Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Ảnh hưởng của tư tưởng thiền lão trong lý luận, phê bình văn học cổ điển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ ĐẮC TƢỜNG

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN LÃO TRONG
LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

TP Hồ Chí Minh, năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ ĐẮC TƢỜNG

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN LÃO TRONG
LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số

: 62. 22. 01. 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ GIANG

Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn


2. PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn
Phản biện:
1. PGS.TS. Nguyễn Công Lý
2. PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
3. PGS.TS. Nguyễn Kinm Châu
TP Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ hết sức
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Giang người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học trong quá trình học tập, nghiên cứu
và triển khai luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cơ Khoa Văn học và Ngơn
ngữ, Phịng Sau Đại học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon
Tum; Trường THPT Duy Tân tỉnh Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin được biết ơn gia đình, những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã
ln là điểm tựa vững chắc để tơi hồn thành cơng trình này.
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Đắc Tường


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án

Lê Đắc Tường


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ NHÓM TỪ VIẾT TẮT

1. ĐHSP TPHCM: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2. ĐHQG TPHCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
3. ĐH & THCN: Đại học và Trung học chuyên nghiệp
4. KHXH&NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
5. KHXH&NV TPHCM: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh
6. KHXH&NV - ĐHQG TPHCM: Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
7. Nxb: Nhà xuất bản
8. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................
Lời cảm ơn ............................................................................................................
Lời cam đoan ........................................................................................................
Danh mục các từ và nhóm từ viết tắt ....................................................................
Mục lục .................................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6

5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 7
6. Cấu trúc nội dung của luận án .......................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHUYNH HƢỚNG TRONG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM .................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
1.1.1. Việc nghiên cứu tư tưởng Thiền-Lão ............................................... 8
1.1.2. Việc nghiên cứu tư tưởng Thiền-Lão trong lý luận, phê bình
văn học cổ Trung Quốc .............................................................................. 21
1.1.3. Việc nghiên cứu tư tưởng Thiền-Lão trong lý luận, phê bình
văn học cổ điển Việt Nam .......................................................................... 30
1.2. Các khuynh hướng trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam......... 54
1.2.1. Khuynh hướng đề cao đạo đức trong sáng tác văn học ................. 54
1.2.2. Khuynh hướng đề cao chủ nghĩa yêu nước
trong sáng tác văn học .............................................................................. 59
1.2.3. Khuynh hướng đề cao Tự nhiên, Hư tĩnh
trong sáng tác văn học .............................................................................. 64
1.2.4. Khuynh hướng đề cao con người cá nhân và
nghệ thuật tài tử trong sáng tác văn học ................................................... 65
* Tiểu kết ............................................................................................................. 69
Chƣơng 2: PHẠM TRÙ TỰ NHIÊN TRONG LÝ LUẬN,
PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM ............................................... 71
2.1. Tự nhiên trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận,
phê bình văn học cổ Trung Quốc ............................................................................ 71
2.2. Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam ......................... 81


2.2.1. Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lý - Trần ............... 81
2.2.2. Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lê - Nguyễn .......... 94
* Tiểu kết ................................................................................................................... 105

Chƣơng 3: PHẠM TRÙ HƢ TĨNH VÀ VƠ NGƠN TRONG LÝ LUẬN,
PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM ............................................... 107
3.1. Hư tĩnh ................................................................................................................ 107
3.1.1. Hư tĩnh trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận,
phê bình văn học cổ Trung Quốc .............................................................. 107
3.1.2. Hư tĩnh trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam ............. 116
3.1.2.1. Quan niệm Hư tĩnh của các tác giả thời Lý - Trần ........... 116
3.1.2.2. Quan niệm Hư tĩnh của các tác giả thời Lê - Nguyễn ....... 124
3.2. Vô ngôn .......................................................................................................... 136
3.2.1. Quan niệm Vô ngôn trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận,
phê bình văn học cổ Trung Quốc .............................................................. 136
3.2.2. Vô ngôn trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam ............ 142
3.2.2.1. Quan niệm Vô ngôn của các tác giả thời Lý - Trần .......... 142
3.2.2.2. Quan niệm Vô ngôn của các tác giả thời Lê - Nguyễn ...... 147
* Tiểu kết ................................................................................................................... 152
Chƣơng 4: PHẠM TRÙ TIÊU DAO VÀ BÌNH ĐẠM TRONG LÝ LUẬN,
PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM ............................................... 153
4.1. Tiêu dao ......................................................................................................... 153
4.1.1. Tiêu dao trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận,
phê bình văn học cổ Trung Quốc .................................................................. 153
4.1.2. Tiêu dao trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam ........... 160
4.1.2.1. Quan niệm Tiêu dao .......................................................... 160
4.1.2.2. Phong cách nghệ thuật Tiêu dao ....................................... 170
4.2. Bình đạm ........................................................................................................ 174
4.2.1. Bình đạm trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận,
phê bình văn học cổ Trung Quốc .............................................................. 174
4.2.2. Bình đạm trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam .......... 180
4.2.2.1. Quan niệm Bình đạm ......................................................... 180
4.2.2.2. Phong cách nghệ thuật Bình đạm ...................................... 185
* Tiểu kết .............................................................................................................. 194

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 195
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................. 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 201


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học cổ điển Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử văn
học Việt Nam. Văn học cổ điển đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ
cho văn học viết Việt Nam; đồng thời đóng vai trị to lớn trong việc hình thành, kết
tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc. Muốn thưởng thức, nghiên
cứu văn học cổ điển, ngoài rào cản về văn tự, độc giả phải vượt qua rào cản khác đó
là quan niệm, ý thức, tư tưởng văn học của người xưa. Nếu hiểu được tư tưởng văn
học của họ, chúng ta sẽ có được cơng cụ hữu hiệu để giải mã tối ưu văn học cổ điển
Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng, lý luận văn học của người xưa là việc làm
hết sức cần thiết, hữu dụng. Đây cũng là nỗ lực của luận án nhằm góp phần định vị
và xây dựng hệ thống quan niệm văn học cổ điển Việt Nam mà các nhà nghiên cứu
đã dày công sưu tầm, khám phá, tái hiện trong nhiều thập kỷ vừa qua.
1.2. Trước đây, khi nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam, một số học giả
đã “ngậm ngùi” vì sự “nhỏ hẹp” và “cịn thiếu” của mảng lý luận, phê bình. Khi công
tác khảo cứu, sưu tầm văn học cổ điển được chú trọng, trên thực tế, tuy còn khiêm
tốn so với thực tiễn sáng tác đồ sộ, nhưng ông cha ta đã để lại những suy nghĩ, quan
niệm về văn học hết sức tinh túy và vô cùng quý báu cho hậu thế. Tuy việc nghiên
cứu lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể,
nhưng so với bề dày lịch sử gần mười thế kỷ, tầm giá trị và sự đa dạng, phức tạp của
nó thì việc nghiên cứu đó vẫn đang cịn rất khiêm tốn và cần được tiếp tục.
1.3. Khi nghiên cứu về lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, các nhà
nghiên cứu chủ yếu chú trọng vào các mệnh đề “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”

theo tư tưởng Nho giáo mà chưa chú tâm đến tư tưởng Lão Trang và Thiền tông. Đến
nay, tư tưởng Lão Trang và Thiền tơng trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt
Nam vẫn chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện và hệ thống. Việc chọn
và thực hiện đề tài này sẽ làm hiểu rõ hơn tư tưởng Lão Trang và Thiền tông trong lý
luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, qua đó góp phần hồn thiện hệ thống các
khuynh hướng trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam.
1.4. Trong các chương trình dạy học Ngữ văn, Văn học, Lý luận văn học, Văn


