Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.1 KB, 35 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
----------------------------------------------------------------------------ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC
I. AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI

1. An ninh lương thực của cả lồi người
2. Tình hình an ninh lương thực trên thế giới
3. Tác động của an ninh lương thực thế giới đến các quốc gia, dân tộc
4. Định hướng giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới
II. AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM

1. An ninh lương thực quốc gia
1.1. An ninh lương thực quốc gia (toàn dân tộc)
1.2. An ninh lương thực ở Việt Nam
2. Tình hình lương thực, thực phẩm ở Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm
2.2. Tình hình lưu thơng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm

3. Những vấn đề cần giải quyết
3.1. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng
3.2. Ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh
3.3. Sức ép về dân số, lao động, việc làm
3.4. Hiện tượng đầu cơ và tình trạng thiếu thơng tin, thơng tin khơng
minh bạch trên thị trường lương thực
3.5. Hạn chế về kết cấu hạ tầng
1
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu



3.6. Hạn chế về đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nơng thơn
3.7. Ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao
4. Những định hướng giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong thời
gian tới
4.1. Nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp
4.2. Ồn định diện tích đất canh tác
4.3. Chú trọng việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị
mất đất nơng nghiệp
4.4. Chủ động đề phịng, khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu và dịch bệnh
4.5. Hồn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn
4.6. Tăng cường năng lực dự trữ lương thực và cải thiện hiệu quả
chuỗi cung ứng nông nghiệp
4.7. Nâng cao nhận thức của người dân nói chung và nơng dân nói
riêng về an ninh lương thực
KẾT LUẬN

2
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I. AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI

1. An ninh lương thực của cả loài người
Cầu về các hàng hóa nơng nghiệp có độ co giãn rất thấp đối với những thay
đổi về giá cả bởi vì người tiêu dùng vẫn phải tiêu thụ một lượng lương thực nhất
định cho dù mức giá như thế nào. Tương tự như vậy, nguồn cung các sản phẩm
nông nghiệp cũng không co giãn nhiều với giá, đặc biệt là trong ngắn hạn, bởi vì

sản xuất nơng nghiệp khơng thể phản ứng nhanh với những thay đổi của giá cả do
có độ trễ trong sản xuất. Những đặc điểm nêu trên của cầu và cung hàng hóa nơng
nghiệp khiến cho những thay đổi nhỏ trong sản xuất nông nghiệp do những nhân tố
bên ngoài như thay đổi về các điều kiện tự nhiên hay thời tiết cũng có thể dẫn đến
sự dao động lớn về giá cả. Đối với các sản phẩm lương thực cơ bản, giá cả thị
trường- và do vậy thu nhập của người nông dân- là không ổn định. Từ lâu, vấn đề
an ninh lương thực đã được hết sức quan tâm, không chỉ ở phạm vi mỗi quốc gia
mà cịn trên tồn cầu, phản ánh rõ tính chất dễ thay đổi của giá cả hàng nông
nghiệp và sự bất trắc trong cung ứng các sản phẩm lương thực.
Thừa nhận tầm quan trọng của an ninh lương thực, Hội nghị Thượng đỉnh
Lương thực Thế giới (WFS), dưới sự bảo trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp
quốc (FAO), năm 1996 đã đưa ra khái niệm về an ninh lương thực trong Kế hoạch
hành động của mình như sau: “An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi
người, tại mọi thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn
lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu
lương thực của mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” (WFS,
1996). Khái niệm an ninh lương thực có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác
nhau, từ gia đình, cộng đồng cho đến quốc gia và tồn thế giới. Theo nghĩa này, an
ninh lương thực của cả loài người được hiểu là ln ln đảm bảo có sự cung cấp
đầy đủ lương thực cho cả loài người, đảm bảo trên tồn thế giới khơng ai bị đói và
mọi người đều được hưởng thụ cuộc sống năng động và khỏe mạnh.
Từ khái niệm trên đây, FAO đã nêu ra một số điều kiện cơ bản cần phải
được đáp ứng để đảm bảo có an ninh lương thực.
(1) Sự sẵn có nguồn lương thực: sự cung ứng đầy đủ lương thực phải được
đảm bảo một cách bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới do
dân số gia tăng và chế độ ăn uống đang thay đổi.
3
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu



(2) Sự tiếp cận với nguồn lương thực: an ninh lương thực chỉ có thể đạt được
khi đảm bảo có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực.
Trong khi những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận về mặt vật chất, chẳng hạn
như chiến tranh, cấm vận xuất khẩu hoặc những vấn đề liên quan đến vận tải là phổ
biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thì những nhân tố quyết định đến
sự tiếp cận về mặt kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.
(3) Sự ổn định của nguồn cung lương thực: lương thực phải được cung ứng
với giá cả hợp lý và ổn định. Sự ổn định của nguồn cung lương thực có ý nghĩa
quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển, bởi vì các nước này thường phải
lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực từ nước ngoài trong khi lại hạn chế nguồn
ngoại tệ.
(4) Sự an toàn, chất lượng của nguồn lương thực: nguồn lương thực cung
ứng phải đảm bảo an tồn, có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu về chế độ ăn uống
và thị hiếu của người tiêu dùng.
Như vậy, để có an ninh lương thực cho cả lồi người thì những điều kiện
trên phải được đáp ứng trên phạm vi tồn thế giới. Nó địi hỏi phải liên tục có sự
cải thiện trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cải thiện hiệu quả của hệ thống
phân phối lương thực toàn cầu và nâng cao khả năng mua hàng của các bộ phận
dân cư. Trong bối cảnh vai trị nơng nghiệp thế giới đang thay đổi, nông nghiệp
không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà còn cung cấp nguyên
liệu cho ngành cơng nghiệp năng lượng, có ý kiến cho rằng cần phải hiểu an ninh
lương thực theo nghĩa rộng hơn. Theo đó, an ninh lương thực là phải đảm bảo có
đủ lương thực cho xã hội để khơng ai bị đói và người làm ra lương thực không bị
nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội. Nếu chỉ nhấn
mạnh vế thứ nhất thì sản xuất sớm hay muộn cũng suy giảm, đất cho sản xuất nông
nghiệp sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến tính sẵn có và tính ổn định của nguồn cung
lương thực.
Ngày nay, việc đảm bảo an ninh lương thực, dù là theo nghĩa hẹp hay nghĩa
rộng, cho cả loài người đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia cũng như cho
cộng đồng thế giới. Nó địi hỏi sự nỗ lực của bản thân các quốc gia, đồng thời phải

có sự phối hợp, chung tay hành động giữa các quốc gia trong việc giải quyết các
vấn đề an ninh lương thực.
2. Tình hình an ninh lương thực trên thế giới
Đánh giá khái quát, trong vòng vài thập kỷ qua tình hình an ninh lương thực
trên thế giới đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên mức độ cải thiện của mỗi khu
vực là không giống nhau, và điều đáng quan ngại là thời gian gần đây đã xuất hiện
4
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


những dấu hiệu cho thấy sự xấu đi của an ninh lương thực. Những tiến bộ vượt bậc
trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những thành tựu đạt được từ cái gọi là “kỳ
tích liên hồn” giữa phân bón – cây trồng – tưới tiêu suốt hàng thập kỷ qua, đã góp
phần làm gia tăng nhanh chóng sản lượng lương thực trên thế giới. Trong vòng 4
thập kỷ, từ năm 1955- 1995, tổng sản lượng lương thực thế giới đã tăng 124%,
trong khi dân số thế giới chỉ tăng 105%. Xu hướng gia tăng sản lượng lương thực
tiếp tục kéo dài sang những năm đầu của thế kỷ 21 (Bảng 1).
Bảng 1. Sản lượng lương thực toàn thế giới
Đơn vị: Triệu tấn
Bình qn

2001

2004

2006

2007

Ước

tính
2008

1904,0

2106,9

2268,1

2011,8

2120,6

2180,0

Trong đó: châu Phi

98,8

116,6

127,8

142,7

133,1

...

Lương thực (loại có củ)


687,7

685,8

...

...

...

...

Trong đó: châu Phi

113,0

174,0

...

...

...

...

1989-1991
Lương thực có hạt


Nguồn: FAO (2008).

