Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận Nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.87 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NIÊN LUẬN
Đề tài: Nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt
từ góc nhìn văn hóa

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thanh Việt

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thu Trang

Ngày sinh:

24/04/2000

Mã sinh viên:

18032533

Lớp:

K63 Văn học

Hà Nội tháng 11 năm 2020

1



Lời cảm ơn
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Văn học trường đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Văn học (chuẩn)
Khóa 63 (QH-2018-X). Thầy cơ và nhà trường đã ln tạo điều kiện cho em có cơ
hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Thanh Việt- người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cũng như cung cấp
tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho bài Niên luận này.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế nên nội dung của
Niên luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo thêm của thầy cô để Niên luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ

những nét đẹp của đời sống tinh thần dân tộc. Văn học dân gian là lời ăn tiếng nói,
là cội nguồn của văn hóa. Tuổi thơ ta lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của
bà của mẹ. Hình ảnh những ơng Bụt, bà Tiên, con Cị trong những câu chuyện cổ
tích đã ni dưỡng tâm hồn ta từ thuở nhỏ, đã rất quen thuộc với mọi người dân
Việt Nam.

Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng
nhất trong các thể loại tự sự dân gian. Truyện cổ tích phản ánh chân thực nhất xã
hội nước ta thời xưa, nói lên nội dung phong phú của đời sống dân tộc, của đời sống
nhân dân, bởi do chính bản thân nó đã nảy sinh ra từ cuộc sống.
Văn học và văn hóa là hai bộ phận không thể tách rời, văn học dân gian
khơng nằm ngồi mối quan hệ đó. Bởi văn học dân gian là bộ phận văn học ra đời
sớm nhất, phản ánh tư duy nguyên thủy của con người. Vì vậy có thể coi văn học
dân gian phản ánh văn hóa của một dân tộc đó, nó biểu hiện sức sống, sức sáng tạo,
sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Nghiên cứu văn học từ góc độ văn
hóa giúp chúng ta hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, về con
người Việt Nam.
Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực của cuộc sống, đời sống tinh
thần của con người nhất là đời sống tinh thần có đức tin là một mảng trong hiện
thực cuộc sống. Chính vì thế mà văn học dân gian cũng đề cập đến nội dung tôn
giáo, phản ánh tôn giáo qua các nhân vật chức năng. Phật giáo Việt Nam là một
thực thể tinh thần đã hiện diện, tồn tại hàng ngàn năm cùng dân tộc, trở thành một
phần trọng yếu trong văn hóa tâm linh. Phật giáo bắt đầu du nhập vào nước ta thời
Bắc thuộc qua hai con đường: qua Trung Quốc và qua đường biển phương Nam.
Phật giáo ở Giao Châu vào khoảng cuối thế kỉ II sau Công nguyên thịnh hơn bên
nước Ngô (một trong ba nước ở Trung Quốc vào thời Tam Quốc). Phật giáo không
3


chỉ xâm nhập vào quần chúng nhân dân mà còn thâm nhập vào các tầng lớp trên
trong đó có trí thức phong kiến. Hai tên gọi khác nhau là Bụt và Phật phản ánh hai
con đường du nhập của đạo Phật, một đằng thì trực tiếp từ Ấn Độ sang (Bụt là
phiên âm thẳng từ Buddha trong Ấn Độ, một đằng thông qua Trung Quốc (Phật,
Phật đà âm Hán Việt của tiếng Trung Quốc), Bụt là từ ngữ dân gian, Phật là từ ngữ
bác học. Các tăng lữ thường dùng phương thức kể chuyện để truyền giáo nhưng khi
những truyện do đạo Phật truyền tải thâm nhập vào dân ta thì phần giáo lý bị mờ

nhạt, trái lại những yếu tố dân gian đậm nét hơn. Có thể thấy điều này ảnh hưởng
đến nội dung truyện cổ tích, những tư tưởng triết lý Phật giáo được đơn giản hóa, vì
thế mà trong dân gian có sự khúc xạ nhân vật ơng Bụt. Tuy nhiên trong q trình
giao lưu văn hóa nhân dân ta tiếp nhận nhiều tư tưởng triết học tôn giáo đan xen,
ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vậy nội dưng văn học ảnh hưởng tôn giáo không thuần
nhất, đôi khi mang nhiều yếu tố, khi thì mang yếu tố của tơn giáo này khi thì mang
yếu tố tơn giáo khác. Như nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt có mang
ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo (truyện Tấm Cám), cũng có mang ảnh hưởng của
văn hóa Đạo giáo (truyện Cây tre trăm đốt), ta cũng có thể thấy nhân vật này mang
chút ít văn hóa Nho giáo.
Qua khảo sát về nhân vật ông Bụt trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
của tác giả Nguyễn Đổng Chi, tôi nhận thấy nhân vật ông Bụt trong các câu truyện
chỉ là nhân vật chức năng, ít được nhắc tới, nhưng nhân vật này mang ảnh hưởng
sâu sắc từ nhiều yếu tố văn hóa dân gian. Đó là những quan niệm tơn giáo, những
ảnh hưởng văn hóa về nhân vật ơng Bụt. Vì vậy, nghiên cứu “Nhân vật ơng Bụt
trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” là một hướng đi hứa hẹn nhiều
kết quả tốt đẹp trên phương diện văn hóa lẫn văn học. Việc nghiên cứu “Nhân vật
ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” ngồi ý nghĩa về mặt
khoa học còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Bởi từ những kết quả thu được từ
việc nghiên cứu một nhân vật chức năng trong truyện cổ tích giúp tơi có điều kiện
4


nhìn nhận lại các nhân vật trong truyện cổ tích trong sự liên kết với văn hóa dân
gian.
2.

Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu về truyện cổ tích,


mỗi cơng trình lại có những hướng tiếp cận khác nhau. Sau đây chúng tôi chỉ tổng
thuật một số sách, báo, bài viết, luận văn, luận án,… tiêu biểu liên quan đến đề tài.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng những cuốn sách có tính chất nền tảng về
nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian như: Nghiên cứu Văn học
dân gian từ mã văn hóa dân gian của Nguyễn Thị Bích Hà (2013), Mã văn hóa
trong tác phẩm văn học những vấn đề lý thuyết và giảng dạy của Lê Trọng Cẩn
(2018),… Bài viết của tác giả Trần Lê Bảo trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học (2009),… đã chuyển tải những vấn đề cơ
bản về văn hóa và mã văn hóa trong nghiên cứu văn học dân gian.
Năm 2017, trong luận văn Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc
nhìn văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngân cũng nghiên cứu về truyện cổ
tích sinh hoạt từ góc nhìn văn hóa, khơng đề cập đến nhân vật Bụt.
Cũng năm 2017, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn với đề tài Yếu tố phong tục trong
truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa chủ yếu đề cập về yếu tố phong tục
dưới góc nhìn văn hóa, khơng đề cập đến nhân vật cụ thể.
Năm 2012, luận văn Thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ
các dân tộc Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Dung có thống kê các nhân vật kỳ
ảo, có đề cập đến nhân vật Bụt nhưng không đi sâu nghiên cứu.
Như vậy, có thể nói nghiên cứu nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích người
Việt dưới góc nhìn văn hóa chưa từng được đặt ra trong các cơng trình nghiên cứu
khoa học. Dựa trên cơ sở đó chúng tơi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Nhân vật
ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” nhằm phát hiện
những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo từ nhân vật ơng Bụt dưới góc nhìn văn hóa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu

5



Đối tượng nghiên cứu của niên luận là nhân vật ơng Bụt trong truyện
cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa.
Tư liệu nghiên cứu là những truyện có nhân vật ơng Bụt trích từ Kho
tàng cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa
là đối tượng nghiên cứu chính của chúng tơi trong đề tài niên luận này. Do đó
chúng tơi chọn các tác phẩm có xuất hiện nhân vật ơng Bụt được thống kê từ
nguồn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi:
Của Thiên trả Địa
Cây tre trăm đốt
Tấm cám
Bốn cơ gái muốn lấy chồng hồng tử
Phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu nhân vật
ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa dân gian.
4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.
Mục đích nghiên cứu
Thiết lập được hệ thống hình ảnh, câu nói triết lý liên quan đến hình

ảnh ơng Bụt. Từ đó đánh giá được ý nghĩa của vấn đề đối với việc tìm hiểu nhân
vật dưới góc nhìn văn hóa.
Lý giải vẻ đẹp của văn hóa Phật giáo, văn hóa Đạo giáo trong hình
tượng ơng Bụt.
4.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, so sánh hệ thống biểu tượng,

hình ảnh, âm thanh góp phần xây dựng lên hình tượng ơng Bụt.
5.

-

Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu dựa trên sự vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu sẵn có.

6


-

Phương pháp xử lý thông tin: sau khi thống kê các tác phẩm có xuất hiện nhân vật

-

ơng Bụt, chúng tơi tiến hành phân tích, lý giải các yếu tố văn hóa.
Phương pháp liên cứu liên ngành: để thực hiện đề tài này, niên luận còn kết hợp
phương pháp nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu tơn giáo,… phương pháp nghiên cứu
liên ngành này sẽ giúp niên luận giải quyết được những vấn đề nghiên cứu được

-

thỏa đáng.
Ngồi ra cịn kết hợp các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp: nhằm chỉ ra những
điểm chung giống nhau và khác nhau về hình tượng nhân vật ơng Bụt từ góc nhìn

văn hóa.
6. Cấu trúc của niên luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
gồm hai chương:
Chương 1; Hình tượng ơng Bụt và hệ thống biểu tượng hình ảnh, âm thanh
trong truyện cổ tích
Chương 2: Hình tượng ơng Bụt từ góc nhìn văn hóa

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HÌNH TƯỢNG ƠNG BỤT VÀ HỆ THỐNG BIỂU
TƯỢNG, HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1.
Kho tàng truyện cổ tích có hình tượng ơng Bụt
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại lớn thuộc loại hình tự sự dân gian, có
q trình phát sinh, phát triển lâu dài và liên tục được tái tạo trong các thời đại sau.
Kể từ khi truyện cổ tích được quan tâm nghiên cứu, đã có rất nhiều định nghĩa về
thể loại tự sự dân gian này.
Trong nghiên cứu văn học dân gian thời điểm đó Nguyễn Đổng Chi
chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về truyện cổ tích mà mới chỉ nêu ra sự lẫn lộn
giữa hai khái niệm “truyện cổ” và “truyện cổ tích”. Nguyễn Đổng Chi nhận xét về
truyện cổ tích như sau : “Khi nói đến mấy tiếng truyện cổ tích hay truyện đời xưa
chúng ta đều sẵn có quan niệm rằng, đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy
các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại.
Trong đó, có truyện đượm tính chất hoang đường, có truyện gần với sự thật, có
truyện ngụ một ý nghĩa sâu xa, có truyện khơng quan tâm đến đạo đức triết lý, có
truyện mang tính nghệ thuật cao, có truyện hãy cịn mộc mạc chưa được gia cơng

tơ điểm, có truyện nghiêm trang, có truyện buồn cười, có truyện dài, có truyện rất
ngắn, có truyện từ ngàn xưa để lại, có truyện mới đặt gần đây, v.v… Khái niệm
truyện cổ tích như vậy thật rộng và phức tạp.”[2, tr43]
Giáo trình Văn học dân gian do giáo sư Vũ Anh Tuấn chủ biên có
mục viết về truyện cổ tích đã định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là sáng tác dân
gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái
nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như
công lý xã hội và ước mơ một cuốc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động”[6,
tr116].
8


