Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

CAO THÙY LINH

Tên đề tài:

DU LỊCH KẾT HỢP TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA
VỚI THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC
ATK TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Quản lý tài nguyên thiên nhiên và
du lịch sinh thái

Khoa:

Quản lý tài nguyên

Khóa:

2016 – 2020


THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

CAO THÙY LINH

Tên đề tài:
DU LỊCH KẾT HỢP TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA
VỚI THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC
ATK TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:

Chính quy
Quản lý tài nguyên thiên nhiên
và du lịch sinh thái
Khoa:
Quản lý tài nguyên
Lớp:
K48 – QLTNTN&DLST
Khóa:
2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thùy

THÁI NGUYÊN - 2020



i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh
viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài
nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, em đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với
thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Tài nguyên và đặc biệt là cô giáo
TS. Nguyễn Thu Thùy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này..
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản nghiên cứu đề tài khoa học
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
chỉ bảo của các thầy cơ giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài nghiên cứu khoa
học của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Cao Thùy Linh

năm 2020



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... v
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.1. Tổng quan về du lịch ........................................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................................. 4
2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch ................................................ 5
2.1.3. Các loại hình du lịch ................................................................................. 6
2.1.4. Du lịch trải nghiệm.................................................................................... 9
2.2. Khái quát về công nghệ GIS và bản đồ du lịch .............................................. 10
2.2.1. Khái quát về công nghệ GIS ................................................................... 10
2.2.2. Giới thiệu về MapInfo ............................................................................. 13
2.2.3. Khái quát về bản đồ du lịch .................................................................... 15
2.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ................... 17
2.3.1. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử trên thế giới. ..... 17
2.3.2. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở Việt Nam ..... 19
2.3.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở khu
vực phía Bắc và tỉnh Thái Nguyên. ................................................................... 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 27
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 27
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 27


iii

3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................. 27
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin ................................. 28
3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ du lịch ........................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 29
4.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Định Hóa .... 29
4.1.1.Giới thiệu khái quát về huyện Định Hóa ................................................. 29
4.1.2. Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Định Hóa ...................................... 33
4.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa ............................. 43
4.2.1. Quy trình xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa trong GIS ................ i
4.2.2. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính về khu di tích ATK ............... 44
4.2.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu khơng gian về khu di tích ATK ............. 48
4.2.4. Xây dựng bản đồ chuyên đề .................................................................... 48
4.3. Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này
tại Định Hóa. ......................................................................................................... 49
4.3.1. Khó khăn, hạn chế ................................................................................... 49
4.3.2.Giải pháp phát triển bền vững .................................................................. 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 52
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng nội dung khảo sát thực địa tại Định Hóa ......................................... 28
Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa ................................ 36
Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua
các năm ..................................................................................................... 41
Bảng 4.3: Lượng khách tới khu du lịch và bảo tồn ATK Định Hóa ......................... 43
Bảng 4.4: Bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính khu di tích lịch sử ATK Định Hóa .......... 44


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Các thành phần của GIS ............................................................................ 11
Hình 2.2. Phần mềm Mapinfo ................................................................................... 13
Hình 2.3.UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018
với chủ đề“Trải nghiệm du lịch bền vững văn hóa, lịch sử - sinh
thái Thái Nguyên” ..................................................................................... 25
Hình 3.1. Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth .............................................. 28
Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ...................................................................... 29
Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng...................................................................................... 34
Hình 4.3. Hát then giao lưu với khách tham quan .................................................... 37
Hình 4.4. Cơm Lam................................................................................................... 40
Hình 4.5. Lúa Bao thai .............................................................................................. 40
Hình 4.6. Bản đồ du lịch huyện Định Hóa được xây dựng ....................................... 47
Hình 4.7. Bản đồ Định Hóa ....................................................................................... 48

Hình 4.8. Bản đồ khu du lịch ATK Định Hóa .......................................................... 49


vi

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của cụm từ

ATK :

An Toàn Khu

BQL:

Ban quản lý

GIS:

(Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý

UNESCO

(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc

UBND:


Ủy ban nhân dân


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu với mọi người trong xã hội, những năm
qua du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên tồn cầu và chiếm khoảng
65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế .Ngành du lịch sẽ trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đem lại nguồn ngoại tệ khổng lồ cho
nước nhà từ các du khách nước ngoài đến Việt Nam..
Du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám
phá, trải nghiệm, và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá của mọi
dân tộc khác nhau tại nơi họ đến. Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở
khách sạn thì lưu trú ngay tại nhà dân .Trong qúa trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về
cuộc sống và con người ở vùng đất đó bởi họ được. Cùng ăn ở, cùng làm với gia
đình chủ nhà trong khơng khí ấm cúng và thân thiện.
Người Việt trẻ trước xu hướng thế giới: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO), du lịch văn hố đóng góp 37% du lịch tồn cầu và dự báo có thể tăng
khoảng 15% mỗi năm. Du khách ngày nay thích tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tham
quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các lễ hội địa phương. Với họ, đó là cách để
hiểu về một đất nước, một vùng đất theo cách sâu sắc và gần gũi nhất. Lý Thành
Cơ, 25 tuổi, là một blogger du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với
những chuyến đi châu Âu. Anh chia sẻ: “Du lịch không đơn giản là đến một nơi để
ngắm cảnh đẹp, ăn đặc sản nổi tiếng, mà còn là dịp để bản thân mở rộng tầm mắt
lẫn tâm hồn”.
Thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia thành công trong việc sử dụng bản sắc

văn hoá để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, thu hút khách du lịch. Tại Brazil, mỗi
mùa Carnival đều thu hút hàng triệu du khách đến thành phố Rio de Janerio để hịa
mình vào những vũ điệu samba sơi động, đầy màu sắc. Trong khi đó, chương trình
biểu diễn thực cảnh mang tên “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ” nơi những câu chuyện lịch


2

sử, phong tục, tập quán đặc sắc và mới lạ của vùng đất Quế Lâm được “kể” lại đã
thu hút lượng khách khổng lồ, khắc tên Quế Lâm lên bản đồ văn hóa thế giới.
Năm 2017, Việt Nam đón hơn 13 triệu khách quốc tế, phục vụ 73,2 triệu lượt
khách du lịch nội địa với tổng nguồn thu đạt 510.900 tỷ đồng. Các con số thống kê
cho thấy du lịch Việt Nam đang ngày một tăng trưởng và đóng góp một tỷ trọng
khơng nhỏ vào GDP hàng năm.[4]
Di tích quốc gia đặc biệt An tồn khu (ATK) Ðịnh Hóa trên địa bàn các xã
Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Ðịnh Biên, Bảo Linh, Ðồng Thịnh, Quy Kỳ,
Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái
Nguyên. ATK có diện tích trên 5.200km 2 , giáp ranh các tỉnh Tuyên
Quang, Bắc Kạn. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây Bác
Hồ và Trung ương Đảng đã chọn đặt căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến từ năm
1946 đến 1954. ATK Định Hóa hơm nay trở thành điểm đến hấp dẫn ở tỉnh
Thái Nguyên, hằng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và tưởng
niệm một thời hào hùng của dân tộc.
Huyện Định Hóa đang và sẽ phát triển về cả du lịch trải nghiệm với sự hình
thành cả các homestay và các địa điểm mới kết hợp với tham quan du lịch văn hóa
bản địa tại ATK, với sự phân cơng, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,và sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn
Thu Thùy vì vậy em tiến hành nghiên cứu đề tài “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn
hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu của đề tài

Khái quát thực trạng tiềm năng du lịch tại huyên Định Hóa
Xây dựng bản đồ du lịch tại huyện Định Hóa dựa trên ứng dụng cơng nghệ
thơng tin.
Từ những khó khăn, hạn chế về loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa
bản địa với di tích lịch sử tại khu vực ATK, tỉnh Thái Nguyên đưa ra giải pháp phát
triển bền vững loại hình du lịch này tại đây.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được
học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn.
+ Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ sử dụng cho việc quản
lý và là nguồn dữ liệu tin cậy để xây dựng các dự án khác.
+ Cung cấp nguồn tư liệu tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm tại
Định Hóa, Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều
người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan

điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện
nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà
nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch.
Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì cơng việc hay vì
mục đích khác mà ngồi mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến.[16]
Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với
mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình
văn hóa nghệ thuật.
Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế
đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc.[1]
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền
với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một
cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan
những kiến thức bổ ích mà cịn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái
sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất
định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện mơi trường, bên cạnh nếu việc
khai thác, phát triển du lịch không hợp lý có thể là ngun nhân mơi trường bị ơ


5

nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó
một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch
nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm
bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch sinh thái.

