Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.32 KB, 53 trang )








LUẬN VĂN:

Lạm phát và một số biện pháp
khắc phục lạm phát trên thế giới
và ở Việt Nam






Lời nói đầu

Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế
Việt Nam trong những thập niêm gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy
sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương
trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt
những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là
những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm khác trong
kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh
của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về
thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát
không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm
phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới


lao động. ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định,
cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên
cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu
sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của
thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hoá đều tăng cao và
sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ở nước ta lạm phát
diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến
tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền
kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội.
Bài viết này với đề tài: "Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên
thế giới và ở Việt Nam"



Phần I
Những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát

I. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng vốn có của nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là một hiện
tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó tồn tại ở cả những nước phát triển
và chậm phát triển, cả trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, suy thoái lẫn cả trong thời kỳ
hưng thịnh. Lạm phát ở một mức độ nhất định có thể là một biện pháp phát triển nền
kinh tế, làm tăng nhu cầu thúc đẩy các hướng đầu tư có lợi. Song khi lạm phát vượt qua
một thời gian nhất định thì nó trở thành một căn bệnh gây nhiều tác hại cho sự phát triển
kinh tế xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu về lạm phát có rất nhiều trường phái.
Theo C.Mác: Lạm phát là sự tràn đầy các kênh lưu thông những tờ giấy bạc thừa,

gây nên sự mất giá của đồng tiền và sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân.
Theo Samelson: lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên
được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy, lạm phát là
sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
Theo Friedman và những nhà kinh tế khác: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và
kéo dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ - lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm
phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng
sản phẩm quốc dân: nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế thường


được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: chỉ số giá tiêu dùng
hay chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất).
Chỉ số giá cả tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch
vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính:
I
P
=  i
p
. d
Trong đó:
I
P
: chỉ số giá cả của giỏ hàng
i
p
: chỉ số giá cả của từng loại hàng nhóm hàng trong giỏ
d : tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại nhóm hàng trong giỏ (với d=1)

Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Chỉ số bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực
chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác
động đến xu hướng giá cả hàng hoá thị trường.
Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự
biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
Công thức:
g
P
= ( Error! - 1 ) . 100
Trong đó:
g
P
: tỷ lệ lạm phát (%).
I
P
: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
I
P

- 1
: chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó.
Ví dụ:
Chỉ số giá cả của năm 1992 (so với năm 1982) là 300% (I
P
)
Chỉ số giá cả của năm 1991 (so với năm 1982)



Vậy, tỷ lệ lạm phát của năm 1992 là:
g
P
= ( Error! - 1 ) . 100 = 20%
2. Phân loại lạm phát
a. Theo khả năng định lượng.
Người ta thường chia lạm phát thành ba loại, tuỳ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát
như sau:
* Lạm phát một chữ số: là loại lạm phát nhỏ hơn 10% mỗi năm. Lạm phát ở mức
độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, biến động giá cả trong
nền kinh tế chưa gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế chính trị, xã hội hơn nữa tạo
động lực phát triển kinh tế, thông thường loại lạm phát một chữ số được xem là có thể
chấp nhận được.
* Lạm phát hai chữ số: khi giá cả bắt đầu tăng đến hai chữ số mỗi năm, lạm phát
trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập, loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ
gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
* Siêu lạm phát:
Ngoài lạm phát hai chữ số có thể còn một vài loại khác với các tên gọi như lạm
phát ba chữ số, lạm phát phi mã, tuỳ theo quan điểm của các nhà kinh tế. Tuy nhiên,
hai loại lạm phát này đều có nét giống nhau nhất định và hoàn toàn có thể đưa chúng
vào dạng siêu lạm phát vì siêu lạm phát bao gồm cả hai đặc trưng: rất cao và phi mã.
Lạm phát ở Đức năm 1922-1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm
phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt
hại nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
b. Theo khả năng định tính:
Lạm phát được gọi tên thêm các loại phổ biến sau:
* Lạm phát thuần tuý:
Lạm phát thuần tuý là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hoá tiêu dùng và hàng
hoá sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỷ lệ % trong một đơn vị thời gian. Đây là



trường hợp mà nhu cầu trên thực tế tăng cùng chiều và khá tương đồng với cung ứng
tiền thực tế.
L = Error!
* Lạm phát cân bằng và không cân bằng:
Thí dụ đơn giản sẽ giúp chúng ta hiểu về lạm phát cân bằng: giả định rằng
vào tháng 5 năm 1992, một công nhân Việt Nam với mức lương bình quân
400.000đ/tháng, trường hợp xem giá gạo là giá cả đại diện cho các loại giá khác trên thị
trường, với giá gạo là 2.000đ/kg.
1 tháng lương = 400.000đ mua được Error! = 200kg
Mức sống của người công nhân nói trên được đo bằng 200kg gạo.
Giả định tiếp: đúng một tháng sau, tháng 6/1992, giá gạo đã lạm phát 2%. Như vậy
qua một tháng, giá gạo đã tăng lên thành:
2.000đ/kg x 2% + 2.000đ = 2.040đ/kg
Có ba tình huống xảy ra:
Thứ nhất, nếu lương của người công nhân vẫn không tăng, vẫn 400.000đ/tháng.
Vào tháng 6, lương anh ta sẽ tương đương với:
Error! = 196,08kg gạo.
Như vậy, lạm phát trong tháng đã làm mất gần 4kg gạo của anh ta. Rõ ràng là anh
ta nghèo hơn một chút cuộc sống khó khăn hơn vì 196,08kg thì không thể nhiều bằng
200kg của tháng 5 trước đó.
Thứ hai, có thể Nhà nước tiên liệu được tình hình lạm phát, quyết định tăng lương
công nhân trong tháng 6. Cho rằng hoặc vô hình hoặc đôi khi được tính trước, tỷ lệ
lương bình quân là 2% một tháng. Lúc đó:
Lương tháng 6 của công nhân = 400.000 (1 + 0,02)
= 408.000đ/kg
Lương này mua được (với giá gạo 2.040đ/kg) = Error! = 200kg


