Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tài liệu kiến thức cơ bản trong phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.66 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN </b>
<b>KHOA ĐIỀU DƯỠNG </b>


<b>TÀI LIỆU </b>



<b>KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH </b>


<b>BỆNH VIÊM ÐƯỜNG HÔ HẤP CẤP </b>



<b>(COVID-19) </b>



Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>Nội dung 1: Đặc điểm sinh học và lâm sàng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng </b>


<b>mới vi rút corona (COVID-19)..………..……….…...1 </b>


1. Đặc điểm sinh học của vi rút SARS-CoV-2……….1


2. Đặc điểm lâm sàng ………..3


<b>Nội dung 2: Các biện pháp phòng và chống dịch COVID-19</b>………..……4


1. Nguyên tắc phòng bệnh………..4


2. Phòng bệnh cho cá nhân ………4


3. Hệ thống cách ly 4 vịng……….7


4. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong cơng tác phịng chống dịch ………..8



<b>Nội dung 3: Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19</b>…...9


1. Mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19………..………..9


2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm ………..9


3. Những lưu ý khi mang và tháo khẩu trang ……….10


4. Trình tự mang phương tiện phịng hộ cá nhân ………..10


5. Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân ………..10


6. Phương pháp thu thập bệnh phẩm ………..11


7. Bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm tới phịng xét nghiệm ………14


8. An tồn sinh học trong quá trình thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm ………16


<b>Nội dung 4: Hướng xử lý, điều trị các trường hợp bệnh, nghi ngờ bệnh COVID-19 tại </b>
<b>cơ sở y tế.</b>…….………...…18


1. Các nguyên tắc xử lý ca bệnh ………...…18


2. Tổ chức và thu dung cách ly tại cơ sở y tế ……….…18


3. Các biện pháp chăm sóc, theo dõi và điều trị chung ………19


4. Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau ………22



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


<b>NỘI DUNG 1 </b>



<b>ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ LÂM SÀNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP </b>


<b>CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (COVID-19) </b>



<b>1. Đặc điểm sinh học của vi rút SARS-CoV-2 </b>
<b>1.1. Giới thiệu về vi rút SARS-CoV-2 </b>


SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV) là một chủng vi rút corona mới trước đây chưa từng
được xác định trên người. Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây
nhiễm ở người và SARSCoV-2 là thành viên thứ bảy.


- SARS-CoV-1: gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng được phát hiện vào năm 2002.
- MERS-CoV: gây hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông được phát hiện vào năm


2012.


- SARS-CoV-2: gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán được phát hiện vào giữa tháng 12/2019.
- HKU1, NL63, OC43 và 229E, có liên quan đến các triệu chứng hô hấp nhẹ như sốt


và đau họng, xảy ra chủ yếu vào mùa đông và đầu mùa xuân.


Đây là vi rút có vỏ bao, hạt vi rút hình trịn hoặc bầu dục, thường là đa diện với đường
kính 60-140nm. Đặc điểm di truyền của vi rút SARSCov-2 khác với SARS và MER-CoV,
chỉ 85% trình tự gen của vi rút giống với chủng gây SARS.


<b>1.2. Ổ chứa, nguồn truyền nhiễm </b>



- Ổ chứa tiên phát: Động vật hoang dã và dơi được coi là ổ chứa thiên nhiên và đóng vai trị
quan trọng trong việc truyền các loại vi rút khác nhau sang người, bao gồm Ebola, Nipah và
các loại coronavirus trong đó có SARS-CoV-2. Ngồi ra chờn và tê tê có thể là ổ chứa của
vi rút này.


- Nguồn truyền nhiễm cộng đờng:


+ Người mắc bệnh có triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nặng là nguồn truyền nhiễm chính lây
lan dịch bệnh trong cộng đồng.


+ Người mang vi rút hồn tồn khơng có triệu chứng dường như có khả năng lây truyền thấp.
Việc đánh giá vai trò lây truyền của người mang vi rút không triệu chứng vẫn đang được tiếp
tục nghiên cứu, đánh giá thêm.


<b>1.3. Phương thức lây truyền </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Bệnh có thể lây trực tiếp từ người sang người qua hôn nhau hoặc hít phải những giọt bắn
từ mũi hoặc miệng của người bị COVID-19 phát tán khi ho, hắt hơi hoặc thở ra.


