Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá khả năng lọc sinh học của cây lưỡi bò ( echinidorus amazonicus ) đối với nước thải nuôi tôm trong 15 ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỌC SINH HỌC CỦA CÂY LƯỠI
BÒ (Echinidorus Amazonicus) ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
NUÔI TÔM TRONG 15 NGÀY

Sinh viên thực hiện

: PHẠM THỊ NGỌC PHƯỢNG

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên và Môi Trường

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỌC SINH HỌC CỦA


CÂY LƯỠI BÒ (Echinidorus Amazonicus) ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI NUÔI TÔM TRONG 15 NGÀY

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Ngọc Phượng

Mã số sinh viên

: 1511540348

Lớp

: 15DTNMT1A

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lương Quang Tưởng

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MƠI TRƯỜNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm....

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Ngọc Phượng
Mã số sinh viên: 1511540348
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Lớp: 15DTNMT1A
1. Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỌC SINH HỌC CỦA CÂY LƯỠI BỊ
(Echinidorus Amazonicus) ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI NI TƠM TRONG
15 NGÀY
2. Nhiệm vụ luận văn
Đánh giá được sự sinh trưởng và phát triển của cây lưỡi bò “Echinidorus Amazonicus”
trong 15 ngày ở quy mơ phịng thí nghiệm. Nội dung là xem xét chất lượng mẫu nước thải
nuôi tôm càng xanh sau 5 ngày,10 ngày, 15 ngày có trồng cây lưỡi bị và tính được khả
năng loại bỏ ơ nhiễm hữu cơ trong nước so với số liệu ngày đầu. Dựa vào số liệu của
nghiên cứu này sẽ là một cơ sở dữ liệu giúp chủ trang trại lựa chọn lọc sinh học như là
một giải pháp tiềm năng trong việc xử lý một phần nước thải trước khi thải vào môi trường
cho các trang trại nuôi tôm hiện nay.

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 02/02/2019
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: 11/10/2019
5. Người hướng dẫn:
Họ và tên: Lương Quang Tưởng
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Đơn vị: Đại học Nguyễn Tất Thành
Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Thành Nho

ThS. Lương Quang Tưởng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành, quý
thầy cô Khoa kỹ thuật thực phẩm và Môi trường đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Với vốn kiến thức được truyền dạy
đã giúp tơi hồn thành khóa luận một cách nhanh chóng.
Tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lương Quang Tưởng đã tận tình hướng dẫn,
truyền dạy kinh nghiệm và giúp đỡ trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng
thời, tơi cảm ơn tất cả các bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong q trình làm việc
tại phịng thí nghiệm.
Khóa luận này như là một thành quả trong suốt bốn năm học đại học của tơi. Trong
q trình làm khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt cơng việc, song vẫn khơng
tránh khỏi những thiêu sót. Chính vì vậy, tơi rất mong nhận được sự bổ sung và đóng góp
ý kiến của Q thầy cơ để bài luận hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn

Phạm Thị Ngọc Phượng
Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

4



TĨM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cây lưỡi bị là một trong những loài thực vật thủy sinh. Chúng sinh trường và phát
triển tốt ở các những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm chất dinh dưỡng. Tên đề tài: “Đánh
giá khả năng lọc sinh học của cây lưỡi bò (Echinidorus Amazonicus) đối với nước thải
ni tơm tại phịng thí nghiệm trong 15 ngày” được thức hiện từ tháng 02/2019 đến
tháng 10/2019 tại Phòng Quan trắc, Trường đại học Nguyễn Tất Thành với mục tiêu xem
xét mức độ sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng lọc sinh học của cây lưỡi bị đối
với nước thải ni tơm.
Nội dung thực hiện: Phân tích chất lượng nước thải ni trồng cây thủy sản của trang
trại nuôi tôm càng xanh.
Kết quả đạt được sau nghiên cứu:
Mẫu nước thải ni tơm có các chỉ số lần lượt là NH4 - N 3,26 mg/l,
PO4 - P 19,06 mg/l, Fe 0.07 mg/l, Cu 0,11 mg/l vượt quá mức cho phép của
QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Cây lưỡi bò sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước thải nuôi tơm. Sinh khối
của cây lưỡi bị tăng lên 9,22g so với ban đầu chỉ sau 15 ngày.
Sự sinh trưởng và phát triển của lục bình góp phần hạn chế sự gia tăng nồng độ của
NH4-N, PO4-P, Fe, Cu.