Mức sống của người công nhân này so với tháng 5 không có gì khác nhau. Lương

vẫn được đảm bảo cho anh ta mua được ngần ấy hàng hoá (đại diện là 200kg gạo). Anh
ta không giàu hơn mà cũng không nghèo hơn so với tháng 5. Bởi vì, tuy lương tăng
được 8.000đ. Nhưng giá cả tăng lên vừa đủ phần tăng lương này.
Thứ ba: Nếu Nhà nước tăng lương công nhân hơi mạnh tay lên đến 107,1% so với
mức lương cũ.
Lương tháng 6 của công nhân = 400.000 x 107,1% = 428.400đ/tháng.
Đem tất cả lương này đi mua gạo, công nhân được:
Error! = 210kg gạo.
Lương tháng 5 chỉ mua được 200kg hàng hoá. Trong khi, sang tháng 6 lương đã
mua được đến 210kg hàng hoá. Anh ta giàu hơn tháng 5 là 10kg hàng hoá và rõ ràng là
cuộc sống của người này đã tốt hơn lên.
Trường hợp thứ hai được gọi là lạm phát cân bằng. Hai trường hợp thứ 1 và thứ 3
là không cân bằng. Như vậy, cân bằng ở đây là cân bằng so với thu nhập.
Kết luận: Lạm phát được gọi là cân bằng khi nó tăng tương ứng với thu nhập.
Nghĩa là sự tồn tại của lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ngược
lại, lạm phát không cân bằng khi nó tác động đến đời sống của người lao động nó làm
cho họ giầu hơn nếu tỷ lệ % tăng lạm phát thấp hơn tỷ lệ % tăng lương trong cùng thời
gian, làm cho mọi người nghèo hơn, vất vả hơn nếu tỷ lệ % của lạm phát cao hơn tỷ lệ
% tăng của thu nhập cũng trong giai đoạn ấy.
Lạm phát không cân bằng là loại xảy ra phổ biến nhất.
* Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường.
Khi lạm phát (thí dụ 8% năm), xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian đủ dài
(10 năm chẳng hạn), tâm lý và sự chờ đợi của nhân dân đã trở thành quán tính, người ta
đã quen dần với lạm phát. Năm thứ 11 hay 12 trở đi, việc nền kinh tế sẽ có lạm phát 8%
là chuyện bình thường và gần như được tin chắc, được đoán trước, được chờ đợi. Người
ta gọi là loại lạm phát dự đoán được.


Cũng có khi người ta có thể nhìn thấy trước về lạm phát và tin rằng nó sẽ xảy ra
bởi các nguyên nhân của nó đã bộc lộ đầy đủ và rõ ràng. Trong tình huống như vậy,

người ta cũng sẵn sàng chờ đợi, không bất ngờ với lạm phát.
Nhưng nếu lạm phát bùng ra thình lình, trước đó chưa hề có. Thí dụ như nền kinh
tế đã quá quen với lạm phát rất thấp, bỗng nhiên lạm phát vọt lên cao như Nhật Bản vào
năm 1979, 1980, tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi
được với lạm phát. Người ta gọi đây là lạm phát bất thường.
Lạm phát bất thường dễ gây sốc cho cuộc sống và mọi người. Bởi vì nhân dân
chưa chuẩn bị về mặt tâm lý và tiêu xài để sống thích hợp với việc tăng giá đột ngột.
* Lạm phát cao và lạm phát thấp.
Không thể đánh giá theo cách chủ quan của mình rằng đây là lạm phát cao, kia là
lạm phát thấp nếu không hiểu rõ tiêu chuẩn hoặc mốc để đánh giá. Bởi vì cao hay thấp
không đơn thuần chỉ dựa vào tỷ lệ % năm của nó.
Theo Smith và John Kenneth Galbraith, lạm phát được coi là cao khi tỷ lệ tăng
bình quân năm của giá cả lớn hơn mức tăng của thu nhập trong cùng thời gian. Ngược
lại, nó được gọi là thấp khi tỷ lệ tăng của nó từ nhỏ đến rất nhỏ. So với mức tăng của
thu nhập trong cùng một thời gian.
Như vậy, mốc hoặc tiêu chuẩn đánh giá lạm phát là cao hay thấp là tỷ lệ tăng của
thu nhập. Nếu ta liên hệ với phần lạm phát cân bằng và không cân bằng vừa nghiên cứu
thì tình huống thứ nhất được gọi là lạm phát cao. Tình huống thứ ba sẽ được gọi là lạm
phát thấp. Lạm phát cao đến rất cao khi nó làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó
khăn hơn bởi vì, thu nhập thì không tăng hoặc tăng một tỷ lệ rất ít trong khi giá cả mỗi
tháng một lên cao hơn. Lạm phát được coi là thấp đến rất thấp nếu nền kinh tế tuy vẫn
có lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát ấy là nhỏ đến rất nhỏ so với mức tăng của thu nhập.
Do đó đời sống của nhân dân vẫn tốt hơn, sung sướng hơn.
Trong tình huống thứ ba, chúng ta có mức tăng lạm phát là 2% tháng hay xấp xỉ
26,8%/năm. Nếu chỉ nhìn vào con số, người ta có thể gọi lạm phát như thế là cao. Tuy
nhiên, vì thu nhập trong thí dụ tăng 7,1%/tháng hay 127,73%/năm, cho nên lạm phát trở
thành rất thấp.