Cùng với sự gia tăng sản lượng lương thực, sự phát triển của thương mại
quốc tế nói chung, thương mại nơng nghiệp nói riêng, đã góp phần cải thiện phân
phối lương thực trên thị trường thế giới. Điều này kết hợp với thu nhập bình quân
của người dân tăng lên do tăng trưởng kinh tế đã khiến cho khả năng tiếp cận với
nguồn lương thực của người dân tốt lên đáng kể. Nhờ vậy mà số người nghèo đói
trên thế giới đã giảm đi rõ rệt. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong
vòng một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 đến 2005, số người nghèo trên thế giới đã
giảm từ 1,9 tỷ người xuống còn 1,4 tỷ người (tương ứng giảm tỷ lệ người nghèo từ
50% dân số thế giới năm 1981 xuống còn 25% dân số thế giới năm 2005), kéo
theo số người bị đói cũng giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, một vài năm gần đây đã xuất hiện những yếu tố biểu hiện tình
hình an ninh lương thực thế giới đang bị xấu đi, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay
thế giới thực sự lâm vào cái gọi là “cuộc khủng hoảng lương thực”. Trước tiên là
sự sụt giảm sản lượng lương thực thế giới. Sau khi sản lượng lương thực (loại có
hạt) tăng liên tục và đạt mức kỷ lục gần 2.300 triệu tấn vào năm 2004 thì những
năm sau đó lại sụt giảm, đến năm 2007 sản lượng chỉ còn hơn 2.100 triệu tấn
(Bảng 1). Năm 2007, bình quân lương thực đầu người (có hạt) tồn thế giới xấp xỉ
320 kg, riêng châu Phi chỉ có 140 kg. Trên thế giới, có tới 70 quốc gia và vùng
5
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


lãnh thổ sản lượng lương thực bình quân đầu người chỉ đạt dưới 100 kg. Sản lượng
lương thực bình quân đầu người của nhiều nước đang phát triển ngày một giảm sút
so với thời kỳ 1999-2001, năm 2003, có 20/47 nước, năm 2004 tăng lên 34/47
nước có số liệu.
Cùng với sự sụt giảm sản lượng, dự trữ lương thực của nhiều quốc gia cũng
giảm sút trong những năm qua (Bảng 2). Thực tế này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến

tính sẵn sàng và tính ổn định của nguồn cung lương thực.
Bảng 2. Dự trữ lúa gạo trên thế giới (cuối năm)
(Chỉ kể các quốc gia có dự trữ trên 500 nghìn tấn trong 4 năm gần đây)
Đơn vị: Nghìn tấn
Quốc gia

2000/01

2004/05

2005/06

2006/07

2007/08

Trung Quốc

97.350

38.931

36.915

35.915

37.317

Inđơnêsia


4.605

3.448

3.207

2.857

2.307

Thái Lan

2.247

2.312

3.594

2.479

2.486

Việt Nam

978

1.292

1.317


1.392

1.386

Ấn Độ

25.051

8.500

10.520

11.430

12.000

Iran

1.872

759

775

755

683

EU (gồm 27 nước)


888

1.138

1.183

1.271

1.115

Mỹ

887

1.211

1.370

1.266

691

Áchentina

211

617

612


558

618

1.171

1.746

1.114

564

354

355

431

515

182

25

Braxin
Ơxtrâylia

Nguồn: FAO (2008).

Nhân tố tiếp theo khiến cho cuộc khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng

là sự tăng vọt của giá cả lương thực từ năm 2006. Theo tính tốn của FAO, chỉ số
giá lương thực đến tháng 4/2008 đạt 218,2 điểm (tăng 54% so với cùng kỳ 2007),
trong đó ngũ cốc là 284 (tăng 92% so với cùng kỳ 2007), sữa là 266, thịt là 136,
dầu ăn và chất béo là 269. Giá gạo bình quân năm 2007 trên 300 USD/tấn nhưng
cuối tháng 4/2008 là gần 1.000 USD/tấn. Giá lúa mì tháng 3/3008 tăng 130% so
với cùng kỳ năm 2007, đạt gần 500 USD/tấn.

6
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


Bảng 2. Chỉ số giá lương thực thế giới1
Năm

Lương thựcthực phẩm

Thịt

Sữa

Ngũ cốc

Dầu ăn

Đường

2000

93


100

106

87

72

105

2001

95

100

117

89

72

111

2002

94

96


86

97

91

88

2003

102

105

105

101

105

91

2004

114

118

130


111

117

92

2005

117

121

145

106

109

127

2006

127

115

138

124


117

190

2007

157

121

247

172

174

129

Tháng 1/2008

197

126

281

239

250


154

Tháng 2/2008

217

130

278

282

273

173

Tháng 3/2008

220

133

276

284

285

169


Tháng 4/2008

218,2

136

266

284

269

164

Tháng 5/2008

217,5

145

265

273

269

163

Nguồn: FAO (2008).


Có thể thấy rõ hơn sự gia tăng đến chóng mặt của giá lương thực qua giá
xuất khẩu một số loại lương thực của một số quốc gia (Bảng ).
Bảng 3. Giá xuất khẩu một số loại lương thực của một số nước
Đơn vị: USD/tấn

Mỹ
Achentina
Thái Lan

Lúa mì
Ngơ
Lúa mì
Ngơ
Gạo trắng
Gạo (gẫy)

Tháng
7/2007
250
146
249
141
337
261

Tháng
3/2008
481
234
395

216
567
522

Tháng
4/2008
382
247
...
224
853
726

Tháng
5/2008
349
242
...
207
963
772

Nguồn: FAO (2008).

1

Chỉ số giá lương thực của FAO là giá trị trung bình của giá 6 mặt hàng cơ bản (thịt, sữa, ngũ
cốc, dầu ăn, chất béo và đường) chia cho số lượng xuất khẩu trung bình của một mặt hàng trong
giai đoạn 1998-2000.
7

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


Giá lương thực gia tăng trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn thế giới
đã khiến cho thu nhập thực tế của người dân, đặc biệt là người nghèo, sụt giảm
nghiêm trọng, và điều này khiến cho khả năng tiếp cận nguồn lương thực của
người nghèo vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.
Điều đáng quan ngại là có nhiều yếu tố ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến
sản lượng và giá cả lương thực, đáng chú ý là:
-Thứ nhất, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên thế giới đang giảm nhanh.
Theo FAO, mỗi năm thế giới mất đi từ 5-10 triệu ha đất nông nghiệp do đất bị
thối hóa; tính trong 30 năm qua, có trên 100 triệu ha bị thối hóa. Bên cạnh đó,
q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở các nước đang phát triển, nhất là ở châu Á,
đã phải sử dụng khơng ít diện tích tự nhiên, trong đó một tỷ lệ lớn là diện tích đất
nơng nghiệp, đất trồng cây lương thực. Ở Trung Quốc, 10 năm qua diện tích đất
canh tác giảm từ 1,95 tỷ mẫu cịn 1,82 tỷ mẫu; Bănglađét mỗi năm mất 80.000 ha
đất nông nghiệp (phần lớn là đất chất lượng tốt); Philippin, một thí dụ điển hình vì
việc giảm diện tích trồng lương thực xuống còn khoảng 60% so với những năm 80
của thế kỷ trước. Ở Việt Nam chúng ta, trong vòng 5 năm 2001-2005, đất nông
nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp là 366.440 ha (chiếm 3,89% đất
sản xuất nông nghiệp đang sử dụng).
-Thứ hai, từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ
nhảy vọt về khoa học và công nghệ, nhưng nhiều nước, nhiều vùng đã không chú ý
tới việc tiếp tục đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất lương thực
nói riêng. Nếu như những năm 60-70 của thế kỷ trước thế giới bước vào cuộc cách
mạng xanh (trong đó việc lai tạo thành cơng và đưa các giống mới của các loại cây
lương thực vào sản xuất đại trà), đã tạo nên những bước nhảy về sản lượng lương
thực, mà chủ yếu do tăng năng suất, thì nhiều năm gần đây khơng được chú ý đúng
mức khơng chỉ về giống, mà cịn về kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch.
Vì vậy, tốc độ tăng năng suất nông nghiệp thế giới ngày càng giảm: nếu như trong

