Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng Phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.92 KB, 22 trang )

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK VĨNH
PHÚC
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Vietcombank
Vĩnh Phúc) được thành lập theo quyết định số 806/QD-NHNT.TCCB-DT ngày
14/07/2005 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vĩnh Phúc đã chuyển đổi sang mô hình
chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Vĩnh Phúc theo quyết
định số 532/QD-NHNT.TCCB-DT của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Huy động vốn:
Tính đến 30/11/2008 tổng nguồn vốn đạt 1.006 tỷ quy VND, trong đó
Nguồn vốn huy động từ khách hàng 504,7 tỷ quy VND tăng 276 tỷ. Trong đó:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
30/11 Ước 31/12
Nguồn vốn 1,015 1,006 1,021 100.59%
- Huy động từ
KH 362 504.7 423 116.85%
+ TCKT 301 393 316 104.98%
+ Dân cư 61 111.7 107 175.41%
- Huy động
khác 146 304.1 315 215.75%
- Vay TW 507 197.2 283 55.82%
-> Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 393 tỷ quy VND chiếm 78%


tổng nguồn vốn huy động.(ước đến 31/12/2008 đạt 316 tỷ quy VND chiếm 75%
tổng nguồn vốn huy động)
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 111 tỷ quy VND chiếm 22% tổng
nguồn vốn huy động (ước đến 31/12/2008 đạt 107 tỷ quy VND chiếm 25% tổng
nguồn vốn huy động)
-> Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi:
- Tiền gửi không kỳ hạn 79,5 tỷ quy VND đồng, giảm 2,5 tỷ đồng so với
năm 2007, chiếm tỷ trọng 15,8% trên tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đạt 418,5 tỷ quy VND đồng tăng 140,5
tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 83% trên tổng nguồn vốn huy động từ
khách hàng.
- Phát hành giấy tờ có giá đạt 6 tỷ quy VND đồng tăng 6,7 tỷ đồng so với
năm 2007, chiếm tỷ trọng 1,2 % trên tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
2.1.1.2. Hoạt động tín dụng:
Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 30/11/2008 đạt 832 tỷ đồng, tăng 187 tỷ,
tốc độ tăng 29 % so với năm 2007. Trong đó:
Bảng 2.2. Tình hình tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
30/11 Ước 31/12
Sử dụng vốn 1,015 1,006 1,021 100.59%
- Dư nợ cho vay 649 832 856 131.90%
+ Dư nợ ngắn
hạn 397 492 480 120.91%
+ Dư nợ T-D
hạn 252 340 376 149.21%
- Gửi TW 316 111 98 31.01%
- Khác 50 63 67 134.00%
-> Dư nợ tín dụng theo đối tượng cho vay:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh – dịch vụ đạt 472,9 tỷ quy VNĐ, tăng 148,9

tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 56,84% trên tổng dư nợ.
+ Cho vay tín dụng xuất - nhập khẩu đạt 90,2 tỷ quy VNĐ, chiếm tỷ trọng
10,84% trên tổng dư nợ, giảm 56,3 tỷ so với đầu năm..
+ Cho vay tiêu dùng đạt 13,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,65% trên tổng dư
nợ, tăng 1,9 tỷ đồng so với đầu năm, giảm 4,3 tỷ so với 31/05.
+ Cho vay phát hành thẻ ( Master+Visa+Amex) đạt 0,57 tỷ, chiếm tỷ trọng
0,07% tổng dư nợ, giảm 0.02 tỷ so với đầu năm.
+ Cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đạt 12,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5%
trên tổng dư nợ, tăng 0,5 tỷ so với đầu năm, giảm 4,3 tỷ so với 31/05.
+ Cho vay qua đồng tài trợ đạt 242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1% trên tổng
dư nợ, tăng 82 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 13 tỷ so với 31/05.
-> Dư nợ tín dụng theo thời gian.
+ Cho vay ngắn hạn đạt 492 tỷ quy VNĐ chiếm tỷ trọng 59,1% trên tổng dư
nợ, tăng so với đầu năm 95 tỷ, tốc độ tăng 23,9%; giảm so với thời điểm 31/05 là
131 tỷ.
+ Cho vay trung, dài hạn đạt 340 tỷ quy VNĐ chiếm tỷ trọng 40,9% , tăng
89tỷ, tốc độ tăng 35,4% so với đầu năm.
Ước tính tới 31/12/2008, tổng dư nợ đạt 856 tỷ quy VND, trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 480 tỷ quy VND chiếm 56% trong tổng dư
nợ.
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 376 tỷ quy VND chiếm 44% trong
tổng dư nợ
+ Dư nợ cho vay VND đạt 651 tỷ, chiếm 76% trong tổng dư nợ
+ Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 12,4 triệu quy USD tương đương 205 tỷ VND
chiếm 24% trong tổng dư nợ.
- Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong quý IV năm 2008 có xu hướng
tăng so với quý III nhưng lượng tăng không nhiều, là kết quả của những biến động
phức tạp của thị trường tài chính và nền kinh tế. Việc tăng trưởng chậm lại đã được
xác định trong kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro, rà soát lại
khách hàng với mục tiêu tăng trưởng an toàn. Chi nhánh cũng đã chủ động trong