3. Nguyên nhân của lạm phát.

a. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
* Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển.
Căn cứ trên phương trình trao đổi:
MV = PY (1)
Các nhà kinh tế học cổ điển lập luận rằng:
Nếu gọi M
0
là cung ứng tiền tệ hiện có trong nền kinh tế vào thời điểm t=0.
V
0
, P
0
và Y
0
lần lượt là vận tốc vòng quay của tiền tệ sinh lợi tức, giá cả và sản
lượng tương ứng tại thời điểm nói trên.
Đến thời điểm t=1, cung ứng tiền sẽ là M
1
, vận tốc vòng quay tiền tệ, giá cả, sản
lượng sẽ là V
1
, P
1
, Y
1
.
Bởi vì cung ứng tiền ở mỗi thời điểm luôn luôn khác nhau dù ít hay nhiều
(M
1
M

0
), cho nên vận tốc vòng quay, giá cả, sản lượng cũng vậy. Ta cũng sẽ có V
1
V
0
,
P
1
P
0
và Y
1
Y
0
. Tạm chưa cần tìm hiểu M
1
, V
1
, P
1
và Y
1
sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn so
với M
0
, P
0
, V
0
và Y

0
. Vấn đề là khi chúng khác nhau, thì:
M
1
= M
0
+ g
M
M
0

V
1
= V
0
+ g
V
V
0

P
1
= P
0
+ g
P
P
0
Y
1

= Y
0
+ g
Y
Y
0

Với g
M
, g
V
, g
P
, g
Y
lần lượt là tỷ lệ thay đổi của mỗi đại lượng. Tuỳ theo tình hình
phần tăng lên có thể là âm hay dương vì tại thời điểm t=1 ta cũng có:
M
1
V
1
= P
1
Y
1
(2)
Cho nên khi thay đổi đại lượng ở phía trên vào ta có:
M
0
(1 + g

M
) x V
0
(1 + g
V
) = P
0
(1 + g
P
) x Y
0
(1 + g
Y
) (3)
Nhưng tại thời điểm t=0
M
0
V
0
= P
0
Y
0
(4)


Mà tỷ lệ tăng trên tổng tiền tệ và sản lượng giữa hai thời điểm t
0
và t
1

hoàn toàn có
thể phản ánh được:
Error! = Error! (5)
Do vậy, nó cũng có thể viết thành:
(1 + g
M
) (1 + g
V
) = (1 + g
P
) (1 + g
Y
) (6)
1 + g
V
+ g
M
+ g
M
g
V
= 1 + g
Y
+ g
P
+ g
P
g
Y


Vì M
V
= P
Y
nên:
g
M
+ g
V
= g
P
+ g
Y
(7)
Các nhà kinh tế học cổ điển diễn tả vắn tắt về phương trình (7) là vào bất kỳ thời
điểm nào của nền kinh tế khi so sánh với một thời điểm khác trước đó:
Tỷ lệ tăng trong;cung ứng tiền %
+
Tỷ lệ tăng trong;vận tốc lưu thông;tiền tệ %
=
Tỷ lệ lạm phát;%
+
Tỷ lệ tăng;của sản lượng

Họ xem đây là mấu chốt cơ bản để hiểu về mối quan hệ giữa hệ gia tăng trong
cung ứng tiền với lạm phát. Giả sử vào một thời điểm nào đó tỷ lệ thay đổi của sản
lượng và vận tốc lưu thông tiền tệ được xem là bằng không, lạm phát xảy ra khi và chỉ
khi cung ứng tiền gia tăng, chính quan điểm này đã được Friedman củng cố. Ông phân
biệt là không phải mọi trường hợp lạm phát xảy ra đều trực tiếp gây lên bởi sự tăng
cung ứng tiền. Nhiều trường hợp lạm phát bộc phát bởi nhiều tác nhân khác. Tuy nhiên

điều cần nói là đằng sau những tác nhân này luôn luôn có sự đóng góp, hoặc vô trách
nhiệm của chính sách tiền tệ. Cho nên có thể nói là mấu chốt vẫn ở chế độ cung ứng
tiền.
Đối với Friedman lạm phát được gây ra bởi một trong ba nguyên nhân đó là:
 Cung ứng tiền tăng nhanh.
 Chi phí đẩy giá cả lên cao.
 Lãi suất hạ, tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ tăng.
* Theo quan điểm của Keynes


Khi cung ứng tiền tăng từ 7.500 tỷ lên 8.000 tỷ, bản thân của sự tăng cung ứng tiền
về mặt ngắn hạn không ảnh hưởng đến các hàng số của phương trình (6) cho nên đường
IS không đổi. Tuy nhiên sự tăng nói trên lại tác động đến đường LM. LM dịch qua bên
phải và ứng với sự dịch chuyển này sản lượng tăng lên 12.000 tỷ VNĐ từ mức 11.000 tỷ
VNĐ.
Điều quan trọng thứ nhất là theo Keynes cung ứng tiền tăng chưa tác động trực
tiếp ngay đến giá cả mà tác động trước hết là sản lượng. Cung ứng tiền tăng làm sản
lượng tăng.
Bước tiếp theo là khi sản lượng tăng, nó làm tăng nhu cầu về tiền, nhu cầu về hàng
hoá nhập khẩu và nhu cầu về các loại hàng hoá khác kể cả tài sản. Hơn nữa, lãi suất họ
vì đường LM trượt dọc theo IS cũng là nhân tố làm cho chi phí cơ hội của việc giữ tiền
và tiêu tiền trở nên thấp hơn. Nhu cầu tăng làm đường tổng cầu trên thị trường hàng hoá
cũng phải dịch bên phải trượt dọc theo đường sản lượng IS đến giao điểm B'. Tại mức
giao điểm mới này giá cả trên thị trường hàng hoá đã tăng từ P
0
đến P
1
.
Sự tăng lên của cung ứng tiền chuyển hoá thành lạm phát thông qua sự kích thích
để tăng sản lượng danh nghĩa và tổng cầu. Đó là cách giải thích của Keynes. Ông đi xa

hơn khi cho rằng vào thời điểm đầu, LM thể hiện qua cung ứng tiền tệ thực tế sẽ bằng
Error!. Sự tăng của cung ứng tiền M
0
lên M
1
sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Ông lý
luận rằng vào ngay lúc đầu M
0
tăng lên nhanh M
1
trong lúc giá cả chưa biến động, vẫn ở
mức P
0
, sẽ làm cho LM thay đổi rất lớn. LM dịch chuyển lên tới LM'.


