thời kỳ 1950-1990, tốc độ tăng năng suất nơng nghiệp bình qn là 2,1%/năm, thì
trong giai đoạn 1990-2007 tốc độ chỉ tăng bình quân 1,2%/năm.
Đầu tư phát triển nơng nghiệp cũng khơng cịn là ưu tiên trong các chương
trình của cộng đồng tài trợ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ và hợp tác phát triển cho
các nước đang phát triển. Năm 2006, nguồn vốn vay dành cho phát triển nông
nghiệp chỉ chiếm 7% ngân sách WB, trong khi năm 1982 là 30%.
-Thứ ba, khí hậu trái đất đang có chiều hướng nóng lên, như hiện tượng
băng tan làm nước biển dâng lên dẫn đến diện tích trồng cây lương thực bị giảm,
thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường (lũ, lụt, bão, hạn hán...), gây nhiều thiệt hại
8
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


cho sản xuất nơng nghiệp (tăng thêm chi phí sản xuất, làm giảm năng suất cây
trồng, giảm sản lượng). Theo FAO, nhiệt độ trái đất tăng 1oC thì sản lượng lúa
giảm 10% (thời gian qua, nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu đã làm giảm sản lượng thu
hoạch từ 20%-40% ở nhiều khu vực thuộc châu Á, châu Phi, và Mỹ La tinh). Cũng
theo FAO, khoảng 3/4 gien của các loại cây nơng nghiệp, hàng trăm gien vật ni
có nguy cơ biến mất cũng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất nông nghiệp.
-Thứ tư, trong khi nguồn cung lương thực bị đe dọa thì nhu cầu lương thực
thế giới tiếp tục tăng nhanh do sức ép dân số và thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng,
đặc biệt do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại các nước mới nổi (Trung Quốc,
Ấn Độ, Braxin, Nga...). Theo Liên hợp quốc, dân số thế giới đã tăng từ 4,4 tỷ
người năm 1980 lên 6,7 tỷ người năm 2008 và dự kiến đạt khoảng 9 tỷ người vào
năm 2050. Hiện nay, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc là 170 triệu người, ở Ấn Độ
là 350 triệu người. Trong 10 năm qua, nhu cầu của người dân Trung Quốc về thịt
tăng 30%, trứng tăng 40%, sữa tăng 4 lần. Cơ cấu tiêu dùng chuyển dịch theo xu
hướng giảm ngũ cốc, tăng đạm đã “hấp thụ” một lượng lớn lương thực cho sản
xuất chăn ni (để có 1 kg thịt bị, cần 10 kg ngũ cốc).
- Thứ năm, nền kinh tế thế giới trong các thập niên qua nói chung đều tăng

trưởng, nhất là những năm đầu của thế kỷ 21, GDP toàn thế giới năm 2006 đã đạt
48.462 tỷ USD, gấp 1,52 lần năm 2000 (theo giá thực tế). Các nhu cầu về lương
thực không chỉ tăng do dân số tăng, mà còn do nhu cầu của các ngành kinh tế khác.
Đặc biệt, nhiều nước như Mỹ, Tây Âu, và cả Trung Quốc, tuy ở mức độ khác nhau,
đang thay năng lượng được khai thác từ dưới đất bằng năng lượng sinh học, sử
dụng nhiều lương thực (chủ yếu là ngô, lúa mì,...) để sản xuất nhiên liệu sạch
(ethanol và diesel sinh học). Mỹ dùng khoảng 18% ngũ cốc, 30% ngô (dự kiến
tăng lên 50%) để sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện nay, 15% quỹ đất nông nghiệp
ở Đức và Pháp, khoảng 20% đất trồng ngô tại Mỹ được dùng để sản xuất nhiên liệu
sinh học. Theo Liên hợp quốc, sản xuất nhiên liệu sinh học có thể làm tăng giá các
hạt có dầu và ngũ cốc 30%.
- Thứ sáu, thị trường nơng sản thế giới bị bóp méo vì chính sách trợ cấp
nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển. Theo OECD, hàng năm, Mỹ và
châu Âu trợ cấp 283 tỷ USD cho nơng nghiệp. Theo WB, chính sách trợ cấp này và
mức thuế quan cao trong nông nghiệp của các nước phát triển đã khiến các nước
đang phát triển mất khoảng 100 tỷ USD thu nhập hàng năm. Vì vậy, ngay từ vịng
đàm phán Urugoay (năm 1987), các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm các
nước xuất khẩu nông sản, đã thúc đẩy đàm phán tự do hóa nơng nghiệp. Dù vậy,
đàm phán nơng nghiệp tiến triển rất chậm, hiện là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến bế tắc của vịng đàm phán Đơha. Có ý kiến cho rằng bế tắc trong tự
9
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


do hóa nơng nghiệp dẫn đến thực tiễn thương mại xấu ở một số nước, làm tăng
mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng lương thực. Ví dụ, theo cam kết với WTO,
hàng năm Nhật Bản nhập khẩu gần 800.000 tấn gạo chỉ để cất trữ trong khi nhiều
nước không thể tiếp cận nguồn cung lương thực.
- Thứ bẩy, việc nhiều nước xuất khẩu lương thực, khởi đầu là Ấn Độ (cuối
năm 2007), và sau đó Ai Cập, Cămpuchia, Mêxicơ, Kadắctan…(q I/2008) hạn

chế xuất khẩu càng khiến giá lương thực tăng cao. Theo FAO, về tổng thể cungcầu gạo trên thế giới tương đối cân bằng (năm 2007, tổng cung gạo là 538 triệu tấn,
nhu cầu gạo là 435,7 triệu tấn). Gạo là lương thực chính cho hơn 3 tỷ người, nên là
mặt hàng rất nhạy cảm. Vì vậy, khi giá gạo bắt đầu tăng, nhiều nước kiểm soát giá
gạo và xuất khẩu gạo do lo ngại bất ổn trong nước, khiến các nước nhập khẩu gạo
ở Đông Á, Nam Á và châu Phi “hoảng hốt” tăng cường thu mua, tích trữ, lại càng
đẩy giá gạo lên rất cao.
- Ngoài ra, các cuộc chiến tranh, xung đột, nội chiến kéo dài dai dẳng ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự
ổn định của nguồn cung lương thực, tới sức khỏe cộng đồng trên quy mô rộng.
Theo số liệu của FAO, trong số 34 quốc gia phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp
về lương thực năm 2007 thì có tới 18 trường hợp nảy sinh từ những nguyên nhân
nêu trên.
3. Tác động của an ninh lương thực thế giới đến các quốc gia, dân tộc
Với cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đang diễn ra, cộng đồng thế giới
lo ngại rằng nó sẽ phá hỏng những thành quả trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo
mà thế giới, cũng như các quốc gia, phải mất hàng thập kỷ mới đạt được. Theo
FAO, so với cuộc khủng hoảng lương thực 1971-1973, cuộc khủng hoảng lần này
có phạm vi rộng hơn, mức độ nghiêm trọng hơn, với 37 nước chịu tác động trực
tiếp. Theo ước tính của FAO, năm 2006 thế giới có khoảng 854 triệu người sống
trong tình trạng nghèo đói (trong đó có 9 triệu người ở các nước cơng nghiệp, 25
triệu người ở các nước đang trong thời kỳ quá độ và 820 triệu người ở các nước
đang phát triển), đến năm 2007 có thêm 75 triệu người bị đói, và chỉ riêng 6 tháng
đầu năm 2008 đã có thêm 50 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, nâng tổng số
người bị đói trên thế giới lên gần 1 tỷ người. FAO cịn cho rằng, tình hình thậm chí
có thể xấu hơn nữa trong năm 2009, nâng số người bị đói thường trực trên thế giới
lên 1,5 tỷ người. Ngay tại châu Âu, một châu lục được cho là giàu có và sung túc,
vẫn có đến 43 triệu người có nguy cơ bị đói do khủng hoảng lương thực.
Cụ thể hơn, cuộc khủng hoảng lương thực có những tác động chủ yếu sau
đây đến tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của các quốc gia trên thế giới.
10

