Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 45 trang )

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TIỀN
GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BẮC NINH
3.1 Khảo sát hệ thống
3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu trong đề tài này, như đã trình bày ở
phần trên, chủ yếu là phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu.
• Phỏng vấn: Việc phóng vấn được tiến hành với những người sẽ tham gia trực tiếp
vào hệ thống trong tương lai. Đó là những ngưòi quản lý ngân hàng, những nhân
viên giúp việc người quản lý, các kế toán viên, kế toán trưởng, các nhân viên
thanh toán, các nhân viên giao dịch.
• Quan sát: Những quan sát trong ngân hàng cho thấy rằng, hệ thống cũ là không
hiệu quả dẫn tới tăng chi phí nhân lực. Sự hỗ chợ của nhân viên với khách hàng là
không lớn. Nhân viên làm việc hầu hết thời gian, cuối mỗi ngày nhân viên phải
thêm thời gian để lên báo cáo khoá sổ của ngày đó.
• Thu thập, nghiên cứu tài liệu: Tài liệu thu thập được là các phiếu gửi tiền, chuyển tiền,
rút tiền…Các thông tin về tiền gửi tiết kiệm và gửi thanh toán.
3.1.1.1. Thông tin về tiền gửi tiết kiệm.
 Loại hình- kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi không xác định thời hạn, thời gian gửi và rút tiền tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng; tiền gửi tiết kiệm được huy động bằng Việt Nam đồng
( VNĐ) Đô La Mỹ (USD) và Ơ rô (EUR).
• Mức gửi tối thiểu:
o Đối với VNĐ: 100.000VNĐ
o Đối với USD: 50USD
o Đối với EUR: 50EUR
• Mức gửi tối đa không khống chế mức gửi tối đa.
• Tiền lãi được tính hàng tháng theo số dư trên số tiền gửi, nếu khách hàng không rút
lãi, được ngân hàng tính lãi nhập gốc;
• Khi gửi tiền được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm, khách hàng được sử dụng sổ tiết


kiệm để thực hiện các quyền về tài sản theo quy định như: Cho, tặng, chuyển
nhượng, chiết khấu, cầm cố vay vốn ngân hàng;
• Người gửi tiền có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ sổ tiết kiệm, trường hợp để mất
sổ tiết kiệm thì phải báo ngay cho ngân hàng nơi gửi tiền và làm thủ tục báo mất,
để ngăn ngừa kẻ gian lợi dụng;
• Toàn bộ số dư tiền gửi của khách hàng được Agribank Bắc Ninh giữ bí mật về số
dư theo quy định của pháp luật. Được mua bảo hiểm tiền gửi theo quy định của nhà
nước;
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
• Đối tượng, phạm vi áp dụng:
- Như tiền gửi tiết kiệm thông thường
- Loại tiền tệ áp dụng: Đồng Việt Nam ( VND), Đô La Mỹ (USD)
• Kỳ hạn: Lãi suất tiền gửi được áp dụng theo biểu lãi suất tiền gửi do Agribank
Bắc Ninh công bố:
Kỳ hạn VND USD EUR
1 Không kỳ hạn 0.25 %/tháng 1.25 %/năm 1.00 %/năm
2 Kỳ hạn 01 tháng 0.55 %/tháng 4.20 %/năm 1.75 %/năm
3 Kỳ hạn 02 tháng 0.58 %/tháng 4.30 %/năm 1.85 %/năm
4 Kỳ hạn 03 tháng 0.60 %/tháng 4.40 %/năm 1.95 %/năm
5 Kỳ hạn 06 tháng 0.63 %/tháng 4.70 %/năm 2.25 %/năm
6 Kỳ hạn 09 tháng 0.65 %/tháng 5.00 %/năm 2.35 %/năm
7 Kỳ hạn 12 tháng 0.69 %/tháng 5.20 %/năm 2.50 %/năm
8 Kỳ hạn 24 tháng 0.74 %/tháng 5.50 %/năm 2.50 %/năm
9 Kỳ hạn 36 tháng 0.74 %/tháng 5.50 %/năm 2.50 %/năm
10 Kỳ hạn 60 tháng 0.74 %/tháng 5.50 %/năm 2.50 %/năm
Hình 3.1 Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
 Rút vốn đúng hạn: Khách hàng được hưởng lãi suất đúng với mức lãi suất khi
gửi.
 Rút vốn trước thời hạn: Khách hàng được trả lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại
thời điểm rút vốn tính trên số ngày thực gửi và số tiền thực nộp.