2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch
Du lịch cũng như các ngành kinh tế, để phát triển cần thiết phải xuất hiện và
tồn tại 2 yếu tố cơ bản là “Cung” và “Cầu”.
Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cung” du lịch bao gồm:
- Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một
cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. [16]
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng
để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch
vụ du lịch. [16]
- Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng
của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản
phẩm du lịch. [16]
- Cơ chế, chính sách: Là mơi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung”
trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để
tạo điều kiện cho khách đến. [16]
Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cầu” du lịch bao gồm :
- Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu khơng
có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du
lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. [16]
- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch : được xem là yếu tố để tăng “Cầu”;
yếu tố cầu nối giữa “Cung” và “Cầu” trong du lịch. [16]
Bên cạnh những điều kiện cơ bản để có thể hình thành thị trường (mua – bán)
và phát triển du lịch, hoạt động du lịch chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện
- Có mơi trường trong lành về tự nhiên, xă hội, và khơng có dịch bệnh.
- Đảm bảo an ninh, khơng có khủng bố, xung đột vũ trang.


6


2.1.3. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: [10]
- Phân loại theo môi trường – tài nguyên:
+ Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để
phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những
người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ
nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào
các hoạt động như cắm trại, các trị chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.
+ Du lịch nghỉ dưỡng: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều
kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển,
các điểm có suối nước nóng hoặc nước khống là những nơi điển hình tạo ra loại du
lịch này.
+ Du lịch khám phá: là việc du khách tìm đến những nơi ít người biết đến hoặc
những vùng thường chỉ dành cho người bản xứ. Loại hình khám phá có hơi chút
mạo hiểm, phù hợp với hầu hết các đối tượng khách.
+ Du lịch thể thao: là loại hình du lịch thu hút những người ham mê thể thao
để nâng cao thể chất, sức khỏe.
+ Du lịch lễ hội: là một loại hình sinh hoạt văn hóa, là sản phẩm tinh thần
được hình thành và phát triển mạnh qua suốt nhiều thời kỳ lịch sử nhằm tưởng nhớ,
bày tỏ lịng tri ân cơng đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
+ Du lịch tơn giáo: là loại hình thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo đạo khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tơn giáo
được tơn kính.
+ Du lịch nghiên cứu (học tập): một loại hình du lịch được thể hiện qua
chương trình du lịch mang tính tổ chức và định hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu
cao trong lịch trình của chuyến đi. Mỗi du khách trong chương trình du lịch thường
chủ động tìm hiểu những thơng tin và trải nghiệm bản địa.



7

+ Du lịch hội nghị: hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen
thưởng được các công ty tổ chức dành riêng cho nhân viên, khách hàng, đối tác.
+ Du lịch chữa bệnh:là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch và
phương tiện truyền thơng dùng để nói về kỹ nghệ đưa khách đi du lịch đến một
nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh.
+ Du lịch thăm thân nhân: là quá trình nhập cảnh nhằm mục đích du
lịch và thăm người thân đang định cư, học tập hoặc đang làm việc tợi nơi nhập cảnh.
+ Du lịch công vụ: là du lịch kết hợp du lịch và công việc.
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.
+ Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh
thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải
ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngơn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với
dịng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và
do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn quốc gia.
Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ:
 Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác.
 Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.
+ Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc
gia của họ.
+ Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.
+ Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
+ Du lịch miền biển : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng
có tiềm năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải
trí, nghỉ dưỡng, tắm biển.
+ Du lịch núi : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có
tiềm năng về núi hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải

trí, nghỉ dưỡng.
+ Du lịch đô thị : là các chuyến đi của khách du lịch tới các khu vực thành
phố, đô thị với mục đích tham quan, trải nghiệm kết hợp với các hoạt động khác.


8

+ Du lịch nơng thơn : loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch chủ
yếu là những người sống ở thành phố tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về
kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực
ngon lạ.
- Phân loại theo phương tiện giao thông.
+ Du lịch bằng xe đạp.
+ Du lịch bằng ô tô.
+ Du lịch bằng tàu hoả.
+ Du lịch bằng tàu thuỷ.
+ Du lịch bằng máy bay.
-Phân loại theo loại hình lưu trú.
+ Du lịch ở khách sạn.
+ Du lịch ở nhà trọ.
+ Du lịch ở lều trại.
+ Du lịch ở làng du lịch.
- Phân loại theo lứa tuổi du lịch.
+ Du lịch thiếu niên.
+ Du lịch thanh niên.
+ Du lịch trung niên.
+ Du lịch người cao tuổi
- Phân loại theo độ dài chuyến đi
+ Du lịch ngắn ngày.
+ Du lịch dài ngày.

