Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

UNGDUNG CNTT VAO LAM DDDHTL hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.07 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

I. LỜI NĨI ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay sự bùng nổ công nghệ thơng tin (CNTT) nói riêng và khoa học
cơng nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các
ngành và lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát
triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bắt kịp những thay đổi lớn của
thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cao, phải có những con người
năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường... Điều đó cho thấy giáo dục và đào tạo
đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và
tăng trưởng của đất nước. Đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả nhất
cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Vì vậy, giáo dục và đào tạo được xem là
quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng ta. Đổi mới giáo dục,
đổi mới cách dạy, chất lượng học đã và đang được xã hội hết sức quan tâm.
Trên thực tế, sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những
khả năng và điều kiện thuận lợi cho ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường như một công cụ lao động "Trí tuệ" giúp
Ban giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy cơ giáo
nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh
sử dụng các thiết bị kĩ thuật số như một công cụ học tập, góp phần rèn luyện
cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hố.
Năm học 2011 - 2012 được chọn là năm "Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng
cao chất lượng giáo dục’’ Và là năm học được Phòng Giáo dục – Đào tạo
Huyện Giồng Riềng chỉ đạo các nhà trường tích cực triển khai ứng dụng CNTT
vào quản lí và dạy học.
Tập thể cán bộ, giáo viên trường nói chung và bản thân tơi đã nhận thức
được rằng: Việc ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học là một trong những


hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì
vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài này.
1


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

2. Phạm vi đề tài:
Áp dụng trong thời gian từ tháng 9/ 2011 đến hết tháng 5/ 2012.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
- Nếu đồ dùng dạy học truyền thống là những trang ảnh, mơ hình, vật thật
… để mơ phỏng, minh họa cho kiến thức bài dạy. Học sinh có thể cầm, nắm,
sờ mó, ngửi, nếm được … Thì đồ dùng dạy học điện tử là những hình ảnh
sống động, có màu sắc, âm thanh sống động được xử lí bằng CNTT và
phương tiện hiện đại để minh họa cho nội dung kiến thức bài dạy.
- Đồ dùng dạy học điện tử được xây dựng bằng tri thức, bằng tư duy tổng
hợp và bằng các phương tiện hiện đại nên chỉ có thể sử dụng được bằng các đồ
dùng dạy học hiện đại và phụ thuộc vào năng lực, điều kiện cơ sở vật chất
được đáp ứng thì mới có hiệu quả.
- Đồ dùng dạy học điện tử là phương tiện dạy học mang tính hiện đại và
cơng nghệ cao, có vai trị tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học,
giúp học sinh nhanh hiểu và nhớ lâu.
- Ứng dụng CNTT vào tiết dạy là việc sử dụng các thiết bị hiện đại như:
Máy vi tính, projector... nhằm khai thác những điểm mạnh của CNTT để hỗ
trợ trong q trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy.
2. Thực trạng tình hình :
a. Thuận lợi:
* Về đội ngũ giáo viên:
+ Trình độ Cao Đẳng Tin học: 1 đ/c.

+ 100% Giáo viên biết sử dụng máy vi tính và nhiệt tình trong cơng tác
giảng dạy.
+ Có 03 giáo viên được học tập bồi dưỡng kiến thức sử dụng các thiết bị
dạy học và 18 giáo viên có chứng chỉ A tin học.
+ Bản thân mỗi giáo viên tự học và bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho
mình: qua tài liệu tham khảo, sách báo, đồng nghiệp…
* Về cơ sở vật chất:
Tồn trường có 23 máy vi tính. Trong đó:
2


