Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu phủ định tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HUỲNH THỊ BÍCH PHƢỢNG

CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN
TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HUỲNH THỊ BÍCH PHƢỢNG

CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN
TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62.22.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
- PGS.TS. TRỊNH SÂM
- TS. NGUYỄN THỊ KIỀU THU


Phản biện độc lập:
1. TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
2. PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
Phản biện:
Phản biện 1: PGS. TS. DƢ NGỌC NGÂN
Phản biện 2: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
Phản biện 3: TS. LÊ KÍNH THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận án này là của tơi.
Nếu có điều gì sai phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Nghiên cứu sinh

Huỳnh Thị Bích Phƣợng


ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................... ..... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................................................... 2


2.1. Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Anh .... 2
2.2. Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt .... 4
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 9
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 10

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 10
5. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 11

5.1. Nguồn ngữ liệu ................................................................................................ 11
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 12

6.1. Lý thuyết.......................................................................................................... 12
6.2. Thực tiễn .......................................................................................................... 13
7. BỐ CỤC LUẬN ÁN ......................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN ............................. 13
1.1. CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN THEO QUAN ĐIỂM CỦA KNUD
LAMBRECHT ...................................................................................................................... 15

1.1.1. Tiêu điểm ...................................................................................................... 15
1.1.1.1. Định ngh a .............................................................................................. 15
1.1.1.2. Các loại tiêu điểm .................................................................................. 17
1.1.2. Cấu trúc tiêu điểm thông tin ......................................................................... 18
1.1.2.1. Định ngh a .............................................................................................. 18
1.1.2.2. Các kiểu cấu trúc tiêu điểm của Knud Lambrecht ................................. 18
1.2. CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN THEO QUAN ĐIỂM CỦA NOMI ERTESCHIK - SHIR ................................................................................................................. 20


iii


1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến việc miêu tả cấu trúc tiêu điểm thông tin
theo quan điểm của Nomi Erteschik- Shir ............................................................. 20
1.2.1.1. Hộp thông tin ......................................................................................... 20
1.2.1.2. Kiến thức nền ......................................................................................... 23
1.2.1.3. Ngữ cảnh ................................................................................................ 23
1.2.1.4. Tiền giả định .......................................................................................... 24
1.2.1.5. Giá trị chân thực..................................................................................... 28
1.2.1.6. Chủ đề .................................................................................................... 29
1.2.1.7. Tiêu điểm ............................................................................................... 33
1.2.1.8. Kết cấu vị ngữ ........................................................................................ 35
1.2.2. Mơ hình cấu trúc tiêu điểm thơng tin theo quan điểm của Nomi ErteschikShir ......................................................................................................................... 36
1.2.2.1. Cấu trúc tiêu điểm chính ....................................................................... 37
1.2.2.2. Cấu trúc tiêu điểm phụ ........................................................................... 41
1.3. TIỂU KẾT ...................................................................................................................... 51
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH52
2.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH ............................................................ 52

2.1.1. Khái niệm về câu phủ định tiếng Anh .......................................................... 52
2.1.1.1. Phạm trù phủ định .................................................................................. 52
2.1.1.2. Câu phủ định tiếng Anh ......................................................................... 53
2.1.2. Phân loại câu phủ định tiếng Anh ................................................................ 55
2.2. MƠ HÌNH CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THƠNG TIN CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG
ANH ...................................................................................................................................... 59

2.2.1. Cấu trúc tiêu điểm thơng tin của câu phủ định tồn bộ ................................ 59
2.2.1.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định có trợ động từ .............................. 60
2.2.1.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định là câu trả lời trong cặp câu hỏi-đáp
có/ khơng ............................................................................................................. 65
2.2.1.3. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định là câu trả lời trong cặp câu hỏi-đáp

có từ nghi vấn w(h) ............................................................................................. 68
2.2.2. Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định thành phần .......................... 70


iv

2.2.2.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần chủ ngữ ..................... 70
2.2.2.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần bổ ngữ ....................... 73
2.2.2.3 Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần trạng từ ...................... 76
2.2.3. Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định khác .................................... 79
2.2.3.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định dùng phƣơng tiện hình thái học .. 79
2.2.3.2. Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định dùng phƣơng tiện từ
vựng..................................................................................................................... 84
2.2.3.3. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định dựa vào vị trí của từ phủ định ..... 86
2.2.3.4. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định siêu ngơn ngữ .............................. 88
2.2.4. Vai trị, tác động của từ only, even và any trong cấu trúc tiêu điểm thông tin
của câu phủ định ..................................................................................................... 89
2.2.4.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu có từ only .................................................... 90
2.2.4.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu có từ even ................................................... 93
2.2.4.3. Cấu trúc tiêu điểm câu phủ định có từ any ............................................ 94
2.2.5. Vai trò, tác động của trọng âm-ngữ điệu trong câu phủ định tiếng Anh...... 96
2.2.5.1. Trọng âm ................................................................................................ 96
2.2.5.2. Ngữ điệu ............................................................................................... 999
2.3. TẦM TÁC ĐỘNG TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH .................................... 100
2.4. TIỂU KẾT .................................................................................................................... 102
CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG VIỆT
(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH).............................................................................................. 1066
3.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG VIỆT ............................................................. 106

3.1.1. Khái niệm câu phủ định tiếng Việt........................................................... 1066

3.1.1.1. Câu phủ định tiếng Việt ...................................................................... 106
3.1.1.2. Phƣơng tiện biểu hiện câu phủ định tiếng Việt ................................... 107
3.1.2. Phân loại câu phủ định tiếng Việt ............................................................ 1155
3.1.3. Quan điểm về câu phủ định tiếng Việt của luận án.................................... 117
3.1.3.1. Về nòng cốt câu và thành phần câu ..................................................... 117
3.1.3.2. Về câu phủ định................................................................................... 118


v

3.2. MƠ HÌNH CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THƠNG TIN CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG
VIỆT ....................................................................................................................................... 119