5


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành, quý
thầy cô Khoa kỹ thuật thực phẩm và Môi trường đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Với vốn kiến thức được truyền dạy
đã giúp tơi hồn thành khóa luận một cách nhanh chóng.
Tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lương Quang Tưởng đã tận tình hướng dẫn,

truyền dạy kinh nghiệm và giúp đỡ trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, tơi cảm ơn tất cả các bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong q trình
làm việc tại phịng thí nghiệm.
Khóa luận này như là một thành quả trong suốt bốn năm học đại học của tơi. Trong
q trình làm khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt cơng việc, song vẫn khơng
tránh khỏi những thiêu sót. Chính vì vậy, tơi rất mong nhận được sự bổ sung và đóng góp
ý kiến của Q thầy cơ để bài luận hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn

6


TĨM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cây lưỡi bị là một trong những loài thực vật thủy sinh. Chúng sinh trường và phát
triển tốt ở các những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm chất dinh dưỡng. Tên đề tài:
“Đánh giá khả năng lọc sinh học của cây lưỡi bò (Echinodorus Amazonicus) đối với
nước thải ni tơm tại phịng thí nghiệm trong 15 ngày” được thức hiện từ tháng
02/2019 đến tháng 10/2019 tại Phòng Quan trắc, Trường đại học Nguyễn Tất Thành với
mục tiêu xem xét mức độ sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng lọc sinh học của cây
lưỡi bị đối với nước thải ni tơm.
Nội dung thực hiện: Phân tích chất lượng nước thải ni tơm của trang trại nuôi tôm
càng xanh.
Kết quả đạt được sau nghiên cứu:
Mẫu nước thải nuôi tôm tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm có nồng NH4 – N là 3,26
mg/l, PO4 - P là 19,06 mg/l, Fe là 0.07 mg/l, Cu là 0,11 mg/l vượt tiêu chuẩn A1 của
QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Cây lưỡi bị sinh trưởng và phát triển trong mơi trường nước thải ni tơm. Sinh khối
của cây lưỡi bị tăng lên qua các giai đoạn 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày lần lượt là 3,52g;
3,66g và 9,22g so với ban đầu chỉ sau 15 ngày
Q trình thí nghiệm sinh trưởng và phát triển của cây lưỡi bị góp phần hạn chế sự

gia tăng nồng độ của NH4-N, PO4-P, Fe, Cu.

7


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. vi
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN..................................................................................................... 3
2.1 ĐỊNH NGHĨA ............................................................................................................. 3
2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước ............................................................................................ 3
2.1.1.1 Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:........................................ 3
2.1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam ................................................................ 3
2.1.1.3 Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới ................................................................. 4
2.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước ................................................................... 5
2.1.2.1 Ảnh hưởng đến con người .............................................................................. 5
2.1.2.2 Ảnh hưởng đến thực vật thủy sinh ................................................................. 5
2.1.2.3 Ảnh hưởng đến nước ngầm ............................................................................ 6
2.2 Tổng quan về nguồn nước thải nuôi tôm càng xanh ................................................... 6
2.2.1 Nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải nuôi tôm ................................................ 6
2.2.2 Ảnh hưởng ............................................................................................................ 7

2.3 Tổng quan về thực vật thủy sinh ................................................................................. 8
Chương 3 ............................................................................................................................ 11
3.1 NGUYÊN LIỆU - DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HÓA CHẤT ..................................... 11
3.1.1 Vật liệu:............................................................................................................... 11
3.1.2 Dụng cụ: .............................................................................................................. 11
8


3.1.3 Thiết bị: ............................................................................................................... 12
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................... 13
3.2.1 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 13
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 14
3.3.1 Quy trình cơng nghệ ........................................................................................... 14
3.3.2 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................ 14
3.3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 14
3.3.4 Tiến hành thí nghiệm: ......................................................................................... 15
3.3.5 Tiến hành thực nghiệm: ...................................................................................... 18
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ................................................................................ 23
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................... 23
3.6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÂY LƯỠI BỊ QUA CÁC GIAI ĐOẠN
THÍ NGHIỆM ................................................................................................................. 24
Chương 4. KẾT QUẢ ......................................................................................................... 25
4.1 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ: ..................................................................... 25
4.2 KẾT QUẢ CHỈ TIÊU HỮU CƠ ............................................................................... 29
4.3 KẾT QUẢ CHỈ TIÊU KIM LOẠI NẶNG: .............................................................. 31
4.4 KẾT QUẢ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT .............................................. 32
Chương 5: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 35


9


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Cây lưỡi bị ((Echinidorus Amazonicus) ........................................................... 10
Hình 3.2: Thùng xốp

...................................................................................................... 10

Hình 3.3: Túi nilon

...................................................................................................... 11