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

+ 02 máy vi tính phục vụ cho cơng tác quản lý, nối mạng Internet.
+ 01 máy tính xách tay.
+ 02 máy in.
Trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở Giáo dục & Đào tạo, các ban
ngành chức năng. Đặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện
Giồng Riềng về chun mơn và sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh đầu
tư kinh phí cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
b. Khó khăn:
b.1. Trình độ, năng lực giáo viên khơng đồng đều nên gặp khó khăn trong
việc tiếp cận các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT cũng hạn chế.
b.2. Việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học mất nhiều thời gian và
mất cơng tìm tòi khai thác nên nhiều giáo viên cũng ngại làm.
b.3. Để thiết kế và đưa CNTT vào làm đồ dùng dạy học thành công phải
cần rất nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ. Song CSVC của nhà trường chưa
đầy đủ đáp ứng trang bị phương tiện máy móc điện tử tới từng lớp học, nên việc
ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học còn hạn chế.
3. Giải pháp khắc phục:

b.1. Trình độ, năng lực giáo viên khơng đồng đều và một số giáo viên chưa
nhận thức đúng việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học nên gặp khó khăn
trong việc tiếp cận các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT cũng hạn chế.
Vì vậy, theo tơi để việc ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo
án điện tử đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phải:
+ Có kiến thức cơ bản về trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính,
soạn thảo văn bản.
+ Biết sử dụng phần mềm Powerpoint
+ Biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tư liệu trên mạng.
+ Có khả năng sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt
các file âm thanh.
+ Biết cách sử dụng Projector.

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì
khơng bắt buộc phải thực hiện hết những u cầu trên. Tùy thuộc vào tính chất
của từng mơn học mà yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy
nhiên nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời. Bởi vì, nếu một
người khơng có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho
mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu
trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xóa một tài liệu
nào đó khi khơng cịn dùng?.. Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng
được chiếc máy tính theo ý muốn của mình. Có được như vậy thì khi làm việc
người giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng cần phải có một kỹ thuật viên tin
học hỗ trợ.
Ngồi những kiến thức cơ bản về tin học để ứng dụng CNTT vào giảng dạy

thì cịn địi hỏi người giáo viên phải biết thiết kế thiết kế bài dạy trên máy tính
hay nói một cách khác cụ thể là ứng dụng chương trình Powerpoint 2003 vào
thiết kế bài dạy. Gồm các bước cụ thể như sau:
- Chọn bài
- Thiết kế các hoạt động dạy học chủ yếu: Sau khi chọn bài xong tiếp theo là
sắp xếp các hoạt động dạy và lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức cho
bài dạy theo trình tự thơng thường rồi ứng dụng chương trình Powerpoint 2003
vào các hoạt động trong tiết học:
+ Kiểm tra bài cũ
+ Giới thiệu bài
+ Tổ chức các hoạt động
- Để có một bài dạy ứng dụng CNTT hoàn chỉnh người giáo viên trước tiên
phải biết thiết kế đề cương bài giảng :
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng trên nền slide.
+ Chọn kiểu chữ, cỡ chữ.
+ Thiết kế nội dung từng slide trình chiếu.
+ Cài đặt âm thanh, hình ảnh vào các slide trình chiếu.
4


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

+ Tạo hiệu ứng cho từng trang trình chiếu.
- Sau khi thiết kế đề cương bài giảng ứng dụng CNTT ta muốn thực hiện
trình chiếu phải dùng chương trình Powerpoint, khởi động chương trình rồi ta
thực hiện theo các bước sau:
a. Tạo nền :
- Chọn lệnh Insert – click New slide để mở và chọn một slide mới.
- Chọn lệnh Format – click Slide Design để chọn hình nền.
b. Chèn hình ảnh : Chọn lệnh Insert – click Picture – clipart để chọn hình ảnh.