 Rút vốn sau hạn: Hết kỳ hạn khách hàng chưa rút vốn ngân hàng sẽ
chuyển sang kỳ hạn mới với áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Nếu tại
thời điểm chuyển sang kỳ hạn mới, Agribank Bắc Ninh không quy định kỳ hạn
tương ứng thì được giữ nguyên kỳ hạn cũ và được hưởng lãi suất cao nhất của kỳ
hạn ngắn hơn liền kề mà Agribank Bắc Ninh đang huy động.
• Để sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của Agribank Bắc Ninh, quý khách chỉ
cần đến các chi nhánh trực thuộc hoặc các phòng giao dịch bất kỳ của Agribank
Bắc Ninh, xuất trình chứng minh thư nhân dân ( hoặc hộ chiếu) và điền thông tin
váo mẫu giấy đăng ký gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng.
• Khi rút tiền quý khách xuất trình sổ tiết kiệm, chứng minh thư nhân dân
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
• Là loại sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích;
cho phép khách hàng được nhận lãi suất tăng dần theo thời gian gửi ( bậc thang
thời gian); cho phép khách hàng gửi tiền một lần vào một sổ tiết kiệm nhưng có
thể được rút tiền gốc ( một phần hoặc toàn phần) nhiều lần;
• Đối tượng phạm vi áp dụng: Như tiền gửi thông thường; Loại tiền áp dụng
là: Đồng Việt Nam ( VNĐ), Đô La Mỹ (USD)
• Phương thức trả lãi: Khi rút tiền gốc ( một phần hay toàn bộ) Agribank Bắc
Ninh sẽ tính trả tiền lãi tương ứng với số tiền gốc đó cho khách hàng theo bậc
lãi suất quy định các bậc như sau:
 Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 01 tháng, hưởng lãi suất
không kỳ hạn.
 Bậc 2: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hưởng lãi suất có
kỳ hạn 3 tháng.
 Bậc 3: Từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, hưởng lãi suất có
kỳ hạn 6 tháng.
 Bậc 4: Từ 06 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có
kỳ hạn 12 tháng.
 Bậc 5: Từ 12 tháng đến 18 tháng, hưởng lãi suất có kỳ
hạn 18 tháng.

 Bậc 6: Từ 18 tháng đến 24 tháng hưởng lãi suất 24 tháng.
 Bậc 7: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất kỳ hạn lớn hơn
24 tháng;
Kỳ hạn - Bậc VND USD
Bậc
1
Dưới 03 tháng, hưởng lãi suất 0.25 %/tháng 1.25 %/năm
Bậc
2
Từ 03 tháng đến dưới 06 tháng,
hưởng lãi suất
0.60 %/tháng 4.40 %/năm
Bậc
3
Từ 06 tháng đến dưới 09 tháng,
hưởng lãi suất
0.63 %/tháng 4.70 %/năm
Bậc
4
Từ 09 tháng đến dưới 12 tháng,
hưởng lãi suất
0.65 %/tháng 5.00 %/năm
Bậc
5
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng,
hưởng lãi suất
0.69 %/tháng 5.20 %/năm
Bậc
6
Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất 0.74 %/tháng 5.50 %/năm