– Bệnh có thể lây do người lành tiếp xúc với các bề mặt có SARSCoV-2 trên. Những giọt
bắn văng xa tới 2 mét do người bệnh phát tán khi ho, hắt hơi, thở ra, rơi xuống các vật thể
và các bề mặt xung quanh người. Bàn tay che chắn khi ho hoặc tiếp xúc với những vật thể
hoặc bề mặt nhiễm SARS-CoV-2, sau đó sờ vào mắt, mũi hoặc miệng của họ cũng sẽ có
nguy cơ bị lây nhiễm.


- Đã có nghiên cứu tìm thấy vi rút trong phân của một số trường hợp bệnh, nhưng lây lan
qua đường này không phải là cơ chế lan truyền chính thức của dịch bệnh này. Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) đang tiếp tục nghiên cứu về cách lây lan COVID-19 và sẽ tiếp tục chia sẻ


<b>những phát hiện mới </b>


Thời gian tờn tại ngồi mơi trường của SARSCOV-2:
<b>- Bề mặt phẳng kim loại: từ 1 đến 5 ngày. </b>
<b>- Bề mặt nhựa: đến 9 ngày. </b>


<b>- Trên bìa cát tông 24 giờ. </b>
<b>- Trên đồ vật bằng đồng 4 giờ… </b>


Các bề mặt được khử trùng bằng dung dịch sau có thể giết chết coronavirus trên các bề mặt
trong vòng 1 phút:


- 0,1% clo hoạt tính.
- 62-71% cờn.


<b>1.4. Thời gian ủ bệnh </b>


Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 trung bình từ 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày.
Tuy nhiên, đã có nghiên cứu phát hiện ra khoảng thời gian ủ bệnh của các bệnh nhân rất khác
nhau có thể từ 1 đến 24 ngày, tuy nhiên thời gian ủ bệnh trên 14 ngày chỉ là cá biệt.


<b>1.5. Đối tượng nguy cơ cao </b>


Nhóm người cao tuổi và bị các bệnh mạn tính khác phối hợp như bệnh tim mạch, tăng
huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, xơ gan viêm gan,
bệnh thận mạn tính, ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, 80% các trường hợp tử vong có từ ba
bệnh lý nền trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
<b>2. Đặc điểm lâm sàng </b>



<b>2.1. Các triệu chứng lâm sàng </b>


- Triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, đau họng, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
- Ngồi ra, cịn có một số triệu chứng khác ít gặp hơn là nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu
chảy, b̀n nơn và nơn.


<b>2.2. Diễn biến của bệnh: </b>


– Hầu hết người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục
sau khoảng 1 tuần.


– Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp (thở
nhanh, khó thở, tím tái,...), hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, rối
loạn thăng bằng kiềm-toan, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Thời gian trung
bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7-8 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>4 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


<b>NỘI DUNG 2 </b>



<b>CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH COVID-19 </b>



<b>1. Nguyên tắc phòng bệnh </b>


Nguyên tắc phịng bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới vi rút corona (COVID-19)
bao gồm:


– Tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng bệnh.



– Tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc tốt nhất từ 2 mét.


– Ở nhà khi có các triệu chứng như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ không để những người dễ
bị tổn thương (người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người có bệnh mạn tính) tiếp xúc
gần gũi với bản thân.


– Nếu phải tiếp xúc với người khác, phải đeo khẩu trang để tránh lây lan hoặc hít phải vi sinh
vật.


– Thường xuyên rửa tay đúng cách trong ít nhất 30 giây, đặc biệt là sau khi hắt hơi hoặc ho.
– Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và phải rửa tay ngay sau đó. Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu
tay để giảm khả năng truyền vi rút ra tay.


– Tránh chạm tay vào mặt bạn và mặt người khác khi chưa rửa sạch tay.


<b>2. Phòng bệnh cho cá nhân </b>


Hiện nay chưa có vắc xin để phòng bệnh đặc hiệu nên phải nghiêm túc thực hiện các biện
pháp dự phịng khơng đặc hiệu nhằm cắt đứt đường lây truyền của bệnh dịch bao gồm:
– Khơng đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến các nơi tập trung đông người. Trong trường
hợp đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử
dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng thường xuyên và đúng cách .


– Tránh tiếp xúc trực tiếp với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở; khi cần thiết tiếp xúc phải
đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét khi nói chuyện.


– Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xun dưới vịi nước chảy bằng xà phịng trong ít nhất 30
giây. Nếu khơng có xà phịng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cờn
(ít nhất 60% cờn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>5 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn giấy hoặc khăn vải hoặc ống tay
áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ, phóng uế bừa bãi nơi
cơng cộng. Bỏ ngay khăn vải hoặc khăn giấy đã sử dụng vào ngay thùng rác.