Ta cũng có thể copy hình ảnh từ file khác để dán vào slide đang thực hiện.
c. Chèn âm thanh : Chọn lệnh Insert – click Sound from file để chọn âm thanh.
d. Chèn đoạn phim : Chọn lệnh Insert – click Movies and Sound from file –
chọn đoạn phim cần chèn.
e. Tạo hiệu ứng : Chọn văn bản, hình ảnh...Vào slide show – click Custom
Animation – Add Effect – Chọn dạng hiệu ứng phù hợp. (Có rất nhiều dạng hiệu
ứng, ta có thể chọn 1 số hiệu ứng thích hợp với nội dung bài).
f. Thao tác trình chiếu : Chọn lệnh slide show – click vào Viewshow.
- Có thể sử dụng thao tác click chuột.
- Có thể sử dụng thao tác các mũi tên trên bàn phím.
Như vậy, nội dung văn bản, hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng được
thiết lập bằng các hiệu ứng sẽ làm cho bài giảng sinh động hơn, mang lại khơng
khí học tập và giảng dạy mới mẽ đồng thời tăng khả năng tư duy cho học sinh.
Ngoài ra, nhờ đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội
dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giảng đến đó, làm cho thời
gian giảng bài nhiều hơn, các em hiểu bài sâu hơn.
Ví dụ: Đối với mơn Hóa Học, bài giảng thường đi kèm với nhiều Thí
nghiệm minh họa. Có thể thí nghiệm khó làm, thí nghiệm tốn nhiều thời gian
hoặc các thí nghiệm có nhiều khí độc... Nhờ ứng dụng CNTT các thí nghiệm
được giải quyết một cách nhanh chống, hấp dẫn hơn dưới sự thiết kế bằng các
hiệu ứng sẽ làm tăng tính hứng thú của học sinh đối với môn học.
5


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

Vậy áp dụng giáo án ứng dụng CNTT như thế nào là hiệu quả? Khi
chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường
mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghỉ chúng ta
sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này

hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều
trong sách, khơng mở rộng các kiến thức bên ngồi.
Chúng ta cần nhớ mơt điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, đề mục và
các cụm từ chủ chốt phục vụ cho bài giảng. Tùy theo từng mơn học, chúng ta có
thể bổ sung các cơng thức, hình ảnh minh họa một cách hợp lý. Đây là bước mà
giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài
giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm hình ảnh cần chèn
vào. Hoặc slide cần trình bày kết quả của một thí nghiệm vào để tăng tính thực
tế. Cơng đoạn đưa nội dung vào các slide giáo viên củng nên lưu ý đến số lượng
chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên tóm tắt vấn đề mình muốn
trình bày dưới dạng keyword (từ khóa) một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào
slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ và mở rộng nó chứ khơng phải đọc các
dịng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này giáo viên có thể
thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì.
Khơng sao, giáo viên có thể in ra một bản để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác
định vấn đề sẽ dạy tiếp theo. Hoặc chúng ta có thể xây dựng đề cương giảng dạy
thì vấn đề trên sẽ được giải quyết. Đề cương sẽ ghi rỏ số tiết dạy của môn học,
tên bài giảng tương ứng với nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học
là gì? Vấn đề nào cần trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề cần
được trọng tâm và nhấn mạnh? Sở dĩ, chúng ta phải chuẩn bị kỹ như vậy là vì
nếu tiết giảng dạy đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày
hết nhưng thời gian còn thừa đồng nghĩa với việc “cháy giáo án”. Kết hợp đề
cương này với các slide một cách hợp lý thì giáo viên sẽ khơng cịn băn khoăn
gì về cách dạy mới mẻ này.
b.2. Việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học mất nhiều thời gian và
mất cơng tìm tịi khai thác nên nhiều giáo viên cũng ngại làm.

