Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá các dòng thải và xây dựng các giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường từ hệ thống kinh tế trang trại VAC huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 110 trang )

Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

hí Minh

Ch

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài

ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG THẢI VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HỆ THỐNG
KINH TẾ TRANG TRẠI VAC HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày 15 tháng 07 năm 2015
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Trương Thanh Cảnh

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ quản

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ trì


(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng 7 năm 2015



ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG THẢI VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HỆ THỐNG KINH TẾ
TRANG TRẠI VAC HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
Tóm tắt:
VAC (vườn, ao, chuồng) là hệ sinh thái nông nghiệp nhân tạo hình thành do sự kết
hợp giữa 3 yếu tố cơ bản là vườn (V), ao (A) và chuồng (C). Đây là mơ hình sản xuất
theo kiểu nơng nghiệp hữu cơ được thế giới công nhận là bền vững xét cả hai khía cạnh
kinh tế và mơi trường. Tuy nhiên từ trước đến nay, các nghiên cứu VAC ở Việt Nam
mới chỉ chú trọng đến khía cạnh kinh tế, vấn đề môi trường chưa được thực sự quan
tâm. Báo cáo này trình bày một nghiên cứu cụ thể của chúng tôi ở hai trang trại VAC
và VACB (VAC kết hợp sản xuất khí sinh học) tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
nhằm đánh giá hệ thống cả hai giác độ kinh tế và mơi trường, từ đó đề xuất các giải
pháp kiểm sốt ơ nhiễm và nâng cao hiệu quả hoạt động của trang trại. Kết quả nghiên
cứu ở hai trang trại VAC và VACB cho thấy việc quản lý các dòng thải từ các thành
phần V, A và C nhằm tái sử dụng chất thải trong hệ thống, đặc biệt trường hợp có sản
xuất khí sinh học, làm cho hiệu quả kinh tế của trang trại sẽ được tăng cường và góp
phần bảo vệ mơi trường do những tác động sản xuất của trang trại. Từ kết quả đánh giá
hệ thống, tác giả đề xuất một số giải pháp để xử lý và tái sử dụng chất thải hiệu quả,
nâng cao hiệu quả sản xuất và tái sử dụng chất thải, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường của hệ thống VAC.
Từ khóa: VAC, Vườn, Ao, Chuồng, Kinh tế, Môi trường, Trang trại

ii



ENVIRONMENTAL MANAGEMENT FOR VAC FARMING SYSTEM, A CASE
STUDY OF TWO FARMS IN TRẢNG BOM DISTRICT, ĐONG NAI PROVINCE
Abstract

VAC is an artificial farming system combined by three basic components: Garden
(V), Pond (A) and Animal Stable (C). This type of organic farm is internationally
recognized as a sustainable production system in term of economy and environment. In
Vietnam, however, most of research have concentrated on the economic aspect of
VAC. The environmental effects are not adequately considered. This research on two
VAC and VACB (VAC+Biogas) farms was a case study in our VAC research series,
aimed to evaluate the system in both economical and environmental aspects and to
introduce environmental solutions in order to improve the productive and
environmental performances of the system. The research showed a result of reuse
wastes from/to each components V,A,C; especially in the case of combined biogas
production gave a better performance in both productive and environmental aspects.
From the study, we propose solutions to optimize the performance of each individual
component of V, A, C and in one VAC system.
Key Words: VAC (Garden, Pond, Animal stable), Farm, Environment, Economic

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa sinh hóa)


COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa hóa học)

Ntổng

Hàm lượng nitơ tổng cộng

N-NH4+

Hàm lượng nitơ ở dạng ammonium

Ptổng

Hàm lượng photpho tổng cộng

pH

Trị số dùng để biểu thị tính acid hay kiềm của một dung dịch,
đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong dung dịch

TS

Total Solid (Tổng chất rắn)

Biogas

Khí sinh học, là hỗn hợp khí sinh ra trong q trình phân hủy kỵ
khí các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật, có thành phần
chủ yếu là CH4, có thể sử dụng làm nhiên liệu.


VAC

Hệ thống kết hợp Vườn cây – Ao cá – Chuồng nuôi

VACB

Hệ thống kết hợp Vườn cây – Ao cá – Chuồng nuôi - Biogas

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nội dung điều tra thu thập thông tin từ 2 trang trại VAC
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu nước
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích mẫu khí
Bảng 2.4: Phương pháp phân tích mẫu đất
Bảng 3.1: Diện tích và năng suất của các loại cây trồng
Bảng 3.2: Thống kê tình hình hoạt động tại 2 trang trại VAC
Bảng 3.3: Diện tích phân bố tại trang trại VAC1
Bảng 3.4: Số lượng và năng suất cây trồng tại trang trại VAC1
Bảng 3.5 Doanh thu từ trang trại VAC1
Bảng 3.6: Chi phí và doanh thu từ các thành phần trong hệ thống VAC1
Bảng 3.7: Diện tích phân bố tại trang trại VAC2
Bảng 3.8: Số lượng và năng suất cây trồng tại trang trại VAC2
Bảng 3.9: Doanh thu từ trang trại VAC2
Bảng 3.10: Chi phí và doanh thu từ các thành phần trong hệ thống VAC2 mỗi năm
Bảng 3.11: Ước tính tổng lượng phân thải ra (kg/ngày)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nước thải của 2 trang trại VAC
Bảng 3.13: Kết quả phân tích nước thải so với QCVN 24:2009/BTNMT

Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước ao tại trang trại VAC1
Bảng 3.15: Kết quả phân tích chất lượng nước ao tại trang trại VAC2
Bảng 3.16: Hiệu quả xử lý sau biogas tại trang trại VAC2
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu đất tại trang trại VAC1
Bảng 3.18: Kết quả phân tích mẫu đất tại trang trại VAC2
Bảng 3.21: Kết quả phân tích chất lượng khơng khí tại 2 trang trại VAC
Bảng 4.1: Đặc điểm và hiệu quả xử lý của quá trình ủ phân
Bảng 4.2: Hiệu suất xử lý theo thời gian lưu phân
Bảng 4.3: Kích thước hầm biogas dạng vịm cầu theo quy mơ chăn ni
Bảng 4.4: Các thơng số, kích thước và vận hành túi HDPE
Bảng 4.5: Kích thước hầm biogas dạng ống composite theo quy mô chăn nuôi
Bảng 4.6: Hiệu quả lộc H2S
Bảng 4.7: Lượng khí gas thu được từ heo và gia cầm
Bảng 4.8: Mức giá điện sinh hoạt
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả phân tích mẫu nước thải của 2 trang trại VAC
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả phân tích mẫu nước ao của 2 trang trại VAC
Biểu đồ 3.3: Hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK trong đất thay đổi theo mùa
v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quản lý vật ni trong hệ thống nơng nghiệp hữu cơ
Hình 1.2: Những ngun tắc của hệ thống nơng nghiệp hữu cơ
Hình 1.3: Mơ hình VAC
Hình 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 3.2: Vườn chuối của trang trại VAC1
Hình 3.3: Vườn đu đủ tại trang trại VAC1
Hình 3.4: Ao cá tại trang trại VAC1
Hình 3.5: Chuồng ni tại trang trại VAC1
Hình 3.6: Cấu trúc hoạt động của trang trại VAC1

Hình 3.7: Sơ Đồ mơ hình VAC1
Hình 3.8: Vườn rau lang tại trang trại VAC2
Hình 3.9: Vườn bắp tại trang trại VAC2
Hình 3.10: Ao tại trang trại VAC2
Hình 3.11: Chuồng ni tại trang trại VAC2
Hình 3.12: Cấu trúc hoạt động của trang trại VAC2
Hình 3.13: Sơ đồ mơ hình VAC2
Hình 3.14 : Lượng chất dinh dưỡng do cây trồng hút từ đất
Hình 3.15: Chu trình nitơ trong tự nhiên
Hình 3.16 : Các khí sinh ra trong q trình phân hủy chất thải chân ni
Hình 4.1: Mơ hình quản lý và tái sử dụng chất thải trong hệ thống VAC
Hình 4.2: Mơ hình ủ phân áp dụng cho các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ
Hình 4.3: Quy mơ sản xuất phân vi sinh có bổ sung chế phẩm Bio-F
Hình 4.4: Mơ hình sử dụng kinh tế nguồn chất thải đang được áp dụng rộng rãi
Hình 4.5: Hầm biogas nắp cố định kiểu KT1
Hầm 4.6: Hầm biogas nắp cố định kiểu KT2
Hầm 4.7: Một số hình ảnh trong quá trình xây dựng hầm biogas
Hình 4.8: Biogas dạng túi HDPE
Hình 4.9: Hầm biogas dạng vật liệu composite
Hình 4.10: Tháp hấp thụ khí H2S
Hình 4.11: Mơ Hình quy hoạch trang trại VAC

vi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá
nhân và tổ chức.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Khoa Học và Công Nghệ,
ĐHQG TP.HCM đã hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian

qua, giúp chúng tơi hồn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN, Phòng tài Vụ Trường ĐH
Khoa Học Tự Nhiên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian qua,
giúp chúng tơi hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn UBND Huyện Trảng Bom, Phòng NNPTNT, chủ trang trại VAC Nguyễn
Xuân Phong và Trần Quang Ngạn tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi triển khai nghiên cứu và thu thập thông tin.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn BCN Khoa Môi Trường, các đồng nghiệp đã giúp đỡ
nhóm thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
TM nhóm thực hiện
PGS.TS. Trương Thanh Cảnh