Hình 3.2 Biểu lãi suất tiền gửi bậc thang
Tiền gửi dự thưởng
Hàng năm NH No & PTNT Bắc Ninh thường xuyên mớ các đợt huy động tiết
kiệm dự thưởng mang lại những lợi ích đặc biệt cho khách hàng.
 Hưởng lãi suất hấp dẫn.
 Cơ hội trúng thưởng những giải thưởng có giá trị.
 Được tặng quà có khuyến mại.
 Thủ tục giao dịch
• Khi đến gửi TTK lần đầu tại Agribank Bắc Ninh, khách hàng cần:
o Mang theo CMND hoặc hộ chiếu.
o Đăng ký chữ ký mẫu vào “ Phiếu lưu:.
o Điền vào phiếu gửi tiền và bảng kê các loại tiền theo mẫu in sẵn.
o Nộp tiền hoặc giấy chuyển khoản.
o Nhận lại CMND/ hộ chiếu và sổ tiết kiệm
• Khi đến gửi hoặc rút TTK từ lần thứ 2 trở đi, quý
khách chỉ cần:
Mang theo CMND
Sổ tiết kiệm.
3.1.1.2 Tiền gửi thanh toán
 Đối với tài khoản cá nhân:
• Đối tượng khách hàng:
 Mọi công dân ( công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài) có năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi dân sự ( theo quy định của pháp luật nước Việt Nam)
đều có quyền mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán.
 Đối với tài khoản ngoại tệ: Cá nhân là người cư trú và người không cư trú theo quy
định của ngân hàng nhà nước VN và quản lý ngoại hối.
• Hình thức gửi và rút tiền:
 Gửi rút tiền mặt VND/ ngoại tệ tại các quầy của Agribank, hoặc tại các máy ATM
của Agribank ( chỉ rút tiền mặt nội tệ)
 Gửi rút bằng chuyển khoản như: Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ…

 Gửi rút tiền mặt ngoại tệ từ tài khoản ngoại tệ tại các quầy giao dịch.
 Riêng với tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ thì tuân thủ các quy chế quản lý
ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp.
Thủ tục:
 Hồ sơ mở tài khoản:
 Khách hàng đăng ký theo mẫu Agribank Bắc Ninh
 Chứng minh thư nhân dân/ hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
 Nếu khách hàng chưa có mã số khách hàng cần liên hệ quầy dịch vụ
khách hàng để làm thủ tục đăng ký.
 Giấy đề nghị cấp thẻ ATM
 Số dư tối thiểu cảu tài khoản tiêng gửi thanh toán;
- Tk nội tệ ( VND Account): 100000 Đồng
- Tk ngoại tệ (USD Account): 550 USD
• Lãi suất: Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn (VND: 0,2 %/tháng;
USD:1%/năm) trên số dư của tài khoản.
 Tài khoản doanh nghiệp - Tổ chức
pháp nhân
• Đối tượng khách hàng:
 Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đều có quyền
mở và gửi tiền vào tài khoản VND.
 Các pháp nhân Việt Nam là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty
TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty
hợp doanh, các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
 Các pháp nhân nước ngoài.
• Thủ tục;
 Hồ sơ mở tài khoản:
Khách hàng được miễn phí khi mở tài khoản, chỉ cần cung cấp cho Agribank
Bắc Ninh hồ sơ ( gồm các bản sao theo quy định)
 Tài khoản DN nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công
ty TNHH

 Kê khai 2 bản đăng ký thông tin khách hàng ( do ngân hàng cung cấp)
 Giầy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( bản sao công chứng ngân
hàng)
 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( bản sao công chứng).
Đối với doanh nghiệp nhà nước;
 Quyết định bổ nhiêm CN HĐQT, giám đốc, PGĐ, kế toán trưởng
Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh:
 Biên bản họp hội đồng quản trị ( thành viên)
 Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề luật quy định)
 Giấy phép đầu tư ( nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
 Mức ký quỹ tối thiểu khi mở tài khoản:
- TK nôi tệ ( VND Account): 1000000đ ( Một triệu đồng)
- TK ngoại tệ (USD Accont): 200USD ( hai trăm USD)
3.1.2 Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý tiền gửi ngân hàng
• Một số quy định
Quản lý tiền gửi là những công việc được thực hiện dưới sự lãnh đạo của bộ
phận kế toán thanh toán, chỉ có những nhân viên có quyền hạn mới được thi hành
các nghiệp vụ tiền gửi. Tuỳ theo cấp độ chức vụ mà ngưòi nhân viên có những
quyền hạn khác nhau. Do đó có những rằng buộc phát sinh như:
- Việc đóng mở tài khoản do nhân viên có thẩm quyền quyết định.
- Những người có thẩm quyền mới đượcc phép phong toả và giải toả ( một
phần hay toàn phần) tài khoản của khách hàng.
- Khi tài TK đóng thì người không có trách nhiệm không thể truy cập được.
- Tất cả các nghiệp vụ đều phải thực hiện qua mã nghiệp vụ.
- Chỉ có trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền được phép định
nghĩa và thay đổi mã nghiệp vụ và quy tắc hạch toán.
• Khả năng lưu trữ
- Thông tin khách hàng ( tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại, loại khách
hàng, các thông tin về vốn kinh doanh, vốn cố định, giấy phép kinh doanh nếu
khách hàng có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp…).