3.2.1. Cấu trúc tiêu điểm thơng tin của câu phủ định tồn bộ .............................. 119
3.2.1.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định toàn bộ có từ phủ định đứng
trƣớc vị tố của câu............................................................................................. 120
3.2.1.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định toàn bộ có từ phủ định đứng trƣớc
cấu trúc chủ ngữ-vị tố ..................................................................................... 1255
3.2.1.3. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định là câu trả lời trong cặp câu hỏi-đáp
có- khơng ........................................................................................................... 126
3.2.2. Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định thành phần ........................ 129
3.2.2.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần chủ ngữ ................... 130
3.2.2.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần bổ ngữ ................... 1322
3.2.2.3. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định thành phần gia ngữ .................. 1344
3.2.3. Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định khác ................................ 1377
3.2.3.1. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định dùng phƣơng tiện từ vựng ......... 137
3.2.3.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu phủ định dựa vào vị trí của từ phủ định ... 141
3.2.4. Cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu phủ định kép ............................... 1422
3.2.5. Từ tình thái và cấu trúc tiêu điểm thơng tin của câu có từ tình thái ........... 145
3.2.5.1. Sơ lƣợc về từ tình thái trong tiếng Việt ............................................... 145

3.2.5.2. Cấu trúc tiêu điểm của câu có từ tình thái ........................................... 146
3.2.6. Vai trị, tác động của trọng âm-ngữ điệu trong câu phủ định tiếng Việt.. 1488
3.2.6.1. Trọng âm .............................................................................................. 149
3.2.6.2. Ngữ điệu ............................................................................................... 151
3.3. TẦM TÁC ĐỘNG TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG VIỆT ........................................ 153

3.4. MỘT VÀI KHẢO SÁT VỀ ỨNG DỤNG MƠ HÌNH CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM
THÔNG TIN TRONG CHUYỂN DỊCH CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT............................................................................................................................ 154
3.5. TIỂU KẾT........................................................................................................................ 159
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 163


vi

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................................................. 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 168


vii

QUY ƢỚC VIẾT TẮT
-

BN

bổ ngữ (object)

-




chủ đề (topic)

-

CN/ (S)

chủ ngữ/ (subject)

-

CTTT

cấu trúc thông tin (information structure)

-

CTTĐTT

cấu trúc tiêu điểm thông tin (focus structure)

-

ĐT/ (V)

động từ/ (verb)

-




tiêu điểm (focus)

-

TTM

thông tin mới (new/ unknown)

-

TTC

thông tin cũ (given/ known)

-

TGĐ

tiền giả định (presupposition)

-

TĐGH

tiêu điểm giới hạn

-


TĐTT

tiêu điểm thông tin

-

TĐTTM

tiêu điểm thông tin mới

-

TPĐ

từ phủ định

-

TTT

từ tình thái

-

VN

vị ngữ (predicate)

-


[x]

số thứ tự tài liệu tham khảo trong thƣ mục

-

[x,y]

[x] số thứ tự tài liệu tham khảo trong thƣ mục
[y] số trang của thứ tự tài liệu tham khảo

-

(x)

số thứ tự của nguồn ngữ liệu minh họa trong thƣ
mục

-

(x,y)

(x) số thứ tự của nguồn ngữ liệu minh họa trong
thƣ mục
(y) số trang của nguồn ngữ liệu minh họa

-

<x>


số thứ tự ví dụ trong luận án

-

//

phân cách mệnh đề chính và mệnh đề phụ

-

/

phân cách giữa chủ ngữ và vị ngữ


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
1

2

3

BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt hình thức động từ của câu phủ định có trợ
động từ trong tiếng Anh.
Bảng 2.2: Tóm tắt mơ hình CTTĐ của câu phủ định có trợ

động từ trong tiếng Anh .
Bảng 2.3: Mơ hình CTTĐ của câu phủ định là câu trả lời trong
cặp câu hỏi - đáp có/ khơng trong tiếng Anh.

TRANG
61

64

68

Bảng 2.4: Mơ hình CTTĐ của câu phủ định là câu trả
4

5

6

7

8

lời trong cặp câu hỏi-đáp có từ nghi vấn trong tiếng Anh.
Bảng 2.5: Mơ hình CTTĐ câu phủ định thành phần bổ ngữ
trong tiếng Anh.
Bảng 2.6: Mơ hình CTTĐ của câu phủ định thành phần trạng
từ trong tiếng Anh.
Bảng 2.7: Mơ hình CTTĐ của câu phủ định dùng phƣơng tiện
hình thái học và phƣơng tiện từ vựng trong tiếng Anh.
Bảng 3.1: Bảng đối chiếu quan điểm về câu phủ định tiếng

Việt trên phƣơng diện ngữ pháp và phƣơng diện lo-gic.

70

74

79

85

117

Bảng 3.2: Tƣơng quan CTTĐ và các thành tố tác động thông
9

tin tiêu điểm đối với câu phủ định toàn bộ trong tiếng Việt và

121

tiếng Anh, trƣờng hợp câu có TPĐ đứng trƣớc bộ phận vị tố.
Bảng 3.3: Tƣơng quan CTTĐ và các thành tố tác động thông
10

tin tiêu điểm đối với câu phủ định toàn bộ trong tiếng Việt và
tiếng Anh, biến thể thứ nhất của trƣờng hợp câu có TPĐ đứng
trƣớc bộ phận vị tố.

123



ix

Bảng 3.4: Tƣơng quan CTTĐ và các thành tố tác động thơng
11

tin tiêu điểm đối với câu phủ định tồn bộ trong tiếng Việt và
tiếng Anh, biến thể thứ hai của trƣờng hợp câu có TPĐ đứng

124

trƣớc bộ phận vị tố.
12

13

14

Bảng 3.5: Tƣơng quan mơ hình CTTĐ câu trả lời phủ định
trong cặp câu hỏi-đáp có-khơng trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Bảng 3.6: Khn hình cấu tạo câu phủ định thành phần chủ
ngữ trong tiếng Việt.
Bảng 3.7: Tƣơng quan khuôn hình khái quát và CTTĐ câu phủ
định thành phần bổ ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

128

131

134


Bảng 3.8: Tƣơng quan mơ hình CTTĐ câu phủ định thành
15

phần gia ngữ trong tiếng Việt và các hình thức phủ định tƣơng

137

ứng trong tiếng Anh.
Bảng 3.9: Tƣơng quan mơ hình CTTĐ của câu phủ định dùng
16

phƣơng tiện từ vựng trong tiếng Việt và phƣơng tiện hình thái học
trong tiếng Anh.

