Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Lý thuyết dòng chảy cuộc đời trong nghiên cứu văn học tự thuật (áp dụng cho văn học việt nam pháp ngữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 271 trang )

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu R08

h

Ngày nhận hồ sơ
(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO THANH LÝ ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài:

LÝ THUYẾT DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI TRONG NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC TỰ THUẬT
(ÁP DỤNG CHO VĂN HỌC VIỆT NAM PHÁP NGỮ)
Tham gia thực hiện
TT
1.

Họ và tên

Chịu
trách
nhiệm

TS. Phạm Văn Quang

Chủ nhiệm 01698416667


Học hàm, học vị,

Điện thoại

Email

TP.HCM, tháng 3 năm 2015


Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

Ch

BÁO CÁO THANH LÝ

Tên đề tài

LÝ THUYẾT DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI TRONG NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC TỰ THUẬT
(ÁP DỤNG CHO VĂN HỌC VIỆT NAM PHÁP NGỮ)

Ngày ... tháng ...... năm ....

Ngày ... tháng ...... năm ....

Chủ tịch hội đồng thanh lý

Chủ nhiệm


(Họ tên, chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Phạm Văn Quang
Ngày ... tháng ...... năm ....

Ngày ... tháng ...... năm ....

Cơ quan chủ quản

Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng 3 năm 2015


TÓM TẮT
Báo cáo tổng kết nghiên cứu dưới đây bao gồm hai phần chính chia thành bốn chương.
Phần thứ nhất là sự tổng hợp phân tích các khía cạnh lý thuyết của dịng chảy cuộc
đời. Đây cũng là cơng việc nằm trong giai đoạn thứ nhất của đề tài nghiên cứu, cần phải
được hoàn thiện với giai đoạn thứ hai dành cho nghiên cứu cứ liệu văn học Việt Nam
Pháp ngữ. Ở chương thứ nhất, chúng tôi tập trung vào dòng chảy cuộc đời như một đối
tượng và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt trong các chuyên ngành nhân học, xã hội
học, tâm lý và sử học. Qua đó, chúng tơi chứng minh dịng chảy cuộc đời như một khái
niệm trung tâm của nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học
luận của dòng chảy cuộc đời liên quan đến các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
còn được khai triển qua lăng kính của xã hội học thi pháp trong chương thứ hai. Đặt
trọng tâm vào tiến trình hình thành thể loại dịng chảy cuộc đời, chương này trình bày
những biến thể lịch sử và xã hội của các phạm trù liên quan đến dịng chảy cuộc đời, cả

trên bình diện xã hội học và văn học. Cách thức đặt vấn đề chung của chúng tôi xuyên
suốt từ các quan niệm truyền thống với Thánh Augustin, Jean-Jacques Rousseau,
Philippe Lejeune, qua suy tưởng triết học và đạo đức học hiện đại của Georges Gusdorf,
đến những diễn giải hậu hiện đại của Robbe-Grillet. Tất cả những nghiên cứu tổng hợp
trình bày trong hai chương này cho phép chúng tơi định hình một khoa học luận về dòng
chảy cuộc đời. Phần thứ hai dành cho việc phiên giải các hình thái của dịng chảy cuộc
đời trong kho tàng văn học Việt Nam Pháp ngữ. Chúng tơi đã xem xét một cách hệ
thống các hình thức diễn đạt chủ thể trong các tác phẩm khác nhau của văn học này,
nhằm chứng minh vị thế của chủ thể trong xã hội đương đại, một không gian chuyển di
và biến động. Diễn ngôn văn học của các tác giả Việt Nam pháp ngữ tham gia vào
khuynh hướng chọn lựa lối viết về cái tôi, về cuộc đời như một chọn lựa của thời đại.
Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi đã chứng minh nguyên nhân và hệ quả của chọn lựa
đó từ thực tế cá nhân các tác giả đã trải nghiệm. Vì thế các hiện tượng quen thuộc gắn
với lối viết này là chủ thể trong tiến trình khẳng định mình, chủ thể trong giai đoạn tái
thiết căn cước. Thêm vào đó là các vấn đề chủ thể trong bối cảnh lưu đày và đi tìm lời
chứng cho sự phán quyết lịch sử cá nhân và lịch sử xã hội. Trong mọi trường hợp, chủ
thể cá nhân phải đi vào một cuộc tôi luyện hết sức khắc nghiệt, một cuộc tôi luyện ngôi
vị và ngôn từ để làm nảy sinh một lối viết mới.

1


RÉSUMÉ
Quatre chapitres qui composent ce rapport de recherche sont une synthèse analytique
des aspects théoriques du récit de vie et des niveaux pratiques du discours littéraire par
les auteurs vietnamiens. Le chapitre 1, consacré au récit de vie comme objet et méthode
de recherche, est placé sous l’égide de l’anthropologie, de la sociologie, de la
psychologie et de l’histoire, ce qui amène à une observation de la dimension
interdisciplinaire du récit de vie. Cette épistémologie des sciences sociales et humaines
se prolonge dans le chapitre 2 par la réflexion sur la question sociopoétique du récit de

vie. Encadré dans une interrogation sur le processus du genre de récit de vie, ce chapitre
cherche à montrer des transformations historiques et sociales des conceptions relatives
au récit de vie, du point de vue sociologique et littéraire. La problématique commune
court à travers les conceptions traditionnelles avec Saint Augustin, Rousseau, Philippe
Lejeune, les interprétations philosophique et éthique modernes avec Georges Gusdorf,
les herméneutiques postmodernes avec Robbe-Grillet. Toutes ces réflexions réparties
dans les deux chapitres permettent de mettre en évidence une incontournable
épistémologie du récit de vie. Le chapitre 3 met en question l’essor des récits d’auteurs
vietnamiens francophones comme un phénomène de l’écriture contemporaine, et
particulièrement l’avènement du sujet individuel dans son processus d’affirmation. La
position du sujet individuelle dans les récits doit être examinée dans le rapport avec le
langage, ce qui signifie que le langage est considéré comme élément de mise en scène
du sujet d’écriture. Le dernier chapitre s’interroge sur les récits comme l’espace où se
révèlent les sujets essentiellement exilés en quête des témoignages. Aussi les récits de
vie se fondent sur le discours de témoignages qui permettent d’éclairer des faits du
passé individuel et collectif. Dans tous les cas, le sujet doit vivre une sorte d’alchimie
des paroles pour en révéler l’image d’un je transpersonnel.

3


ABSTRACT

The four chapters in this research report is an analytical synthesis of the theoretical
aspects of the life story. It is also the first step of our project should be completed by the
second step for the research corpus of Vietnamese Francophone literature. Chapter 1,
devoted to the life story as a search object and method, is under the auspices of
anthropology, sociology, psychology and history, which leads to an observation of
interdisciplinary dimension. The epistemology of the social sciences and humanities
continues in chapter 2 by reflection on the question of sociopoetics life story. Framed in

a question on the process of life story genres, this chapter seeks to show the historical
and social transformations in conceptions of the life story, from a sociological and
literary point of view. The common questioning runs through the traditional conceptions
with Saint Augustine, Rousseau and Philippe Lejeune, the modern philosophical and
ethics interpretations with Georges Gusdorf, the postmodern hermeneutics with Robbe Grillet. All these reflections at the two chapters allow to construct an essential
epistemology life story. Chapter 3 puts into question the development of life stories of
Vietnamese Francophone authors as a phenomenon of contemporary writing, and
especially the advent of the individual subject in its affirmation process. The position of
the individual subject in the stories must be examined in relation to the language, which
means that the language is considered staging element of the subject of writing. The
final chapter examines the stories as the space where the subjects appear as exiles in
search of testimonies. Also the life stories are based on the testimony discourse which
shed light on the facts of individual and collective past. In all cases, the subject has to
live a kind of alchemy words to reveal the image of a transpersonal Ego.