4


GIỚI THIỆU CHUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự phát triển sản xuất ngành nông nghiệp là sự kết hợp của nhiều khuynh
hướng kỹ thuật và quản lý mới. Kết quả của các xu thế đổi mới đó là làm tăng cường hiệu
quả sản xuất trên một đơn vị lao động và đất đai (Trương Thanh Cảnh, 2006, 2010). Đồng
thời, cùng với q trình phát triển sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa với trình độ thâm
canh cao là việc phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường do việc sử dụng các loại phân
bón hố học và nơng dược đang ngày càng trầm trọng. Việc tìm ra những giải pháp thích
hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sản xuất lên môi trường là một yêu cầu quan trọng
để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Ở Việt Nam, sản xuất nơng nghiệp có ý nghĩa sống cịn đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Nông nghiệp như là một phương tiện mưu sinh cho đa phần người dân,
đồng thời nơng nghiệp cịn đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố và cho
xuất khẩu. Gần 70% dân số Việt Nam thuộc khu vực nông thôn, đời sống đa phần người
dân vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nơng nghiệp. Nhiều chương trình nghiên cứu và dự án sản

xuất đã được thực hiện ở nước ta nhằm tăng cường hiệu quả canh tác của nông dân. Nhờ
đó, Việt Nam từ một nước nghèo đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực và thực
phẩm có mức GDP bình quân đầu người được xếp loại trung bình trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề môi trường phát sinh từ nông nghiệp nông thôn
đang là mối quan tâm của cộng đồng và các nhà quản lý. Việc sử dụng phân bón và nơng
dược q mức hay chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong mơi
trường đất và nước. Nhiều vùng chăn ni chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải,
phát triển nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch dẫn đến ô nhiễm môi trường trong
nhiều khu vực
Trong vài thập kỷ gần đây, ở nhiều nước trên thế giới việc phát triển một nền nông
nghiệp hữu cơ đang được chú ý. Đây là phương thức sản xuất dựa trên việc kết hợp các đối
tượng sản xuất như đất, nước và sinh vật như cây trồng, vật nuôi… trong một hệ thống hỗn
hợp nhằm tạo ra chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ
là một phương thức sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm nhằm hạn chế tác động môi
trường từ hoạt động sản xuất (HDRA, 2004; Lê Văn Hưng, 2004; Trương Thanh Cảnh,
2010).
Mơ hình kinh tế trang trại theo kiểu VAC của Việt Nam là một phương thức canh
tác hữu cơ được công đồng thế giới thừa nhận (Đường Hồng Dật, 2003; Lê Thị Hợp. 2003;
Đinh Sơn Hùng, 2005)
VAC là từ viết tắt của Vườn – Ao – Chuồng, là hệ sinh thái nơng nghiệp nhân tạo
hình thành do sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản là vườn (V), ao (A) và chuồng (C) (Trương
Thanh Cảnh, 2010; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. 2004; Nguyễn Thị Hợp,
2003, Đường Hồng Dật, 2003). Đây là mơ hình sản xuất theo kiểu nông nghiệp hữu cơ
được thế giới cơng nhận là bền vững xét cả hai khía cạnh kinh tế và môi trường (Đường
Hồng Dật, 2003). Hệ thống VAC là công cụ tái sinh chất thải và tận dụng các chất phế thải
5


trong nông nghiệp tạo thành nguyên liệu hay năng lượng sinh học hữu hiệu (Trương Thanh
Cảnh, 2010).

Mơ hình VAC là mơ hình canh tác kết hợp giữa vườn, ao cá và chuồng chăn nuôi
gia súc, gia cầm. VAC bao gồm nhiều thành phần có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn
nhau, theo đó phế phụ phẩm của thành tố này có thể được sử dụng để làm nguyên liệu (đầu
vào) trong hoạt động sản xuất của các thành tố khác. Ví dụ chất thải của vật ni (yếu tố
chuồng) sẽ là nguyên liệu đầu vào của một yếu tố khác ví dụ phân bón cho cây trồng (yếu
tố vườn) hay thức ăn cho cá (yếu tố ao) và ngược lại…Mối quan hệ dinh dưỡng và năng
lượng giữa các yếu tố Vườn – Ao – Chuồng trong hệ thống VAC đảm bảo sự bền vững cả
về mặt kinh tế và mơi trường.
Chính vì những lợi ích của VAC mà nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến
khích nơng hộ chuyển đổi các hình thức sản xuất nơng nghiệp sang mơ hình này. Đặc biệt,
do đặc điểm nền nơng nghiệp nước ta chủ yếu là tự cung tự cấp, phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng VAC sẽ giúp người dân tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên sẵn có.
Mặc dù VAC là một hình thức canh tác truyền thống lâu đời ở Việt Nam, tuy nhiên
việc tranh thủ các tiềm năng đất và nước sẵn có của trang trại nhằm, giảm chi phí dựa vào
nhận thức mới một cách khoa hocj để tối ưu hoá sản xuất đang cịn nhiều hạn chế, cần phải
hiện đại hố mơ hình VAC. Ở nhiều nơi, người dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. VAC được mở rộng theo xu thế kinh tế trang trại, sản xuất
nơng nghiệp hàng hố. Những vườn đồi, vườn rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đã
xuất hiện ở các vùng núi và trung du. Ở đồng bằng, duyên hải nhiều mảnh đất, mặt nước
được kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Các mơ
hình chăn ni lợn, bị sữa, dê, gà, vịt … kết hợp với trồng cây ăn quả và nuôi cá, cá sấu,
baba, ếch, lươn, rắn … với quy mơ lớn đã dần hình thành và phát triển, góp phần đem lại
hiệu quả kinh tế xã hội và cải thiện môi trường sinh thái.
Hệ thống VAC được phát triển ở Việt Nam như là hệ thống sản xuất đầu tư thấp
nhưng hiệu quả, là một giải pháp xóa đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
sự đa dạng nông phẩm. Tuy vậy, từ trước đến nay, các nghiên cứu VAC ở Việt Nam mới
chỉ chú trọng đến khía cạnh kinh tế, vấn đề môi trường chưa được thực sự quan tâm, chưa
tối ưu hóa các hoạt động thành phần VAC nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế và hạn chế ô
nhiễm môi trường. Chất thải gia súc và chất thải sinh hoạt của con người chưa được xử lý
thích hợp hay khơng xử lý, bón trực tiếp cho rau, cây ăn quả hay làm thức ăn cho cá… Vì

vậy đã ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm và làm giảm khả năng tự đồng hố chất thải
hay tự làm sạch của mơi trường đất và nước, từ đó gây ơ nhiễm nguồn nước, đất và mơi
trường khơng khí…
Trảng Bom là một huyện có nền kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng, trong
đó chủ yếu là các trang trại nhỏ hoạt động theo kiểu VAC.
Báo cáo này trình bày một nghiên cứu cụ thể của chúng tôi ở hai trang trại VAC và
VACB (VAC kết hợp sản xuất khí sinh học; B: biogas) tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai nhằm đánh giá hệ thống cả hai giác độ kinh tế và mơi trường, từ đó đánh giá hệ thống,
đề xuất một số giải pháp để xử lý và tái sử dụng chất thải hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản
xuất và tái sử dụng chất thải, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm môi trường của hệ thống VAC.
6


