Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.18 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh
Ngân hàng Công thương Bến Thủy.
3.1.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng
Lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng đối với Ngân hàng
Thương Mại vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng phải phục vụ cho mục tiêu này,
phải góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc tăng doanh số cho vay,
giảm tỷ lệ nợ quá hạn và phục vụ cho mục tiêu an toàn của Ngân hàng. Tuy nhiên
mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, là nền tảng để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hệ thống Ngân hàng,
lành mạnh hóa nền tài chính của Đất nước.
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Qua thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Bến Thủy ta thấy rằng trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh
không ngừng đổi mới và phát triển, dư nợ tín dụng tăng, kinh doanh ngày càng có
hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhìn vào kết quả kinh doanh trong thời gian qua vẫn còn
một số cần khắc phục. Mặt khác, xuất phát từ những dự báo về nền kinh tế nước ta
và hoạt động kinh tế trên địa bàn Tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng trưởng, ngày càng
xuất hiện nhiều Ngân hàng Cổ phần tạo nên sức ép cạnh tranh lớn gặp nhiều khó
khăn thách thức mới. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu cấp thiết để Chi
nhánh “ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững”. Từ đó, Chi nhánh đã đưa ra
những định hướng nâng cao chất lượng tín dụng cho thời gian tới phù hợp với tình
hình của Chi nhánh, theo chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Công
thương Việt Nam và tình hình mới của nền kinh tế.
- Chi nhánh tiến hành nâng cao chất lượng hiệu quả cho vay, tập trung vào các
Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề trên địa bàn có khả năng sinh lời tạo nguồn
thu tín dụng lớn bảo đảm tăng trưởng, an toàn và hiệu quả.
- Bám sát chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, tiềm năng thế mạnh của địa
phương và định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam để xác định
mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Chú trọng và mở rộng cho vay đối tượng khách


hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh
doanh công thương nghiệp...có tài sản đảm bảo.
- Định hướng đến 31/12/2008 Chi nhánh phải đạt được:
+ Tổng nguồn vốn huy động 685 tỷ đồng
+ Tổng dư nợ đầu tư cho vay 940 tỷ đồng
+ Tỷ lệ cho vay khôgn có tài sản đảm bảo 12%
+ Tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp nhà nước tối đa 58%
+ Nợ nhóm 2 là 6.700 triệu đồng
+ Nợ xấu 9000 triệu đồng
+ Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng 11.538 triệu đồng
+ Thu hồi các khoản nợ Chính phủ cấp nguồn xử lý 100 triệu
+ Thu dịch vụ Ngân hàng 3.000 triệu đồng
+ Phát hành thẻ
Thẻ E – partner: 5000 thẻ
Thẻ tín dụng quốc tế: 20 thẻ 29.000 triệu đồng
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ thẩm định khách hàng, thẩm
định dự án của cán bộ tín dụng. Tăng cường các cán bộ có năng lực bổ sung cho
các phòng kinh doanh đối nội, kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát nội bộ.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Bến Thủy.
Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Bến Thủy chúng ta thấy được rằng chất lượng tín dụng đã được quan
tâm nhưng chưa được nâng cao. Do vậy, cần có những giải pháp để nâng cao chất
lượng tín dụng tại Chi nhánh. Theo kinh nghiệm của các Ngân hàng khác thì có rất
nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, trong bài viết này em xin đưa ra
một số giải pháp phù hợp với thực tế của Chi nhánh.
3.2.1. Đối với công tác huy động vốn.
- Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, đảm bảo chủ động nguồn vốn,
đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay, thu hút các nguồn vốn có lãi suất bình quân đầu
vào thấp.