– Không mua bán, tiếp xúc với các loại động vật hoang dã.


– Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã được nấu chín, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập
thể thao.


– Tăng cường thơng khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử
dụng điều hòa.


– Thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách lau nền
nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với xà phịng, chất tẩy rửa thơng thường.
– Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần
nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông
tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ
trợ đúng. Học sinh, sinh viên, người lao động khi có biểu hiện nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ
mắc bệnh thì nghỉ học, nghỉ làm và thơng báo cho cơ quan y tế để được hướng dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>6 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
- Vệ sinh tay thường quy bằng xà phòng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>7 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
<b>3. Hệ thống cách ly 4 vòng </b>



Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang áp dụng hệ thống cách ly 4 vòng (hình sau) và
đã thành cơng trong giai đoạn đầu của chiến dịch phòng chống COVID-19.


<b>3.1. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú </b>


Yêu cầu về đối với phịng cách ly:


– Tốt nhất là có phịng riêng, nếu không thì giường ngủ của người được cách ly phải cách xa
giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất
2 mét và xa khu sinh hoạt chung.


– Phòng cách ly nên đảm bảo thơng thống khí, khơng sử dụng điều hịa nhiệt độ, thường
xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.


– Nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đơng người qua lại.
– Có nhà vệ sinh, xà phịng rửa tay, nước sạch.


– Có thùng rác có nắp đậy. Việc tổ chức cách ly cần có sự phối hợp của các cơ quan đoàn
thể, các cá nhân được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ bao gồm: Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có người được cách ly; Ban quản lý/người quản lý/chủ hộ khu chung
cư, ký túc xá, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; nhân viên y tế địa phương; người được cách ly;
các thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.


<b>3.2. Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>8 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
– Có nội quy cơ sở cách ly, phân khu cách ly, phòng cách ly.


– Đảm bảo cơ sở vật chất thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người được cách ly.
– Cung cấp suất ăn riêng cho từng người được cách ly.



– Không tổ chức ăn uống, hoạt động tập trung đông người trong khu vực cách ly.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm trong cơ sở cách ly.


– Tạo điều kiện động viên, chia sẻ, giúp đỡ người được cách ly để để người được cách ly
yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.


– Giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cách ly y tế nếu người được cách ly
không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.


– Tổ chức giao ban hàng ngày với các bộ phận trong cơ sở cách ly.
– Đảm bảo an ninh, an toàn trong cơ sở cách ly.


<b>3.3. Cách ly tại cơ sở y tế. </b>


<b>3.4. Cách ly một cộng đồng có nhiều ca bệnh, cách ly cộng đồng qui mô lớn </b>


Triển khai biện pháp này khi vùng dịch đã có sự lây lan trong cộng đờng và có nguy cơ
lớn lây lan sang các khu vực, địa phương khác trong khi hầu hết các khu vực, địa phương
khác chưa có trường hợp bệnh hoặc chỉ có một số ít trường hợp bệnh xâm nhập. Mục đích
là khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang
các địa phương khác.


<b>4. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong cơng tác phịng chống dịch </b>


Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính
diệt trùng cao nhờ phản ứng ơ xy hóa khử. Khi hịa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải
phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử
dụng bao gồm:



– Cloramin B hàm lượng 25% - 27% clo hoạt tính
– Cloramin T


– Canxi hypocloride (Clorua vôi)
- Bột Natri dichloroisocianurate


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>9 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
<b>NỘI DUNG 3 </b>


<b>LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM </b>
<b>NGHI NHIỄM SARS-COV-2 </b>


<b>1. Mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm SARS-CoV-2 </b>


Bệnh phẩm nghi nhiễm SARS-CoV-2 phải được các nhân viên y tế đã được tập huấn về an
toàn sinh học thu thập. Bệnh phẩm thu thập đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm
SARS-CoV-2 bắt buộc phải lấy tối thiểu 01 mẫu bệnh phẩm đường hơ hấp, có thể lấy thêm 01 mẫu máu.
Các loại bệnh phẩm bao gồm:


– Bệnh phẩm đường hô hấp trên:


+ Dịch tỵ hầu và dịch ngoáy họng miệng;
+ Dịch súc họng.


– Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
+ Đờm;


+ Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi...;
+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.