5


MỤC LỤC
TÓM TẮT.................................................................................................................................................... 1
RÉSUMÉ ..................................................................................................................................................... 3
ABSTRACT ................................................................................................................................................ 5
BÁO CÁO TÓM TẮT ................................................................................................................................. 7
MỤC LỤC ................................................................................................................................................. 13
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................. 15
DẪN NHẬP ............................................................................................................................................... 17

PHẦN 1: KHÁI LƯỢC VỀ KHOA HỌC LUẬN CỦA DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI .......... 23
CHƯƠNG 1: DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI-PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH .......................................... 25
1. Cấu trúc xã hội và vị trí cá thể ........................................................................................................ 27

2. Dịng chảy cuộc đời trong nghiên cứu nhân học ............................................................................ 31
2.1. Theo dòng lịch sử..................................................................................................................... 31
2.2. Hiện thực nhân học và hiện thực văn học ................................................................................ 36
2.3. Cuộc đời tái thiết qua những thao tác ...................................................................................... 38
2.4. Dòng chảy cuộc đời giữa nhân học và văn học ....................................................................... 40
3. Dòng chảy cuộc đời trong nghiên cứu xã hội học .......................................................................... 43
3.1. Lịch sử dòng chảy cuộc đời trong xã hội học .......................................................................... 44
3.2. Những cách tiếp cận tiểu sử trong xã hội học .......................................................................... 45
4. Dòng chảy cuộc đời theo nhãn quan sử học ................................................................................... 50
4.1. Hai thể loại dòng chảy cuộc đời............................................................................................... 52
4.2. Các hình thức tài liệu của dịng chảy cuộc đời ........................................................................ 53
4.3. Tiểu sử: hình thức cổ điển của dịng chảy cuộc đời ................................................................. 56
5. Tâm lí học và dòng chảy cuộc đời .................................................................................................. 58
5.1. Dòng chảy cuộc đời: một cảnh huống đối thoại đặc biệt ......................................................... 60
5.2. Diễn ngôn như là một cơ cấu xã hội ........................................................................................ 61
5.3. Yếu tố cảm xúc trong tiến trình hình thành dòng chảy cuộc đời ............................................. 61
6. Một vài nhận định : văn học và khoa học ....................................................................................... 62
CHƯƠNG 2: XÃ HỘI HỌC THI PHÁP VỀ DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI ................................................ 65
1. Các vấn đề thể loại văn học ............................................................................................................ 66
1.1. Xã hội học thể loại ................................................................................................................... 69
1.2. Tác phẩm và ý thức hệ ............................................................................................................. 71
1.3. Vấn đề xã hội hoá văn học ....................................................................................................... 77
1.4. Vấn đề thiết chế thể loại........................................................................................................... 81
2. Dịng chảy cuộc đời trong tiến trình thể loại .................................................................................. 82
3. Những dòng đời của Georges Gusdorf ........................................................................................... 86

13


3.1. Đặt lại vấn đề lịch sử thể loại tự thuật ..................................................................................... 92

3.2. Nhận định tâm lý học của Georges Gusdorf ............................................................................ 94
3.3. Hiện tượng luận và dòng chảy cuộc đời .................................................................................. 95
3.4. Bản thể luận dòng chảy cuộc đời ............................................................................................. 96
3.5. Hiện sinh luận và dòng chảy cuộc đời ..................................................................................... 98
3.6. Đạo đức học và dòng chảy cuộc đời ...................................................................................... 100
4. Vài nhận định về ý tưởng của Georges Gusdorf .......................................................................... 101
5. Dòng chảy cuộc đời trong bối cảnh hậu hiện đại ......................................................................... 104
5.1. Từ Tiểu thuyết mới… ............................................................................................................ 105
5.2. …đến Tân tự thuật ................................................................................................................. 107

PHẦN 2: CÁC HÌNH THÁI DIỄN NGƠN DỊNG CHẢYCUỘC ĐỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM PHÁP NGỮ ......................................................................................................... 115
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG NỞ RỘ CỦA DỊNG CHẢY CUỘC ĐỜI-MỘT SỰ KHẲNG ĐỊNH CHỦ
THỂ TÍNH ............................................................................................................................................... 117
1. Chủ thể tính trong văn học Việt Nam Pháp ngữ .......................................................................... 117
2. Viết như là phương tiện thể hiện bản thân ................................................................................... 122
3. Viết như là hành trình khám phá bản thân ................................................................................... 138
4. Diễn ngôn hư cấu và cái tơi với Cung Giũ Ngun ..................................................................... 148
CHƯƠNG 4: DỊNG CHẢY CUỘC ĐỜI : LƯU ĐÀY, CHỨNG TỪ VÀ CĂN CƯỚC CHỦ THỂ .... 167
1. Dòng chảy cuộc đời : lưu đày và thiết lập ký ức .......................................................................... 168
1.1. Lưu đày : giải lãnh thổ và tiếp nối ......................................................................................... 170
1.2. Dòng chảy cuộc đời và ký ức ................................................................................................ 176
2. Những bóng ma hồng hơn : tiểu thuyết cá nhân hay cuộc tìm kiếm căn cước ........................... 179
3. Dịng chảy cuộc đời : diễn ngôn chứng từ.................................................................................... 186
3.1. Thuộc địa và lời chứng từ nơi khác ....................................................................................... 188
3.2. Nhân chứng giữa dịng : từ xứ sở chng rè đến xứ sở của Héloïse ..................................... 197
4. Chủ thể siêu vị : trường hợp Linda Lê ......................................................................................... 207
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. 225
THƯ MỤC THAM KHẢO ..................................................................................................................... 229
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ 235

1. PHỤ LỤC CHUYÊN MÔN ................................................................................................................ 237
1.1. DANH MỤC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ................................................................................ 239
1.2. PHỤ LỤC SẢN PHẨM CÔNG BỐ ......................................................................................... 247
2. PHỤ LỤC HÀNH CHÍNH .................................................................................................................. 283

14


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, là đơn vị cấp kinh phí thực hiện đề tài.
Đề tài nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của đơn vị chủ quản là
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, cùng với Phịng
Quản lí Khoa học và Dự án. Chúng tơi chân thành cảm ơn Ban
Lãnh đạo Nhà trường và quý Phịng.
Chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả quý vị trong Hội đồng
xét duyệt, Hội đồng đánh giá giữa kỳ và Hội đồng đánh giá
tổng kết đề tài.

15


DẪN NHẬP

Những năm 1971-1972, Sartre viết tác phẩm ba tập mang nhan đề Kẻ ngốc trong
gia đình (L’idiot de la famille), là phần tiếp theo của cơng trình Các vấn đề phương
pháp (Questions de méthode). Ngay trong Lời tựa, tác giả đặt vấn đề : Chúng ta hiểu gì
về con người ngày nay ? Với cách đặt vấn đề này, Sartre tin tưởng rằng người ta chỉ có
được lời giải khi nghiên cứu trường hợp cụ thể, vì thế ơng đi vào xem xét tiến trình cuộc

đời nhà văn Gustave Flaubert. Nhưng tại sao cần thiết phải tìm hiểu về con người ngày
nay? Quả vậy, nếu như mỗi con người đều mang trong mình dấu vết của cả một thân
phận nhân loại, thì khơng thể phủ nhận rằng số phận cá nhân là cánh cổng mở lối vào
thẩm thấu cộng đồng nhân loại và cuộc sống tha nhân. Tác phẩm của Sartre là cơng
trình tìm hiểu con người trong tính tổng thể của nó dưới góc nhìn phân tâm và theo chủ
thuyết marxisme. Điểm quan trọng chúng ta thấy trong tác phẩm vừa mang tính huyền
ảo, vừa thuộc phạm vi lý luận này là, một mặt, Sartre không ngần ngại khẳng định rằng
mọi con người đều có thể được nhận thức một cách toàn diện, miễn là chúng ta sử dụng
những phương pháp thích hợp và có những tư liệu cần thiết ; mặt khác, ông nêu ra tầm
quan trọng của bước khởi đầu các cuộc điều tra, bởi vì, “chúng ta tìm đến một kẻ chết
cũng giống như chúng ta lao vào chiếc cối xay”. Kẻ ngốc trong gia đình là một “tiểu
thuyết chân thực”, như Sartre tuyên bố ; tác giả đề cập đến cuộc đời Gustave Flaubert
nhưng qua đó nói về chính mình. Điều này cịn gợi cho chúng ta một thực tế khác :
những phương pháp nghiên cứu hiện đại vẫn chưa đủ tầm mức đạt đến khả năng diễn
giải về con người, đặc biệt con người trong quá khứ. Người ta quay về để tạo ra một
loại hình “tiểu thuyết chân thực” có khả năng phản ánh cuộc đời. Anh chàng Flaubert
trong Kẻ ngốc trong gia đình có lẽ chính là hình ảnh của Sartre, và tác phẩm “tiểu
thuyết chân thực” này chẳng qua là một cuộc phiêu lưu tự thuật đã từng được gợi mở
trong tác phẩm Lời nói (Les mots). Là tiếng vọng của Lời nói, tác phẩm Kẻ ngốc trong
gia đình, cũng như những tác phẩm tự thuật khác, thuộc thể loại dòng chảy cuộc đời và
trở thành phương tiện ưu việt cho tiến trình nghiên cứu con người.
Dịng chảy cuộc đời là một cách diễn đạt thể loại, trong đó một người kể lại cuộc
đời mình hay một giai đoạn cuộc đời mình cho một hay nhiều người khác. Sở dĩ Sartre
17