việc đánh giá lại tình hình tài chính và kinh doanh của khách hàng để xác định mức
trích lập dự phòng rủi ro phù hợp, nâng cao tự chủ trong kế hoạch tài chính và hoạt
động kinh doanh.
- Chính sách khách hàng thông qua lãi suất cho vay và tỷ giá ngoại tệ đã
được Chi nhánh vận dụng linh hoạt đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và hỗ trợ khách hàng trước khó khăn
của thị trường.
- Công tác khách hàng là hoạt động được Chi nhánh chú trọng hàng đầu, Chi
nhánh có những chính sách khách hàng linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường
và trên địa bàn nhằm duy trì và giữ được khách hàng tốt.
- Bên cạnh công tác phát triển tín dụng, Chi nhánh luôn chú trọng công tác
Quản trị rủi ro, có thể coi đây là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên liên tục trong
hoạt động tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.
2.1.1.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ:
* Công tác thanh toán dịch vụ trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, hoạt động
thanh toán có mối quan hệ mật thiết với hoạt động tín dụng nhưng trong điều kiện
thắt chặt tín dụng như thời gian vừa qua, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu vẫn
đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ngoài ra Chi nhánh đã phát hành được 01 bảo
lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài cho khoản tiền ứng
trước của Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 2.3. Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị: ngàn USD
Chỉ tiêu
31/12/
2007
30/11/
2008
Ước
31/12/
2008

So sánh
08/07
So kết
quả 30/11
với KH
2008 (%)
Thanh toán TTR
XK
7.064 29.818 32.000 453% 383,72%
Thanh toán
TTTM XK
7.603 2.439 2.600 32,08% 29,50%
Thanh toán TTR
NK
6.923 14.627 16.000 231,11% 193,26%
Thanh toán
TTTM NK
22.630 22.690 24.500 108,26% 90,80%
Bảo lãnh 33,4 tỷ VND
Bảng 2.4. Công tác phát hành thẻ
Chỉ tiêu Doanh số
đến
So sánh với 31/12/2007
(%)
30/11/2008
Số lượng phát hành thẻ ATM 9.107 Nâng tổng số thẻ đang lưu
hành lên 23.473 thẻ
Số lượng phát hành thẻ ghi nợ
quốc tế
233 Nâng tổng số thẻ đang lưu

hành lên 410 thẻ
Số lượng phát hành thẻ tín
dụng quốc tế
48 Nâng tổng số thẻ đang lưu
hành lên 188 thẻ
Doanh số chi tiêu qua thẻ (tỷ
VND)
3,8 118,8%
Số lượng ĐVCNT 02 Nâng tổng số ĐVCNT lên
06 đơn vị
Doanh số thanh toán qua
ĐVCNT (tỷ VND)
6,4 237,3%
Số lượng máy ATM 05 Nâng tổng số máy ATM lên
12 máy
Doanh số thanh toán qua ATM
(tỷ VND)
330 170,9%
Số lượng đơn vị trả lương qua
tài khoản
11 Nâng tổng số ĐV trả lương
qua TK lên 26 đơn vị
Số dư tài khoản ATM bình
quân (tỷ VND)
13,6
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ vẫn được duy trì là một trong những
hoạt động phát triển mạnh của Chi nhánh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu suất sử
dụng máy ATM cần tăng cường hơn nữa công tác phát triển sản phẩm thẻ.