139


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với việc nghiên cứu ngơn ngữ trong q trình hành chức, việc khảo sát
lời nói gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp đã mở ra một triển vọng lớn. Từ cách tiếp
cận này, hàng loạt vấn đề mà ngôn ngữ học truyền thống đánh giá là thuộc ngoại vi
lại trở thành những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Một trong
những vấn đề đó là sự phân bố thông tin trong các phát ngôn gắn liền với từng ngữ
cảnh cụ thể. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học lý thuyết
và ngôn ngữ học ứng dụng. Thành tựu của nó chủ yếu là tập trung trên cứ liệu tiếng
Anh.
Xét trên cứ liệu tiếng Việt, theo quan sát chƣa đầy đủ của chúng tôi, ngoại

trừ luận án tiến s và bài viết có liên quan của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
[21], [22], hầu nhƣ chƣa có một chuyên luận nào khảo sát về vấn đề này mà chỉ có
một số khảo cứu ngữ pháp và một vài giản yếu dụng học nhƣ: Giới thiệu lý thuyết
về phân đoạn thực tại câu của Lý Toàn Thắng [35], Tiếng Việt- Sơ thảo Ngữ pháp
chức năng của Cao Xuân Hạo [14], Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp
[13], Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm [38] các bài viết của Nguyễn
Hồng Cổn [7], [8], [9] và một vài bài viết của các tác giả khác.
Dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ kết hợp với kết quả khảo
sát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy tất cả các vấn đề nhƣ: việc tạo lập tiêu điểm
thông tin của ngƣời phát ngôn đối với ngƣời thụ ngôn; việc xác định cấu trúc tiêu
điểm thông tin; việc nhận diện tiêu điểm và giải mã chúng; cùng với một số phƣơng
tiện khác nhƣ ngữ điệu, trọng âm,... đều có ý ngh a rất quan trọng trong quá trình
nâng cao hiệu quả giao tiếp. Thế nhƣng, từ góc độ sƣ phạm, từ phía ngƣời dạy lẫn
ngƣời học, hầu nhƣ vấn đề này chƣa đƣợc chú ý một cách thoả đáng, đặc biệt là
trong từng loại câu cụ thể.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn Cấu trúc tiêu điểm thông tin
trong câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của luận án này.


2

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Anh
Từ trƣớc Thế chiến thứ hai, các học giả của trƣờng phái Praha đã thực hiện
những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông
tin với tên gọi là cấu trúc thơng tin (information structure). Tuy nhiên, có thể kể
đến M.A.K. Halliday là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ này thông qua một bài
viết về hiện tƣợng ngôn điệu trong lời nói vào năm 1967 [64], [65]. Trong bài viết
này, ông đã nhắc lại những khái niệm về cái đã biết/ cái chưa biết
(known/unknown) - là những đơn vị có chức năng chuyển tải thơng tin trong q

trình giao tiếp - vốn từ trƣớc đó đã đƣợc V. Mathesius (1929) - ngƣời sáng lập
trƣờng phái Praha - đề cập đến [44] và sau đó là các học trị của ơng (nhƣ J. Firbas
[59], E. Hajicova [63] qua lý thuyết về Phân đoạn thực tại câu (Functional sentence
perspective - FSP). Trong lý thuyết này, ông đề xuất các khái niệm nhƣ cái đã biết
(known), cái chưa biết (unknown), hạt nhân/tiêu điểm (nuclear/ focus). Đây cũng là
lần đầu các khái niệm này đƣợc biết đến với tƣ cách là những thành tố cơ bản của
đơn vị thông tin và đƣợc thể hiện thông qua hai bộ phận chức năng của câu: phần
thứ nhất đóng vai trị điểm xuất phát của nhận định, gọi là phần Chủ đề (Theme)thể hiện cái đã biết; phần sau gọi là phần Thuật đề (Rheme)- chứa nội dung mới, cái
mới, cái đƣợc coi là phần hạt nhân thông tin (nuclear). Và theo lý thuyết này, thông
tin đƣợc tổ chức, sắp xếp trên bề mặt câu trong ngôn bản và văn bản thành hai thành
tố là cái cũ và cái mới (given-new) dựa trên quan hệ chức năng Đề-Thuyết (ThemeRheme/ Topic-Comment) của câu.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý trên hết là M.A.K. Halliday [65,66] đã phân định
rõ ràng phạm trù của hai thành tố thông tin, cụ thể là: thông tin cũ (TTC) và thông
tin mới (TTM). Theo ông, TTM là thông tin mà ngƣời nói cho rằng ngƣời nghe
chƣa biết, và TTC là thông tin mà ngƣời nói cho rằng ngƣời nghe đã biết (do dựa
vào ngữ cảnh giao tiếp hiện tại, hoặc do đã đƣợc đề cập đến trƣớc đó trong diễn
ngơn). Trật tự tự nhiên của hai thành tố thông tin này là TTC-TTM. Bên cạnh đó,
ơng cịn đề cập đến chức năng của ngữ điệu trong việc đánh dấu TTC và TTM.


3

Việc nghiên cứu về cấu trúc thông tin (CTTT) trên bình diện ngữ pháp chức
năng cũng đƣợc nhiều tác giả khác quan tâm nhƣ: J.D.L. Bolinger [49], R. Van
Valin [106], [121], v.v.
Càng về sau, các khảo cứu có xu hƣớng tập trung nhiều vào vấn đề tiêu điểm
(TĐ) trong CTTT. Từ đó xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ có tên gọi khác nhau;
nhƣng, về cơ bản, đều dùng để chỉ những đơn vị tƣơng đƣơng với TTC và TTM.
Chẳng hạn nhƣ: Tiền giả định -Tiêu điểm (presupposition- focus), Tiền đề-Tiêu
điểm (background/ground-topic), Chủ đề-Tiêu điểm (topic- focus).