2

hóa học,… văn học cổ điển Việt Nam chiếm vị trí khá quan trọng. Nhưng việc dạy
học văn học cổ điển Việt Nam một cách có hiệu quả là điều không dễ dàng. Nếu như
được trang bị một số kiến thức về lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam và các
khuynh hướng tư tưởng, trong đó có khuynh hướng Lão Trang và Thiền tơng thì
chắc chắn cả người dạy, người học sẽ khắc phục được phần nào khó khăn trên. Vì
vậy, cơng trình nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tư tưởng Thiền Lão trong lý luận, phê
bình văn học cổ điển Việt Nam” sẽ cung cấp thêm tư liệu, tài liệu trong việc dạy học
các chương trình có sự hiện diện của văn học cổ điển Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan về công tác sưu tập và các bài viết, các cơng
trình nghiên cứu về lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, luận án tìm hiểu các
khuynh hướng trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam.
Thứ hai, từ sự tương đồng của tư tưởng Lão Trang và Thiền tông, luận án trừu
xuất và nghiên cứu các phạm trù: Tự nhiên, Hư tĩnh, Vô ngôn, Tiêu dao, Bình đạm.
Mỗi phạm trù đều được nghiên cứu nguồn gốc hình thành, phát triển trong mối tương
quan với lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc.
Thứ ba, từ các phạm trù trên, luận án khảo sát, phân tích những ý kiến, quan
niệm về văn học của các tác giả thời Lý - Trần và thời Lê - Nguyễn, để tường minh
sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang và Thiền tông trong lý luận cũng như trong

sáng tác văn học cổ điển Việt Nam. Đây là mục đích quan trọng, cơ bản của luận án.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu nguồn gốc hình thành, phát triển các phạm trù
của tư tưởng Lão Trang và Thiền tơng như: Tự nhiên, Hư tĩnh, Vơ ngơn, Tiêu dao,
Bình đạm trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc.
- Đối với lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, luận án tập trung
nghiên cứu các bài tựa, bình, bạt, thư,… các cơng trình có tính lý luận của Lê Quý
Đôn, Phan Huy Chú, Miên Trinh và trong một số tác phẩm văn học mang khuynh
hướng Lão Trang và Thiền tông.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối với lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc, phạm vi đề tài chỉ nghiên
cứu các tác giả có khuynh hướng Lão Trang và Thiền tông từ thời Tiên Tần đến thời
Minh, Thanh.
- Đối với lý luận, phê bình văn học Việt Nam, luận án chỉ nghiên cứu giới hạn
trong văn học cổ điển từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, qua các tác giả mang dấu ấn
Lão Trang và Thiền tông.
Để làm rõ hơn đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận án giới thuyết một số khái
niệm sau:
3.2.1. Thiền Lão
Thiền Lão (禅 老) là một khái niệm mà nội hàm bao gồm cả tư tưởng Thiền
tông và Lão Trang xét trên bình diện những điểm tương đồng vi diệu của hai tư
tưởng về mặt bản thể luận, nhận thức luận và giải thốt luận. Từ đó tạo thành những
phạm trù mỹ học độc đáo như: Tự nhiên, Hư tĩnh, Vô ngơn, Tiêu dao, Bình đạm,…
Để thể hiện sự gắn kết, hòa hợp của hai tư tưởng, từ đây, luận án sẽ sử dụng khái
niệm Thiền-Lão (giữa Thiền và Lão có dấu gạch ngang dính liền).

3.2.2. Văn học cổ Trung Quốc
Ở Trung Quốc, văn học từ đời Thanh trở về trước có lịch sử khoảng trên 2000
năm và với một khơng gian rộng lớn, phát triển khơng đồng đều, vì vậy việc phân kỳ
khá phức tạp. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu chủ yếu chia theo triều đại và thời kỳ.
Chia theo triều đại, văn học Trung Quốc từ thời Xuân Thu chiến quốc đến
giữa thế kỷ XIX, được chia thành bảy giai đoạn gắn với các triều đại, cụ thể: giai
đoạn Tiên Tần, Tần, Hán; giai đoạn Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều; giai đoạn Đường,
Ngũ đại; giai đoạn Tống, Liêu, Kim; giai đoạn Nguyên; giai đoạn Minh và giai đoạn
Thanh (Trung Hoa văn học thông sử, 1997) [174].
Chia theo thời kỳ, văn học Trung Quốc được phân thành ba thời kỳ: Thượng
cổ kỳ (từ đầu đến hết thế kỷ II); Trung cổ kỳ (cuối thế kỷ II đến giữa thế kỷ X); Cận
cổ kỳ (từ giữa thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) (Lịch sử phê bình văn học Trung Quốc,
1999) [172].
Từ hai cách phân kỳ phổ biến trên, luận án xác định tên gọi văn học cổ Trung
Quốc là nền văn học từ Tiên Tần đến đời Thanh. Trên phương diện lý luận, phê bình


4

văn học, luận án nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc theo kiểu tác giả mang dấu ấn
Thiền-Lão. Vì vậy, lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc được chia theo triều
đại, cụ thể gồm: Tiên Tần; Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều; Đường; Tống; Minh; Thanh.
3.2.3. Văn học cổ điển Việt Nam
- Về tên gọi:
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế XIX được các nhà nghiên cứu gọi
với các tên: văn học cổ Việt Nam, văn học cổ điển Việt Nam, văn học truyền thống,
văn học cổ cận đại và văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, văn học cổ điển Việt
Nam và văn học trung đại Việt Nam là hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Như
vậy, việc gọi tên này chỉ có tính tương đối, tùy thuộc vào đối tượng, nội dung nghiên
cứu. Luận án sử dụng khái niệm văn học cổ điển Việt Nam vì:

Nếu gọi văn học từ thế kỷ X đến cuối thế XIX là văn học trung đại thì phải
chăng vơ hình trung chúng ta đã đem một thuật ngữ châu Âu vốn mang hàm nghĩa
rất hẹp, cũng là một thời kỳ thiếu vắng những giá trị văn học đích thực, áp đặt lên cả
một chặng đường gần 10 thế kỷ với nhiều thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam.
Mặt khác, riêng ở Việt Nam khái niệm văn học trung đại vẫn đem đến một cảm giác
về sự độc tôn, chủ đạo của tư tưởng Nho giáo. Trên thực tế, trong 10 thế kỷ văn học
Việt Nam, đâu phải chỉ có Nho giáo mà các hệ tư tưởng như Phật, Lão Trang, các tơn
giáo tín ngưỡng bản địa,... vẫn tồn tại, lan tỏa. Hơn nữa, nếu gọi là trung đại thì trước
đó phải có cổ đại, Việt Nam chưa xác định được đầy đủ diện mạo văn học cổ đại. Vì
vậy, khái niệm văn học trung đại Việt Nam chưa thật sự chính xác, chưa bao hàm hết
nội dung, ý nghĩa của thời kỳ văn học từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX.
Từ cổ điển có rất nhiều nghĩa, trong đó có các nghĩa như: cổ điển được hiểu
như cái vĩ đại, cái hạng nhất; cổ điển được hiểu như cái được học trong nhà trường;
cổ điển chỉ những tác phẩm chuẩn mực hay giai đoạn phát triển nổi trội của văn học;
cổ điển được hiểu như một thời kỳ, một giai đoạn nhất định trong lịch sử văn học.
Với các nghĩa như vậy, việc gọi văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX
là văn học cổ điển sẽ bao hàm được tầm giá trị, sự trường tồn và là khái niệm phù
hợp, thỏa đáng với đối tượng, nội dung nghiên cứu của luận án.
- Về phân kỳ văn học cổ điển Việt Nam:
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế XIX được các nhà nghiên cứu chủ
yếu chia theo hai tiêu chí là thời kỳ và thế kỷ. Cụ thể:


5

Chia theo thời kỳ, tiêu biểu có hai cách chia:
+ Chia thành hai thời kỳ, gồm: Thượng kỳ trung đại và Hạ kỳ trung đại (Đặc
trưng văn học trung đại Việt Nam, 1996) [152].
+ Chia thành ba thời kỳ, gồm: Sơ kỳ trung đại, Trung kỳ trung đại và Hậu kỳ
trung đại (Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, 2001) [36].

Phân kỳ theo mốc thế kỷ, tiêu biểu có các cách chia sau:
+ Chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII;
Giai đoạn sau từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX (Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
hết thế kỷ XIX, 2012) [134].
+ Chia thành năm giai đoạn: Văn học thế kỷ X đến thế kỷ XIV; Văn học thế
kỷ XV; Văn học thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII; Văn học giữa thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỷ XIX và Văn học nửa cuối thế kỷ XIX (Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa
đầu thế kỷ XVIII) [65] và Lịch sử văn học Việt Nam) [97].
+ Chia thành sáu giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên (thế kỷ X - đầu thế kỷ XV);
Giai đoạn thứ hai (thế kỷ XV); Giai đoạn thứ ba (thế kỷ XVI - thế kỷ XVII); Giai
đoạn thứ tư (thế kỷ XVIII); Giai đoạn thứ năm (nửa đầu thế kỷ XIX) và Giai đoạn
thứ sáu (nửa sau thế kỷ XIX) (“Một vài vấn đề phân kỳ lịch sử văn học nhìn từ điểm
đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Văn học, California, số 184/2001) [17].
Kế thừa các cách phân kỳ như đã nói ở trên, căn cứ vào nội dung nghiên cứu,
luận án xác định cách phân kỳ văn học cổ điển Việt Nam. Theo đó, luận án chia
thành hai giai đoạn văn học: Văn học thời Lý - Trần; Văn học thời Lê - Nguyễn. Hai
khái niệm này được dùng để định danh cho một giai đoạn lịch sử. Cụ thể:
Văn học thời Lý - Trần là giai đoạn có lịch sử gần 500 năm, bao gồm các triều
đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Hậu Trần.
Văn học thời Lê - Nguyễn là giai đoạn văn học có lịch sử gần 500 năm, bao
gồm các triều đại Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn (chỉ tính đến cuối thế kỷ
XIX).
Cách phân kỳ này là phù hợp với đối tượng, nội dung nghiên cứu. Bởi vì, văn
học thời Lý - Trần, lý luận, phê bình ở giai đoạn khởi phát, hình thành, chủ yếu biểu
hiện qua tác phẩm và gắn với thiền sư; đến văn học thời Lê - Nguyễn, lý luận, phê
bình đã khẳng định vị trí vững chắc, phát triển ở mức độ điển hình, chủ yếu biểu hiện
qua các bài bạt, tựa, bình hay một số tác phẩm mang tính lý luận và gắn với nhà nho.


6


3.2.4. Lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam
Lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam là tên gọi có tính tương đối, có
điều kiện để chỉ quan niệm, ý thức văn học của các tác giả cổ điển. Sở dĩ nói là tên
gọi có tính tương đối, có điều kiện là bởi vì:
- Văn học cổ điển Việt Nam khơng có những nhà tư tưởng, nhà lý luận như
kiểu Platon, Aristotle,… của phương Tây, Bharta, Dandin, Kuntaka,…của Ấn Độ,
hay Lưu Hiệp, Chung Vinh,… của Trung Quốc, vì vậy, khơng thể có nền lý luận, phê
bình theo cách hiểu hiện đại. Tức là một bộ môn chuyên biệt với tư duy logic với hệ
thống khái niệm chuyên biệt, chủ yếu diễn đạt bằng văn nghị luận với ngơn ngữ
mang tính khách quan,…
- Quan niệm, ý thức văn học ít được người xưa trình bày bằng những cơng
trình, chun luận hồn chỉnh mà chủ yếu được thể hiện tản mạn qua các bài bạt, bài
tựa, bài bình, thư,… và ngay chính trong tác phẩm văn học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu và thao tác nghiên cứu, gồm:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp nghiên cứu liên
khoa học, là sự kết hợp các mơn học, ngành học. Nói cách khác, đây là phương pháp
vận dụng các thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan để khám
phá một đối tượng. Đối với tư tưởng Thiền-Lão, chúng tôi vận dụng các thành tựu
của các bộ mơn như văn hóa học, lịch sử tư tưởng, triết học,… để tiếp cận và giải
mã. Đối với lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, chúng tôi vận dụng thành
tựu của văn học sử, lịch sử, văn hóa học, xã hội học,… để nghiên cứu.
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này dùng để nghiên cứu, khảo sát
nguồn gốc hình thành, vận động của các phạm trù Thiền-Lão gắn với các tác giả văn
học cổ Trung Quốc. Đồng thời nghiên cứu các phạm trù đó trong quan niệm của các
tác giả thời Lý - Trần và thời Lê - Nguyễn.
- Phương pháp hệ thống: Đây là phương pháp đặt các đối tượng nghiên cứu
trong chỉnh thể, trong cấu trúc toàn thể để tìm ra các quy luật cấu thành và phát triển

của chúng. Trong luận án, chúng tôi đặt lý luận, phê bình văn học cổ điển trong hệ
thống các vấn đề, các phạm trù, lý thuyết, trong các hệ quy chiếu khác nhau để tìm