Hình 3.4: Máy đo pH, EC, TDS ....................................................................................... 11
Hình 3.5: Tủ sấy

...................................................................................................... 11

Hình 3.6: Máy đo độ mặn ................................................................................................. 12
Hình 3.7: Máy test thử nhanh HI 83399 ........................................................................... 12
Hình 3.8: Máy đo DO ...................................................................................................... 12
Hình 3.9: Máy đo độ đục .................................................................................................. 12
Hình 3.10: Đi lấy mẫu tại trang trại nuôi tôm càng xanh ................................................. 14
Hình 3.11: Nước thải ni tơm ......................................................................................... 14
Hình 3.12: Đo kích thước cây lưỡi bị .............................................................................. 15
Hình 3.13: Cân trọng lượng cây lười bị ........................................................................... 15
Hình 3.14: Mãu sau khi được cho nước thải nuôi tôm vào cây lưỡi bị ........................... 16
Hình 3.15: Mơ hình thí nghiệm ........................................................................................ 16
Hình 3.16: Đo nồng độ của đồng (mg/l) ........................................................................... 18
Hình 3.17: Đo nồng độ của sắt (mg/l) .............................................................................. 19

Hình 3.18: Đo nồng độ của PO4 - P (mg/l) ...................................................................... 20
Hình 3.19: Đo nồng độ của NH4 - N (mg/l) .................................................................... 21
Hình 3.20: Các mẫu qua các giai đoạn bắt đầu và 05 ngày .............................................. 23
Hình 3.21: Các mẫu qua các giai đoạn 10 ngày và 15 ngày ............................................. 23
Hình 3.22: Cây lưỡi bị sau 10 ngày ni trong mơ hình ................................................. 23

10


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Sinh khối cây lưỡi bò qua các giai đoạn .......................................................... 13
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch thực hện thu mẫu nước và cây lưỡi bò .................................... 17
Bảng 4.1: Đánh giá khả năng Thực vật tăng trưởng ...................................................... 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thể hiện chỉ tiêu pH qua các ngày thí nghiệm ............................................ 24
Biểu đồ 4.2: Thể hiện nồng độ độ dẫn diện (μS/cm) qua các ngày thí nghiệm ............... 24
Biểu đồ 4.3: Thể hiện nồng độ chất rắn hịa tan (mg/l) qua các ngày thí nghiệm ............ 25
Biểu đồ 4.4: Thể hiện nhiệt độ (0C) qua các ngày thí nghiệm ......................................... 25
Biểu đồ 4.5 Thể hiện nồng độ oxy hòa tan (mg/l) qua các ngày thí nghiệm ................... 26
Biểu đồ 4.6 Thể hiện nồng độ của độ đục (NTU) qua các ngày thí nghiệm .................... 26
Biểu đồ 4.7 Thể hiện nồng độ của độ mặn (‰) qua các ngày thí nghiệm ....................... 27
Biểu đồ 4.8: Thể hiện diễn biến của nồng độ NH4 – N (mg/l) theo thời gian
thí nghiệm
.......................................................................... 28
Biểu đồ 4.9: Thể hiện diễn biến của nồng độ PO4 - P (mg/l) theo thời gian
thí nghiệm
.......................................................................... 29
Biểu đồ 4.10: Thể hiện diễn biến của nồng độ sắt (mg/l) theo thời gian thí nghiệm ....... 30
Biểu đồ 4.11: Thể hiện diễn biến của nồng độ đồng (mg/l) theo thời gian thí nghiệm ... 30

Biểu đồ 4.12: Biểu đồ thể hiện trọng lượng khô (g) của cây lưỡi bò qua các giai đoạn
thị nghiệm ......................................................................................................................... 32

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
DO: Oxy hòa tan (mg/l)
EC: Độ dẫn điện (μS/cm)
TDS: Tổng chất rắn hòa tan (mg/l)
SD: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
Salinity: Độ mặn (‰)
Water Temperature: Nhiệt độ (C)
Turbidity: Độ đục (NTU)
Dry weight: Trọng lượng khô (g)