Với cặp thuật ngữ Tiền giả định -Tiêu điểm (TGĐ-TĐ), N. Chomsky là ngƣời
đầu tiên dùng nó để thể hiện hai tính chất cũ-mới của thông tin [55]. Theo ông, hai
thành phần cơ bản và có tính khác biệt với nhau trong nội dung thơng tin là TGĐ và
TĐ. Trong đó, TGĐ có thể là một bộ phận của câu, tồn tại độc lập với họat động
ngơn từ, nó cũng có thể là cái tồn tại bên ngồi, khơng có mặt trong thành phần câu
nói. Nó là tiền đề cho thơng tin TĐ đƣợc thực hiện. TĐ của câu là thành tố hoặc
ngữ đoạn nằm trong trung tâm ngữ điệu và có nhiệm vụ chỉ ra mối quan hệ (i) giữa
một câu trả lời thực tế với những câu/ phát ngôn hay những câu hỏi khác nhau; (ii)
giữa một câu trả lời có thể có với nhiều câu/ phát ngôn khác nhau; (iii) hoặc là xác
định mối quan hệ giữa những câu/ phát ngôn khác nhau trong cùng một diễn ngôn.
Cùng quan điểm với N. Chomsky, các nhà ngôn ngữ học nhƣ R. Jackendoff
[72], E. Prince [88], M. Rooth [92], [93], K. Lambrecht [80], D. Buring [115], M.
Krifka [77], S. Calhoun [53], v.v. cũng đã sử dụng cặp thuật ngữ TGĐ-TĐ khi khảo
sát cơ cấu thơng tin trong hoạt động diễn ngơn, và tìm ra mối liên quan giữa các
bình diện ngơn ngữ khác nhau trong q trình trao và nhận thơng tin cũng nhƣ tác
động của những yếu tố khác bên ngồi ngơn ngữ.
Cịn cặp thuật ngữ Tiền đề- Tiêu điểm thì đƣợc dùng bởi M. Krifka (2006) và
một số tác giả khác.
Với cặp thuật ngữ Chủ đề - Tiêu điểm (Topic- Focus), đã có nhiều tác giả sử
dụng nó từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Cụ thể nhƣ: E. Hajicova và
P. Sgall [63], K. Lambrecht [80], J.K. Gundel & T. Fretheim [115], R. A. Jacobs


4

[74], v.v. Điều này cho thấy những tác động qua lại chặt chẽ giữa Chủ đề (CĐ) và
TĐ trong cấu trúc câu, nhất là tầm quan trọng của của cả hai thành tố này trong xu
hƣớng phân tích câu theo quan điểm thơng báo.
Chính vì vậy, bên cạnh thực tế cũng có nhiều tác giả sử dụng đồng thời cùng
lúc hai thuật ngữ nhƣ: T. Fretheim [115], C. Breul [50], v.v…, xu hƣớng dùng thuật

ngữ cấu trúc tiêu điểm thông tin (CTTĐTT) hay cấu trúc tiêu điểm (CTTĐ) thay
thế CTTT, trong đó hai thành tố giữ vai trị chủ chốt trong việc biểu hiện ý ngh a
thông tin là CĐ và TĐ, đƣợc nhiều tác giả quan tâm từ những năm 1990 đến nay.
Trong số đó có K. Lambretch và Nomi E. Shir là hai nhà ngơn ngữ có nhiều nghiên
cứu đặc biệt về l nh vực này [80], [95], [96], [97], [98], [99].
2.2. Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt
Trong nghiên cứu câu tiếng Việt, sự phân đoạn câu theo quan điểm thông tin
thực tại hay quan điểm thông báo là một hƣớng thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của
các nhà ngôn ngữ học bên cạnh phƣơng thức phân đoạn câu về mặt ngữ pháp. Xét
trong mối quan hệ giữa thơng tin ngƣời nói định truyền đạt và ngƣời nghe muốn
tiếp nhận, cấu trúc câu đƣợc phân chia thành hai phần là Đề (Theme, Topic) và
Thuyết (Rheme, Comment), trong đó Đề là bộ phận biểu thị “cái đã biết” hay
“thông tin cũ” còn Thuyết biểu thị “cái chƣa biết” hay là “thông tin mới”.
Sự phân đoạn cấu trúc thông tin thực tại của câu thành Đề-Thuyết theo tiêu chí “cũ mới” này đƣợc phân biệt với sự phân đoạn cấu trúc cú pháp của câu thành Chủ ngữ
-Vị ngữ dựa trên các tiêu chí hình thức và/ hoặc ngữ ngh a [44].
Cấu trúc Đề - Thuyết trong tiếng Việt là cách phân tích câu theo hƣớng khác
với cấu trúc Chủ- Vị do Lƣu Vân Lăng đề xuất, Cao Xuân Hạo vận dụng lý thuyết
của châu Âu nhƣng có cách tiếp cận triệt để qua cơng trình “Tiếng Việt – Sơ thảo
Ngữ pháp chức năng”. Theo tác giả, “Đề và Thuyết là những thành tố quan trọng
cấu tạo nên nòng cốt câu, hạt nhân Đề -Thuyết là cấu trúc hạt nhân của câu. Đây
chính là cấu trúc tối giản.” Tác giả cũng chỉ ra “phân tích Đề -Thuyết là phân tích cú
pháp, xét cả hình thức cấu trúc lẫn nội dung ngữ ngh a, chức năng. Đề là bộ phận
chỉ cái đƣợc nêu lên để nhận định. Thuyết là bộ phận mang nội dung thuyết minh rõ