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


- Khủng hoảng lương thực, mà biểu hiện chính là giá lương thực tăng nhanh,
là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình lạm phát tồn cầu, ảnh
hưởng mạnh đến các nước chậm phát triển có tỷ trọng lương thực cao trong tiêu
dùng. Theo IMF, giá lương thực tăng gây ra khoảng 44% lạm phát toàn cầu (67%
lạm phát ở châu Á, 43% ở Trung Đông và châu Phi). Thành quả thực hiện mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ, nhất là trong xóa đói giảm nghèo đang bị thách thức gay
gắt. Theo WB, giá lương thực tăng 20% thì thêm có 100 triệu người quay lại mức
nghèo đói và giá lương thực tăng trong 3 năm qua khiến thành tựu giảm đói nghèo
bị đẩy lùi 7 năm, tỷ lệ đói nghèo trên thế giới tăng từ 3-5%. Hơn nữa, cuộc khủng
hoảng lần này có thể làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng (hiện đã là 2 tỷ người), nhất là
ở châu Phi và châu Á, tác động lâu dài đến nguồn nhân lực của các châu lục này.
- Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới có tác động nghiêm trọng đến tình
hình an ninh - chính trị của khơng ít nước. Giá lương thực tăng cao tác động trực
tiếp đến chất lượng sống của người dân, thậm chí là sự sống còn của người nghèo.
Khủng hoảng lương thực có thể dễ dàng thổi bùng bạo lực ở những nơi nghèo khó,
làm sâu sắc thêm xung đột bạo lực giữa các sắc tộc. Thậm chí ở nhiều nước đã xảy
ra bạo động, biểu tình như Haiiti, Camơrun, Xênêgan, Buốckina Phaxơ... Hơn nữa,
cuộc khủng hoảng cịn đào sâu hố ngăn cách giàu- nghèo, đẩy các nước chậm phát
triển lún sâu hơn vào vịng xốy đói nghèo và bất ổn.
Bên cạnh những tác động tiêu cực nêu trên, cuộc khủng hoảng lương thực
lần này cũng khiến cộng đồng thế giới và các quốc gia phải nhìn nhận lại nhiều vấn
đề liên quan đến tự do hóa nơng nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn, hay vấn đề đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp. Cụ thể là:
- Cuộc khủng hoảng lương thực tác động khá phức tạp và nhiều chiều đến
vịng đàm phán Đơha, nhất là đàm phán nông nghiệp. Một mặt, phần lớn các thành
viên WTO cho rằng việc sớm kết thúc vòng Đôha sẽ giúp giải quyết khủng hoảng

lương thực trong trung và dài hạn do: (i) việc hạ thấp hàng rào thuế và xóa bỏ trợ
cấp sẽ giúp ổn định giá lương thực trong dài hạn; (ii) việc xóa bỏ những méo mó
trong thương mại quốc tế sẽ giúp nguồn cung điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả
đối với sự thay đổi của nhu cầu lương thực. Mặt khác, có ý kiến cho rằng khủng
hoảng lương thực khiến các nước có quan điểm thận trọng hơn đối với tự do hóa
nơng nghiệp, thậm chí có thể quay lại chủ trương “tự cấp tự túc lương thực”. Tại
cuộc họp của WB hồi tháng 4/2008 với sự tham gia của 150 Bộ trưởng Nông
nghiệp, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp coi cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay là
một lý do biện minh cho bảo hộ nông nghiệp, và các nước nên tham khảo kinh
nghiệm Chương trình Nơng nghiệp chung châu Âu (CAP). Các tổ chức phi chính
11
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu


phủ (NGO) cho rằng vịng Đơha khơng thể giải quyết được cuộc khủng hoảng
lương thực vì khơng tạo động lực sản xuất, mà chỉ bảo vệ lợi ích của các tập đồn
đa quốc gia thay vì lợi ích của người nông dân, người sản xuất nhỏ...
Cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay tác động đến tiến trình đàm phán
nơng nghiệp trên hai khía cạnh. Thứ nhất, việc nhiều nước đang phát triển cắt giảm
thuế quan đối với nông sản nhằm bảo đảm an ninh lương thực có thể là tiền đề để
buộc các nước phát triển đáp ứng thực chất hơn các điều kiện trong đàm phán nông
nghiệp. Thứ hai, vấn đề rào cản xuất khẩu sẽ được đề cập trong vịng Đơha (Nhật
Bản và Thụy Sỹ đang tích cực thúc đẩy) có thể dẫn đến quy định mới của WTO
trong lĩnh vực này.
- Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới lần này với những tác động nặng nề
đã khiến cho cộng đồng thế giới cũng như các quốc gia đều nhận thấy cần dành vị
trí cao hơn cho nơng nghiệp trong chiến lược phát triển của mình và dành nhiều
nguồn lực hơn đầu tư cho nông nghiệp. Tổng Giám đốc FAO Jaques Diouf đã nhận
định rằng: "Đây là cơ hội vàng để thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển
nông nghiệp, nhất là ở các nước nghèo".

- Cuộc khủng hoảng lần này cũng có thể tạo động lực phát triển khoa học và
công nghệ trong nông nghiệp. Khủng hoảng lương thực thế giới 1971-1973 đã thúc
đẩy mạnh cách mạng “xanh”, cách mạng “trắng” ở các nước đang phát triển, giúp
tăng năng suất nông nghiệp. Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng
quốc tế cần phát triển một thế hệ công nghệ mới, tạo ra cuộc “cách mạng xanh lần
thứ 2”, nâng cao sản lượng nông nghiệp một cách bền vững với những thiệt hại
nhỏ nhất về môi trường.
4. Định hướng giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới
Các phần trình bày trên đây cho thấy rằng an ninh lương thực là vấn đề có
tính chất tồn cầu. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn
khủng hoảng lương thực hiện nay, tiến tới đảm bảo an ninh lương thực bền vững,
địi hỏi sự nỗ lực và đóng góp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Về nguyên tắc,
các giải pháp cần tập trung vào việc đảm bảo những nhân tố cấu thành của an ninh
lương thực, đó là: sự sẵn có và ổn định của nguồn cung lương thực; khả năng tiếp
cận với nguồn cung lương thực; và sự an toàn của nguồn cung lương thực. Cụ thể
trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp cần hướng tới việc tăng cung lương thực và
cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn lương thực của người dân trên toàn thế giới,
đặc biệt là ở những nước nghèo, những nước phải chịu tác động nghiêm trọng của
khủng hoảng lương thực.
12
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


- Thứ nhất, tăng cường đầu tư cho phát triển nơng nghiệp, trong đó quan
trọng là tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học
và cơng nghệ rộng khắp trên tồn thế giới từ khâu giống đến kỹ thuật trồng trọt,
thu hoạch và sau thu hoạch, đặc biệt nhấn mạnh hạn chế việc giảm diện tích đất
nơng nghiệp, và cải tạo nâng cao độ mầu mỡ của đất đai. Từ đó nâng cao năng suất
cây trồng, tăng sản lượng lương thực, hay nói cách khác là đưa thế giới bước vào
cuộc “Cách mạng xanh lần thứ 2”. Điều này cần có sự đầu tư rất lớn và liên tục

trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, mà ở đó năng suất thu hoạch
trên đất nông nghiệp thấp, với sự đầu tư của các nước phát triển, các nước có thu
nhập cao, và sự hợp tác, điều phối toàn cầu (vai trị này có thể thuộc về FAO).
Cộng đồng quốc tế cần tính tốn chuyển mục tiêu sử dụng ODA nhiều hơn vào các
dự án làm tăng độ mầu mỡ của đất nơng nghiệp nói chung, đất trồng cây lương
thực nói riêng.
Đảm bảo đầy đủ đầu vào, nhất là hạt giống và phân bón, cho các vụ mùa,
đặc biệt là cho các nông hộ nhỏ ở những nước nghèo. FAO, Quỹ quốc tế Phát triển
Nông nghiệp, các ngân hàng phát triển khu vực và WB có thể đẩy mạnh nỗ lực
này, thông qua hợp tác với các tổ chức xã hội phi chính phủ và các nhà tài trợ song
phương. Điều quan trọng khơng chỉ là tài chính, mà cịn là hệ thống phân phối
nhanh chóng. Bên cạnh đó, cần sáng tạo những phương thức quản lý rủi ro và bảo
hiểm mùa màng cho nông hộ nhỏ.
- Thứ hai, Mỹ và các nước châu Âu cần xem xét lại chính sách tăng cường
sử dụng nhiên liệu sinh học chiết xuất từ ngơ và hạt có dầu2. Các quốc gia này cần
tìm cách nâng nhiên liệu sinh học lên thế hệ thứ hai, sử dụng xenlulơ, có thể chiết
xuất từ mía. Cần giảm thuế nhập khẩu ethanol vào thị trường Mỹ và châu Âu, qua
đó có thể làm tăng sản xuất nhiêu liệu sinh học từ mía, sẽ khơng cạnh tranh trực
tiếp tới sản xuất lương thực, đồng thời tạo cơ hội cho các nước nghèo hơn như ở
châu Phi hay Mỹ Latinh.
- Thứ ba, tạo sự thơng thống, bình đẳng về thương mại quốc tế, đặc biệt là
về lương thực giữa các quốc gia. Một trong các biện pháp này là minh bạch hóa
thơng tin về sản xuất, thương mại, giá cả, dự trữ lương thực ở các quốc gia (nhất là
các quốc gia sản xuất nhiều lương thực, các quốc gia dự trữ nhiều lương thực và
các quốc gia sử dụng nhiều lương thực). Cần bãi bỏ việc cấm và hạn chế xuất khẩu
lương thực ở những quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực, nhằm tăng lượng
cung và hạ giá lương thực trên thị trường thế giới. Theo WB, Ấn Độ gần đây đã
2

