Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

Chính sách đa văn hóa australia vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa cư dân bản địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 341 trang )

i

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA
VẤN ĐỀ BÀO TỒN VÀ PHÁT TRIÊN VĂN HÓA CƯ DÂN BẢN ĐỊA


ii


iii

TRẦN CAO BỘI NGỌC

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA
VẤN ĐỀ BÀO TỒN VÀ PHÁT TRIÊN VĂN HÓA CƯ DÂN BẢN ĐỊA
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


iv

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
CƯ DÂN BẢN ĐỊA

TRẦN CAO BỘI NGỌC

.



Bản tiếng Việt © NXB ĐHQG-HCM và Tác giả.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa
có sự đồng ý của Tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!


v

LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam và Australia là hai quốc gia mà trong
những thập kỷ gần đây, mối quan hệ trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục ngày càng
được đẩy mạnh và phát triển tốt đẹp với mục tiêu vì hịa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu đó phù hợp với sự phát
triển chung của thế giới vì lợi ích chung của hai nước và
cộng đồng của các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập đó, nhu cầu tìm
hiểu về đất nước, lịch sử, con người và văn hóa của
cộng đồng cư dân Australia ngày càng trở nên cấp thiết
đối với người Việt Nam ở trong nước và ngay ở đất
nước Australia. Để đáp ứng nhu cầu đó, Bộ môn
Australia học thuộc Khoa Đông phương học đã ra đời
nhằm giảng dạy và nghiên cứu về Australia học, đào tạo
sinh viên Việt Nam làm việc trong các cơ quan hữu
quan của hai nước.Ngành Australia học ở Việt Nam ra
đời chưa lâu, nguồn tài liệu giảng dạy và nghiên cứu
còn hạn chế. Trong hồn cảnh khó khăn đó, Khoa Đơng

phương học trong những thập niên qua đã có nhiều cố
gắng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu, tiến hành biên soạn các tài liệu, giáo trình


vi

giảng dạy các môn học khác nhau về Australia học, đã
tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc tế và trong
nước để chia sẻ thông tin khoa học và quan điểm với
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Cuốn sách: “Chính sách đa văn hóa Australia –
vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa cư dân bản
địa” là một chuyên khảo khoa học của TS. Trần Cao
Bội Ngọc đề cập đến những cơ sở lý thuyết và hướng
tiếp cận nghiên cứu nhân học văn hóa, giới thiệu tổng
quan về nước Australia và cộng đồng cư dân bản địa;
giới thiệu bức tranh toàn cảnh về hoạt động sinh kế, tập
qn sinh sống, tín ngưỡng và lễ hội, ngơn ngữ và nghệ
thuật, tổ chưc xã hội của cộng động cư dân bản địa
Australia. Cuốn sách cũng giới thiệu bối cảnh ra đời và
nội dung của chính sách đa văn hóa của chính phủ
Australia và tác động của nó đến đời sống mn mặt
của văn hóa cư dân bản địa và đặt ra những vấn đề cấp
thiết trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa của họ –
một cộng đồng cư dân có mặt sớm nhất ở nước
Australia mà trong q khứ đã chịu đựng những thiệt
thịi và bất cơng do chính sách đồng hóa trong lịch sử
Australia trước đây nhằm đưa cộng đồng cư dân này hội
nhập và phát triển trong một quốc gia đa chủng tộc, đa

tộc người và đa nền văn hóa.
Là một chuyên khảo khoa học, cuốn sách chứa
đựng những nội dung khoa học và thông tin phong
phú, cập nhật, có những quan điểm khoa học rất có
thể được nhiều người chia sẻ.