“ẩn mình” dưới bóng Flaubert, là vì tác giả sử dụng một chiến thuật có tác dụng làm đặc
trưng hố các dữ kiện của cuộc đời mình. Hình ảnh của nhà văn thể hiện ở chính « cái
mình tạo ra », và cuộc đời được nhìn nhận như một khơng gian kết nối của các hành
trình cá nhân và tương lai cộng đồng, là sự kết hợp của cái riêng và cái chung. Là đối

tượng của tri thức, dòng chảy cuộc đời trở thành phương tiện tri nhận tiến trình lịch sử
cá nhân và cộng đồng, căn tính văn hố, tâm lý và xã hội.
Dòng chảy cuộc đời được kết tinh từ những dữ kiện cuộc đời, nhưng đó cũng là
biểu diện rõ nhất ý thức của con người về chính mình. Ở một mức độ nào đó, nó sẽ cho
phép chúng ta khám phá sự đồng nhất giữa chủ thể và ý thức về chính mình. Như vậy,
dịng chảy cuộc đời được nghiên cứu hiện nay như là một hiện tượng nổi bật trong việc
đặt chủ thể tính trên một tầm mức giá trị ưu tiên. Nếu trong duy vật biện chứng chủ thể
tính chỉ được nhìn nhận như một hình thức phản chiếu và biểu hiện vị trí giai cấp, khiến
cái chủ thể bị xố nhịa trong cái khách thể, khiến con người bị bó hẹp trong vị trí của
các nhân vật bất ổn và là hiện thân của những cơ cấu phi nhân cách vĩ mơ, thì sự ra đời
của trào lưu nghiên cứu dòng chảy cuộc đời khẳng định yếu tố chủ thể tính ln đóng
vai trị nổi bật trong tiến trình tri thức về xã hội. Cũng chính Satre, trong một cuộc tọa
đàm tại Viện Gramsci (Roma) năm 1961 đã nêu ra tầm quan trọng của chủ thể thuyết
với nhan đề bằng một câu hỏi Chủ thể tính là gì ? Bài diễn thuyết này mới được in
thành sách cùng nhan đề. Trong đó tác giả nêu ra một phương pháp tiếp cận đặc trưng
nhằm xác định chính xác nhất đối tượng nghiên cứu và thơng qua các hình thức phân
tích trường hợp cụ thể. Nắm bắt được chủ thể tính là hiểu được những điều kiện khách
quan được nội tại hoá và trải nghiệm như thế nào, đó cũng là tạo khả năng diễn giải sự
hình thành các hình thái hoạt động thực tế của cộng đồng. Như vậy chủ thể tính chính là
một hình thức “đặc trưng phổ quát”, là sản phẩm của lịch sử, là cấu trúc thiết yếu của
lịch sử và là sự phát hiện của những khả thể. Nghiên cứu dòng chảy cuộc đời phải được
xem là cơ sở cho tiến trình khai thác chủ thể tính.
Mục tiêu nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài đã cho thấy, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là giới thiệu lý
thuyết và phương pháp tiếp cận dòng chảy cuộc đời trong văn học tự thuật, đặc biệt áp
dụng phân tích Văn học Việt Nam Pháp ngữ. Chúng tôi muốn áp dụng phương pháp này
vào lĩnh vực văn học với giả định rằng nó có đặc tính ưu việt, cho phép làm sáng tỏ quãng
đường xã hội của nhà văn, đồng thời giúp hiểu hơn tiến trình lịch sử xã hội được hình
18



thành, chuyển tiếp như thế nào, cũng như mối tương quan của nhà văn với tư cách là chủ
thể với chính mình và với cộng đồng xã hội.
Mục tiêu khoa học: Xác định vai trò của dòng chảy cuộc đời trong lý luận và phê bình văn
học, bởi lẽ trong nghiên cứu chức năng của tác phẩm văn học trong xã hội, dòng chảy cuộc
đời trở thành một phương pháp tiếp cận hữu hiệu, đồng thời cho phép xem xét mối tương
quan của tác giả với tác phẩm và với xã hội-lịch sử. Quan niệm hiện đại về văn học cũng có
thể dẫn chúng ta đến một nhận định rằng, ngồi các tiêu chí thẩm mỹ và thiết chế, văn học
có tiêu chí “truyền đạt” hiểu theo nghĩa rộng. Ý niệm truyền đạt này có thể được khai triển
dưới chiều kích xã hội-lịch sử và văn hóa. Chúng tơi mượn ý tưởng này của Robert Dion và
Frances Fortier :
Nói về nhà văn ngày hơm nay, đó là xác tín vào sức sống của một di sản văn học có tính
chuyển tiếp lịch sử và chuyển tiếp văn hóa ; đó là tái khám phá bản chất của cái tôi trong
thực tế của người khác ; đó là đặt lại tri thức văn học vào giữa đời sống ; đó là, bằng mọi
hiểu biết tận căn, làm cho « thánh thiêng hóa » văn học1.

Dịng chảy cuộc đời xuất hiện dưới dạng tự thuật về cá nhân, nhưng nó chuyển tải các
dấu vết của quá trình hình thành bản sắc và căn tính của một cộng đồng. Dịng chảy cuộc
đời trở thành diễn ngôn minh chứng của một thời đại trong một xã hội. Xã hội Việt Nam
với những biến động của các sự kiện chính trị và lịch sử, các cá nhân sống và trải nghiệm
với những sự kiện đó để rồi chuyển hóa chúng trong những trang « huyền thoại » của văn
học, sau cùng kết tinh thành ký ức cộng đồng.
Mục tiêu thực tiễn : kết quả của nghiên cứu sẽ cho phép góp phần xây dựng chương trình
đào tạo Sau đại học bằng những chuyên đề cụ thể và phổ biến một lịch sử tri thức đến đại
chúng, đặc biệt trong môi trường đại học.
Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận tiểu sử học và tự thuật đã được áp dựng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn. Là một cách tiếp cận mới, nó cho phép nhà nghiên cứu
nắm bắt tri thức xã hội học. Trong phân tích diễn ngơn văn học, việc sử dụng dòng chảy
cuộc đời vừa như đối tượng vừa như phương tiện nghiên cứu sẽ giúp khai thác một cách tốt

nhất những hành trình cá nhân nhà văn và lịch sử cộng đồng. Ứng dụng vào văn học Việt

1

Robert Dion & Frances Fortier, 2010, tr. 176.

19


Nam Pháp ngữ, chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra cứ liệu các tác phẩm được viết từ
đầu thế kỷ XX đến nay. Sau khi thu thập cứ liệu, chúng tơi sẽ xếp loại và phân tích chi tiết
các tác phẩm theo từng nội dung đã xác định. Cũng cần nhấn mạnh rằng, vì đặc điểm của
đề tài gắn với đối tượng là con người, đề tài tuân thủ phương pháp định tính trong phần lớn
q trình nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Trong tổng thể đề tài nghiên cứu như đã trình bày trong thuyết minh đề cương,
chúng tơi sắp xếp các vấn đề nghiên cứu thành hai phần lớn, ứng với mỗi giai đoạn
nghiên cứu. Giai đoạn thứ nhất dành cho việc hình thành cơ sở lý thuyết; chúng tôi đặt
tên cho phần này là Khái lược về khoa học luận của dòng chảy cuộc đời. Giai đoạn
thứ hai sẽ tập trung khảo sát và nghiên cứu phân tích các tác phẩm văn học Việt Nam
Pháp ngữ trong phạm vi thể loại dòng chảy cuộc đời, với nhan đề Các hình thái diễn
ngơn của dịng chảy cuộc đời trong văn học Việt Nam Pháp ngữ.
Về cấu trúc của báo cáo tổng kết, tương ứng với mỗi giai đoạn của đề tài, chúng tơi
sắp xếp theo trình tự như sau:
Chương 1: Dòng chảy cuộc đời-một phương pháp liên ngành. Trong chương
này, báo cáo sẽ trình bày các phương pháp khác nhau của dịng chảy cuộc đời. Mục đích
là làm nổi bật khía cạnh thực hành và vị trí đối tượng nghiên cứu của dòng chảy cuộc
đời. Các lĩnh vực chuyên ngành được đề cập là nhân học, xã hội học, tâm lý học, và lịch
sử. Mỗi lĩnh vực sẽ được xem xét trong tương quan với đời sống văn học.
Chương 2: Xã hội học thi pháp về dòng chảy cuộc đời. Chương này được xem là