Sản lượng ngô trên toàn cầu đã gia tăng trong 3 năm qua, nhưng chương trình chiết xuất

ethanol của Mỹ đã tiêu tốn 75% số gia tăng đó.
13
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu


nới lỏng hạn chế xuất khẩu, nhưng 28 nước khác vẫn cịn kiểm sốt xuất khẩu.
Hiện chỉ có 7% tổng sản lượng gạo toàn cầu được đưa ra thị trường, và nếu Nhật
Bản có thể cung cấp một phần kho dự trữ của mình vì mục đích nhân đạo, và
Trung Quốc bán 1 triệu tấn gạo, thì có thể ngay lập tức giảm giá gạo trên thị trường
thế giới. Lâu dài hơn, cần kết thúc vịng đàm phán Đơha để loại bỏ những biến
dạng thị trường do trợ cấp và thuế nông sản, để tạo ra một thị trường lương thực
tồn cầu linh hoạt, hiệu quả và cơng bằng hơn.
- Thứ tư, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào các doanh nghiệp nơng nghiệp để có
thể huy động khu vực tư nhân vào toàn bộ chuỗi giá trị: phát triển đất và nước bền
vững; chuỗi cung ứng; giảm lãng phí; cơ sở hạ tầng và hậu cần, giúp những nhà
sản xuất ở các nước đang phát triển đạt chuẩn an tồn lương thực; kết nối từ bán lẻ
tới nơng dân ở các nước đang phát triển; và hỗ trợ tài chính cho bn bán lương
thực. Điều này sẽ góp phần cải thiện hệ thống phân phối lương thực, nhất là ở
những nước nghèo, những nước sản xuất dư thừa lương thực nhưng người dân vẫn
khó khăn tiếp cận với nguồn cung lương thực.
- Thứ năm, cộng đồng quốc tế cần có hành động tập thể để hóa giải những
rủi ro toàn cầu. Những thách thức về năng lượng, lương thực và nước có mối liên
quan lẫn nhau, sẽ là những yếu tố thúc đẩy kinh tế và an ninh toàn cầu. Theo sáng
kiến của WB, các nước phát triển và đang phát triển cần nghiên cứu để cùng tạo ra
một kho “sản phẩm tồn cầu” theo mơ hình Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với
những quy định rõ ràng và minh bạch. Đây có thể sẽ là nguồn bảo hiểm cho người
nghèo nhất, nhằm cung cấp lương thực ở mức giá chấp nhận được.
Trước mắt, các tổ chức quốc tế cần dành một quỹ (khơng chỉ bằng tiền, mà
cịn bằng lương thực) nhất định và có sự thực thi nhanh chóng để góp phần như
một lực lượng “phản ứng nhanh” để cứu trợ cho các vùng bị khủng hoảng lương

thực nặng nề, đe dọa sinh mệnh của người dân thiếu lương thực. Theo EU, trong
nửa cuối năm 2009, thế giới cần 18 tỷ Euro để giúp 59 quốc gia chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu này, riêng các nước EU đã soạn thảo kế
hoạch giảm nhẹ tác động của khủng hoảng lương thực hiện nay bằng việc thành lập
quỹ trị giá 1 tỷ Euro (1,6 tỷ USD) để viện trợ lương thực, hỗ trợ tài chính cho sản
xuất lương thực, các biện pháp bảo đảm dinh dưỡng cũng như hệ thống dự trữ
khoản viện trợ nhân đạo. Hội nghị thượng đỉnh các nước G8 (họp tại Ôsaka tháng
6/2008) đã nhất trí thành lập hệ thống dự trữ lương thực, theo đó có một số kho dự
trữ lương thực và tung ra thị trường kịp thời để bình ổn giá lương thực khi cần
thiết. WB đã chuẩn bị một quỹ 1,2 tỷ USD để cung cấp nhanh nhằm giải quyết các
nhu cầu trước mắt từ cuộc khủng hoảng lương thực cho các nước đặc biệt rủi ro để
mua hạt giống, phân bón, cho các chương trình an sinh xã hội và hỗ trợ ngân sách.
14
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


Năm 2009, WB có kế hoạch sẽ tăng hỗ trợ cho nơng nghiệp và các hoạt động có
liên quan đến lương thực và thực phẩm từ 4 tỷ USD lên 6 tỷ USD... Đây là những
nỗ lực hết sức quan trọng để giúp thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực
hiện nay.
II. AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM

1. An ninh lương thực quốc gia
1.1. An ninh lương thực quốc gia (toàn dân tộc)
Trở lại với khái niệm an ninh lương thực do FAO đưa ra năm 1996: “An
ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều có
sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và
đủ dinh dưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lương thực của mình, đảm bảo
một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” (WFS, 1996). Như đã nêu, khái niệm an
ninh lương thực có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau. Phần A của

Chuyên đề này đã đề cập đến an ninh lương thực của cả loài người ở cấp độ tồn
cầu. Cịn ở cấp độ quốc gia, an ninh lương thực của toàn dân tộc được hiểu là ln
ln đảm bảo có sự cung cấp đầy đủ lương thực cho toàn dân tộc, đảm bảo trên
phạm vi toàn quốc khơng ai bị đói và mọi người đều được hưởng thụ cuộc sống
năng động và khỏe mạnh.
Để đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia thì quốc gia ấy phải đáp
ứng được những điều kiện cơ bản của an ninh lương thực nói chung, bao gồm: (1)
Sự sẵn có nguồn lương thực; (2) Sự tiếp cận với nguồn lương thực;(3) Sự ổn định
của nguồn cung lương thực; và (4) Sự an toàn, chất lượng của nguồn lương thực
cung ứng.
Theo quan điểm toàn diện về an ninh lương thực của mỗi quốc gia, vấn đề
không chỉ là sản xuất ra lượng lương thực để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của
người dân mà còn cần phải quan tâm đến cả ba vấn đề sau đây:
(1) Vấn đề sản xuất: Phải có đủ lương thực để cung cấp cho toàn xã hội
trong mọi hoàn cảnh, ở tất cả các vùng miền, địa phương trong cả nước, tại mọi
thời điểm.
(2) Vấn đề phân phối: Phải có hệ thống cung ứng lương thực đến tay người
tiêu dùng với mức giá mà cả người mua và người bán chấp nhận được.
(3) Vấn đề thu nhập: Phải tạo điều kiện để mọi người đều có việc làm, có thu
nhập để có đủ tiền mua lương thực đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình.

15
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu


1.2. An ninh lương thực ở Việt Nam
Từ vai trò đặc biệt quan trọng của an ninh lương thực đối với đời sống xã
hội, Việt Nam đã xác định đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là yếu tố quan
trọng, là nền tảng để ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế bền vững. Đại hội
Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: "Phát triển nơng nghiệp tồn diện hướng vào đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và
rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng". Đại hội Đảng lần thứ
X đã nêu: “Thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và kinh tế
nông thôn, chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh
tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở các quy trình sản xuất
đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; bảo đảm an
ninh lương thực; phát triển chăn nuôi quy mô lớn, an tồn dịch bệnh và bền vững
về mơi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nơng sản hàng hóa tập trung gắn với
việc chuyển giao công nghệ sản xuất”. Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu
của chương trình an ninh lương thực quốc gia là phát triển nhanh sản xuất nơng
nghiệp hàng hố theo xu hướng đa dạng và bền vững, tăng nhanh khối lượng lương
thực, thực phẩm và nâng cao thu nhập, đảm bảo cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi
có thể bảo đảm được số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm với yêu cầu
ngày càng cao, đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ, thể lực và trí
lực.
An ninh lương thực ở Việt Nam bao gồm ba nội dung chính: lương thực có
đủ, lương thực được cung cấp đều và mỗi gia đình có khả năng kinh tế để có lương
thực. An ninh lương thực là kết quả tổng hợp của sự phối hợp nhiều hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối. Để phấn đấu có an ninh lương
thực trong những năm vừa qua, Việt Nam tiến hành các biện pháp sau đây:
- Gia tăng sản lượng lương thực thông qua chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu cây trồng, cơ cấu giống trồng và cải tiến kỹ thuật trồng trọt.
- Giảm thất thoát lương thực trong thu hoạch và bảo quản thông qua cải tiến
công nghệ sau thu hoạch.
- Phát triển giao thông vận tải, nhất là ở nông thôn, tạo thuận lợi cho lưu
thơng và phát triển sản xuất lương thực hàng hố.
- Có kế hoạch và tổ chức dự trữ lương thực.
- Kế hoạch hố gia đình, tạo thêm việc làm, xố đói giảm nghèo để gia đình
nào cũng mua được lương thực.
- Sử dụng lương thực tiết kiệm.