Trong Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân
Diên, Võ Quang Nhơn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 cho rằng: “Truyện cổ
tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình
riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc
đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy. Truyện cổ tích có thể đặt ra
những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng
trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu thuẫn giai cấp.”[5, tr295]
Với tinh thần khái qt các đặc điểm chung của truyện cổ tích, Hồng
Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian đã nêu định nghĩa về thể loại này như sau:
“Truyện cổ tích là một loại truyện gắn liền với quá trình tan rã của chế độ cơng xã
ngun thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp. Nó đặc biệt nói
về các xung đột giữa người với người tỏng phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng
một thứ tưởng tượng hư cấu riêng, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khắc để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức,
thẩm mỹ, giáo dục, giải trí của họ”[7, tr42]
Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất
các khái niệm của tác giả đưa ra đều có những đặc điểm giống nhau. Từ những
phát biểu trên, chúng tôi khái quát lại như sau: Truyện cổ tích là những sáng tác tự

sự dân gian, được nhân dân lưu giữ lại. Nó mang tính chất hư cấu, kỳ ảo, hoang
đường. Truyện có nội dung phong phú nhằm phản ánh và lý giải hiện thực xã hội,
đồng thời truyện phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với thiên nhiên nhằm nêu lên những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động về
một cuộc sống tốt đẹp hơn.

9


1.1.2.

Kho tàng truyện cổ tích có hình tượng ơng Bụt

Qua khảo sát về nhân vật ông Bụt trong Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, có 4 truyện có xuất hiện nhân vật ơng Bụt
gồm: Của Thiên trả Địa, Cây tre trăm đốt, Tấm cám, Bốn cơ gái muốn lấy chồng
hồng tử.
Trong truyện Của Thiên trả Địa, kể về hai chàng trai Thiên và Địa
đều nghèo rớt mùng tới, và mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thiên sáng dạ hơn vì thế nên Địa
làm thuê để nuôi bạn học hành thành tài. Sau khi đỗ đạt làm quan, Thiên thay lịng
đổi dạ, khơng nhận lại bạn cũ. Địa đi đến bờ sơng ngồi lại khóc lóc nghĩ đến lịng
người, khơng biết ở đâu vì nhà đã bán đi rồi. Lúc này Bụt hiện lên làm một người
khách qua đường dừng lại hỏi anh: “Con làm sao mà khóc?”. Địa kể lể đầu đi
câu chuyện Bụt bèn hóa phép cho anh một chiếc đị và dặn rằng: “Con cứ ở đây
chở khách qua lại trên sông này cũng đủ ăn, không phải làm thuê nữa”. Từ đó anh
chở khách qua sơng nhưng cũng chỉ đủ kiếm ăn. Một ngày nọ, có một cơ gái xin ở
nhờ nhà và nguyện ý làm vợ anh. Địa may mắn cưới được cơ vợ là người trên cung
tiên, từ đó anh có một cuộc sống sung túc. Nhờ trí thơng minh của vợ mà Địa có
được của cả và chức quan của Thiên, cịn Thiên thì thay Địa chống đị trở người
qua sông.

Truyện Tấm Cám kể về hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám.
Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Sau khi cha mất, dì ghẻ bắt Tấm làm hết mọi
việc trong nhà, đối xử tệ bạc. Một ngày, dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm tép hứa
rằng ai bắt được đầy giỏ thì thưởng cho cái yếm đào. Tấm chăm chỉ bắt được đầy
giỏ, cịn Cám thì khơng bắt được gì. Cám lừa Tấm trút hết tơm tép sang giỏ của
mình và đi về. Tấm buồn bã ngồi khóc, bấy giờ Bụt hiện lên và hỏi “Con làm sao
lại khóc?”. Tấm kể lại chuyện cho Bụt nghe, Bụt bảo cô nín khóc nhìn vào giỏ xem

10


có cịn gì khơng. Tấm nhìn vào giỏ rồi nói chỉ cịn một con cá bống. Bụt bảo cơ
mang về nhà thả xuống giếng mà nuôi, mỗi lần cho ăn nhớ gọi như này:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Tấm nghe lời Bụt mang cá bống về nuôi. Mẹ con Cám biết chuyện, sai Tấm
đi chăn trâu đồng xa rồi ở nhà bắt cá bống ăn thịt. Tấm về khơng thấy cá đâu, liền
ơm mặt khóc. Bụt lại hiện lên và hỏi “Con làm sao lại khóc?”, Tấm kể sự tình cho
Bụt nghe. Bụt bảo cá bị người ta ăn thịt mất rồi, cơ hãy nhặt lấy xương nó, kiếm
bốn cái lọ bỏ vào, chôn ở dưới bốn chân giường của cơ. Tấm làm theo nhơ lời bụt
dặn. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đi. Tấm
cũng muốn đi, mụ dì ghẻ lấy gạo trộn với thóc, bắt Tấm nhặt xong chỗ này rồi mới
được đi hội. Tấm ngồi nhặt một lúc mà chỉ có một nhúm, buồn bã ngồi ôm mặt
khóc. Bụt lại hiện lên và hỏi “Con làm sao lại khóc?”, Tấm kể lại cho Bụt nghe,
Bụt bèn sai chim sẻ xuống nhặt giúp Tấm. Chim sẻ nhặt giúp Tấm xong bay đi,
Tấm lại nước nở khóc. Bụt lại hỏi “Con làm sao cịn khóc nữa?”, Tấm bảo khơng
có đồ mặc đi dự hội, Bụt bảo cơ đào bốn cái lọ chôn ở dưới chân giường lên sẽ đủ
đồ cô đi dự hội. Tấm đào lên đúng như lời Bụt nói có quần áo, giày, ngựa để cơ đi
dự hội. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mị mãi

khơng được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai qn lính xuống mị
thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như
in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu. Nhân ngày giỗ bố,
Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi
đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh
ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lơng ra góc vườn.
11


Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng
nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt
vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa.
Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên
cao. Bà cụ đi chợ trơng thấy u mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên
cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm,
nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó,
Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con. Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng
trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước
Tấm về cung. Còn mẹ con Cám phải nhận trừng phạt thích đáng.
Cây tre trăm đốt kể về anh nông phu rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông
rất keo kiệt. Lão hứa sau này sẽ gả con gái của lão cho anh. Vốn tính thật thà nên
khi nghe lời của phú ông, anh nông phu tưởng thật nên ra sức làm cho lão, nhưng
không biết rằng lão ta khơng có ý định gả con gái cho anh. Lão định gả con gái cho
con một nhà giàu làng bên, ngày cưới gần đến. Lão lừa anh vào rừng chặt cây tre
có trăm đốt về rồi lão sẽ gả con gái cho. Anh đi vào rừng nhưng khơng tìm thấy
cây tre nào có trăm đốt cả, buồn quá anh ngồi xuống đất khóc nức nở. Nghe tiếng
khóc, Bụt hiện lên và hỏi “Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?”. Anh kể lại sự
tình, Bụt bảo anh đi chặt một trăm đốt tre mang về. Anh chặt một trăm đốt tre
mang về như Bụt bảo sau đó lại ngồi khóc. Bụt hỏi “Sao con lại khóc?”, anh trả lời

rằng phú ơng bảo anh mang về cây tre trăm đốt chứ có phải một trăm đốt tre đâu.
Bụt an ủi và bảo anh đi xếp một trăm đốt tre thành một hàng và hô “Khắc nhập!
Khắc Nhập!”, một trăm đốt tre liền dính vào nhau thành một cây tre. Anh vui mừng
định mang cây tre về nhưng khơng vác lên được, anh lại ngồi khóc. Bụt lại hỏi
“Làm sao con khóc nữa?”, anh bảo cây tre dài quá, anh không mang về được. Bụt
lại bảo anh hô mấy tiếng “Khắc xuất! Khắc xuất!” những đốt tre tự nhiên rời ra,
12


anh mừng quá cảm ơn Bụt rồi mang về nhà phú ông. Về đến nhà, hai họ đang ăn cỗ
linh đình, anh lẳng lặng gọi phú ơng ra nhận sính lễ, phú ông chê cười anh mang về
một trăm đốt tre. Anh liền hô “Khắc xuất! Khắc xuất”, lập tức các đốt tre dính lại
thành cây tre cao một trăm đốt. Phú ơng định lay cho nó rời ra bị anh hơ “khắc
nhập” dính vào thân tre khơng dứt ra được, mọi người chạy đến cứu cũng bị dính
vào. Phú ông hứa gả con gái cho anh, bấy giờ anh hô “Khắc xuất! Khắc xuất!” mọi
người lập tức rời ra. Và anh nông phu cưới được vợ như mong ước.
Truyện Bốn cơ gái muốn lấy chồng hồng tử, kể về bốn gái xinh đẹp con
ông phú hộ muốn lấy chồng hồng tử. Khun các con khơng được, hai người đưa
bạc bảo các cô đi cho khuất mắt, bốn chị em cùng rủ nhau lên đường. Trên đường
lên kinh kỳ, họ bị mụ yêu tinh lừa và suýt bị ăn thịt, may mắn có một vị thần giúp
đỡ các cơ và lấy được hoàng tử làm chồng. Mụ yêu tinh nghe tin vậy bèn biến con
gái mình thành một người phụ nữ xinh đẹp và đi quyến rũ hoàng tử lúc bấy giờ đã
lên ngôi làm nhà vua. Nhà vua mê đắm sắc đẹp của con gái mụ yêu tinh, về đuổi cả
bốn chị em ra khỏi hoàng cung dù nàng út đang có mang. Mụ yêu tinh lúc này lại
hóa phép biến thành một chủ quán trọ lừa bốn cô gái và móc mắt họ mang về nhà.
Các cơ gái khóc thảm thiết, Bụt đang ngồi trên tịa sen nghe tiếng kêu thì xuống hỏi
“Làm sao các con lại khóc?”. Các cô kể cho Bụt nghe về số phận của mình, Bụt
bảo các cơ hãy ni con lớn, sau này sẽ có ngày tái hợp. Rồi biến ra một căn nhà,
có một vại tiền, một vại gạo khơng bao giờ hết. Bốn người nuôi đứa bé lớn dần, lên
năm tuổi, Bụt đêm đêm biến thành người đến dạy cho thằng bé văn võ. Thằng bé

lớn lên thông minh khỏe mạnh, đến tám tuổi, Bụt kể cho nó chuyện cũ của mẹ và
dì, bảo nó đến nhà u tinh trả thù. Thằng bé đến nhà mụ yêu tinh tự xưng là cháu
ngoại, mụ tưởng thật, cho nó vào trong nhà. Bấy giờ Bụt hóa làm chuột bạch bị lên
rung chiếc chng mà chúa yêu dùng để gọi mụ. Nghe tiếng chuông, mụ yêu tinh
dặn thằng bé ở nhà ngoan ngoãn để mình đi gặp chúa yêu. Mụ đi rồi thằng bé đem
13


con sư tử đến kinh kỳ gặp vua, vua không tin chuyện thằng bé nói. Nó liền đem
con sư tử chặt thành ba khúc, hoàng hậu và mụ yêu tinh cùng chúa yêu đều lăn ra
chết. Nhà vua bấy giờ tin là thật, theo thằng bé về đón bốn người vợ cũ và cùng
chung sống hạnh phúc với nhau.
1.2.

Ông Bụt trong tâm thức dân gian người Việt.
1.2.1. Nguồn gốc hình tượng ông Bụt
Bụt được dùng để gọi Phật, theo cách gọi dân gian. Bụt nguyên gốc

trong tiếng Phạn là Buddhã, Phật (chữ Hán: 佛) phiên âm “Fú”, sang Hán Việt gọi
là Phật đà. Bud trong tiếng Phạn có nghĩa là hiểu biết, thấu tỏ, dha có nghĩa là
người. Dịch đủ Buddha có nghĩa là người đã thấu biết tất cả, hay có thể gọi là
người giác ngộ.
Sau đời Trần, quân Minh sang xâm chiếm nước ta, tất cả kinh sách
Phật giáo Việt Nam bị chúng thu gom đem về Kim Lăng, một phần bị thiêu đốt,
một phần chúng bổ sung vào thư khố Trung Quốc. Sau khi thu tóm xong, họ tặng
cho chúng ta Tạng kinh đời nhà Minh. Chữ Buddha nhà Minh dịch âm là Phật đà,
gọi tắt là Phật, từ đời nhà Trần từ Phật được sử dụng rộng rãi trong dân gian.
Các tăng lữ thường dùng phương thức kể chuyện để truyền giáo nhưng
khi những truyện do đạo Phật truyền tải thâm nhập vào dân ta thì phần giáo lý bị
mờ nhạt, trái lại những yếu tố dân gian đậm nét hơn. Có thể thấy điều này ảnh

