Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.26 KB, 19 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng:
1.1.1. Khái niệm:
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường thì ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế. Với các chức năng chính như :
Thứ nhất: là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm
thành đầu tư thông qua sự tiếp xúc với cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi
tiêu và cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu.
Thứ hai: tạo phương tiện thanh toán thông qua việc in tiền của ngân hàng trung
ương và việc phát hành các giấy nhận nợ với khách hàng, các tài khoản thanh
toán… làm cho tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng lên gấp bội theo
hệ số nhân tiền.
Thứ ba, Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết
các quốc gia. Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa
và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí ngân
hàng đưa ra các hình thức thanh toán khác nhau như séc. ủy nhiệm chi, nhờ thu, các
loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối, các quỹ và cung cấp tiền
giấy khi khách hàng cần…
Tóm lại, ngân hàng là một tổ chức cung cấp một danh mục lớn nhất các tiện
ích về tài chính của nền kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của nó là tiền đề cho việc
phân bổ, luân chuyển và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực tài chính, kích
thích tăng trưởng kinh tế một cách lâu dài, bền vững.
Nhắc đến hoạt động chủ yếu của ngân hàng thì không thể không nói đến hoạt
động cho vay. Đặc biệt là đối với các ngân hàng Việt Nam thì lợi nhuận đem lại từ
hoạt động cho vay chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi nhuận. Do đó có thể nói
cho vay là hoạt động chủ chốt của các ngân hàng thương mại.
Theo điều 3, khoản 1 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì hoạt động cho vay được hiểu :


Cho vay là một hoạt động cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một tài khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Xét trên phương diện lý thuyết, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể được
phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau: như theo thời gian, theo tài sản đảm
bảo, theo đối tượng cho vay, theo phương thức cho vay…Nếu dựa vào mục đích sử
dụng vốn vay thì có cho vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu
dùng…
- Phân loại theo thời gian có :
+ Cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung và dài hạn
- Phân loại cho vay dựa vào tích chất có đảm bảo của khoản vay
+ Cho vay có tài sản đảm bảo
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo
- Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay kinh doanh
+ Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hóa. Hình thức cho vay của các hãng là bán hàng trả góp.Cho vay tiêu
dùng là nghiệp vụ trong đó ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng số tiền
nhất định trên nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định,
nhằm giúp cho người tiêu dùng sử dụng có thể thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu
dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm
chí bao gồm cả việc sử dụng vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên, học
viên… trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ được hưởng thụ một
mức sống cao hơn. Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy
quá trình chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng
hoá các dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay.
Cơ sở cho vay tiêu dùng:
- Nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng

lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng…nhu cầu du lịch đối với lực lượng khách
hàng rộng lớn.
- Tiềm năng sinh lợi từ các khách hàng cá nhân là vô hạn, chừng nào còn có con
người thì nhu cầu với tiêu dùng vẫn luôn tồn tại và không phải tất cả các cá nhân
có thể có nguồn thu nhập thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đó.
- Nhiều hãng lớn tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều
công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm thị phần cho vay
các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng thị
trường cho vay sang cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập.
- Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng. Một số tầng lớp người
tiêu dùng có thu nhập khá cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay tiêu dùng giúp
họ nâng cao mức sống , tăng khả năng được đào tạo…giúp họ có nhiều cơ hội
tìm kiếm được công việc có thu nhập cao hơn.
Vai trò của cho vay tiêu dùng
- Đối với các ngân hàng thương mại
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hội nhập, các ngân hàng
thương mại muốn hoạt động một cách có hiệu quả, có lợi nhuận, có thể tồn tại và
phát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có một chiến lược kinh doanh riêng, phải
cạnh tranh với nhau để giành thị phần cho mình. Chính vì vậy, nếu ngân hàng nào
chỉ chú trọng đến nhóm khách hàng là doanh nghiệp mà không để ý đến những
khách hàng cá nhân thì đối tượng khách hàng sẽ rất hạn chế. Do đó hình thức cho
vay tiêu dùng giúp các ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, quan hệ với
nhiều khách hàng hơn, phát triển khả năng huy động vốn các loại tiền gửi cho ngân
hàng đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu rủi ro… từ đó làm tăng khả năng
cạnh tranh của các ngân hàng.
- Đối với người tiêu dùng
Nhu cầu tiêu dùng đối với mỗi người là tất yếu, và đương nhiên không phải ai
cũng có thể tự đáp ứng được nhu cầu của mình bằng chính thu nhập của mình.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ra đời giúp cho người dân có thể kết
hợp nhu cầu hiện đại và khả năng thanh toán trong tương lai, thỏa mãn được nhiều