5

về cái đƣợc nêu lên.” Nhƣ vậy, theo quan điểm của tác giả, câu có thể đƣợc tiếp cận
với tƣ cách là đơn vị “thông báo một mệnh đề” hay “phản ánh một nhận định”
đƣợc cấu trúc hóa thành hai phần Đề và Thuyết, trong đó “Đề là điểm xuất phát, là

cái cơ sở, cái điểm tựa, làm bàn đạp cho đà triển khai của câu ở “phần Thuyết”.
Về phân đoạn thực tại câu tiếng Việt, có thể kể đến V.X. Panfilov (1993)
nhƣ là ngƣời đầu tiên áp dụng cách phân đoạn thực tại câu tiếng Việt theo tiêu chí
lƣỡng phân “cũ-mới” và mô tả khá chi tiết các kiểu phân đoạn thực tại khác nhau
của chúng qua bài báo “ Sự phân đoạn thực tại của câu trong tiếng Việt” [ 45, 116].
Trần Ngọc Thêm xem xét câu dựa theo lý thuyết phân đoạn thông báo nhƣng
các khái niệm của tác giả có phần khác biệt [38]. Tác giả chia cấu trúc câu thành hai
phần là “phần Nêu” (cái mà ngƣời đọc đã biết hoặc giả định đã biết) và “phần Báo”
(cái mới, thông báo về phần Nêu)”, và phân biệt chúng với cặp Đề-Thuyết ở bình
diện ngữ pháp: “Nêu-Báo là sự phân đoạn thông báo, đƣợc áp dụng cho từng phát
ngơn cụ thể trong vị trí thực tại của nó ở một văn bản cụ thể; cịn Đề-Thuyết là sự
phân đoạn cấu trúc với các mơ hình cấu trúc áp dụng cho từng loạt phát ngơn”.
Với Lý Tồn Thắng (1981) trong bài viết về vấn đề Phân đoạn thực tại câu,
tác giả nhấn mạnh ngữ pháp học truyền thống đã nghiên cứu câu một cách cô lập,
không đặt nó vào trong hành động giao tiếp cụ thể [35], [36]. Do vậy, nó đã bỏ qua
một sự kiện ngơn ngữ đáng lẽ cần đƣợc quan tâm là: cùng một câu nói nhƣng tùy ý
định của ngƣời nói/ ngƣời viết trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà câu nói
đó thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.Trên cơ sở suy luận này, tác giả đã phân
biệt hai loại thông tin khác nhau trong cùng một câu/lời nói, đó là thông tin sự kiện
và thông tin thực tại. Thông tin sự kiện “đƣợc thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp- ngữ
ngh a của câu”, và thông tin thực tại là “thông tin về một phƣơng diện của sự kiện,
đƣợc ngƣời nói coi là quan trọng, là cần phải chú ý trong tình huống giao tiếp đó”
và đƣợc thể hiện chủ yếu nhờ vào trật tự từ (thành hai phần Chủ đề (CĐ) và Thuật
đề) và ngữ điệu. Ví dụ [35]:
<1>

a. Tơi// có biết chuyện ấy.
b. Chuyện ấy// tơi có biết.



6

Hai câu trên tuy có cùng một nội dung thơng tin sự kiện nhƣng thông tin thực
tại của chúng khác nhau. Sự khác biệt thể hiện ở chỗ chúng có trật tự từ không
giống nhau dẫn đến cơ cấu Đề- Thuyết khác nhau.
Và theo tác giả, trong phân đoạn thực tại, bất cứ thành phần nào cũng có thể
là chủ đề. Phƣơng pháp xác định Chủ đề và Thuật đề là sử dụng câu hỏi chung và
câu hỏi riêng. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh là có hai cách hiểu Chủ đề - Thuật
đề: cách hiểu thứ nhất là hai thành phần này đồng ngh a với cái cũ-cái mới; và cách
hiểu thứ hai thì cho rằng chúng khơng liên quan gì với cái cũ-cái mới của câu, vì
thơng thƣờng Chủ đề - Thuật đề trùng với cái cũ-cái mới, nhƣng có khi thực tế cái
mới lại nằm trên Chủ đề.
Ví dụ[35]:
<2>

a. - Anh Nam// về, mẹ ơi!
b. - Ai?
c. - Anh Nam// về, mẹ ra đây!
Trong <2a>, anh Nam là CĐ, là cái đã biết, nhƣng lại là cái mới trong <2c>

vì trả lời cho câu hỏi Ai?
Ngồi ra, Lý Toàn Thắng [35] và Diệp Quang Ban [3] cũng vận dụng sự đối
lập lƣỡng phân (Đề -Thuyết) của lý thuyết phân đoạn thực tại để phân tích cấu trúc
phân đoạn thực tại của câu tiếng Việt nhƣng nghiên theo tiêu chí mở rộng, coi Đề là
“cái đƣợc nói đến” hay là “phần đƣợc giải thích” cịn Thuyết là cái “nói về chủ đề”
hay “giải thích cho chủ đề”.
Tuy nhiên, giữa hai tác giả cũng có điểm khác biệt. Theo Lý Toàn Thắng,
Chủ đề (thuật ngữ Lý Toàn Thắng dùng để chỉ phần Đề) có thể đứng trƣớc hoặc sau
Thuật đề (phần Thuyết) và trật tự đó có thể trùng hay không trùng hợp với trật tự
của chủ ngữ, vị ngữ. Nếu câu hai thành phần có trật tự xi chủ ngữ-vị ngữ đƣợc

phát âm với ngữ điệu bình thƣờng thì Chủ đề trùng với chủ ngữ, Thuật đề trùng với
vị ngữ, và câu có trật tự khách quan. Còn nếu chủ ngữ đƣợc nhấn mạnh bằng một
trọng âm logic thì Thuật đề lại rơi vào chủ ngữ, Chủ đề trùng với vị ngữ và câu có
trật tự chủ quan [33, 51].