7

hiểu nguồn gốc hình thành, vận động theo thời gian.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu trong từng giai đoạn và trong cả
thời kỳ văn học cổ điển Việt Nam; so sánh, đối chiếu với nền lý luận, phê bình văn
học cổ Trung Quốc.
- Thao tác nghiên cứu: Thống kê, phân tích, tổng hợp.
5. Đóng góp mới của luận án
Từ sự tương đồng giữa tư tưởng Lão Trang và Thiền tông, luận án nghiên
cứu, trừu xuất các phạm trù cơ bản như Tự nhiên, Hư tĩnh, Vô ngôn, Tiêu dao, Bình
đạm trong tư tưởng Thiền-Lão và trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc.
Nghiên cứu, tường minh ảnh hưởng của các phạm trù Tự nhiên, Hư tĩnh, Vơ
ngơn, Tiêu dao, Bình đạm trong lý luận, phê bình cũng như trong thực tiễn sáng tác
văn học cổ điển Việt Nam qua hai giai đoạn văn học Lý - Trần và Lê - Nguyễn.
Trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam, khuynh hướng sùng thượng Tự
nhiên, Hư tĩnh; đề cao Vơ ngơn, Tiêu dao, Bình đạm đã trở thành một trong những
khuynh hướng chủ đạo, xuyên suốt, tạo nên sự uyên áo và trường tồn đối với văn học
cổ điển Việt Nam.
Luận án có thể được xem là cơng trình đầu tiên, tương đối có hệ thống nghiên
cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Thiền-Lão trong lý luận, phê bình văn học cổ điển
Việt Nam. Từ đó, luận án góp phần làm rõ hơn về di sản lý luận, phê bình văn học,
giúp hiểu sâu hơn tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam và là tài liệu tham khảo hữu
ích cho việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam.
6. Cấu trúc nội dung của luận án
Ngoài những phần quy định chung như: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các khuynh hướng trong lý
luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam.
Chương 2: Phạm trù Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt
Nam.
Chương 3: Phạm trù Hư tĩnh và Vô ngôn trong lý luận, phê bình văn học cổ
điển Việt Nam.
Chương 4: Phạm trù Tiêu dao và Bình đạm trong lý luận, phê bình văn học cổ
điển Việt Nam.


8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHUYNH HƢỚNG TRONG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong phạm vi tư liệu bao quát được, chúng tôi tiến hành phân thành ba mảng
nội dung chính, gồm: (1) Nghiên cứu tư tưởng Thiền-Lão; (2) Nghiên cứu tư tưởng
Thiền-Lão trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc; (3) Nghiên cứu tư tưởng
Thiền-Lão trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam.
1.1.1. Việc nghiên cứu tư tưởng Thiền-Lão
Từ khi ra đời, tư tưởng Lão Trang và Thiền tông đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Trong giới hạn đề tài này và cũng để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, chúng tơi chỉ xin khái qt một số cơng trình nghiên cứu quan trọng của các học
giả mà trong đó đã bàn đến Lão Trang trong mối quan hệ với Thiền tông, đặc biệt là
sự tương đồng của hai tư tưởng.
1.1.1.1. Các học giả quốc tế
* Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan.
Cơng trình này được Phùng Hữu Lan hoàn thành, Thương Vụ Ấn Thư Quán

ấn hành vào năm 1934. Lê Anh Minh dịch ra Việt ngữ và Nxb Khoa học xã hội xuất
bản vào năm 2005.
Đây là công trình đã hệ thống tồn bộ những nét tinh hoa của triết học Trung
Quốc qua hai thời kỳ Tử học và Kinh học, với khởi điểm là Khổng Tử, kết thúc là
Khang Hữu Vi và Liêu Bình. Chính vì thế, lịch sử triết học Trung Quốc thời trung
cổ, qua nghiên cứu của Phùng Hữu Lan rất sâu sắc, đầy đủ, hệ thống và khoa học.
Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan có tổng cộng 32 chương chia
thành 2 quyển. Quyển 1 bàn về thời đại Tử học, trong đó có 2 chương đề cập trực
tiếp đến Lão Tử và Trang Tử. Quyển 2 nói về thời đại Kinh học, Lão Tử và Trang Tử
được tiếp tục luận bàn qua các kiến giải của các triết gia sau thời đại Tử học. Ở thời
đại Kinh học, Phật giáo là nhân tố mới, tuy nhiên do được kiến giải bằng tinh thần
của người Trung Quốc, nên Phật giáo vẫn được xem là Kinh học. Theo đó, ở thời đại


9

Kinh học, Phật giáo được bàn trực tiếp ở chương 7, chương 8 và chương 9. Trong
cơng trình nghiên cứu của mình, Phùng Hữu Lan đã nghiên cứu khá sâu, tồn diện về
Lão Trang và Thiền tơng, đặc biệt là vấn đề tương đồng giữa hai tư tưởng.
Ngay trong chương mở đầu của thời đại Kinh học, tác giả ví Phật giáo là
“bình cũ”, chứa “rượu mới” là những kiến giải của người Trung Hoa về Phật học. Từ
đó ơng nêu ví dụ: ““Thiền tơng là một phát triển có tính chất hết sức cách mạng và
hết sức Trung Quốc trong Phật học, nhưng nó cũng phải mượn thuyết “giáo ngoại
biệt truyền” mà nói về chân ý của Phật”” [70; 8]. Qua cách so sánh này, cùng với
việc khẳng định Phật học là Kinh học, chúng ta thấy rằng khi Phật học vào Trung
Quốc, tuy vẫn mang những nét riêng của nhà Phật nhưng phần lớn đã được dung hợp
với tinh thần triết học Trung Quốc, trong đó sự tương đồng, hòa hợp giữa Phật giáo
và Lão Trang là tiêu biểu. Đây là điều mà Phùng Hữu Lan đã đề cập đến trong các
chương tiếp theo.
Khi bàn về Phật học thời Nam Bắc triều, Phùng Hữu Lan đề cập đến sự gặp

gỡ, tương đồng giữa Lão Trang và Phật giáo ở các phương diện. Thứ nhất, trong thời
Nam Bắc triều, khi mà Đạo gia cực thịnh, Phật giáo trở thành một thế lực mới, khi kẻ
sĩ bàn luận về Đạo gia thì “Phần lớn nhận thấy Lão Trang và Phật học chẳng có gì
khác biệt… học giả của Phật giáo và học giả của Đạo giáo cũng thường được mọi
người xem là các nhân vật cùng một tư tưởng” [70; 287]. Thứ hai, thuật ngữ của Phật
giáo Trung Quốc có sự hòa quyện giữa Phật giáo và Đạo giáo, đặc biệt là vấn đề hữu,
vô, không. Hữu và vô là vấn đề được chú trọng khi giảng về Lão Trang, không và
hữu là vấn đề được chú trọng khi giảng về Phật học. Thứ ba, Lão Trang và Phật giáo
có sự tương đồng nên người Trung Quốc dùng Đạo học để giải thích Phật học:
“Trong kinh điển Trung Quốc được dùng để phụ giảng nghĩa lý trong kinh Phật thì
Lão Tử và Trang Tử là thích hợp nhất” [70; 291]. Từ đó, Phùng Hữu Lan khẳng
định: “Tóm lại, cái gọi là hữu và vô, không và hữu, đều là vấn đề cùng có trong cái
học của Lão Trang và Phật học” [70; 292].
Khoảng hai mươi năm sau, Phùng Hữu Lan cho ra mắt cuốn Trung Quốc triết
học giản sử. Nguyễn Văn Dương dịch ra Việt ngữ vào năm 1965 và Ban Tu thư Viện
Đại học Huế ấn hành vào năm 1968. Đây là cơng trình có kế thừa những nghiên cứu