phần cơ bản liên quan trực tiếp đến khía cạnh thể loại văn học và văn học tự thuật. Các
vấn đề chung về thể loại, thể loại theo nhãn quan xã hội học, tác phẩm văn học và ý
thức hệ, tự thuật trong quá khứ và hiện tại, sẽ lần lượt được trình bày. Chúng tôi đặc biệt
nêu ra một số lý thuyết gia đại diện của văn học tự thuật: từ Lejeune, Gusdorf cho đến
Robbe-Grillet. Với những quan điểm của các chuyên gia này, chúng tôi xây dựng một
cơ sở lý thuyết cho tiến trình xác định và nghiên cứu dịng chảy cuộc đời trong văn học
Việt Nam Pháp ngữ.
Chương 3: Hiện tượng nở rộ của dòng chảy cuộc đời – một sự khẳng định của
chủ thể tính. Chúng tơi phân tích khái niệm chủ thể theo các chiều kích khác nhau
trong các tác phẩm cụ thể. Trước tiên phải nhìn nhận vị thế và tầm ảnh ảnh hưởng của
20


khái niệm chủ thể và chủ thể tính trong các hình thức diễn ngơn hiện đại thuộc lĩnh vực
triết học và trong phạm vi văn học nói chung. Từ đó chúng tôi phân định các giai đoạn
khác nhau của tiến trình chủ thể (nhân vật/ tác giả) ứng xử với chính mình. Văn học
Việt Nam Pháp ngữ cho thấy ở thời kỳ đầu thế kỷ XX, các nhà văn tham gia tích cực
vào việc tìm khẳng định hay thể hiện cá nhân như một chủ thể độc lập – huynh hướng
này được xem như phát xuất từ những ảnh hưởng của văn học phương Tây, đặc biệt văn
học Pháp. Tiếp theo chúng tơi muốn đề cập đến hình ảnh các tác giả trên hành trình
khám phá mình như một chủ thể suy tư, ẩn mình trong cái tơi đặc thù, cái tôi tự phản
tỉnh. Mục cuối của chương này xem xét đặc biệt những trường các tác giả thể hiện
tương quan giữa chủ thể và ngơn ngữ. Các phân tích chủ yếu nghiêng về cách diễn giải
phân tâm học.
Chương 4: Lưu đày, chứng từ và căn cước chủ thể. Chương quan trọng này có
thể xem là một phần đặc thù của nghiên cứu dòng chảy cuộc đời trong các diễn ngôn
đương đại. Qua các tác phẩm, chúng tôi chứng minh những hiện tượng lưu đày, vơ xứ
như là một hình thức giải lãnh thổ hóa để tiến đến tái thiết một căn cước mới hoặc thực
hiện một sự nối tiếp. Khơng gian cho việc tái thiết căn cước có thể là không gian địa lý
cụ thể như những quốc gia Pháp ngữ: Pháp, Canada, Bỉ, v.v.. Nhưng không gian xây

dựng và tái thiết căn tính cũng có thể là chính tác phẩm, là không gian sáng tác, là lối
viết – một đường thốt để tái thiết hình ảnh cá nhân và cộng đồng, một không gian
tượng trưng và tưởng tượng. Bên cạnh đó, chúng tơi tập trung phân tích các diễn ngôn
chứng từ: những lời chứng cho phép cá nhân tìm về cội nguồn theo một cách thức khác,
nhưng cũng dẫn đến việc hình thành một căn cước hiện tại trong tương quan với quá
khứ. Lời chứng hay nhiệm vụ của viết dòng chảy cuộc đời là cất lên lời chứng như là
một ý chí sinh tồn, vừa mang giá trị lịch sử vừa thể hiện một nhãn quan đạo đức. Cuối
cùng chúng tôi dành một phần quan trọng cho các tác phẩm của Linda Lê, một nhà văn
ưu thích tìm kiếm ý nghĩa cho tác phẩm và cho cuộc đời ở “nơi khác xa lạ”. Vì thế chủ
thể thường gặp trong tác phẩm của cô là “chủ thể siêu vị”.
Cuối cùng là phần Phụ lục, tập hợp danh mục các tác giả và tác phẩm đã khảo sát
được và các sản phẩm nghiên cứu đã công bố cùng với những hoạt động khoa học và
đào tạo đã thực hiện, và những tài liệu liên quan theo yêu cầu hành chính-quản lý.

21


PHẦN 1
KHÁI LƯỢC VỀ KHOA HỌC LUẬN CỦA
DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI

Sử dụng khái niệm “khoa học luận” để mở đầu cho một báo cáo của đề tài nghiên
cứu khoa học khiến người đọc cảm nhận vấn đề mang nặng chiều kích hàn lâm và học
thuật. Tuy nhiên, khơng phải là khơng có lý khi chúng tơi đặt khái niệm này vào một
tiến trình nghiên cứu. Hơn nữa, mục đích sử dụng khái niệm này trong trường hợp của
chúng tôi trước tiên là nhằm xác định địa hạt đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, tự bản
thân nó, khi mang ý nghĩa triết học, khái niệm ám chỉ “nghiên cứu phê bình các khoa
học, nhằm xác định nguồn gốc luận lý, giá trị và tầm mức của các khoa học đó”2. Trong
ý nghĩa phương pháp sư phạm, khoa học luận nói đến “lý thuyết về tri thức và tính chất
hợp thức hố của lý thuyết đó”3. Với hai ý nghĩa trên, thiết nghĩ khái niệm khoa học

luận sẽ là cơ sở soi sáng chúng tôi trong các bước tiến hành nghiên cứu liên quan đến
một số nguyên tắc cơ bản như : xem xét tiến trình hình thành và sản sinh tri thức, nghĩa
là các vấn đề phương pháp ; các hình thái hợp thức hoá tri thức trong cộng đồng khoa
học và trong thực tế ; cơ cấu của tri thức : hệ thống các khái niệm cần thiết ; các định
chế cho sự vận hành tri thức, vv.. Nghiên cứu dịng chảy cuộc đời nhất thiết địi hỏi
chúng tơi phải lần lượt thực hiện các bước trên nhằm đạt được những kết quả khả dĩ trên
bình diện lý thuyết và thực tế.

2

Theo Từ điển Le Nouveau Petit Robert, 1994. (Etude critique des sciences, destinée à déterminer leur
origine logique, leur valeur et leur protée).
3
Sđd. (Théorie de la connaissance et sa validité).

23


CHƯƠNG 1
DỊNG CHẢY CUỘC ĐỜI-PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH
Người ta nói gì và đâu là các vấn đề khoa học đã thực hiện khi đề cập đến dòng
chảy cuộc đời, đặc biệt khi gắn nó với các lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn ? Câu hỏi trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta đặt vấn đề dòng
chảy cuộc đời trong viễn ảnh văn học nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Để
lần lượt trình bày tiến trình lịch sử của dòng chảy cuộc đời, thiết tưởng chúng ta nên
khởi đầu với nhận định tổng quan của Pierre Bourdieu về khái niệm mang ý nghĩa
phong phú này:
Dòng chảy cuộc đời là một trong những khái niệm tầm thường đã len lỏi vào thế giới bác
học. Trước tiên âm thầm xuất hiện nơi các nhà dân tộc học, rồi tiếp theo và rất gần đây,
rầm rộ với các nhà xã hội học. Nói về dịng chảy cuộc đời, ít ra cũng giả định rằng cuộc

đời là một dịng chảy, và đó khơng phải là vô nghĩa, giống như nhan đề tác phẩm của
Maupassant, Một cuộc đời, một cuộc đời gắn kết và là một tổng thể các sự kiện của hiện
4
hữu cá nhân được nhìn nhận như một dịng lịch sử và truyện kể của dòng lịch sử ấy .