– Mẫu máu toàn phần (3-5 ml)
+ Mẫu máu giai đoạn cấp;


+ Mẫu máu giai đoạn hồi phục (sau 14-21 ngày sau khi khởi bệnh).


– Trong một số trường hợp cần thiết có thể lấy thêm mẫu phân và nước tiểu.


<b>2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm </b>


<b>Loại bệnh phẩm </b> <b>Thời điểm thích hợp thu thập </b>


Bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch tỵ hầu
và dịch họng; dịch súc họng)


Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh
Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch phế


nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi...)


Tại ngày 0 đến ngày 14 sau khi khởi bệnh
Mẫu máu giai đoạn cấp Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh
Mẫu máu giai đoạn hồi phục Tại ngày 14, 21 sau khi khởi bệnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>10 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
<b>3. Những lưu ý khi mang và tháo khẩu trang </b>


– Đeo khẩu trang đúng chiều trên, dưới.
– Đeo khẩu trang đúng mặt trong, ngồi.


– Khơng chạm tay vào mặt trong khẩu trang khi đeo.


– Đặt khẩu trang cẩn thận để che kín miệng và mũi.


– Chỉnh gọng mũi và dây đeo để đảm bảo khẩu trang ôm sát sống mũi và khuôn mặt.
– Tay không chạm vào mặt trước khẩu trang khi loại bỏ khẩu trang.


– Sau khi loại bỏ hoặc bất cứ khi nào vơ tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần làm sạch
tay bằng dung dịch vệ sinh tay có chứa cờn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước.


– Thay khẩu trang sau mỗi khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn, ngay khi thấy khẩu trang
bị nhiễm bẩn hoặc bị ẩm/ướt hoặc sau mỗi ca làm việc.


– Không sử dụng lại khẩu trang đã qua sử dụng.


<b>4. Trình tự mang phương tiện phòng hộ cá nhân </b>


– Bước 1: Vệ sinh tay.
– Bước 2: Đi bốt/bao giầy.


– Bước 3: Mặc quần và áo choàng (mang tạp dề nếu có chỉ định).
– Bước 4: Mang khẩu trang.


– Bước 5: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai).
– Bước 6: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.


– Bước 7: Mang tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
– Bước 8: Mang găng sạch.


<b>5. Trình tự tháo bỏ phương tiện phịng hộ cá nhân </b>
<b>5.1. Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu rời </b>



– Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải.
Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của
tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>11 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào thùng chất
thải.


– Bước 4: Vệ sinh tay.


– Bước 5: Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài, bỏ
vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.


– Bước 6: Vệ sinh tay.


– Bước 7: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt. – Bước 8: Vệ sinh tay.
– Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.


– Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
– Bước 11: Vệ sinh tay.


<b>5.2. Loại bộ phòng hộ quần liền áo và mũ </b>


– Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải.
Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của
tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải;


– Bước 2: Vệ sinh tay.



– Bước 3: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.


– Bước 4: Vệ sinh tay. – Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang
phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.


– Bước 6: Vệ sinh tay. – Bước 7: Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào
thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.


– Bước 8: Vệ sinh tay.


– Bước 9: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).


– Bước 10: Vệ sinh tay. Chú ý: Tháo bỏ trang phục phịng hộ cá nhân tại b̀ng đệm của
khu, phòng cách ly.


<b>6. Phương pháp thu thập bệnh phẩm </b>
<b>6.1. Chuẩn bị dụng cụ </b>


– Tăm bông cán mềm và cán cứng vô trùng;
– Đè lưỡi;


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>12 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Lọ nhựa (ống Falcon 50ml) hoặc túi nylon để đóng gói bệnh phẩm;
– Băng, gạc có tẩm chất sát trùng;


– Cồn sát trùng, bút ghi...;
– Quần áo bảo hộ;


– Kính bảo vệ mắt;


– Găng tay;


– Khẩu trang y tế chuyên dụng (N95,...);
– Bơm tiêm 10 ml, vô trùng;


– Ống nghiệm vô trùng (có hoặc khơng có chất chống đơng);
– Dây garo, bơng, cờn...;


– Bình lạnh bảo quản mẫu.


<b>6.2. Tiến hành </b>


<b>6.2.1. Sử dụng quần áo bảo hộ </b>


Mang phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định (xem mục III bài này, phần Quy trình
mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân). Chú ý mang khuẩn trang N95 và mang hai
lớp găng tay khi lấy bệnh phẩm.


