng thực
thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả rổ hàng hóa ở thành thị, nông thôn và các vùng rất
khác nhau, vì vậy ngƣời ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hóa này.
- Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu phi lƣơng thực thực phẩm (7 nhu cầu cơ
bản còn lại). Thông thƣờng chi cho lƣơng thực, thực phẩm chung của dân cƣ chiếm
khoảng 60% tổng chi tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lƣơng thực, thực phẩm. Đối với
nhóm giàu tỷ lệ tƣơng ứng là 50% và 50%; đối với nhóm nghèo 70% chi tiêu cho nhu
cầu lƣơng thực thực phẩm (LTTP), còn 30% chi tiêu cho phi lƣơng thực thực phẩm
(ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội).
- Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lƣơng thực, thực phẩm và phi
lƣơng thực, thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15
Tổng chi tiêu = Chi tiêu cho LTTP + Chi tiêu cho phi LTTP
Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu đƣợc gọi là đƣờng nghèo chung hay còn gọi
là chuẩn nghèo cao.
Giá trị bằng tiền của chi tiêu cho lƣơng thực thực phẩm là đƣờng nghèo lƣơng
thực thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp.
Cũng bằng phƣơng pháp trên, nhƣng Tổng cục Thống kê đã chuyển từ mức
chi tiêu sang mức thu nhập để mọi ngƣời dễ hiểu và thuận lợi hơn cho việc điều tra
khảo sát và tính toán tỷ lệ nghèo đói. Những ngƣời có thu nhập thấp hơn chuẩn
nghèo chung đƣợc xếp vào nhóm ngƣời nghèo; còn những ai có thu nhập thấp hơn
mức chi tiêu cho lƣơng thực thực phẩm (đƣờng nghèo LTTP) thì đƣợc xếp vào
nghèo về lƣơng thực thực phẩm.
Một điều đáng lƣu ý là khi xác định ngƣời nghèo phải gắn chặt với thu nhập

bình quân của hộ gia đình. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ ngƣời
nghèo, thông thƣờng trong một quốc gia thì tỷ lệ ngƣời nghèo bao giờ cũng cao hơn
tỷ lệ hộ nghèo.
 Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình
quân đầu người của các hộ gia đình.
Phƣơng pháp này rất khoa học và tƣơng đối đơn giản, một số nƣớc phát triển ở
Châu Âu và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng ngƣời nghèo là những ngƣời có thu nhập
không đủ để chi phí cho lƣơng thực thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy, ngƣời
ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 50% thu nhập bình quân đầu ngƣời của các
hộ gia đình trong cả nƣớc. Tuy nhiên, có tài liệu khác do Trung tâm phát triển
nguồn nhân lực Châu Á phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Dân số và nguồn lao
động, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng “Theo quan niệm chung của nhiều nƣớc, hộ nghèo
có mức thu nhập dƣới 1/3 mức trung bình của xã hội”. Theo chuẩn này thì vào năm
1993 cả thế giới có 1,1 tỷ ngƣời nghèo.
Qua nghiên cứu tài liệu có liên quan đề tài cho rằng việc lấy chuẩn nghèo bằng
1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình
độ phát triển của mỗi nƣớc, song biên độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong
1/2 hay 1/3 mức thu nhập bình quân. Nƣớc phát triển (nƣớc giàu) thu nhập cao, chi

×