Hình 1
Với LM' = Error! và sản lượng danh nghĩa đã vượt lên đến 12.000đ.
Khi sản lượng tăng nó thực sự kích thích tổng cầu tăng, giai đoạn hai bắt đầu. Giá
cả lên từ P
0
đến P'. Lạm phát đạt mức rất cao. Lúc này thương số M
1
/P' làm cho mức
cung tiền thực tế trở lên nhỏ hơn giai đoạn 1. P' càng lớn bao nhiêu cùng tiền tệ thực tế
lại càng nhỏ bấy nhiêu. Hiệu ứng ngược của lạm phát là nó bắt đầu làm giảm L. Khi L
giảm, đường LM dịch từ vì trí LM' về bên trái thành LM với LM
1
là hàm số của
Error!. Với sự dịch qua trái của đường LM, sản lượng đã tụt xuống 12.00đ. Do sản
lượng tụt tổng cầu giảm theo.
Và kết quả là giá hạ bớt từ P' xuống P
1
. Lạm phát thực sự từ hậu quả của việc tăng
cung ứng tiền từ M
0
lên M
1
là đoạn P
1
 P
0
.
A


B

K

IS

20

10

0

Lãi
su
ất

Sản lư
ợng
(tỷ VNĐ)
LM (
Error!

LM (
Error!

LM (
Error!

A '


B '

K '

YD
1
(M
1
>
M
)

P '

P
1

0

Giá c


Sản
lượng

(t
ỷ VN
Đ)

11.000


12.000

P
0

YD
0
(M
0
)
11.000

12.000



Keynes tổng kết phân tích của ông qua sáu điểm:
 Cung ứng tiền danh nghĩa tăng khi giá chưa thay đổi, làm cung ứng tiền thực tế
tăng.
 LM dịch chuyển quá mạnh qua phải, sản lượng tăng quá nhanh.
 Tổng cầu tăng gây ra lạm phát.
 Lạm phát làm cho mức cung ứng tiền thực tế nhỏ lại so với ban đầu.
 LM qua trái trở lại một ít, sản lượng tụt, tuy vẫn cao hơn mức khởi điểm.
 Giá cả từ đỉnh lạm phát xuống thấp hơn.
Do sự chuyển tiếp của việc tăng cung ứng tiền tệ qua tổng cầu (Aggreate demand)
để làm nên lạm phát, các nhà kinh tế học cổ điển còn gọi tên cách phân tích của Keynes
về lạm phát là lạm phát do cầu kéo.
* Quan điểm của các nhà kinh tế tiền tệ:
Nếu gọi M

S
là mức cung tiền danh nghĩa, P là giá cả bình quân và L là mức cung
ứng tiền thực tế thì:
L
S
= Error! (8)
Gọi M
1
là nhu cầu về tiền danh nghĩa thì L
D
sẽ là nhu cầu về tiền thực tế với:
L
D
= Error! (9)
Milton Friedman đặt tên cho khái niệm này vào thập niên 50. Và nhu cầu về tiền
thực tế trong nền kinh tế L
D
được xác định bởi:
L
D
= Error! = aY
b
(10)
Thị trường tiền tệ chỉ quân bình khi lượng cung về tiền thực tế là tương đương với
lượng cầu về tiền thực tế. Nghĩa là L
S
= L
D
= aY
b

. Vì a và b - theo Friedman là những
hằng số khá ổn định về mặt dài hạn nên thị trường chỉ cân bằng nếu L
S
và L
D
tăng gần
tương đương với mức tăng của Y. Do vậy khả năng ngược lại, là khi Y cố định về mặt
ngắn hạn, sự tăng cung tiền tệ M
S
sẽ chỉ được cân đối nếu có sự tăng tương ứng của cầu


tiền tệ danh nghĩa M
D
. Bởi vì thị trường tiền tệ luôn luôn có xu hướng quay về cân
bằng, ở vị trí mà:
Error! = Error! = aY
b
(11)
Nếu Y không đổi a và b không đổi, M
S
tăng khi một trong 3 trường hợp xảy ra:

- M
D
phải tăng tương ứng để tạo thế cân bằng.
- P phải tăng.
- M
D
và P cùng tăng.

Vì M
D
thường là cố định vào những khi M
S
tăng đột ngột, cho nên chỉ có trường
hợp 2 là diễn biến một cách phổ biến nhất. Giá cả phải tăng để tạo thế cân bằng trên thị
trường tiền tệ. Nếu M
D
hoàn toàn không tăng, phần tăng của giá được giải thích như
sau:
Gọi M
S
là tỷ lệ tăng của cung ứng tiền
P là tỷ lệ tăng của giá cả.
Thì để thị trường toàn bộ cân bằng như cũ khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng, ta
phải có:
Error! = Error! (12)
hay: Error! = Error! (13)
Vì ở thời điểm cũ, thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá quân bình. Nghĩa là:
Error! = Error! cho nên:
Error! = 1 hay M
S
= P
Kết luận: Khi Y không đổi và M
D
tức nhu cầu về tiền danh nghĩa của nhân dân
tạm ổn định, bất cứ tỷ lệ % tăng nào của cung ứng tiền danh nghĩa sẽ tạo ra đúng tỷ lệ %
tăng ấy về giá cả.
Tuy nhiên chúng ta thừa hiểu rằng nhu cầu về tiền, lãi suất, sản lượng rất nhạy
cảm với chính sách tiền tệ, cho nên khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng, có thể sản lượng



chưa thay đổi kịp. Nhưng lãi suất và do đó nhu cầu về tiền danh nghĩa sẽ biến động
ngay. Bởi thế phương trình (13) được viết thành:
Error! = Error! (1 + M
D
)
Error! = 1 + M
D