7

Trái lại, Diệp Quang Ban lại cho rằng, trong cấu trúc phân đoạn thực tại của
câu, “phần đề luôn luôn đứng trƣớc phần thuyết” và “ trong câu đơn hai thành phần
với trật tự chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần Đề, vị ngữ sẽ là phần Thuyết”.
Mặc dù về mặt lý thuyết các tác giả theo cách tiếp cận lƣỡng phân này chủ
trƣơng khu biệt sự phân đoạn thực tại (Đề-Thuyết hay Nêu-Báo) với phân đoạn ngữ
pháp (chủ-vị) nhƣng trên thực tế việc phân định và xác lập mối tƣơng liên giữa các
chức năng của hai bình diện này rất phức tạp bởi vì tiếng Việt khơng có các dấu
hiệu hình thức thỏa đáng nào cho phép phân biệt rạch rịi các cấu trúc lƣỡng phân
của hai bình diện.
Về cấu trúc thông tin, Lê Quang Thiêm (2004) cho rằng cấu trúc thông tin
(hay cấu trúc thông báo) là một cách phân chia câu/ lời theo chủ đích của ngƣời nói
nhằm thể hiện cái mới- thơng tin chủ yếu trong câu/ lời đó [39]. Cách phân chia này
cần phải căn cứ vào văn cảnh và tình huống giao tiếp để biết đƣợc chính xác ý định
của ngƣời nói. Về vị trí trong câu, cái cũ thƣờng đƣợc đặt trƣớc để phân biệt với cái
mới đứng ở phần sau. Cái cũ còn đƣợc gọi tên là phần Nêu (Theme) và cái mới là
phần Báo (Rheme) và thƣờng đƣợc nhận biết thông qua ngữ điệu, chẳng hạn, phần
Báo đƣợc phát âm mạnh hơn.
Nguyễn Hồng Cổn (2001, 2004, 2010) là ngƣời có nhiều bài viết liên quan
cụ thể đến cấu trúc thông tin và TĐ thông tin [7], [8], [9]. Theo Nguyễn Hồng Cổn,
cấu trúc thơng tin có vai trị phản ánh sự khác biệt về vị thế thông tin giữa các thành
phần câu, trong mỗi cấu trúc thơng tin đều có hai bộ phận thông tin: thông tin tiền
giả định (TGĐ) và TTM (chính là TĐ thơng tin).

Việc nhận diện TĐ là cơ sở để phân biệt một cấu trúc thông tin này với một
cấu trúc thông tin khác. Tác giả phân biệt ba loại TĐ khác nhau, gồm: TĐ hỏi, TĐ
khẳng định và TĐ tƣơng phản. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các vấn đề về TĐ
và TGĐ. Tiếp thu quan điểm của D. Buring [115], tác giả cho rằng cấu trúc thông
tin của câu gồm hai phần, đó là Cơ sở (Background) và Tiêu điểm (Focus), cơ cấu
Cơ sở -Tiêu điểm và Đề -Thuyết của câu có thể hoặc có khi khơng trùng nhau. Tác
giả cũng xét vai trị của cấu trúc thơng tin đối với các biến thể cú pháp, các biến thể


8

ngôn điệu, cũng nhƣ đề cập đến biến thể cú pháp có từ tình thái tiêu điểm; vấn đề
tỉnh lƣợc và không tỉnh lƣợc trong cấu trúc thông tin; cấu trúc thông tin với biến thể
cú pháp trật tự từ.
Cao Xuân Hạo phân biệt rõ cấu trúc thông tin (hay cấu trúc thông báo) với
cấu trúc Đề -Thuyết [14], [15]. Theo quan điểm của ơng, cấu trúc thơng báo thuộc
bình diện dụng pháp - bình diện của phát ngơn, của lời nói. Cấu trúc Đề - Thuyết
thuộc l nh vực logic ngôn từ (ngữ ngh a-ngữ pháp) và cũng là cấu trúc cú pháp cơ
bản của tiếng Việt.
Nhƣ vậy, có thể nói cấu trúc thơng báo là bình diện của cách sử dụng câu, là
việc sử dụng những cấu trúc Đề - Thuyết trong những tình huống và văn cảnh cụ thể
vào những mục đích thơng báo khác nhau. Trong nhiều trƣờng hợp, sự phân đoạn
thơng báo có trùng hợp với sự phân đoạn Đề-Thuyết. Ông cho rằng cấu trúc thơng
báo có ảnh hƣởng quan trọng đối với cấu trúc câu, nó gây áp lực đối với việc lựa
chọn cấu trúc Đề -Thuyết của câu. Cấu trúc thông báo thay đổi sẽ kéo theo sự thay
đổi của cấu trúc Đề -Thuyết. Sự khác nhau cơ bản giữa cấu trúc Đề -Thuyết và cấu
trúc thông báo là ở chỗ cấu trúc Đề -Thuyết luôn chia hết câu làm hai phần, trong
khi đó TTM trong cấu trúc thơng tin có thể bao trùm hết cả câu, có thể là một phần
bất kỳ hoặc hai phần cách nhau trong câu.
Về vấn đề TĐ, Cao Xuân Hạo cho rằng TĐ là “một từ hay một ngữ đƣợc nêu

bật lên trong TTM của câu bằng trọng âm cƣờng điệu. Sự nhấn mạnh từ/ ngữ này
nếu rõ sự đối lập giữa nó với những từ/ ngữ cùng hệ đối vị lẽ ra có thể đặt ở vị trí
của nó trong câu” [16].
Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong Dụng học Việt ngữ cũng có cùng quan
điểm nhƣ Cao Xuân Hạo khi bàn về cấu trúc Đề-Thuyết và cấu trúc thơng báo [13].
Theo ơng, hai cấu trúc này hồn toàn độc lập với nhau. Tƣơng tự, Diệp Quang Ban
cũng khẳng định: “Cấu trúc tin và cấu trúc Đề -Thuyết là hai hiện tƣợng khác nhau
về bản chất, chúng đƣợc phân định trên những cơ sở khác nhau và trong các bộ
phận của mỗi cấu trúc cũng đƣợc phân bố khác nhau” [3].


9

Trong đề tài nghiên cứu về Cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu tiếng Việt
và tiếng Anh, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã “mở biên độ khảo sát cấu trúc
tiêu điểm từ phạm vi câu đơn giản sang phạm vi rộng hơn, ở những cấu trúc cú
pháp tình thái của tiếng Việt và tiếng Anh”. Tác giả cũng đã “làm rõ hơn mối quan
hệ chặt chẽ giữa cấu trúc tiêu điểm với cú pháp câu dƣới tác động của các phƣơng
diện ngôn ngữ khác nhƣ ngữ điệu-trọng âm và từ vựng-ngữ ngh a” ở cả hai ngôn
ngữ tiếng Việt và tiếng Anh [22].
Có thể kể đến một số tác giả có bài viết liên quan đến l nh vực nghiên cứu về
CTTĐTT/ CTTT (hay cấu trúc thông báo) và vấn đề TĐ trong tiếng Việt nhƣ: Lý
Toàn Thắng [35], [36], Nguyễn Hồng Cổn [7], [8], [9] Trần Ngọc Thêm [38], Cao
Xuân Hạo [14], [15], [16], [17], Hồ Lê [24], [25], [26], Nguyễn Thiện Giáp [13],
Đỗ Hữu Châu [4], [5], Diệp Quang Ban [2], [3], Nguyễn Văn Hiệp [18], v.v. Tuy
nhiên, các tác giả cũng chƣa có những nghiên cứu sâu vào từng loại câu cụ thể, câu
phủ định là một trong những trƣờng hợp vừa nêu.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bên cạnh chức năng biểu hiện ý ngh a trên bình diện cấu trúc - cú pháp, ngơn
ngữ cịn thể hiện chức năng chuyển tải thông điệp theo từng bối cảnh giao tiếp cụ