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hoạt động và các vấn đề môi trường của các trang trại VAC.
- Phân tích dịng thải từ hoạt động của VAC,
- Đề xuất mơ hình kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và sử dụng kinh tế chất thải từ các hoạt
động của trang trại VAC.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 trang trại cụ thể VAC điển hình (Bảng 1.a). Các
trang trại này được chọn sau giai đoạn điều tra các trang trại tại xã Sông Trầu, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai nhằm chọn ra hai mơ hình trang trại VAC tiêu biểu để thực hiện các
khảo sát.
Bảng 1a. Các trang trại VAC và VACB trong nghiên cứu.
STT

Tên chủ hộ
VAC

01


Nguyễn Xuân
Phong

02

Trần Quang
Ngạn

Ký hiệu

Địa chỉ

Loại hình hoạt
động

VAC1

Ấp 7, xã Sông
Trầu, H. Trảng
Bom

Vườn – Ao –
Chuồng (VAC)

VAC2

Ấp 2, xã Sông
Trầu, H. Trảng
Bom


Vườn – Ao –
Chuồng –
Biogas (VACB)

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP
HỮU CƠ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI VAC
1.1. HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ (ORGANIC FARMING)
1.1.1. Đặc điểm hệ thống nơng nghiệp hữu cơ
Nơng nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác của sản xuất nông nghiệp, là hệ
thống sản xuất hỗn hợp bằng cách kết hợp các đối tượng sản xuất như đất, nước… với đối
tượng sinh học là cây, con trong một hệ thống sinh thái nhân tạo. Hình thức này chủ yếu
dựa vào đầu vào là năng lượng sạch ánh sang mặt trời và các chất thải thông qua chuỗi
thức ăn được hợp thành từ các cây trồng và vật nuôi, được tái sử dụng thành nguồn thức ăn
cho các thành phần trong chuỗi thức ăn. Hình thức canh tác này hạn chế đầu vào bất lợi
cho hệ thống, ví dụ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, không
sử dụng dụng hormone, chất kích thích…khơng sử dụng sinh vật hay thức ăn từ chăn nuôi
hay cây trồng là các sinh vật biến đổi gen…(Trewavas, 2004; Trương Thanh Cảnh, 2010).
Hình thức canh tác hữu cơ có thể bao gồm nhiều hệ thống khác nhau, như luân
canh cây trồng và sử dụng phân compost hay kết hợp giữa cây trồng và vật ni hay thuỷ
sản. Canh tác hữu cơ có thể thu được nhiều lợi ích so với các hình thức canh tác nông
nghiệp khác do việc tái sử dụng hay tái chế chất thải và sử dụng các sản phẩm tự nhiên
không cạnh tranh với con người, các phương pháp sinh học kiểm soát dịch hại và kỹ thuật
canh tác đặc biệt được sử dụng để duy trì năng suất đất. Hiện nay, canh tác hữu cơ đã và
đang được khuyến khích và đã phát triển đáng kể trên thế giới (Baldwin and Greenfield,

2000; Đinh Sơn Hùng, 2006; HDRA, 1998).
Do phương thức cách canh tác nông nghiệp truyền thống và hệ thống chuyên canh
ngày nay đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng hóa
thạch và nguồn nước, gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Việc sử dụng số lượng lớn hố
chất nơng nghiệp như phân bón hố học và nơng dược hay lãng phí nước qua việc tưới,
tiêu hay sử dụng nhiều các sản phẩm hóa dầu cho máy móc nơng nghiệp và vận tải đường
dài cho sản phẩm và nguyên liệu, dẫn tới việc tập trung nhiều loại chất thải trong một khu
vực…
Thực hiện canh tác hữu cơ sẽ có tác động tích cực bảo vệ các nguồn tài nguyên như nguồn
nước, đất đai, khí hậu, duy trì và cải thiện đa dạng sinh học... Canh tác hữu cơ mang lại lợi
ích kinh tế và môi trường tốt hơn so với các kỹ thuật canh tác khác. Như giảm xói mịn đất
(duy trì khả năng sinh sản và giảm nhu cầu phân bón), sử dụng ít nước, làm giảm ơ nhiễm
chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nhân tạo. Điều này dẫn đến giảm phát
thải cacbon và làm tăng đa dạng sinh học (Trương Thanh Cảnh, 2010, Simmons and Scott,
2009, Lê Thị Hợp, 2003).
Canh tác hữu cơ có khả năng sản xuất nhiều giống cây trồng trong cùng một mùa vụ bằng
các phương pháp canh tác thông thường, giảm chi phí về phân bón và năng lượng. Loại
hình canh đất đai, do kết hợp các kỹ thuật luân canh, xen canh và sử dụng rộng rãi phân
xanh, điều này giúp cải thiện đất ngay cả khi đất có nguy cơ bị xói mịn hay mặn hóa trong
8


điều kiện biến đổi khí hậu. tác này có tác dụng giữ lại lớp mùn của đất mặt. Canh tác hữu
cơ có thể giải quyết hiệu quả sử dụng

Canh tác theo phương pháp hữu cơ thân thiện môi trường và khơng độc hại vì nó
khơng sử dụng thuốc trừ sâu nhân tạo và phân bón hóa học. Ý tưởng chính của canh tác
hữu cơ là thành lập trang trại hòa hợp với thiên nhiên, ưu tiên các chu trình ni trồng, sản
xuất khép kín. Cây trồng và vật ni nói chung ln ln có mối quan hệ, liên quan chặt
chẽ. Cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, phân của gia súc là dinh dưỡng rất

tốt cho cây trồng. Động vật trong trang trại được giới hạn ở số lượng cần thiết để đảm bảo
thiên nhiên luôn được giữ ở trạng thái cân bằng.
Như vậy canh tác hữu cơ có thể giúp người nơng dân bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên ở hiện tại và cả cho tương lai. Canh tác hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao,
phù hợp với các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc bảo vệ môi trường.
9


1.1.1.1. Lợi thế cho đất và cây trồng trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ [31], [32]
❖ Cải thiện bền vững đất trồng:
Để giữ cấu trúc và độ phì nhiêu của đất trồng tốt, canh tác nông nghiệp hữu cơ tiến
hành cải tạo đất bằng các biện pháp hữu cơ làm cho đất thống, xốp, nâng cao độ phì nhiêu
của đất. Các biện pháp thường được áp dụng đó là: phối hợp hay luân canh nhiều loại cây
trồng, trồng các loại cây tiên phong cải tạo đất như các loại cây họ đậu ngắn ngày, làm tơi
xốp đất bằng cày khơng lật đất, tăng số lượng các lồi và các quần thể sinh vật trong đất
bằng cách bón các loại phân hữu cơ cho đất, canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm
Tăng cường chất hữu cơ cho đất bằng cách trồng cây phân xanh, bón phân chuồng
hay phân compost. Đất trồng là một hệ thống sống bao gồm hệ sinh vật cùng các phần tử
nhỏ tạo nên đất trồng> Hàng triệu loài sinh vật khác nhau, cả lớn và nhỏ, mỗi loại đều có
vai trị quan trọng trong việc tái tạo lại dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật đất dựa trên thực
vật để sống và đổi lại chúng giúp thực vật sinh trưởng tốt. Chăm bón đất trồng với phân
compost của phân xanh và phân chuồng, đây chính là nguồn dinh dưỡng hữu cơ bền vững
cho khu hệ sinh vật đất, nhất là các loại thực vật và vi sinh vật sống trong đất. Thông qua
đất trồng sẽ chuyển nguồn dinh dưỡng từ phân chuồng và phân compost thành thức ăn để
thực vật sinh trưởng. Đất sẽ tăng cường những khoảng khơng khí cho phép rễ cây dễ ràng
đâm xuống dưới để hút nước. Nước phải ngấm đi, nhưng khơng được q nhanh. Đồng
thời, đất trồng nhờ đó sẽ màu mỡ hơn và có thể sản xuất ra cây trồng mạnh khoẻ hơn.
Người nông dân hữu cơ phải canh tác đất trồng đúng thời gian và đúng cách để cung cấp
điều kiện sống tốt nhất cho tất cả các loài sinh vật trong đất trồng và cho cây.
❖ Tăng cường dinh dưỡng an toàn và bền vững cho cây trồng