16
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Trước tình trạng thiếu hụt lương thực đang gây xáo động tồn cầu, tình trạng
chao đảo của thị trường lương thực, thực phẩm đang diễn ra liên tục ở nhiều nước,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định rằng việc đảm bảo an ninh lương thực trong
tương lai hướng tới việc đảm bảo khả năng tiếp cận và có thu nhập đủ để mua
lương thực ở mọi vùng, mọi gia đình, trong mọi biến động thời tiết và thị trường.
Bên cạnh đó, chú ý tới các khía cạnh khác của an ninh lương thực như chất lượng
bữa ăn cân đối dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân.
2. Tình hình lương thực, thực phẩm ở Việt Nam
Từ năm 1988 đến nay, nhờ các chính sách đổi mới trong sản xuất nơng
nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc đều tăng mỗi năm, tốc độ tăng lương thực
cao hơn tốc độ tăng dân số khoảng 3 lần, do vậy bình quân lương thực đầu
người/năm đã tăng lên liên tục, ngay cả trong những năm thiên tai diễn ra nghiêm
trọng. Giá cả lương thực vẫn bình ổn, lương thực được phân phối cho các vùng khó
khăn một cách kịp thời, đảm bảo an ninh lương thực cho hầu hết nhân dân. Tuy
nhiên, trước những biến động về giá gạo những tháng đầu năm 2008, chúng ta
cũng bị ảnh hưởng theo xu thế chung của thế giới.
2.1. Tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm
Với những chủ trương và chính sách cụ thể đầu tư cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trong những năm
vừa qua Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản xuất
lương thực, thực phẩm (Bảng 4).
Bảng 4. Sản lượng cây lương thực qua các năm
Đơn vị: Triệu tấn
Năm


2004

2005

2006

2007

Sản lượng lúa

35,9

35,8

35,83

35,87

Cây lương thực khác

3,4

3,76

3,82

4,11

Tổng


39,3

39,56

39,65

39,98

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Sản lượng cây lương thực vẫn được giữ ổn định và tăng lên qua các năm,
không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, dự trữ quốc gia mà còn phục
vụ xuất khẩu. Sản xuất lúa đã dịch chuyển theo hướng giảm dần diện tích, tăng
17
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


năng suất và chất lượng gạo để phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất
khẩu. Tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu về sản lượng lương thực vẫn
được đảm bảo, một trong những giải pháp mà Việt Nam đang áp dụng là mở rộng
diện tích lúa lai. Áp dụng chiến lược tạo giống lúa lai có thời gian sinh trưởng từ
90 – 100 ngày để trồng trước và sau mùa lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên
cạnh đó, để tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, các tỉnh
trọng điểm lúa thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đầu tư mở rộng diện tích
trồng lúa chất lượng cao, áp dụng rộng rãi các chương trình phịng trừ dịch hại tổng
hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng (3 giảm gồm giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu; 3 tăng
gồm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả), nhờ đó mà chất lượng gạo của Việt
Nam đã được cải thiện đáng kể.
Nét mới trong sản xuất lương thực ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở sự

chuyển dịch cơ cấu sản lượng: tăng dần tỷ trọng ngô và các cây lương thực khác.
Điều này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp chế biến thức
ăn chăn nuôi, thay thế cho nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi quy
mô công nghiệp đang tăng nhanh, giảm gánh nặng về lương thực cho cây lúa.
Bên cạnh sự phát triển ổn định của sản xuất lúa gạo và các cây lương thực
khác, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đạt được những kết quả khả quan, cho dù
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong những năm vừa qua, ngành chăn
ni nước ta có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân 7-8%/năm. Giai đoạn
2001 – 2006, tổng sản lượng thịt hơi tăng bình quân 9,2%/năm. Cơ cấu và tốc độ
tăng trưởng trong chăn ni có sự chuyển biến tích cực, hướng về sản xuất hàng
hóa và xuất khẩu nhiều hơn. Chăn ni trâu, bị phục vụ cày kéo giảm, đàn bò thịt,
sữa tăng nhanh, tỷ lệ giống lai chiếm đáng kể trong tổng đàn. Cùng với các loại gia
súc truyền thống, các loại vật nuôi mang tính hàng hóa như: cừu, đà điểu, lợn
giống nạc, lợn sữa, ngan Pháp… tiếp tục phát triển. Nhờ đó, sản phẩm chăn nuôi
đã đa dạng hơn về chủng loại, chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đặc điểm nổi bật trong thời gian qua của ngành chăn nuôi là bên cạnh
phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại tập trung đã hình thành
và có xu hướng ngày càng phát triển. Một số địa phương đã có chủ trương, chính
sách cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại
chăn ni nói riêng. Điển hình là các tỉnh, thành phố như: Hải Phịng, Hà Tây, Hà
Nội, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2006, tồn quốc đã có
17.721 trang trại chăn ni, trong đó miền Bắc 6.313 trang trại, miền Nam 11.408
trang trại.
18
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


2.2. Tình hình lưu thơng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm
Những năm gần đây, Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về tất cả

các lĩnh vực từ sản xuất, dự trữ, tiêu dùng lương thực, khả năng tiếp cận lương
thực của người dân đến lưu thông, phân phối lương thực giữa các vùng, miền và
tới tay người tiêu dùng:
- Về tiêu dùng lương thực: Như đã nêu trên đây, do sản lượng lương thực
tăng nhanh hơn đáng kể tốc độ tăng dân số, nên sản lượng lương thực bình quân
đầu người của Việt Nam đã tăng liên tục. Ngay cả với những năm thiên tai diễn ra
nghiêm trọng, lương thực vẫn được phân phối cho những vùng khó khăn kịp thời,
đảm bảo an ninh lương thực cho hầu hết nhân dân.
Cùng với sự gia tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân Việt
Nam đang có xu hướng giảm xuống (Bảng 5). Trong khi đó, tỷ lệ thịt, cá, trái
cây… trong bữa ăn hàng ngày của người dân tăng lên. Người dân đã chú trọng hơn
đến chất lượng dinh dưỡng, độ an toàn của lương thực, thực phẩm, qua đó nâng
cao chất lượng cuộc sống tồn diện của mình.
Bảng 5. Tiêu dùng gạo bình qn đầu người mỗi năm
Đơn vị: Kg
Năm

1992

1998

2002

2004

Sản lượng gạo
tiêu dùng

155,6


149

126

124

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nơng nghiệp và Nông thôn.