- Tiếp tục xây dựng chiến lược khách hàng, xác lập khách hàng tiềm năng để tiếp
cận và thu hút khách hàng đặt quan hệ giao dịch toàn diện với Chi nhánh. Chú
trọng thu hút, tìm kiếm các khách hàng trên địa bàn có thế mạnh về vốn để tăng
trưởng nhanh nguồn vốn huy động. Thu hút tăng nhanh sôa lượng khách hàng mở
tài khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Tăng cường huy động bằng các
công cụ nợ do NHCT Việt Nam phát hành, hoàn thành chỉ tiêu được giao tiết kiệm
dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng NHCT Việt nam giao.
- Cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế có giá rẻ để giảm chi
phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Áp dụng các biện pháp tiếp thị , khuyến mại, phát
huy nội lực trogn việc tìm kiếm, khai thác thu hút các nguồn vốn khôgn kỳ hạn.
- Cần tiếp tục đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ. Nắm bắt
diễn biến lãi suất thị trường để điều hành lãi suất huy động một cách linh hoạt, giữ
vững nguồn tiền gửi của các khách hàng là doanh nghiệp tổ chức kinh tế xã hội.
- Mở thị trường đến các địa điểm có hoạt động công nghiệp, thương nghiệp, dịch
vụ phát triển, chú trọng đến các địa điểm có khu công nghiệp mới trên địa bàn
thành phố Vinh và các vùng lân cận, đưa các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng tới tận
khu dân cư, khách hàng tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay
Để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn thì công việc thẩm định dự án hết
sức quan trọng, qua thẩm định dự án có thể quyết định mức cho vay khả năng thu
hồi vốn và thời hạn cho vay. Chính vì thế mà Chi nhánh cần nâng cao chất lượng
thẩm định dự án.
- Cần đào tạo cho cán bộ tín dụng về nghiệp vụ thẩm định, tạo điều kiện cho cán
bộ tín dụng tìm hiểu thực tế nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
- Cần hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án, đưa ra những quy định cụ thể
thống nhất có tính bắt buộc chung cho toàn Chi nhánh về nội dung và phương pháp
thẩm định thích hợp.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt
chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Phải tích cực khai thác thông tin tín

dụng trong quá trình thẩm định nhằm giảm thiểu rủi ro ngay từ lúc đầu.
- Cần hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định, phải được tổ chức khoa học hợp lý
trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, kiểm tra giám sát chặt
chẽ.
3.2.3. Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn
- Về vấn đề ngăn ngừa và giải quyết nợ quá hạn thì Chi nhánh cần triển khai rà soát
đánh giá và lên kế hoạch xử lý thu hồi từng khoản nợ nhóm 2, nợ xấu. Phải giao
nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ nhóm 2
không để phát sinh mới.
- Cần tập trung tìm mọi biện pháp để xử lý, thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã xử lý
rủi ro, giao khoán chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn nếu xét thấy khách hàng vẫn có khả năng trả nợ thì
Chi nhánh có thể tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho khách hàng có điều kiện tổ chức
lại hoạt động kinh doanh để có khả năng tài chính thanh toán nợ cho Ngân hàng.
- Còn đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn không có khả năng thu hồi thì Chi
nhánh phải tiến hành xiết nợ tài sản, xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường
xuyên phát hiện những sai sót trong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cần thực hiện những giải pháp tăng cường hiệu lực của công tác kiểm
tra, kiểm soát trong việc giám sát khách hàng vay như: tăng cường cán bộ có kinh
nghiệm, có năng lực sang làm công tác này. Phải thường xuyên thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát với tất cả các khoản nợ.
3.2.5. Tổ chức các hoạt động Marketing
Chính sách tín dụng phải thu hút được khách hàng để mở rộng quy mô hoạt
động của Ngân hàng, khi có nhiều khách hàng đến với Ngân hàng thì Ngân hàng
có nhiều cơ hội đầu tư hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng hơn. Vì vậy
chiến lược Marketing được các Ngân hàng rất chú trọng.
- Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục tổ chức các hội nghị khách hàng, đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ mà Chi nhánh cung cấp cho khách

hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng các chính sách ưu đãi về lãi suất
và phí dịch vụ thấp.
- Cần phân tích khách hàng mới để lựa chọn những chính sách Mảketing phù hợp
với từng đối tượng khách hàng
- Các cán bộ tín dụng cần nắm bắt nhữg thông tin về tình hình hoạt động của khách
hàng từ đó tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh khối lượng vay, biến
khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực thụ của Chi nhánh.

×