<b>6.2.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm </b>


Dịch tỵ hầu và dịch ngoáy họng (sử dụng 02 tăm bông cho 02 loại bệnh phẩm): Lấy đờng
thời dịch ngốy họng và ngốy mũi của bệnh nhân.


<i>Dịch ngoáy họng </i>


+ Yêu cầu bệnh nhân há miệng to.


+ Dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi bệnh nhân.


+ Đưa tăm bơng vào vùng hầu họng, miết và xoay trịn nhẹ 3 đến 4 lần tại khu vực hai bên


vùng a-mi-đan và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng họng


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>13 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


<i>Dịch tỵ hầu </i>


– Yêu cầu bệnh nhân ngời n, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.


– Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70O, tay đỡ phía sau cổ bệnh
nhân.


– Tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào
sâu một khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. Lưu ý: nếu chưa đạt được
độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mũi bên kia. Khi
cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay trịn rời từ từ rút tăm
bông ra.


– Giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa.
– Từ từ xoay và rút tăm bông ra.


– Đặt đầu tăm bông vào ống đựng bệnh phẩm có chứa mơi trường vận chuyển và bẻ cán tăm
bông tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường
vận chuyển. Que tăm bông sau khi lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào ống mơi trường
chứa que tăm bơng lấy dịch ngốy họng.


– Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngồi bằng giấy parafin (nếu có).


– Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8°C trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu
bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm của trong vòng 72 giờ kể từ khi
lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70°C (-70°C) và sau đó phải


được giữ đơng trong q trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>14 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


<i>Dịch súc họng </i>


Bệnh nhân được súc họng với 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý). Dịch súc họng được
thu thập vào cốc và pha lỗng theo tỷ lệ 1:2 trong mơi trường bảo quản vi rút.


<i>Dịch nội khí quản </i>


Bệnh nhân khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng một ống hút dịch, đặt theo
đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt. Cho
dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường bảo quản vi rút.


<i>Lấy mẫu máu </i>


Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tp khơng có chất
chống đơng, tách huyết thanh và bảo quản ở nhiệt độ 2°C - 8°C trong vòng 48 giờ. Nếu bảo
quản lâu hơn thì các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70°C (-70°C).


Lưu ý: – Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm.
– Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hơ hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng
phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.


<b>7. Bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm </b>
<b>7.1. Bảo quản </b>


Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:
– Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong thời gian sớm


nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập.


– Bệnh phẩm được bảo quản ngay tại -70°C trong trường hợp thời gian dự kiến chuyển đến
phòng xét nghiệm chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập.


– Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.
– Bệnh phẩm máu tồn phần có thể bảo quản tại 2-8°C trong 5 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>15 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong ba lớp bảo vệ, theo quy định của
Tổ chức Y tế Thế giới.


– Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngồi bằng giấy parafin (nếu có), bọc từng tp bệnh
phẩm bằng giấy thấm.


– Đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín).


Bọc ra ngồi các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng
(cloramine B...), đặt gói bệnh phẩm vào túi nylon thứ hai, buộc chặt.


– Các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi nylon cuối cùng, buộc chặt,
chuyển vào phích lạnh, bên ngồi có vẽ các logo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (logo:
bệnh phẩm sinh học, không được lộn ngược) khi vận chuyển.


logo: bệnh phẩm sinh học, và không được lộn ngược:


<b>7.3. Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm </b>


– Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm theo danh sách phòng xét nghiệm được phép thực hiện xét


nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của Bộ Y tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>16 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


- Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường hàng không
càng sớm càng tốt.


– Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.


– Nên bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ 4°C khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm, tránh quá
trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm.


<b>8. An toàn sinh học trong quá trình thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm </b>
<b>8.1. Nguyên tắc chung </b>


– Khi thực hiện thu thập bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 phải mặc đầy đủ phương
tiện phòng hộ cá nhân, bao gồm cả găng tay, quần áo chống dịch, khẩu trang chuyên dụng
(N95), tấm che mặt hoặc kính bảo hộ.


– Trong khi quá trình thu thập bệnh phẩm người nghi ngờ hoặc người xác định nhiễm
COVID-19 không được đụng chạm lên bàn phím điều khiển máy móc thiết bị, nắm cửa, điện
thoại, công tắc điện...


– Hiểu được nguy cơ nhiễm bệnh, có khả năng phát hiện và đánh giá nguy cơ cho cá nhân,
có kiến thức kiểm soát sức khoẻ sau khi làm nhiệm vụ và tự xử lý theo đúng quy trình khi bị
phơi nhiễm.