10

triết học của Phùng Hữu Lan trước đó, những kiến giải của cơng trình này chín chắn
hơn, tổng hợp hơn, trong đó có kiến giải về Lão Trang và Thiền tông. Bàn về Đạo
gia, Phùng Hữu Lan cho rằng Đạo gia phát triển qua bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ
nhất của Đạo gia gắn với Dương Chu, giai đoạn thứ hai gắn với Lão Tử, giai đoạn ba
gắn với Trang Tử và giai đoạn phục sinh gắn với Phật giáo. Về sự phục sinh của Đạo
gia, tác giả cho rằng có nguyên nhân từ sự kết hợp giữa Đạo gia và Phật học, Đạo gia
xem Phật học là đồng minh và có sự tương đồng về mặt triết học. Tác giả chứng
minh: “Cho nên Đạo của Đạo gia được coi là bất khả danh và chân như hay là thực
thể tối chung của Phật gia, cũng được định nghĩa như là điều khơng thể nói được”
[68; 215]. Tác giả cho rằng, chính sự tương đồng đó đã sản sinh ra Thiền học: “Thiền

là một ngành của Phật học Trung Quốc; thật ra nó biểu thị sự dung hợp những
phương diện tinh vi nhất và tế nhị nhất vừa của Phật gia vừa của Đạo gia” [68;
216]. Khi bàn về Phật học ở Trung Quốc, tác giả phân biệt hai loại, một là Phật học
tại Trung Quốc, hai là Phật học Trung Quốc. Thiền tông là tiêu biểu của loại thứ hai,
tức là Phật học, đồng thời có tính chất Trung Hoa.
* Lịch sử văn minh Trung Quốc của Will Durant.
Công trình này soạn xong năm 1935, Nguyễn Hiến Lê dịch và xuất bản năm
1972, ĐHSP TPHCM tái bản năm 1990.
Will Durant - nhà sử học, nhà bác học Mỹ gốc Pháp, cùng với vợ, đã hầu như
suốt đời nghiên cứu về nền văn minh nhân loại qua bộ Lịch sử văn minh (The
History of Civilisation). Trong bộ sách vĩ đại này, phần đầu là nói về nền văn minh
phương Đơng trong đó có Trung Quốc. Khi nghiên cứu văn minh Trung Quốc, ơng
đã có những nhận định khách quan, sâu sắc về ba bậc hiền triết lớn nhất Trung Quốc
đó là Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử. Nói về tinh hoa của tư tưởng Lão Trang, Will
Durant cũng đã đề cập đến sự gặp nhau giữa Lão Trang và Phật giáo. Luận về quan
niệm bậc hiền minh của Lão Tử, Will Durant cho rằng quan niệm của Lão Tử về bậc
hiền giả tương đồng với quan niệm của Phật giáo: “Bậc hiền giả không màng phú
quý, quyền thế, tiết dục tối đa, gần như đạo Phật” [26; 52]. Về Trang Tử, Will
Durant cho rằng Trang Tử vừa là một triết gia vừa là một văn hào và là nhà duy tâm.
Trọng tâm tư tưởng của Trang Tử theo Will Durant là “Một ảo tưởng huyền bí về


11

một cái vô ngã, rất gần với đạo Phật và các Upanishad” [26; 105]. Bàn về tôn giáo,
Will Durant khẳng định ở Trung Quốc có sự bao dung tơn giáo. Chính vì vậy,
“Khổng, Lão, Phật vui vẻ sống chung với nhau chẳng những trong nước mà cả trong
tâm hồn tín đồ nữa” [26; 247]. Trong đó, sự hịa hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo là
nổi bật: “Đạo giáo mở vịng tay đón tơn giáo mới và lần lần hịa hợp chặt chẽ với
đạo Phật trong tâm hồn người Trung Hoa” [26; 246].

* Đạo của Vật lý, Một sự khám phá mới về sự tương đồng giữa Vật lý hiện đại
và Đạo học phương Đông của Frijof Capra.
Cuốn sách này được hoàn thành vào năm 1974 với tên The Tao of Physics,
được Nxb Flamingo in lần thứ ba vào năm 1982. Đến năm 1998, Nguyễn Tường
Bách dịch sang Việt ngữ và Nxb Trẻ xuất bản năm 1999.
Tuy là một nhà Vật lý học phương Tây, nhưng Frijof Capra đã có những nhận
định về Đạo học phương Đông rất đáng suy ngẫm. Trong cơng trình này, Frijof
Capra chủ yếu nói về sự trùng hợp về nhận thức luận của nền Vật lý hiện đại với Đạo
học phương Đông, nhất là Phật giáo và Lão giáo.
Cơng trình của Frijof Capra với ba nội dung cơ bản: Con đường của Vật lý
học, con đường Đạo học phương Đông và các tương đồng. Mục đích chính của cơng
trình là qua việc nghiên cứu Vật lý học hiện đại, Đạo học phương Đông cổ đại để tìm
thấy sự tương đồng giữa hai con đường tưởng như khơng liên quan gì với nhau. Bằng
sự am hiểu sâu sắc hai nền học thuật và sự so sánh độc đáo, Frijof Capra đã đạt được
mục đích, tức là tìm thấy sự tương đồng giữa Vật lý hiện đại và Đạo học phương
Đông một cách thuyết phục và khoa học. Trong quá trình đi chứng minh vấn đề trên,
Frijof Capra cũng đã khơng ít lần đề cập đến sự tương đồng giữa Lão Trang và Phật
giáo Thiền tông.
Bàn về tư duy trực giác, suy luận trong Vật lý hiện đại và Đạo học phương
Đông, Frijof Capra cho rằng, giữa Lão giáo và Thiền tơng có quan hệ, ảnh hưởng
nhau: ““Lão giáo rất nghi ngờ khả năng suy luận. Thiền tông, xuất phát từ Phật giáo
nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Lão giáo, cũng tự nhận là “không văn tự, không lý
giải, không giáo pháp, không tri thức”” [4; 44). Bốn “không” này là đặc trưng cơ bản
trong quan niệm của Thiền tơng và Lão Trang, vì vậy, cả hai phải “Thông qua nghịch


12

lý mà truyền đạt kinh nghiệm tâm linh” [4; 62]. Bàn về Lão giáo, ông cho rằng:
“Cũng như Ấn Độ giáo và Phật giáo, Lão giáo quan tâm hơn đến tri thức phát kiến