6



Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

Để thực hiện ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học tôi đã phải
nghiên cứu kĩ nội dung mục tiêu kiến thức của bài giảng và đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi của học sinh để xây dựng ý tưởng làm đồ dùng dạy học phù hợp. Mặt
khác, tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định nội dung kiến thức cho học
sinh. Từ những yêu cầu kiến thức như vậy, tôi xây dựng các hoạt động cụ thể
trong tiết dạy. Để giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm trong từng hoạt
động, tơi tìm những hình ảnh, phim tư liệu minh họa cho những kiến thức đó
thơng qua một thư viện khổng lồ, là nơi lưu chứa tri thức của tồn nhân loại đó
là “Mạng Internet”. Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo
viên trong việc ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học là phải biết khai thác
nguồn tài nguyên phong phú trên Internet.
VD: Khi dạy bài 21"Tính chất hóa học của muối" để có những đoạn
phim thay thế các thí nghiệm nhằm rút ra tính chất hoa học, tơi khai thác trên
Internet. Cắt ghộp từng đoạn phim hay, phù hợp với nội dung kiến thức cần
cung cấp.
Có thể đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả
cao trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên không phải hình ảnh nào chúng ta lấy
từ Internet điều thỏa mãn ý muốn của mình. Ví dụ ở mơn học khác Chẳng hạn,
ta chỉ cần hình ảnh của ruột già để minh họa cho bài 29 (Sinh học 8) nhưng hình
ảnh lấy được là cả cấu tạo của hệ tiêu hóa. Tìm ảnh khác hay vẽ tranh? Khơng,
giải pháp đơn giản là ta cắt, xén lại hình để chỉ lấy phần hình ruột già. Hoặc để
tăng tính thuyết phục tính chất thực của hoạt động các cơ quan giáo viên dạy có
thể thơng qua các đoạn phim tư liệu. Để thực hiện các cơng việc trên, địi hỏi
giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn
phim... Hoặc trong giờ thực hành mơn Sinh học 7, giáo viên có thể lấy một đoạn
phim mơ tả q trình thực hành thí nghiệm có như thế bài giảng sẽ sinh động,
hấp dẫn lôi, cuốn học sinh.
Khai thác dữ liệu qua mạng Internet có nhiều thuận lợi, bên cạnh khai

thác những hình ảnh sống động, hấp dẫn thì cần ghi được những lời bình, lời
nói, âm thanh tạo cho đồ dùng dạy học thêm sinh động.

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

VD: Mơn Hóa học bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh, thí nghiệm
minh họa. Có thể là hình ảnh mơ tả quá trình điều chế canxioxit (CaO), cách
khai thác muối ăn ( muối NaCl ) hay hình ảnh của mỏ dầu và cách khai thác
dầu… Nếu chỉ trình bày hoặc bằng tranh mô phỏng nội dung bài sẽ chưa hay,
chưa hấp dẫn, học sinh sẽ chóng chán khơng thích thú học tập. Nhưng ứng dụng
CNTT làm đồ dùng dạy học thì lại làm cho nội dung bài giảng phong phú hơn.
Hiện tại những hình ảnh minh họa, phần mềm cho các nội dung bài dạy nói trên
tương đối nhiều trên Internet. Nhà trường đã lắp đặt Internet đường truyền tốc
độ cao ADSL, tôi chỉ cần bỏ một chút thời gian lên mạng là khai thác được,
hình ảnh, đoạn phim cần minh hoạ cho bài giảng, điều đó đồng nghĩa với việc
giáo viên phải biết cách truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên khơng phải
hình ảnh nào cũng lấy từ Internet được mà những hình ảnh cần lấy từ sách giáo
khoa thì lúc đó ta phải qt ảnh và chỉnh sửa ….
VD: Khi dạy bài 41 “ Nhiên liệu” giáo viên ứng dụng CNTT làm đồ dùng
dạy học sẽ tạo thêm sự hứng thú giúp học sinh dễ dàng hình dung được vai trò
của nhiên liệu và cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả, không gây
ô nhiễm mơi trường.
Bên cạnh đó các nguồn thơng tin tìm kiếm được rất phong phú nên tôi đã
ứng dụng được các chức năng lưu trữ để hệ thống các tư liệu tìm được theo từng
dạng nhất định như văn bản, hình ảnh, phim … tập hợp, thống kê và chia mảng
kiến thức, lên danh mục tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho làm đồ dùng dạy học.
Đồng thời cần ghi vào đĩa CD, USB để lưu trữ và giúp giáo viên khi cần dữ liệu

