Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.71 KB, 21 trang )

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
1.1. Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại lâu trong đời sống xã hội loài người.
Theo tiếng La Tinh tín dụng là sự tin tưởng, điều này có nghĩa là trong mối quan hệ
tín dụng người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời
gian như hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, tín dụng hiểu theo cách đơn giản nhất là một quan hệ vay mượn
lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả .
Ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, lực lượng sản xuất phát
triển, phân công lao động xã hội mở rộng, xuất hiện hình thức chiếm hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, điều này dẫn tới sự phân hoá giai cấp
giầu nghèo trong xã hội. Lúc này trong xã hội xuất hiện sản phẩm dư thừa, có khả
năng cho vay, có người thiếu vốn có nhu cầu vay và quan hệ tín dụng bắt đầu hình
thành để giải quyết vấn đề trên.
Hình thức đầu tiên của tín dụng là quan hệ vay mượn nặng lãi. Cho vay
nặng lãi nhằm mục đính thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người đi vay, chưa có
tác dụng phục vụ cho sản xuất. Đặc điểm nổi bật của cho vay nặng lãi là lãi xuất
vay rất cao và chưa có sự quy định chung, thậm chí là không có giới hạn. Với
đặc điểm này tín dụng nặng lãi đã phá huỷ,kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
mà nó tồn tại trong suốt thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Nhưng
công bằng mà nói tín dụng nặng lãi góp phần xoá bỏ được nền kinh tế tự nhiên,
phát triển quan hệ trao đổi hàng hoá tiền tệ, tập trung được số lớn tiền tệ vào
một số người và bần cùng hoá trong phạm vi lớn những người sản suất nhỏ, góp
phần làm xuất hiện phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, quá trình tái sản xuất giản đơn
được thay thế dần bằng quá trình tái sản suất mở rộng với quy mô ngày càng lớn
mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các nhà tư bản rất cần bổ sung vốn đầu tư
vào kinh doanh nhưng họ không thể sử dụng được tín dụng nặng lãi. Lúc này, tín


dụng nặng lãi không còn phù hợp nữa và trở thành chướng ngại của sự phát triển.
Giai cấp Tư Sản đã tạo lập cho mình một quan hệ tín dụng mới, Tín dụng Tư Bản
Chủ Nghĩa. Tuy nhiên, tín dụng nặng lãi không bị thủ tiêu hoàn toàn mà nó còn tồn
tại ở những nước sản xuất nhỏ và trong lĩnh vực đi vay không vì mục đích sản
xuất. Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ trao đổi mua bán đều được tiền tệ
hoá. Mỗi chủ thể của nền kinh tế đều phải tự tìm nguồn vốn trên thị trường nhằm
thoả mãn nhu cầu vốn của mình và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn vốn đó.
Tuy nhiên không phải lúc nào nhu cầu về vốn tiền tệ cũng được đáp ứng đầy đủ.
Hiện tượng thừa vốn chỗ này thiếu vốn chỗ kia là tất yếu xẩy ra. Sự thừa thiếu này
có khi tạm thời, có khi lâu dài. Chính điều này đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối
giữa nơi thừa và thiếu với số lượng vốn lớn nhất và chi phí ít nhất. Từ đó tín dụng
thương mại và tín dụng ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan.
Tín dụng Thương Mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Quan hệ tín dụng thương mại
(vay trực tiếp) chủ yếu là hàng hoá giữa các doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong
lĩnh vực sản suất và lưu thông hàng hoá. Về thực trạng tín dụng thương mại là kéo
dài thời gian thanh toán của người mua, vậy trong quan hệ tín dụng thương mại
người cho vay chính là người bán chịu hàng hoá, người đi vay là người đi mua
chịu. Như vậy, tín dụng thương mại đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế góp
phần giải quyết mâu thuẫn của hiện tượng thừa thiếu vốn đó. Nó có ưu điểm chi
phí thấp, nhưng vẫn còn những nhược điểm :
- Hạn chế không gian địa lý.
- Giữa những người đi vay và người cho vay khó đạt điểm chung về qui
mô và thời hạn của khoản vốn vay.
- Mang rủi ro cao do không có sự phân tán rủi ro.
Chính vì vậy cho vay thông qua các trung tâm tài chính đặc biệt hoạt động cho
vay của các Ngân hàng Thương Mại là rất quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động
cho vay của các ngân hàng là rất quan trọng nền kinh tế thị trường. Hoạt động cho
vay của các ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ vay mượn, đó là có sự
hoàn trả gốc và lãi sau thời gian nhất định. Điểm khác giữa hoạt động cho vay của