12


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển thì bên cạnh đó ngành ni trồng thủy
sản đang rất được quan tâm và chú trọng vì lợi nhuận kinh tế rất cao. Vì vậy ngành ni
tơm cơng nghiệp ở nước ta chiếm phần lớn là hình thức ni nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện
tích nhỏ nên hầu hết khơng có hệ thống xử lý nước thải. Trong q trình ni tới lúc thu
hoạch, tất cả nước, chất thải đều xả thẳng trực tiếp ra môi trường bên ngồi. Chính hệ thống
canh tác như vậy là ngun nhân chúng ta không thể tiến tới phát triển ngành nuôi tôm bền
vững trong nhiều năm qua. Nếu không xử lý triệt để thực hiện giải pháp quản lý chất thải
từ các hệ thống trang trại nuôi tôm, chúng ta sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ ô nhiễm

nguồn nước, bệnh dịch tràn lan và khó có thể kiểm sốt được, việc tái tạo những nguồn
nước nhiễm bẩn hàm lượng chất dinh dưỡng cao bằng thực vật thủy sinh trong nước đã và
đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm là ít tốn kém chi phí, dễ vận hành
và đồng thời hiệu suất cao. Công nghệ chính ở đây là khả năng lọc sinh học của thực vật,
q trình diễn ra hồn tồn trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, đồng thời
việc sử dụng thực vật thủy sinh cũng làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan
môi trường cũng như hệ sinh thái của khu vực.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
• Đánh giá khả năng lọc sinh học của cây lưỡi bị (Echinodorus Amazonicus) trong
15 ngày.
• Đánh giá được sự thay đổi của chất lượng nước sau khi ni trồng cây lưỡi bị
(Echinodorus Amazonicus).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu về vai trị, ảnh hưởng, sự sinh trưởng, phát triển của cây lưỡi bò đối với
nước thải nuôi tôm trong điều kiện thực tế qua các giai đoạn bắt đầu thí nghiệm, giai
đoạn 5 ngày, 10 ngày và giai đoạn 15 ngày.
1


-

Tìm hiểu, phân tích nồng độ các chỉ tiêu ơ nhiễm: DO, EC, TDS, PO4 – P, Fe,
NH4 - N, Cu qua các giai đoạn bắt đầu thí nghiệm, giai đoạn 5 ngày, 10 ngày và
giai đoạn 15 ngày.

2



Chương 2. TỔNG QUAN
2.1 ĐỊNH NGHĨA
2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống
bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua
ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm
nước như sau:" Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất
lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nơng
nghiệp, ni cá, nghĩ ngơi, giải trí, cho động vật ni cũng như các lồi hoang dại". “Việc
thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt, phóng xạ.
Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả
năng đồng hóa các chất thải đó của nước (khả năng pha lỗng, tự làm sạch). Những hoạt
động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trị rất quan
trọng trong vấn đề này”.
2.1.1.1 Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ơ nhiễm này cịn được gọi
là ơ nhiễm khơng xác định nguồn gốc[1].
Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ yếu
do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thơng vận tải, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm,
người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hố chất
[2], ơ nhiễm sinh học, ơ nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn, lượng
nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra mơi trường
là ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường nguồn nước. Ở khu vực nơng thơn, tình trạng
ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh
sống ở nơng thơn, là nơi cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và

gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trơi làm cho tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các
chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con
người.Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác
3


thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại
còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường
cống, nước khơng thốt được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thơng cống để
thốt nước. Những con sơng nhuệ, sơng tơ lịch đen kịt, bốc mùi hơi vì rác thải.
Ở nơng thơn do điều kiện sinh hoạt cịn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh
hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử
dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ơ nhiễm nguồn nước, và phát
hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà ngun nhân chính là do sử dụng nguồn
nước ơ nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh
ung thư. Ngồi ra, cịn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư.
2.1.1.3 Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Việc cơng nghiệp hóa nhanh chóng, lạm dụng tài nguyên nước khan hiếm và nhiều
yếu tố khác đóng vai trị trong q trình ơ nhiễm nước. Mỗi năm, có khoảng 400 tỷ tấn chất
thải được thải ra môi trường trên toàn thế giới. Hầu hết chất thải này được thải vào các hồ
chứa. Trong tổng số nước trên Trái đất, chỉ có 3% là nước ngọt. Nếu nguồn nước ngọt này
liên tục bị ô nhiễm, cuộc khủng hoảng nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong
tương lai gần[3] [4].