Bourdieu đề cập đến vấn đề “ảo tưởng tiểu sử” trong bối cảnh của sự trở lại rầm rộ
các phương pháp nghiên cứu định tính mới trong khoa học xã hội và nhân văn, kế thừa
Trường phái Chicago. Vì những phương pháp định tính đã bị phương pháp định lượng
chiếm ưu thế sau thời kỳ hậu chiến. Trong những cuộc tranh luận xoay quanh việc chọn
lựa và áp dụng phương pháp nghiên cứu, người ta đã đặt ra nhiều vấn đề cho khái niệm
chủ thể và khái niệm căn cước. Trong hoàn cảnh ấy, Bourdieu nói đến ba ảo tưởng
chính của tiểu sử học và ơng đã đặc biệt nhắm đến các dịng chảy cuộc đời. Các vấn đề
đặt ra từ Bourdieu đều xuất phát từ quan điểm xã hội học. Thứ nhất, xã hội học chỉ ra
một ảo tưởng thuộc chủ thuyết cá nhân luận. Theo đó có thể có những “truyện kể cá
nhân” hay những truyện kể đặc thù. Những ảo tưởng này có khả năng che phủ những
tâm tính mang chiều kích xã hội, cái tạo ra hình ảnh như chúng ta là. Thứ đến, Bourdieu
nói đến hình thức ảo tưởng cứu cánh, nhìn nhận “cuộc đời như một tồn thể, một tổng
thể cố kết và được định hướng. Tổng thể ấy được hiểu như cách thức diễn đạt thống
nhất về một ‘tâm ý’ chủ quan và khách quan, về một dự trình […]. Cuộc đời ấy được

4

Chúng tơi trích dịch từ Pierre Bourdieu, 1986, tr. 69.

25


cấu trúc như một truyện kể diễn ra theo trật tự của thời gian cũng là trật tự hợp lý từ
một khởi đầu, một nguồn gốc, theo hai nghĩa: xuất phát điểm, điểm khởi đầu, nhưng
cũng là nguyên lý, nguyên do, căn nguyên, cho đến kết thúc cũng là cùng đích, hồn tất

[…]. Như vậy, một cách nào đó, chủ thể và đối tượng của tiểu sử (chuyên gia điều tra
và người được điều tra) có cùng một quan tâm là chấp nhận định đề về ý nghĩa của sự
hiện hữu được kể ra”5. Cuối cùng, Bourdieu chỉ ra một loại ảo tưởng khác là ảo tưởng
chủ thể thuyết về sự làm chủ ý nghĩa hiện hữu của một chủ thể tự sự, cho rằng mình có
khả năng chiếm một ưu thế tối cao.
Nhìn chung, khi phác thảo “ảo tưởng tiểu sử”, Bourdieu nhấn mạnh đến dòng chảy
cuộc đời như đối tượng trung tâm quan sát của khoa học xã hội và nhân văn. Quan trọng
hơn, nhà xã hội học này đã gợi mở cách diễn giải và phân tích sự hiện hữu của cá nhân
trong mối tương quan với chuỗi các sự kiện có tính liên tục, nghĩa là vị thế hiện hữu của
cá nhân trong cộng đồng, tương quan giữa dòng chảy cá nhân với dòng chảy xã hội.
Ngồi ra, các hình thức ảo tưởng được Bourdieu nêu ra trong một bối cảnh xã hội
chuyển di có thể gợi mở cho chúng ta những cách đặt vấn đề liên quan đến hoạt động tự
sự hay các hình thức tự sự và căn cước tự sự. Thực vậy, những câu hỏi có thể đặt ra
như: ảo tưởng về cá nhân luận có liên quan gì đến căn cước chủ thể, căn cước tự sự hay
không, khi mà căn cước tự sự lại diễn đạt các tình tiết tạo ra từ những trạng huống hay
những tâm thế bền vững phản ánh hình thức vơ danh hơn là một cá nhân cụ thể? Ảo
tưởng cứu cánh như trình bày trên có thể đối lập với một hình thức căn cước tự sự có
khuynh hướng như là căn cước bấp bênh, rạn nứt, khơng bền vững, và nó khơng những
được tạo thành rồi tự huỷ tạo, nó khơng nhắm đến một mục đích tối hậu? Cuối cùng
chúng ta giải thích thế nào về vấn đề ảo tưởng chủ thể thuyết có khả năng làm chủ ý
nghĩa cuộc đời và tự cho mình chiếm hữu một vị thế tối thượng, nhưng ngược lại căn
cước tự sự của chủ thể cũng như ý nghĩa hiện hữu của nó lại được xây dựng trên một
nền tảng phiên giải nào đó khơng duy nhất? Chúng tơi ý thức được những mâu thuẫn và
khó khăn của vấn đề đặt ra từ những câu hỏi này. Vì thế phương cách giải quyết dung
hịa chỉ có thể có được khi chúng ta không bị giới hạn trong một quan điểm duy nhất mà
hướng đến một không gian rộng hơn. Dịng chảy cuộc đời là một khơng gian rộng cần
đến những diễn giải khác nhau.

5


Pierre Bourdieu, 1994, tr. 81-82.

26


1. Cấu trúc xã hội và vị trí cá thể
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển các tư tưởng và nghiên cứu xã hội học tri thức,
dòng chảy cuộc đời được đặt ra như một đối tượng quan tâm đặc biệt trong những năm
1950 đối với đại công chúng cũng như các chuyên gia khoa học xã hội. Nghiên cứu
dòng chảy cuộc đời phải khởi đi từ hiện tượng quan trọng và có dấu ấn cuộc đời và xã
hội nhưng có vẻ như bị qn lãng, đó là những hình thức cự tuyệt: sự chuyển đổi cơ cấu
kĩ thuật-kinh tế và văn hoá-xã hội, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Trên thực tế, các yếu
tố tác động đến quá trình phát triển và cải cách kinh tế-xã hội đã thực sự xuất hiện trước
đó từ lâu, chẳng hạn đỉnh điểm của cuộc cách mạng công nghiệp cần phải được nhìn
nhận như một nguyên nhân của những biến đổi xã hội từ đầu thế kỉ XX. Nghĩa là ngay
sau Thế chiến thứ nhất xã hội đã chứng kiến những cuộc biến động lớn. Điều đó chứng
tỏ rằng trong các xã hội truyền thống đã thể hiện những cấu trúc chặt chẽ, cố kết hết sức
sâu sắc, ít nhất cho đến thời điểm công nghiệp. Dù vậy, chúng ta không nên khẳng định
chắc chắn rằng các xã hội truyền thống đều được hình thành trên những hệ thống bất
biến, trơ ì. Các hình thức biến đổi trong các xã hội ấy diễn ra một cách chậm trễ, và
không nên hiểu những biến đổi đó ở mức độ của tư duy có ý thức.
Từ đầu thế kỉ XX, những biến đổi xã hội diễn ra hết sức mạnh mẽ và chưa từng thấy
trong lịch sử nhân loại, nhất là trong các xã hội phương Tây. Tuy nhiên, một số mơ hình
truyền thống vẫn cịn tồn tại như các loại hình sống và các nếp nghĩ, hay những dấu ấn
đặc trưng của những vùng nơng thơn vẫn cịn tồn tại đến những năm 1920 ở những
nước phát triển cơng nghiệp. Điều đó muốn xác định tầm quan trọng của những cấu trúc
văn hố xã hội trong việc duy trì ở mức độ chiều sâu những hệ giá trị cổ truyền. Vì thế,
ngày nay, trong nghiên cứu, cần thiết phải tiếp cận với những chứng nhân của các loại
hình và nếp nghĩ trên như một dấu vết lịch sử. Những con người sinh ra vào thời điểm
đầu thế kỉ XX là thế hệ đóng vai trị chuyển tải những giá trị cổ truyền thuộc một phạm

vi văn hóa khác để tạo ra một hiện tuợng giao thoa với văn hoá duy lý hiện đại và văn
hố tri thức đương đại. Tìm hiểu ngun nhân và bối cảnh thay đổi tổng thể các trật tự
trong xã hội cho phép chúng ta xác định những dịng chảy cuộc đời giữa lịng xã hội
tồn cầu.
Những biến đổi trên bình diện cơ cấu xã hội và các hệ giá trị văn hoá trở thành mấu
chốt định vị các mối tương quan giữa cá thể và cộng đồng. Tiến trình chuyển động xã
27