hơn những nhu cầu của mình trước khi có khả năng chi trả và đặc biệt quan trọng
trong những trường hợp cấp bách, như chi tiêu cho giáo dục hay y tế…Cho vay
tiêu dùng làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
- Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ra đời với thủ tục cho
vay tương đối đơn giản và ngày càng đơn giản hơn, nhanh gọn hơn do cạnh tranh
giữa các ngân hàng, nên góp phần quan trọng trong đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi.
Thứ hai, thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, chất lượng cuộc sống của người
dân được nâng cao, tạo tâm lí thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao
động, tạo viễn cảnh tốt cho nền kinh tế. Thứ ba, cho vay tiêu dùng là đòn bẩy quan
trọng kích thích tiêu dùng, kích thích nền sản xuất phát triển, giải quyết công ăn
việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, giảm các tệ nạn xã hội, tạo ra cuộc
sống lành mạnh và tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối tượng cho vay tiêu dùng
Tùy vào mỗi cách xác định, phân chia của từng ngân hàng thì đối tượng cho
vay tiêu dùng có rất nhiều dạng. Ta có thể chia đối tượng cho vay tiêu dùng theo
mức độ tài chính của họ.
- Các đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thường có
nhu cầu vay để tiêu dùng không cao vì bị giới hạn bởi thu nhập hạn chế.
- Các đối tượng có thu nhập trung bình: Đối với những người này nhu cầu vay
vốn có xu hướng tăng mạnh. Đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ ra
khoản tiết kiệm tích lũy của mình để đáp ứng được mục đích đó.
- Các đối tượng có thu nhập cao: nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh để tăng thêm khả
năng thanh toán và đó được coi như một khoản nợ linh hoạt để chi tiêu khi mà
tiền vốn tích lũy của họ đang được đầu tư trung và dài hạn. Hiểu theo cách khác
thì khoản tiền vay tiêu dùng này được coi là nguồn ứng trước của lợi nhuận do
đầu tư mang lại. Những nhóm người này thường có nhu cầu chi tiêu trong mục
đích tiêu dùng với số tiền lớn. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải chú ý
quan tâm và phát triển nhóm khách hàng này.
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng

• Về quy mô:
Do cho vay tiêu dùng là khoản cho vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình không
phải sử dụng cho mục đích kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giá trị
không lớn thậm chí còn rất nhỏ. Giá trị này được xác định trên cơ sở giá cả hàng
hóa, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trong khi giá trị những thứ
này thường không quá lớn. Hơn nữa, phần lớn khách hàng vay tiêu dùng đều đã có
sự tích lũy từ trước, ngân hàng chỉ là người hỗ trợ cho việc mua sản phẩm được dễ
dàng hơn khi tích lũy là chưa đủ vì thế quy mô đối với mỗi khoản vay thường là
nhỏ.
Tuy nhiên với số lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng lớn và vì thế tổng
quy mô cho vay lớn. Đây cũng là xu thế phổ biến, trong hướng xã hội ngày càng
phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng dẫn đến số lượng
cho vay tiêu dùng sẽ rất lớn.
• Về lãi suất
Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao,”cứng nhắc”, và nhu cầu vay kém
nhạy cảm với lãi suất. Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn
của ngân hàng, không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi
suất thay đổi theo thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường là ấn định.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì. Nó tăng lên trong thời kì nền
kinh tế rộng mở, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai. Ngược lại
khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và họ gia đình cảm thấy không
tin tưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc
vay mượn từ ngân hàng. Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm
với lãi suất.
Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn
là lãi suất của khoản vay. Bên cạnh đó mức thu nhập và trình độ dân trí cũng tác
động rất lớn đến việc sử dụng các khoản cho vay tiêu dùng. Những người có thu
nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm mà mình có được.
Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có trình độ,
có học vấn cao thì việc vay mượn là một công cụ để đạt được mức sống như mong

muốn.
Ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức lãi
suất thực tế đối với cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Song phần lớn lãi suất
được xác định dựa trên lãi suất cơ bản cộng phần lợi nhuận cận biên và phần bù
đắp rủi ro, có thể đưa ra công thức tính tổng quát như sau:
Lãi suất cho vay tiêu dùng= Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất d ự kiến +
Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn+ Lợi nhuận cận biên
Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại có những phương pháp tính lãi riêng,
song nhìn chung, tập trung vào những phương pháp như: Phương pháp lãi đơn,
phương pháp lãi gộp, phương pháp tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi suất biến
đổi…
• Về rủi ro : Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và có độ rủi ro cao nhất
trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng thương mại.
Lãi suất cho vay tiêu dùng là cố định và được xác định dựa trên lãi suất cơ bản
cộng với mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro. Nếu lãi suất trên thị trường vốn
tăng mà lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng là cố định và cứng nhắc sẽ khiến
cho ngân hàng phải bù đắp mức lãi suất huy động vốn mà không được thay đổi lãi
suất cho vay tiêu dùng. Đó là rủi ro về lãi suất.
Bên cạnh đó là rủi ro về tín dụng. Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay
tiêu dùng không phải dựa vào lợi nhuận hay bắt nguồn từ khoản vay đó đem lại mà
nó phụ thuộc vào một nguồn khác độc lập hoàn toàn với nguồn vay, đó chính là thu
nhập của người vay mang lại. Điều đó sẽ mang lại những rủi ro mang tính khách
quan và chủ quan như: tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, thiên tai, tình trạng thất
nghiệp gia tăng, tình trạng sức khỏe, công việc, đạo đức của người vay.
Quản lí sau cho vay cũng là một vấn đề lớn mà ngân hàng gặp phải do quy mô
món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn vì thế việc kiểm soát về tình hình
thu nhập và khả năng tài chính của từng khách hàng đối với tất cả các món vay
không phải là điều dễ dàng. Nó phụ thuộc rất lớn vào đạo đức của người vay.
• Về lợi nhuận:
Do cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao vì thế lợi nhuận kì vọng

mang lại từ nguồn cho vay tiêu dùng cũng lớn.
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng:
- Căn cứ vào mục đích vay:
Có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành 2 loại:
 Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan) là các khoản cho vay
nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng, mua sắm hay cải tạo nhà ở của các
cá nhân, hộ gia đình.
 Cho vay tiêu dùng không cư trú (nonresidential morage loan) đó là các
khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương
tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí…

×