bằng trực giác hơn tri thức do suy luận mà có” [4; 136]. Bàn về Thiền tơng, ông lập
luận: “Hơn bất cứ tông phái phương Đông nào, Thiền tơng chủ trương ngơn từ
khơng bao giờ nói lên được thực tại cuối cùng. Thiền phải thừa hưởng sự quả quyết
đó của Lão giáo, cũng có một thái độ khơng biết nhân nhượng đó” [4; 144].
Hai học giả phương Tây nói trên có chung một điểm, đó là cả hai đều nghiên
cứu rất khách quan, khoa học và sâu sắc về phương Đơng. Ở đó, Frijof Capra đã chỉ
ra những điểm tương đồng giữa Lão Trang và Thiền tông trên phương diện tư tưởng,
cịn Will Durant lại nói về sự tương đồng đó chủ yếu dưới góc độ tơn giáo.
* Thiền luận của Daisetz Teitaro Suzuki.
Đây là cơng trình được xem như làm tái sinh Thiền tông và đưa Thiền tơng
đến với phương Tây. Cơng trình này xuất bản vào những năm 1950 tại châu Âu,
được dịch giả Trúc Thiên dịch quyển thượng, Nxb An Tiêm, Sài Gòn ấn hành năm
1970, sau đó được Tuệ Sỹ dịch quyển trung và quyển hạ, Nxb An Tiêm, Sài Gòn ấn
hành năm 1971.
Thiền luận của D.T. Suzuki bao gồm ba quyển. Quyển thượng chủ yếu bàn về
Thiền và Thiền tông Trung Hoa, quyển trung chủ yếu nói về thực hành cơng án
Thiền, quyển hạ chủ yếu nói về mối liên hệ giữa Thiền và hai bộ kinh quan trọng bật
nhất là Hoa Nghiêm và Bát Nhã.
Trong quyển thượng, ở luận 2, “Thiền: Đạo giác ngộ qua kiến giải của người
Trung Hoa”, D.T. Suzuki khẳng định: “Thiền là hình thái duy nhất tạo cơ duyên cho
tinh thần Trung Hoa thích nghi, tán thưởng và hòa đồng với giáo lý Giác Ngộ của
Phật giáo” [109; 127]. Ở luận 4, “Lịch sử Thiền tông từ Đạt Ma đến Huệ Năng”,
D.T. Suzuki tiếp tục cho rằng: “Thiền, dưới hình thức hiện có, khơng thể chín muồi ở
đâu khác ngoài đất Trung Hoa” [109; 203]. Tinh thần Trung Hoa mà Suzuki nói đến
chủ yếu là tư tưởng Lão Trang. D.T. Suzuki đã nhìn thấy giữa Phật giáo Thiền tơng
và Lão Trang “có nhiều điểm cộng thơng”, “cộng đồng tư tưởng” [109; 128]. Chính
vì thế “Phật giáo mượn nhiều chất liệu của Lão giáo để dễ có cảm thông hơn với tâm
hồn Trung Hoa. Lão giáo, đại khái, lại nhờ rất nhiều ở Phật giáo trong việc tổ chức,



13

lễ nghi, văn hóa và triết học” [109;128]. Vấn đề tương đồng giữa Lão Trang và Phật
giáo, còn được D.T. Suzuki bàn ở quyển hạ.
Trong quyển hạ, mối liên hệ giữa Thiền và kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã
đã được D.T. Suzuki nghiên cứu sâu sắc và đặt trong tương quan với các tư tưởng
của người Trung Hoa. Sự hòa hợp giữa Lão Trang và Phật giáo Thiền tông được
D.T. Suzuki đề cập khi ông luận bàn về các thiền sư. Ơng cho rằng khi Đạo Tín giải
nghĩa về “vơ tâm” trong kinh Hoa Nghiêm thì “ít nhiều pha màu tư tưởng Đạo giáo”
[111; 23]. Ở một lý giải khác, cũng từ khái niệm “vô niệm” của Huệ Năng, D.T.
Suzuki có vẻ chưa chắc chắn khi cho rằng: “Thuyết vơ vi của Lão Tử có thể coi là
đang sống trong cái vô niệm của Huệ Năng”. Tuy nhiên về tổng thể, ông đã đi đến
khẳng định: “Điều chắc chắn rằng Đạo giáo có góp cơng trong việc thiết lập Phật
giáo Thiền tông” [111; 27]. Khi nghiên cứu về Lâm Tế - một Thiền phái rất tự do,
phá lệ - D.T. Suzuki cho rằng từ tâm hồn, tâm lý Trung Hoa vốn thực tiễn, khơng
thích bị kìm hãm bởi nhiều ước lệ “đã tạo ra Lão Tử và Trang Tử và lại được tái xác
nhận bởi Thiền, nhất là trong phương pháp trao Thiền của Lâm Tế” [111; 42]. Luận
về quan niệm Thiền của các thiền sư Đạo Tín, Huệ Năng, Lâm Tế, D.T. Suzuki
không chỉ bàn về những điều cốt tử của Thiền tơng Trung Hoa, mà qua đó, ơng đã đề
cập đến sự tương thông, gặp gỡ giữa Lão Trang và Phật giáo. Từ đó chúng ta thấy
rằng, Thiền tơng Trung Hoa là sản phẩm của sự giao hịa kỳ diệu giữa Lão Trang và
Phật giáo. Điều này lại được khẳng định bởi Frijof Capra (như đã bàn ở trên) và
Osho trong cơng trình sau đây.
* Thiền, Lịch sử về giai thoại và ảnh hưởng của Thiền đối với nhân sinh của
Osho (Nxb Đồng Nai, 2011).
Cùng với quan điểm của D.T Suzuki, Osho cho rằng, Thiền tơng có hạt mầm
từ Ấn Độ. Hạt mầm đó chỉ có thể gieo và phát triển thành cây trên đất Trung Quốc.
Thiền tông chỉ có thể nảy mầm, phát triển ở đất Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ nền
tảng tư tưởng Trung Quốc, mà đặc biệt là Lão Trang.
Osho quả quyết rằng: “Thiền phát sinh ở Ấn Độ, phát triển ở Trung Quốc, và

thăng hoa ở Nhật Bản” [101; 7]. Đối với sự phát triển Thiền ở Trung Quốc, Osho
cho rằng, Thiền là sản phẩm của cuộc hôn nhân giữa Phật và Lão: “Thiền là sự lai


14

tạo giữa tư tưởng của Phật và tư tưởng của Lão Tử. Đó là sự kết hợp tuyệt vời, tuyệt
vời nhất từng xảy ra. Đó là lý do vì sao Thiền đẹp đẽ hơn tư tưởng của Phật và đẹp
đẽ hơn tư tưởng của Lão” [101; 53]. Cuộc hôn nhân kỳ diệu đó đã sản sinh ra Thiền
tơng - một đứa con kế thừa những gì tốt đẹp nhất của bố mẹ và hơn thế nữa. Osho
phân tích:
“Thiền đã vượt qua cả Phật và Lão Tử. Nó là đỉnh cao tột bậc, siêu việt
của cả hai thiên tài Ấn Độ và Trung Quốc. Thiên tài Ấn Độ đạt đỉnh cao nhất
với Đức Phật Cồ Đàm, còn thiên tài Trung Quốc đạt đỉnh cao nhất với Lão
Tử. Sự gặp gỡ giữa hai tinh hoa tư tưởng của Phật và Lão Tử hợp lại thành
dòng chảy sâu lắng đến mức đến nay khơng cịn có thể tách rời. Ngay cả việc
phân biệt cái gì thuộc về Phật và cái gì thuộc về Lão Tử cũng khơng thể, sự
liên kết q tồn bích. Khơng chỉ là sự tổng hợp, mà cịn là hịa hợp. Thiền đã
sinh ra từ sự gặp gỡ này. Thiền không phải là Phật, cũng không phải là Lão,
mà là cả hai” [101; 54].
Như vậy, theo Osho giữa Lão Trang và Thiền tơng khơng có khoảng cách, là
sự tương đồng, sự hòa hợp kỳ diệu nhất đã từng xảy ra.
1.1.1.2. Các học giả Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Lão Trang và Thiền tông đã được nhiều học
giả quan tâm. Tiêu biểu: Lão Tử của Ngô Tất Tố và Nguyễn Đức Tịnh (Nxb Mai
Lĩnh, 1942), Lão Tử, Đạo đức kinh và Trang Tử, Nam hoa kinh của Nhượng Tống
(Nxb Tân Việt, 1962), Lão Tử Đạo đức kinh quyển 1 và 2 của Nghiêm Toản (Nxb
Khai Trí, 1970), Lão Tử Đạo đức kinh và Trang Tử Nam hoa kinh của Nguyễn Hiến
Lê (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1994), Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang
(Nxb Lá Bối, Paris, 1973),…

Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin nói về nghiên cứu của ba tác giả,
gồm Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục và Nguyễn Duy Hinh.
* Nguyễn Duy Cần là một học giả nổi tiếng của Việt Nam ở thế kỷ XX. Các
cơng trình của ơng nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu
của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến độc giả. Trước tác của ông về
Lão Trang và Phật giáo Thiền tông cũng đã trên 10 tác phẩm. Tất cả đều là những


15

cơng trình mang tính học thuật un bác, rất tiêu biểu trong việc nghiên cứu Lão
Trang và Thiền tông của Việt Nam. Về lĩnh vực này, đọc Nguyễn Duy Cần giúp
chúng ta những hiểu biết chính xác hơn, sâu sắc hơn về tinh hoa tư tưởng Lão Tử,
Trang Tử, Phật giáo Thiền tông, Đạo học phương Đông. Hơn thế nữa, ông còn chỉ ra
những nét tương đồng giữa các tư tưởng đó.
Trong Tinh hoa Đạo học Đơng phương (Nxb Khai Trí, Sài Gịn, 1971), ở
phần mở đầu, Nguyễn Duy Cần đã cùng với quan niệm của D.T Suzuki và Osho, khi
cho rằng Thiền tông là sản phẩm của sự giao hịa giữa Lão Trang và Phật giáo. Ơng
khẳng định: “nói đến Đạo học phương Đơng khơng thể khơng nói đến Thiền học
Trung Hoa, vì nó là tinh hoa của Phật giáo Đại thừa và Trang Lão” [6; 10]. Theo
Nguyễn Duy Cần, quan niệm căn bản trong tinh hoa Đạo học phương Đông là hư vô.
Nắm được hư vô mới hiểu được tư tưởng tam huyền Dịch, Lão và Trang. Dùng tam
huyền để giải thích hư vơ, Nguyễn Duy Cần tiếp tục nói đến sự gặp gỡ của Lão
Trang và Thiền tông. Khi bàn về hư vô, Nguyễn Duy Cần minh họa bằng ba sơ đồ,
sơ đồ 1 là cây cung theo đường ngang, sơ đồ 2 là cây cung theo hướng đường dọc, sơ
đồ 3 là hình một cái đong đưa (quả lắc). Cả ba sơ đồ đều thể hiện hư vô, tức là khi
dây cung và cái đong đưa đang ở trạng thái tịnh, không xê dịch, nghĩa là bao gồm cả
âm dương, thiện ác (bất nhị). Nguyễn Duy Cần gọi đó là “tâm hư” của Lão học, đồng
nghĩa với nhà Phật gọi là “Bản lai diện mục” hay “Chân như Phật tánh”. Hư vơ theo
giải thích của Nguyễn Duy Cần, đó chính là Đạo theo nhà Lão; gọi là Thái cực theo

cách của nhà Dịch; là Pháp môn bất nhị theo quan niệm của nhà Thiền. Như vậy,
điều cốt lõi của Đạo học phương Đơng chính là hư vô, hư vô cũng là điểm gặp nhau
giữa Lão Trang và Thiền tơng. Chính từ hư vơ mới có “văn nghệ thượng thừa
phương Đơng”, đó là phép dùng nghệ thuật “biểu diễn cái không lời”. Đây cũng là
điểm gặp nhau của Lão Trang và Phật giáo khi Nguyễn Duy Cần cho rằng: ““Ngày
xưa Như Lai sau bốn mươi chín năm thuyết pháp đã long trọng tuyên bố: “chưa từng
nói một lời nào”. Đó là phép “thính hồ vơ thinh” của Trang Tử,“ngôn vô ngôn” của
Lão Tử”” [6; 40]. Theo Nguyễn Duy Cần “để thực hiện tâm hư” phải có tâm trạng vơ
niệm, phải “dụng tâm nhược kính”, tức là phải bỏ được cả sự yêu ghét thành kiến, dư
luận, để “nhìn tất cả với cặp mắt bình đẳng của nhà Phật, với cặp mắt huyền đồng và


16

tề vật của Lão Trang”. Đây cũng là một sự tương đồng nữa giữa Lão Trang và Phật
giáo trong Tinh hoa Đạo học phương Đông của Nguyễn Duy Cần.
Trong Phật học tinh hoa (Nxb Khai Trí, Sài Gịn, 1971), Nguyễn Duy Cần,
nhìn thấy sự đồng điệu giữa Phật giáo và Lão Trang ở hai điểm. Thứ nhất: Khi bàn
về tinh thần “vô trước” trong đạo Phật, theo ông, người học Phật khơng nên để mình
bị vướng, bị ràng buộc vào đâu cả, kể cả chân lý. Giáo lý nhà Phật cũng chỉ như
ngón tay chỉ trăng, khi thấy trăng rồi thì hãy qn ngón tay đi. Nguyễn Duy Cần
khẳng định: ““Đây cũng là chỗ Trang Tử nói: “Đặng cá, hãy quên nơm; đặng thỏ,
hãy quên dò; đặng ý, hãy quên lời”” [7; 58]. Thứ hai, Nguyễn Duy Cần cho rằng:
““quan niệm “trụ vô trụ” của Phật học lại gặp với cái chủ trương “sự vô sự” của
Lão Trang”” [7; 199].
Nguyễn Duy Cần dịch, bình chú Lão Tử Đạo đức kinh (Nxb Khai Trí, Sài
Gịn, 1971) rất sâu sắc, cụ thể. Ở đó, ơng cũng đã nhiều lần nói về sự gặp gỡ tương
đồng giữa Phật học và Lão Trang. Trong câu “Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc” ở chương 3,
Nguyễn Duy Cần bình chú: “Hư lịng là lịng khơng khơng, là lịng khơng tham dục
vì khơng bận mắc trong thị phi, thiện ác, vinh nhục nữa”. Ông cho rằng chữ “hư” của

Lão Tử ““đồng với chữ “không” của nhà Phật, tức là Tâm chân khơng”” [8; 52].
Bình chú chữ “trung” trong câu “Đa ngôn sổ cùng, bất như thổ trung” (chương 5),
Nguyễn Duy Cần cho rằng, chữ “trung” theo Lão Tử là chỉ luật qn bình và điều
hịa của Đạo. Vì vậy, ““chữ trung cũng có nghĩa là “hư khơng”, đồng nghĩa với chữ
“Đạo” hay chữ “chân không” của nhà Phật”” [8; 60]. Ở chương 19, khi bình chú về
chữ “tố” và “bão phác” trong câu “Kiến tố bão phác”, Nguyễn Duy Cần cho rằng,
chữ “tố” chỉ sự giản dị, đơn thuần, tự nhiên, “nhà Phật gọi là tánh hay Phật tánh, mà
nhà Đạo gọi là thiên chân”. Chữ “bão phác” có nghĩa là gìn giữ “cái đức trong trắng
ban đầu, nhà Phật gọi là bản lai diện mục” [8; 112]. Giải thích chữ “vơ” trong câu:
“Thiên hạ vạn vật sanh ư hữu, hữu sanh ư vô” (chương 40), Nguyễn Duy Cần đã
đồng nhất “vô” với “không” trong quan niệm của Phật giáo. Về câu “Bất ngôn chi
giáo” (chương 43), Nguyễn Duy Cần giải thích, đó cũng là một trong nhiều nghĩa
của “vô vi” theo quan niệm của Lão Tử. Hơn nữa Đạo học là tâm truyền tâm, không
dùng lời nói mà miêu tả, truyền đạt được. Đây là điểm tương đồng giữa Lão Tử và