có thể tra cứu và sử dụng được ngay hoặc khi sử dụng đồ dùng dạy học từng bài
giảng, từng khối lớp được thuận lợi hơn.
Mặt khác, nên thực hiện ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học ở các
tổ, khối chuyên môn như: Áp dụng làm đồ dùng dạy học theo chương hoặc tích
hợp kiến thức của các khối lớp theo mơn học để một đồ dùng có thể sử dụng
làm tài liệu dạy nhiều bài dạy, nhiều môn học và nhiều khối lớp.
Trong thư viện nhà trường, bên cạnh những bộ đồ dùng, thiết bị dạy học
được cung cấp và tự làm dạy phương pháp truyền thống, thì nhà trường cần có

8


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

thêm một góc thư viện điện tử thuộc nhiều chủng loại để việc giảng dạy ở các
môn học, ở khối các lớp ngày một tốt hơn.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng CNTT
làm đồ dùng dạy học thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy
truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm
Power point, giáo viên cần phải có ý tưởng và niềm say mê thật sự với cơng
việc thiết kế. Cơng việc đó địi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo nhạy bén
và tính thẩm mĩ.
b.3. Để thiết kế và đưa CNTT vào làm đồ dùng dạy học thành công phải
cần rất nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ để thực hiện như :
+ Máy tính nối mạng Internet.
+ Máy chiếu Projecter.
+ Máy Scaner.
+ Các phần mềm hỗ trợ làm đồ dùng dạy học .
+ Máy ảnh.
Song CSVC của nhà trường chưa đầy đủ đáp ứng trang bị phương tiện

máy móc điện tử tới từng lớp học, nên việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy
học còn hạn chế. Hiện nay nhà trường chỉ chưa có phịng học phục vụ giảng
dạy ứng dụng CNTT nên không đủ đáp ứng cho việc giảng dạy của giáo viên.
Nên tôi mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu lên kế hoạch, phân bổ số tiết
dạy có ứng dụng CNTT cho từng tổ trong tháng. Từ đó, tổ trưởng có kế hoạch
phân cơng từng thành viên trong tổ thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT. Cụ thể là
đầu năm học mỗi giáo viên đăng ký 5 tiết dạy ứng dụng cơng CNTT . Vì vậy, số
lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT tăng lên rõ rệt, cụ thể qua bảng thống kê sau:
Năm học
Tổng Số tiết

2010 - 2011
44

2011 - 2012
115

Theo tôi hằng năm, bên cạnh phong trào thi thiết kế giáo án điện tử của
phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì nhà trường cần phát động thi đua khuyến
khích giáo viên ứng dụng CNTT sáng tạo làm đồ dùng dạy học. Ban giám hiệu

9


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

cùng Cơng đồn nên xây dựng tiêu chí thi đua và có phần thưởng động viên
khuyến khích cho mỗi cá nhân, tổ nhóm chun mơn đã làm được những đồ
dùng dạy học có chất lượng.
4. Kết quả đạt được:

Việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy góp phần tích cực trong việc đổi mới
phương pháp dạy học. Nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan
sinh động, những liên hệ thực tế lý thú... giúp học sinh hứng thú học tập, khắc
sâu và nhớ lâu kiến thức. Đồng thời rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh
hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn, giải phóng người giáo khỏi một khối
lượng lớn cơng việc chân tay, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy
học. CNTT được xem là một công cụ dạy học hiện đại. Công cụ này rất hiệu
lực, nhưng vẫn khơng phủ nhận vai trị của người thầy, nếu ứng dụng hợp lý có
sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao.
Thơng qua các hình ảnh, đoạn phim minh họa... làm cho việc giảng dạy
trở nên cụ thể hơn, do đó làm tăng khả năng tiếp thu những sự vật, hiện tượng
và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được.
Trong thực tiễn cho thấy giảng dạy thường xuyên áp dụng CNTT sẽ giúp
học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất quy lực của hiện tượng có thể
làm đơn giản hóa kiến thức khó giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, bài giảng phong
phú và hấp dẫn hơn học sinh hứng thú với môn học hơn. Như vậy giải pháp áp
dụng cho lớp thực nghiệm có hiệu quả cao.
Qua khảo sát một số điểm trường đầy đủ trang thiết bị cho thấy hiệu quả
từ phía học sinh. Nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn
trắng bảng đen thì hiệu quả chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp
ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học lên đến 75%. Cụ thể chất lượng bộ môn
của tôi ngày càng được nâng cao.
Bảng chất lượng bộ môn:

Năm học
2010 - 2011
2011 - 2012

Giỏi
17,1%

22,5%

Khá
31,7%
42,5%

IV. KẾT LUẬN:
10

Trung bình
48,8%
35,0%

Yếu
2,4%
-


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

1. Bài học kinh nghiệm:
- Qua q trình nghiên cứu tơi thấy, ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng
dạy học là rất cần thiết, nó có tác động mạnh mẽ tới kết quả thực hiện đổi mới,
phương pháp, phương thức dạy và học.
- Để ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học hiệu quả thì:
+ Mỗi giáo viên cần phải có kiến thức Tin học cơ bản sử dụng CNTT và
biết khai thác mạng Internet.
+ Phải có ý tưởng và có sự say mê tìm tịi, sáng tạo trong việc ứng dụng
CNTT vào làm đồ dùng dạy học. Mỗi giáo viên phải xác định đây là giải pháp
tích cực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

+ Nghiên cứu, xây dựng để làm đồ dùng dạy học theo từng chương, để
có thể lấy dữ liệu sử dụng được ở nhiều bài và cho nhiều khối lớp.
+ Tạo ra những hỡnh ảnh minh hoạ, đoạn phim, âm thanh mang tính chất
thực tế, sơi động, gây hứng thú cho học sinh.
+ Cần phải đặt ra các phương án xử lí các tình huống xảy ra mất điện hay
sự cố kĩ thuật: máy hỏng, mất âm thanh…
+ Trường THCS có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Trong suốt thời gian trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Tôi đã không
ngừng cố gắng, tìm tịi, học hỏi, để có được một kết quả đáng khích lệ về trình
độ CNTT.
2. Khả năng ứng dụng:
Trong thời gian qua tôi tăng cường triển khai đề tài này cho giáo viên
trong trường vào các buổi chun đề nhờ đó mà chất lượng bộ mơn của trường
tăng hơn năm trước. ( so sánh)
*Bảng chất lượng học sinh cuối năm học
Năm học
2010 -

Giỏi
12,5%

Khá
17,7%

Trung bình
47,5%

Yếu
20,3%


kém
2,0%

2011
2011 -

11,6%

23,5%

52,0%

10,6%

1,3%

2012
11


Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài”Ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học mơn Hóa học 9”

3. Kiến nghị:
Để ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học vào giảng dạy được đồng
bộ hố ở nhà trường, tơi xin kiến nghị:
- Các cơ quan, ban ngành, nhà trường, phụ huynh tạo điều kiện về cơ sở
vật chất (trang thiết bị máy móc) để những đồ dùng dạy học làm có thể triển
khai dạy được vào dạy ở các khối lớp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên ở trường được tập huấn các chương trình ứng
dụng CNTT trong giảng dạy để bổ sung kiến thức và giao lưu học hỏi kinh

nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn.
Trên đây là một số kết quả thực hiện ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng
dạy học. Trong quá trình xây dựng và báo cáo đề tài vì thời gian có hạn, nên tôi
không thể minh hoạ hết những đồ dùng được. Các biện pháp được rút ra trong
quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề chắc chắn cũng có nhiều hạn
chế. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, tổ
chun mơn, Phịng giáo dục – Đào tạo Huyện Giồng Riềng và các bạn đồng
nghiệp để đề tài có tính khả thi hơn và sớm đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Long Thạnh, ngày 20 tháng 05 năm 2012.
Người viết

Lương Hoàng Anh

12



×