2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Tình trạng khan hiếm ngoại tệ được khắc phục trong quý III nhưng có hiện
tượng tái lặp vào thời điểm cuối năm, bên cạnh đó ảnh hưởng do biến động của thị
trường tài chính Mỹ, tỷ giá USD và một số ngoại tệ khác biến động khó kiểm soát,
trước những khó khăn của thị trường, Chi nhánh đã điều hành hoạt động kinh
doanh ngoại tệ linh hoạt, doanh số bán ngoại tệ tính đến ngày 30/11 đạt trên 45
triệu quy USD.
2.1.1.5. Kết quả tài chính:
Hoạt động của Chi nhánh trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn bởi ảnh
hưởng biến động của nền kinh tế cũng như khó khăn của Chi nhánh mới nhưng với
sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên,
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tổng thu
nhập từ thời điểm 01/06 đến ngày 30/11 đạt 80,1 tỷ đồng, tổng chi phí là 39,2 tỷ
đồng, lợi nhuận đạt 40,9 tỷ đồng, lợi nhuận luỹ kế từ đầu năm đạt 52,1 tỷ đồng, lợi
nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 40,1 tỷ đồng .
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK VĨNH PHÚC.
2.2.1. L/C nhập khẩu
2.2.1.1. Quy trình nghiệp vụ:
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C:
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ, muốn yêu cầu ngân hàng mở L/C thì phải gửi đến ngân
hàng một bộ hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu mở L/C theo mẫu của ngân hàng, trong đơn phải điền đầy đủ,
chính xác các thông tin, phải có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.
- Hợp đồng nhập khẩu.
- Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan chủ quản (đối với ngành hàng
kinh doanh có điều kiện)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số
xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu tiên).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, ngân hàng mà cụ thể ở đây là cán

bộ phòng thanh toán quốc tế tiến hành kiểm tra. Nếu nội dung đơn yêu cầu mở L/C
không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, ngân hàng không được tự ý
sửa chữa hoặc bổ sung mà phải hướng dẫn khách hàng để hoàn chỉnh bộ hồ sơ.
Sau khi khách hàng đã sửa đổi, bổ sung, nếu thấy phù hợp, cán bộ phòng
Thanh toán quốc tế sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra khả năng thanh toán của khách
hàng. Nếu khách hàng đề nghị vay vốn để thanh toán, phòng Tín dụng sẽ xét duyệt
cho vay như chế độ tín dụng hiện hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam. Nếu đủ điều kiện được vay, ngân hàng và khách hàng sẽ ký sẵn
giấy nhận nợ, nhưng để trống ngày nhận nợ. Ngày ngân hàng thanh toán bộ chứng
từ sẽ là ngày nhận nợ.
Tiếp theo, ngân hàng sẽ xác định mức ký quỹ cho khách hàng và các điều
kiện bảo đảm khác.
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng theo dõi khách
hàng sẽ đề xuất mức ký quỹ, phụ trách phòng tín dụng ký và trình lãnh đạo duyệt.
- Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng, Giám đốc sẽ giao cho
phòng tín dụng hoặc phòng thanh toán quốc tế đề xuất mức ký quỹ và trình lãnh
đạo duyệt.
Mở L/C nhập khẩu
Sau khi bộ hồ sơ xin mở L/C của khách hàng đã đầy đủ, khách hàng đã
chuyển toàn bộ tiền ký quỹ theo yêu cầu vào tài khoản ký quỹ, cán bộ ngân hàng
bắt đầu tiến hành mở L/C cho khách hàng. Có ba cách mở L/C: bằng thư, bằng
Telex hoặc bằng Swift. Nếu mở L/C bằng thư sẽ có nhiều hạn chế như chậm,
không an toàn, vì vậy người ta ít dùng cách này. Nếu ngân hàng không thuộc Swift
hoặc không có quan hệ đại lý thì có thể chọn mở bằng Telex.
Các công việc mở L/C gồm có:
- Đăng ký số tham chiếu L/C

×