1 + M
S
= 1 + P + P M
D
+ M
D

P = Error! (14)
Về mặt thực tiễn khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng một tỷ lệ là M
S
, nó sẽ gây ra
lạm phát với tỷ lệ chính thức là bằng tỷ lệ tăng cung cung ứng tiền danh nghĩa trừ đi tỷ
lệ tăng của nhu cầu tiền danh nghĩa chia cho tổng của 1 cộng với tỷ lệ tăng trong nhu
cầu về tiền danh nghĩa.
Rõ ràng là nhu cầu về tiền danh nghĩa có tăng hay là không mọi sự tăng lên của
cung ứng tiền danh nghĩa - về mặt ngắn hạn - đều nhanh chóng gây ra lạm phát. Về mặt
dài hạn, khi sản lượng đã phần nào được mở rộng theo cung ứng tiền thì sự chuyển tiếp
từ sản lượng qua gia tăng tổng cầu trên thị trường hàng hoá tiếp tục là bay tay gây ra
lạm phát theo quan điểm của Keynes. Dù trực tiếp hay gián tiếp ngắn hạn hay dài hạn,
cung ứng tiền tăng là lý do thường thấy nhất của vấn đề lạm phát.

b. Do Chính phủ theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát:
* Lạm phát chi phí đẩy:
Ngay cả khi sản lượng đạt mức tiềm năng nhưng vẫn có thể xảy ra lạm phát ở
nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao. Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện
đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản
lượng tăng thêm thất nghiệp nên cũng gọi là "lạm phát đình trệ".
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản: xăng, dầu,
điện, là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy
tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả lại tăng lên và sản lượng giảm xuống. Giá cả sản
phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân như thiên tai, chiến
tranh, biến động chính trị kinh tế.


Lạm phát chi phí cũng có thể là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm
thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao. Nó xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc
do các công nhân đòi lương cao hơn gây nên.
Lúc đầu nền kinh tế ở tại điểm 1. Giả định công nhân đòi tăng lương do họ muốn
tăng lương thực tế hoặc do họ dự đoán lạm phát sẽ lên cao nên đòi tăng lương để khớp
với mức lạm phát. ảnh hưởng của việc tăng đó tương tự một cú sốc cung tiêu cực làm
đường tổng cung di chuyển vào đến AS
2
:













Hình 2
Nếu chính sách tài chính tiền tệ không thay đổi thì nền kinh tế chuyển tới điểm 1'
sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên trong khi giá cả tăng lên. Khi đó do
sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, các nhà hoạch địch chính sách sẽ thực hiện chính sách
nhằm tăng cường tổng cầu đến AD
2
, quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm tại
điểm 2 và mức giá cả P
2
. Nếu việc tăng tương lai tiếp tục thì đường tổng cung lại di
chuyển vào đến AS
2
thất nghiệp lại phát triển khi chuyển đến điểm 2' , các chính sách
năng động lại được sử dụng để di chuyển đường tổng cầu đến AD
3
và đưa nền kinh tế
P
4
P

Y

Y
n
Y'
P

3
P
2
P
1
4

3 '

2

1

2 '

1 '

AS
4
AS
3
AS
2
AS
1
AD
1
AD
2
AD

3
AD
4
3



trở lại tình hình công ăn việc làm đầy đủ với mức giá cả P
3
. Nếu quá trình này tiếp tục
thì kết quả là tăng của mức giá cả, nghĩa là gây ra việc lạm phát. Nếu lạm phát cầu kéo
đi liền với thời kỳ mà thất nghiệp thấp hơn mức tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát chi phí đẩy
lại đi liền với những thời kỳ mà thất nghiệp cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Khi lạm phát
cầu kéo gây nên do tỷ lệ lạm phát cao hơn thì lạm phát dự tính cuối cùng sẽ tăng lên làm
cho công nhân đòi tăng lương, nên tiền lương thực tế của họ không giảm xuống. Vì vậy
cuối cùng lạm phát cầu kéo có thể gây nên lạm phát chi phí đẩy.
* Lạm phát cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã
đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Điều này được minh hoạ trong hình vẽ 2. Trong thực tế
khi xẩy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và
khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng giới hạn của mức cung hàng
hoá. Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng
cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được trong thị trường lao động đã đạt được
cân bằng.







Hình 3
Hình trên cho thấy, khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn nên
khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD
1
), giá cả tăng nhanh từ P
0
đến
P
1
.
c. Thâm hụt ngân sách Nhà nước và lạm phát.
Chính phủ có thể trang trải thâm hụt ngân sách bằng cách bán trái khoán cho công
chúng hoặc tạo ra tiền tệ (in tiền). Bán trái khoán cho công chúng không có ảnh hưởng
P
1
P