- Về khả năng tiếp cận lương thực: Tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều
năm qua đã giúp cải thiện đáng kể thu nhập của người dân (Bảng 6). Thu nhập tăng
là điều kiện quan trọng hàng đầu để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với
nguồn lương thực, thực phẩm: chi tiêu nói chung và chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm nói riêng của người dẫn đã được cải thiện.
Bảng 6. Thu nhập bình quân đầu người
Đơn vị: USD/người/năm
Năm
Thu nhập bình quân đầu người

2004

2005

2006

2007

553

638


715

885

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

- Về lưu thông, phân phối lương thực: Thị trường lưu thông lương thực ngày
càng được mở rộng cả về quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo
19
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


lưu thông thuận lợi giữa các vùng, các khu vực, kể cả các vùng núi, vùng xa xơi
hẻo lánh, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và
từng địa phương.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực,
thực phẩm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, nhất là các thời kỳ giáp hạt,
thiên tai, thường xuyên đảm bảo dự trữ lưu thông và cung ứng kịp thời khi thiên
tai, mất mùa xảy ra. Hoạt động của hệ thống doanh nghiệp này đã góp phần bình
ổn giá lương thực, tránh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm phát triển, là đầu mối tập trung giao
lưu hàng hóa, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông lương thực, thực phẩm được
dễ dàng và kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó hệ thống siêu thị và các
trung tâm thương mại đang dần lớn mạnh, góp phần khơng nhỏ vào lưu thơng hàng
hóa, lương thực, thực phẩm. Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai
trung tâm thương mại, thì năm 2007 có khoảng 200 siêu thị và đại siêu thị, 32
trung tâm thương mại, hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi, gần 10.000 chợ (trong đó có
khoảng 6.790 chợ tại khu vực nơng thơn và 3.210 chợ tại khu vực thành thị), đã và
đang xây dựng hơn 150 chợ đầu mối buôn bán hàng nông sản cấp địa phương. Sự
phát triển nhanh và rộng khắp của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tạo

điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn lương thực, thực
phẩm, phục vụ đời sống bản thân, gia đình.
3. Những vấn đề cần giải quyết
Tình hình an ninh lương thực ở nước ta đã được cải thiện liên tục, tuy nhiên
vẫn còn nhiều mặt hạn chế và đang đứng trước khơng ít nguy cơ, thách thức.
Những vấn đề này nếu không được quan tâm giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
an ninh lương thực trên tất cả các khía cạnh: sự sẵn có và sự ổn định của nguồn
lương thực, khả năng tiếp cận với nguồn lương thực của người dân, và chất lượng
và sự an tồn của nguồn lương thực cung ứng.
3.1. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng
Trong những năm qua, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn
ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, thì diện tích đất nơng nghiệp cũng giảm đi
nhanh chóng do phải chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác (Bảng 7). Theo
ước tính của Bộ Tài ngun và Mơi trường, trong thời gian từ năm 2000 đến tháng
4/2008, đã có khoảng 500.000 ha đất canh tác được chuyển sang sử dụng cho mục
đích khác. Điều đáng nói là diện tích đất chuyển đổi phần lớn lại là đất canh tác
màu mỡ 2-3 vụ/năm, có thể cho năng suất và sản lượng lương thực, rau màu lớn.
Theo thống kê, 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong
20
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


những vùng canh tác trọng điểm, trong đó có 80% diện tích thuộc loại đất màu mỡ.
Đây là thực tế đáng buồn, bởi nếu làm một phép tính giản đơn với diện tích đất
màu mỡ bị thu hồi thì mỗi vụ lúa Việt Nam đã mất rất nhiều lúa.
Bảng 7. Diện tích trồng lúa qua các năm
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
Diện tích gieo trồng


2002

2003

2004

2005

2006

2007

7.504,3

7.452,2

7.445,3

7.326,4

7.325,5

7.201,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Các chun gia nơng nghiệp cho rằng, để có được những cánh đồng lúa hai
vụ/năm với năng suất 10 tấn/ha/năm phải trải qua quá trình diễn biến tự nhiên cộng
với sự lao động miệt mài của người nông dân. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là nhiều
diện tích đất nơng nghiệp sau khi bị thu hồi để chuyển mục đích sử dụng lại bị bỏ

hoang, trong khi khơng ít nơng dân bị mất kế sinh nhai do mất đất. Điều đáng nói
là việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác là đơn chiều, hầu như không thể
quay trở lại trồng lúa được nữa.
Việc thu hồi đất nơng nghiệp có tác động nhiều mặt, trong đó điều dễ nhận
thấy là sản lượng lương thực bị giảm đi ở nhiều vùng. Bên cạnh đó, một bộ phận
không nhỏ người nông dân bị mất đất trở nên khơng cịn kế sinh nhai, khơng có thu
nhập, thậm chí có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói. Cả hai tác động này đều ảnh
hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực.
3.2. Ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh
Những năm gần đây, Việt Nam đã phải chịu những hậu quả nghiêm trọng
của hiện tượng biến đổi khí hậu. Do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gần trung
tâm bão phía tây Thái Bình Dương, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu nhiều
loại thiên tai khác nhau như sương muối, lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và
hạn hán. Các nhà khoa học đánh giá Việt Nam là một trong năm quốc gia bị tác
động bởi biến đổi khí hậu tồi tệ nhất trên thế giới.
Biến đổi khí hầu tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế
Việt Nam từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… cho đến giao thơng, vận tải. Do
tình trạng thời tiết trở nên bất thường, khó dự báo hơn, nên hoạt động sản xuất
nông nghiệp là lĩnh vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
(Hộp 1).

21
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


Hộp 1: Tác động của biến đổi khí hậu
Trong những năm 1990, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra mỗi năm ước tính 2%
GDP. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khắc phục những hậu quả của biến đổi khí
hậu, xong trong hai năm trở lại đây, Việt Nam đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề
do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng cơn bão Damrey (bão số 7) năm 2005 đã làm khoàng

70 người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế gần 3.400 tỷ VND (tương đương 212,5 triệu USD).
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, trong năm 2006, thiên tai
đã làm 339 người thiệt mạng, 274 người mất tích, 2.065 người bị thương, 75.000 ngơi
nhà bị đổ, trôi… Ảnh hưởng đối với sản xuất do thiên tai gây ra trong năm 2006 ước tính
là 140.000 ha lúa bị ngập, trong đó có hơn 21.000 ha mất trắng; 122.000 ha hoa màu bị
ngập, gần 10.000 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hại; hơn 2.000 tàu thuyền bị chìm, hỏng;
gần 1,1 triệu m3 đất đá cơng trình bị sạt lở, bồi lấp. Tổng thiệt hại về kinh tế ước lên tới
khoảng 1,2 tỷ USD.
Những năm vừa qua chứng kiến nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường. Mưa đá
và lốc kèm theo gió mạnh kéo dài đã xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh và thành phố, làm sập
nhiều nhà cửa, cơng trình hạ tầng và tàn phá mùa màng. Một số sơng hồ lâm vào tình
trạng thiếu nước nghiêm trọng. Mùa khơ 2005 - 2006 lượng dịng chảy trên các sông,
suối và lượng nước trên các hồ chứa ở khu vực Bắc bộ rất thấp và có những thời điểm
mực nước hạ lưu sông Hồng đã xuống mức thấp nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.
Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết trở nên bất thường, khó dự báo hơn. Điển hình
là việc miền Bắc vừa trải qua một đợt rét đâm, rét hại kéo dài nhất trong nhiều năm qua.
Đợt rét kỷ lục kéo dài gần 40 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 vừa qua đã cho
thấy tác động khắc nghiệt của sự biến đổi khí hậu tới tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), đợt rét đậm này xảy ra đúng vào thời vụ cấy lúa xuân sớm và gieo
mạ xuân muộn nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất. Tổng hợp từ 16 tỉnh, thành
phố khu vực miền Bắc cho biết, có tới 53.000 ha lúa và trên 5.000 ha mạ bị chết rét. Cục
Chăn nuôi cũng cho biết, rét kéo dài đã làm cho nhiều gia súc bị chết. Những tỉnh có
nhiều trâu, bị chết do rét và đói thường tập trung ở các vùng cao, hộ nông dân nghèo,
chăn nuôi theo tập quán thả rông gia súc. Các tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất là Hà Giang
2.000 con, Sơn La 1.458 con, Lạng Sơn 1.000 con… Hiện nay, nông nghiệp, nông thôn
nước ta đang và sẽ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu.
Nguồn: VNEP, tháng 4/2008.