Các con sông ở lục địa châu Á là nơi ơ nhiễm nặng nề nhất. Hàm lượng chì trong
các con sơng này được tìm thấy cao hơn 20 lần so với các hồ chứa của các nước công nghiệp
ở các châu lục khác. Số lượng vi khuẩn được tìm thấy ở những con sông này (từ chất thải
của con người) rất cao, có thể gấp ba lần so với mức trung bình của thế giới.
Ở Ireland, phân bón hóa học và nước thải là những chất gây ô nhiễm nước chính.
Khoảng 30% các con sơng ở đất nước này bị ơ nhiễm. Ơ nhiễm nước ngầm là một vấn đề
nghiêm trọng ở Bangladesh. Asen là một trong những chất gây ơ nhiễm chính ảnh hưởng
đến chất lượng nước ở quốc gia này. Có khoảng 85% tổng diện tích của Bangladesh là
nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm. Điều này có nghĩa là hơn 1,2 triệu cơng dân của đất nước
này phải đối mặt với tác hại của nước bị nhiễm asen.
Tình hình ơ nhiễm nguồn nước ở Mỹ có những dấu hiệu không khác xa so với thực
trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới. Cần lưu ý rằng khoảng 40% các con sông ở
4


Hoa Kỳ đều đã bị ơ nhiễm. Vì lý do này, bạn không thể sử dụng nước từ những con sông
này để uống, tắm hoặc bất kỳ hoạt động nào như vậy.
Có khoảng 46% hồ ở Hoa Kỳ là khơng phù hợp để duy hoạt động sống thủy sinh.
Các chất gây ô nhiễm trong nước từ ngành xây dựng bao gồm: xi măng, thạch cao, kim
loại, đá mài. Những vật liệu này có hại hơn nhiều so với chất thải sinh học. Ơ nhiễm nhiệt
nước do dịng nước nóng từ các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiệt độ
nước tăng là mối đe dọa đối với cân bằng sinh thái. Nhiều cư dân dưới nước mất mạng vì
ơ nhiễm nhiệt. Thoát nước do mưa là một trong những ngun nhân chính gây ơ nhiễm
nước. Các chất thải, như dầu, hóa chất thải ra từ ơ tơ, hóa chất gia dụng là những tác nhân
chính gây ơ nhiễm từ khu vực thành thị. Phân khoáng và phân hữu cơ và dư lượng thuốc
trừ sâu chiếm phần lớn các chất ô nhiễm.
Sự cố tràn dầu ở biển là một trong những vấn đề tồn cầu chịu trách nhiệm về ơ nhiễm
nước quy mô lớn. Hàng ngàn cá và các sinh vật dưới nước khác chết vì sự cố tràn dầu hàng
năm. Ngồi dầu cịn có một số các loại chất thải rất khó phân hủy được tìm thấy trên biển
như các túi ni - long, nhựa, cao su. Sự thật về thực trạng ơ nhiễm nguồn nước trên thế giới

nói về một vấn đề thế giới sắp xảy ra.
2.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước
2.1.2.1 Ảnh hưởng đến con người
Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính
liên quan đến ơ nhiễm nước như viêm da, tiêu hố, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng
cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa
chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá
của các Bộ Y tế trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước
và điều kiện vệ sinh kém; Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một
trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh
tật của người dân tại các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị
ô nhiễm [5] [6].

2.1.2.2 Ảnh hưởng đến thực vật thủy sinh
Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động đến các loài động thực vật, mà mơi trường sống
và phát triển của chúng có mối liên quan chặt chẽ với kênh rạch, sông suối, ao hồ. Đó là
các loại thực vật ven mép nước, dựa kênh rạch, cây trồng công nghiệp như lúa, rau muống,
5


sen, súng, cói và các loại động thực vật thủy sinh như vi khuẩn, tảo, nấm, động vật nổi, và
các lồi thủy sản như tơm và các loại khác.
Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm lên hệ động thực vật thủy sinh có thể xảy ra
ở ba mức độ:
- Ô nhiễm nhẹ: kích thích sự phát triển của các loài vi khuẩn, nấm, rong, tảo, động
thực vật phiêu sinh, động vật đáy và tơm cá các loại. ví dụ ô nhiễm Photpho cao tại song
suối [7].
- Ô nhiễm nặng: thường làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài và số lượng của một

số loài động thực vật thủy sinh, xuất hiện một số lồi mới phù hợp với mơi trường giàu chất
dinh dưỡng, nhiễm bẩn cao, một số loài nhạy cảm hoặc khơng có khả năng chống chịu với
mơi trường bị ơ nhiễm nặng có thể chết một cách từ từ.
- Ô nhiễm rất nặng: sẽ đe dọa và có thể hủy diệt một số lồi nhạy cảm với môi trường ngay
trong thời gian đầu và hủy diệt từ từ đối với các loài khác, một số loài cũ khơng có khả
năng phục hồi và các lồi mới cũng không thể xuất hiện. Hệ sinh thái thủy vực bị hủy diệt
hồn tồn[8].