Y

P
0
0

E
1
E
0
AD
0
AD

1
AS



trực tiếp đến cơ sở tiền tệ và do đó đến cung tiền tệ, vì vậy nó sẽ không ảnh hưởng rõ
ràng đến tổng cầu và sẽ có lạm phát. Tạo ra tiền tệ ảnh hưởng đến tổng cầu và có thể
gây ra lạm phát, thâm hụt ngân sách được trang trải bằng in tiền sẽ gây ra lạm phát nếu
ngân sách thâm hụt thâm hụt trong một thời kỳ khá dài. Trong thời kỳ đầu nếu thâm hụt
được trang trải bằng tạo ra tiền tệ thì cung tiền sẽ tăng làm cho đường cầu dịch sang
phải và mức giá cả tăng lên. Nếu thâm hụt ngân sách vẫn xảy ra trong thời kỳ sau, cung
tiền tệ sẽ lại tăng lên và đường tổng cầu lại di chuyển sang phải làm mức giá cả tăng
lên. Hơn nữa khi thâm hụt còn dai dẳng và Chính phủ phải in tiền để trang trải thâm hụt
đó thì quá trình này sẽ tiếp tục và đưa đến lạm phát kéo dài.
Tuy nhiên nếu là thâm hụt tạm thời thì nó sẽ không gây nên lạm phát trong thời kỳ
thâm hụt xảy ra, tiền tệ sẽ tăng lên để trang trải thâm hụt. Việc di chuyển ra của đường
cầu sẽ làm mức giá cả tăng lên, trong thời kỳ sau không còn thâm hụt thì không còn nhu
cầu in tiền nữa. Đường tổng cầu sẽ không di chuyển nữa, mức giá cả sẽ không tiếp tục
tăng. Như vậy sự tăng lên một đợt trong cung tiền tệ do thâm hụt tạm thời chỉ gây nên
sự tăng lên một đợt trong mức giá cả và lạm phát không mở rộng.
Mặc dù kết quả là lạm phát nhưng Chính phủ vẫn thường xuyên trang trải ngân
sách bằng cách tạo thêm tiền. Nếu các nước đang phát triển bị thâm hụt ngân sách, họ
không thể trang trải bằng cách phát hành trái khoán do không có một thị trường vốn
phát triển nên phải dùng đến cách in tiền. Kết quả là khi bị thâm hụt nghiêm trọng so
với GNP của họ thì cung tiền tệ tăng trưởng với tỷ lệ cao và gây nên lạm phát. Ngược
lại với những nước phát triển đặc biệt là Mỹ do có một thị trường chứng khoán Nhà
nước phát triển tốt nên có thể phát hành nhiều trái khoán để tài trợ thâm hụt. Tuy nhiên
thâm hụt tại Mỹ không có nguy cơ lạm phát bởi Fed có thể có mục tiêu ngăn chặn lãi
suất cao. Khi Chính phủ phát hành trái khoán để tài trợ thâm hụt có thể gây nên áp lực
với lãi suất. Khi đó Fed có thể mua trái khoán để nâng giá trái khoán và ngăn chặn lãi

suất tăng, kết quả là cung tiền tăng và gây phát sinh lạm phát.
d. Tỷ giá hối đoái và lạm phát:
Lạm phát ở Đức (1921-1923), Bolivia năm 1985, Brazil và Argentine những năm
đầu thập niên 90 cho đến gần đây, Việt Nam (1989-1992) lúc đầu là do nguyên nhân thứ
nhất: lạm phát do cầu kéo. Giữa giai đoạn lạm phát khi mà đồng tiền nội tệ xuống giá


mức quá nhanh so với ngoại tệ thì bắt đầu xuất hiện tâm lý kéo giá hàng hoá tăng lên
theo tỷ lệ tăng giá của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Tỷ giá hối đoái thực sự quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hoá xuất và nhập khẩu.
Do đó, nó gắn bó trực tiếp với tất cả các loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường. Tỷ
giá giữa tiền nội tệ và tiền nước ngoài càng tăng lên, hàng hoá càng lên giá và giá hàng
lên càng kéo tỷ giá lên nhanh hơn, kinh tế càng lạm phát.
Một số nền kinh tế đang phát triển cũng có trường hợp này. Nói cho cùng mối liên
quan giữa lạm phát và tỷ giá có thể quy về nguyên nhân thứ nhất là sự gia tăng của cung
ứng tiền. Tuy nhiên các nhà kinh tế khắp các nước vẫn thừa nhận rằng có vai trò tâm lý
trong khuynh hướng kéo giá cả hàng hoá tăng lên theo tỷ giá trong khi lạm phát đã thực
sự hình thành. Khuynh hướng đó rất đặc trưng ở khu vực xuất nhập khẩu. Khu vực này
chi phối mạnh mẽ tình hình sản xuất, chi phí và giá cả các khu vực còn lại trong nền
kinh tế, nhất là ở các nước phát triển hướng ngoại. Nên khi khu vực xuất nhập khẩu lên
giá hàng hoá của họ theo tỷ giá, những giá cả còn lại đồng loạt lên giá theo.
Nhìn chung, có thể nói rằng nếu phân tích chi tiết lạm phát xảy ra do 3 nguyên
nhân: cầu kéo, chi phí đẩy và tỷ giá hối đoái gây ra. Tuy nhiên 2 nguyên nhân sau sẽ
không có cơ sở bộc phát nếu cung ứng tiền danh nghĩa không gia tăng (hoặc không chạy
theo nhu cầu về tiền danh nghĩa) bởi sự lên giá hàng hoá, lao động và ngoại tệ. Chính
cung ứng tiền đã gián tiếp là cơ sở cho 2 nguyên nhân sau vì nếu cung ứng tiền danh
nghĩa không tăng nhanh, nếu ngân hàng trung ương quản lý chặt việc phát hành tiền ra
trong lúc giá lao động, dầu mỏ, ngoại tệ lên.
Sự thắt chặt chắc chắn sẽ dẫn đến mức giảm sức mua nhanh chóng, giảm cầu, sản
lượng sụt, thất nghiệp tăng, giá lao động hạ trở lại và quá trình lạm phát sẽ bị kìm hãm.