vii

Với tư cách là người đã từng tham gia giảng dạy
mơn Nhân học, văn hóa, xã hội Australia từ những
ngày đầu, tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách của đồng
nghiệp với đông đảo sinh viên ngành Australia học và
cùng bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
TP. HCM ngày 05 tháng 4 năm 2016
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia TP.HCM


viii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, quan hệ Việt Nam
- Australia ngày càng đẩy mạnh, nhu cầu của người Việt
Nam tìm hiểu về văn hóa Australia trong đó có cộng
đồng cư dân bản địa ngày càng cấp thiết. Lâu nay, ở
Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về lịch sử
và văn hóa Australia, nhưng tiếp cận nghiên cứu nhân
học về cộng đồng cư dân bản địa chưa được quan tâm

đúng mức. Do vậy, cuốn sách này như là cơng trình
nghiên cứu cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về
diện mạo đời sống văn hóa cũng như xã hội truyền
thống của cư dân bản địa ở Australia và sự biến đổi của
nó qua các thời kỳ lịch sử, nhất là sau thập niên 70 của
thế kỷ XX dưới tác động của chính sách đa văn hóa
nhằm góp phần nào vào việc phác họa và làm sống lại
bức tranh văn hóa sống động, đặc sắc của một nền văn
hóa tưởng chừng như đã bị mất đi, và của một cộng
đồng cư dân còn lại với số lượng khơng nhiều do chính
sách diệt chủng gây nên.
Văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của cộng
đồng cư dân bản địa Australia đã từng tồn tại trong một
thời gian dài trong lịch sử. Nhưng từ khi thực dân Anh


ix

xâm lược và tiến hành chính sách diệt tộc (genocid),
chính sách phân biệt chủng tộc và chính sách đồng hóa
đã làm cho văn hóa của cộng đồng thổ dân bị mai một,
bị đồng hóa, và đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc
văn hóa dân tộc.
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX với sự ra đời của
chính sách đa văn hóa của Chính phủ Australia đã góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát
triển văn hóa của cư dân bản địa. Tuy nhiên, vì nhiều lý
do chủ quan và khách quan, việc bảo tồn và phát triển
văn hóa cư dân bản địa Australia cũng gặp phải những
khó khăn thách đố mà nhà nước Australia cũng như

cộng đồng cư dân bản địa phải đối mặt giải quyết. Từ
những lí do nêu trên, mục đích nghiên cứu của cuốn
sách này là mong muốn mang đến cho độc giả một
lượng thông tin khoa học về cộng đồng cư dân bản địa
nói chung, văn hóa truyền thống và sự biến đổi của nó
trong lịch sử cho đến hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ
thực hiện chính sách đa văn hóa cho bạn đọc Việt Nam,
nhất là sinh viên ngành Australia học của Khoa Đơng
phương học.
Bên cạnh đó, từ việc tiếp cận một số lý thuyết nhân
học văn hóa vào nghiên cứu văn hóa cư dân bản địa, tác
giả hướng đến khắc họa một diện mạo và bản sắc truyền
thống của văn hóa cư dân bản địa – một di sản văn hóa
đặc sắc của nhân loại.


x

Cuối cùng, trọng tâm của cuốn sách này là tìm
hiểu chính sách đa văn hóa của Chính phủ Australia
và tác động của nó đến việc bảo tồn và phát triển văn
hóa cư dân bản địa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam về chính sách bảo tồn và phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng cư dân bản
địa Australia đều mang nội dung liên quan đến nhân
học, dân tộc học, khảo cổ học, địa lý, môi trường, tơn
giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, … vì vậy cần sử dụng các
phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó sử dụng
chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của nhân học.