2.1.2.3 Ảnh hưởng đến nước ngầm
Khi mơi trường nước bị ô nhiễm, vùng ven sông rạch hay vùng bán ngập do mạch
nước ngầm nông, nguồn nước mặt khi bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển
thẳng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch
nước ngầm theo phương nằm ngang dưới tác động của thủy triều mà không qua q trình
gạn dọc, làm sạch tự nhiên của mơi trường đất. Như vậy các nguồn nước sông, nước kênh
bị ô nhiễm sẽ gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước ngầm tầng nông.
2.2 Tổng quan về nguồn nước thải nuôi tôm càng xanh
2.2.1 Nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải ni tơm
Trong q trình ni tơm, các hộ nuôi tôm sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có
chứa hàm lượng protein cao để giúp tơm sinh trưởng. Ngồi ra, thức ăn dư thừa, phân tơm,
xác tảo, sẽ làm tích tụ các hợp chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan.
Mặc dù hiện nay đa số hộ dân cho tôm ăn bằng máy cho ăn tự động và tính tốn kỹ tỷ
lệ sống của tơm để cung cấp lượng thức ăn phù hợp cho đàn tôm, tuy nhiên vì nhiều yếu tố
một lượng khá lớn thức ăn sẽ hịa tan vào trong nước nếu thức ăn khơng được tiêu thụ trong
thời gian ngắn. Với sự hiện diện của lượng chất hữu cơ hòa tan này sẽ trở thành "phân bón"
cho tảo, đẩy mạnh sự phát triển của tảo và cuối cùng tảo sẽ bị tàn và phân hủy thành amonia.
6


Khơng giống như CO2 có thể bay hơi dễ dàng vào khơng khí, amonia khơng thể bay
hơi tại điều kiện môi trường ao nuôi và sự giảm thiểu hàm lượng amonia trong ao ni thì

bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như: Khả năng hấp thu hạn chế của tảo, sự bất hoạt q trình
nitrat hóa bởi nồng độ oxy thấp dưới đáy ao hay bởi pH, nhiệt độ không phù hợp. Chính vì
vậy, hoạt động thay nước và xi phông hàng ngày là phương pháp chủ yếu được sử dụng để
giảm lượng amonia, nitrite tích tụ trong ao và làm phát sinh lượng lớn nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ cao, nếu khơng có một phương pháp xử lý thích hợp được tích hợp vào
hệ thống ao ni để xử lý lượng nước thải từ quá trình thay nước và xi phơng thì sẽ ảnh
hưởng hết sức nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái thủy vực.
2.2.2 Ảnh hưởng
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có nồng độ cao trong nước thải thủy sản như
cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa
tan trong nước, gây ra hiện tượng thiếu oxy trong nước không cung cấp đủ oxy cho các loài
động - thực vật thủy sinh khiến các lồi phải cạnh tranh nhau để sinh tồn. Chính vì vậy, các
loài động – thực vật dần mất đi sự đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.
Các chất rắn lơ lửng làm nước đục hoặc có màu, hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào
trong nước, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh trong
nước, đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài động vật thủy sinh như cá,
tơm và các lồi phù du trong nước.
Nồng độ các chất Nitơ, Photpho cao gây nên hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến hiện tượng
thiếu oxy trong nước do tảo lấy oxy để phát triển quá nhiều. Đồng thời do sự phát triển rầm
rộ của tảo sẽ tạo thành lớp màng ngăn không cho ánh sáng vào nước, gây ảnh hưởng đến
hoạt động sống của các loài thủy sinh như thực vật khơng có ánh sáng để quang hợp. Khi
tảo chết đi sẽ làm Nitơ, Photpho quay trở lại vào nguồn nước, làm thay đổi nồng độ Nitơ,
Photpho đột ngột gây ra sự tự ô nhiễm của nguồn nước.
Các loài vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán từ trong nội tạng của nguyên liệu thủy
sản khi được thải ra môi trường sẽ gây bệnh trực tiếp lên các loài động – thực vật thủy sinh
trong nguồn nước sông Hàn. Đồng thời nếu con người ăn phải các loài động – thực vật thủy
sinh sẽ bị mắc các bệnh về đường ruột.
Ngồi ra do chính q trình phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật hiếu khí cũng sinh
ra khí CH4, CO2, NH3. Đây chính là ngun nhân gây ra mùi hơi khó chịu trong khơng khí.
Đối với đất ở quanh khu vực khu cơng nghiệp thủy sản Thọ Quang và trầm tích đất ở đáy

sơng Hàn, nước thải thủy sản có thể thấm xuống đất hoặc lắng động xuống các trầm tích
sơng gây ra hiện tượng ơ nhiễm. Khiến cho các lồi năng suất của các loài thực vật giảm
đi, một số loài thực vật nếu sống được sẽ bị đột biến gen dẫn đến sự suy thoái chất lượng
đất trong khu vực.
Đối với nước ngầm ở gần mặt đất, nước thải thủy sản thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước
ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi trùng rất khó xử lý
thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt
7