– Tuyệt đối không tiếp xúc tay trần với bệnh phẩm và dụng cụ làm xét nghiệm cho người
nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.



– Khi thực hiện lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, không đụng tay lên vùng mặt,
mũi, miệng. 6.2. Trang phục phòng hộ cá nhân


– Trang phục phòng hộ cá nhân bao gồm:
+ quần áo chống dịch;


+ khẩu trang N95;
+ găng tay cao su y tế;
+ kính, mũ, ủng/bao giầy.


– Nguyên tắc mặc/cởi bỏ trang phục phòng hộ cá nhân:


+ Nên xịt cờn lên tồn bộ bề mặt trang phục phòng hộ cá nhân trước khi cởi bỏ.
+ Lớp găng ngoài cùng dễ lây nhiễm nhất nên phải tháo bỏ trước tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>17 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


+ Khi cởi bỏ phần thân (quần áo rời hoặc áo liền quần) thì cuộn mặt trong ra ngồi, cởi bỏ
áo trước rời đến quần và khi cởi bỏ quần thì có thể kéo cả phần bao giầy.


<b>8.3. Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu </b>


– Toàn bộ trang phục bảo hộ được cho vào một túi ni lông chuyên dụng dùng cho rác thải y
tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cùng với các dụng cụ bẩn (sử dụng găng tay và khẩu
trang mới).


– Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 120°C/30 phút trước khi loại bỏ cùng với rác thải y tế
khác hoặc có thể đốt tại lò rác bệnh viện tuyến huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>18 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n



<b>NỘI DUNG 4 </b>



<b>HƯỚNG XỬ LÝ, ĐIỀU TRỊ CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH, NGHI NGỜ </b>


<b>BỆNH COVID-19 TẠI CƠ SỞ Y TẾ </b>



<b>1. Các nguyên tắc xử lý ca bệnh </b>


– Phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.


– Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng - nguy
kịch: suy hơ hấp, sốc nhiễm trùng.


– Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép.
– Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.


– Với các bệnh nhân có bệnh lý nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường… cần điều trị tốt các
bệnh lý nền của bệnh nhân.


– Nếu có phụ nữ mang thai trong khu cách ly, cần có bác sĩ sản khoa sẵn sàng hỗ trợ khi có
yêu cầu.


– Hiện tại, chưa có thuốc kháng virus nào được FDA Mỹ cấp phép để điều trị cho các bệnh
nhân mắc COVID-19.


<b>2. Tổ chức và thu dung cách ly tại cơ sở y tế </b>


Phân vùng nguy cơ và phân luồng người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sẽ di chuyển
trong bệnh viện như sau:



– Vùng nguy cơ cao (màu đỏ) là những khoa chịu trách nhiệm thu dung điều trị người nhiễm
hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 (ví dụ: khu cách ly; khoa Khám bệnh; khoa Hồi sức cấp
cứu, khoa Truyền nhiễm, bộ phận xét nghiệm...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>19 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n
<b>3. Các biện pháp chăm sóc, theo dõi và điều trị chung </b>


– Nghỉ ngơi tại giường. Phịng bệnh cần được đảm bảo thơng thống. Có thể sử dụng hệ
thống lọc khơng khí hoặc các biện pháp khử trùng phịng bệnh khác như đèn cực tím (nếu
có).


– Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng
họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.


– Giữ ấm cơ thể.


– Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.


– Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng khơng có dấu hiệu của sốc.
– Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Với các người bệnh nặng - nguy kịch, áp dụng
hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành.


– Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60
mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.


– Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.


– Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo (nếu có).
– Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.



– Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh
như suy hô hấp, suy tuần hồn để có các biện pháp can thiệp kịp thời.


– Cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò thường quy tùy từng tình
trạng người bệnh để chẩn đốn, tiên lượng và theo dõi người bệnh.


– Tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu: máy theo dõi độ
bão hịa ơ xy, hệ thống/bình cung cấp ơ xy, thiết bị thở ô xy (gọng mũi, mask thông thường,
mask có túi dự trữ), bóng, mặt nạ và dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi.


<b>3.1. Điều trị suy hô hấp </b>
<b>3.1.1. Mức độ nhẹ - vừa </b>


– Nằm đầu cao, thơng thống đường thở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>20 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Với trẻ em, cho thở ô xy để đạt đích SpO2 ≥ 92 %. Nếu trẻ có các dấu hiệu cấp cứu như
khó thở nặng, tím tái, sốc, hơn mê, co giật.., cần cung cấp ô xy trong quá trình cấp cứu để
đạt đích SpO2 ≥ 94%.