Dĩ nhiên tình huống này đòi hỏi phải trả giá để ngăn chặn lạm phát. Nhưng điều rõ ràng
ở đây là thậm chí khi cung ứng tiền không là tác nhân trực tiếp gây ra lạm phát ở cả hai
trường hợp, thì nó vẫn là tác nhân gián tiếp. Hơn nữa, nó hoàn toàn có khả năng hình
thành phòng tuyến để giữ cho giá cả hạ trở lại. Vì những lý do đó, cuối cùng chính sách
tiền tệ là nguyên nhân đích thực của lạm phát.


e. Do những nguyên nhân khác.
Tình hình chính trị trong nước, ảnh hưởng của tình hình kinh tế trên thế giới, tâm
lý người dân trong nước,
II. Những tác động của lạm phát.
1. Lạm phát và lãi suất thị trường:
Tác động đầu tiên của lạm phát nên đời sống kinh tế là nó làm thay đổi lãi suất. Vì lãi
suất ngày nay tác động nhiều mặt đến thu nhập, tiêu dùng và đầu tư cho nên thông qua lãi
suất, lạm phát tác động nhiều mặt đến thu nhập, tiêu dùng và đầu tư; lạm phát có tác động
đến nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế vĩ mô và vi mô.
Để giữ cho tài sản nợ, tài sản có có hiệu quả không đổi, hệ thống ngân hàng sẽ
luôn cố gắng giữ cho lãi suất thực tế ổn định. Nhưng, vì lãi suất thực tế = lãi suất danh
nghĩa - tỷ lệ lạm phát.
Nên nếu muốn cho lãi suất thực tế không đổi thì lãi suất danh nghĩa phải tăng cùng
với tỷ lệ lạm phát. Khi các ngân hàng và hệ thống tài chính tăng lãi suất danh nghĩa theo
lạm phát, hậu quả mà nền kinh tế phải gánh lấy là suy thoái và thất nghiệp tăng. Về mặt
lâu dài, sự cân bằng trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ kéo cả lạm phát và lãi
suất xuống khi không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Nhưng cái giá phải trả
là tiềm năng sản xuất bị lãng phí, số việc làm giảm và đời sống nhân dân thêm khó
khăn.
2. Lạm phát và thu nhập thực tế.
Lạm phát tăng cao làm giảm thu nhập thực tế của người lao động, giảm giá trị của
tài sản không sinh lãi. Có lạm phát không cân bằng, lạm phát làm giảm giá trị của
những tài sản sinh lãi.

Giả sử ta có 1.000.000đ cho vay (gửi ngân hàng, mua trái phiếu Chính phủ) với i =
10%/năm, tổng số thuế thu nhập 30%.
Giả sử tỷ lệ lạm phát = 0  lãi suất thực tế = 10%, thuế thu nhập từ tiền lãi là 10%
x 1.000.000đ = 100.000đ, thu nhập thực tế sau thuế là:


100.000đ - 30% x 100.000đ = 70.000đ
Giả sử tỷ lệ lạm phát = 10% khi đó:
 Lãi suất danh nghĩa 20%, thu nhập danh nghĩa từ tiền lãi là 200.000đ, thuế thu
nhập = 30% x 200.000đ = 60.000đ, thu nhập danh nghĩa sau thuế 200.000đ-60.000đ =
140.000đ  thu nhập thực tế sau thuế = 140.000đ - 10% x 1.000.000đ = 40.000đ.
 Lãi suất thực tế 10%  thu nhập thực 100.000đ, thuế thu nhập 30% x 100.000đ
= 30.000đ  thu nhập thực sau thuế là 70.000đ.
Bởi vì mức thuế thì được ấn định cho cả năm hoặc nhiều năm nên trong thời gian
ngắn nó rất khó điều chỉnh, trong khi lạm phát có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Vì vậy,
vô hình chung, khi lạm phát xảy ra càng chất thêm gánh nặng thuế thu nhập và các loại
thuế khác lên người bạn. Kết quả là lạm phát càng cao, thu nhập thực tế của nhân dân
càng giảm, đời sống của họ khó khăn hơn ngay cả khi lãi suất và tiền lương được điều
chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
3. Lạm phát và phân phối thu nhập.
Lạm phát gây ra tình trạng phân phối thu nhập không bình đẳng trong xã hội. Ví
dụ: ta có 1.000.000đ cho vay:
+ Lạm phát dự tính là 10%, i = 20%, thì sang năm ta rút về được 1.000.000đ +
1.000.000đ x 20% = 1.200.000đ, mua hàng hoá với giá như năm trước là 1.100.000đ do
đó lãi 100.000đ.
+ Lạm phát dự toán là 30%, i = 20%, người cho vay bị thiệt 100.000đ, người đi
vay mua hàng hoá được 100.000đ.
Thông thường đối tượng đi vay là các nhà doanh nghiệp, thành phần cho vay cuối
cùng là nhân dân với các khoản tiền tiết kiệm nhỏ bé của họ. Lạm phát làm cho các nhà
kinh doanh có được phần thu nhập tăng thêm do thiệt hại của các thành phần nhân dân

nghèo. Đời sống nhân dân lao động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Những người thừa tiền và giàu có thì sao? Lạm phát bất thường kéo họ vào thị
trường đầu cơ tài sản và hàng hoá. Trong khi người dân không có tiền để mua sắm hàng
hoá tiêu dùng cho một tháng thì những người thừa tiền và giàu có có thể mua hàng núi


hàng hoá để tích trữ, chờ giá lên tung ra bán. Chính sự đầu cơ này càng làm cho cung
hàng hoá khan hiếm một cách giả tạo và giá cả càng lên cơn sốt. Cuối cùng là nhân dân
lao động không mua nổi ngay cả hàng tiêu dùng cần thiết để sống trong khi những kẻ
đầu cơ bán ra hàng hoá với giá rất cao và càng trở lên giàu có hơn.
Lạm phát như thế có thể dẫn đến rối loạn kinh tế và làm cho hố ngăn cách giàu
nghèo lại càng mở to hơn. Quá trình phân phối lại thu nhập do lạm phát thường là
không hợp lý và làm tăng thêm sự bất bình đẳng.
4. Tác động khác của lạm phát:
Làm tăng khoản nợ quốc gia, biến động kinh tế xã hội, gây ra tâm lý bất ổn định
trong nhân dân,
III. Những biện pháp kìm chế và khắc phục lam phát.
Để đấu tranh chống hiện tượng lạm phát, người ta có thể tác động vào quan hệ
cung cầu, vào chi phí và các phản ứng tâm lý. Tác động vào quan hệ cung cầu: muốn
chống lạm phát phải quản lý cầu, để cân đối tiền hàng trong nền kinh tế thường được
thực hiện bằng việc tăng cung (khuyến khích sản xuất, khuyến khích cạnh tranh, tăng
tốc độ tăng trưởng của sản xuất, ) hoặc điều tiết khống chế cầu, hoặc đồng thời cả hai
biện pháp đó. Song việc tăng cung rất khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian dài, trong
khi lạm phát luôn ở trạng thái động và luôn tạo ra hiện tượng cầu ngày càng lớn hơn
cung, do đó biện pháp có tính khả thi nhanh chóng là khống chế và điều tiết cầu. Khống
chế và điều tiết cầu bằng cách giảm chi ngân sách, thắt chặt tín dụng, tăng thuế, khuyến
khích tiết kiệm.
Tác động vào chi phí: thực hiện việc đa dạng hoá các nguồn cung ứng vật tư, tiết
kiệm nguyên liệu, thực hiện việc kiểm soát giá cả và tiền lương.
Tác động vào tâm lý: thông tin đầy đủ cho nhân dân về giá cả và chất lượng hàng