thể trong quá trình hành chức. Để thực hiện các chức năng này, các nhà ngôn ngữ
đã xây dựng các quy tắc, cấu trúc tƣơng ứng với từng trƣờng hợp cụ thể, trong đó
phần lớn tập trung vào cấu trúc cú pháp.
Chúng tôi thực hiện luận án này với mục đích xác định và miêu tả các mơ
hình CTTĐ câu phủ định tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng, từ đó vận dụng vào
xác định và miêu tả mơ hình CTTĐ câu phủ định tiếng Việt. Với kết quả nhận
đƣợc, chúng tôi đối chiếu những nét tƣơng đồng và dị biệt để từ đó rút ra những kết
luận hữu dụng có thể áp dụng cho các l nh vực nhƣ: biên phiên dịch, giảng dạy
tiếng Anh cho ngƣời Việt hoặc tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ.


10

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nhận diện, miêu tả, và phân tích các mơ
hình CTTĐ của câu phủ định tiếng Anh để phát hiện tổ chức cú pháp và cơ cấu
thơng tin khác nhau; từ đó, liên hệ vấn đề với câu phủ định tiếng Việt. Nói cách
khác, đối tƣợng của nghiên cứu trong luận án là TĐ và CTTĐ của câu phủ định
tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
TĐ thông tin và CTTĐ của câu là một vấn đề khá rộng. Vì vậy, luận án chỉ
tập trung vấn đề này đối với câu phủ định. Lịch sử nghiên cứu cho thấy có nhiều
nhà ngơn ngữ quan tâm đến l nh vực này, tuy nhiên, chúng tôi chỉ dựa vào quan
điểm của Nomi E. Shir (1997), chấp nhận hệ thống lý thuyết của tác giả để:
(i) Miêu tả mô hình CTTĐ cơ bản của câu tiếng Anh, đó là mơ hình
CTTĐTT chính và CTTĐTT phụ.
(ii) Xác lập năm cấu trúc cụ thể (dựa trên lý thuyết về mơ hình CTTĐ chính);
từ đó, áp dụng vào miêu tả mơ hình CTTĐ của câu phủ định tiếng Anh; cuối cùng
là vận dụng vào miêu tả mơ hình CTTĐ của câu phủ định tiếng Việt (đồng thời có

liên hệ với các mơ hình CTTĐ câu phủ định tiếng Anh.)
(iii) Khẳng định các yếu tố nhƣ: cấu trúc - cú pháp, từ vựng - ngữ ngh a (từ
tình thái), ngữ cảnh, trọng âm - ngữ điệu có tác động đến sự phân bố vị trí, qui mơ
và tầm tác động của TĐ cũng nhƣ mơ hình CTTĐ của câu phủ định trong hai ngôn
ngữ.
(iv) Song song với việc miêu tả này, chúng tôi cũng miêu tả và phân biệt các
loại TĐ có liên quan trong q trình thực hiện xác lập mơ hình CTTĐ nhƣ: TĐ
chính, TĐ tƣơng phản, TĐ khơng tƣơng phản, TĐ giới hạn và TĐ không giới hạn.
Lý do giới hạn đề tài nghiên cứu ở câu phủ định:
- Trong các vấn đề vừa xác lập, câu phủ định có vị trí đặc biệt. Tuy nhiên,
câu phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt đƣợc nghiên cứu chủ yếu trên bình diện


11

cấu trúc cú pháp hoặc chỉ dừng lại ở những vấn đề khái qt; chƣa có nhiều cơng
trình nghiên cứu sâu về chúng trên bình diện ngữ dụng.
- Câu phủ định có cấu tạo bằng nhiều hình thức khác nhau và các hình thức
này có tác động nhất định đến việc xác lập vị trí, qui mơ và mơ hình CTTĐ câu.
Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của Nomi E. Shir [98], tác giả chỉ dừng lại ở
việc đề cập sơ lƣợc đến vị trí TĐ và mơ hình CTTĐ của một vài hình thức câu phủ
định, mà chƣa miêu tả đầy đủ mơ hình CTTĐ của các loại câu phủ định khác.
- Các hình thức phủ định trong câu tiếng Anh và tiếng Việt rất đa dạng, góp
phần bộc lộ nét đặc trƣng riêng và độc đáo của hai ngơn ngữ, tiêu biểu cho hai loại
hình ngơn ngữ khác nhau.
- Trong đối dịch thực tế còn nhiều bất cập vì câu phủ định trong tiếng Anh và
tiếng Việt có nhiều đặc điểm cấu tạo khác nhau.
- Tầm phủ định có tác động đến sắc thái biểu cảm và dụng ý của ngƣời nói
trong giao tiếp, góp phần đem lại hiệu quả cao cho những ngƣời tham gia giao tiếp.
5. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu phục vụ cho việc khảo sát và minh họa các nội dung trình
bày trong luận án đƣợc sƣu tầm từ các thể loại có phong cách, chức năng khác nhau,
chủ yếu ở hình thức văn bản. Để đảm bảo tính khách quan và tiện cho việc nhận
diện các TĐ thơng tin cũng nhƣ các mơ hình CTTĐ, các ngữ liệu phải đảm bảo
đƣợc tính hồn chỉnh và nội dung cung cấp các thông số về ngữ cảnh tƣơng đối đầy
đủ.
Cụ thể nguồn ngữ liệu đƣợc trích từ: tác phẩm văn học, truyện ngắn, sách
ngữ pháp, các truyện dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Bên cạnh đó, luận án cũng có
những ví dụ đƣợc trích dẫn từ các luận án, luận văn khoa học, cơng trình nghiên cứu
của các nhà ngơn ngữ học, chun luận trên tạp chí, từ điển, trang web và từ quan
sát thực tế của chúng tôi.