Để thực hiện cộng trình nghiên cứu này, tác giả
kế thừa, phân tích và tổng hợp những nguồn tài liệu
thứ cấp đáng tin cậy trong các cơng trình nghiên cứu
của các học giả Việt Nam và nước ngoài. Liên quan
đến văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa Australia
từ truyền thống đến hiện đại, có thể kể đến nhiều các
cơng trình nghiên cứu có giá trị khoa học mà mục tiêu
của cuốn sách đã đề ra. Những cơng trình nghiên cứu
này tập trung vào ba chủ đề chính như sau: (1)
Những cơng trình giới thiệu chung nhất về nước
Australia và cộng đồng cư dân bản địa; (2) Những
cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành tộc người,
thành phần và sự phân bổ tộc người Australia, văn
hóa truyền thống của cộng đồng cư dân bản địa
Australia và (3) Những cơng trình nghiên cứu về


xi

chính sách đa văn hóa và tác động của nó khơng chỉ
đến sự biến đổi văn hóa cư dân bản địa mà còn đến
việc bảo tồn và phát triển văn hóa cư dân bản địa.
Từ việc tổng kết lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy
những cơng trình nghiên cứu về các dân tộc bản địa
Australia được giới thiệu khá nhiều. Tuy nhiên, việc
trình bày một cách chi tiết về từng nhóm tộc người riêng
ở Australia với sự khác biệt về văn hóa và ngơn ngữ ít
được đề cập. Lý do đơn giản, cộng đồng cư dân bản địa
khi thực dân Anh có mặt (1788) ước tính là 750.000
người (có tài liệu cho là 300.000) và cho đến 2001 chỉ

còn khoảng 460.000 người (theo lần thăm dò gần nhất
vào ngày 30/6/2011 do Phòng thống kê Australia thực
hiện, số lượng cư dân bản địa Australia là 669.736
người). Để phục vụ cho chính sách dân tộc của thực dân
Anh, các học giả chỉ quan tâm giới thiệu tổng quan về
cộng đồng cư dân bản địa. Về sau này số lượng cư dân
của cộng đồng bản địa bị giảm sút do chính sách diệt
tộc, chính sách đồng hóa văn hóa dẫn đến việc văn hóa
của họ cũng chịu ảnh hưởng và thay đổi.
Việc nghiên cứu cộng đồng cư dân bản địa một
cách chi tiết với sự đa dạng văn hóa của nó là việc làm
hết sức khó khăn, mà chính kết quả nghiên cứu của các
học giả đi trước cũng thừa nhận điều đó. Chính vì vậy,
hạn chế trên đây cũng là hạn chế của tác giả khi khơng
có điều kiện để nghiên cứu điền dã ở tất cả các cộng


xii

đồng có sự cư trú phân tán và trải rộng ở nhiều bang của
nước Australia hiện nay.
Trong điều kiện khó khăn trên, cuốn sách chỉ giới
hạn giới thiệu bức tranh tổng quan nhất về cộng đồng cư
dân bản địa, về diện mạo và bản sắc văn hóa truyền
thống của họ cũng như sự biến đổi dưới tác động của
chính sách thực dân Anh qua các thời kỳ, đặc biệt là tác
động của chính sách đa văn hóa của Chính phủ
Australia đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa cư
dân bản địa.
Cuối cùng, để hồn thành cơng trình nghiên cứu

này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tích cực và đầy tâm
huyết của PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp và PGS.TS.
Nguyễn Đức Lộc. Xin ghi nhận nơi đây lòng biết ơn
chân thành.
Chắc chắn rằng cuốn sách này cịn nhiều điều thiếu
sót. Tác giả xin chân thành cám ơn những chỉ bảo, góp
ý của quý vị tiền bối và đồng nghiệp xa gần.
Trần Cao Bội Ngọc
Trường Đại học KHXH&NV
– Đại học Quốc gia TP.HCM


xiii

MỤC LỤC
Lời giới thiệu .............................................................................v
Lời nói đầu............................................................................. viii
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG
TIẾP CẬN VĂN HÓA DƯỚI GÓC
ĐỘ NHÂN HỌC .................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................1
1.1.1. Khái niệm văn hóa theo quan điểm nhân học............1
1.1.2. Động thái và những giá trị truyền thống
và hiện đại trong văn hóa ............................................4
1.1.3. Khái niệm tiếp biến văn hóa ........................................6
1.1.4. Khái niệm các loại hình kinh tế - văn hóa ..................9
1.1.5. Khái niệm đa văn hóa hay thuyết đa văn hóa ......... 12
1.2. Những hướng tiếp cận lý thuyết dưới góc độ
nhân học văn hóa ............................................................ 14
1.2.1. Tiến hóa luận của Tylor và Tân tiến