Các nhà khoa học cho rằng sự biến đổi khí hậu là một trong những ngun

nhân chính gây ra tình trạng xói mịn và rửa trơi đất, lượng mưa nhiều hơn, nhiệt
độ tăng làm hủy hoại cây trồng, làm xuất hiện và gia tăng các loại sâu hại, làm lây
lan dịch bệnh và sâu bệnh.
22
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


- Sự mất đất: Hiện tượng nóng lên tồn cầu làm mực nước biển dâng lên,
ước tính nếu khơng có giải pháp ứng phó có hiệu quả, sẽ có thể có khoảng 17-19
triệu người Việt Nam mất đất ở; một phần lớn đất trồng cũng sẽ có thể bị ngập
dưới mực nước biển. Là một quốc gia nông nghiệp, nhưng hầu hết nơng dân Việt
Nam rất ít đất canh tác, nhất là nông dân vùng ven biển. Do vậy, việc mất đi một
phần rất lớn quỹ đất trồng sẽ đặt Việt Nam trước những thách thức nghiêm trọng.
- Sự xói mịn và rửa trơi đất: Biến đổi khí hậu gây ra rối loạn chế độ mưa
nắng, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao… làm giảm
năng suất trồng trọt. Việt Nam có khoảng hơn 333 triệu ha đất tự nhiên, với 254
triệu ha đất dốc, nên nguy cơ thối hóa đất do xói mịn và rửa trôi rất lớn. Thực tế
cho thấy những năm gần đây, người dân Việt Nam đã đầu tư lớn các loại phân hóa
học cho 1 ha gieo trồng nhưng lại “quên” việc bổ sung các loại phân hữu cơ cho
đất. Việc sử dụng liên tục, liều lượng cao phân bón hóa học và ít phân hữu cơ đã
làm cho mơi trường đất bị chua hóa, làm cho diện tích đất nơng nghiệp màu mỡ bị
thối hóa.
Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, trong những
năm vừa qua nước ta cịn chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Điều này tác
động không nhỏ tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
Sản xuất lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,
rầy nâu… lây lan nhanh chóng ở nhiều địa phương, trong đó có nhiều diện tích
nhiễm bệnh nặng phải tiêu hủy. Ước tính, riêng thiệt hại do các loài sâu bọ và bệnh
hại lúa đã làm giảm sản lượng tới khoảng 200.000 tấn. Ngành chăn nuôi thời gian
qua cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những diễn biến phức tạp của dịch

bệnh như: dịch cúm gia cầm; dịch lở mồm, long móng trên gia súc; dịch tai xanh
trên đàn lợn…
Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh đã
khiến cho sản lượng lương thực và các sản phẩm nông nghiệp bị giảm đáng kê,
đồng thời thu nhập và cuộc sống của người nơng dân trở nên khó khăn hơn, vì vậy
ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực.
3.3. Sức ép về dân số, lao động, việc làm
Về cơ bản, nước ta “đất chật người đông”, với 73% dân số sống ở địa bàn
nông thôn, đất canh tác khơng nhiều, nếu tính theo bình qn đầu người thì thuộc
diện thấp nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số nhanh hơn
tốc độ tăng sản lượng lúa gạo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năng suất lúa có xu
hướng tăng chậm lại, chỉ cịn khoảng 1,23%/năm, trong khi đó sản lượng lúa sử
dụng cho tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 75 – 80% tổng sản lượng, cịn lại
23
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu


dành cho xuất khẩu và dự trữ quốc gia. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn và tỷ lệ dự trữ, tiêu dùng
gạo của nước ta tính đến 2007 chỉ còn 1 triệu tấn, chiếm 4,31%. Theo các chuyên
gia, mức sản lượng này chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu
người. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2024, nước ta sẽ vượt 100
triệu dân, đạt 100,5 triệu người. Với đà tăng dân số như vậy sẽ làm trầm trọng hóa
thêm những khó khăn trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập… qua đó
gây áp lực lên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Nơng thơn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung
cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Thế nhưng
tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường lao động tại
khu vực này chưa phát triển, còn phân mảng, phân tán và sơ khai. Bản thân lao
động nơng thơn chưa có cơ hội phát huy khả năng cống hiến của mình cho sự

nghiệp phát triển nơng thơn. Đây là thách thức lớn với chính lao động nơng thơn
cũng như các nhà hoạch định chính sách trước u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của lao động cả nước nói chung
và lao động nơng thơn nói riêng đã khơng ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn
còn sự cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa nam và
nữ, giữa các vùng lãnh thổ, giữa các vùng kinh tế. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã
đưa ra kết luận rằng, ở nơng thơn trình độ dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn
8,6 lần và nhân lực đã qua đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị.
Theo thống kê năm 2006, lao động nông thôn chiếm 74,4% tổng số lao động
cả nước và đạt tốc độ tăng trưởng 1,6%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng việc làm của
cả nước (2,3%) trong giai đoạn 1996 - 2006. Sự khác biệt này chính là do tác động
của luồng di cư lớn lao động nông thôn ra thành thị tìm việc. Vấn đề ở chỗ lao
động nơng thôn chiếm tới ba phần tư lao động của cả nước nhưng lại tập trung chủ
yếu trong ngành nông nghiệp năng suất thấp và đất canh tác đang đang bị thu hẹp.
Theo số liệu điều tra, sau khi bị mất đất, có tới 67% lao động nơng nghiệp vẫn giữ
ngun nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% thất nghiệp hoặc có
việc làm nhưng khơng ổn định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng 53%
số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây. Rõ ràng, đây là thách
thức lớn đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam vai trò của nơng
nghiệp có xu hướng giảm dần. Sự ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp trước
đây đã được chuyển hướng sang các ngành, các lĩnh vực khác. Nhận thức của phần
24
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


lớn các bậc cha mẹ, dù là nông dân, là khơng mong muốn con em mình theo đuổi
sản xuất nơng nghiệp, tuổi trẻ thì xem học ngành nơng nghiệp là khơng có tương
lai... Hệ quả là lĩnh vực nơng nghiệp đang mất dần nguồn lao động trẻ ở nông thôn

và cả nguồn nhân lực chất xám. Quá trình mất nguồn nhân lực chất xám này xảy ra
từ lâu. Bắt đầu bằng việc các trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp trong cả nước
chuyển sang đào tạo các lĩnh vực kinh tế, kế tốn, cơng nghệ thơng tin… vì khơng
thu hút được học sinh vào ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của các trường
đại học cũng không tuyển đủ sinh viên, hơn nữa phần lớn sinh viên tốt nghiệp
ngành này lại không làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc không trở lại vùng
nông thôn. Trong thời gian qua, mặc dù ngành nơng nghiệp và ngành giáo dục đào
tạo đã có cố gắng nhiều, nhưng bức tranh đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất
xám để phát triển nông nghiệp, nông thơn vẫn chưa có nhiều điểm sáng.
3.4. Hiện tượng đầu cơ và tình trạng thiếu thơng tin, thơng tin khơng minh bạch
trên thị trường lương thực
Có một thực tế lâu nay ít ai để ý là người dân Đồng bằng Sơng Cửu Long
mua gạo ngồi chợ với giá ln cao hơn giá gạo xuất khẩu. Đây là một vấn đề bất
cập được đặt ra cho các nhà quản lý. Thực tế cho thấy rằng, cơn sốt giá gạo mới
đây là hệ quả của việc các doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung lo xuất khẩu, cịn
tư thương thì mặc sức thao túng thị trường trong nước. Kênh phân phối nhiều tầng
nấc đã đẩy giá gạo nội địa lên cao hơn giá xuất khẩu. Lúa hàng hố của nơng dân
hiện nay từ đồng ruộng đến xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu: thương nhân nhỏchủ vựa lúa- nhà máy xây xát nguyên liệu- nhà máy lau bóng- doanh nghiệp xuất
khẩu. Lúa gạo sau khi qua tay các trung gian đã bị đẩy giá lên quá cao so với giá
mua tại ruộng của nông dân.
Cách đây vài tháng khi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước
rơi vào tình trạng “cạn kiệt hầu bao” do ngân hàng chậm giải ngân thì thậm chí các
nhà đầu tư chứng khốn đã nhận ra sự hấp dẫn của thị trường lúa gạo. Nhiều đơn vị
khơng có chức năng kinh doanh lương thực, thực phẩm cũng nhảy vào mua gạo,
thuê thêm các kho chứa hàng ở Đồng bằng Sơng Cửu Long để tích trữ gạo. Một số
thị trường bán lẻ gần như lệ thuộc vào 3 - 5 đầu mối cung cấp. Khi các đầu mối
này ghim hàng lập tức đã tạo nên cơn sốt giá. Sở dĩ họ có thể thao túng thị trường
gạo nội địa là vì các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước “bận lo” xuất
khẩu mà quên thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết họ
không cạnh tranh được với tư thương, nguyên nhân là do bản thân họ phải chịu 5%

thuế giá trị gia tăng khi thu mua lúa gạo nguyên liệu, còn tư thương thì khơng.

25
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu


×