- Tài khoản tiền gửi ( Loại tài khoản, tên tài khoản, tình trạng, số dư nợ, số
dư có, giấy mở tài khoản, tích số lãi có, tích số lãi nợ…).
- Thông tin giao dịch ( số bút toán, ngày giao dịch, số tiền giao dịch, loại
giao dịch…).
- Chi nhánh ( tên chi nhánh, địa chỉ, điện thoại…).
- Nhân viên ( Họ tên, chức vụ…)
• Khả năng tra cứu
- Thông tin của tài khoản
- Các giao dịch phát sinh
- Thông tin của khách hàng
• Khả năng tính toán
- Lãi suất của từng loại tài khoản tiền gửi
- Số tiền còn lại của tài khoản sau mỗi lần giao dịch.
- Chuyển đổi ngoại tệ
• Giao diện và tính bảo mật
- Thân thiện, gần gũi, sinh động với người sử dụng, thể hiện đầy đủ các
thông tin cần thiết
- Các thông tin chỉ được thay đổi khi người quản lý có đủ quyền hạn
(username và password)
- Không tải quá nhiều hình ảnh làm ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất. Xử lý
các giao tác nhanh chóng và hiệu quả.
- Dữ liệu đưa vào được kiểm tra và chuẩn hoá đảm bảo sự đúng đắn và chặt
chẽ.
3.2 Phân tích hệ thống
3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD)
Thời điểm Khách hàng Bộ phận giao dịch Bộ phận kế toán
Khi khách hàng có yêu cầu gửi hoặc rút tiền.
Khi khách hàng yêu cầu tìm kiếm
Nhập thông tin khách hàng và số tiền gửi hoặc rút
Kiểm tra thông tin tài khoản khách hàng

Tính toán
Giấy gửi tiền hoặc rút tiền
Phiếu báo có hoặc báo nợ
Yêu cầu mở tài khoản hoặc rút tiền
Yêu cầu tìm kiếm
Nhập từ khoá tìm kiếm
Tìm kiếm trong Cơ sở dữ liệu
Kết quả tìm kiếm
Hình 3.3 Sơ đồ luồng thông tin
3.2.2 Sơ đồ chức năng ( BFD)

Hinh 3.4 Sơ đồ chức năng
3.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
3.2.3.1 Sơ đồ ngữ cảnh
Hình 3.5: Sơ đồ DFD ngữ cảnh
3.2.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 ( DFD- mức 0)
Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức 0
3.2.3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 (DFD - Mức 1 )
• Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 quản lý DMTD (DFD - Mức 1 Quản lý DMTĐ)
Hình 3.7
• Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(DFD - Mức 1 Quản lý gửi – rút – dư)

Hình 3.8
• Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 (DFD - mức 1 Báo cáo quản lý)
Hình 3.9
• Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 (DFD - mức 1 Tìm kiếm)
Hình 3.10
3.3 Thiết kế logic
3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu từ thông tin đầu ra
Việc thiết kế cơ sở dữ liệu sau đây dựa vào cách phân tích hướng trọng tâm