Phân bón hóa học khơng có khả năng giúp đất trồng giữ nước và tạo độ xốp đất phù
hợp để nước ngấm một cách hợp lý. Phân bón hóa học không nuôi dưỡng đời sống sinh vật
của đất trồng. Chúng kích thích thực vật tăng trưởng nhanh nhưng đấy là sự tăng trưởng
mềm yếu không chống chọi được với hạn hán và bệnh.
Trong hệ thống canh tác hữu cơ, ở bất cứ nơi nào có thể, người nơng dân thường tận
dụng các nguyên liệu từ trang trại của mình và hạn chế nhập nguyên liệu và năng lượng
cho đầu vào từ ngoài trang trại. Chất dinh dưỡng phải được tái sinh bằng cách ủ các chất
thải của cây và sử dụng phân chuồng động vật. Ở đây, có thể sử dụng tối đa quá trình tự
nhiên cố định đạm từ cây họ đậu.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều phân chuồng động vật hoặc các chất hữu cơ giàu
dinh dưỡng không hợp lý như sử dụng chúng sai thời điểm có thể dẫn tới dư thừa, gây phú
dưỡng hố đất và nước. trong trường hợp này có thể gây tác dụng ngược như trong trường
hợp sử dụng quá nhiều phân hố học. Do đó cần canh tác đất và cung cấp chất dinh dưỡng
cho đất đúng cách, đúng thời điểm.
❖ Sử dụng và tái sử dụng nước hợp lý
Sử dụng nước có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ. Như với
những nguồn lực khác trong trang trại, trong hệ thống canh tác hữu cơ ln phải ưu tiên sử
dụng nước có sẵn trong trang trại và tái sử dụng nước từ các hoạt động trong nội bộ trang
trại, Việc xác định được nguồn nước và nơi dự trữ nước (hồ nước, đập nước) cũng như nơi
thu gom, dự trữ và sử dụng hợp lý nguồn nước thải là trất quan trọng. Trong điều kiện có
thể cần tận dụng độ dốc của địa hình để dẫn nước theo trọng lực đến nơi sử dụng.
10


Để gia tăng lượng nước mưa hữu hiệu cho nông nghiệp, các trang trại hữu cơ thường
áp dụng các biện pháp như: trồng cây và cỏ lâu năm để lưu giữ được nhiều nước, tạo thảm
che phủ đất bằng cây trồng hoặc các chất hữu cơ để làm giảm dòng chảy bề mặt khi có
mưa và giảm bốc hơi khi trời nắng, xây hồ chứa để dự trữ nước…
❖ Đa dạng hóa nguồn gien
Kết hợp nhiều loại cây con trong một hệ thống kể cả sinh vật hoang sẽ làm tăng cường

vốn gen, tạo nên sự đa dạng sinh học, từ đó nâng cao sức sống sinh học của cây trồng và
vật nuôi trong hệ thống. Trong hệ thống hữu cơ các cây con kể cả sinh vật hoang sẽ hình
thành nên chuỗi thức ăn và mạng thức ăn phức tạp hơn, từ đó làm giàu nguồn dinh dưỡng
thơng qua việc sữ dụng các chất thải của cây, con và vi sinh vật phân giải.

Trong trang trại có thể trồng cây với nhiều tầng khác nhau, cây lâu năm, rau màu hay
cỏ. Trong hệ thống này, cây trồng có sức đề kháng cao với bệnh tật. Đặc biệt đối với
những loại cây trồng truyền thống do người nông dân trồng và lưu giữ hạt giống tại địa
phương. Các loại cây trồng được nhân giống bằng phương pháp hiện đại thường có xu
hướng rất giống nhau về năng lực sinh học và nếu một cây có xu hướng bị bệnh, các cây
khác cũng dễ bị như vậy. Việc tăng số loài sinh vật cây con trong hệ thống cịn có tác dụng
tạo nên khả năng chống bệnh và côn trùng bằng phương pháp tự nhiên. Mặc dù một vài
giống hiện đại mới có thể có sức đề kháng rất tốt với sâu và bệnh, nhưng cũng rất nguy
hiểm khi chúng ta dựa quá nhiều vào bất kỳ giống nào trong số đó.
Trong trang trại hữu cơ, có thể ni một số lồi vật ni khác nhau, nhở đó có thể tận
dụng các nguồn thức ăn từ các loại thực vật và cây trồng khác nhau trong trang trại hay sử
dụng các loại đất khác nhau kể cả đất cho ao hồ, cho chăn nuôi. Các sản phẩm động vật
như thịt, trứng, sữa, sản phẩm ong, cá…là nguồn thực phẩm có giá trị và sản xuất với chi
phí thấp nhờ việc tận dụng các phụ phế phẩm và phân bón trong nội bộ trang trại.
11


Trong hệ thống hữu cơ sự đa dạng về giống hoặc “đa dạng về gen” giữa các cây hay
con của cùng một loại cây trồng hay vật nuôi là quan trọng. Điều này giúp cho cây trồng có
thể chống lại sâu, bệnh và đóng vai trị như một bảo hiểm cho việc thất thu mùa vụ trong
điều kiện khí hậu khơng bình thường như hạn hán hoặc lũ lụt. Khi trồng tổng hợp các loại
cây trồng trong cùng một nương, ruộng hoặc trong các luống xen nhau gọi là “xen canh”,
hoặc trồng nhiều giống khác nhau của một vụ là rất có ích.
❖ Lựa chọn cây trồng
Mỗi lồi hay giống cây trồng có nhu cầu riêng của mình và ở nơi này nó sẽ sinh trưởng

tốt, nhưng ở khu vực khác có thể kém sinh trưởng. Các cây trồng khác nhau bị ảnh hưởng
một cách khác nhau bởi những yếu tố sau: loại đất trồng, khí hậu, độ cao, lượng dinh
dưỡng, lượng nước cần thiết …Cây trồng sẽ chỉ cho sản lượng cao và đề kháng với sâu,
bệnh tốt nếu chúng được trồng dưới điều kiện tốt nhất. Những người nông dân hữu cơ học
cách trồng những loại cây trồng và giống phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương,
đồng thời trồng luân canh nhiều loại cây trồng, kết hợp giữa các loại cây công nghiệp, cây
ăn trái trồng xen kẽ cùng với các loại cây dây leo, cây lấy củ hay các loại rau…Sử dụng
nhiều loại cây trồng trên một đơn vị diện tích có một cơ cấu các lồi thích hợp nhất trên
phương diện khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên cũng như mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng và vật ni ngồi mục đích đạt được hiệu quả kinh tế
cao, còn cần chú ý đến tác dụng làm thay đổi tiểu khí hậu của tập đồn cây trong hệ thống.
Người làm nơng nghiệp hữu cơ có thể lựa chọn cơ cấu cây trồng, thay đổi mật độ, thay đổi
hướng các hàng cây, thơng qua đó làm thay đổi tiểu khí hậu trong hệ thống. Ví dụ, ở những
vùng có nắng gắt, trồng một hàng cây khép kín ở phía tây vườn. Hàng cây này khơng
những cung cấp bóng cây che nắng cho cây trong tồn bộ hệ thống mà cịn có tác dụng che
chắn luồng gió nóng thổi từ hướng tây. Ngược lại, trồng một hàng cây thưa lá ở hướng
đông của vườn giúp cho cây trong vườn tránh được phần nắng trong mùa hè.
❖ Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại
Ngăn ngừa và loại trừ tác hại của sâu bệnh đang là vấn đề gây cấn của những người
làm nông nghiệp. Trong thực tế, chúng ta khơng thể tiêu diệt hồn tồn các lồi gây hại,
bởi vì chúng là những thành tố thường xuyên và cần thiết trong một hệ sinh thái. Tiêu diệt
toàn bộ chúng có nghĩa là hủy hoại tồn bộ hệ sinh thái. Chúng ta chỉ có thể kiểm sốt
hoặc quản lý q trình gây hại của các lồi cơn trùng và vi sinh vật chứ không nhằm mục
tiêu tiêu diệt hoặc loại trừ chúng ra khỏi hệ sinh thái.
Những cây trồng khoẻ mạnh chịu thiệt hại do sâu và bệnh gây ra ít hơn, vì vậy trồng
những cây trồng khoẻ mạnh là mục tiêu đầu tiên của người nông dân hữu cơ. Giống cây
trồng tại địa phương thường đề kháng tốt đối với sâu và bệnh địa phương. Thực hiện luân
canh hợp lý ở những đám đất dành cho cây hàng năm, bố trí xen kẽ các khu trồng cây hàng
năm và cây lâu năm, thực hiện tỉa cành, bấm ngọn, ngắt lá, tạo tán kịp thời

