Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu khảo sát hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.67 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết củađề tài </b>


Yêu cầu phát triển bền vững đã bắt đầu được hình thành từ những năm 1980, khi
mọi người đã nhận thức được những vấn đề mang tính tồn cầu, ví dụ như ơ nhiễm mơi
trường, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, dân số quá đông, biến đổi khí hậu, hạn hán
và đói kém.Tại Việt Nam, “năm 2012 Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ-TTg,
phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh. Đầu năm 2014, Kế hoạch hành
động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 được ban hành tại Quyết định
403/QĐ-TTg.”Thúc đẩy tiêu dùng bền vững được xác định là một trong các nhiệm vụ của
<i>Tăng trưởng xanh tại Việt Nam (nhiệm vụ 11). </i>


Tại Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp tục trên đàphát triển và đạt được tăng trưởng khá
trong 5 năm qua (từ 2011-2015). Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu“tiêu dùng ngày càng
tăng, những yêu cầu về các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng, thân thiện với
mơi trường đã và đang là một địi hỏi thiết yếu của người dân.”


Tuy nhiên, ý thức tiêu dùng bền vững của một bộ phận lớn cư dân thành phố Hà
Nội cịn chưa cao. Tiêu dùng khơng hợp lý, lãng phí ngày càng phổ biến trong một số bộ
phận dân cư, đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và thân thiện với thiên
nhiên.“Trong sinh hoạt và giao thông vận tải, việc tiêu dùng năng lượng tăng dẫn đến
việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn so với trước đây đã làm tăng mức độô nhiễm
môi trường.”Trong khi đó, các dạng năng lượng sạch có tiềm năng lớn ở Việt Nam như
năng lượng mặt trời, gió và có thể sử dụng phổ biến tại quy mơ gia đình cịn ít được
nghiên cứu, ítứng dụng và chưaphổ cập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

và xuất khẩu các loại hàng hóa không thân thiện với môi trường”.


Để thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân theo xu hướng bền
vững, cần có những nghiên cứu, khảo sát về thực trạng hành vi tiêu dùng bền vững của người


<b>dân, đặc biệt là tại các đơ thị lớn. Vì vậy, em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu khảo </b>
<b>sát hành vi tiêu dùng bền vững của ngƣời dân tại Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu sẽ có thể </b>
giúp cung cấp thơng tin về những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi tiêu dùng bền
vững của người dân, từ đó đề xuất những hướng giải pháp thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền
vững tại các đô thị của Việt Nam.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý thuyết về tiêu dùng bền
vững và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững;Đánh giá thực trạng hành
vi tiêu dùng bền vững ở Hà Nội;Phân tích các yếu tố tác động tới hành vi tiêu dùng bền
vững của người dân; Đề xuất các kiến nghị và gợi ý chính sách thúc đẩy hành vi tiêu
dùng bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược và Kế hoạch hành động
quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn đến năm 2020.


Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương phápthu thập và phân tích tài liệu thứ
cấp, điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê, xử lý số
liệu và phân tích, tổng hợp số liệu.


Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:“Khái niệm vềTiêu dùng
bền vững, tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững; Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi
tiêu dùng bền vững là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi tiêu dùng bền
vững; Đo lường đánh giá các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng bền vững như thế
nào. Thực hiện phân tích thực trạng hành vi tiêu dùng bền vững và các nhân tố ảnh hưởng
tại Hà Nộiđể từđó đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền
vững của người dân tại Hà Nội.”


<b>3. Kết cấu luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

“Các khái niệm về tiêu dùng bền vững bao gồm:“tiêu dùng bền vững, tầm quan


trọng của tiêu dùng bền vững, những vấn đề chính thúc đẩy tiêu dùng bền vững và hướng
dẫn của Liên hợp quốc về tiêu dùng bền vững.””