các ngân hàng và cho vay trực tiếp là hoạt động cho vay của các ngân hàng không
có sự di chuyển vốn trực tiếp từ nơi có vốn đến nơi thiếu vốn mà có sự tham gia
của ngân hàng. Hoạt động cho vay này đã khắc phục được hạn chế vay trực tiếp,
cung cấp lượng vốn lớn cho nền kinh tế đáp ứng mọi nhu vầu của các đơn vị xin
vay về thời gian, địa điểm, qui mô và thời hạn khoản vay.
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng Thương Mại. Để quản
lý các khoản cho vay các ngân hàng phân loại các khoản vay theo nhiều tiêu thức
khác nhau và cho vay trung và hạn là một bộ phận của hoạt động cho vay, được
phân theo thời gian. Cho vay trung và dài hạn là các khoản cho vay có thời han
một năm. Tuỳ theo quốc gia mà thời hạn các khoản vay trung và dài hạn sẽ có qui
định khác nhau.Ở Việt Nam hiện nay, các khoản cho vay trên 1 năm đến 5 năm
gọi là cho vay trung hạn, trên 5 năm gọi là cho vay dài hạn.
1.1.2. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt
vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại
cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu
nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số
lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300
lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh
nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng
năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ở Việt Nam. cơ sở pháp lý để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là
Nghị định số 90/2001/NĐ – CP của chính phủ về trợ giúp phát triển với doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định thì “Doanh nghiệp vừa
và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 người.”

Hiên nay, ở Việt Nam nói riêng và toàn bộ Thế Giới nói chung, xét cả về
phương diện thực tế và lý luận chưa có một sự thống nhất các chỉ tiêu nhằm xác
định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Có quan điểm gắn việc phân
loại quy mô doanh nghiệp với đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từng ngành và dựa trên
cơ sở hai tiêu thức vốn và lao động. Các nước có quan điểm đánh giá quy mô
doanh nghiệp theo các tiêu thức vốn và lao động dựa trên cơ sở đặc tính kinh tế kĩ
thuật của từng ngành Nhật Bản, Malayxia, Thailan. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, theo
quy định của Bộ luật cơ bản về DNVVN, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và
khai thác thì doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh
doanh dưới 100triệu yên thuộc doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, còn ở
Malayxia, doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn 500 Ringit và sử dụng dưới 50 lao
động là DNVVN.
Lại có quan niệm đánh giá quy mô doanh nghiệp không phải chỉ theo từng
ngành kinh tế kĩ thuật, dựa vào tiêu thức lao động và vốn mà cả doanh thu của
doanh nghiệp. Chẳng hạn, Đài Loan quy định trong ngành công nghiệp chế tạo,
xây dựng và khai khoáng thì doanh thu không vượt quá 1,5 triêu USD, vốn không
vượt quá 120 Tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao động được xếp vào doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Cũng có quan điểm phân loại quy mô doanh nghiệp
theo từng ngành nghề kinh doanh và tiêu thức lao động sử dụng. Quan niệm này
tồn tại chủ yếu ở Hongkong, Hàn quốc. DNVVN trong các ngành công nghiệp ở
Hongkong và Hàn Quốc là những doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động.
1.1.2.2. Đặc điểm và vai trò của DNVVN với nền kinh tế
a, Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ưu điểm:
Các DNVVN năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. đặc
biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương do DNVVN có khả năng chuyển hướng
kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng.
Nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm
việc. Thực tế không những đúng với nước ta mà còn đúng với các nước khác ở
trên thế giới. Người lao động ở các doanh lớn dễ bị mất việc làm hơn, đặc biệt có

suy thoái kinh tế.
Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý
thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm
chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn
trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
Một số hạn chế của DNVVN
Thứ nhất, quản lý kinh doanh kém. Những nghiên cứu cho thấy những người
chủ doanh nghiệp thuộc khu vực này có trình độ hộc vấn ở mức khá thấp. Phần lớn
các DNNVV phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp vẫn quản lý doanh
nghiệp theo kiểu hộ gia đình. Đây là một khó khăn lớn của các DNNVV trong cạnh
tranh.
Thứ hai, công nghệ lạc hậu khá phổ biến trong các DNNVV. Do thói quen tư
duy và do hạn chế về đầu tư, DNNVV thường đầu tư dần, mỗi năm mua một vài
loại máy, thiết bị và khi thấy không ổn thì cũng thay thế dần. Điều này làm cho
máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNNVV trở nên chắp vá, không
đồng bộ.
Thứ ba, các DNNVV khó tiếp cận các nguồn tín dụng. Khó khăn này đến cả
từ hai phía. Từ phía doanh nghiệp, do những hạn chế về nhân lực và quản lý các
DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án đầu tư. Từ phía ngân
hàng cũng có những trở ngại. Các dự án vay vốn từ các DNNVV là dự án có quy
mô nhỏ. Nhiều ngân hàng ngại cho vay vì chi phí cho thủ tục, thẩm định cao, rủi ro
cao. Về nhận thức, nhiều ngân hàng thương mại chưa đánh giá đúng tầm quan
trọng đặc biệt của khu vực DNNVV.
Thứ tư, do thiếu thông tin. DNNVV thiếu nhân lực, thiếu phương tiện để
khai thác và sử dụng thông tin. Hơn nữa chủ các DNNVV chưa nhận thức đúng và
có thói quen trong việc thu thập, xử lý thông tin khi cần đưa ra quyết định. Bởi lý
do này, DNNVV rất ít đầu tư cho hoạt động thông tin.
b, Vai trò của DNVVN với nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprises - SMEs) là đối

tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. Theo WIPO (World Intellectual
Property Organization) thì các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, quy mô nhỏ và vừa có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên cả góc độ kinh tế và vai trò xã hội. Ngay trong khối
EU, các doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp và tạo ra 65 triệu việc
làm. Quan trọng hơn, doanh nghiệp cỡ nhỏ và siêu nhỏ là những cái nôi nuôi dưỡng
tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo. Ở Việt Nam, chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký
thì tỷ lệ này là trên 95%.
Ở nhiều nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho
các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép
nền kinh tế có được sự ổn định. Các doanh nghiệp nhỏ cũng tạo nên ngành công
nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: chuyên môn hóa vào sản xuất một vài công
đoạn nhất định cần thiết cho việc hoàn thành một sản phẩm tổng hợp.
Tham gia vào quá trình sản xuất, giảm tải cho các doanh nghiệp lớn, đẩy hiệu
quả đến mức cao nhờ khả khả năng tập trung hóa. Điền kín vào những khe thị
trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, sẵn sàng tham gia thế chỗ khi có
mảng thị trường được nhường lại. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được ví là
thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Rất nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các doanh nghiệp vừa,
nhỏ và siêu nhỏ mới là động lực thúc đẩy phát triển và đổi mới. Những thành tựu
mà những người khởi nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, Jerry Yang, Larry Page,
Sergey Brin,... đã thực sự định nghĩa lại những mảng thị trường hoàn toàn mới,
khởi đầu cho những làn sóng sáng tạo - đổi mới không ngừng không chỉ cho quốc
gia mà cả thế giới. Ngay cả nước Mỹ - một quốc gia với những tập đoàn khổng lồ
thì họ vẫn luôn dành những ưu tiên vô cùng đặc biệt với nhóm doanh nghiệp vừa
và nhỏ - bởi họ hiểu, nước Mỹ phát triển từ đây. Điều đó chắc chắn không quá sai
với Việt Nam.
Sự hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng tất yếu không chỉ ở các
nước phát triển mà ở các nước phát triển. Nếu như các doanh nghiệp lớn thường
không có mặt ở các địa phương khó khăn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có
mặt ở khắp mọi nơi và trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng
như quốc gia.
1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a, Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
• Điều hoà vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất mở rộng trong nền kinh tế. Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa những người có
vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với những người cần vốn để mở rộng
kinh doanh, tiêu dùng…. Trên cơ sở huy động nguồn vốn trong dân cư hay đi vay
các tổ chức kinh tế khác ngân hàng tiến hành cho vay với các cá nhân, tổ chức
kinh tế đang cần vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu thiếu vốn. Nhờ
nguồn vốn mà ngân hàng cho vay doanh nghiệp không những đảm bảo quá trình
sản xuất mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại để
hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Từ đó
các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái
sản xuất mở rộng. Như vậy, tín dụng ngân hàng đã biến các phương tiện hoạt động
có hiệu quả, thu hút nhanh chóng các vật tư lao động, những tiềm năng sẵn có khác
vào sản xuất.
• Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là một
trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu muốn
khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế nào phát triển, ngân hàng sẽ thực
hiện ưu đãi tín dụng với ngành nghề hay khu vực đó. Từ đó ngân hàng sẽ tạo điều
kiện để các doanh nghiệp đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng, trở thành
đòn bẩy để giúp ngành nghề đó phát triển.
Để thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục đích đã định, các
nhà ngân hàng cần phải nghiên cứu và thực thi chính sách tín dụng phù hợp để có
thể tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này đang là một vấn đề
hết sức quan trọng ở nước ta, trong tình trạng cơ cấu kinh tế hiện nay còn nhiều bất
hợp lý. Đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chuyển từ nền kinh tế
tự cung tự cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta cần phải có những biện

pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
du lịch…bởi ở nước ta tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm quá lớn trong khi tỷ
trọng các ngành khác còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Để làm được điều
này chính sách tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng, chú trọng vào công
tác tín dụng như vậy sẽ là một biện pháp để thực hiện thành công sự nghiệp công

×