2.3 Tổng quan về thực vật thủy sinh
Bên cạnh những hệ động vật đa dạng thì hệ thực vật cũng phát triển phong phú không
kém và cũng là thành phần then chốt của hệ sinh thái. Thực vật thì có nhiều loại khác nhau
nhưng dễ nhìn, dễ thấy thì sẽ có hai loại là thực vật sống trên cạn và thực vật sống dưới
nước.
Thực vật sống dưới nước còn gọi là thực vật thủy sinh. Loài thực vật này bao gồm cả
các loài thực vật sống trong nước và cả những loài nổi trên mặt nước. Đa phần các loài này
thuộc lồi thân thảo. Q trình quan hợp của các loài này hoàn toàn giống các loài thực vật
trên cạn. Các chất dinh dưỡng đều được hấp thu hầu hết qua rễ, đây là cơ chế Cơ chế lọc
sinh học [9].
Thực vật sống trên cạn thiếu nước hoặc khơng có nước sẽ hạn chế phát triển, thậm chí
sẽ chết. Nhờ đặc điểm này đối với thực vật thủy sinh rất dễ nhận biết. Trong trường hợp có
quá nhiều nước, thực vật sống trên cạn sẽ bị thối rễ và chết. Trong khi đó, thực vật thủy
sinh trong nước có thể hồn tồn phát triển mạnh mẽ mà khơng bị ảnh hưởng hay giảm số
lượng thủy sinh vật. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có các nhóm thực vật thủy sinh khác
nhau. Một điểm khác cần phải lưu ý rằng: Khơng phải lồi thực vật thủy sinh nào sống
trong nước cũng đều có thể xử lý nước. Chỉ có ít trong số thực vật thủy sinh mới có tính
chất phù hợp cho việc xử lý môi trường bị ô nhiễm[10]. Ứng dụng lục bình (Eichhornia
crassipes) trong hệ xử lý nước thải trong nông nghiệp [11] hay ứng dụng thực vật trong mơ
hình đất ngập nước để xử lý ơ nhiễm [12] [13].


Thực vật thủy sinh để xử lý môi trường nước bị ơ nhiễm được chia thành ba nhóm lớn:
➢ Nhóm thực vật thủy sinh ngập nước (submerged plant)
➢ Nhóm thực vật trôi nổi (floating plants): Eichhornia crassipes, Pistia stratiotes [14]
➢ Thực vật nửa ngập nước (ermergent plants)
❖ Cây lưỡi bò (Echinidorus Amazonicus):
8


Cây lưỡi bò là một loại thủy sinh rất phổ biến đối với những người chơi bể cá, nó được
trồng rất nhiều trong các hồ cá kiểng ngoài việc mọc tự nhiên ở các vùng đầm, hồ. Không
phải ngẫu nhiên mà người ta ưa chuộng cây lưỡi bò và trồng trong hồ cá của mình mà vì
nó có những lợi ích nhất định. Ngồi ra, cây lưỡi bị cịn mang những giá trị khác mà không
phải ai cũng biết đầy đủ [15] [16].
• Đặc điểm của cây lưỡi bị
Cây lưỡi bị có tên khoa học là Echinodorus Amazonicus, thường được trồng ở các hồ
thủy sinh hoặc chậu. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các vùng châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
Cây lưỡi bò dễ trồng, dễ sống, sức sống dẻo dai, có khả năng tự tách rễ sinh ra cây non nên
sinh trưởng phát triển rất nhanh. Thân cây nhỏ, có màu xanh như màu lá, có thể đạt tới
50cm nếu phát triển tốt, một phần thân ở trong đất, phần trên với lá khó phân biệt.
Lá của cây lưỡi bị dài, vươn thẳng lên trời, có uốn lượn như gợn sóng, có một viền gân
chính giữa theo chiều dọc, khi về già thì lá ngả màu sẫm hơn. Các nhành lá mọc chụm lại
và xòe ra dần khi vượn lên cao, tạo thành một hình ảnh rất đẹp. Bộ rễ cây lưỡi bò là rễ
chùm, khá ngắn nhưng rất phát triển về bề rộng.
Nếu trồng cây lưỡi bị trên cạn, có thể là trong chậu, người ta thường dùng những hòn
sỏi nhỏ bỏ lên xung quanh gốc cây để giữ cho cây vững chải [3].
• Những tác dụng của cây lưỡi bị
Cây lưỡi bị có một số công dụng trong cuộc sống như:
– Làm đẹp không gian: Nhiều người trồng cây lưỡi bò trong chậu, đặt ở ban công, sân
thượng hay hiên nhà tạo cho căn nhà một khơng gian bình dị, n lành và giúp con người