Bằng cách lập kế hoạch canh tác cẩn thận và sử dụng tất cả những kỹ thuật sẵn có để
có thể giảm thiệt hại và giảm nhu cầu phun thuốc cho cây trồng. Áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác tiên tiến như chọn, gieo hạt giống tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, gieo
trồng đúng thời vụ, trồng cây đúng cự ly và khoảng cách, đảm bảo nước tưới, bón phân
đúng lúc, chú trọng bón phân hữu cơ hoai mục…
Nếu sâu vẫn là một vấn đề nguy hại, để giảm thiệt hại, thỉnh thoảng một số sản phẩm
tự nhiên có thể được sử dụng để trừ sâu hoặc ngăn không cho sâu hại cây trồng. Cần
12


nghiên cứu kỹ để sử dụng đúng kỹ thuật. Thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện theo dõi
sâu bệnh thường xuyên trong vườn.
1.1.1.2. Quản lý vật nuôi trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ [34], [36]
Đất đai cần thiết để xây dựng chuồng trại, bãi chăn thả, đồng cỏ, lấy đất độn chuồng.
Cần tùy theo diện tích rộng hay hẹp mà chăn ni lồi vật nào, số lượng bao nhiêu. Chăn
ni trâu bị cần diện tích rộng. Khơng thể chăn ni nhiều nếu khơng có đủ nguồn nước,
nếu khơng có đủ nước phải tạo chỗ dự trữ nước hoặc đào khoan giếng lấy nước ngầm.
Thảm thực vật dày hay mỏng, gồm những loại cây, cỏ phát triển mạnh vào những
tháng nào trong năm…là những yếu tố có nhiều ý nghĩa trong việc lựa chọn vật nuôi và
phát triển chăn ni. Ở nhiều vùng nước ta có mùa khơ kéo dài làm cho gia súc thiếu thức
ăn xanh. Vì vậy, phải tính đến việc trồng cây thức ăn hoặc dự trữ thức ăn để ni gia súc
trong mùa khơ.

Hình 1.1.a: Quản lý vật nuôi trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ
Điều kiện có đủ thức ăn là quan trọng nhất để lựa chọn kế hoạch chăn nuôi. Nuôi lợn
và gia cầm cần chủ động về nguồn thức ăn. Thức ăn cho lợn và gia cầm có thể lấy từ trồng
trọt, gia công chế biến hay mua thêm từ bên ngoài. Việc chọn giống nào cũng phụ thuộc
vào khả năng giải quyết thức ăn. Nếu thức ăn không đủ, không có đều, chất lượng khơng
đảm bảo thì chỉ nên ni lợn, gà với các giống địa phương, chưa nên đặt u cầu ni
giống nhập ngoại. Ni bị nên tính đến khả năng chăn thả. Nếu chăn thả số lượng bò

nhiều hơn khả năng đồng cỏ và thức ăn có thể cung cấp tại chuồng thì đồng cỏ sẽ bị thối
hóa nhanh.

Hình 1.1b: Quản lý vật ni trong hệ thống nơng nghiệp hữu cơ
13


1.1.1.3. Quản lý thủy sản trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ [36]

Nuôi dưỡng tốt là điều kiện quan trọng nhất để cho gia súc có sức khỏe, chống được
bệnh tật và cho năng suất cao. Tuy nhiên, việc phòng bệnh như thực hiện vệ sinh chuồng
trại, dùng vacxin phòng bệnh cũng rất quan trọng nhất là đối với các bệnh như toi gà, dịch
lợn. Cần chuẩn bị tốt các điều kiện về dịch vụ thú ý trước khi chăn nuôi và cả khi đưa gia
súc mới vào đàn.
Ao nuôi phải có độ sâu hợp lý (ít nhất 1,5 – 2m), không cho phép cung cấp thêm oxy
liên tục. Cá giống phải có nguồn gốc từ cơ sở hữu cơ, mật độ cá phải được kiểm sốt để
khơng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự vận động tự nhiên của cá
. Sức khoẻ của con nuôi cơ bản là phải đảm bảo sử dụng phương pháp phịng bệnh
(ví dụ như: chăn ni theo phương pháp tối ưu, chăm sóc, và cho ăn…). Trong trường hợp
bị bệnh, phương pháp chữa tự nhiên được khuyến khích. Khơng cho phép chữa bệnh
phịng ngừa thường xuyên bằng thuốc hoá chất tổng hợp cũng như hc-mơn.
Các chất hữu cơ có thể được sử dụng để làm tăng thành phần nước nuôi trồng của ao
nuôi. Tuy nhiên, phân được sử dụng phải có xuất xứ từ quy trình canh tác/ chăn ni hữu
cơ, khơng sử dụng phân hố học. Có thể kết hợp ni trồng thuỷ sản với các hình thức
khác như chăn ni hay canh tác trồng trọt. Toàn bộ thức ăn phải từ sản xuất hữu cơ,
không cho phép sử dụng thuốc kháng sinh và thức ăn tăng trọng.
1.1.2. Những thuận lợi và hạn chế của hệ thống nông nghiệp hữu cơ [10]
1.1.2.1. Thuận lợi:
- Canh tác hữu cơ mang lại hiệu quả cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất khoảng 2530%, bởi vì trong q trình canh tác hữu cơ khơng sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ
sâu.

- Các sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ thường đa dạng về chủng loại và an toàn thực
phẩm và về mặt sinh học cho nên có tính cạnh tranh thị trường cao
- Canh tác hữu cơ giữ lại 40 % lớp đất mặt, do đó tăng năng suất cây trồng lên đến năm
lần trong vòng năm năm, giảm sử dụng nước, ô nhiễm dinh dưỡng bằng thuốc trừ sâu, và
giảm xói mịn đất. Ngồi ra, q trình canh tác hữu cơ cịn cho phép nơng dân sử dụng đất
trong một thời gian dài để trồng cây trong khi độ màu mỡ của đất vẫn được duy trì.
- Vật ni trong canh tác hữu cơ có sức khỏe, chống được bệnh tật, cho năng suất cao
do được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt
- Sản phẩm hoặc thực phẩm sản xuất từ nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất dượng, do
không sử dụng các loại phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên hàm lượng dinh dưỡng ban
đầu của thực phẩm vẫn được được bảo tồn.
- Canh tác hữu cơ thường được tổ chức theo quy mơ hộ gia đình cho nên có thể tận
dụng lao động nhàn rỗi, làm giảm quá trình di dân từ nơng thơn lên thành thị.
1.1.2.2. Hạn chế :
- Canh tác hữu cơ cho sản lượng thấp hơn so với các loại hình canh tác khác, địi
hỏi nhiều lao động và tốn nhiều thời gian
- Phân bón hữu cơ là loại phân bón hiệu quả chậm, do đó cần phải chế biến đúng
cách và đúng kỹ thuật trước khi sử dụng. Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất
lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều.
14


- Canh tác theo phương thức hữu cơ đòi hỏi kỹ năng và kiến thức sâu rộng.
1.1.3. Các nguyên tắc trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ gồm có 4 nguyên tắc như sau: [30]
❖ Nguyên tắc của sức khỏe
Nơng nghiệp hữu cơ nên duy trì và tăng cường sức khỏe của đất, thực vật, động vật,
con người và hành tinh, tất cả là một và không thể tách rời nhau.
Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng không thể được
ngăn cách với sức khỏe của hệ sinh thái, sức sản xuất của đất tăng cưởng cho sức khỏe của

động vật và con người.

Nguyên tắc sức khỏe

Những nguyên
tắc của Hệ thống
nông nghiệp hữu

Nguyên tắc gìn gữ

Nguyên tắc của hệ sinh thái

Nguyên tắc cơng bằng
Hình 1.2: Những ngun tắc của hệ thống nơng nghiệp hữu

Sức khỏe là sự trọn vẹn và tồn vẹn của hệ thống sống. Nó khơng chỉ đơn giản là
khơng có bệnh mà cịn duy trì cho vật chất, tinh thần, xã hội và sinh thái được tốt. Sự miễn
dịch, khả năng phục hồi và tái sinh được coi là đặc điểm quan trọng của sức khỏe.
Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù là trong nông nghiệp, chế biến, phân phối, hoặc
tiêu thụ, là để duy trì và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái và sinh vật từ nhỏ nhất trong
đất đến con người. Trong đó, nông nghiệp hữu cơ được dùng để sản xuất thực phẩm dinh
dưỡng chất lượng cao, góp phần ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Trong
quan điểm này, nên tránh sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phụ gia thực
phẩm có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
❖ Nguyên tắc của hệ sinh thái
15


Nguồn gốc của nguyên tắc này là nông nghiệp hữu cơ phải nằm bên trong hệ sinh
thái sống, từ đó quá trình sản xuất sẽ được dựa trên các quá trình sinh thái, và tái chế.