- Phân loại theo hình thức tổ chức.
+ Du lịch tập thể.
+ Du lịch cá nhân.
+ Du lịch gia đình
- Phân loại theo phương thức hợp đồng.
+ Du lịch trọn gói.
+ Du lịch từng phần.


9

2.1.4. Du lịch trải nghiệm
Du lịch trải nghiệm tạm dịch trong tiếng Anh là Experience Tourism.
Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm
thực tế cuộc sống trong những môi trường mới.
Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hịa mình vào thực tế cuộc sống tại
các điểm đến du lịch của du khách thơng qua việc tìm hiểu thơng tin và tham gia
vào các hoạt động cụ thể trong vai trị là những thành viên trực tiếp của mơi trường
và cộng đồng bản địa.
Những hoạt động đó sẽ giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị về
cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày.
Ngồi ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực
tế về thiên niên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng
với cộng đồng tại địa phương họ đến trải nghiệm du lịch.
Du lịch trải nghiệm có thể là du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái
hay du lịch mạo hiểm... Nói cách khác, du lịch trải nghiệm có thể là bất kì loại hình
du lịch nào mà có thêm yếu tố "trải nghiệm".
Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia hoạt động,
cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút ra kinh nghiệm hay
tạo kỉ niệm riêng biệt cho bản thân.

Điểm khác biệt duy nhất và cũng là quan trọng nhất chính là du lịch trải
nghiệm khơng đi theo lối mịn, khơng dựa trên bất kì tiêu chuẩn lựa chọn điểm
thơng thường hay các hoạt động nhàm chán, khác xa so với du lịch tham quan với
mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp ảnh lưu niệm là chính.
Nó địi hỏi du khách năng động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả.
Hướng dẫn viên khơng cịn là người thuyết trình xun suốt hay là hoạt náo viên
thơng thường mà lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trị như một người khơi gợi, dẫn
dắt du khách vào những hoạt động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.


10

2.2. Khái quát về công nghệ GIS và bản đồ du lịch
2.2.1. Khái quát về công nghệ GIS
2.2.1.1. Định nghĩa về GIS
Xuất phát từ lĩnh vực địa lý, địa chất, môi trường, tài nguyên… các nhà khoa
học đã sử dụng GIS cho các cơng tác trình nghiên cứu của mình đã được định
nghĩa: [10]
- “Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập,
lưu trữ, truy cập, biến dổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới
thực tiễn” (Burroughs, 1986).
- “Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống có cức năng xử lý các thơng tin địa lý
nhằm phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết định một lĩnh vực chuyên môn nhất
định” (Pavlidis, 1982).
Từ những chức năng cần có cửa một hệ thống thơng tin địa lý, một số nhà
khoa học đã định nghĩa:
- “Hệ thống thông tin địa lý là hộ thống quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính để
thu thập, lưu trữ, truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian” (NCGIA =
National Center for Geographic Information and Analsis, 1988).
- “Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức

tạp dựa khả năng của máy tính và các tốn tử xử lý thơng tin không gian”
(Tomlinson and Boy, 1981; Dangemond, 1983).
- Từ những định nghĩa trên cho thấy hệ thống thông tin địa lý có những khả
năng của một hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm và các thiết bị ngoại vi)
dùng để nhập, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và hiển thị hoặc xuất dữ liệu. Trong
đó, cơ sở dữ liệu của hệ thống là những dữ liệu về các đối tượng, các hoạt động, các
sự kiện kinh tế, xã hội, nhân văn phân bổ theo không gian.


11

Hình 2.1. Các thành phần của GIS
2.2.1.2. Các thành phần của GIS
Hệ thống GIS có 5 thành phần chính, bao gồm phần cứng (hardware), phần
mềm (software), con người (people), dữ liệu (data) và phương pháp (method). Năm
thành phần này phải cân bằng, hồn chỉnh để GIS có thể hoạt động hiệu quả. [9]
- Phần cứng
Gồm máy vi tính, các thiết bị ngoại vi như bàn số hóa (DIGITIZER), máy quét
(SCANER), máy in (PRINTER), máy vẽ (PLOTTER), địa CD. Ngày nay, phần
mềm GIS chạy được trên nhiều chủng loại phần cứng khác nhau, từ các máy chủ
trung tâm (computer servers) tới các máy tính (desktop) được sử dụng riêng lẻ hoặc
nơi mạng.
- Phần mềm
Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điểu khiển phần cứng của máy tính thực
hiện một nhiện vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc
tổ hợp các phần mềm máy tính. Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GIS phải
bao gồm các tính năng cơ bản sau:


12


- Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data input);
- Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (Geographic database);
- Xuất dữ liệu (Display and reporting);
- Biến đổi dữ liệu (Data transformation);
- Tương tác với người dùng (Query input).
- Dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý (geo-referenced
data) riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (database). Những
thơng tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về (1) vị trí địa lý, (2) thuộc tính
(attributes) của thơng tin, (3) mơi liên hệ khơng gian (spatial relationships) của các
thông tin, và (4) thời gian. Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là:
- Cơ sở dữ liệu bản đồ
- Số liệu thuốc tính (Attribute)
- Con người
Con người là yếu tố quyết định sự thành công cho sự phát triển một dự án về
GIS, họ là các chuyên viên tin học, các chuyên gia về lĩnh vực khác nhau, chuyên
gia GIS, thao tác viên GIS, phát triển ứng dụng GIS.
Người sử dụng hệ thống là những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề
không gian. Họ thường là những người được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay GIS
chuyên dụng. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo,
phân tích các dữ liệu thô và đầu ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu địa lý.
- Phương pháp
Là việc phân tích dữ liệu khơng gian như tạo vùng đệm, phân tích vùng lân
cận, phân tích thống kê khơng gian… phân tích và ghi các dữ liệu thuộc tính về
biến… Ngồi ra, GIS cịn sử dụng các phương pháp nội suy không gian dựa trên
điểm, vùng… Sử dụng phương pháp đơ và tính tốn, chuyển hệ tọa độ nhằm mục
đích trả lời những câu hỏi được đặt ra hay bài tốn cần giải quyết.
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam
- Tại tỉnh Hà Giang đã tiến hành “ Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin

địa lý GIS xây dựng bản đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch”,hiện đang được
triển khai thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu, đưa ra định hướng quy hoạch, giải pháp


13

phát triển du lịch trên cơ sở phân tích khơng gian du lịch. Trong đó, phân vùng quy
hoạch khơng gian phát triển du lịch, chỉ giới địa lý, phân chia các khu vực bảo tồn
nghiêm ngặt, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch với sự tham gia của cộng đồng. Về
giải pháp phát triển du lịch, sẽ xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý, phát huy kiến
thức bản địa, ưu tiên phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tuyên
truyền, bồi dưỡng ý thức bảo tồn các di sản, đề xuất các chính sách phù hợp với văn
hóa truyền thống...Sau khi đề tài được thực hiện thành công, đã được triển khai đào
tạo, chuyển giao công nghệ bản đồ du lịch trực tuyến cho cán bộ làm công tác quản
lý du lịch về cách thức xây dựng, thành lập bản đồ trực tuyến, cách thức truy cập,
cập nhật, triết xuất số liệu thống kê về thông tin du lịch theo yêu cầu thực tế địa
phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc quy hoạch và phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng. Đề tài nghiên cứu là tài liệu
quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, khai thác du lịch của UBND tỉnh, Sở văn
hóa thơng tin và du lịch, BQL Cơng viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng
Văn. Đề tài nghiên cứu cũng là cơ sở, hỗ trợ trong việc đề cử ứng viên Di sản thiên
nhiên thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
khoa học tại một số khoa của Đại học Thái Nguyên. [2]
2.2.2. Giới thiệu về MapInfo
2.2.2.1. Sơ lược về MapInfo

Hình 2.2. Phần mềm Mapinfo


14


Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở
dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng cơng cụ Mapinfo có thể
thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa
phương. Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc
biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả.
2.2.2.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo
Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng, mỗi bảng là một
tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra.
Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo, Table mà trong đó
có chứa các tập tin sau đây:
- Tập tin *.tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là các file ở dạng
văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin.
- Tập tin *.dat chứa các thông tin nguyên thuỷ, phần mở rộng của thơng tin
này có thể là *wks, dbf, xls, … nếu chúng ta làm việc với thông tin nguyên thuỷ là
các số liệu từ Lotus 1 2 3, dbase/foxbase và excel.
- Tập tin *.map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý.
- Tập tin *.id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau.
- Tập tin *.ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi
trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số
khố (index). Thơng qua các thơng tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm
kiếm thơng tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của Mapinfo.
2.2.2.3. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng
Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối
tượng. Mỗi Hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía
cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ
thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ
thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống. Với các tổ chức thông tin theo
từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các