– Theo dõi sát tình trạng người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp
thở ơ xy để có can thiệp kịp thời.


<b>3.1.2. Mức độ nặng </b>


– Khi tình trạng giảm ơ xy máu khơng được cải thiện bằng các biện pháp thở ô xy, SpO2 <
92%, hoặc/và gắng sức hô hấp: chỉ định thở CPAP hoặc thở ơ xy dịng cao qua gọng mũi
(High Flow Nasal Oxygen), hoặc thở máy không xâm nhập BiPAP.



– Không áp dụng biện pháp thở máy không xâm nhập ở người bệnh có rối loạn huyết động,
suy chức năng đa cơ quan và rối loạn ý thức.


– Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện các dấu hiệu thất bại để có can thiệp kịp
thời. Nếu sau một giờ, tình trạng thiếu ô xy không cải thiện với các biện pháp hỗ trợ hô hấp
không xâm nhập, cần đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. 8.3. Mức độ nguy kịch và
suy hô hấp cấp tiến triển


– Cần đặt ống nội khí quản bởi người có kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp dự phòng lây
nhiễm qua khơng khí khi đặt ống nội khí quản.


– Hỗ trợ hô hấp: áp dụng phác đồ hỗ trợ hô hấp trong ARDS cho người lớn và trẻ em. Chú
ý các điểm sau:


+ Thở máy: áp dụng chiến lược thở máy bảo vệ phổi, với thể tích khí lưu thông thấp
(4-8ml/kg trọng lượng lý tưởng) và áp lực thì thở vào thấp (giữ áp lực cao nguyên hay Pplateau
< 30cmH2 O, ở trẻ em, giữ Pplateau < 28cmH2 O). Thể tích khí lưu thông ban đầu 6ml/kg,
điều chỉnh theo sự đáp ứng của người bệnh và theo mục tiêu điều trị.


+ Chấp nhận tăng CO2 , giữ đích pH ≥ 7,20.


+ Trường hợp ARDS nặng, cân nhắc áp dụng thở máy ở tư thế nằm sấp > 12 giờ/ngày (nếu
có thể). + Áp dụng chiến lược PEEP cao cho ARDS vừa và nặng.


+ Tránh ngắt kết nối người bệnh khỏi máy thở dẫn tới mất PEEP và xẹp phổi. Sử dụng hệ
thống hút nội khí quản kín.


+ Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể thở máy cao tần (HFOV-High Frequency Oscillatory
Ventilation) sớm (nếu có), hoặc khi thất bại với thở máy thông thường. Không sử dụng


HFOV cho người lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>21 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


– Kiểm soát cân bằng dịch chặt chẽ, tránh quá tải dịch, đặc biệt ngồi giai đoạn bù dịch hời
sức tuần hồn.


– Trường hợp thiếu ô xy nặng, dai dẳng, thất bại với các biện pháp điều trị thông thường,
cân nhắc chỉ định và sử dụng các kỹ thuật trao đổi ơ xy qua màng ngồi cơ thể (ECMO) cho
từng trường hợp cụ thể và thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện triển khai kỹ thuật này.
– Do ECMO chỉ có thể thực hiện được ở một số cơ sở y tế lớn, nên trong trường hợp cân
nhắc chỉ định ECMO, các cơ sở cần liên hệ, vận chuyển người bệnh sớm và tuân thủ quy
trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.


<b>3.2. Các biện pháp điều trị khác </b>
<b> 3.2.1. Thuốc kháng sinh </b>


– Không sử dụng thuốc kháng sinh thường quy cho các trường hợp viêm đường hô hấp trên
đơn thuần. – Với các trường hợp viêm phổi, cân nhắc sử dụng kháng sinh thích hợp theo
kinh nghiệm có tác dụng với các tác nhân vi khuẩn có thể đờng nhiễm gây viêm phổi (tùy
theo lứa tuổi, dịch tễ, để gợi ý căn ngun).


– Nếu có tình trạng nhiễm trùng huyết, cần cho kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sớm,
trong vòng một giờ từ khi xác định nhiễm trùng huyết. – Các trường hợp nhiễm trùng thứ
phát, tùy theo căn nguyên, đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng kháng sinh để lựa chọn kháng
sinh thích hợp.