Quản lý hữu cơ phải được thích nghi với điều kiện địa phương, văn hóa, sinh thái
và quy mô. Đầu vào nên được giảm bằng cách tái sử dụng, tái chế và quản lý hiệu quá vật
chất và năng lượng để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên.
Nông nghiệp hữu cơ phải đạt được cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ
thống canh tác, thành lập mơi trường sống và gìn giữ tính đa dạng di truyền. Những người
sản xuất, chế biến, buôn bán, hoặc tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ nên bảo vệ lợi ích cùa mơi
trường thành phần bao gồm cảnh quan, mơi trường sống, khí hậu, đa dạng sinh học, khơng
khí và nước.
❖ Nguyên tắc công bằng:
Nông nghiệp hữu cơ phải dựa trên mối quan hệ bình đẳng với các mơi trường thành
phần và cơ hội sống.
Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia trong nông nghiệp hữu cơ
nên tiến hành các mối quan hệ nhằm đảm bảo sự công bằng ở các cấp, và tất cả các bên
liên quan - người nông dân, công nhân, người chế biến, phân phối, buôn bán và người tiêu
dùng. Nông nghiệp hữu cơ cung cấp cho tất cả mọi người tham gia một cuộc sống với chất
lượng tốt, góp phần làm chủ quyền lương thực và giảm đói nghèo. Mục đích của nó là sản
xuất và cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm chất lượng tốt và nhiều sản phẩm khác.
Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng động vật cần được cung cấp các cơ hội và điều
kiện sống phù hợp với sinh lý và tập tính tự nhiên của chúng.
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường được sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng cần
được quản lý theo phương diện công bằng xã hội và sinh thái, phải tạo được niềm tin cho
các thế hệ tương lai. Sự cơng bằng địi hỏi các hệ thống phân phối, sản xuất và thương mại
phải mở rộng và tính tốn cho các chi phí thực của mơi trường và xã hội.
❖ Ngun tắc gìn giữ:
Nông nghiệp hữu cơ phải được quản lý theo cách phịng ngừa, có trách nhiệm bảo
vệ sức khỏe và hạnh phúc của cả thế hệ hiện tại và trong tương lai và của môi trường.
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sống và năng động để đáp ứng nhu cầu và các điều
kiện cả bên trong và bên ngoài. Những người thực hiện của nơng nghiệp hữu cơ có thể
nâng cao hiệu quả và tăng năng suất, nhưng điều này không được gây nguy hiểm cho sức
khỏe và hạnh phúc của họ. Do đó, các cơng nghệ mới cần phải được đánh giá và xem xét

lại phương pháp hiện có, sự hiểu biết chưa đầy đủ về hệ sinh thái và nông nghiệp cần phải
được nắm bắt.
Tuy nhiên, kiến thức khoa học không thôi là không đủ. Những kinh nghiệm thực tế,
sự hiểu biết tích lũy được, kiến thức truyền thống và bản địa cũng có giá trị và đã được thử
nghiệm bởi thời gian. Nông nghiệp hữu cơ nên phòng ngừa rủi ro đáng kể bằng việc áp
dụng công nghệ phù hợp và loại bỏ những cái không thể đoán trước, chẳng hạn như kỹ
thuật di truyền. Các quyết định phải phản ánh giá trị và nhu cầu của tất cả những người liên
quan, thông qua sự rõ ràng và quá trình tham gia.
1.1.4 Tình hình phát triển hệ thống nông nghiệp hữu cơ
1.1.4.1. Trên thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, nền nơng nghiệp thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ về
khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, hoá học hoá. Mặc dù sự thay đổi đó đã nâng cao đáng kể
sản lượng lương thực, thực phẩm ; Nhưng nó cũng gây khơng ít vấn đề như ơ nhiễm, xói
16


mịn đất, ngộ độc, sự bộc phát của các lồi dịch hại, mà nguyên nhân là do việc sử dụng
các chất hoá học đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái.
Để khắc phục tình trạng đó, một phong trào nơng nghiệp hữu cơ đang lan rộng trên thế
giới. Phong trào này sử dụng các biện pháp nơng nghiệp mang tính sinh thái bền vững, dựa
trên mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố đất đai, cây trồng, vật nuôi, con người,
môi trường sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ không phải là "Sự trở lại với tự nhiên" mà là nền
nông nghiệp dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật cao, với các biện pháp kỹ thuật đầu vào tiên
tiến, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt trong một hệ thống bền vững.
Nền nông nghiệp hữu cơ đang là đích tiến tới của nhiều nền nơng nghiệp trên thế giới
vì nền nơng nghiệp này cho phép tạo ra các sản phẩm "sạch", chất lượng và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tốt nhất. Đại biểu của phong trào này là tổ chức liên đoàn quốc tế các
phong trào nơng nghiệp hữu cơ (IFOAM). Có rất nhiều các tổ chức thành viên thuộc các
nước trên các châu lục tham gia phong trào này.
Quỹ sinh thái và nông nghiệp SOEL đã thu thập thông tin về việc canh tác hữu cơ trên

toàn thế giới. Theo cuộc điều tra gần đây (2005), hơn 26 triệu hecta hiện đang được quản
lý theo hình thức hữu cơ tại ít nhất 558.449 trang trại trên toàn thế giới. Thị trường cho các
sản phẩm hữu cơ cũng đang tăng trưởng, không chỉ tại Châu Âu và Bắc Mỹ (là các thị
trường chính) mà cịn tại nhiều quốc gia khác, kể cả một số nước đang phát triển.
Theo Lê Văn Hưng (2007), tình hình phát triển hệ thống nông nghiệp hữu cơ trên thế
giới như sau:
✓ Châu Phi:
Ở châu Phi hiện có trên 400 ngàn ha đất nông nghiệp được cấp chứng chỉ hữu cơ,
chiếm khoảng 1% tổng diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ thế giới, và có ít nhất 175.266
điền chủ hữu cơ. Những nước có nhiều đất nơng nghiệp hữu cơ là Tuynidi (154.793 ha),
Uganđa (88,439 ha) và Nam Phi (50.000 ha). Những nước có tỉ lệ đất nơng nghiệp hữu cơ
cao nhất là Sao Tome (5,2%), Tuynidi (1,6%) và Uganđa (0,7%).
✓ Châu Á:
Tổng diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ ở châu á đạt gần 3,1 triệu ha do gần 130.000
trang trại quản lý, chiếm 10% tổng diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ thế giới. Những nước
dẫn đầu là Trung Quốc (2,3 triệu ha), Ấn Độ (528.171 ha), và Inđônêxia (41.431 ha). Tỉ
trọng đất sản xuất theo phương pháp hữu cơ trong tổng diện tích đất nơng nghiệp đạt mức
cao nhất ở Timor Leste (6,9%), Libăng (1%), Sri Lanka và Ixraen (0,7%). Thu lượm hoang
dã đóng vai trị quan trọng ở Azerbaijan, Ấn Độ và Trung Quốc (tổng cộng trên 1 triệu ha).
✓ Châu Âu:
Từ đầu những năm 1990, canh tác theo phương pháp hữu cơ đã phát triển nhanh chóng
ở hầu hết các nước châu Âu. Đến cuối năm 2006, ở châu Âu đã có 7,4 triệu ha được canh
tác theo phương pháp hữu cơ với trên 200 ngàn trang trại. ở Liên minh châu Âu được canh
tác hữu cơ, và 24% đất nông nghiệp hữu cơ thế giới nằm ở châu Âu.
Các nước có diện tích đất canh tác theo phương pháp hữu cơ lớn nhất là Italia
(1.148.162 ha), Tây Ban Nha (926.390 ha) và Đức (825.539 ha). Nếu tính theo tỉ lệ % thì
đạt cao nhất ở Liechtenstein (29%), áo (13%) và Thuỵ Sĩ (12%). So với năm 2005, diện
tích đất canh tác theo phương pháp hữu cơ năm 2006 đã tăng hơn 500 ngàn ha, chủ yếu
tăng ở các nước EU, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan và Bồ Đào Nha.
Trong năm 2006, thị trường sản phẩm hữu cơ lớn nhất là Đức, với doanh số 4,6 tỉ euro,

tiếp theo là Anh (2,83 tỉ euro). Thị phần sản phẩm hữu cơ trong tổng thị trường đạt cao
nhất ở áo, Đan Mạch và Thuỵ Sĩ (khoảng 5%). Mức tiêu dùng lương thực thực phẩm hữu
17