hóa luận của White ................................................. 14
1.2.2. Chức năng luận ...................................................... 18
1.2.3. Tương đối luận văn hóa ......................................... 21
Chương 2. AUSTRALIA VÀ CỘNG ĐỒNG
CƯ DÂN BẢN ĐỊA ......................................... 30
2.1. Tổng quan về địa lý và dân cư ...................................... 30
2.2. Theo dòng lịch sử............................................................ 35
2.3. Cộng đồng cư dân bản địa .............................................. 44


xiv
Chương 3. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ................................ 86
3.1. Săn bắt, hái lượm và đánh bắt ........................................ 87
3.2. Quản lý đất đai, kinh nghiệm bảo vệ nguồn
sống của động vật hoang dại và thuần hóa
động vật ........................................................................... 98
3.3. Trao đổi sản vật .............................................................. 99
3.4. Công cụ sản xuất và phương tiện đi lại ....................... 102
Chương 4. TẬP QUÁN SINH SỐNG ............................. 106
4.1. Nhà ở và không gian cư trú .......................................... 107
4.2. Y phục và trang sức ..................................................... 108
4.3. Ăn uống ......................................................................... 110
4.4. Thuốc và điều trị bệnh .................................................. 122
Chương 5. TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI ........................ 126
5.1. Tín ngưỡng .................................................................... 126
5.2. Lễ hội ............................................................................ 136
Chương 6. NGÔN NGỮ VÀ NGHỆ THUẬT ............... 142
6.1. Ngôn ngữ ....................................................................... 143
6.1.1. Ngôn ngữ cử chỉ và biểu tượng .............................. 143
6.1.2. Lịch sử truyền khẩu ................................................. 149

6.2. Nghệ thuật .................................................................... .151
6.2.1. Nghệ thuật trên đá ................................................... 154
6.2.2. Nghệ thuật trên vỏ cây ............................................ 165
6.2.3. Nghệ thuật X-ray ..................................................... 171
Chương 7. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG
ĐỒNG CƯ DÂN BẢN ĐỊA ......................... 177
7.1. Các bộ lạc và thị tộc ...................................................... 178
7.2. Gia đình và giáo dục trẻ em ........................................ 185


xv
Chương 8. CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN BẢN
ĐỊA TRONG BỐI CẢNH
CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA................. 194
8.1. Chính sách đa văn hóa của chính phủ Australia ......... 194
8.1.1. Bối cảnh sự ra đời của chính sách đa văn hóa .... 194
8.1.2. Những nội dung cơ bản của chính sách
đa văn hóa .................................................................. 197
8.2. Tác động của chính sách đa văn hóa đối với
cộng đồng cư dân bản địa ............................................ 200
8.2.1. Tác động của chính sách đa văn hóa đối
với chính trị .............................................................. 201
8.2.2. Tác động của chính sách đa văn hóa
Australia đối với đất đai ......................................... 202
8.2.3. Tác động của chính sách đa văn hóa đối
với văn hố - giáo dục............................................. 206
8.3. Cơng cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa cư
dân bản địa ..................................................................... 215
8.3.1. Đời sống xã hội và văn hóa cộng đồng ................. 215
8.3.1.1. Khu vực Trại định cư Papunya Tula ................ 217