hưởng đến nội dung truyện cổ tích, những tư tưởng triết lý Phật giáo được đơn giản
hóa, vì thế mà trong dân gian có sự khúc xạ nhân vật ơng Bụt. Tuy nhiên trong q
trình giao lưu văn hóa nhân dân ta tiếp nhận nhiều tư tưởng triết học tôn giáo đan
xen, ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vậy nội dưng văn học ảnh hưởng tôn giáo không
thuần nhất, đôi khi mang nhiều yếu tố, khi thì mang yếu tố của tơn giáo này khi thì
mang yếu tố tơn giáo khác. Như nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt
có mang ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo (truyện Tấm Cám), cũng có mang ảnh
14


hưởng của văn hóa Đạo giáo (truyện Cây tre trăm đốt), ta cũng có thể thấy nhân
vật này mang chút ít văn hóa Nho giáo.
1.2.2.

Hình tượng nhân vật ơng Bụt trong văn hóa Phật giáo

Từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam, nó đã được đón nhận một
cách hết sức trân trọng vì những giáo lý rất thực tế, rất dễ thâm nhập vào lịng
người. Trong văn hóa bản địa của người Việt chúng ta là một nước nơng nghiệp.
Do đó, chúng ta chỉ thờ những vị thần như Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần
chớp mong sao cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, mọi người được no ấm.
Song những điều đó ln bị chi phối bởi các chế độ, giai cấp khiến con người ta
không biết nương tựa vào đấng tối cao nào để được giúp đỡ và che trở.
Khi du nhập vào Việt Nam, với những giáo lý thực tế Phật giáo được người
dân đón nhận. Do sự ảnh hưởng của Phật giáo đã chuyển hóa giới tính Bồ Tát
Quan Thế Âm từ nam tính của Ấn Độ sang nữ tính ở Việt Nam. Bồ Tát Quan Thế
Âm trong Đại thừa Phật giáo từ Ấn Độ là một vị Phật đàn ông. Theo quan niệm,
Phật hiển hiện ở khắp mọi nơi và không chỉ đản sinh làm đàn ông mà tùy theo từng
trường hợp có thể là nữ giới. Vì vậy, Bồ Tát Quan Thế Âm chuyển từ trong tiềm
thức nhân dân mà trở thành Phật Quan Âm…

Ông Bụt hiền lành là một kết quả rất đặc sắc của Phật giáo hội nhập vào nền
văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam sợ thần thánh, ma quỷ,... nhưng lại khơng sợ
ơng Bụt, bởi vì ông Bụt tuy có quyền năng vô hạn “Phật Pháp vô biên” nhưng luôn
cứu giúp con người. Người Việt Nam ln hình dung một ơng Bụt giàu lịng
thương người, đặc biệt là người cơ đơn, bị ức hiếp.
Hình tượng nhân vật ông Bụt ảnh hưởng của Đạo giáo
Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất
1.2.3.

nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn
15


sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật,
phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật
và trị được tà ma. Vì thế Đạo giáo dễ đi vào trong văn hóa dân gian người Việt và
vẫn còn tồn tại đến giờ như một tín ngưỡng, phong tục.
Ơng Bụt trong truyện cổ tích có phép thần thơng, có thể hơ thần chú, biến
hóa thành con vật đều có sự ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo. Điều đó được thể
hiện ở khía cạnh rất nhỏ, khơng có ảnh hưởng lớn như văn hóa Phật giáo lên nhân
vật ơng Bụt.
1.2.4.

Hình tượng nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích

Nhân vật ơng Bụt trong truyện tranh hoặc phim ảnh đều được miêu tả
với hình dáng của một vị đạo sĩ có phép thuật, mặc đồ trắng muốt, râu tóc bạc phơ,
tay cầm cây phất trần và luôn xuất hiện giúp đỡ khi những người hiền lành gặp khó
khăn và khóc.
Trong truyện cổ tích, nhân vật Bụt chỉ là nhân vật chức năng, thường

là người xuất hiện để an ủi, cho phép màu hoặc thử thách lòng tốt và ban hạnh
phúc. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Của Thiên trả Địa, Bốn cô
gái muốn lấy chồng hoàng tử, nhân vật Bụt mang chức năng là người an ủi, hướng
dẫn, ban phép màu cho nhân vật chính. Tuy nhiên từ góc nhìn văn hóa ta lại có thể
thấy nhân vật ơng Bụt mang nhiều nét của văn hóa Phật giáo trong câu hỏi của ơng
Bụt: “Vì sao con khóc?” đến hình dáng thường được nhắc đến của ơng Bụt có phép
như một vị đạo sĩ từ phương Bắc.
1.3.

Nghiên cứu truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa
1.3.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa là
sản phẩm do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người. Vì
vậy, văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu chính của khoa học nhân văn và là
16


một trong những khái niệm tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú. Hiện nay, trên
thế giới có khoảng hơn 500 định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học,
nhân chủng học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cáchgọi của
châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi
lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về
văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau nên ngay cả cách phân loại các định
nghĩa về văn hóa cũng rất phong phú.
Ở phương Tây, văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa
gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất"và
Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con

người".
Ở phương Đơng, khái niệm văn hóa có trong đời sống ngơn ngữ rất sớm.
Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “văn” và “hóa”: xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo huấn thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ). Người sử dụng
khái niệm văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 776 -TCN) thời Tây Hán với
nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Văn hóa ở đây
được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì khơng phục tùng, dùng văn
hóa mà khơng sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).Như vậy, có thể thấy trong
quan niệm về văn hóa nếu như người phương Tây thiên về ứng xử tự nhiên thì
người phương Đơng lại thiên về ứng xử xã hội. Ở Việt Nam, văn hóa cũng là đối
tượng nghiên cứu của nhiều học giả.Việc nghiên cứu văn hóa như một khoa học
được bắt đầu vào nửa đầu thế kỉXX. Những người mở đầu có thể kể đến các nhà
nghiên cứu Đào Duy Anh, Trần Văn Huyên,…
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình

17


hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” [4, tr22].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những cơng cụ sinh hoạt
văn hóa hàng ngày về mặt ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [3, tr431].
Năm 1994, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa theo cả nghĩa rộng
và nghĩa hẹp như sau: Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các
đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng, miền, quốc gia, xã hội,…Văn hóa

khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng...”;cịn
theo nghĩa hẹp “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối
cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng có đặc thù riêng”.
Như vậy, từ các khái niệm trên có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của lồi
người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã
hội. Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền
vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng
qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người
tạo ra.Văn hóa được hình thành trong q trình tích lũy qua nhiều thế hệ, mang
tính lịch sử nên nó có bề dày và chiều sâu. Văn hóa được duy trì bằng truyền thống
văn hóa, bằng những kinh nghiệm con người tích lũy và truyền đạt lại trong cộng
đồng qua khơng gian và thời gian. Đó cũng chính là những giá trị tương đối ổn
định và trở thành những khn mẫu được tích lũy, tái tạo trong cộng đồng người và
18


cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... Và như thế văn
hóa như mạch nguồn nuôi dưỡng con người, xã hội phát triển theo hướng tiến bộ
hơn.
1.3.2.

Tiếp cận văn học dân gian từ góc độ văn hóa dân gian

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận văn học dân gian như một bộ phận của văn
hóa phi vật thể trong văn hóa dân gian. Từ đó những yếu tố của văn học dân gian
được xem xét, phân tích như nơi ẩn tàng, sự hóa thân của văn hóa dân gian. Người

ta tìm thấy những quan niệm văn hóa, những yếu tố văn hóa, những đặc điểm
phong tục tập quán cộng đồng, những thể hiện đặc sắc văn hóa trong mỗi thể loại,
ví như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hợp tác và giao
lưu các dân tộc, các quốc gia gần gũi nhau hoặc có những mối quan hệ lịch sửu với
nhau đều có sự giao thoa làm phong phú hơn tài sản văn hố dân tộc mình.
Văn học dân gian vừa là một bộ phận của văn học dân tộc, vừa là một bộ
phận của văn hóa dân gian, hơn nữa văn học dân gian là sự tự ý thức văn hóa. Dù
tác giả có muốn hay khơng thì trong các tác phẩm và thể loại văn học dân gian đề
thể hiện văn hóa ở mức độ đậm nhạt khác nhau.
Nghiên cứu truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa bằng việc phân tích hệ thống
biểu tượng của nhân vật ơng Bụt để nhìn thấy mối quan hệ liên thơng, mang tính
hệ quả giữa văn hóa với các biểu tượng văn hóa khác nhau.
Để nghiên cứu về hình tượng nhân vật ơng Bụt, chúng tơi đã hệ thống biểu
tượng hình ảnh ơng Bụt, những lần xuất hiện, biểu tượng nước mắt, sự hướng dẫn
của ông Bụt. Hệ thống biểu tượng âm thanh là câu nói của nhân vật ơng Bụt. Từ đó
giải mã những biểu tượng đó dưới góc nhìn văn hóa dân gian.

19


Tiểu kết
Như vậy ở chương này chúng tôi đã đưa ra giới thuyết một cách khái quát về
các khái niệm truyện cổ tích, văn hóa. Đối với hình tượng ơng Bụt chúng tôi chú ý
làm sáng tỏ các yếu tố liên quan đến văn hóa trong Phật giáo, trong truyện cổ tích.
Chúng tơi cịn phác họa cách tiếp cận văn học dân gian từ góc độ văn hóa dân gian.
Bước đầu tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ
tích khơng chỉ là nhân vật chức năng thơng thường mà cịn thể hiện văn hóa dân
gian, đặc biệt là trong văn hóa Phật giáo.
Những cơ sở trên là động lực để chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên
cứu: Nhân vật ơng Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa.


20


NỘI DUNG
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG ƠNG BỤT TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA
2.1. Hệ thống hình ảnh biểu tượng của ơng Bụt trong truyện cổ tích
Trong văn học dân gian, ơng Bụt thường được miêu tả với hình dáng râu
tóc bạc phơ, mặc đồ trắng , tay cầm phất trần và ln xuất hiện giúp đỡ khi những
người yếu đuối khóc. Trong văn hóa dân gian, hình tượng nhân vật Bụt đã bị biến
hóa, khơng chỉ là ơng Bụt mà đó có thể là đức Phật, Thích Ca Mâu Ni. Khi mới du
nhập vào Việt Nam, ơng Bụt chưa được hình dung trong tâm thức người Việt.
Nhưng dần dần qua các câu chuyện truyền đạo của các tăng lữ, nhân vật ông Bụt từ
nhân vật chính là Phật, Buddha-người giác ngộ dần dần thành nhân vật chức năng
trong các câu chuyện cổ tích. Trở thành người đi giúp đỡ các nhân vật chính trong
những lúc khó khăn. Trong truyện cổ tích, hình ảnh ơng Bụt là biểu tượng cho Đức
Phật, giúp đõ con người lương thiện dẫn đường chỉ lối cho họ thốt khỏi khổ đau.
Khi nhân vật khóc, ơng Bụt liền xuất hiện và hỏi lý do. Như một cách đi
tới sự giải thoát mà trong triết lý Tứ diệu đế của Phật giáo thể hiện.
Bảng thống kê: Số lần xuất hiện của ơng Bụt khi nhân vật khóc.
Truyện