cơ tính theo đầu người đạt cao nhất ở Thuỵ Sĩ với mức chi trên 100 euro/người/năm. Một
số nước hiện đang bị thiếu hụt nguồn cung sản phẩm hữu cơ.
✓ Châu Mỹ La Tinh
Năm 2006 ở Mỹ Latinh có 223.277 trang trại quản lý 4,9 triệu ha đất nông nghiệp theo
phương pháp hữu cơ, chiếm 0,7% tổng diện tích đất nơng nghiệp ở Mỹ Latinh và chiếm
16% tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới. Các nước dẫn đầu là Achentina
(2.220.489 ha), Urugoay (930.965 ha) và Braxin (800.000 ha). Tỉ trọng đất nông nghiệp
hữu cơ đạt cao nhất ở Urugoay (6,1%), tiếp theo là Achentina (1,7%) và CH Đơminica
(1,3%).
✓ Châu Đại Dương
Khu vực này bao gồm Ơxtrâylia, Niu Dilân và các đảo quốc như Fiji, Papua Niu Ghinê,
Tonga và Vanuatu. Tồn bộ có 12,4 triệu ha đất được quản lý theo phương pháp hữu cơ
với 7.594 trang trại, chiếm 2,7% diện tích đất nơng nghiệp của khu vực, và chiếm 42%
diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ của tồn thế giới. 99% đất nơng nghiệp hữu cơ của khu
vực này là ở Ôxtrâylia (12.294.290 ha, 97% đất quảng canh dùng để chăn thả súc vật ăn
cỏ), tiếp theo là Niu Dilân (63.883 ha) và Vanuatu (8.996 ha). Tỉ trọng đất nơng nghiệp
hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp đạt cao nhất ở Vanuatu (6,1%), Samoa (5,5%)
và Solomon (3,1%).
1.1.4.2. Việt Nam
Đối với Việt Nam phát triển nơng nghiệp theo hướng hữu cơ rất có ý nghĩa, bởi chúng
ta đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng liên quan đế ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, mất an toàn trong việc sử dụng các chất thải hữu cơ và an tồn vệ sinh nơng sản,
thực phẩm.
Theo IFOAM&FiBL (2006), hiện ở Việt Nam có 6.475 ha được quản lý theo phương
pháp hữu cơ. Hiện có 1.022 trang trại đăng ký sản xuất hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu

cơ cịn bị hạn chế, và chưa có một chương trình chính thức của Chính phủ hỗ trợ khu vực
này. Nơng nghiệp hữu cơ Việt Nam đang trong giai đoạn khởi đầu. Các sản phẩm hữu cơ
chủ yếu là gạo, chè, ngô, rau và tôm, và chủ yếu được xuất khẩu.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất “thực phẩm sạch” trên qui mơ lớn, phục vụ quần
chúng nhân dân, góp phần đảm bảo an tồn thực phẩm, chúng ta có thể xúc tiến mạnh sản
phẩm theo phương pháp hữu cơ bởi có nhiều thuận lợi:
Thứ nhất, Việt Nam là nước ở vùng nhiệt đới, có đất đai và khí hậu đa dạng suốt từ Bắc
xuống Nam, có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng ở trong và ngoài nước.
Thứ hai, phương pháp sản xuất hữu cơ thực chất là quay trở về với thiên nhiên, trở
về với phương pháp sản xuất của ông cha ta trước kia (khơng dùng phân bón và thuốc trừ
sâu hố học). Nơng dân ta vốn rất am hiểm kỹ thuật canh tác, áp dụng cho các vùng đất đai
có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, vì thế dễ dàng tiếp thu và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác hữu cơ.
Thứ ba, sản phẩm hữu cơ có nhu cầu rất lớn ở thị trường các nước phát triển, hiện
cung không đủ cầu. Đây là thị trường ổn định có khả năng thanh tốn. Ngay ở thị trường
trong nước, nhu cầu về sản phẩm hữu cơ cũng khá lớn, chủ yếu là nhu cầu cho người nước
ngoài công tác tại Việt Nam, khách du lịch và cho người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu
trở lên, hiện đang ngày càng phát triển.
18


Để phát triển sản xuất theo phương pháp hữu cơ đạt kết quả, cần có một Chương
trình phát triển cụ thể, có định hướng rõ ràng và có các bước đi thích hợp, trong đó vai trị
của Nhà nước rất quan trọng, có tính chất quyết định.
Nhà nước cần hỗ trợ trong việc xây dựng các qui chuẩn mang tính pháp lý, bao
gồm các tiêu chuẩn (các tiêu chuẩn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn
chế biến, tiêu chuẩn dán nhãn, danh mục các chất được phép sử dụng và không được phép
sử dụng, tiêu chuẩn về cấp chứng chỉ, v.v.), hỗ trợ trong tư vấn và huấn luyện kỹ thuật, xây
dựng các tổ chức cấp chứng chỉ, định hướng phát triển, định hướng thị trường xuất khẩu,

xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ,…
Hy vọng sản xuất hữu cơ trở thành một khu vực sản xuất quan trọng trong ngành
nơng nghiệp nước ta, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nơng dân (góp
phần xố đói giảm nghèo), tăng kim ngạch xuất khẩu nơng sản, và góp phần đảm bảo an
toàn thực phẩm.
Hiện nay nhiều vùng trên nước ta đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
trang trại VAC, và đó là một dạng điển hình của hệ thống canh tác hữu cơ.
Mục đích của VAC ở Việt Nam là cung cấp đa dạng sản phẩm nông nghiệp để đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người dân. Dựa trên các nguyên tắc khoa học
cơ bản của hệ thống VAC, chiến lược là phục hồi lại nguồn năng lượng bằng cách tái sinh
năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng và thực vật, từ đó sẽ cung cấp các
loại thực phẩm nhiều hơn cho con người và thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặt
khác, dư lượng tái sinh của hệ sinh thái VAC tạo ra một nền nông nghiệp sinh học bền
vững, trong đó chất thải được tái chế thành phân bón hữu cơ để thay thế phân bón hóa học
và giúp bảo vệ môi trường. Hệ thống VAC là một loại hình nơng nghiệp truyền thống đối
với người Việt Nam. Nó khơng phải là một hệ thống hoạt động cơ lập của trồng trọt hay
chăn nuôi, mà là một hệ thống có sự tương tác và kết hợp giữa các thành phần đó với nhau.
Kể từ năm 1989, dưới sự cải cách đổi mới, chính phủ Việt Nam đã phân phối đất
đai cho nơng dân và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thơng qua một nền nơng
nghiệp đa dạng, không chỉ bằng cách trồng lúa. Thông qua VACVINA (hiệp hội Việt Nam
tham gia VAC), nhiều mơ hình khác nhau của VAC đã được phát triển ở cấp quốc gia. Hệ
sinh thái VAC đã đạt được nhiều kết quả đáng kể: thu nhập của người dân đã được tăng
lên, văn hóa xã hội, mơi trường được bảo vệ tốt, tình hình sức khỏe và chế đơ dinh dưỡng
của người dân đã được cải thiện. Hôm nay, tại Việt Nam hệ thống VAC được coi là một
giải pháp hiệu quả để xóa đói giảm nghèo, cải thiện chế độ ăn uống, phòng ngừa các bệnh
suy dinh dưỡng.
1.2. HỆ THỐNG NƠNG NGHIỆP VAC
1.2.1. VAC là gì?
VAC là từ viết tắt của Vườn – Ao – Chuồng, đây là kinh nghiệm lâu đời của cư dân
đồng bằng sơng Hồng nơi có không gian sống kết hợp giữa chăn nuôi gia súc gia cầm.