8.3.1.2. Khu vực Hidden Valley ..................................... 218
8.3.2. Diện mạo văn hóa cư dân bản địa hiện nay ........... 220
8.3.2.1. Hoạt động kinh tế truyền thống ........................ 223
8.3.2.2. Văn hóa vật chất ................................................ 232
8.3.2.3. Văn hóa tinh thần .............................................. 241
Chương 9. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CƯ DÂN BẢN ĐỊA
NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH ĐA
VĂN HĨA CỦA AUSTRALIA ................ 267


xvi
9.1. Bảo tồn và phát triển văn hóa cư dân bản địa
qua xem xét kinh nghiệm từ chính sách đa
văn hóa Australia ........................................................... 267
9.1.1. Khó khăn của việc bảo tồn và phát triển
nền văn hóa cư dân bản địa.................................... 267
9.1.2. Thuận lợi của việc bảo tồn và phát triển
nền văn hóa cư dân bản địa.................................... 269
9.2. Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm
cho việc bảo tồn và phát triển văn hoá các
cư dân bản địa ............................................................... 270
9.2.1. Biện pháp bảo tồn các di tích, các cơng
trình nghệ thuật .......................................................... 270
9.2.2. Bài học kinh nghiệm cho việc bảo tồn và phát
triển văn hoá các cư dân bản địa ở Việt Nam.......... 277
KẾT LUẬN ......................................................................... 280
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 292
PHỤ LỤC ............................................................................ 315



1

Một số cơ sở lý thuyết…

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN
VĂN HÓA DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN HỌC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nghiên cứu văn hóa truyền thống của cộng đồng cư
dân bản địa và sự biến đổi của văn hóa của họ dưới tác
động của các chính sách của thực dân Anh và nhà nước
Australia liên quan đến một số khái niệm cơ bản nhằm
định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu và giải quyết
vấn đề.
1.1.1. Khái niệm văn hóa theo quan điểm nhân học
Văn hóa là một khái niệm khá phức tạp. Cho đến
nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm văn
hóa, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn đã xuất bản
quyển sách Culture, a critical review of concept and
definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cặp mắt phê phán
các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích
lục khoảng 150 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa
học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Các nhà khoa học
với những chuyên ngành khác nhau, khi nghiên cứu


2


CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA

cũng đưa ra những định nghĩa về văn hóa khác nhau.
Đối với các nhà Xã hội học văn hóa phương Tây thì
phân biệt văn hóa thành ba khái niệm là văn hóa theo
nghĩa rộng nhất khơng tách biệt với xã hội, văn hóa theo
nghĩa hẹp phân biệt với xã hội và văn hóa theo nghĩa
hẹp nhất phân biệt với văn minh. Riêng các nhà Nhân
học ở Âu - Mỹ thì xem văn hóa là “hệ thống biểu tượng
và ý nghĩa” (của D.M. Schneider). Hoặc một định nghĩa
về văn hóa được xem là cơng phu của A.L. Kroeber và
Kluckhohn đưa ra trong quyển Culture, a critical review
of concept and definitions như sau: “Văn hóa là mơ hình
hành động trực chỉ và ám chỉ được thu nhận và truyền
đạt dựa vào biểu trưng. Hệ thống văn hóa vừa là kết
quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện
cho hành vi tiếp theo”. Đặc biệt, có một định nghĩa sớm
nhất về văn hóa do E.B. Taylor đưa ra vào năm 1871
như sau: “Văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số
năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh
với tư cách một thành viên của xã hội” [E.B. Tylor: 13].
Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó
bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật… khái niệm hay định nghĩa văn hóa ở
đây hẹp hơn, chủ yếu chỉ các lĩnh vực của văn hóa tinh
thần.. Cịn F. Boas lại cho rằng: “Văn hóa là tổng thể
các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động