vào các đối tượng liên quan đến các hoạt động chính của nhà nước và dựa vào các
thông tin đầu ra ( là các bảng biểu)
Đối với tệp là khách hàng:
- Trường MaLoạiKH ( trong tệpLOAI KH) kiểu text, độ rộng là 5 dùng
để chỉ các nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ, như khách hàng doanh nghiệp và
khách hàng tư nhân, khách hàng lâu dài…
- Trường MaKH trong tệp KHACHHANG kiểu text, độ rộng 9 dùng để
miêu tả mã của từng khách hàng cụ thể, để phân biệt khách hàng, nó là khoá chính.
Ngoài ra còn có các trường như TenKH, SốCMT, ĐiaChi, ĐiệnThoai, ... Để miêu
tả chi tiết thông tin từng khách hàng.
- Trường MaTK trong tệp TAIKHOAN có độ rộng là 9 để nhận biết đó
là tài khoản của người này, người kia. Mỗi một má tài khoản chỉ dùng cho 1 người.
Ngoài ra, còn có các trường khác như TênTK, Tình trạng, ngày mở, ngày đáo hạn,
Số dư nợ…Cung cấp thông tin chi tiết cho từng loại TK.
- Trường MaloạiTK trong tệp ( MALOAITK) có độ rộng là 6 để chỉ
loại tài khoản. Riêng với tài khoản tiền gửi tiết kiệm thì có nhiều loại nhỏ như tiền
gửi tiết kiệm ngắn hạn, dài hạn, bậc thang, dự thưởng…
Đối với đối tượng nhân viên
- Tệp NHÂNVIÊN. Trong tệp này, MaNV ( Mã nhân viên) với kiểu Namber, độ
rộng 3, là khoá chính. Chọn độ rộng 3 vì số lượng nhân viên của ngân hàng có thể
tăng lên qua con số 999 nhân viên ( trong tương lai).
- Tệp CHINHANH. Trong tệp này MaCN ( Mã chi nhánh) với kiểu text, độ rộng là 6
và là khoá chính. MaCN để nói lên ngân hàng còn có nhiều chi nhánh khác nhau.
- Tệp BOPHAN. Chứa các thông tin về từng bộ phận trong ngân hàng. MaBP ( Mã
bộ phận) là khoá chính, kiểu text, độ dài 2, ví dụ như bộ phận kế toán (KT), bộ
phận giao dịch ( GD), bộ phận tín dụng (TD), bộ phận thủ quỹ (TQ)…
Đối với đối tượng là giao dịch gửi và rút tiền.
- Tệp GIAODICHGUI, GIAODICHRUT. Hai tệp này là hoàn toàn tương đưong
nhau. Đây là hai trong 4 tệp quan trọng nhất của cơ sở dữ liệu, chứa thông tin về
các giao dịch gửi và rút tiền. Tệp này có thể được hiểu như là các tệp chứa thông

tin về các phiếu gửi và rút tiền. trong đó, MaGDG ( Mã giao dịch gửi), MaGDR
( Mã giao dịch rút) có kiểu text, độ rộng là 9, được mã hoá theo quy tắc gợi nhớ, ví
dụ G03040801 có nghĩa là phiếu gửi tiền đầu tiên trong ngày 03/04/2008.
 Tệp PHIẾUTHUKHAC và PHIÊUCHIKHAC dùng để chứa thông tin của các
phiếu thu và chi khác ( không phải cho việc gửi hoặc rút tiền). Tệp này để tính lợi
nhuận sau thuế và là các tệp tự do.
 Ngoài ra, còn một số tệp chi tiết khác ( dùng là tệp trung gian giữa hai tệp có mối
quan hệ nhiều - nhiều). Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết các tệp cơ sở dữ liệu.
3.3.2 Các tệp cơ sở dữ liệu
BOPHAN (BỘ PHẬN)
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải
MaBP Text 2 Mã bộ phận
TenBP Text 15 Tên bộ phận
TruongBP Text 30 Trưởng bộ phận
NhiemVu Text 60 Nhiệm vụ

NHANVIEN (NHÂN VIÊN)
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải
MaNV Number 3 Mã nhân viên
TenNV Text 30 Tên nhân viên
MaBP Text 2 Mã bộ phận
MaCN Text 12 Mã chi nhánh
DiaChi Text 30 Địa chỉ
QueQuan Text 30 Quê quán
SoDT Number 10 Điện thoại
TGVL Date 8 Thời gian vào làm
UserName Text 12 Tên truy cập
PassWord Text 12 Mật khẩu

CHINHANH ( CHI NHÁNH)

Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải
MaCN Text 9 Mã chi nhánh
TenCN Text 32 Tên chi nhánh
DiaChi Text 32 Địa chỉ
DT Number 13 Điện thoại
KHACHHANG ( KH ÁCH H ÀNG)
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải
MaKH Text 5 Mã khách hàng
MaLoaiKh Text 5 Mã loại khách hàng

×