Số lần nhân vật khóc

Số lần ơng bụt xuất hiện

Của Thiên trả Địa

1


1

Tấm Cám

4

4

Cây tre trăm đốt

2

2

Bốn cơ gái muốn lấy
chồng hồng tử

1

3

Từ bảng thống kê trên, có thể thấy rằng, mỗi khi nhân vật chính khóc là Bụt
liền xuất hiện. Theo cách nói của nhà Phật, nước mắt của con người chính là sự
khổ đau, khi con người quá tuyệt vọng, khơng thể tìm ra cách giải quyết, họ bật
khóc. Họ khóc vì những cái khổ mà mình phải chịu đựng. Cơ Tấm khóc vì đau khổ
21


khi bị Cám lừa gạt, khóc vì khơng thể nhặt riêng từng gạo, từng thóc ra để đi chơi
hội, cơ khóc vì bản thân khơng có áo váy mặc đi chơi hội. Cơ bế tắc, khơng có

cách nào tìm được hướng giải quyết, không biết phải làm sao, cô bật khóc lên. Lúc
này Bụt xuất hiện để giúp đỡ cho nhân vật. Trong các câu chuyện khác cũng vậy,
khi nhân vật Địa bật khóc vì bị người bạn mình tin tưởng lừa dối, không nhận bạn,
anh không biết đi về đâu vì nhà đã bán mất rồi. Anh nơng phu trong Cây tre trăm
đốt sau khi miệt mài tìm cây tre có một trăm đốt tre nhưng khơng có, bất lực, tuyệt
vọng anh ngồi xuống bật khóc nức nở. Bốn cơ gái (truyện Bốn cơ gái muốn lấy
chồng hồng tử) trong hoàn cảnh bị đuổi khỏi hoàng cung, bị mụ u tinh lừa móc
mất đơi mắt, trong hồn cảnh tuyệt vọng đó các cơ bật khóc vì khơng biết làm gì
nữa. Nước mắt rơi vì đau khổ, những cái khổ đó khiến họ bật lên tiếng khóc. Khi
họ khóc, nhân vật ông Bụt mới xuất hiện, ông hỏi họ làm sao mà khóc, sau khi họ
kể lại sự tình, Bụt giúp họ tìm ra ngun nhân làm sao mà khóc. Nhân vật ơng Bụt
giúp họ đi tìm ngun nhân của cái khổ đó. Tại sao lại khóc, nước mắt là sự đau
khổ, vậy lý do gì khiến họ đau khổ như vậy, tìm được nguyên nhân thì sẽ tiêu diệt
được cái khổ.
Trong cả bốn truyện, nhân vật ông Bụt đều xuất hiện khi nhân vật khóc,
nghe tiếng khóc ơng Bụt “đang ngồi trên tịa sen”[2, tr984] thì liền đi xuống. Khi
đưa truyện cổ tích từ truyền miệng sang văn bản, Nguyễn Đổng Chi đã mô tả thêm
Bụt đang ngồi trên tòa sen giống như đức Phật. Nhưng trong tiềm thức dân gian
của người Việt, nhân vật ông Bụt gần gũi thân thuộc hơn đức Phật. Nhân vật đức
Phật được thể hiện trong truyện cổ tích thường là đấng tối cao, người đi thử thách
nhân vật chính. Đức Phật thường đi thử thách lòng người trừng phạt những người
chọn sai hướng. Nhưng nhân vật ông Bụt, ban đầu cũng là nhân vật ngoại lai, là
ông Buddha, đức Phật nhưng dân gian lại coi ông là nhân vật đi giúp đỡ người hiền
lành bị ức hiếp.
22


Truyện Của Thiên trả Địa, nhân vật anh chàng Địa vì nghĩ đến số phận hẩm
hiu, buồn bã vì bị người bạn lừa mà ngồi bên cạnh dịng sơng khóc. Lúc bấy giờ
Bụt hiện lên và hỏi anh ta “Con làm sao mà khóc?”, anh chàng kể lại sự tình cho

Bụt nghe. Nhân vật chính kể lại sự tình với ông Bụt như giãi bày tâm sự, nói lên
những cái khổ, cái khó khăn mà mình phải trải qua. Ơng Bụt từ đó hướng dẫn anh
Địa hãy ở lại chở người qua sông là kiếm đủ cái ăn, không phải đi đâu nữa. Tìm
được nguyên nhân lý do của cái khổ thì ta sẽ tiêu diệt được nó bằng con đường tu
tập, đó là triết lý Tứ diệu đế của giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên có thể thấy Đạo giáo
cũng ảnh hưởng đến hình ảnh ơng Bụt trong truyện cổ tích. Trước khi ơng Bụt đưa
ra lời khun dặn dị anh chàng Địa ở lại kiếm ăn, thì ơng Bụt cịn hóa phép cho
anh một chiếc đị. Đức Phật trong Phật giáo khơng hề có phép thần thơng biến hóa
nào nhưng khi du nhập vào Việt Nam lại mang yếu tố pha trộn giữa nhiều nền văn
hóa khác nhau tạo thành hình ảnh biểu tượng ơng Bụt là một nhân vật giúp con
người thoát khỏi cái khổ.
Truyện Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích quen thuộc nhất của
nhân dân ta. Đây cũng là truyện thể hiện rõ những tư tưởng biểu hiện của Phật giáo
trong cốt truyện. Nhân vật ơng Bụt đã hình tượng hóa tấm lịng cưu mang của
người Việt bằng màu sắc Phật giáo. Nhân vật Tấm khóc lần thứ nhất vì bị Cám lừa
trút hết giỏ tôm tép. Nhân vật buồn bã, tủi thân vì sau bao cơng sức của mình lại bị
Cám lừa hết, cơ khóc và Bụt hiện lên hỏi vì sao mà cơ khóc. Cơ kể lại sự tình cho
Bụt nghe, kể lại câu chuyện chính là cơ đang tìm ra ngun nhân mà mình khóc,
khóc vì bị mất tất cả giỏ tép. Lúc này ông Bụt mới bảo cô hãy nhìn vào trong giỏ
xem cịn gì khơng, Bụt hướng dẫn cơ tự đi tìm ra ngun nhân, để cho nhân vật tự
tìm ra con đường thốt khổ. Cơ tìm thấy trong giỏ cịn một con cá bống, nhân vật
ơng Bụt trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng, giúp mở nút cho khó khăn đua
ra con đường cho nhân vật. Tuy nhiên nhìn từ góc độ văn hóa, ơng Bụt không chỉ
23


có vai trị đó mà ơng cịn là hình ảnh biểu tượng cho sự cứu giúp, cưu mang những
người hiền lành bị ức hiếp. Lần thứ hai Tấm khóc vì bị mất con cá bống, Bụt hiện
lên hỏi, Tấm kể lại sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo rằng con cá của cô bị bắt ăn thịt
mất rồi, hãy lấy xương nó cho vào bốn cái lọ chộn ở bốn chân giường. Nhân vật