“Sơ lược kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng bền vững mở đầu là Chương trình
Nghị sự 21 (Agenda 21) – tính bền vững được thực hiện trong tất cả các nội dung gồm
sử dụng hợp lý tài nguyên, duy trì đa dạng sinh học, phương thức tiêu thụ, vai trò của
khoa học công nghệ là những động lực trước tiên dẫn đến sự biến đổi môi trường. Yêu
cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình là tất cả mọi người đều có vai trị: các
chính phủ, các nhà kinhdoanh, các hiệp hội thương mại, các nhà khoa học, các nhà
giáo,các người dân bản xứ, phụ nữ, thanh niên và trẻ em.trình bày các khái niệm liên
quan đến tiêu dùng bền vững và các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững.”


Tiếp theo là “Chương tri<sub>̀nh môi trường khu vực SWITCH – Asia đă ̣t mu ̣c tiêu thúc </sub>
đẩy sự thích ứng Sản xuất và tiêu thu ̣ bền vững trong các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ và các
nhóm người tiêu thụ ở khu vực châu Á.”


Tại Hoa Kỳ, một trong các dự án hết sức thành cơng đó là “Các cơng cụ mới
chống lại sự ô nhiễm môi trường” (2002) được tài trợ bởi Viện hàn lâm khoa học quốc
gia Hoa Kỳ.Kết quả thực hiện dự án đã nâng cao được nhận thức của người dân về vai trò
và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh đối với môi trường và sức khỏe của cá nhân, cộng
đồng, đưa ra được mơ hình hành vi tiêu dùng xanh và các chương trình tập huấn kĩ năng
hành vi tiêu dùng xanh cho các giám đốc doanh nghiệp, người dân ở một số bang. Bằng
việc sử dụng các công cụ kinh tế, Mỹ đã đi đầu trong việc phát triển việc sử dụng năng
lượng tự nhiên, góp phần tích cực bảo vệ mơi trường xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

“Hiện nay, các nước ASEAN chưa ban hành luật riêng về mua sắm xanh tuy
nhiên, Chính phủ nhiều nước đã có khuyến khích bằng các chính sách thúc đẩy phát
triển tiêu dùng bền vững và nền kinh tế tái sử dụng khởi động bằng việc thực hiện 3R:
tái sử dụng (Reuse), giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và dán nhãn sinh thái.”



Thông qua lược khảo một số nghiên cứu trong nước và nước ngồi, mơ hình các
nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững thông qua các giai đoạn của quá trình tiêu
dùng (nhu cầu và mong muốn, tìm kiếm thơng tin, đánh giá và lựa chọn sản phẩm, mua,
sử dụng, sau khi sử dụng) được xây dựng bao gồm những nhân tố như sau: Nhận thức về
môi trường và biến đổi khí hậu, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng chung, nhận thức về tiêu
dùng, thái độ về tiêu dùng, ảnh hưởng của xã hội – cộng đồng, các chính sách của Chính
phủ và một số biến nhân khẩu học.


<b>CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN </b>
<b>CỨU </b>


“Địa bàn nghiên cứu được chọn tại Hà Nội. Tính đến Quý 1, 2016: (GRDP) tăng
6,95%, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 9,5%; tổng mư<sub>́ c bán hàng hoá và doanh thu </sub>
dic ̣h vu ̣tiêu dùng xã h ội tăng 9,9%; kim ngac ̣h xuất khẩu tăng 2,3%, chỉ số giá tiêu dùng
được kiểm sốt.”Tốc độ đơ thị hóa rất nhanh, dân số tăng cao, cơ sở hạ tầng quá tải, chưa
đồng bộ, thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu. Về đặc điểm dân cư: Ước tính đến
31/12/2015 là 7.558.965 người - chiếm hơn 8% dân số cả nước, mức sinh thay thế - TFR:
2,03 con - Đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh,
các mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai trên toàn địa bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA </b>
<b>NGƢỜI DÂN TẠI HÀ NỘI </b>