trồng cây và nuôi cá.
VAC là ba dạng hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên 3 cơ địa khác
nhau của vườn. V (vườn) tiêu biểu cho hoạt động trồng trọt, A (ao) tiêu biểu cho hoạt động
nuôi trồng thủy sản, C (chuồng) tiêu biểu cho hoạt động chăn nuôi, cả ao và chuồng đều
được tiến hành trong phạm vi của vườn.
Hội làm vườn Việt Nam (VACVINA) đã kết hợp các yếu tố từ các hoạt động phát
triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự hình thành, phát triển và lập nghiệp của đại bộ
19


phận nông dân Việt Nam và đã đúc kết để nâng lên thành mơ hình sản xuất tổng hợp VAC.
Đây chính là hệ thống nơng trang viên, một hệ thống kinh tế nông nghiệp tổng hợp mà Hội
làm vườn Việt Nam đã khởi xướng và thúc đẩy phát triển từ năm 1986 khi chính sách giao
đất lâu dài cho nơng dân bắt đầu có hiệu lực.[48]
VAC là một mơ hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt,
nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động
này có mối quan hệ mật thiết, tạo nên một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý
và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt hiệu quả kinh tế cao
với mức đầu tư thấp và góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
1.2.2. Các hợp phần trong cấu trúc mơ hình VAC [7]
Hệ thống VAC là một dạng điển hình của hệ thống canh tác hữu cơ, kết hợp giữa
làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có. VAC là từ viết
tắt của Vườn – Ao - Chuồng.
- V (vườn): tiêu biểu cho các hoạt động trồng trọt. Trong cấu trúc của VAC, vườn
là một tập hợp các sinh vật sản xuất của hệ thống sinh thái VAC. Vườn không chỉ chứa
giới hạn ở các loại cây ăn quả mà còn tập hợp của nhiều hoạt động trồng trọt khác nhau
như trồng rau, trồng cây thuốc, trồng hoa, cây cảnh…Chính các sinh vật sản xuất này là
mắt xích đầu tiên thu nhận năng lượng từ ngoài hệ (năng lượng mặt trời) để chuyển tải
sang các dạng năng lượng sinh học và luân chuyển qua các bậc dinh dưỡng khác trong hệ
thống như vật nuôi trong yếu tố chuồng, cá trong yếu tố ao…Ở những vùng đất trung du,

nơng dân cịn trồng một số cây công nghiệp trong vườn như chè, dâu tằm, cà phê, dừa,
trầu, dầu, xà cừ…Ở miền núi, vùng bán sơn địa, nơng dân cịn trồng cả các loại cây rừng,
cây lấy gỗ như thông, keo lá tram, dẻ…trong vườn.
Các hoạt dộng làm vườn được mở rộng thành một dạng hệ thống nơng lâm kết hợp.
Vì vậy, nhiều người đã đưa ra mơ hình VACR, trong đó R là viết tắt của từ “rừng”. Tuy có
thêm yếu tố rừng, nhưng thực chất ở đây là trồng cây rừng, cho nên nó cũng được bao gồm
nhiều hoạt động trồng trọt trên đất vườn. Việc thêm yếu tố R vào trong hệ thống VAC
không làm thay đổi bản chất của VAC, cho nên để tiện cho việc trình bày các nội dinh thì
chỉ sử dụng VAC làm tiêu chuẩn cho tất cả các dạng hoạt động sản xuất với tác nhân là cây
trồng (hay sinh vật sản xuất) được tiến hành trên vườn. Yếu tố vườn không chỉ là nơi sản
xuất các sản phẩm trồng trọt mà vườn còn là nguồn tiếp nhận nước thải theo kiểu “cánh
đồng lọc hay cánh đồng tưới” và sử dụng chất thải chăn nuôi như một nguồn thức ăn quan
trọng hay là đầu vào của hệ thống.
- A (Ao): tiêu biểu cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản được tiến hành trong
phạm vi của vườn. Trong ao có thể ni nhiều loại thủy sản khác nhau: cá, tơm, cua, ba ba,
lươn, ếch…và trong nhiều trường hợp có cả thực vật nước như tảo, lục bình, bèo hoa
dâu…Trong các hệ sinh thái VAC, ao không chỉ là nơi để ni các lồi thủy sản mà cịn là
nơi giữ nước, tạo độ ẩm cần thiết cho toàn bộ vườn. Ao là nơi lấy nước để tưới cho cây lấy
nước để rửa và làm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Ao có tác dụng to lớn trong việc điều
hịa vi khí hậu và tiểu khí hậu trong vườn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tính bền
vững cho hệ sinh thái vườn.
- C (chuồng): tiêu biểu cho các hoạt động chăn ni được tiến hành trong vườn.
Trong đó bao gồm cả các phương thức nuôi gia súc nhốt trong chuồng và cả phương thức
nuôi thả trong vườn. Trong chuồng có thể ni nhiều lồi gia súc và gia cầm khác nhau:
lợn, gà, vịt, thỏ, ngan, ngỗng, trâu, bò…Ở các địa phương trung du và miền núi nơng dân
cịn ni dê, hươu, gấu…trong vườn. Chất thải của vật nuôi là nguồn thức ăn cho cá dưới
20


ao, nguồn phân bón hữu cơ có giá trị cho cây trong vườn hay khí sinh học sản xuất từ chất

thải là nguồn năng lượng cho hoạt động trong nội bộ trang trại thậm chí có thể cung cấp ra
ngồi trang trại.
Ngày nay, ở hầu hết các hệ thống kinh tế trang trại theo mơ hình VAC đều kết hợp
chăn ni với sản xuất khí sinh học từ chất thải của gia súc, gia cầm nuôi trong trang trại,
cho nên hệ thống VAC có thể thêm yếu tố “B” muốn chỉ khí sinh học “biogas” trong hệ
thống VACB. Việc tạo khí sinh học có tác dụng vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng trong
phạm vi trang trại, đồng thời làm giảm các khí, đặc biệt là khí nhà kính CH 4, góp phần làm
giảm tác động lên việc biến đổi khí hậu tồn cầu.
Ở nhiều vùng bà con nơng dân cịn ni ong lấy mật. Những nơi ni ong phát
triển, một số người đề nghị mơ hình VACRO, trong đó O tiêu biểu cho ong nuôi. Thêm
yếu tố O cũng như thêm yếu tố R vào hệ thống VAC làm tăng tính cụ thể cho mơ hình,
nhưng sẽ làm cho mơ hình giảm bớt tính tiêu biểu. Vả lại với các tính đa dạng trong hoạt
động làm vườn người ta có thể them nhiều từ khác vào hệ thống, ví dụ như T (tằm), H
(hoa)….
VAC bao gồm 3 yếu tố: vườn, ao, chuồng, nhưng 3 yếu tố này gắn bó với nhau chặt
chẽ, không tách rời nhau, không biệt lập với nhau. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa hệ
thống VAC với cách làm vườn của nông dân ta trước đây. VAC là những hệ sinh thái đồng
bộ và tương đối bền vững. Các mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố là những mối quan hệ hỗ
trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống VAC tồn tại và
phát triển bền vững.
1.2.3. Quá trình hình thành VAC ở Việt Nam [7]
VAC là phương thức sản xuất nông nghiệp được phát triển trên cơ sở nghề làm
vườn của nông dân Việt Nam. Vườn gia đình của nơng dân nước ta đã được hình thành từ
lâu đời. Vào thời diểm chuyển từ phương thức kinh tế hái lượm trong xã hội nguyên thủy
sang làm nông nghiệp, người nông dân bắt đầu từ làm vườn. Sau đó mới từ vườn đi ra
ruộng.
Vườn nơng dân từ ngày ấy đến nay đã trải qua hàng nghìn năm phát triển, điều đó
chứng tỏ đặc tính bền vững của vườn, nhưng cũng nói lên tính bảo thủ với nhiều nhược
điểm của phương thức sản xuất nông nghiệp này. Tuy đã có lịch sử phát triển lâu dài và tồn
tại cho đến nay, nhưng vườn của nông dân Việt Nam hầu như khơng có nhiều thay đổi và

vẫn giữ nguyên cấu trúc trước đây.
Khi dân tộc Việt Nam tiến về vùng đồng bằng châu thổ, thì nghề sản xuất lúa nước
hình thành và ngày càng phát triển. Dân số ở vùng đồng bằng ngày càng tăng, mật độ dân
số ngày càng cao, nỗi lo có đủ lương thực để ăn trở thành mối quan tâm thường xuyên của
người dân. Do việc phải lo sản xuất lương thực cho nên từ nhiều thế kỷ nay vườn khơng
cịn là nơi sản xuất chính của nơng dân, nhất là nơng dân ở vùng đồng bằng. Vườn trở
thành nơi sản xuất bổ sung, nhằm cung cấp thêm cho nông dân một số thực phẩm hỗ trợ
cho sản xuất lương thực. Vì vậy trong một thời gian dài nông dân không dành nhiều công
sức và đầu tư cho nghề làm vườn.
Vườn tồn tại một cách lay lắt trong các gia đình nơng dân, với quy mô nhỏ bé, sản
xuất tùy tiện, gặp cây gì trồng cây ấy. Vườn gia đình ở trong trạng thái sản xuất tự cung tự
cấp, manh mún, tùy tiện. Kỹ thuật làm vườn lạc hậu, người nông dân chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm bản thân, của gia đình và của láng giềng để làm vườn. Các tiến bộ khoa học cơng
nghệ rất ít được áp dụng trong làm vườn.
21


×