Một số cơ sở lý thuyết…

3

định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một
nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân
trong mối quan hệ với mơi trường tự nhiên của họ, với
những nhóm người khác, với những thành viên trong
nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[F.
Boas 1921: 149]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ
giữa cá nhân và môi trường là rất quan trọng trong việc
hình thành văn hóa của con người.
Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem xét văn hóa từ hai
góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ơng gọi là
“góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là
kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không
mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người
nơng dân cày ruộng giỏi nhưng khơng biết chữ vẫn bị
xem là “khơng có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây
là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Cịn góc nhìn thứ hai là
“góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được
xem là tồn bộ cuộc sống – cả vật chất, xã hội, tinh thần
– của từng cộng đồng [Nguyễn Đức Từ Chi 2003: 565,
570]. Theo nghĩa này, Nguyễn Đức Từ Chi chia văn hóa
thành ba dạng thức là vật chất, xã hội và tinh thần. Văn
hóa của cộng đồng tộc người sẽ bao gồm ba dạng thức
đó và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác
nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác

nhau trong những mơi trường sống khác nhau. Văn hóa
sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm sốt của xã hội
thơng qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có
tơn giáo. Đây là định nghĩa văn hóa và phân loại văn
hóa được chúng tơi sử dụng trong nghiên cứu văn hóa


4

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA

truyền thống của cư dân bản địa Australia, vì nó cho
phép trình bày diện mạo của văn hóa cư dân bản địa
trong tính tổng thể của nó với các thành tố cấu thành.
1.1.2. Động thái và những giá trị truyền thống và hiện
đại trong văn hóa
Văn hóa có tính ổn định (truyền thống) và tính biến
đổi, cách tân (hiện đại). Văn hóa có tính ổn định về mặt
phát sinh và phát triển, văn hóa được tích lũy, lưu
truyền, tái tạo trong cộng đồng, cho nên trong bất cứ xã
hội nào, cộng đồng nào cũng đều có truyền thống văn
hóa của nó.
Trạng thái bất biến khơng thể có trong bất kỳ một
nền văn hóa nào mà nó ln trải qua những biến đổi,
nhất là trong thời kỳ hội nhập vào hệ thống xã hội hiện
đại, khi mà các dân tộc khơng cịn sống riêng biệt, và
khi mà các quan hệ sản xuất hàng hóa, lối sống đô thị và
sự thay đổi về quan niệm giáo dục không ngừng tác
động mạnh vào truyền thống tộc người.
Truyền thống trong văn hóa có nghĩa là những gì tốt

đẹp của văn hóa tộc người được đúc kết, là bản sắc văn
hóa dân tộc, là yếu tố lịch đại của văn hóa. Cịn yếu tố
hiện đại trong văn hóa là lát cắt đồng đại. Do đó, mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa
chính là quy luật vận động của văn hóa. Cho nên,
nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu truyền thống trong sự
biến đổi, đổi mới của nó. Quy luật vận động ấy bảo đảm
cho văn hóa tồn tại liên tục nhưng không ngưng đọng.


Một số cơ sở lý thuyết…

5

Khi nghiên cứu về văn hóa cư dân bản địa
Australia, yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong luận
án là nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại để so sánh
quá trình biến đổi và bảo lưu giá trị văn hóa dân tộc và
bản sắc văn hóa tộc người của cư dân bản địa Australia
trong một quốc gia phát triển hiện nay của Australia.
Nói đến truyền thống là nói về lịch sử. Nếu nhìn
văn hóa theo khía cạnh lịch đại như vậy, thì văn hóa
truyền thống của cư dân bản địa là toàn bộ nền văn
hóa mà cư dân bản địa đã tạo ra trong q khứ. “Văn
hóa truyền thống chỉ chung tồn bộ hệ thống văn hóa
tồn tại trong lịch sử” [Viện thơng tin khoa học xã hội
1999: 8]. Truyền thống văn hóa của cư dân bản địa
Australia là những giá trị tồn tại tương đối ổn định và
được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì
vậy nền văn hóa hiện đại của cư dân bản địa ngày nay