hội được xem xét trước tiên qua hiện tượng ra đời của nguồn năng lượng, một yếu tố
khác hẳn với những hình thức trước đó là sức người. Chuyển đổi xã hội cịn bắt nguồn
từ cuộc cách mạng truyền thơng, đặc biệt ở hai chức năng, lưu trữ và tốc độ truyền đạt.
Như vậy, những năm 1950 ghi nhận thời kỳ bản lề và có tính bước ngoặt quyết định cho
cuộc đại chuyển đổi xã hội và có vai trị tác động đến mọi hình thức biến đổi quan trọng
khác :
- Cá thể độc lập : trong thực tế, ở nửa đầu thế kỷ XX, con người cá nhân vẫn tiếp tục bị
bao bọc bởi cơ cấu gia đình ; cá tính của con người cá nhân thể hiện qua hình thức liên
kết dịng dõi họ tộc và con cháu. Việc bảo tồn và kế thừa các di sản trở nên quan trọng.
Theo đó, mọi lý tưởng theo đuổi đều dựa trên thực thể gia đình. Tuy nhiên, từ nửa sau
thế kỉ XX, tất cả đều đi theo hướng khác : cá nhân được thừa nhận như chính mình, độc
lập với mọi hình thức phục tùng; bản thân cá nhân cũng phủ nhận các hình thức tuân
phục. Người trẻ bắt đầu sống cho mình và sống vì mình.
- Xố bỏ hình thức đồng cư trú : cá nhân khơng cịn sáp nhập vào một cơ cấu cộng đồng
tiếp nhận nhất định nữa, như một ngôi làng, một thành phố nhỏ, một khu phố. Nghĩa là
xuất hiện những hiện tượng “cạnh tranh” giữa những vùng lân cận, với những chọn lựa
cá nhân.
- Các chiều kích tơn giáo thay đổi : mặc dù ở một số vùng trên thế giới vẫn xuất hiện
loại hình tơn giáo mới, nhưng ở một mức độ nào đó số lượng người “vỡ mộng” với
những tơn giáo được mạc khải là tôn giáo truyền thống ngày càng tăng.
- Các khuôn mẫu bị phủ nhận : phần lớn những mơ hình lớn tạo ra cấu trúc xã hội trên

thế giới đang bị đặt vấn đề hoặc có khuynh hướng bị xóa nhịa ranh giới. Đó là bốn mơ
hình cơ bản : nguyên lý “cao niên” dựa trên sự phân biệt tuổi tác ; nguyên lý “nam giới”
dựa trên sự phân biệt về giới ; nguyên lý “phẩm trật” dựa trên sự phân biệt địa vị ;
nguyên lý “sắc tộc” dựa trên sự phân biệt nhóm.
- Xuất hiện hình thức khác biệt văn hố : tính chất khác biệt văn hố thể hiện qua hai
loại hình văn hố : truyền thống và hiện đại. Ý tưởng hiện đại được cho là đối lập nhưng
cũng cần thiết. Tính khác biệt văn hoá được đặt ra đặc biệt trong các xã hội thuộc Thế
giới thứ ba, nơi người ta nhìn nhận những yếu tố đối lập xuất hiện là nguyên do của tính
chất hiện đại xâm nhập từ bên ngồi. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận yếu tố khác
biệt văn hoá là một hiện tượng phổ quát và xuất hiện khắp nơi, kể cả ở phương Tây
28


đương đại, nghĩa là ngay trên phạm vi xã hội được xem như đã có mức độ phát triển
mạnh về nhiều mặt.
Một đặc điểm khác cần ghi nhận trong xã hội thời kỳ hậu cơng nghiệp, và có liên
quan trực tiếp đến tiến trình hình thành các dịng chảy cuộc đời. Đó là hiện tượng biến
mất của sự kế thừa và chuyển tiếp các tri thức truyền thống từ thế hệ trước đến thế hệ
sau. Nguyên do của sự phá vỡ này đến từ nhiều yếu tố như đã trình bày trên. Chúng
hình thành đặc tính của cuộc cách mạng. Một cách rõ nét nhất trong các xã hội phương
Tây từ đầu thế kỷ XX, có thể kể ra ba nguyên nhân chính :
Thứ nhất, hiện tượng bất tương hợp địa hình dẫn đến tình trạng biến mất các thế hệ
cùng chung sống. Ngày nay, hiếm thấy những hình thức các gia đình có ba hay bốn thế
hệ cùng chung sống. Con cái, cháu chắt khơng cịn có những chia sẻ thích ứng với ơng
bà, nghĩa là những cách thức và hình thức chuyển tiếp đang bị đe dọa trên thực tế.
Thứ hai, môi trường đào tạo đa dạng : hình thức này đang thay thế dần vai trị gia
đình trong việc kiểm sốt tiến trình xã hội hóa của đứa trẻ. Thực vậy, ngày nay các hệ
giá trị tư tưởng, đạo đức liên quan đến con người phần lớn đang diễn ra bên ngồi mơi
trường gia đình và học đường. Chúng bắt nguồn từ những kênh khác nhau và hết sức đa
dạng như truyền thông đại chúng, những mối quan hệ với các nhóm phụ thuộc : bạn bè,

đảng phái, hiệp hội, vv.
Thứ ba, sự đảo lộn các khuôn mẫu cũng là một nguyên nhân : khái niệm thay đổi
được ưa chuộng hơn khái niệm kế tiếp, khái niệm tương lai được quan tâm hơn khái
niệm quá khứ. Với tốc độ phát triển và phát minh khoa học kỹ thuật, các nhu cầu “tái
chế” liên tục dẫn đến tình trạng những người đi trước chưa hẳn là những người nắm giữ
quyền lực tri thức. Ngược lại có khi họ lại trở thành những người thuộc thành phần lạc
hậu so với những sự kiện và hiện tượng mới phát sinh.
Với tất cả những yếu tố nêu trên, chúng ta thừa nhận ít nhiều rằng, truyền thống
truyền khẩu đã khơng cịn được duy trì. Con người của thế hệ trước cảm thấy mình
khơng cịn giá trị và khơng có khả năng “kể lại” cho thế hệ sau, thế hệ đặt các giá trị,
quan niệm và thực tế cuộc sống trên những khung chuẩn mực hoàn toàn khác biệt với
thế hệ quá khứ, như thể “vũ trụ thế hệ trẻ” là một thế giới khác.
Nói cách khác, các hệ giá trị bao gồm mọi cơ cấu xã hội đang bị lạc hậu và ký ức về
những hệ giá trị đó có nguy cơ khơng thể được duy trì và truyền đạt. Điều đó cũng
29


muốn nói rằng con người đương đại đang đối diện với những “chứng nhân cuối cùng”
của một mơ hình cấu trúc xã hội, một quan niệm sống, một loại hình sống, mà ký ức về
chúng đang bị đe dọa sẽ biến mất cùng với những con người nắm giữ chúng.
Việc xuất hiện hàng loạt những dòng chảy cuộc đời từ hơn nửa thế kỷ nay khiến
chúng ta đặt vấn đề và quan tâm đến sự cần thiết của các hình thúc kế thừa và truyền
đạt, nhằm xác định tính chất nhạy bén, tình cảm và tâm thức của cộng đồng. Dòng chảy
cuộc đời nhất thiết liên quan đến một số vấn đề trên bình diện khoa học luận và phương
pháp luận cần được làm sáng tỏ.
Các hệ giá trị, các khn mẫu, chuẩn mực, được chuyển tải và đóng vai trị định
hình khung cơ cấu, thiết định xã hội và các đặc điểm của xã hội. Chuyển đổi cơ cấu xã
hội là chuyển đổi cơ cấu của “Đại dòng chảy”, hay núi theo thut ng ca Jean-Franỗois
Lyotard, ú l thi điểm “lâm chung của những Đại dòng chảy” trong “điều kiện hậu
hiện đại”. Thay vào vị trí của những “Đại dòng chảy” chắc chắn phải là những Dòng

chảy cá nhân. Sự ra đời của những Dòng chảy cá nhân là một tất yếu khơng chỉ là
phương thức hồi niệm q khứ cộng đồng, cũng không chỉ đơn thuần để kể lại quãng
đường hiện hữu của cá nhân giữa cộng đồng, mà còn là một hiện tượng khẳng định vị
thế cá thể. Cá thể và tiểu sử của cá thể được nói đến như một tiến trình của tri thức.
Chúng tơi đã nêu ra khái niệm của Pierre Bourdieu về dòng chảy cuộc đời được ông đề
cập đến vào năm 1986. Tác giả đưa số phận khái niệm này vào trung tâm quan sát của
những lĩnh vực khác nhau nhằm khám phá nguồn gốc cũng như tiến trình hợp thức hố
nó trong cộng đồng khoa học xã hội và nhân văn. Như vậy, bên cạnh ý tưởng của
Bourdieu về khái niệm dịng chảy cuộc đời, chúng ta tìm thấy những định nghĩa khác
nhau trong nhiều cơng trình chun khảo, đặc biệt khởi đi từ những thập niên 19801990. Pineau và Le Grand chẳng hạn, trong tác phẩm Les histoires de vie (Lịch sử cuộc
đời) xuất bản lần thứ nhất năm 1993 tại Paris, cho rằng dòng chảy cuộc đời là “cuộc tìm
kiếm và xây dựng ý nghĩa từ những sự kiện thời gian của cá nhân”. Đó chính là những
sự kiện gắn với một cá nhân, dù việc xây dựng ý nghĩa và hình thành dịng chảy được
thực hiện bởi chính cá nhân ấy hay bởi một hoặc nhiều người khác. Định nghĩa này
mang dáng dấp chủng loại hay đặc trưng nhân học, nhưng vẫn cho thấy một không gian
mở. Việc giải thích các định nghĩa dịng chảy cuộc đời gắn với từng phạm vi nghiên cứu
và tiến trình lịch sử của chúng là một địi hỏi có ý nghĩa. Bởi vì “Tạo ra cuộc đời khơng
phải là cơng việc đơn giản, kiếm tìm cuộc đời cũng khơng dễ dàng, hiểu cuộc đời lại
30