17

Thiền tông, khi Nguyễn Duy Cần so sánh quan niệm “Bất ngôn chi giáo” với 4 câu
kệ được xem là yếu chỉ của Thiền tông “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực
chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”. Vấn đề này, trong Lão Tử tinh hoa, Nguyễn
Duy Cần tiếp tục khẳng định: ““Phái Thiền học của Phật giáo Đại thừa lại còn đi xa
hơn nữa trong vấn đề “Bất ngôn chi giáo” do Lão Tử đề xướng”” [9; 152].
Quan niệm về thánh nhân, Lão Tử cho rằng “Thánh nhơn vô thường tâm”, tức
là cái tâm không thay đổi, huyền đồng, không chấp thiện ác, thị phi. Về điểm này,
Nguyễn Duy Cần cho rằng Lão Tử ““cùng đồng chủ trương “đại đồng bình đẳng”
của nhà Phật””. Trong Lão Tử tinh hoa, Nguyễn Duy Cần còn so sánh: “Huyền đồng
của Lão Tử, tức là tề vật của Trang Châu, là Bát nhã bình đẳng của Phật giáo Đại
thừa” [9; 172].
Như vậy, trong giải nghĩa và bình chú Lão Tử Đạo đức kinh, Nguyễn Duy

Cần thường so sánh quan niệm của Lão Tử với quan niệm Phật giáo. Sự so sánh đó
đã cho thấy nhiều sự tương đồng về mặt chủ trương, mục đích, tư tưởng của Lão Tử
và Phật giáo Thiền tông. Hơn thế, trong Lão Tử tinh hoa, một lần nữa, Nguyễn Duy
Cần đã thống nhất với D.T Suzuki và Osho, khi ông cho rằng Lão Trang là nền móng
cho sự hình thành và phát triển của Phật giáo Thiền tơng. Ơng nói: “Trong những
khoảng đầu Tây lịch kỷ nguyên, học thuyết Lão Tử dọn đường cho Phật giáo Đại
thừa du nhập vào Trung Hoa, và đã xây đắp nền móng cho sự hồn thành hai hệ
thống tư tưởng lớn nhất ở cõi Á Đông, là Đạo giáo và giáo phái Thiền tơng” [9;
208]. Cuối sách, ơng cịn khẳng định: “Giáo phái Thiền tông do Lão học và Phật học
đúc thành” [9; 212].
Tất cả những điều trên sẽ được Nguyễn Duy Cần tiếp tục thể hiện trong Trang
Tử Nam hoa kinh (Nxb Khai Trí, Sài Gịn, 1971).
Cũng với phương pháp giống như nghiên cứu Lão Tử, Nguyễn Duy Cần đã có
những luận bàn sâu sắc, cụ thể về Trang Tử Nam hoa kinh. Ở đó, ơng cũng đã chỉ ra
những chỗ tương đồng giữa Trang Tử và Phật giáo Thiền tông.
Bàn về học thuyết của Trang Tử, ở phần đầu, trong Trang Tử Nam hoa kinh,
Nguyễn Duy Cần đã có hai lần nói về sự tương thơng giữa Trang Tử và Phật giáo
Thiền tông. Khi đề cập đến hạnh phúc, Trang Tử cho rằng để có được hạnh phúc


18

phải sống theo tánh tự nhiên, phải “phản kỳ chân”. Nguyễn Duy Cần quan niệm:
““Trở về cái Chân của mình hay phục kỳ bổn tức là Đạo giải thoát, trở về bản tánh
hay nhà Phật khuyên ta “minh tâm kiến tánh vậy”” [11; 64]. Để có hạnh phúc tuyệt
đối, con người phải đạt đến trạng thái “vô ngã”, “vô vi”, biết quên thị phi, tức là phải
dứt bỏ cái biết bằng sự phân biệt, để đi đến một nhận thức siêu đẳng khác mà các nhà
Đạo học gọi là “Tri bất tri, thượng” hay “Đại tri”. Nguyễn Duy Cần cho rằng quan
niệm này giống như quan niệm “Hiện lượng”, hay “Trí huệ Bát nhã” của Phật giáo.
Trong “Tổng bình” về thiên Tiêu dao du, Nguyễn Duy Cần khẳng định, giữa

Lão Tử, Trang Tử có cùng quan niệm về Đạo, Đức và quan niệm này nó rất gần với
quan niệm của Phật giáo. Ông cho rằng, Đức theo quan niệm của Trang Tử ám chỉ
“cái tánh tự nhiên của mỗi vật”, tức là chỗ Lão Tử gọi là “kiến tố” và nhà Phật gọi
là “kiến tánh” [11; 129]. Để được Tiêu dao, theo Trang Tử phải đạt đến trạng thái
huyền đồng, tức là “thuận theo cái chánh của Trời Đất, nương theo cái biến của lục
khí mà lại qua trong cõi vô cùng”. Nguyễn Duy Cần quan niệm “cái chánh” của
Trang Tử là “tánh tự nhiên”, tức là Đạo, đồng nghĩa với “tánh” của Phật giáo và “tố”
của Lão Tử.
Lời bình về chương Trí Bắc du, Nguyễn Duy Cần cho rằng đây là chương
giảng rộng hơn về thuyết “Bất ngôn chi giáo” của Lão Trang. Từ đó ơng khẳng định,
quan niệm “Bất ngơn chi giáo” của Lão Trang có liên hệ mật thiết với Thiền tông:
“Học thuyết Lão Trang là một học thuyết khơng có học thuyết, một giáo lý khơng có
giáo lý… Nhân đó về sau, phái Thiền tơng của Phật giáo Đại thừa mới chủ
trương:“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” [12; 674). Quan niệm này còn được
Nguyễn Duy Cần khẳng định trong lời bình ở chương Vong ngơn: ““Câu chuyện
Hồn Cơng đọc sách ở thiên Thiên đạo là một bài ngụ ngôn ý vị để chứng minh cái
thuyết “bất ngôn chi giáo” của Lão Trang và “bất lập văn tự” của Thiền tông”” [12;
84]. Sự gặp gỡ giữa Trang Tử và Phật giáo cũng là một nhận định sâu sắc nữa của
Nguyễn Duy Cần khi ơng bình về chương Tâm trai. Ông khẳng định: “Chương này
đồng một ý với nhà Phật trong câu: Tự giác nhi giác tha” [12; 138].
Qua những cơng trình đã đề cập ở trên, Nguyễn Duy Cần đều đã bàn đến sự
gặp gỡ, tương đồng giữa Lão Trang và Thiền tơng. Ơng cho rằng, Lão Trang là mảnh


×