được tích hợp rất nhiều yếu tố truyền thống. Điều này
đã làm nên bề dày cho nền văn hóa hiện đại của cư
dân bản địa. “…truyền thống văn hóa chỉ nội dung
tương đối ổn định và liên tục trong sự phát triển của
hệ thống văn hóa, là tinh thần cơ bản của văn hóa”
[Viện thơng tin khoa học xã hội 1999: 8]. Từ trước
khi thực dân Anh đến định cư và biến mảnh đất cư
dân bản địa thành thuộc địa, nền văn hóa truyền thống
của cư dân bản địa là nguyên vẹn – mang bản sắc
riêng và độc đáo. Nền văn hóa ấy vẫn tồn tại và lưu
truyền cho đến khi chịu những tác động của thực dân
Anh. Nền văn hóa của cư dân bản địa Australia đã
thay đổi theo những mức độ khác nhau tùy từng thời


6

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA

kỳ. Những tài liệu mà ngày nay chúng ta có được chỉ
mang tính chất hồi cố – các nhà khoa học đã dựa vào
những di tích cịn lại sau này để khảo sát lại thời kỳ
xa xưa.
Như vậy, có thể nói, Truyền thống và Hiện đại
[Phạm Xuân Nam 1999] là những yếu tố có mặt trong
đời sống của bất cứ một dân tộc nào, trên mọi lĩnh
vực của q trình phát triển trong đó thường được nói
đến nhiều nhất, làm thành nền tảng cho tất cả, các lĩnh
vực văn hóa. Những yếu tố này khơng bao giờ được
nhìn nhận một cách tĩnh tại, tách biệt nhau, mà ln ở

thế vận động, đan xen nhau, hịa nhập vào nhau, làm
thành diện mạo văn hóa của một dân tộc, một xã hội.
Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện tại trong văn hóa đã trở thành vấn đề hàng đầu ở
mọi quốc gia, mỗi tộc người trong q trình hội nhập
và tồn cầu hóa. Trong đó, văn hóa cư dân bản địa
Australia là một bức tranh, một diện mạo đặc trưng
cho một nền văn hóa mang bản sắc tộc người rất độc
đáo của quốc gia Australia nói chung, cư dân bản địa
Australia nói riêng. Và truyền thống văn hóa hay văn
hóa truyền thống của cư dân bản địa Australia là
những đặc điểm, những giá trị độc đáo đóng góp cho
nền văn hóa chung của nhân loại.
1.1.3. Khái niệm tiếp biến văn hóa
Khi nghiên cứu về tiếp xúc văn hóa, khơng thể
khơng nói đến hiện tượng mà các học giả phương Tây


Một số cơ sở lý thuyết…

7

gọi là acculturation. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam
đã dịch thuật ngữ này bằng các từ khác nhau như văn
hóa hóa, đan xen văn hóa, hỗn dung văn hóa, giao tiếp
văn hóa, …. Tất cả các cách dịch đó đều chưa diễn đạt
đúng nội dung khái niệm này.
Khái niệm acculturation được các nhà nhân học
văn hóa Mỹ đưa ra từ đầu thế kỷ XX. R.Redifield,
R.Linton và M.Herskovits đã đưa ra khái niệm này

trong một Memorandum (biên bản ghi nhớ) năm 1936:
“Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi
những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu
dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mơ thức (pattern) văn
hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” [R.Redifield,
R.Linton và M.J.Herskovits, 1936: 149].
Định nghĩa này về sau được các nhà khoa học thừa
nhận và vận dụng trong nghiên cứu. Khi hiện tượng tiếp
biến văn hóa xảy ra, khơng phải chỉ có sự tiếp xúc hay
hòa lẫn (đan xen, hỗn dung, …) các yếu tố văn hóa khác
nhau của các nhóm mà quan trọng hơn là cịn có sự biến
đổi mơ thức văn hóa vốn có của các nhóm. Để diễn đạt
hai nội dung của khái niệm tiếp xúc và biến đổi, chúng
tơi đề nghị dùng từ tiếp biến văn hóa để dịch thuật ngữ
acculturation [Hà Văn Tấn, 1981: 20].
Từ cơ sở lý thuyết trên, ta thấy nguyên nhân dẫn
đến quá trình tiếp biến văn hóa là do sự tiếp xúc lâu
dài giữa các tộc người khác nhau với các nền văn hóa
khác nhau.