giảm stress. Những ao hồ ở sân vườn biệt thự nếu có trồng cây lưỡi bị cũng rất lý tưởng.
Bên cạnh đó, người ta chọn những cây lưỡi bị nhỏ trồng trong chậu thủy tinh trong suốt,
để trên bàn làm việc, trên cửa sổ, quầy lễ tân, bàn tiếp khách cũng phổ biến.
– Trồng trong bể cá cảnh để trang trí: Nhiều nhất là đối với những người ni cá cảnh trong
bể, họ thường trồng cây lưỡi bò dùng làm hậu cảnh, tạo nên một cảnh quan hết sức tươi tắn,
sống động cho môi trường sống của cá. Cây lưỡi bò được gợi ý cho những người mới chơi
bể cá, vì nó dễ trồng, sinh trưởng khỏe và dễ chăm sóc.
– Làm sạch mơi trường: Q trình quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng oxy rất tốt nên
cây lưỡi bị có tác dụng lọc sạch khơng khí, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng ơ nhiễm tại
mơi trường sống xung quanh nó, đồng nghĩa với việc đem lại sức khỏe tốt cho con người
và các sinh vật sống khác [8 ] [17].
– Lọc nước, xử lý nước: Ngoài ý nghĩa làm đẹp thì khi được trồng vào những chậu cá, bể
cá nhân tạo, cây lưỡi bị cịn được kì vọng ở công dụng lọc nước, xử lý nước trong đó. Các
9


vi sinh vật sống quanh bộ rễ cây lưỡi bò sẽ tham gia quá trình làm sạch nước trong hồ bằng
cách hấp thu những chất có hại trong mơi trường nước. Đó là ngun nhân vì sao những bể
cá có trồng lưỡi bị thì nước trong hơn và các sinh vật sống khỏe mạnh hơn các bể khác. Ví
dụ như nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu suất lọc sinh học của Echinodorus
amazonicus trong việc loại bỏ nitơ vô cơ và orthophosphate từ nước thải nuôi trồng thủy
sản bằng hệ thống tuần hoàn[18].

10


Chương 3
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NGUYÊN LIỆU - DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HÓA CHẤT
3.1.1 Vật liệu:

Cây lưỡi bị (Echinodorus Amazonicus) là một trong những lồi cây thủy sinh có sức
sống tốt nhất, có thể sống bán cạn hay ngập nước tồn phần. Nó có khả năng đạt tới chiều
cao 50cm trong điều kiện môi trường nước thích hợp. Để một cây lưỡi bị phát triển đẹp
nhất, một chất nền tốt thì cần ánh sáng ở mức trung bình, nhiệt độ bể ni từ 22C đến
28C, với pH từ 6.5 đến 7.5, kiềm 3 đến 8.

Hình 3.1 Cây lưỡi bò ((Echinodorus Amazonicus).
3.1.2 Dụng cụ:
-

15 thùng xốp 6 – 10kg;

-

15 túi nilon 70cm x 100cm;
01 bình hút chân không;
01 cốc 50ml;
02 pipette 5ml;
01 pipette 10ml;
03 cuộn màng bọc nhơm;
01 bút lơng dầu xanh;

Hình 3.2: Thùng xốp
11


-

01 bút lông dầu đỏ;
01 ống đong 1000ml;


-

01 hộp giấy lọc;
01 thước cuộn;

-

50 chai nhực 500ml.

Hình 3.3: Túi nilon.
3.1.3 Thiết bị:
-

01 tủ sấy;

-

01 máy đo pH;
01 máy đo DO;
01 máy test nhanh HANNA HI 83399;
01 máy đo độ đục;
01 máy đo độ mặn;
01 cân.

Hình 3.4: Máy đo pH, EC, TDS.

Hình 3.5: Tủ sấy

12



Hình 3.6: Máy đo độ mặn

Hình 3.7: Máy test thử nhanh HI 83399

Hình 3.8: Máy đo DO.

Hình 3.9: Máy đo độ đục.

3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 01/02/2019 đến 11/10/2019.
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại lầu 3, phịng quan trắc mơi trường, trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Địa chỉ: 331 QL1A, An Phú Đơng, Quận 12, Hồ Chí Minh.
13


×