càng khó hơn. Đối diện với những khó khăn này, đã có và ln có một hình thức diễn
đạt cường điệu về cái tơi. Ngồi khả năng thực hành văn học mang tính nội tâm hay
phương pháp thu thập thơng tin, dòng chảy cuộc đời xuất hiện như một nghệ thuật tồn
tại, một phương tiện hình thành ý nghĩa bắt nguồn từ những điều bất ngờ6.

2. Dòng chảy cuộc đời trong nghiên cứu nhân học
2.1. Theo dòng lịch sử
Dòng chảy cuộc đời xuất hiện và được vận dụng trước tiên trên những lục địa của
các xã hội có nhiều biến đổi như chúng tơi đã trình bày trên đây. Người ta thường đề

cập đến vấn đề này tại Châu Mỹ và Châu Âu, cụ thể là tại Nam Mỹ và tại Pháp. Chúng
tôi sử dụng lại những nghiên cứu của Marc-Olvier Gonseth và Nadja Maillard về
« Phương pháp tiểu sử trong dân tộc học. Những quan điểm phê bình » (1987)7. Các tác
giả đã phác thảo một cách tương đối tổng quan tiến trình tự thuật trong nghiên cứu dân
tộc học từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX ở Mỹ và ở Pháp. Những vấn đề cơ bản được
bàn đến trong nghiên cứu này là mối tương quan với chủ nghĩa hiện thực trong văn học,
vấn đề về một tình trạng đối lập giả trang giữa dịng chảy cuộc đời như văn bản và dòng
chảy cuộc đời như dữ liệu. Đồng thời hai tác giả cũng nhấn mạnh đến sự giao thoa giữa
người cung cấp thông tin và người điều tra thống kê như một sự tương tác nền tảng của
hoạt động nghiên cứu dân tộc học.
Theo đánh giá của hai chuyên gia này, các nghiên cứu vào những thập niên 1950 trở
lại đây đều chứng minh quá trình ứng dụng dịng chảy cuộc đời như một phương pháp
tiếp cận phổ biến tại hai châu lục này, và đã cho phép hình thành một diễn cảnh lịch sử
của phương pháp tiểu sử. Nghiên cứu trưng dẫn bài báo khoa hc ni ting ca
Franỗoise Morin nm 19808 v cỏc thực hành nhân học và dòng chảy cuộc đời. Đây
được đánh giá là một cơng trình cơ bản phác thảo tồn bộ q trình thực tế ứng dụng.

6

Lời giới thiệu sách của Gaston Pineau và Jean-Louis Legrand, 2002, trang bìa cuối.
Marc-Olivier Gonseth & Nadja Maillard « L’approche biologique en ethnologie. Points de vue critiques »,
in Histoires de vie. Approche pluridisciplinaire. Recherches et travaux 7, 1987, tr. 5-46.
8
Franỗoise Morin, ô Pratiques anthropologiques et histoire de vie », Cahiers internationaux de sociologie,
Vol. LXIX, 1980, tr. 313-339.
7

31



Cũng vậy, trước đó phải kể đến những cơng trình của Lewis Langness9 trong việc làm
sáng tỏ hành trình của dòng chảy cuộc đời trong địa hạt nhân học.
Trước hết tại Nam Mỹ, hình thức tiểu sử xuất hiện mạnh mẽ ở Mỹ và chủ yếu nhằm
thuật lại cuộc đời của những tướng lãnh, đồng thời để ca ngợi dũng khí của “Người da
đỏ” đang dần bị biến mất. Tuy nhiên, theo Langness, trước năm 1925, các nhà nhân học
đã khơng chứng minh được lợi ích thực sự của tiểu sử như một phương tiện nghiên cứu
chuyên biệt.
Năm 1926, Paul Radin cho xuất bản quyển Crashing Thunder. Trong đó cho thấy
các nhà nhân học đã bắt đầu sử dụng một cách có hệ thống các tư liệu cá nhân và chứng
minh sự cần thiết của các thông tin tiểu sử trong nghiên cứu. Mục đích của việc ứng
dụng này “khơng phải để sở hữu những chi tiết tiểu sử về một con người cụ thể” mà vì
“một cá thể đặc trưng, về tuổi tác và những khả năng bình thường, diễn đạt cuộc đời
mình trong mối tương quan với nhóm xã hội nơi mình được lớn lên” (Xem Langness,
1965: 8). Theo cách xử lý này đối với những thông tin tiểu sử thì khía cạnh quan tâm
của Radin thuộc phạm vi nghiên cứu văn hố hơn là chiều kích tâm lí, thái độ hay tính
cách cá nhân của một con người. Dù vậy, nghiên cứu của Radin đã tạo được những ảnh
hưởng quan trọng và có vai trị khuyến khích các nhà nghiên cứu nhân học trong việc sử
dụng tư liệu tiểu sử đặc biệt trong địa hạt văn hoá và dân tộc học.
Cơng trình của Langness cũng chỉ ra rằng, trong những thập niên 1950, cùng với
việc đưa ra thực hành thể loại tự thuật (hay tiểu sử), có những khảo luận về lý thuyết
diễn giải các vấn đề phương pháp luận tiểu sử. Clyde Kluckhohn viết “The personal
document in anthropological science” (Tư liệu cá nhân trong nghiên cứu nhân học)
(1945)10. Liên quan đến phương pháp tiểu sử, ông đưa ra một vài nhận định về sự cần
thiết phải khu cảnh hố các dịng chảy cuộc đời. Nghĩa là các chất liệu của tiểu sử phải
được khai thác một cách có hệ thống.
Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, người ta nhìn nhận sự phát triển đặc biệt của
tiểu sử tại Mỹ. Langness dẫn ra trường hợp tác phẩm được đánh giá là thành công Sun

9


Lewis L. Langness, The life history in anthropological science, New-York: Holt, Rinehart and Winston,
1965; Lewis Langness & Frank Gelya, Lives: an anthropological approach to biography, Novato, Californie:
Chandher and Sharp, 1981.
10
Bài viết xuất bản trong cơng trình đồng tác giả: The use of personal documents in history, anthropology
and sociology, New-York: Social science research council, 1945.

32


Chief, một tự thuật của Don Talayesva do Leo Simmons thu thập và xuất bản năm 1942.
Tác phẩm tạo ra tiếng vang và đóng góp vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề văn hóa ảo
thuật trong thế giới phù thuật. Trên bình diện dân tộc học, nó chứa đựng một khối lượng
thông tin đồ sộ về một xã hội đã được nghiên cứu thấu đáo. Cịn trên bình diện phương
pháp luận khoa học, nó góp phần canh tân các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin.
Cùng thời điểm này, trào lưu “Văn hoá và nhân cách” xuất hiện và tạo ra một khơng
khí mới mẻ cho việc ứng dụng các phương pháp tiểu sử. Edward Sapir, người có tầm
ảnh hưởng sâu rộng đối với trào lưu này, đã cố gắng kết hợp nghiên cứu liên ngành
trong khoa học nhân văn. Ông sử dụng những khái niệm thuộc lĩnh vực tâm thần học và
tâm lý học cũng như những kỹ thuật nhân học để chứng minh mối liên hệ giữa cá nhân
và văn hoá, đồng thời cổ vũ những học trị của mình sử dụng tiểu sử trong nghiên cứu
(Xem Morin, 1981: tr. 318).
Về các vấn đề phương pháp luận, sự phát triển của trào lưu Văn hố và nhân cách
hay rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các hiện tượng hội nhập và chuyển đổi văn hoá
tưởng chừng như đã tạo ra sức mạnh cho phương pháp dòng chảy cuộc đời. Tuy nhiên,
từ những năm 1945 việc ứng dụng phương pháp này có vẻ chững lại. Nguyên nhân,
theo Langness, chủ yếu do “những phương tiện thu thập dữ liệu – kiểm tra tâm lý, quan
sát thái độ tham gia vào những cuộc khai thác thông tin ngắn gọn, hay những cuộc
phỏng vấn đơn giản” (1965: 18). Nguyên nhân của sự thiếu quan tâm này có thể vì “các
chun ngành ưa thích chọn đối tượng nghiên cứu là các nhóm xã hội hơn là từng cá