8

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA AUSTRALIA

Tiếp biến văn hóa phụ thuộc vào sự tác động của
yếu tố văn hóa ngoại sinh và văn hóa nội sinh. Tuỳ
theo bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau mà dẫn đến
sự biến đổi văn hóa theo các khuynh hướng khác
nhau. Ở đây, sự tiếp biến văn hóa của cư dân bản địa

Australia với văn hóa cư dân da trắng có những nét
tương tự với cư dân Indian khi tiếp xúc với văn hóa
Châu Âu của người da trắng. Theo chiều hướng này,
văn hóa của cư dân bản địa Australia đã và đang xảy
ra sự tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác. Trong
giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu và tiếp xúc với văn
hóa bên ngồi, với các cộng đồng cư dân khác của các
cư dân bản địa nói chung đã đem lại những biến đổi
ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện, đối mặt với
bao nhiêu cái gọi là văn hóa mới, lối sống mới v.v…
và người cư dân bản địa Australia cũng đang hịa
cùng xu hướng đó mà phát triển theo. Trong đó, trao
đổi sản vật là một khía cạnh trong đời sống kinh tế xã hội và tôn giáo của cư dân bản địa. Sự trao đổi này
đã tăng cường thêm sự giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa
các cộng đồng, bộ lạc tạo nên sự thống nhất trong đa
dạng về mặt văn hóa của cư dân bản địa.
Như vậy, dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết này thì
nhu cầu cần được cung cấp những thơng tin liên quan
đến “văn hóa truyền thống và hiện đại” thể hiện sự biến
chuyển theo phương cách cưỡng bức thông qua sự xâm
lược và thống trị nhằm thoả mãn khát vọng chiến thắng
của kẻ đi xâm chiếm. Từ năm 1788, lịch sử của cư dân


Một số cơ sở lý thuyết…

9

bản địa ở Australia bắt đầu bước qua một trang mới với
một viễn cảnh khá ảm đạm. Người Anh, với danh nghĩa

đi “khai hóa văn minh” cho cư dân bản địa, đã tiến hành
cuộc chiến tranh, biến mảnh đất vốn thuộc quyền sở
hữu của cư dân bản địa thành thuộc địa của mình. Từ
đó, cư dân bản địa khơng cịn sống một cuộc sống thanh
bình, chất phác với nền văn hóa truyền thống của họ.
Trong q trình tiếp xúc với người phương Tây,
nền văn hóa cư dân bản địa chịu sự chi phối của hai q
trình: q trình đồng hóa cưỡng bức của văn hóa
phương Tây dẫn đến sự mai một văn hóa truyền thống
và bản sắc của nó; sự bảo tồn văn hóa truyền thống và
tiếp thu cái mới từ văn hóa phương Tây và hiện đại hóa
cái truyền thống của cư dân bản địa. Hai q trình này
đã tạo nên một mơ thức văn hóa mới trong đó có những
giá trị tinh hoa của nền văn hóa phương Tây nhằm bổ
sung cho nền văn hóa dân tộc bản địa, đồng thời cũng
bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong văn
hóa hiện đại của cộng đồng cư dân bản địa.
1.1.4. Khái niệm các loại hình kinh tế - văn hóa
Theo nhà Dân tộc học Chéboksarov thì “Loại hình
kinh tế - văn hóa được hiểu là một tổng thể xác định
những đặc điểm kinh tế - văn hóa được hình thành
trong q trình lịch sử của các tộc người khác nhau,
cùng ở một trình độ phát triển kinh tế xã hội và sinh
sống trong cùng một môi trường địa lý tự nhiên như
nhau” [Đặng Nghiêm Vạn 1998:109].


×