Bảng hỏi là phiếu điều tra gồm có 3 phần chính: Lời ngỏ; nhóm câu hỏi khảo
sát các yếu tố liên quan hành vi tiêu dùng bền vững và thông tin cá nhân của người
tham gia khảo sát. Các thang đo được sử dụng để kiểm định mơ hình là các thang đo
đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, được dịch sang tiếng Việt và điều
chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát của nghiên cứu này. Cụ thể, nghiên cứu này
sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ tương ứng với từng câu hỏi khác nhau (Thang
đo được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó). Nội dung các chỉ báo được trình bày


ở phần kiểm định thang đo. Q trình điều tra thực hiện thơng qua hai giai đoạn điều
tra gồm thử nghiệm và chính thức. Với mục đích khẳng định tính phù hợp và tính thực
thi của bảng hỏi trên diện rộng dựa trên các nội dung: Thử thang đo, lời lẽ của câu
hỏi, cấu trúc phiếu hỏi, độ dài, ảnh hưởng của ngoại cảnh…, giai đoạn thử nghiệm
thực hiện từ 10/05/2016 – 20/05/2016 tại một số quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Ba
Đình bằng cách phỏng vấn trực tiếp 12 người, thu về 11 phiếu đạt kết quả và góp ý
tích cực cho bảng hỏi chính thức. Từ kết quả giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện bảng
hỏi chính thức và điều tra chính thức từ 25/05/2016 – 30/07/2016 tại các quận trên địa
bàn thành phố Hà Nội với 230 người là những người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội,
tuổi từ 20 trở lên và sống tại Hà Nội từ 2 năm trở lên. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp;
phát phiếu điều tra để người trả lời tự điền; Điều tra trực tuyến (xây dựng bảng hỏi
<i>bằng google .com/form, sau đó gửi link khảo sát qua email, mạng xã hội, các diễn đàn </i>
trên internet) đã thu về được 217 phiếu, trong đó có 200 phiết đạt kết quả yêu cầu.Sau
khi khảo sát, thu thập thông tin và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20 đối với 200
phiếu đạt yêu cầu, hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.7, các biến khảo sát đều có ý
nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu nên tác giả quyết định dừng khảo sát ở mốc
200 phiếu đạt yêu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Phân tích thang đo, Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều
lớn hơn 0.7, đồng thời tất cả các biến đều có tương quan biến tổng đều cao và lớn hơn 0,3
nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy. Quyết định giữ nguyên tất cả các biến quan sát
trong tất cả các thang đo.Sử dụng phương pháp trích Principal Components với phép
xoay Varimax cho 28 biến quan sát, sau 3 lần phân tích EFA, tác giả loại 2 biến gồm
KTKN4 và CSCP4 và hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu. Phân tích tương quan cho kết
quả các biến nguyên nhân (Nhận thức về mơi trường và biến đổi khí hậu, Kiến thức và kĩ
năng tiêu dùng, Nhận thức về tiêu dùng, Thái độ về tiêu dùng, Ảnh hưởng của xã hội/
cộng đồng, Chính sách của Chính phủ) đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến
kết quả (Hành vi tiêu dùng bền vững của người dân), các hệ số tương quan đều có ý
nghĩa thống kê (p < 0.01). Thực hiện đặt biến giả với các biến nhân khẩu học gồm
Phương tiện đi lại, giới tính, nghề nghiệp, mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng sản


phẩm thân thiện với môi trường; đưa vào hồi quy các biến giả, biến tuổi, trình độ học
vấn, thu nhập và các biến đo lường nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững, thu được
kết quả khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, R2 = 0.502thể hiện mức độ phù hợp của mơ
hình ở mức tốt, tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu, phương trình hồi
quy chuẩn hóa như sau:


<i><b>HVTDBV = 0.313*NTMT + 0.183 CSCP + 0.172*AHXH + 0.170*TDTD + </b></i>
<i><b>+0.168*NTTD + 0.078*HV + 0.058*PT + 0.042*MSLCT </b></i>


Như vậy, mức độ quan trọng của các biến ảnh hưởng tới Hành vi tiêu dùng bền
vững của người dân (HVTDBV) theo thứ tự sau: thứ nhất Nhận định về môi trường và
biến đổi khí hậu (NTMT), thứ hai là Chính sách của Chính phủ (CSCP), thứ ba là Ảnh
hưởng của xã hội/ cộng đồng (AHXH), thứ tư là Thái độ về tiêu dùng (TDTD), thứ năm
là Nhận thức về tiêu dùng (NTTD), thứ sáu là Học vấn (HV), thứ bảy Phương tiện đi lại
(PT) và cuối cùng là Mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường (MSLCT).


Kết quả kiểm định ANOVA như sau: Giá trị sig = 0.00 <0.05 của trị F của mơ
hình rất nhỏ, suy ra bác bỏ giả thuyết H0, tức là không tồn tại biến độc lập nào có mối


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNH VI TIÊU DÙNG </b>
<b>BỀN VỮNG </b>


<b>Nhóm giải pháp về giáo dục và truyền thơng: </b>


<i><b>Đưa các khóa học về môi trường trong các trường đại học và cao đẳng:</b></i>“Giáo
dục bảo vệ môi trường nhằm giúp mọi người nói chung và các bạn sinh viên nói riêng
khơng những chỉ có nhận thức đúng mà còn phải thiết lập được các hành vi cụ thể góp
phần đẩy mạnh cuộc vận động, đem lại hiệu quả thiết thực để cuộc vận động “Vì một
Việt Nam xanh hơn”;”



<i><b>Truyền thông phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư: </b></i>


Các cơ quan Quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần đẩy mạnh cơng tác
giáo dục, truyền thông cho các tổ dân phố, các hộ dân cư về phân loại rác thải sinh hoạt
theocác tiêu chí khác nhau tương ứng với từng loại rác sẽ tiết kiệm được thời gian xử lý
rác thải và q trình tái chế, góp phần giảm ô nhiễm và nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;


<i><b>Đẩy mạnh tổ chức sự kiện môi trường tại các trung tâm mua sắm: Giải pháp </b></i>


này đã và đang được áp dụng tại Việt Nam thông qua một số sự kiện nổi bật tiêu biểu
như: “Hành trình “nói khơng với túi nylon” của Thủ đô” và “Chiến dịch Tiêu dùng sản
<i><b>phẩm xanh"; </b></i>


<i><b>Thúc đẩy các hoạt động tái chế và giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm dùng </b></i>
<i><b>một lần: Thứ nhất, về việc thúc đẩy các hoạt động tái chế, một sự kiện điển hình dưới </b></i>


đây đã đóng góp một giải pháp quan trọng trong hoạt động tái chế. Thứ hai, về việc giảm
thiểu việc sử dụng các sản phẩm giấy dùng một lần, nhận thức tác hại của việc sử dụng
<i><b>túi nhựa thông qua phương tiện truyền thông đại chúng; </b></i>


<i><b>“</b><b>Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn: Nguồn </b></i>


nhân lực – đối tượng có chun mơn sâu rộng về các vấn đề mơi trường nói chung, sản
phẩm thân thiện với mơi trường nói riêng có vai trị quan trọng trongviệc tư vấn, hướng
<i><b>dẫn các doanh nghiệp thực hiện một cách có hệ thống, khoa họcvà hiệu quả;”</b></i>


<i><b>“</b><b>Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan </b></i>
<i><b>đến sản phẩm thân thiện với môi trường: Các chuyên gia tư vấn về môi trường cho các </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>tiêu chí về mơi trường, các ngân hàng;”</b></i>