hoá, công bố các biện pháp tác động của ngân hàng và Chính phủ.
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phức tạp, đa nhân tố và luôn ở trạng thái động. Do
các biện pháp chống lạm phát phải là một hệ thống đồng bộ bao gồm các biện pháp về
kinh tế hành chính, tâm lý, các biện pháp cấp bách và lâu dài.


phần II
những vấn đề về lạm phát trong
các nước trên thế giới

I. Tình hình lạm phát đã xảy ra của một số nước trên thế giới.
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong thế
kỷ XX này, nhưng cũng đồng thời thế kỷ XX đã xuất hiện những cuộc lạm phát điển
hình mà xã hội loài người đã phải đối đầu.
1. Lạm phát ở các nước Châu Mỹ Latinh:
Những đợt có lạm phát lớn nhất là những thời kỳ siêu lạm phát, Chilê đã có siêu
lạm phát vào những giai đoạn cuối của Chính phủ Agienle trong cuối những năm 1970
và mức lạm phát của Bolivia đã lên tới 11.000% vào năm 1985. Quả là những thời kỳ
lạm phát run người.
Đồ thị đã phác hoạ tỷ lệ lạm phát bình quân của một nhóm nước Châu Mỹ Latinh
trong thời kỳ 10 năm (1980-1990) đối lại với mức tăng trưởng tiền tệ bình quân cũng
trong thời kỳ đó. Đồ thị chứng minh rằng lạm phát cao tại những nước đó nói chung là
đi liền với mức tăng trưởng tiền tệ cao.














Hình 3



Người ta tin một cách phổ biến rằng có một cái gì đó về cơ cấu trong nền kinh tế
Châu Mỹ Latinh (Liên đoàn lao động chiến đấu, hệ thống chính trị) không ổn định gây
lên lạm phát cao. Thực tế lạm phát ở Châu Mỹ Latinh là đa dạng: một số nước Châu Mỹ
Latinh như Hondura, có tỷ lệ lạm phát bình quân năm dưới 10% trong thời kỳ đó, trong
khi tại các nước khác như Argentine, Brazin, Peru, tỷ lệ lạm phát là trên 200%. Tỷ lệ
lạm phát ở các nước Châu Mỹ Latinh đổi lại với mức tăng trưởng cung tiền tệ cho thấy
là những nước có tỷ lệ lạm phát rất cao cũng có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất. Chứng cứ về
các nước Châu Mỹ Latinh cũng như các nước khác trên thế giới dường như bảo vệ cho
ý kiến rằng: lạm phát cực kỳ cao là kết quả của tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Tuy nhiên
cũng lưu ý rằng ta đang nhìn vào một chứng cứ rút gọn, nó chỉ nhằm vào mối tương
quan giữa hai biến số: tăng trưởng tiền tệ và tỷ lệ lạm phát. Lạm phát gây nên tăng
trưởng cung tiền tệ hoặc một nhân tố thứ ba thúc đẩy cả tăng trưởng tiền tệ và lạm phát.
Ta có thể nhìn vào những giai đoạn lịch sử mà lúc đó mức tăng trưởng tiền tệ tăng
lên thể hiện là một sự kiện ngoại sinh, do vậy một tỷ lệ lạm phát cho một thời kỳ kéo
dài đi tiếp theo sau mức tăng của tăng trưởng tiền tệ sẽ cho ta biết tăng trưởng tiền tệ
cao là một động lực đằng sau lạm phát.
2. Siêu lạm phát của Đức 1921 - 1923:
Đức đã thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế bị tàn phá nặng lề
với mức sản lượng thấp và nguồn thu thấp từ thuế, đã gia tăng thêm bởi những khoản
bồi thường mà Đức phải nộp cho các nước thắng trận. Lạm phát đã bùng ra ngay sau khi

chiến tranh chấm dứt. Rồi đến quân đội Pháp chiếm đóng vùng Ruhr (3-1923) làm nảy
ra cuộc "kháng cự thụ động" cũng là yếu tố làm cho đồng tiền của Đức mất giá nhanh.
Chỉ trong vài tháng đồng Mác của Đức đã mất toàn bộ giá trị trên thị trường hối đoái.
Từ 1921 đồng Mác không còn được dùng làm tiền dự trữ có giá trị, cuối năm 1922
mở ra giai đoạn 2. Đồng Mác không còn là đơn vị đo lường giá trị, đồng Đôla đang dần
chiếm vị trí của đồng Mác trước đây. Đồng Mác chỉ còn giữ lại phần nào chức năng tối
thiểu làm trung gian trong việc trao đổi.
Cuối cùng năm 1922 người ta không tính bằng đồng Mác mà căn cứ vào số lượng
vật chất của hàng hoá, đến tháng 8-1923 chẳng còn ai nghĩ đến chuyện đầu tư góp vốn,

×