<b>3.2.2. Thuốc kháng vi rút </b>


Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho SARS-CoV-2 và bằng chứng về hiệu quả, tính


an tồn của các thuốc kháng vi rút ức chế sao chép ngược (Antiretroviral hay ARV) và các
thuốc kháng vi rút khác.


<b>3.2.3. Corticosteroids tồn thân </b>


– Khơng sử dụng các thuốc corticosteroids tồn thân thường quy cho viêm đường hơ hấp
trên hoặc viêm phổi do vi rút trừ khi có những chỉ định khác.


– Các trường hợp sốc nhiễm trùng, sử dụng hydrocortisone liều thấp nếu có chỉ định (xem
phần điều trị sốc nhiễm trùng).


– Tùy theo tiến triển lâm sàng và hình ảnh X-quang phổi của từng trường hợp viêm phổi
nặng, có thể cân nhắc sử dụng Methylprednisolone liều 1-2 mg/kg/ngày, trong thời gian ngắn
3-5 ngày.


<b>3.2.4. Lọc máu ngoài cơ thể </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>22 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


sử dụng các biện pháp lọc máu liên tục ngoài cơ thể bằng các loại quả lọc có khả năng hấp
phụ cytokines.


<b>3.2.5. Immunoglobuline truyền tĩnh mạch (IVIG) </b>


Có thể cân nhắc sử dụng IVIG cho từng trường hợp cụ thể. 9.6. Interferon Có thể cân nhắc
sử dụng interferon cho từng trường hợp cụ thể (nếu có).


<b>3.2.6. Phục hồi chức năng hô hấp </b>


Cân nhắc điều trị phục hồi chức năng hô hấp sớm cho các người bệnh có suy hơ hấp. X. Tiêu


chuẩn xuất viện


<b>4. Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau </b>


– Hết sốt ít nhất 3 ngày.


– Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng
các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
– Hai mẫu bệnh phẩm (lấy cách nhau ít nhất 1 ngày) xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.


<b>5. Theo dõi sau xuất viện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>23 | </b>K h o a Đ i ề u d ư ỡ n g _ T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c D u y T â n


<b>CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ </b>



Các văn bản này có trên trang tin điện tử của Bộ Y tế, trang Thư viện pháp luật và nhiều trang tin
điện tử khác. Dưới đây là một số văn bản cập nhật đến thời điểm này:


<b>STT KÝ HIỆU </b> <b>NGÀY BAN </b>


<b>HÀNH </b>


<b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG </b>


<b>Cục Y tế dự phịng </b>


1 343/QĐ-BYT 07/02/2020 Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do nCoV


2 344/QĐ-BYT 07/02/2020 Hướng dẫn cách ly tại cơ sở tập trung



3 345/QĐ-BYT 07/02/2020 Hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú


4 868/BYT-DP 24/02/2020 Hướng dẫn cách ly đối với người về từ Hàn Quốc


5 879/QĐ-BYT 12/03/2020 Hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú phòng chống


dịch COVID-19


6 904/QĐ-BYT 16/3/2020 Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế


vùng có dịch COVID - 19


7 963/QĐ-BYT 18/3/2020 Hướng dẫn tạm thời giám sát và phịng, chống


COVID-19
<b>Cục Quản lý Mơi trường y tế </b>


1 490/BYT-MT 06/02/2020 Khuyến cáo Phòng chống viêm đường hô hấp cấp


do nCoV tại nơi làm việc


2 495/BYT-MT 06/02/2020 Hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài


bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV


3 829/BYT-MT 21/02/2020 Hướng dẫn kiểm dịch y tế biên giới phòng chống


COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển
phương tiện vận chuyển hàng hóa



4 476/MT-VP 01/3/2020 Danh mục những việc cần làm để phòng, chống dịch


bệnh COVID-19 trong trường học


5 1133/BYT-MT 09/3/2020 Hướng dẫn Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại


nơi làm việc, ký túc xá của người lao động
<b>Cục Quản lý Khám, chữa bệnh </b>


1 322/QĐ-BYT 06/02/2020 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hơ hấp


cấp tính do chủng mới của vi rút Corona mới
(2019-nCoV)


2 468/QĐ-BYT 19/02/2020 Hướng dẫn phịng và kiểm sốt lây nhiễm bệnh


viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona 2019 trong các cơ sở khám, chữa bệnh


3 878/QĐ-BYT 12/03/2020 Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung


phòng chống dịch COVID-19


4 1344/QĐ-BYT 25/3/2020 Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị viêm đường hơ hấp


</div>

<!--links-->

×