<i><b>Cải thiện thói quen tiêu dùng hàng ngày và phong cách sống để góp phần bảo </b></i>
<i><b>vệ mơi trường. </b></i>


<b>Nhóm giải pháp về hồn thiện cơ chế chính sách quản lý Nhà nƣớc: </b>


<i><b>Hoàn thiện các quy định trong xây dựng các tiêu chí tiêu dùng bền vững:</b><b>“Sự nỗ </b></i>


lực của các bộ, ngành, sự cố gắng của Nhà nước trong việc hồn thiện mơi trường pháp lý
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi
<i><b>trường ở Việt Nam;”</b></i>


<i><b>“</b><b>Sử dụng các công cụ kinh tế để phát triển việc sử dụng các sản phẩm thân thiện </b></i>
<i><b>với môi trường:</b><b>”Bao gồm các giải pháp về tín dụng và các giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ </b></i>


<i><b>doanh nghiệp; </b></i>


<i><b>“</b><b>Tăng cường thiết bị và kỹ thuật chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi </b></i>
<i><b>trường: Kết hợp các cơ quan, tổ chức đang thực hiện công tác đánh giá tiêu chuẩn </b></i>


chất lượng sản phẩm, môi trường để sử dụng hệ thống thiết bị và kỹ thuật hiện có.”
<b>Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp: </b>


<i><b>“</b><b>Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường:Các sản phẩm thân thiện </b></i>


với môi trường cần được quảng bá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng như truyền hình, báo đài, internet...;”



<i><b>Thúc đẩy các nhãn sinh thái trong các cửa hàng và siêu thị:thông qua băng rôn, </b></i>


<i><b>tờ rơi và các tài liệu quảng cáo hoặc thông qua các phương tiện truyền thông khác; </b></i>


<i><b>Điều chỉnh phù hợp mức giá sản phẩm thân thiện với môi trường với mức giá </b></i>
<i><b>gần với sản phẩm thường dùng: doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, thị </b></i>


hiếu người tiêu dùng để đưa ra giải pháp giá cả phù hợp cho doanh nghiệp và cả người
<i><b>tiêu dùng về chất lượng sản phẩm thân thiện với môi trường và một mức giá phù hợp.; </b></i>


<i><b> Tăng cường dịch vụ hậu mãi đối với sản phẩm thân thiện với mơi </b></i>
<i><b>trường:</b><b>“Trong q trình sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp cần có các dịch vụ hỗ trợ </b></i>
khách hàngthường bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo
dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa, tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư, linh kiện,
vật liệu liên quan đến sản phẩm và các phục vụ miễn phí khác tùy điều kiện của từng
<i><b>doanh nghiệp sản xuất.;”</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Nhóm giải pháp về phƣơng tiện đi lại: </b>


<i><b>Cải thiện giao thông đô thị bằng khai thác vận tải tối ưu: </b><b>“Cần sớm ứng dụng </b></i>


công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới
phương tiện vận tải có hiệu suất khai thác sử dụng cao, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế ô
<i><b>nhiễm môi trường;”</b></i>


<i><b>“</b><b>Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: Sử dụng phương </b></i>


tiện ít phát thải, tiết kiệm nhiên liệu; áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện
GTVT;” sử dụng nhiên liệu sạch;



<i><b>Bảo dưỡng phương tiện định kỳ:</b><b>“tạo lập ý thức chăm sóc, bảo dưỡng xe của chủ </b></i>


phương tiện để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; mặt khác cần
nêu cao trách nhiệm của các hãng sản xuất xe, thiết lập mạng lưới các trạm bảo hành, bảo
dưỡng xe cơ giới, kể cả với xe mô tô, xe gắn máy cho người dân; cuối cùng, các cơ quan
quản lý, kiểm tra tình trạng an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải hướng dẫn, giám
sát, kiểm việc chấp hành pháp luật về giao thông và bảo vệ môi trường của người tham
<i><b>gia giao thông.” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×