Bụt trong trường hợp này mang yếu tố pha trộn văn hóa bản địa lẫn văn hóa Đạo
giáo. Việc chôn bốn cái lọ như một loại phép thuật mà phía sau cốt truyện sẽ đề cập
đến.
Lần thứ ba nhân vật Tấm khóc vì bị mụ dì ghẻ bắt nhặt thóc với gạo ra riêng biệt,
Tấm khóc vì không thể nhặt nhanh để đi hội được, ông Bụt xuất hiện hỏi lý do, lúc
này Tấm nói ra nguyên nhân mình khóc. Ơng Bụt bảo cơ đừng khóc nữa và gọi bầy
chim sẻ xuống giúp cô nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc. Nhân vật lúc này đã tìm ra
được nguyên nhân, lý do của cái khổ. Nhân vật Bụt lúc này đóng vai trị giúp đỡ
nhân vật chính thốt khỏi cái khổ bằng phép màu của mình.
Lần thứ tư Tấm khóc vì khơng có váy áo mặc đi chơi hội. Cơ ngồi khóc Bụt hiện
lên hỏi, cơ bảo rằng khơng có quần áo mặc đi chơi hội. Bùn bèn bảo cô đào bốn cái
lọ ngày trước chôn ở dưới chân giường lên, sẽ có đủ đồ cho cơ mặc đi chơi hội.
Tấm theo lời Bụt đào lên thì từ bốn lọ có đủ yếm váy, giày, ngựa cho cơ đi chơi
hội.
Có thể thấy hình ảnh nhân vật ơng Bụt từ trong tiềm thức dân gian mang
màu sắc văn hóa Phật giáo. Khi con người đau khổ đi đến bước đường cùng, rơi
vào trong hồn cảnh khó khăn khơng ai giúp đỡ thì nhân vật Bụt hiện lên một đấng
tối cao tồn năng có sức mạnh vơ biên, tinh thơng phép thuật giúp đỡ những người
khó khăn bị ức hiếp. Ơng Bụt xuất hiện trong truyện cổ tích chỉ là nhân vật phụ,
nhân vật chức năng để giải quyết số phận nhân vật chính và phát triển cốt truyện,
khơng hề mang giáo lý tuyên truyền nhưng chính nhân vật ông Bụt lại được nhân
dân xây dựng theo hình dung về đức Phật.
24


Trong truyện Cây tre trăm đốt, nhân vật anh nông phu vì q mệt mỏi và bất
lực, khơng thê tìm thấy cây tre nào mà có một trăm đốt tre mang về làm sính lễ mà
anh buồn bã ngồi khóc. Ông Bụt lúc này hiện lên và hỏi vì sao anh lại khóc, anh kể
lại sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo anh đi chặt một trăm đốt tre mang về. Anh nghe
lời đi chặt một trăm đốt tre nhưng lại khóc tiếp lần thứ hai vì phú ơng u cầu anh

mang về cây tre có trăm đốt chứ khơng phải là một trăm đốt tre. Lúc này Bụt bày
cách dạy cho anh câu thần chú để một trăm đốt tre dính lại với nhau thành cây tre
có trăm đốt. Nhân vật ơng Bụt xuất hiện khiến tình tiết sự việc phát triển có lợi
cho anh nơng phu. ánh sáng do ông Bụt mang đến là ánh sáng thông minh trí tuệ,
bởi vì ơng Bụt khơng hố phép để tạo cây tre trăm đốt mà chỉ bày cho anh chặt
từng đốt tre rời ra và ghép lại thành cây tre dài trăm đốt. Những câu thần chú "khắc
nhập, khắc xuất" mới nghe có vẻ thần bí nhưng lại mang nội dung ý nghĩa hiện
thực, ông Bụt đã bày cho anh nơng phu cách thức , cịn phải do sức lao động của
anh tạo nên, ông Bụt chỉ xuất hiện hai lần chỉ anh cách ghép và tháo rời. Như thế
chính anh đã nắm bí quyết để tự mình hồn thành cơng việc và đạt tới mục đích.
Câu thần chú mà Bụt dạy cho anh nông phu mang màu sắc văn hóa Đạo giáo, đó
như là câu chú của đạo sĩ.
Truyện Bốn cơ gái muốn lấy chồng hồng tử, nhân vật Bụt xuất hiện ba lần
nhưng chỉ một lần trong số đó nhân vật chính là bốn cơ gái khóc. Các cơ khóc vì bị
đuổi khỏi hồng cung lại bị mụ u tinh lừa móc bốn đơi mắt, các cơ rơi vào
đường cùng không biết làm thế nào. Các cô đau khổ khóc lên, lúc bấy giờ ơng Bụt
đang ở trên tịa sen nghe thấy thì xuống hỏi các cơ làm sao mà khóc, các cơ kể lại
sự tình cho Bụt nghe. Bụt nghe xong thì biến ra căn nhà có vại tiền vại gạo không
bao giờ hết. Lần thứ hai và lần thứ ba xuất hiện của Bụt là để dạy bảo và giúp đỡ
cho cậu bé, con của bốn cơ. Câu chuyện mang màu sắc của truyện cổ tích phương
Tây nhiều hơn khi có sự xuất hiện của cả yêu tinh, chúa yêu, thần, Bụt. Ông Bụt
25


×