12

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng một số các thủ pháp thông dụng nhƣ sƣu tập tài liệu,
liệt kê, phân loại để lấy đó làm cơ sở tiến hành phân tích, luận án dựa vào phƣơng
pháp chính là phƣơng pháp miêu tả có sử dụng thao tác đối chiếu trong một số nội
dung.
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: xuất phát từ những luận điểm cơ bản về CTTĐ
của các nhà ngôn ngữ, chúng tôi tổng kết, nhận xét, và tiếp thu những thành tựu này
để tiến hành khảo sát tổ chức, hoạt động của các thành tố đơn vị thông tin mà trọng
tâm là TĐ và CTTĐ trong câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt dƣới tác động của
phƣơng thức cấu tạo, phƣơng tiện ngôn ngữ, ngữ cảnh, và trọng âm-ngữ điệu. Khi
thực hiện việc này đối với tiếng Việt, chúng tơi có liên hệ với tiếng Anh để tìm
những nét tƣơng đồng và dị biệt. Trên cơ sở đó, chúng tơi mạnh dạn kết luận bƣớc
đầu về mơ hình CTTĐ của câu phủ định cũng nhƣ những tác động của các phƣơng
tiện ngôn ngữ trong việc chỉ xuất TĐ thông tin trong cả tiếng Anh và tiếng Việt;

đồng thời đề xuất những cách tiếp cận câu phủ định trong hai ngơn ngữ trên bình
diện ngữ dụng.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Lý thuyết
- Luận án không nhằm giải quyết những vấn đề lý thuyết. Tuy nhiên, qua
miêu tả có thể làm sáng tỏ thêm:
a/ Một số phổ niệm ngơn ngữ học, trong đó chú trọng khẳng định tính chất
phổ niệm về CTTĐ từ một số tiền đề lý thuyết mà các nhà ngôn ngữ học châu Âu
đã xác lập, đồng thời chỉ ra tính chất đặc thù của tiếng Việt.
b/ Một số mơ hình CTTĐ, chủ yếu là CTTĐ chính, CTTĐ phụ và các mơ
hình CTTĐ của các câu phủ định cụ thể nhƣ: phủ định toàn phần, phủ định thành
phần, phủ định khác (phủ định dùng phƣơng tiện hình thái học, phủ định dùng
phƣơng tiện từ vựng, phủ định siêu ngôn ngữ,...)


13

c/ Phân tích cụ thể đối với câu phủ định cho thấy tác động của cấu trúc cú
pháp, phƣơng tiện ngôn ngữ, ngữ cảnh, và trọng âm-ngữ điệu tạo nên những khác
biệt nhất định về câu phủ định tiếng Anh và câu phủ định tiếng Việt trên bình diện
thơng báo.
- Luận án là minh chứng cho việc vận dụng thành công lý thuyết CTTĐ của
nhà ngôn ngữ học Nomi E. Shir vào miêu tả CTTĐ câu phủ định trong tiếng Anh và
đặc biệt là trong tiếng Việt.
6.2. Thực tiễn
Nhƣ đã nói, thành tựu nghiên cứu về CTTĐ và TĐ thơng tin trên cứ liệu
tiếng Việt chỉ mới bắt đầu. Kết quả nghiên cứu từ luận án này chắc chắn sẽ rất bổ
ích trong việc ứng dụng giảng dạy tiếng Anh cho ngƣời Việt hoặc tiếng Việt nhƣ
một ngoại ngữ, và đặc biệt là trong đối dịch (đối với ngành biên phiên dịch). Kết
quả nghiên cứu hẳn cũng là những kiến thức bổ ích cho các biên tập viên, xƣớng

ngơn viên, phóng viên trong việc tạo lập các TĐ thơng tin trong ngơn ngữ báo chí.
Kết quả của luận án cũng phần nào giúp cho ngƣời học ngoại ngữ nói chung,
tiếng Anh nói riêng hiểu đƣợc ngơn ngữ khơng chỉ chứa đựng trong nó cấu trúc cú
pháp phức tạp mà cịn ln vận động đa chiều trên bình diện ngữ dụng dƣới tác
động của nhiều yếu tố bên ngồi. Vì vậy, để có thể sử dụng tốt một ngoại ngữ,
ngƣời học cần có ý thức nắm bắt bản chất và hoạt động của ngôn ngữ cũng nhƣ sự
tƣơng tác và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài.
Kết quả của luận án có thể đóng góp vào nguồn tài liệu cho những nghiên
cứu tiếp theo về câu trên bình diện ngữ dụng.
7. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Chính văn của luận án đƣợc chia làm ba phần: Mở đầu, các chƣơng (chƣơng
1, chƣơng 2, chƣơng 3), và kết luận. Cụ thể:
Phần Mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục
đích, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu, và những đóng
góp của luận án.


14

Chương 1: Tổng quan về cấu trúc tiêu điểm thông tin, giới thiệu lý thuyết và
các khái niệm liên quan đến CTTĐTT, chủ yếu dựa trên quan điểm của nhà ngôn
ngữ học Nomi Erteschik- Shir và Knud Lambrecht. Đồng thời, chƣơng 1 cũng xác
định quan điểm của tác giả Nomi Erteschik- Shir đƣợc vận dụng là cơ sở lý thuyết
của luận án.
Chương 2: Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định tiếng Anh, xác lập
và miêu tả các mơ hình CTTĐTT của câu phủ định tiếng Anh.
Chương 3: Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định tiếng Việt (liên hệ
với tiếng Anh), xác lập và miêu tả các mơ hình CTTĐTT của câu phủ định tiếng
Việt, có liên hệ với tiếng Anh.
Phần Kết luận đúc kết những kết quả cũng nhƣ khẳng định những đóng góp

và ứng dụng từ kết quả đạt đƣợc của luận án.


×