nhân riêng lẻ, và quan tâm đặc biệt những mơ hình khoa học trong những cách tiếp cận
theo chủ nghĩa tập tính”. Giải thích này xuất phát từ nghiên cứu của David G.
Mandelbaum về dòng chảy cuộc đời Gandhi11.
Năm 1960, Sidney W. Mintz, trong tác phẩm Worker in cane, đã phân tích khuynh
hướng chung trong nghiên cứu nhân học ở Mỹ và trong ý thức hệ của thời đại. Ông cho
rằng “cho đến đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhân học chủ yếu chỉ quan tâm đến
các dân tộc không có chữ viết, với nền kỹ thuật thơ sơ, sự phân tầng xã hội ít phát triển”
hay đó là những “nghiên cứu nhân học về một xã hội hiện đại và phức tạp lúc đó cịn
hiếm hoi, thậm chí cịn bị coi như tà thuyết”. Gonseth và Maillard cho rằng Mintz đã

11

David G. Mandelbaum, « The study of life history: Gandhi », Current anthropology, 14, 1973, tr. 177-196.

33


mang đến cho nhân học nhiều khía cạnh canh tân, cùng với những nghiên cứu của Oscar
Lewis12, trong việc vận dụng phương pháp tiểu sử.
Trong khi đó ở Pháp, theo Gonseth và Maillard, thái độ đối với phương pháp tiểu sử
cịn mang tính nước đơi cho đến mãi những năm 1970. Nghiờn cu ca Franỗoise Morin
cho phộp phỏc tho nhng mốc quan trọng của tiến trình áp dụng phương pháp này.
Tác giả đầu tiên được nhắc đến chính là Marcel Mauss, ơng tổ của ngành nhân học
Pháp. Ơng được xem là người rất đồng tình với việc sử dụng dịng chảy cuộc đời như
một cách tiếp cận phương pháp luận. Trong bài viết có nhan đề “Bản phác thảo đại
cương xã hội học miêu tả” (Fragment d’un plan de sociologie générale descriptive),
đăng trong Tập san xã hội học (Annales sociologiques) năm 1934 và đăng lại năm
196913, Mauss cho rằng có một “phương tiện thống kê: đó là tập hợp các tự thuật […]
Bằng những dòng chảy cá nhân này, ta có thể nhận biết các cá nhân được giáo dục ra
sao, qua những nhà giáo dục nào và bằng phương pháp nào” (1969: 341). Ở chỗ khác,

Mauss khẳng định: “Phương pháp tự thuật là tìm kiếm nơi một số người bản địa bản
tiểu sử của họ. Phương pháp đã được Radin sử dụng và cho ra những kết quả tuyệt
vời”14.
Bên cạnh Mauss, phải kể đến Claude Lévi-Strauss. Trong bản giới thiệu sách Sun
Chief, ơng tỏ ra thích thú với phương pháp tiểu sử và cho rằng từ giác độ tâm lý học và
văn học tiểu thuyết, tác phẩm này được đánh giá như một tài liệu độc đáo. Giá trị dân
tộc học của nó cũng khơng thể phủ nhận. Ngồi ra, Claude Lévi-Strauss còn viết bản
tổng lược giới thiệu tác phẩm của Kluckhohn, trong đó ơng cho thấy quan điểm rất cụ
thể đối với phương pháp tiếp cận tiểu sử. Ông có những nhận định về nghiên cứu của
Kluckhohn: “người ta dễ dàng đồng tình với cách phân tích thấu đáo của Kluckhohn từ
các nguồn tài liệu thuộc thể loại tiểu sử: một phương tiện kiểm chứng, vượt trên cả hình
thức điều tra dân tộc học; một cách tiếp cận trực tiếp và trực giác hơn, theo phong cách
của từng văn hoá; một lối diễn đạt các tâm thế cá nhân và rất cụ thể trong giai tầng xã
hội; một dáng mạo cuộc sống cộng đồng bản địa; một khảo cứu về các cách thế và các
chiến thuật mà cá nhân trải nghiệm để hấp thụ văn hố của nhóm mình; một kiểu thay

12

Oscar Lewis, The Children of Sanchez, New York: Random House, 1961.
Marcel Mauss, « Fragment d’un plan de sociologie générale descriptive... », in Œuvres t.3 : cohésions
sociales et divisions de la sociologie, Paris : Minuit, 1969. tr. 302-354.
14
Marcel Mauss, Manuel d’ethnographie, Paris : Payot, 1947. tr. 21.
13

34


thế sự kiện cuộc đời […]”. Tuy nhiên, theo Claude Lévi-Strauss, người ta cũng lo ngại
về chủ trương nghiên cứu hệ thống và nghiên cứu so sánh các tư liệu cá nhân như một

khả thể mở ra một kỷ nguyên mới trong các nghiên cứu dân tộc học. Thực vậy, dưới
nhãn quan của Claude Lévi-Strauss, dòng chảy cuộc đời chỉ “làm cho sống lại hơn là
làm cho người ta thấu hiểu quá khứ. Chúng không cho phép tạo ra một hệ thống lý
thuyết dẫn đến xây dựng nền tảng của chân lý khoa học. Diễn giải của Lévi-Strauss
thiên về khuynh hướng cấu trúc luận, và nhìn nhận các sự kiện xã hội phải được nghiên
cứu như các sự vật, mà các sự vật thì khơng thể bị quy đọng lại chỉ trong kinh nghiệm
cá nhân. Vì thế những tư liệu cá nhân như tiểu sử hình thành trên những trải nghiệm,
theo ông, không thể cho phép tạo ra một nghiên cứu khoa học.
Cũng vậy, trong phần bài tựa ông viết cho quyển Sun Chief khi được dịch sang
tiếng Pháp năm 1959, Lévi-Strauss đồng thời thừa nhận giá trị của dòng chảy cuộc đời
trên bình diện phương pháp luận và phân tích theo cách của Kluckhohn, nhưng phủ
nhận sử dụng một cách có hệ thống các tư liệu cá nhân, bởi vì kinh nghiệm sống khơng
phải đối tượng khoa học. Như vậy, xét ở mức độ nào đó, quan điểm cấu trúc luận trong
nghiên cứu nhân học, đặc biệt tại Pháp, khó tán thành với phương pháp tiểu sử. Người
ta cũng khơng khó nhận thấy rằng trong những thập niên 1960-1970 cấu trúc luận đang
chiếm lĩnh vị trí vượt trội trên diễn đàn khoa học nói chung và nhân học nói riêng tại
Pháp.
Một số cơng trình khác có ý nghĩa tạo ra bức tranh chung cho tiến trình ứng dụng
dịng chảy cuộc đời. Các tác giả có thể dành một chương cho vấn đề xây dựng định chế
phương pháp dòng chảy cuộc đời. Năm 1974, trong cơng trình có nhan đề Phê bình và
chính sách của nhân học (Critiques et politiques de l’anthropologie), Jean Copans dành
một chương để đặt vấn đề về dòng chảy cuộc đời, một chủ đề hay một phương pháp.
Ông chống lại quan điểm của Langness cho rằng “trên thực tế mọi nhân học bản chất
của nó đều là hình thức tiểu sử”, hoặc “tất cả các dữ liệu nhân học về cơ bản là tiểu sử”.
Theo ông, những tun bố này khơng có gì đặc biệt cả, vì đó là điều dĩ nhiên, nhưng có
thể dẫn đến sai lầm về lý thuyết. Vấn đề cốt lõi là làm sao có thể xây dựng từ những dữ
liệu cá nhân ấy một đối tượng nghiên cứu nhân học, nghĩa là phải chứng minh ý nghĩa
và những hạn chế khách quan của nó. Copans kết luận về những ứng dụng và những
giới hạn của dòng chảy cuộc đời như sau:


35


×