15

khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp cho phần mềm
Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính
điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thơng tin mới hoặc xố
đi các lớp đối tượng khi khơng cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng
hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản
đồ khác nhau.
- Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một
vùng diện tích nhất định.
- Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý.
- Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và
chạy dài theo một khoảng cách nhất định.
- Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của
bản đồ.
2.2.2.4. Sự liên kết thơng tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ
Một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tin trong
các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời
giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và
quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là cơ sở dữ liệu
thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này được
quản lý độc lập với nhau.
2.2.3. Khái quát về bản đồ du lịch
2.2.3.1. Đặc điểm của bản đồ du lịch
- Bản đồ du lịch là một loại bản đồ thể hiện các thông tin liên quan đến du
lịch, chủ yếu gồm: Địa điểm các thành phố lớn; các di tích lịch sử, văn hóa; các
danh lam thắng cảnh; lễ hội; hệ thống giao thông như sân bay, đường bộ, đường sắt.

- Bản đồ du lịch thể hiện nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, xã hội và nhân
văn, thể hiện các cụm, tuyến, điểm du lịch; tổ chức lãnh thổ du lịch; đánh giá và
định hướng khai thác tài nguyên du lịch. [9]


16

2.2.2.2. Phân loại bản đồ du lịch:
- Nếu dựa theo mục đích các bản đồ du lịch có thể phân ra làm hai loại : [9]
+ Bản đồ du lịch phục vụ nghiên cứu bao gồm các bản đồ hiện trạng tài
nguyên du lịch, các bản đồ đánh giá và định hướng khai thác các tiềm năng du lịch,
các bản đồ qui hoạch du lịch, các bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch …
+ Các bản đồ phục vụ khách du lịch bao gồm các bản đồ phản ánh các điều
kiện du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến
điểm du lịch, các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, vui
chơi giải trí, du lịch cuối tuần…)
- Nếu phân theo phạm vi lãnh thổ, các bản đồ du lịch được chia thành: [9]
+ Các bản đồ du lịch thế giới biểu hiện các địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
+ Các bản đồ du lịch các châu lục biểu hiện các danh thắng, kỳ quan của
châu lục.
+ Các bản đồ du lịch quốc gia biểu hiện những danh thắng nổi tiếng của đất
nước, các bản đồ quy hoạch phát triển du lịch quốc gia.
+ Các bản đồ du lịch vùng (như vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung
Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ, vùng du lịch Nam Bộ…) biểu hiện các vùng văn
hoá, văn minh, các trung tâm du lịch, các cảnh quan, các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến điểm du lịch…
+ Các bản đồ du lịch tỉnh, thành phố (như bản đồ du lịch thành phố Hà Nội,
Hải Phòng, Huế, Nghệ An…) biểu hiện các cụm, các tuyến, điểm du lịch, hệ thống
giao thông, các loại rừng quốc gia, các khu bảo tồn môi trường, các khu bảo tồn văn
hoá lịch sử…

+ Bản đồ du lịch tuyến trình bày các tuyến du lịch chính, các tuyến du lịch phụ
trợ, các tuyến du lịch đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, các tuyến du lịch
chuyên đề, các tuyến du lịch liên vùng, các tuyến du lịch quốc tế v.v… và nội dung
du lịch của các đỉểm trên tuyến.
+ Bản đồ hướng dẫn du lịch điểm biểu hiện nội dung du lịch của một điểm du
lịch cụ thể.


17

2.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử
2.3.1. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử trên thế giới.
Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trường phái hay dòng
sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu
văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành
một trong những thế mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách
tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những
giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người. [14]
Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch
đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du
lịch; với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục
đích cơng việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Theo này dự báo trong thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng theo
các xu hướng chủ đạo như: Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng bổ, đặc biệt trong giới
trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến
khu vực Đông Nam Á. Đất nước tỷ dân trở thành thị trường nguồn lớn nhất thế giới
và sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.
Trong giai đoạn 2018-2028, nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hàng năm, nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự báo
đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.

Tuy mục đích của đa số thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui
chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm
tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị
văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính
nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).
Đăc biệt, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát
triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng
vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu
phát triển bền vững.


×